Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1

Họ và tên: Lê Ngọc Phượng


Lớp: Quản Trị-Luật 44B1
Mã số sinh viên: 1953401020180
Môn học: Những quy định chung về luật dân sự
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
 NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Tình huống 1: Cháu A 10 tuổi muốn mua một chiếc điện thoại di động bằng tiền
tiết kiệm của A nhưng bố mẹ cháu A không đồng ý. Xin hỏi, nếu A giấu bố mẹ, tự ý đi
mua điện thoại thì giao dịch mua điện thoại đó có được công nhận không?
Nếu A giấu bố mẹ, tự ý mua điện thoại thì giao dịch mua điện thoại không được
công nhận. Vì người từ đủ sáu tuổi đến mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Và giao dịch mua điện thoại không phải
là giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày ( khoản 3 Điều 20 BLDS 2015).
Tình huống 2: Vợ chồng tôi có con trai 16 tuổi. Chúng tôi dự định sẽ cho cháu
một số tiền bằng cách mua nhà để cháu đứng tên trong hợp đông mua bán nhà và
trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đang băn khoăn cháu
vẫn là người chưa thành niên thì có đứng tên trong giao dịch mua nhà được không? 
  Trong trường hợp này thì người con trai-16 tuổi được phép đứng tên trong giao
dịch mua nhà khi người đại diện pháp luật cho phép- cha mẹ. Vì người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập giao dịch dân sự trừ giao dịch dân sự liên quan
đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định của luật phải
được người đại diện theo pháp luật đồng ý (khoản 4 Điều 20 BLDS 2015).
Tình huống 3: A (13 tuổi) và B (12 tuổi) là bạn cùng lớp. A thường xuyên bỏ
học nên thường nhờ B chép bài giúp. Một hôm A bỏ học có nhờ B chép bài giúp và dặn
B là nếu ba mẹ A có hỏi thì B phải nói rằng A vẫn đi học chăm chi. A hứa sẽ cho B
chiếc xe đạp của A nếu B chép bài hộ lần này và làm đúng những gì A dặn. B đã giữ
đúng lời hứa với A. Theo đúng cam kết ban đầu, sau đó A đã giao xe đạp của A cho B
sở hữu. B từ chối nhưng A cứ nài ni. Cuối cùng B nhận và bán lấy tiền tiêu xài hết.
Biết tin trên, ba mẹ của A phản đối và nói rằng chiếc xe đạp là quà sinh nhật lần thứ
12 của bà ngoại tặng A và A không có quyền định đoạt. Ba mẹ của B không đồng ý vì
cho rằng chiếc xe là tài sản riêng của A nên A có quyền tự quyết định. Hơn nữa đây là
chuyện của trẻ con, người lớn đã cho rồi thì không nên chen vào. Theo quy định của
2

BLDS 2015 lập luận của các bên ai đúng ai sai? Nếu cách giải quyết tranh chấp trên?
Tại sao lại giải quyết như vậy?
Theo quy định của BLDS 2015 lập luận của mẹ A là đúng, lập luận của mẹ B
sai. Vì A chỉ mới 13 tuổi mà người từ đủ sáu tuổi đến mười lăm tuổi khi xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi ( khoản 3 Điều 20 BLDS
2015). Trong trường hợp này B phải trả xe đạp lại cho A vì giao dịch này phải được sự
đồng ý của người đại diện pháp luật của B.
Tình huống 4: Ngày 6/12/2017, Nguyễn Văn A là học sinh lớp 12 (sinh ngày
22/12/1999) đến tiệm cầm đồ để cầm chiếc xe máy đứng tến của bố mình vay 2 triệu
đồng, A đã dùng số tiền đó để cùng bạn đi chơi Vũng Tàu. Sau khi biết được sự việc
đó, bố A là ông B đã đến tiệm cầm đồ và đề nghị lấy lại xẹ nhưng chủ tiệm cấm đồ yêu
cầu phải trả tiền gốc và lãi tổng cộng là 2.5 triệu đồng. Ông B chọ răng chiếc xe là
của ộng, con ông chỉ sử dụng để đi học, và ông chỉ đông ý trả lại 2 triệu mà con ông
đã vay. Hai bên phát sinh tranh chấp. Căn cứ vào quy định pháp luật hãy giải quyết
tranh chấp này.
  Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 BLDS 2015 thì trong trường hợp này giao dịch
giữa Nguyễn Văn A và chủ tiệm cầm đồ là vô hiệu. Vì vào thời điểm giao dịch thì
Nguyễn Văn A chưa đủ 18 tuổi nên việc giao dịch liên quan đến bất động sản hay động
sản cần phải đăng ký ( xe máy của ông B) phải cần được sự đồng ý của người đại diện
pháp luật (ông B- cha của Nguyễn Văn A). Vì giao dịch này đã vô hiệu nên chủ tiệm
cầm đồ phải trả lại chiếc xe máy cho ông B và ông B hoàn trả lại cho chủ tiệm cầm đồ
2 triệu đồng tiền mà A đã vay và ông B cũng đã đồng ý hoàn trả lại 2 triệu.
 MẤT NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
Tình huống 5: Sau khi bị tai nạn lao động , A có biểu hiện bệnh lý hoang
tưởng , luôn nghĩ rằng gia đình hàng xóm đang chửi rủa , hãm hại làm người nhà
mình đau ốm và theo kết quả giám định tại Trung tâm Giám định pháp y tâm thần
thành phố Hồ Chí Minh thì A bị tâm thần phân liệt . Để hạn chế những rắc rối của A
gây ra , bố mẹ của A muốn đề nghị Tòa án tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân sự
có được không?
Bố mẹ của A có thể đề nghị Tòa án tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân sự
vì A bị bệnh tâm thần phân liệt và cũng có giám định pháp y tinh thần thành phố Hồ
Chí Minh và cũng có sự yêu cầu tuyên bố của người có quyền và lợi ích liên quan- bố
mẹ của A nên trong trường hợp này Tòa án sẽ tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân
sự.
3

Tình huống 6: Tháng 12/2018 ông A cho ông B vay 05 triệu đồng để mua phân
bón cho vườn cafe không tính lãi xuất với thời hạn vay là 03 tháng . Tháng 02/2019
ông A bị tai nạn giao thông và mất trí nhớ hoàn toàn . Đến hạn trả nợ , mặc dù bà C là
vợ ông A đã nhiều lần đòi tiền ông B nhưng ông B không trả nợ với lý do là ông chỉ
giao dịch với ông A và khi đưa số tiền này cho ông B mượn ông A còn nói đây là tiền
riêng của ông A . Do vậy ông B chỉ trả khi nào ông A đòi mà thôi . Trong trường hợp
nói trên bà C cần phải làm gì để đòi lại số tiền nói trên? Và giải thích vì sao?
5 triệu đồng ông A cho ông B mượn không chứng minh được là tài sản riêng
của ông A nên số tiền đó được quy thành tài sản chung của vợ chồng. Để lấy lại số tiền
trên thì bà C cần đưa ông A đi giám định pháp y tâm thần và xác định ông A mắc bệnh
tâm thần. Bà C gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố ông A bị mất năng lực hành vi dân sự
cùng với kết quả giám định pháp y. Đồng thời yêu cầu Tòa án cho bà C là người giám
hộ hợp pháp của ông A. Từ đó bà C có thể đòi lại số tiền nói trên.
 HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
Tình huống: A bị nghiện ma túy , thường xuyên mang đô đạc trong nhà đi bán
lấy tiền hút chích nên bố mẹ A đã làm đơn gửi Tòa án . Tòa án đã tuyên bố A bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự và chỉ định bố mẹ A là người đại diện theo pháp luật của
A . Xin hỏi , sau khi quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật thì mọi giao dịch dân sự
của A đều phải được bố mẹ A đồng ý có đúng không?
Sau khi quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật thì không phải mọi giao dịch
dân sự của A đều phải được bố mẹ A đồng ý. Vì căn cứ theo Khoản 2 Điều 24 BLDS
2015 thì “việc xác lập thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc luật khác
có quy định khác. Nên trong trường hợp trên khi A thực hiện giao dịch nhằm phục vụ
nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thì không cần sự đồng ý của bố mẹ.

You might also like