Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đề bài: Phân tích luận điểm của Hồ Chính Minh : "Tất cả các dân tộc trên

thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do". Liên hệ thực tiễn Cách mạng Việt Nam.

Bài làm
I. Đặt vấn đề:
Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa. Trong bản Tuyên Ngôn ấy, Người đã khẳng định một cách hùng hồn quyền độc
lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Người đã nói : “ Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Câu nói ấy không chỉ là cơ sở pháp lí mạnh mẽ mà nó còn thể hiện một tư tưởng sâu
sắc của Người về vấn đề con người, dân tộc, về độc lâp tự do, cũng như con đường
Cách Mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam.
II. Phân tích và liên hệ thực tế :
Luận điểm của Hồ Chí Minh dựa trên hai luận điểm nổi tiếng, đó chính là 2 câu
nói trong Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
và Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Nếu như người Pháp đã nói : “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”, thì người Mĩ cũng tuyên bố rằng : “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cả
ba câu nói đấy đều hoàn toàn đúng đắn, tiến bộ và không thể nào chối cãi. Thật vậy,
mọi con người sinh ra, cho dù có thể khác về dân tộc, khác nhau về màu da, nhưng tất
cả đều là một cá thể bình đẳng trong xã hội. Tất cả những con người ấy đều có đầy đủ
khả năng về cả thể chất, tinh thần, và trí tuệ để có thể làm những công việc đóng góp
cho xã hội như nhau. Vậy mọi người sinh ra đều xứng đáng được hưởng những điều tốt
đẹp nhất. Không có ai có thể tự cho mình cái quyền đàn áp, bóc lột, tước đoạt đi hạnh
phúc của người khác. Đó chính là những điểm cơ bản và đúng đắn nhất về quyền con
người. Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn ai hết là người thấu hiểu rõ nhất về những nỗi thống
1
khổ của những người bị áp bức, thấm thía nhất về ý nghĩa cao cả của quyền con người
cũng như cái cách mà nó đang được “ thực hiện” dưới sự thống trị của chủ nghĩa Tư
bản thực dân.
Không chỉ dừng lại ở quyền cá nhân của con người, Hồ chủ tịch còn khái quát
những luận điểm đó lên thành quyền của dân tộc. Đây không chỉ là sự vận dụng sáng
tạo những tư tưởng tiến bộ mà Người tìm hiểu được trong thời gian ra đi tìm đường
cứu nước, mà đó còn thể hiện một sự thấu hiểu sâu sắc của Người về thực chất vấn đề
của các dân tộc thuộc địa. Trong 30 năm bôn ba khắp thế giới, Hồ Chí Minh đã gặp, đã
sống, làm việc và cùng đấu tranh cùng với những người lao động bị áp bức. Người thấy
rằng, muốn xóa bỏ áp bức bóc lột chỉ có thể thực hiện bằng con đường đấu tranh. Chủ
nghĩa tư bản với bản chất tham lam của mình, sẽ không bao giờ tự nhiên đem tặng
quyền tự do cho những người bị áp bức. Phải đấu tranh và chỉ có đấu tranh mới là con
đường giải phóng những gông cùm, xiềng xích ấy. Nhưng đấu tranh vì ai? Chắc chắn
không thể chỉ đấu tranh cho quyền lợi của một con người, một cá nhân nào đó, mà
chúng ta phải đấu tranh cho cả một giai cấp, dựa trên những quan điểm giai cấp để
nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Tại sao lại như vậy ? Bởi lẽ, không có một cá
nhân nào sống độc lập một mình cả, con người để tồn tại sẽ kết hợp lại với nhau.
Những người có cùng địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội, giống nhau về quan hệ
của họ đối với tư liệu sản xuất thì thuộc cùng một giai cấp. Một cộng đồng người ổn
định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử
dụng ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với
nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh
chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước thì thuộc cùng một
dân tộc. Như vậy, muốn đấu tranh giải phóng con người, trước hết phải đấu tranh để
giải phóng giai cấp và sau đó giải phóng dân tộc ( theo lí luận của Mác - Lê Nin ).
Tuy nhiên trong luận điểm này, chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đên vấn đề dân tộc
lên trước hết. Điều này thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc tình hình của các nước thuộc địa
nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở những nước thuộc địa, chủ nghĩa tư bản thực dân
luôn che đậy bản chất xấu xa tàn ác của chúng bằng những châm ngôn lý tưởng: “ Bác
ái”, “bình đẳng” , “khai hóa văn minh”. Nhưng thực tế, chế độ cai trị hà khắc, sự bóc
2
lột tàn bạo của thực dân trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, giáo dục đã
tạo nên mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được giữa nhân dân các nước thuộc
địa và chủ nghĩa thực dân đế quốc. Đó là mâu thuẫn gay gắt nhất, cơ bản nhất ở các
nước bị áp bức. Chính vì lẽ đó, muốn đấu tranh giải phóng cho nhân dân các nước
thuộc địa, trên tất cả, trước hết phải giải phóng dân tộc của họ rồi sau đó mới có thể
tiến hành đấu tranh giai cấp. Như Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng khẳng định
vào tháng 5 năm 1941: “ Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt
dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân
tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được.” Chính quan điểm đó đã
tạo được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, gắn kết tất cả những con người Việt Nam yêu
nước từ các giai cấp, tầng lớp khác nhau cùng đứng dưới một lá cờ đâu tranh giải
phóng dân tộc. Nếu như đặt nặng vấn đề giai cấp lên trên hết, công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc chắc chắn sẽ không thể thành công bởi sự thiếu vắng của nhiều những
lực lượng khác. Bởi lẽ không chỉ quần chúng lao động là công nhân và nông dân, mà
các tầng lớp và giai cấp trên như tiểu tư sản, tư sản và địa chủ đều phải chịu nỗi nhục
của người dân mất nước, của một dân tộc mất độc lập tự do. Như vậy, một lần nữa ta
thấy được quan điểm đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thấy rõ được sức mạnh
to lớn, tạo ra chủ nghĩa yêu nước chân chính mang trong mình sức mạnh chiến đấu và
chiến thắng bất kì thế lực ngoại bang nào. Đối với các nước thuộc địa bị áp bức, không
có con đường nào khác ngoài thực hiện đấu tranh giải phóng dân tộc trước tiên.
Độc lập dân tộc chính là nội dung cốt lõi nhất của vấn đề dân tộc thuộc địa. Vậy
độc lập dân tộc thực chất là gì? Trong luận điểm của mình, Hồ chủ tịch cũng đã nói lên
tư tưởng đúng đắn của mình về độc lập tự do. Trong quan điểm của mình, người cho
rằng, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự, hoàn toàn, gắn với hòa bình,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trước hết, dân tộc đó phải được bình
đẳng với những dân tộc khác trên thế giới. Dân tộc đó phải có được toàn thế giới công
nhận như một dân tộc độc lập, có quyền tự quyết cho số phận của mình. Dân tộc đó
cũng như những người dân của dân tộc đó phải được đối xử công bằng, bình đẳng như
3
những dân tốc khác. Họ có quyền nói lên tiếng nói của mình cũng như góp tiếng nói ấy
trên trường thế giới và phải được lắng nghe và ghi nhận.Không ai hay bất kì một dân
tộc, một quốc gia nào khác trên thế giới có quyền được đàn áp, bóc lột, cai trị, khinh
thường họ. Không có dân tộc nào là đẳng cấp cao hơn dân tộc khác. “ Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng” đó là một phần của độc lập tự do. Không chỉ
dừng ở đó, một dân tộc tự do phải có quyền được sống. Sẽ chẳng có cái gọi là tự do
nếu như họ không thể có quyền tự quyết cho số phận của chính mình. Một dân tộc tự
do phải của những người tự do, những người có thể sống và làm việc mà không sợ bị ai
đe dọa về tính mạng, không bị ai đàn áp.Những con người đó có quyền được sống cho
dân tộc của mình, tự tay mình xây dựng đất nước mình. Không có ai có thể xâm phạm
đến sự sống của người dân cũng như của dân tộc đó. Và cuối cùng, tự do dân tộc cũng
đi cùng với việc dân tộc đó phải được mưu cầu quyền hạnh phúc, quyền sung sướng
như các dân tộc khác. Độc lập dân tộc, suy cho cùng phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh
phúc cho mọi người dân của dân tộc đó. Một dân tộc độc lập thực sự, tự do thực sự
phải giành được cho mình tất cả những cái quyền ấy. Tóm lại độc lập tự do cho dân
tộc đó là mục tiêu hàng đầu là khát vọng của các dân tộc thuộc địa, là mục tiêu chiến
đấu, là nguồn sứ mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Nhưng muốn giành
đươc nó trước hết phải hiểu rõ bản chất của độc lập tự do. Vì thế, chính nhờ tư tưởng
sâu sắc và đúng đắn của Hồ Chí Minh mà Cách mạng Việt Nam mới có thể đi đúng
con đường của mình.
Trong luận điểm của mình, Hồ Chí Minh cũng vạch ra đường lối cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa. Để giành được độc lập thực
sự, cách mạng muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Dù cho luận
điểm của Người chắt lọc được tinh hoa của Tuyên ngôn độc lập ( Mỹ ) và Tuyên ngôn
dân quyền và nhân quyền ( Pháp ) nhưng Người đã nhận ra cả Cách mạng Pháp và
Cách mạng Mỹ đều là cách mạng tư bản. Cách mạng tư bản là là cách mạng không đến
nơi vì khi nó giành được thắng lợi, nó chi thay thế giai cấp thống trị này bằng giai cấp
thống trị khác với thủ đoạn thống trị còn tinh vi và tàn ác hơn. Như vậy, người dân đi
theo các cuộc Cách mạng đó, đấu tranh giành được thắng lợi nhưng họ không thoát ra
khỏi được gông cùm xiềng xích. Trái lại, họ còn bị đàn áp, bóc lột nặng nề hơn trước.
4
Không những thế, bọn tư bản thực dân còn tích cực áp bức những nước thuộc địa. Tóm
lại, cách mạng tư bản không thể nào đem đến tự do thực sự khi mà người dân vẫn phải
chịu áp bức bóc lột. Trong khi đó, Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là cuộc cách
mạng vô sản, mà nó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng thành
công đã mở ra một thời kì mới, đem lại quyền lợi trực tiếp to lớn cho tất cả những
người tham gia cách mạng, đem lại được sự công bằng, tự do thật sự. Đối với các dân
tộc bị áp bức, muốn giải phóng dân tộc mình khỏi ách áp bực bóc lột, muốn có được “
quyền bình đẳng”, “ quyền sống”, “ quyền tự do” , chỉ có thể đi theo con đường cách
mạng vô sản. Và “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”
Trong luận điểm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhắc đến “ Tất cả các dân
tộc trên thế giới” chứ không phải “ Dân tộc Việt Nam” . Điều này thể hiện được tinh
thần của một người chiến sĩ quốc tế chân chính. Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho
độc lập của riêng dân tộc Việt Nam mà Người còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thực tế, không chỉ có Việt Nam hay các nước
Đông Dương phải chịu số phận là các nước thuộc địa, mà còn rất nhiều các quốc gia
khác đang bị bọn thực dân đàn áp, bóc lột. Nó tạo thành một hệ thống các nước thuộc
địa, một nền tảng cai trị vững chắc cho bọn thực dân đế quốc. Công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc không chỉ dừng lại đơn lẻ ở Việt Nam, mà nó cần sự liên kết của tất cả
các dân tộc bị áp bức, tạo thành sức mạnh to lớn đánh sập được hệ thống ấy. Chính vì
lẽ đó, Hồ Chí Minh không bao giờ quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật
của Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân
dân hai nước bạn Lào và Campuchia. Người quan niệm : “ Giúp bạn là giúp mình” và
chủ trường phải bẳng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi
chung của cách mạng thế giới. Đó là một tư tưởng tiến bộ, đúng đắn thể hiện đúng tinh
thần như Ph.Awngghen từng nói: Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào
công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính.
Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến Cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam. Trước tiên ta phải nhắc đến tình hình Việt Nam cũng như
5
phong trào Cách mạng Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858, và thực hiện hai cuộc khai thác
thuộc địa vào năm 1858 và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Dưới tác động của hai
cuộc khai thác thuộc địa đó, tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển về mọi
mặt. Với chính sách chia để trị cũng như hàng loạt các chính sách bóc lột tàn bạo và
nặng nề mà thực dân Pháp áp đặt lên Việt Nam đã đẩy phần lớn người dân Việt Nam
và cảnh khốn cùng. Trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã có rất
nhiều các phong trào cách mạng nổ ra theo nhiều con đường khác nhau nhưng tất cả
đều thất bại và bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Tiêu biểu phải kể đến Phan Bội
Châu với chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp
giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật.
Hay Phan Châu Trinh với chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí,
nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp
pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước
Việt Nam. Đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng,
về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản
Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc
đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau. Tuy tất cả những cuộc Cách mạng đó
đều giành được một chút thắng lợi ban đầu nhưng sau đó đều nhanh chóng thất bại.
Việt Nam thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Về phần mình, mặc dù được chứng kiến và rất khâm phục tinh thần cứu nước
của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không than thành con đường cứu nước mang màu sắc
phong kiến hay tư sản của họ. Người phân tích rằng, ở Việt Nam các giai cấp công
nhân hay nông dân, địa chủ hay tư sản ở Việt Nam dù khác nhau, nhưng đều chung
một số phận mất nước, giữa hộ vẫn có sự tương đồng lớn: dố là chịu chung số phận của
người nô lệ mất nước. Ở Việt Nam, mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa toàn bộ dân
tộc Việt Nam và thực dân Pháp. Điều này quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của
Cách mạng Việt Nam là phải đánh đuổi thực dân Pháp. Và để thực hiện được được yêu
cầu bức thiết đó, chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản. Đó là kết quả của sự
phân tích và thấu hiểu sâu sắc tình hình Việt Nam của Người. Hồ Chí Minh nhận thấy,
6
ở Việt Nam nông dân là nạn nhân chính của các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột
tô thuế và cướp đoạt ruộng đất. Giai cấp nông đân là bộ phận có số lượng lớn nhất
trong dân tộc Việt Nam lúc bây giờ ( chiếm 95% ) nên giải phóng dân tộc chủ yếu là
giải phóng nông dân. Bên cạnh đó, giai cấp công nhân ở Việt Nam tuy mới ra đời còn
rất non trẻ nhưng vẫn mang đầy đủ các phẩm chất cần thiết để lãnh đạo cách mạng.
Cùng với liên minh công nông, tất cả các giai cấp và tầng lớp khác như địa chủ, tư sản,
tiểu tư sản đều có nguyện vọng chung là “ cứu giống nói” ra khỏi cảnh “ nước sôi lửa
bỏng” . Việc cứu nước là việc chung của cả dân tộp bị áp bức. Người cũng phân tích
thấy được con đường cách mạng phù hợp nhất để giành được “ quyền sống”, “ quyền
tự do” cho Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. Tổng kết lại tất cả những phân
tích của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường cứu nước thông qua luận
điểm của mình đó là : Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải được đặt lên
hàng đầu và phải được thực hiện theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân, cùng với sự tham gia của liên minh công nông và tất cả người
dân yêu nước tiến bộ thuộc các giai cấp, tầng lớp khác ở Việt Nam. Chính con đường
đúng đắn đó, đã giúp cho cách mạng Việt Nam vượt ra được những hạn chế của chính
nó trước đây và giành được thắng lợi vào tháng 8 năm 1945.
III.Tổng kết :
Tóm lại, luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là vô cùng tiến bộ, đúng
đắn thể hiện được sự thấu hiểu sâu sắc tình hình thế giới của Người cũng như sự vận
dụng một cách sáng tạo những tinh hoa của nhân loại mà Người học được trong suốt
30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với cách
mạng Việt Nam mà còn với cách mạng thế giới. Đối với Việt Nam, Người đã vạch ra
con đường giương cao ngọn cờ dân tộc, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc không phân
chia giai cấp, tầng lớp. Đồng thời người cũng chỉ ra mục tiêu mục đích và con đường
đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Tất cả tạo nên một sức mạnh
đại đoàn kết to lớn, một chủ nghĩa yêu nước chân chính, đánh bại mọi kẻ thù để giành
lấy và bảo vệ quyền tự do và binh đẳng cho dân tộc của mình. Đối với cách mạng thế
giới, luận điểm của bác là sự động viên, khích lệ, là lời kêu gọi nhân dân các dân tộc bị
áp bức cùng nhau đứng lên, đánh đổ hệ thống thuộc địa, xóa bỏ chế độ thực dân đế
7
quốc tàn bạo. Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều các luận điểm tiêu biểu trong toàn
bộ hệ thống tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đây, ta thấy được sự thống
minh ,sáng suốt của Người, cũng như thấy được lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc và
tinh thần chiến đấu cho nhân loại của một người chiến sĩ cách mạng trung kiên của thế
giới.

You might also like