Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Bài chuẩn bị thuyết trình nội dung: ‘Không có gì quí hơn độc lập tự do”

Sinh viên: PHAN ĐỨC HIẾU

Mã sinh viên: 1118 1785

Những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh

Dân tộc là khái niệm để chỉ một cộng đồng người ổn định có mối liên hệ, có chung lãnh thổ,
nền kinh tế thống nhất, chung ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử.

Khái niệm dân tộc và quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố hình thành một
quốc gia và các yếu tố hình thành một dân tộc trong lịch sử gần như không tách rời. hai
nhân tố này vừa bổ sung vừa thúc đẩy lẫn nhau trong dòng chảy của lịch sử.

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về vấn đề dân tộc.
1.1. Cách nhìn nhận của Mác và Ăng-ghen
Dân tộc là kết quả của quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử. Theo cách giải quyết
vấn đề dân tộc một cách khoa học của Mác, sự hát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn
đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa. Ki CNTB bước sang giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, các nước đế quốc sẽ tiến hành vũ trang xâm lược, cướp bóc và nô dịch các
dân tộc nhỏ hơn, từ đó dẫn đến vấn đề dân tộc thuộc địa.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của
những vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết
vấn đề dân tộc phải:
+ Gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng XHCN.
+ Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân.
+ Trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản lâu dài của dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc, thực chất là xác lập quan hệ công bằng giữa các dân tộc
trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, ngôn ngữ.
1.2. Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lê-nin

– Trên cơ sở tư tưởng của K.Marx, F.Engels về vấn đề dân tộc và giai cấp; cùng với sự
phân tích hai xu hướng của quá trình dân tộc, Lenin đã nêu ra “cương lĩnh dân tộc”
– Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
+ Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người,
có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có
đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được pháp luật
bảo vệ và trong thực tế phải được thực hiện, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch
về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ
bản.
+ Trong quan hệ giữa các quốc gia – dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn,
chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu,
chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
– Các dân tộc được quyền tự quyết
+ Về thực chất, quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự
quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị – xã hội của dân tộc mình.
+ Quyền dân tộc tự quyết bao gồm:
• Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các
dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào).
• Quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
+ Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống
lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào
công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc.
– Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
+ Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lenin.
Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào
công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp.
+ Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải
phóng dân tộc, có vai trò quyết định đến việc xem xét, thực hiện quyền bình đẳng
dân tộc và quyền dân tộc tự quyết.
Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi của giai cấp
công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc


2.1. Bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề dân
tộc thuộc địa”
Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của
V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng
dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II (1920) Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày
“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản
Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế
Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công
nông trên quy mô toàn thế giới”(1). Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin đăng trên báo
Nhân đạo(7-1920). Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn Ái Quốc những nhận thức
mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Luận cương xác định đúng đắn, khoa học vấn đề quốc gia dân tộc và mối quan hệ
giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin
đã đề cập trong “Sơ thảo luận cương” những vấn đề về chủ quyền quốc gia dân tộc,
mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong giai đoạn CNTB bước sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa, phụ thuộc. V.I.Lênin đòi hỏi phải “phân biệt thật rõ nét những dân
tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi
áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”; khẳng định quyền bình đẳng và
quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, Người yêu cầu các đảng
cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng
giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả
các quốc gia tư bản chủ nghĩa”.
Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ ràng rằng, muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản,
con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra. Luận cương đã trực tiếp chỉ ra
con đường cứu nước của các dân tộc thuộc địa: “Luận cương của Lênin làm cho tôi
rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc
lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng
đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây
là con đường giải phóng chúng ta”. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng
V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản.
2.2. Không có gì quí hơn độc lập, tự do.
Việc Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin đi từ chủ nghĩa yêu nước đến
với chủ nghĩa Mác – Lênin và sau đó ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt
Nam đã thúc đẩy các phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam sau
này, đưa cách mạng Việt Nam phát triễn đúng hướng => lãnh đạo cách mạng Việt
Nam giải phóng dân tộc.
Tư tưởng: “ không có gì quí hơn độc lập tự do” được Hồ Chí Minh lần đầu tiên nhắc
đến trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, phần
nào đã nói lên tinh thần yêu nước của con người ấy. Để thực hiện được cuộc Cách
mạng giải phóng dân tộc vào tháng 8 năm 1945, Hồ CHí Minh đã dựa vào những lí
luận về giai cấp của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Có thể chứng minh tính đúng đắn của
con đường này bằng chính lịch sử và bằng thực tại ngày nay, vì nhờ có con đường
đấu tranh giai cấp, cuộc cách mạng dân tộc mới thành công, nước Việt Nam mới có
được tự do và độc lập
 Chủ nghĩa Mác Lê-nin đóng vai trò như mũi tên chỉ đường cho tinh thần yêu
nước của dân tộc Việt Nam, tiến đến độc lập tự do.

You might also like