Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Báo cáo thực tập công nhân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG – DRC VÀ
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT LỐP BIAS...............................................................................4
1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng – Danang Rubber Joint Stock
Company........................................................................................................................ 4
1.2 Giới thiệu về xí nghiệp sản xuất lốp Bias......................................................................4
1.3 Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay:.......................................................................5
1.4 Địa bàn kinh doanh.......................................................................................................5
1.5 Sơ lược về Công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng...............................................................5
1.5.1 Tầm nhìn................................................................................................................................................5
1.5.2 Sứ mệnh lịch sử......................................................................................................................................5
1.5.3 Chiến lược phát triển..............................................................................................................................5
1.5.4 Mục tiêu của công ty..............................................................................................................................6
1.5.5 Chiến lược trung hạn và dài hạn.............................................................................................................6
1.6 Cơ cấu bộ máy quản lý (Hình 1.2).................................................................................7
1.7 Quy trình công nghệ......................................................................................................8
1.7.1 Thuyết minh quy trình............................................................................................................................9
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ......................................................................................................20

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


1
Báo cáo thực tập công nhân

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng…………………………………….3

Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng..........................7

Hình 1.3: Quy trình sản xuất lốp Bias.............................................................................8

Hình 1.4: Máy đùn tại nhà máy sản xuất lốp Radia – DRC…………………………..10

Hình 1.5: Máy may thành hình tạo phôi lốp…………………………………………...13

Hình 1.6: Máy lưu hóa lốp tại xưởng lưu hóa………………………………………….13

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


2
Báo cáo thực tập công nhân

LỜI MỞ ĐẦU
Để cũng cố vững chắc cho những kiến thức được học trên ghế nhà trường thì các đợt thực tập là
không thể thiếu, đượt thực tập công nhân này là một trong ba đợt thực tập trong chương trình đào
tạo của ngành, đây là cơ hội cho sinh viên tiếp xúc và hiểu thêm về môi trường đã được nghe qua
các bài giảng cũng như sau này sẽ đối mặt.
Ngành quản lí công nghiệp là ngành mà yêu cầu rất cao về cách nhìn tổng thể, cần phải hiểu biết
nhiều về thực hành, cọ sát, va chạm với môi trường thực tiễn nhiều thì sẽ tốt hơn trong công việc
sau này. Chuyến thực tập này giúp cho sinh viên có thể tiếp xúc và làm việc hàng ngày trong lòng
công nghiệp, quan sát và trải nghiệm là các bài học vô cùng quý báo mà em có thể tận dụng thu
nạp về cho bản thân mình trong dịp này.
Được sự chấp thuận của CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG chuyên sản xuất các loại lốp
ô tô, xe tải,… Với sự hướng dẫn thực tập của thầy Huỳnh Nhật Tố và thầy Nguyễn Hồng Nguyên
cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban quản lí của công ty cùng các anh chị công nhân trong công
ty đã giúp cho chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt quá trình thực tập tại công
ty.
Trong suốt thời gian thực tập tại công ty em đã học hỏi và hiểu được những góc khuất mà lý
thuyết không thể nào đem đến cho em được . Một số ví dụ như là về tác phong làm việc, hầu hết
các nhân viên cấp cao cho đến công nhân đều đi làm đúng giờ và vào trong thời gian làm việc thì
họ làm việc rất chăm chỉ và có năng suất rất cao trong công việc, trong thời gian làm việc không
được nói chuyện riêng.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em có được cơ hội để tiếp xúc,
cọ xát với môi trường thực tiễn trong công nghiệp. Em cũng xin cảm ơn tập thể ban lãnh đạo, các
anh (chị) quản lý, các anh (chị) công nhân trong CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG đã
giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành đợt thực tập này.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


3
Báo cáo thực tập công nhân

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ


NẴNG – DRC VÀ XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT LỐP BIAS

1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng – Danang Rubber Joint Stock
Company

 Tên công ty: Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng - Danang Rubber Joint Stock
Company.
 Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
 Số điện thoại: 0236 3771 405
 Fax: 0236 3771 400
 Website: http://www.drc.com.vn
 Ngày ra đời: 30/04/1975
 Vốn điều lệ: 92,475,000,000 đồng

Hình 1.1: Công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng


1.2 Giới thiệu về xí nghiệp sản xuất lốp Bias

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


4
Báo cáo thực tập công nhân

 Tên xí nghiệp: Xí nghiệp sản xuất lốp Bias


 Sản phẩm chính: Lốp Bias
1.3 Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay:

 Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su;
 Kinh doanh sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành cao su;
 Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp;
 Kinh doanh bất động sản.
1.4 Địa bàn kinh doanh

 Thị trường trong nước: DRC là doanh nghiệp có quy mô lớn, có hệ thống phân
phối mạnh và rộng khắp Việt Nam, trải dài từ miền Bắc đến miền Nam, trong đó khu vực
miền Trung vẫn là thị trường mang lại doanh số cao nhất.
 Thị trường ngoài nước: DRC xuất khẩu các sản phẩm về cao su, săm, lốp,… sang
hơn 35 nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở thị trường Châu Á, Nam Mỹ, Châu Phi,
Châu Âu. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Brazil, chiếm 41% doanh thu. Ngoài ra, DRC
cũng có các thị trường xuất khẩu ổn định khác như Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Egypt,
Phillippines. Trong tương lai, Công ty cũng đang nhắm đến các thị trường lớn tiềm năng
như Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ…
1.5 Sơ lược về Công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng
1.5.1 Tầm nhìn
Khẳng định vị trí là nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam và không ngừng
phát triển ngang tầm quốc tế.
1.5.2 Sứ mệnh lịch sử
Không ngừng nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu DRC vươn lên tầm quốc
tế. Tiên phong đóng góp vào sự phát triển trong ngành sản xuất săm lốp Việt Nam. Luôn
coi trọng lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
1.5.3 Chiến lược phát triển
Luôn thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Kịp thời nắm bắt xu hướng phát
triển của thế giới, chủ động tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững. Đẩy mạnh xuất
khẩu dòng sản phẩm lốp xe tải Radial toàn thép sang những thị trường tiềm năng như

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


5
Báo cáo thực tập công nhân

Brazil, Ấn Độ…
1.5.4 Mục tiêu của công ty

 Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng hệ thống phân phối săm, lốp… trải rộng khắp trong
và ngoài nước.
 Phát triển, nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới có tính năng ưu việt hơn, phù hợp
với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe và đầy
tính cạnh tranh của thị trường cao su nói chung cũng như thị trường săm lốp nói riêng.
 Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại hiệu quả đầu tư tối đa cho các cổ đông Công ty,
cũng cố và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược và khách hàng tiềm
năng.
 Không ngừng đẩy mạnh năng lực sản xuất, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, mở rộng mạng lưới truyền thông, quảng bá thương hiệu mạnh mẽ,
tạo nên một DRC vững mạnh, uy tín và mang đậm dấu doanh nghiệp không chỉ trên thị
trường trong nước mà còn là ở quốc tế.
1.5.5 Chiến lược trung hạn và dài hạn

 Với nhu cầu trên thị trường cao su và săm lốp hiện nay, việc sử dụng lốp bố thép
cũng như các loại săm yếm ô tô, xe máy ngày càng nhiều và phát triển. Để có thể tồn tại
lâu dài và cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành, DRC đã và đang tiếp tục
hướng tới mục tiêu tập trung đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao năng suất
cũng như hoàn thiện chất lượng của hai loại sản phẩm chủ lực của công ty là lốp Radial
(sợi mảnh thép) và lốp Bias (sợi mảnh nylon).
 Đối với lốp bias (sợi mành nylon): tiếp tục duy trì mức sản lượng ổn định, đầu tư
cải thiện trình độ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
phẩm bằng các biện pháp tăng cường công tác quản lý. Đặc biệt chú trọng lốp đặc chủng
(OTR) và lốp tải nhẹ là các thế mạnh riêng của Công ty, cần tiếp tục phát huy năng lực
sản xuất và mở rộng thị trường, đồng thời đáp ứng đầy đủ các phân khúc của thị trường
lốp ô tô Việt Nam.
 Đối với lốp Radial toàn thép (sợi mành thép), tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ sản xuất
hết công suất Nhà máy sản xuất lốp Radial, ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng
sản phẩm.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


6
Báo cáo thực tập công nhân

1.6 Cơ cấu bộ máy quản lý (Hình 1.2)

ĐẠI HỘI ĐỒNG


CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG BAN KIỂM


QUẢN TRỊ SOÁT

TỔNG GIÁM
ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM KẾ TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐỐC TRƯỞNG ĐỐC

P. Tổ chức nhân
P. Tài chính - Kế P. THỬ PHÒNG BÁN
sự XN Cơ khí Ban đầu
toán NGHIỆM HÀNG
tư P. VẬT

P. Lao động
tiền P. KỸ THUẬT PHÒNG CHIẾT
XN Năng lượng
lương CAO SU KHẤU
P. KCS

Văn phòng
Ban kiến thiết XN Radial CN MIỀN NAM
nội bộ
P. KẾ
HOẠCH

VP MIỀN
Ban bảo hộ lao XN Săm lốp ô
TRUNG
động P. R&D tô

XN Săm lốp
CN MIỀN BẮC
P. KT Cơ năng xe đạp
XN đắp
XN Cán luyện XM
lốp ô tô

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng 7
Báo cáo thực tập công nhân

1.7 Quy trình công nghệ

TANH BTP LUYỆN VẢI MÀNH

NHIỆT LUYỆN CÁN TRÁNG

ÉP ĐÙN MẶT LỐP CẮT VẢI

ÉP BỌC TANH DÁN ỐNG

THÀNH HÌNH

LƯU HÓA

KIỂM TRA

Hình 1.3: Quy trình sản xuất lốp Bias

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


8
Báo cáo thực tập công nhân

1.7.1 Thuyết minh quy trình

 Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất cũng như yêu cầu cho loại lốp được yêu cầu,
xưởng luyện cao su sẽ tiến hành luyện cao su để cung cấp cho nhà máy lốp Bias để sản
xuất loại lốp Bias.
 Các loại vải cao su đặc trưng cho từng các bộ phận sẽ được đưa vào Xưởng Ép đùn
- Cán tráng để tiến hành tạo ra các bộ phận của một chiếc lốp.
 Tại Xưởng Ép đùn - Cán tráng vải cao su sẽ được chế tạo thành các bán chế phẩm
như sau:
 Khu vực Ép đùn:
Ép đùn tại xí nghiệp sản xuất lốp Bias gồm có ép đùn nóng (máy nhập từ Trung
Quốc) và ép đùn nguội (máy nhập tư Đức). Ngoại sự khác biệt vê bộ phận làm nóng
cao su trước khi đưa nguyên liệu vào ép đùn, thì cơ chế hoạt động của hai máy còn lại
tương tự nhau.
Ép đùn mặt lốp là quá trình tạo ra mặt lốp bằng phương pháp đẩy ép hỗn hợp
cao su dưới áp suất qua đầu định hình.
Quá trình ép đùn được thực hiện bằng máy ép trục vít, vật liệu được ép liên tục
qua đầu phun bằng vít quay với tốc độ xác định.
Cụ thể hơn vào quy trình: trước tiên phải kiểm tra tất cả các nguyên liệu cao su
đầu vào đã đảm bảo các tiêu chí kĩ thuật thì mới được dùng. Tiến hành gia nhiệt đầu
máy, xylanh, trục vít, thước và overlap đến khi nhiệt độ đạt yêu cầu thì tiến hành đùn.
Chọn chương trình làm việc trên máy tính tuân thủ theo quy cách mặt lốp cần làm việc.
Các dải cao su thông qua băng chuyền tải được dẫn vào cửa nạp nhiên liệu của các
máy đùn, hình dáng và kích thước của mặt lốp được hình thành nhờ Overlap và thước
ở trước đầu đùn. Mặt lốp đùn sau khi định hình sẽ được kẻ chỉ mực và in kí hiệu phục
vụ cho việc nhận biết. Sau đó dãi mặt lốp được dẫn đến hệ thống làm mát rồi được làm
lạnh hoàn toàn bằng hệ thống làm lạnh 4 tầng. Băng tải tiếp tục được dẫn qua băng tải
quạt thổi khô rồi sau đó đến băng tải dao cắt để cắt đúng kích thước theo yêu cầu của
lốp.
Mặt lốp là thành phần ngoài cùng của lốp và được tiếp xúc trực tiếp với bên
ngoài. Mặt lốp gồm 3 thành phần chính:
o Mặt chạy: tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên độ cứng cao và chịu va đập,
mài mòn, xé rách.
o Hông lốp: là thành phần có khả năng chịu uốn gập, xé rách, chịu tác động của
môi trường.
o Đế lốp: là thành phần trung gian lớp mặt chạy va vải mành bên trong, sinh
nhiệt kém và bám dính tốt.
Ngoài ra còn có lớp cao su tăng dính có tác dụng tăng dính giữa mặt lốp và lớp hoãn
xung bên trong.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


9
Báo cáo thực tập công nhân

Hình 1.4: Máy đùn tại nhà máy sản xuất lốp Bias - DRC

 Khu vực Cán tráng:


Cho cao su cần tráng vào lần lượt máy nhiệt luyện thô và máy nhiệt luyện mịn để
trộn nhào cao su ở nhiệt độ khoảng 100 0C – 1250C. Vải được đưa lên bộ phận cấp vải sao
cho dể dàng xả cuộn và kéo vải để cung cấp vải cho quá trình cán tráng. Vải được đưa qua
bàn nối vải để nối các cuộn vải lại với nhau, để cho quá trình cán tráng diễn ra liên tục. Tiếp
tục vải được kéo qua bộ phận dẫn vải trước, bộ phận dẫn này làm nhiệm vụ lấy vải từ bộ
phận cấp vải để cung cấp cho dàn bù. Bộ phận dẫn gồm ba trục ép chặt vào nhau và được
kết nối với motor điện để chạy tới, chạy lui và có tốc độ thay đổi nhanh chậm để phù hợp
với quy trình cán tráng liên tục. Vải được kéo qua dàn bù, tại đây dàn bù có nhiệm vụ cấp
vải cho quá trình cán tráng chạy liên tục kể cả khi dừng cấp vải để nối hai cuộn vải lại với
nhau. Sau khi qua dàn bù, vải được kéo qua thiết bị định tâm, thiết bị này có tác dụng điều
chỉnh sự lệch hướng của vải và giữ vải vào đúng đường tâm của máy. Rời thiết bị định tâm,
vải được đưa qua dàn sấy và kéo vải. Mục đích công đoạn này là kéo vải từ dàn bù cấp cho
máy cán tráng và máy sấy khô vải để loại bỏ ẩm khỏi vải, trương nở keo trên bề mặt vải để
quá trình cán tráng cao su lên vải được dể dàng. Vải tiếp tục được đưa qua bộ phận trương
lực để ổn định lực căng của vải trong quá trình cán tráng, nhờ lực căng hợp lý mà vải được
thấm cao su tốt nhất và thỏa mãn các yêu cầu công nghệ. Vải được đưa qua thiết bị định tâm
và bộ giãn biên để vào máy cán tráng, trong quá trình vải di chuyển, khuynh hướng mật độ
sợi dọc của vải hướng ra biên nhiêu hơn, để phân bố mật độ đồng đều trên diện rộng khổ
vải thì vải được đưa qua bộ giãn biên. Vải được đưa qua máy cán tráng cao su, máy cán
tráng được dùng để phủ, phếch cao su lên mảnh vải, hỗn hợp cao su được nhiệt luyện nên
mềm dẻo dể thấm sau vào trong sợi vải. Sau khi qua máy cán tráng, vải mành được cán cao
su đi qua bộ trương lực sau để ổn định kích thước ban đầu của vải (bộ trương lực sau có cấu
tạo giống bộ trương lực trước). Tiếp đến vải được đưa qua bộ phận làm mát để giảm nhiệt
độ cao su trên vải giúp tránh hiện tượng tự lưu khi lưu trữ vải. Sau khi đã được làm nguội,
vải được đưa đến dàn bù sau (cấu tạo giống dàn bù trước) nhằm tích trữ vải để quá trình cắt
thu vải vào cuộn được liên tục. Qua thiết bị định tâm có nhiệm vụ và chức năng giống thiết
bị định tâm dàn sấy nhằm giúp hướng vải vào tâm máy để thuận tiện cho quá trình cắt và
thu vải. Tiếp tục qua bộ phận dẫn vải sau để điều chỉnh tốc độ cuốn vải nhanh hay chậm để
thuận tiện cho việc cắt và thu vải. Cuối cùng đến bộ phận thu vải, bộ phận này có hai trục
SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN
10
Báo cáo thực tập công nhân

thu và hoạt động giống bộ phận cấp vải để thuận tiện cho việc cắt vải trong khi máy đang
hoạt động.
 Khu vực Hoãn xung:
Vải cao su được chế tạo tại đây nhằm mục đích cho các loại lốp có xăm và hoạt
động mỗi khi trong kế hoạch được đặt ra, giảm lực tác động từ môi trường bên ngoài.
 Khu vực Đánh tanh:
Thép tanh được đặt vào bộ phận cấp tanh, nhờ con lăn dẫn hướng chuyển đến
thiết bị sấy tanh. Bộ phận cấp tanh ngoài việc loại ẩm ra khỏi tanh con làm nhiệm vụ
gia nhiệt sợi tanh lên nhiệt độ cần thiết để khả năng bám cao su tốt hơn.
Cao su được luyện trên máy nhiệt luyện hở, đến độ dẻo nhất định sẽ được xuất
thành dãi và được nạp vào phễu nạp liệu của máy ép đùn. Cao su đùn qua miệng mẫu
và bao phủ lên các sợi thép tanh đã được đưa qua trước đó. Tầng tanh đã bọc cao su
được kéo qua tan làm mát và qua bộ phận cấp bù rồi đến bộ phận duy trì lực căng.
Tầng tanh được đi qua trục uốn tanh và đưa đến máy quấn tanh. Tuy theo quy định của
lốp mà ta cho ra các vòng tanh khác nhau.
Vải đã được cán tráng đưa qua máy cắt vải, tùy theo quy cách về độ rộng và góc
để cắt vải thanh từng dải và bọc những vòng tanh đã dán cao su tam giác. Các loại
vòng tanh còn lại không được bọc vải.

 Khu vực Cắt vải và dán cao su:


o Cắt vải: Cuộn vải mảnh sau khi được cán tráng được đưa lên hệ thống
cấp vải, tại đây vải mảnh được làm căng lên và dẫn đến dàn bù. Dàn bù
có tác dụng làm cho quá trình cắt được diễn ra liên tục, sau khi ra khỏi
dàn bù vải được đưa đến băng tải để đưa vải mảnh đến dao cắt. Trên
bằng tải có gắn Encoder nhằm đếm đủ kích thước của mảnh vải đã
được cài trong máy thì dao cắt sẽ cắt mảnh vải ra từng tấm có chiều dài
và góc cắt theo số liệu đã cài sẵn. Vải sau khi cắt được dán nối với nhau
thành một cuộn đồng thời được định dài và được quấn vải lót để chống
dính.
o Dán cao su: cao su được cho từng tấm lên máy luyện, khi đang độ dẻo
nhất định sẽ được cấp bằng băng tải vào máy cán tráng hai trục. Vải
tráng đã được cắt và dán ghép thành từng cuộn theo số lượng nhất định
được đưa lên bộ phận cấp vải, sau đó kéo vải lót và quấn vào lỏi trục
cuốn vải lót. Vải được đưa qua Sensor ở phía dưới hố bù vải, qua bàn
định tâm để định tâm vải đúng với tâm của thước, sau đó được đặt lên
SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN
11
Báo cáo thực tập công nhân

băng tải và được băng tải đưa đến phía trước máy cán. Cao su từ máy
luyện được cắt đưa lên băng chuyền dẫn qua trục dẫn cán và được dán
vải lên. Vải đã dán cao su được băng tải đưa qua trục lăn để dán chặt
cao su vào vải, sau đó được băng tải đưa qua hệ thống làm mát để làm
mát, qua con lăn tách vải khỏi băng tải rồi đến hố bù, qua bàn định tâm
để định tâm vải đi đúng vào tâm cuộn vải lót, sau đó được đặt lên vải
lót và được trục cuốn vải lót cuốn thành cuộn.

 Khu vực Dán ống:


Đưa các cuộn vải đã cắt lên giá phụ trợ lần lượt dán tầng thứ nhất với kích
thước đã vạch sẵn trên vải ở công đoạn cắt vải. Tiếp tục lấy cuộn thứ hai trên giá dán
lên tầng thứ nhất, tùy thuộc vào từng quy cách mà dán theo yêu cầu. Khi dán phải cho
góc nhọn lớp vải thứ chẵn nằm phía bên trái, góc nhọn của lớp vải thứ lẻ nằm phía bên
phải, sau đó dùng cà bằng khí nén để cà 2 tấm vải dính sát với nhau, dùng kim châm
hết bột khí. Các lớp vải sau được dán tương tự. Sau khi dán xong dùng phấn Paraffin
để kẻ đường trung tâm ngay chính giữa ống vải và ghi nhãn ống vải để tránh nhầm lẫn.
Sau đó treo ông vải lên giá theo quy định.

 Khu vực Thành hình:


Các bán thành phẩm bao gồm vòng tanh, ống vải và mặt lốp được đưa vào
máy thành hình để gia công thành chiếc lốp bán thành phẩm. Lốp bán thành phẩm
được đưa qua máy châm đinh để thuận tiện cho việc thoát bột khí khi qua máy lưu hóa
sau này. Tiếp tục, lốp bán thành phẩm được đưa qua máy phun chất chống dính bề mặt
bên trong của lốp bán thành phẩm giúp cho việc chống dính vào màng lưu hóa ở công
đoạn sau.

Hình 1.5: Máy may thành hình tạo phôi lốp


SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN
12
Báo cáo thực tập công nhân

 Khu vực Lưu hóa:


Quá trình lưu hóa tiêu tốn một khoảng thời gian khá lâu. Tùy thuộc vào từng
loại lốp, kích thước và trọng lượng lốp mà thời gian lưu hóa có thể dài ngắn khác nhau.
Thời gian trung bình để lưu hóa ra 1 lốp là khoảng 45 phút. Một máy lưu hóa có thể
cùng lúc lưu hóa được 2 lốp. quá trình lưu hóa xảy ra hoàn toàn tự động. Công nhân sẽ
bỏ phôi lốp vào máy lưu hóa để quá trình diễn ra.

Hình 1.6: Máy lưu hóa lốp tại xưởng lưu hóa

Phôi lốp được vận chuyển đến vị trí các máy lưu hóa, mỗi máy lưu hóa có thể thực
hiện lưu hóa 2 lốp xe cùng một lúc. Màng lưu hóa được sử dụng đến 3500 chu kỳ, sau đó sẽ
được thay để đảm bảo được chất lượng và an toàn cho máy lưu hóa cũng như lốp. Lốp Phôi
lốp sẽ được căng lên nhờ màng, được bơm căng bới khí dưới nhiệt độ hơi nóng 1980C –
2020C và áp lực 15 MPa. Quá trình chuẩn bị, lắp đặt cho việc lưu hóa được diễn ra từ 8 đến
10 phút, sau đó máy sẽ đóng khuôn và mất trung bình 49 phút để hoàn tất lưu hóa. Lốp sau
khi lưu hóa sẽ được chuyển xuống băng chuyền và đợi 3 tiếng trước khi được chuyển đến
khu vực kiểm tra.
 Khu vực Kiểm tra:
Quy trình kiểm tra rất kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng trước khi được xuất đi. Quá
trình kiểm tra được thực hiện qua 4 khu vực:
o Kiểm tra ngoại quang: Việc kiểm tra được tiến hành dựa theo sự
nhìn nhận, đánh giá, kiểm tra của công nhân tại khu vực. Lốp được lăn lên chuyền
kiểm tra ngoại quang và trải qua bước làm sạch lỗ khí. Sau khi được làm sạch, lốp
sẽ được ăn đến đầu kiểm tra ngoại quang. Công nhân kiểm tra có nhiệm vụ cho lốp
quay và nhận biết các khuyết tật, lỗi trên sản phẩm và đánh dấu theo ký hiệu, ghi

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


13
Báo cáo thực tập công nhân

chép lại trên nhật ký sản xuất.


o Kiểm tra X Quang: Lốp sau khi được kiểm tra ngoại quang sẽ được
chọn bất kì một đến hai lốp của lô hàng để đưa vào máy kiểm tra X Quang cũng
như các bước kiểm tra tiếp theo. Công nhân ngồi ở phòng máy X Quang sẽ xác
định các dị tật, lỗi của lốp thông qua ảnh X Quang. Phát hiện lỗi tại đây rất kĩ, cho
thấy được sự sắp xếp được của các sợi thép trong lốp và bề mặt lốp.
o Kiểm tra Bọt khí: Kiểm tra bằng phương pháp hóa học để xem xét
chất lượng lốp. Việc kiểm tra bọt khí được thực hiện trên mấu: 30% tổng số lốp
sản xuất trong ngày nhằm đánh giá chất lượng tổng thể để ra được các quyết định
điều chỉnh trong toàn bộ quá trình sản xuất.

o Kiểm tra Cân bằng, Đồng bộ: Lốp được kiểm tra cân bằng cách
cho quay và dùng đèn để kiểm tra. Việc kiểm tra này cũng thực hiện trên mẫu:
30% tổng số lốp sản xuất được trong ngày.
Sau khi kết thúc việc kiểm tra, lốp được chuyển qua khu vực lưu trữ ngay sát khu
vực kiểm tra và được công nhân vận chuyển chuyển lên xe tải để di chuyển sang kho. Quá
trình sản xuất được kiểm tra và theo dõi một cách chặt chẽ đảm bảo chất lượng và rất ít
khi xảy ra lỗi. Cùng với đó, các sản phẩm lỗi, cao su thừa trong quá trình cắt, luyện luôn
được tận dụng để được đưa ngược về lại trong quá trình cán tráng, tạo bán chế phẩm,
phục vụ cho quá trình sản xuất.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


14
Báo cáo thực tập công nhân

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN LÝ DỰ ÁN

NHẬT KÝ THỰC TẬP


(ĐỢT THỰC TẬP CÔNG NHÂN)

GVHD: T.S Huỳnh Nhật Tố


Th.S Nguyễn Hồng Nguyên
SVTH: Trương Văn Trình
Lớp : 17QLCN

Đà Nẵng, 2019

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


15
Báo cáo thực tập công nhân

KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÔNG NHÂN


Sinh viên thực tập: Trương Văn Trình.
Lớp: 17QLCN.
Đơn vị thực tập: Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng.
Địa chỉ: Lô G, Đường Tạ Quang Bửu, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
1. Lý do chọn đơn vị thực tập: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
- Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng là một doanh nghiệp lớn trong khu vực miền Trung
Tây Nguyên. Với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân viên có trình độ kĩ
thuật cao. Và là một doanh nghiệp lâu năm, thương hiệu được khẳng định và chiếm một
thị phần trên thị trường Việt Nam và quốc tế.
- Là công ty cổ phần, và phần trăm cổ phần lớn thuộc sở hữu của tập đoàn Hóa chất Việt
Nam. Chính vì vậy, công ty là một doanh nghiệp Việt Nam. Điều kiện để tìm hiểu trình
độ và thực trạng của doanh nghiệp nước nhà. Khơi gợi niềm tự hào thương hiệu Việt.
- Vị trí địa lí của công ty thuộc khu vực Liên Chiểu, điều kiện thuận lợi cho việc di
chuyển đến doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
- Cơ hội được tìm hiểu quy trình công nghệ tự động, bán tự động. Tìm hiểu cách bố trí
mặt bằng, thiết kế hệ thống sản xuất và bố trí nhân công,…
2. Kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp.
- Sau khi liên hệ và được sự đồng ý, tiếp nhận của lãnh đạo công ty cổ phần Cao su Đà
Nẵng. Tôi và nhóm thực tập đã trao đổi với các bộ phận có liên quan được giao nhiệm vụ
hướng dẫn về kế hoạch thực tập tại doanh nghiệp cụ thể như sau:

Tuần Thời gian (ngày – tháng Nội dung công việc thực tập
– năm)
Đến công ty, trình giấy tờ và trao đổi
6/7/2020
thời gian, kế hoạch thực tập
-Học về an toàn lao động trong công ty,
xưởng sản xuất.
8/7/2020 -Kí cam kết về việc thực hiện đúng các
1
quy định về an toàn lao động trong quá
trình thực tập.
Đi tham quan, quan sát và tìm hiểu quy
10/7/2020 trình sản xuất của xí nghiệp xăm lốp ô
tô của công ty
2 Tổ trưởng phòng kĩ thuật xí nghiệp xăm
lốp ô tô sẽ trình bày và cung cấp các
13/7/2020
thông tin về quá trình sản xuất ra một
lốp xe bias
14/7/2020 Tìm hiểu các tài liệu về quy trình công
nghệ, tính chất, máy móc để sản xuất ra
SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN
16
Báo cáo thực tập công nhân

một lốp xe bias. Đồng thời trao đổi thắc


mắc với anh Thành tố phó phòng kĩ
thuật xí nghiệp xăm lốp ô tô bias.
Đi tham quan và quan sát, trực tiếp trao
đổi với nhân viên phụ trách ở các bộ
16/7/2020 phận (nếu có thể) ở xưởng Bias và ghi
chép các số liệu đối chiếu với những gì
đã tìm hiểu ở tài liệu trước đó.
Đi thực tập thực tế quan sát tại xí
20/7/2020 nghiệp sản xuất lốp Radial. Ghi chép số
liệu, quan sát máy móc, quy trình.
Tìm hiểu tài liệu về lốp Radial. Đồng
thời trao đổi với người hướng dẫn về
21/7/2020
những thắc mắc được ghi lại trong quá
trình thực tế tại nhà máy.
3 Thực tế tại nhà máy Radial để đối chiếu
kết quả trao đổi với người hướng dẫn.
Đồng thời hoàn thiện quá trình quan sát
chuyên sâu, có thể trao đổi trực tiếp với
23/7/2020
nhân viên các bộ phận của nhà máy
( nếu được). Hoàn thành hiểu biết về
quy trình, máy móc và mặt bằng nhà
máy.
27/7/2020 Đi thực tế tại khu cán luyện cao su
Đi thực tế tại khu phơi lốp, kho bãi và
tìm hiểu cách bố trí sắp xếp sản phẩm
28/7/2020 khi lưu kho. Đồng thời tìm hiểu quan
sát cách thức vận chuyển khi xuất nhập
kho.
4
Thực tập quan sát tại các khu còn lại
của công ty. Trao đổi và báo cáo kết
quả quá trình thực tập của mình tại
30/7/2020
công ty để công ty xác nhận và đánh
giá. Cảm ơn lãnh đạo và các bộ phận
hướng dẫn. Kết thúc thực tập.

3. Kết luận: Do việc các quy trình, máy móc và công việc của các xí nghiệp của công ty hầu
hết là tự động và bán tự động. Được nhập từ nước ngoài, đòi hỏi công nhân phải có trình độ
và tay nghề mới có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, công việc để sản xuất ra một chiếc lốp
xe cũng khá phức tạp, qua các dây chuyền bán tự động, tự động với các máy móc có kích
thước lớn, cách vận hành đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm. Cộng với việc các yêu cầu về

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


17
Báo cáo thực tập công nhân

nhiệt độ, môi trường làm việc khá nghiêm ngặt. Chính vì nhũng lí do đó, mà các bộ phận
hướng dẫn chỉ cho phép sinh viên thực tập bằng cách quan sát, tìm hiểu và trao đổi. Không
cho phép trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành sản xuất. Vì vậy, kế hoạch thực tập sẽ
không có những nội dung về thực hiện trực tiếp sản xuất và vận hành.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


18
Báo cáo thực tập công nhân

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ


3.1 Nhận xét
Sau khi thời gian thực tập tại Công ty Cổ phẩn Cao su Đà Nẵng – Danang Rubber
Joint Stock Company, em xin có một số cảm nhận, nhận xét như sau:
 Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng là công ty đang dẫn đầu về công nghệ sản xuất
lốp xe không những tại miền Trung mà còn cả nước.
 Với nhu cầu lớn từ các đơn hàng trong nước và ngoài nước, các xưởng sản xuất lốp
tại DRC, đặc biệt là nhà máy lốp Bias đang hoạt động tối đa để có thể đáp ứng.
 Các nhà máy với các chức năng được đặt riêng với nhau nhưng không quá xa nhau
để có thể hỗ trợ và chuyển bán chế phẩm cho nhau.
 Xe vận chuyển ra vào theo hai cổng khác nhau và hướng khác nhau (đều tiếp xúc
với đường chính) việc này tránh tình trạng tắt nghẽn trong quá trình vận chuyển, hơn thế
nữa, quản lí có thể kiểm soát xe vào một cách chính xác nhất.
 Khu văn phòng được đặt ngay cổng ra vào nhằm thuận tiện cho việc tiếp khách và
xử lí công việc.
 Hệ thống nước, nhà ăn được đặt cách khá xa khu sản xuất nhằm đảm bảo an toàn.
 Mặt bằng tại các xưởng đượng thiết kế theo hiều dài.
 Các bộ phận trong mỗi xưởng được đặc trưng bởi một dây chuyền và kéo dài nhằm
mục đích phân biệt và lưu giữ bán chế phẩm rõ ràng.
 Đầu ra của xưởng này chính là đầu vào của xưởng sau.
 Sơ đồ 5S trong sản xuất được áp dụng trong tất cả hoạt động sản xuất nhằm phân
rõ vị trí và nhiệm vụ của từng khu vực, máy cũng như giữ được một môi trường làm việc
sạch sẽ dưới trách nhiệm của tất cả công nhân viên.
 Máy được chọn theo công nghệ mới nhất và hiện nay công ty đang dần mua thêm
các máy từ Hà Lan để tăng thêm công suất.
 Quá trình kiểm tra của bộ phận KCS rất thường xuyên và chọn mẫu 30% cho mỗi
đợt xe bán chế phẩm nhằm mục đích đảm bảo chất lượng ngay tại nguồn cho quá trình
sản xuất lốp.
 Làm việc theo ca, kíp được áp dụng tại nhà máy sản xuất lốp vì công suất tại các
xưởng là hoàn toàn khác nhau và cần có sự điều chỉnh hợp lí để không bị tồn bán chế
phẩm nhiều.
 Các ý tưởng cái tiến KAIZEN luôn được khuyến khích và áp dụng tại tất cả các
xưởng.
 Toàn bộ chế phẩm thừa hay lỗi luôn được sử dụng lại để tiết kiệm nhất nguồn
nguyên liệu cần cho quá trình.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


19
Báo cáo thực tập công nhân

Mặc dù là xưởng sản xuất gồm rất nhiều máy móc và con người nhưng tính sạch sẽ vẫn
được cán bộ công nhân viên đảm bảo ở mức cao.
3.2 Kiến nghị
 Việc ghi chép lỗi và quá trình thực hiện, kiểm tra nên được số hóa sẽ
giúp các cấp quản lí kiểm soát dễ hơn cũng như minh bạch hơn.
 Thêm số lượng công nhân nhằm tăng năng suất và giảm bớt áp lực cho
nhà xưởng sản xuát.
 Đặt máy hút cao su thừa tại quá trình kiểm tra ngoại quang.
 Áp dụng Lean tại chỗ nhằm sắp xếp gọn gàng hơn dụng cụ, công nhân
không mất thời gian tìm và kiểm tra.

SVTH: Trương Văn Trình – Lớp: 17QLCN


20

You might also like