Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Bài dự thi viết luận chủ đề COVID-19 & LOGISTICS

Dịch Covid-19 đang có diễn biến rất phức tạp, lây lan với tốc độ chóng mặt trên
toàn cầu và có dấu hiệu không ngừng tăng. Không những đe dọa đến sức khỏe, mạng
sống của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung cũng
như hoạt động Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng nói riêng.
Trước tình hình dịch bệnh suy biến, Logistics cũng suy biến theo xu hướng
không ổn định khiến các thành viên trong chuỗi điêu đứng. Trung Quốc là thị trường
nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhiều mặt hàng nhập khẩu của nước này đóng vai
trò thiết yếu trong sản xuất nước nhà, việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu
Trung Quốc, COVID-19 sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu khiến sản xuất trì trệ
hay tạm dừng dây chuyền làm cho cung cầu không ổn định. Các hoạt động vận tải
logistics giảm vì cửa khẩu Trung Quốc ùn ứ, quá tải, thông quan cản trở nên việc xuất
nhập khẩu trở nên phức tạp và mất thời gian hơn. Dẫn đến tình trạng hàng hóa dễ hư
hỏng, giảm chất lượng nên ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Các doanh nghiệp logistics
khó tránh khỏi thiệt hại. Các doanh nghiệp bị giảm doanh thu so với năm 2019, giảm số
lượng dịch vụ logistics và quốc tế, giảm lao động do nhiễm virus và giảm lao động do
lịch học tại trường của con bị hoãn,... Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ
Logistics tại Việt Nam, có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm 50% doanh thu so với
năm 2019 và hơn 50% doanh nghiệp giảm số lượng dịch vụ logistics trong nước và
quốc tế từ 10% - 30% so với cùng kì năm ngoái.
Vận tải ở các đường hàng hóa trên không, biển, nội địa cũng gặp khó khăn.
Theo khảo sát của Hiệp hội các hãng hàng không đều hủy chuyến bay sang Trung
Quốc, Hàn Quốc, CZ-DLC cắt giảm tuyến, SNG-HKG, hạn chế tối đa các chuyến bay
từ vùng dịch. Hơn nữa, giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao hơn so với ban đầu. Cục
hàng không cũng đã dự kiến các thiệt hại do Covid-19 gây ra. Nếu đến tháng 4-2020
lượng khách sẽ giảm 2,1% so với cùng kì năm ngoái, tháng 6-2020 thì sẽ giảm 4,2% và
đến tháng 8-2020 giảm mạnh xuống 15,5%.
Giám đốc điều hành Hiệp hội cảng biển Anh, Richard Ballantyne, cho rằng dịch
bệnh bắt đầu có những tác động đến dòng chảy thương mại, với chi phí vận tải tăng và
nảy sinh thêm các vấn đề về chuỗi cung ứng như giá tăng và thiếu hàng hóa. Các hãng
tàu đang gặp sức ép lớn tại các cảng khi không có đủ nhân công bốc dỡ container, không
đủ lái xe tải để vận chuyển hàng hóa và cũng không có người tiếp nhận hàng ở các nhà
máy hay các kho. Nhiều tàu ở châu Á đang nằm chờ do hãng hủy nhiều chuyến hàng ra
khỏi Trung Quốc trong hai tuần qua.
Vận tải đường bộ thì các tuyến biên giới khó kiếm được nhà vận chuyển. Lượng
hàng giảm dẫn đến nhu cầu về vận tải đường bộ giảm 30%. Hiện tại, nông sản và thủy
sản trong nước bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các mặt hàng thanh long, dưa hấu, sầu
riêng và tôm hùm đang gặp nhiều khó khăn. Đó là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
sang Trung Quốc trong dịp Tết và đang bị ứ đọng do phải thực hiện các công tác kiểm
dịch y tế nghiêm ngặt. Vì thế việc xuất khẩu dường như rất khó mà mặt hàng nông sản
khó bảo quản nên có thể gây hiện tượng giảm chất lượng, càng lâu càng mau hỏng.

Với những bất cập ở trên, Nhà nước và các doanh nghiệp Logistics cần phải có
những hoạt động điều tiết lại nền kinh tế và vận tải hợp lí để đưa mọi thứ trở về hoạt
động bình thường nhất sao cho thiệt hại là ít nhất.

Chính phủ sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các doanh nghiệp
logistics về tình hình dịch bệnh và những biện pháp của Chính phủ. Nhà nước nên tạo
điều kiện cho các hãng vận tải, hãng tàu nhằm giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa,
giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông. Với các doanh nghiệp kho lạnh,
kho mát cần được ưu đãi về giá điện dụng, ưu đãi thuế cho các chuỗi cung ứng thực
phẩm. Vận tải hàng hóa đường sắt, đường bộ của Việt Nam hiện nay đang kết nối với
Trung Quốc rất lớn, vì vậy đề xuất chính phủ chỉ đạo tập trung tăng cường khai thác nội
địa đồng thời mở rộng kết nối các nước trong khu vực ASEAN để cân bằng hàng hóa
xuất khẩu với Trung Quốc nhưng không lơ là phòng chống dịch bệnh. Phòng bệnh vẫn
được đặt lên hàng đầu. Với các mặt hàng nông sản ứ đọng, các doanh nghiệp logistics
trong nước đang có cơ hội và thử thách lớn để khẳng định mình trong việc này. Việc
điều tiết,vận chuyển, thu mua, kho bãi sao cho hợp lí để vừa có lợi cho doanh nghiệp
vừa giảm thiệt hại cho người dân. Vì thế, Chính phủ nên rà soát các loại thuế, giảm chi
phí vận tải như giảm giá BOT, phí cầu đường, bến bãi, lưu giữ phương tiện ; tăng tiến
độ, thời gian cấp phép, giảm bớt thời gian thông quan và kiểm hóa tại cảng để giải
phóng hàng tránh phí lưu kho bãi.

Việc dịch bệnh diễn ra phức tạp cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics
vượt qua khó khăn để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của mình và đó là động lực khiến
chúng ta thay đổi cách thức sản xuất, vận chuyển và thanh toán đối với những sản phẩm
và dịch vụ. E-Logistics có thể phát huy thế mạnh của mình nhờ vào đây. Khách hàng
gia tăng nhu cầu mua sắm online, thương mại điện tử phát triển, tiếp xúc người với
người giảm đáng kể để giảm lây nhiễm dịch bệnh. Hiện tại, đang có những công nghệ
đầy tiềm năng mang lại lợi ích trong chuỗi cung ứng. Những công nghệ như trí tuệ nhân
tạo, xe tự lái, blockchain, máy bay không người lái (drone), internet vạn vật (IoT), thực
tế ảo (VR),... đang dần hoàn thiện hơn. Các kênh mua sắm trực tuyến như Shopee,
Lazada,… cũng đang vận dụng linh hoạt về hàng hóa và cách thức giao hàng sao cho
tiết kiệm và nhanh nhất có thể.

Tóm lại có rất nhiều thách thức và cơ hội cho Logistics trong tình hình dịch bệnh
Covid-19 đang diễn ra. Việc nắm bắt thời cơ và vượt qua khó khăn trong thời kì này sẽ
là nền tảng phát triển Logistics của Việt Nam trong tương lai. Logistics nói riêng và nền
kinh tế Việt Nam nói chung sẽ vượt qua khó khăn này đưa đất nước ngày càng tiến bộ,
văn minh tạo ra nền tảng vững chắc cho tương lai.

You might also like