Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2019

HỆ THỐNG CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH


THỨC – NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2 Tình hình nghiên cứu...................................................................................2
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới...........................................2
2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam..........................................6
3 Mục đích nghiên cứu...................................................................................8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................8
4.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................8
4.2 Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................9
5 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................9
6 Kết cấu đề tài.............................................................................................10
NỘI DUNG.........................................................................................................11
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG
CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC TRÊN THẾ GIỚI.........................11
1.1 Tổng quan hệ thống chuyển tiền không chính thức................................11
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản...............................................................11
1.1.2 Đặc điểm của hệ thống chuyển tiền không chính thức..................13
1.1.3 Vai trò của hệ thống chuyển tiền không chính thức......................14
1.2. .Hoạt động của một số hệ thống chuyển tiền không chính thức tại một số
quốc gia tiêu biểu trên thế giới......................................................................17
1.2.1 Hoạt động của hệ thống Hawala....................................................17
1.2.2 Hoạt động của hệ thống Hundi......................................................18
1.2.3 Hoạt động của thị trường chợ đen trao đổi đồng Peso..................20
1.3 Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới đối với hệ thống
chuyển tiền không chính thức.......................................................................22
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM...28
2.1 Tổng quan hoạt động chuyển tiền của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam...
.......................................................................................................................28
2.1.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động chuyển tiền của hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam....................................................................................................28
2.1.2 Hoạt động chuyển tiền trong nước................................................29
2.1.3 Hoạt động chuyển tiền quốc tế......................................................34
2.2 Hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam............................44
2.2.1 Những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển tiền
không chính thức........................................................................................44
2.2.2 Một số hình thức chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam và
tình hình hoạt động....................................................................................46
2.3 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức:...........................53
2.3.1 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam....................................................................53
2.3.2 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với
người sử dụng............................................................................................59
2.3.3 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với nền
kinh tế - xã hội...........................................................................................66
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG VÀ CƠ CHẾ THỰC THI LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM..........................71
3.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................71
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện hoàn thiện hệ thống pháp luật...................73
3.3 Một số đề xuất giải pháp đối với cơ chế thực thi pháp luật liên quan đến
hệ thống chuyển tiền không chính thức........................................................75
3.3.1 Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ.................................................76
3.3.2 Đối với Nhà nước..........................................................................80
3.3.3 Đối với chủ thể sử dụng................................................................82
KẾT LUẬN.........................................................................................................84
1. Đóng góp của đề tài..................................................................................84
2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................86
PHỤ LỤC............................................................................................................90
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHÍ....................................90
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT................................................................96
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
AML Anti Money Laundring Chống rửa tiền
App Application Ứng dụng
ARS Alternative Remittance Hệ thống chuyển tiền thay thế
Services
ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations
ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động
BAFin German Financial Services Cơ quan Dịch vụ Tài chính Đức
Authority
BLHS: Bộ Luật Hình sự
BMPE Black Market Peso Exchange Thị trường chợ đen Peso

CFT Compagnie Financière Chống tài trợ Hoạt động khủng bố


Tradition
CMND Chứng minh nhân dân
FATF Financial Action Task Force Nhóm Đặc Trách Tài chính về rửa
tiền
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FEMA Foreign Exchange Management Đạo luật quản lý ngoại hối
Act
FERA Foreign Exchange Regulations Đạo luật điều chính ngoại hối
Act
FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài
FINCEN Financial Crimes Enforcemet Mạng lưới Thực thi tội phạm Tài
Network chính
FINTRAC Financial Transactions and Trung tâm Phân tích Giao dịch và
Reports Analysis Centre of Báo cáo Tài chính Canada
Canada
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
HĐXX Hội đồng xét xử
IOS Internetwork Operating System Hệ điều hành các thiết bị di động của
Apple
IVTS Informal Value Transfer Hệ thống chuyển tiền không chính
System thức
MTCN Money Transfer Control Mã số chuyển tiền
Number
NHNN Việt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nam
ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức
Assistance
OSFI Office of the Superintendent of Văn phòng Giám sát các Tổ chức tài
Financial Institutions chính
OTP One time Password Mật khẩu dùng một lần
POS Point of sale Máy chấp nhận thanh toán thẻ
SMS Short Message Services Dịch vụ tin nhắn ngắn

U.A.E United Arab Emirates Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập


Thống Nhất
UBND Ủy Ban Nhân dân
UK United Kingdom Vương quốc Liên Hiệp
UNDP United Nation Development Chương trình phát triển Liên hợp
Program quốc
USD Đô la Mỹ

VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng


VND Việt Nam đồng
WDI World Development Indicators Các chỉ số phát triển thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Tài Chính – Ngân hàng đang ngày càng chiếm một vị thế quan trọng đối với
sự phát triển của một quốc gia. Trong những năm gần đây, trải qua hơn 30 năm đổi
mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, từng bước đưa
nền kinh tế Việt Nam tiến sâu vào hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Theo Thống kê của
Tổng cục Thống kê, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm năm 2018 tăng 8,21%
(mức tăng đáng kể so với ba năm trước đây: năm 2016 tăng 7,79%; năm 2017 tăng
8,14%), đóng góp 0,53 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế, với tổng GDP cả năm tăng 7,08% 1. Có thể thấy rằng, sự phát triển đột phá của
nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua là nhờ sự đóng góp quan trọng, tích
cực của hoạt động ngân hàng – nguồn lực, động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát
triển. Kết quả này có được một phần từ nghiệp vụ trung gian của ngân hàng, trong đó
có sự đóng góp không nhỏ của dịch vụ chuyển tiền. Cội nguồn của loại hình dịch vụ
chuyển tiền phát sinh từ nhu cầu trao đổi, giao dịch của con người. Kinh tế phát triển,
xã hội ngày một nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng, sử dụng tiền tệ ngày một tăng lên.
Những dịch vụ này ngày càng phát triển vừa hỗ trợ đáng kể cho các nghiệp vụ huy
động vốn, đầu tư, vừa tạo nên các khoản thu nhập cho ngân hàng bằng các khoản tiền
hoa hồng, lệ phí, tạo nên một vị trí xứng đáng cho hệ thống các ngân hàng thương mại
trong giai đoạn phát sinh như hiện nay.
Mặt khác, trên thế giới, bên cạnh kênh chuyển tiền chính thức được cung cấp bởi
các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính được đăng ký hợp pháp, hiện vẫn
còn tồn tại song song những kênh chuyển tiền ngoài ngân hàng gọi là hệ thống chuyển
tiền không chính thức. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội mà hệ thống này được
hình thành tại các khu vực địa lý nhất định. Chẳng hạn như một số hệ thống chuyển
tiền không chính thức như: Hawala (Trung Đông và Nam Á), Fei-ch’ien (Trung Quốc),
Hundi (Ấn Độ), Phei Kwan (Thái Lan),... Các tổ chức này hoạt động khá phổ biến bởi
sự thuận tiện và nhanh chóng mà chúng đem lại. Mặc dù vậy, các hệ thống này còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề thu hút các cá nhân và các nhóm tham gia trong
các hoạt động tội phạm như rửa tiền, buôn lậu hoặc tài trợ cho khủng bố.

1 https://www.gso.gov.vn/
1
Theo số liệu Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thì
có hơn 4,5 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại 103 nước
và Vùng lãnh thổ2. Đồng thời, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công
bố hồi tháng 4 năm 2018 cho biết, Việt Nam tiếp nhận 13,781 tỷ USD trong năm 2017,
tăng từ 11,88 tỷ USD năm 2016, 13,2 tỷ USD năm 2015 và 12 tỷ năm 2014 3. Các kênh
chuyển tiền hiện tại chủ yếu và phổ biến hiện nay vẫn là qua hệ thống ngân hàng
thương mại, các tổ chức chuyển tiền quốc tế như Western Union, Moneygram... Tuy
nhiên, bên cạnh hoạt động chuyển tiền của các hệ thống này cũng tồn tại một số hệ
thống không chính thức được hình thành tại Việt Nam dưới nhiều hình thức. Chẳng
hạn với dịch vụ chuyển kiều hối về Việt Nam, bên cạnh kênh chuyển tiền phổ biến
nhất là qua hệ thống ngân hàng thương mại (đạt khoảng 72,6% doanh số kiều hối
chuyển về nước), hệ thống chuyển tiền không chính thức đóng góp 28,4 % doanh số
kiều hối chuyển về nước 4. Các hệ thống không chính thức này được phát sinh từ sinh
hoạt truyền thống và thói quen hằng ngày mà người sử dụng thường chưa nhận định rõ
về cách thức hoạt động, hoặc thường nghĩ đến đó là hoạt động ngầm, phi pháp. Do đó,
vấn đề đặt ra là bản chất của hệ thống chuyển tiền không chính thức là gì? Đây có phải
là hệ thống bất hợp pháp hay không? Cơ chế điều chỉnh quan hệ này là gì? Những tác
động của nó đến hệ thống ngân hàng? Giải pháp xây dựng một khung pháp lý điều
chỉnh chặt chẽ đối với hệ thống chuyển tiền không chính thức?.
Với những lý do trên, nhóm tác giả chọn đề tài: “Hệ thống chuyển tiền không
chính thức – Những tác động đối với hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam” để làm đề
tài nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm làm rõ và sâu hơn các vấn đề liên quan đến hệ
thống chuyển tiền không chính thức cũng như các mặt ảnh hưởng của nó đến hệ thống
ngân hàng nói riêng, nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung.
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân
hàng nhưng riêng đối với vấn đề liên quan đến hệ thống chuyển tiền không chính thức

2 https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/hon-4-5-trieu-nguoi-viet-song-o-nuoc-ngoai-90272.html
3 Số liệu được nhóm tác giả tổng hợp và trích xuất từ báo cáo của WB được đăng tải trên trang
https://data.worldbank.org/indicator/BX.TRF.PWKR.CD.DT?
locations=VN&view=chart&fbclid=IwAR2AHAGI95mIgcEfZjG9N1DGy7eCJzi1IwLgTfQD5LfRfX2qOQmM
z3o_evw
4 http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/hut-kieu-hoi-truoc-ap-luc-giam-143945.html?
fbclid=IwAR0iO4Euq6iogvVfmfNQrmNwgEZUlcR9RbiW-nb0e1LMsL6GsLuW7_6qmZc
2
còn rất ít và mới mẻ. Tuy nhiên, một số bài nghiên cứu cũng đã đề cập đến việc phân
tích các khía cạnh của hệ thống chuyển tiền không chính thức, mà tiêu biểu là các bài
viết về hoạt động của hệ thống chuyển tiền không chính thức Hawala – hệ thống hình
thành lâu đời ở Trung Đông và Nam Á, ngày một phát triển rộng rãi, phổ biến. Những
công trình này bước đầu đã đặt nền tảng cho mối quan tâm của các nhà nghiên cứu,
đặc biệt là sự quan tâm của Nhà nước trong việc kiểm soát hệ thống chuyển tiền không
chính thức.
Nghiên cứu về vấn đề này ban đầu chỉ là những bài viết về tình hình hoạt động của
hệ thống chuyển tiền không chính thức bằng việc đánh giá các báo cáo và nguồn thông
tin công cộng. Có thể kể đến các báo cáo do Ban Thư Ký Khối thịnh vượng chung -
Commonwealth Secretariat (1998), Lực lượng Tài chính đặc nhiệm hành động – FATF
(1997, 1999) và Bộ Ngoại giao Hoa Kì (1997) đã tiết lộ những thông tin cơ bản về các
thuật ngữ “ngân hàng ngầm” – “underground banking”, các thông tin còn thưa thớt và
nhiều lỗ hỏng.
Bài nghiên cứu “Informal Value Transfer Systems and Criminal Organizations” –
Nikos Passas (tháng 4 năm 1999) – Bộ Tư pháp Hà Lan - “Hệ thống chuyển tiền
không chính thức và các tổ chức tội phạm”
Tác phẩm đã đưa ra khẳng định việc sử dụng thuật ngữ “hệ thống chuyển tiền
không chính thức” - "informal value transfer systems" (IVTS) là thích hợp hơn cho
mục đích nghiên cứu thay vì “ ngân hàng ngầm” - "underground banking". Đây là một
điểm nhấn quan trọng mà N.Passas đã đặt ra đầu tiên khi nghiên cứu về vấn đề này
bằng việc đưa ra định nghĩa cho thuật ngữ IVTS. Tác giả cũng đã nhận định quan
trọng rằng, hệ thống có nguồn gốc khá lành mạnh chứ không phải xuất hiện hoàn toàn
bởi sự bất ổn về chính trị, hay bắt đầu cho một sự vi phạm kiểm soát tiền tệ hay các
luật khác
Nghiên cứu đã đánh giá ưu điểm của hệ thống này đơn giản là vì dịch vụ của họ
nhanh hơn, rẻ hơn, và thuận tiện hơn hơn bất kỳ sự thay thế nào khác. Tác giả cũng
đưa ra đánh giá đầu tiên về những rủi ro của các hệ thống chuyển tiền không chính
thức. Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra IVTS tạo thuận lợi cho việc phạm tội của các cá
nhân, tổ chức như: trốn thuế, hoạt động bí mật, tham nhũng, lừa đảo tài chính, khủng
bố, rửa tiền, cũng như buôn bán trái phép ma túy, vũ khí hoặc hàng hóa. Báo cáo cũng
cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về pháp luật và các biện pháp thực tế được

3
thực hiện bởi một số quốc gia từ sự kết hợp các phân tích pháp lý và lịch sử với việc
phỏng vấn các nhà quản lý, cơ thực thi pháp luật và các chuyên gia học thuật.
Cuối cùng, báo cáo kết thúc với một loạt các vấn đề cải thiện quy định đối với lĩnh
vực ngân hàng chính thức mà chưa đề cập đến các cơ chế đối với kênh chuyển tiền
không chính thức.
Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã rấy lên mối quan tâm đặc biệt
đến các vấn đề xoay quanh hệ thống chuyển tiền không chính thức. Từ đây, các nghiên
cứu liên quan đến hệ thống này được mở rộng và phổ biến rộng rãi với các khía cạnh
phân tích khác nhau.
Bài nghiên cứu “Informal Funds Transfer Systems: An Analysis of the Informal
Hawala System” – Mohammed El Qorchi (IMF), Samuel Munzele Maimbo (WB) và
John F. Wilson (IMF) (tháng 3/ 2003) - The World Bank and The International
Monetary Fund “Hệ thống chuyển tiền không chính thức: Phân tích hệ thống Hawala
không chính thức”
Bài viết này trình bày những phát hiện, phân tích và kết luận nghiên cứu về đặc
điểm hoạt động của hệ thống chuyển tiền không chính thức với thuật ngữ “Informal
Funds Tranfer Systems – IFTS” thay vì sử dụng thuật ngữ "hệ thống chuyển tiền thay
thế" - “alternative remittance systems”, "ngân hàng ngầm" - “underground banking”,
"ngân hàng dân tộc" - ethnic banking” và "hệ thống chuyển giá trị không chính thức” –
“informal value transfer system”. Lý do được đưa ra là vì đây là phương tiện bị chi
phối bởi chuyển khoản tài chính và bởi bản chất chuyển giao tài chính tương tự với
ngân hàng thông thường.
Cũng giống như các nghiên cứu trước, nhóm tác giả cũng nhận định Hawala được
sử dụng rộng rãi bởi các đặc điểm về tốc độ, tiện lợi, linh hoạt và tiềm năng về ẩn
danh. Các hệ thống có thể được sử dụng cho cả mục đích hợp pháp và bất hợp pháp,
bắt nguồn từ văn hóa khác nhau của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này,
tác giả bổ sung thêm phần tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với
nền kinh tế của một quốc gia như chính sách tiền tệ và trao đổi, chính sách tài khóa,
mất doanh thu Chính phủ, giảm thông tin có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách.
Đặc biệt, điểm quan trọng trong vấn đề này, nhóm tác giả đã xây dựng và mô phỏng
được mô hình định lượng thị phần ước tính của Hawala trong việc nhận kiều hối trong
tổng số kiều hối của từng quốc gia. Mô hình định lượng được ước tính trên sự điều tra

4
nguồn dữ liệu của 15 quốc gia. Và kết luận rằng hầu hết các yếu tố này không dễ dàng
định lượng được.
Phân tích quan điểm về các quy định pháp lý đối với hệ thống Hawala, tác giả đánh
giá dựa trên hai quan điểm giữa nước nhận Hawala và nước thực hiện Hawala. các
nước này, mỗi nước có cách tiếp cận quy định khác nhau giữa đăng ký và cấp phép,
với các mức độ khác nhau của sự thận trọng trong bổ sung, thực thi pháp luật và chống
hoạt động rửa tiền.
Cuối cùng, nghiên cứu đóng góp đề xuất về việc đưa ra sự giám sát, quản lý đối với
hoạt động này dựa vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia và hệ thống pháp luật. Đồng
thời, phát triển ngành tài chính dài hạn, giải quyết tiềm năng rủi ro lạm dụng tài chính
và hoạt động tội phạm.
Bài nghiên cứu “Informal value transfer system, terorism and money laundering”
- Nikos Passas (tháng 11 năm 2003) – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ - “Hệ thống chuyển tiền
không chính thức, khủng bố và rửa tiền”.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã phân biệt các loại hình IVTS và cách thức hoạt
động của IVTS. Mặc dù trọng tâm chính là về hawala, các phương pháp khác được mô
tả ngắn gọn để vẽ ra một bức tranh đầy đủ hơn về phạm vi IVTS và cung cấp một bối
cảnh chính xác trong đó chuyển giao giá trị xảy ra trên phạm vi quốc tế. Nghiên cứu
đưa ra các phân tích về các phương thức như Physical transportation – courier service
(dịch vụ vận tải vật lý); In-kind Payments (Thanh toán bằng hiện vật); Hawala and
Hundi.
Các vấn đề thách thức về thực thi pháp luật bắt nguồn từ hoạt động tự nhiên của
Hawala: Trong phần này, tác giả nghiên cứu về các khía cạnh liên quan đến trở ngại
thực thi pháp luật, và chỉ ra khó khăn bắt nguồn từ việc thiếu lưu giữ hồ sơ và những
khó khăn tiềm tàng trong việc giải mã hồ sơ; kết hợp các loại hình khác nhau đi kèm
(kết hợp với vàng, kim cương hoặc các giao dịch hàng hóa khác). Đồng thời, sự kết
hợp của các IVTS truyền thống dẫn đến cơ quan kiểm soát gặp phải trong các loại tội
phạm xuyên quốc gia khác làm nhiệm vụ trở nên đặc biệt thách thức. Nghiên cứu cũng
chỉ ra các đề xuất chính sách cho việc hoàn thiện cơ chế điều chỉnh hệ thống không
chính thức đó là giấy phép/ đăng ký, yêu cầu báo cáo; hướng đến một khung khai thác
quốc tế.

5
Báo cáo “Informal Funds Transfer Systems in the APEC Region: Initial Findings
and a Framework for Further Analysis” – World Bank (tháng 9/2003) – “Hệ thống
chuyển tiền không chính thức trong khu vực APEC: Những phát hiện ban đầu và một
khung phân tích sâu hơn”

Báo cáo được trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính Apec tháng 9 năm 2003.
Bài báo cáo vạch ra khuổn khổ để đánh giá quy mô dòng kiều hối và phân tích các
động cơ đối với việc sử dụng kênh chính thức hay không chính thức. Báo cáo cũng
xem xét vai trò của các tổ chức tài chính chính thức trong việc cung cấp các dịch vụ
chuyển tiền phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tính thống nhất và minh bạch, như
các tiêu chuẩn có liên quan đến hoạt động chống rửa tiền và đấu tranh chống tài trợ
khủng bố. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cung cấp một dấu hiệu đầu tiên và khối lượng về
các luồng tiền đến và đi từ các nền kinh tế APEC thông qua hệ thống chuyển tiền
không chính thức, và đánh giá về mặt thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn
đọng. Báo cáo này cũng trang bị khuôn khổ thống nhất để cho các nền kinh tế APEC
thực hiện phân tích chuyên sâu về dòng tiền thông qua hệ thống chuyển tiền không
chính thức.

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các dịch vụ chuyển tiền nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung thường được đại
bộ phận người sử dụng tín nhiệm bởi hệ thống các ngân hàng. Hơn thế nữa, hoạt động
của các hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam chưa có các quy định cụ
thể.Do vậy, việc nghiên cứu đầy đủ về hệ thống này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một
nghiên cứu cụ thể nào đối với vấn đề này. Một số bài viết nghiên cứu và bài báo có
liên quan đến đề tài này đáng chú ý ở Việt Nam có thể kể đến là:
Tác phẩm “Hành lang chuyển tiền Canada – Việt Nam. Những bài học khi
chuyển từ các hệ thống không chính thức sang chính thức” – World Bank (tháng
11/3004)
Nghiên cứu này thuộc bản quyền của Ngân hàng Thế giới, được thực hiện bởi
Nhóm Công tác về Sáng kiến Hệ thống Chuyển tiền của APEC. Nghiên cứu này đã
củng cố các tài liệu hiện tại về chuyển tiền và nêu bật tiềm năng phát triển của các
luồng chuyển tiền. Nghiên cứu này cũng thúc đẩy việc bảo vệ tính thống nhất của các

6
kênh chuyển tiền trước các kênh có liên quan đến các hoạt động tội phạm, đồng thời
định hướng chuyển đổi từ kênh không chính thức sang kênh chính thức.
Tác phẩm đã đưa ra một bức tranh tổng quát và sơ bộ về hành lang Canada – Việt
Nam, với đóng góp quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ không chính thức. Tác
phẩm cũng đã nghiên cứu về quy trình chuyển tiền với 3 giai đoạn.
Nghiên cứu cũng đã nêu lên những bài học rút ra từ hành lang chuyển tiền Việt Nam
– Canada. Tác giả nhận định thị trường chuyển tiền giữa hai nước còn tương đối nhỏ
xét về giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, các kênh chuyển tiền không chính thức vẫn được sử
dụng rộng rãi trong hành lang Canada – Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh về chi phí,
tốc độ, độ tin cậy và sự gần gũi về văn hóa. Ngoài ra, các hệ thống không chính thức
bên cạnh việc gắn liền với các hoạt động thương mại hợp pháp thì còn gắn với các
hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác. Từ đó, tác giả
đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển chuyển đổi giữa loại
hình không chính thức sang chính thức, đồng thời tăng cường việc thực thi các tiêu
chuẩn quốc tế về tính thống nhất và minh bạch của thị trường.
Bài viết “Đôi nét về hệ thống chuyển tiền ngầm tại Nam Á và Trung Đông” –
đăng tải trên tapchitaichinh.vn. Bài viết đã phân tích về hệ thống chuyển tiền ngầm
Hawala bằng việc đưa ra định nghĩa Hawala, có nguồn gốc ở Ấn Độ, nguyên nhân
Hawala phổ biến rộng rãi. Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra một khía cạnh sử dụng hệ
thống Hawala là lợi dụng để rửa tiền hoặc chuyển tiền để tài trợ khủng bố nhằm tránh
sự phát hiện của các cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, bài viết đi đến kết luận về việc
cảnh giác đối với các hệ thống chuyển tiền ngầm, và nhấn mạnh sự cần thiết và quan
trọng của việc tiến hành các biện pháp để đảm bảo cá nhân hoặc pháp nhân cung cấp
dịch vụ chuyển tiền hoặc giá trị phải được đăng ký hoặc cấp phép và là đối tượng chịu
sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền với các chế tài hành chính, dân sự
hoặc hình sự.
Bài viết “Tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền qua kênh kiều hối phi chính thức” được đăng
tải trên trang infonet.vn. Bài viết này đã đưa ra được nhận định về sự tồn tại của hệ
thống chuyển tiền không chính thức, cung cấp thông tin về hình thức hoạt động
chuyển kiều hối là thông qua nhờ người quen cầm tiền từ nước ngoài về Việt Nam
hoặc qua một đầu mối – bên thứ ba thực hiện hoạt động chuyển kiều hối về tận nhà.
Đánh giá về hoạt động này, tác giả bài viết cũng nhận định về những mặt hạn chế mà

7
kênh chính thức – kênh ngân hàng còn tồn đọng, những ưu điểm của kênh không chính
thức mang lại dẫn đến việc người sử dụng lựa chọn hình thức này.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây về hệ thống chuyển tiền không chính thức tại
Việt Nam mới đầu đã khái quát được những thông tin cơ bản về hệ thống và có được
những đánh giá khách quan về tác động của nó. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
còn nhiều lỗ hổng trong việc phân tích các hệ thống chuyển tiền không chính thức tiêu
biểu ở một số quốc gia trên thế giới để rút ra kinh nghiệm đối với hoạt động này tại
Việt Nam. Hơn thế nữa, hoạt động của hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt
Nam diễn ra phổ biến nhưng đề tài này còn khá mới mẻ đối với nghiên cứu bởi vì ở
Việt Nam các hoạt động này chưa có cơ chế quản lý rõ ràng, chặt chẽ. Do đó, các bài
viết mới chủ yếu đi vào phân tích những nội dung cơ bản về cách thức hoạt động của
hệ thống này mà chưa có nghiên cứu sâu về tác động của nó đối với hệ thống ngân
hàng cũng như những thiếu sót trong việc xây dựng và thực thi các quy định điều
chỉnh hoạt động này. Do vậy, nhóm tác giả muốn tiến hành nghiên cứu này để lấp đầy
những khoảng trống nghiên cứu đó.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận về hệ thống chuyển tiền chính thức và không
chính thức, đồng thời tìm hiểu hoạt động của hệ thống này tại một số quốc gia trên thế
giới và Việt Nam. Từ đó, thông qua tác động của hệ thống chuyển tiền không chính
thức đối với Ngân hàng nói riêng, nền kinh tế và xã hội Việt Nam nói chung để rút ra
bài học kinh nghiệm cũng như đề ra những giải pháp, định hướng để hoàn thiện các
vấn đề pháp lý đối với hệ thống này ở Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu về các đối tượng sau đây:
- Những vấn đề lý luận và cách thức hoạt động của hệ thống chuyển tiền không
chính thức ở một số quốc gia trên thế giới
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt chuyển tiền của Hệ thống ngân hàng và
hệ thống chuyển tiền không chính thức
- Khung pháp lý đối với hoạt động chuyển tiền của hai kênh chính thức và khung
chính thức

8
- Những tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Với việc thực hiện nghiên cứu về đề tài này, nhóm tác giả thực hiện trong phạm vi
sau đây:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động chuyển tiền của cả kênh chính thức và
không chính thức; Các vấn đề pháp lý về hoạt động chuyển tiền của hai kênh; Tác
động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với Ngân hàng, chủ thể sử dụng
và nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động của các
hệ thống chuyển tiền không chính thức ở các quốc gia trên thế giới kể từ khi các hệ
thống đó được thành lập. Các số liệu chứng minh tại Việt Nam được lấy từ năm 2010
đến nay.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của hệ
thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế
giới có các loại hình phổ biến như Hawala, Hundi, và Thị trường chợ đen trao đối
đồng pesco.
5 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu đã đề ra, trong đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả thực
hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, phân loại lý thuyết: tìm kiếm các công trình nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam về đề tài này và những vấn đề liên quan; sắp xếp các tài
liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng vấn đề khoa học có
cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục
đích nghiên cứu, giúp phát hiện đầy đủ các khía cạnh của đối tượng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: nghiên cứu các tài liệu, các công trình và
tác phẩm có liên quan trong lĩnh vực chuyển tiền ở trong nước và một số quốc gia trên
thế giới; nghiên cứu những thực tiễn, những thành quả và kinh nghiệm trong lĩnh vực
giải quyết các vấn đề pháp lý còn tồn động đối với hành vi phạm tội thông qua hệ
thống chuyển tiền trên thế giới và ở cả Việt Nam, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện làm phiếu điều tra online với 100 bản
điều tra đến các đối tượng là sinh viên, người đi làm và người trung niên nhằm tìm ra
9
quan điểm của họ về nhận thức, thực tiễn, và tiềm năng tiếp tục hoạt động của các hệ
thống chuyển tiền không chính thức.
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu được kết cấu gồm 3
chương như sau
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hệ thống chuyển tiền không chính
thức trên thế giới.
Chương II: Hệ thống chuyển tiền không chính thức và những tác động đối với hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam.
Chương III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và
cơ chế thực thi liên quan đến hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam.

10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG
CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Tổng quan hệ thống chuyển tiền không chính thức
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
a Hệ thống chuyển tiền chính thức
Một trong những hệ thống và hình thức chuyển tiền chính thức phổ biến nhất là
hệ thống ngân hàng. Đây là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận
tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các thị trường vốn.
Việc dùng từ “chính thức” để chỉ lĩnh vực tài chính được quy định ngoài ngân
hàng ra còn có những công đoàn tín dụng, nhà điều hành chuyển tiền như Western
Union và MoneyGram, dịch vụ bưu chính và công ty thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Các
hệ thống này được điều chỉnh bởi luật pháp hoặc quy định theo các tiêu chuẩn quốc tế
do FATF cũng như Ủy ban giám sát ngân hàng Basel đặt ra. Do đó, các hệ thống
chuyển tiền không chính thức có thể được xem là những hệ thống không thuộc nhóm
trên.
Nhóm tác giả đã rút ra từ các chức năng và hoạt động của hệ thống chuyển tiền
chính thức và đưa ra được định nghĩa hệ thống chuyển tiền chính thức là bất kỳ hệ
thống, cơ chế hoặc mạng lưới nào nhận tiền trả cho bên thứ ba ở một vị trí địa lý khác.
Chuyển tiền chính thức chỉ diễn ra bên trong hệ thống ngân hàng thông thường hoặc
các tổ chức kinh doanh khác và hoạt động kinh doanh chính là chuyển tiền có thể liên
kết với Ngân hàng.
b Hệ thống chuyển tiền không chính thức
Hệ thống chuyển tiền không chính thức (IVTS) có rất nhiều định nghĩa, một ví
dụ là Dịch vụ chuyển tiền thay thế (ARS) là thuật ngữ được sử dụng bởi Lực lượng
đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) để mô tả các “dịch vụ tài chính chuyển giá trị hoặc
tiền từ vị trí địa lý này sang địa điểm khác, thường là ngoài khu vực tài chính chính
thức.”
Mặt khác, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sử dụng thuật ngữ hệ
thống Chuyển tiền không chính thức (IVTS) để mô tả 'các hệ thống tài chính tồn tại
khi không có hoặc song song đến các kênh ngân hàng thông thường '. (APEC, 2003)
Các định nghĩa trên đều có ý đúng, tuy nhiên chỉ nêu một cách chung chung về
hệ thống chuyển tiền không chính thức và đưa ra rằng: những hoạt động chuyển tiền
này không nằm trong khu vực tài chính chính thức hay các kênh ngân hàng thông
thường mà chưa đề cập gì đến việc hoạt động này đối tượng chuyển/giao dịch là gì và
gồm chủ thể nào.
Sau quá trình tìm hiểu định nghĩa của hệ thống chuyển tiền không chính thức,
nhóm tác giả đã lựa chọn dựa trên định nghĩa Nikos Passas đã nêu ra, vì đây là tài liệu
nguồn và căn bản của rất nhiều nghiên cứu về Hệ thống chuyển tiền không chính thức
(IVTS).
Thuật ngữ hệ thống chuyển tiền không chính thức, được đặt ra bởi Giáo sư Nikos
Passas vào năm 1999 định nghĩa IVTS là 'bất kỳ hệ thống hoặc mạng lưới trên cơ sở
toàn thời gian hoặc bán thời gian, chuyển giao giá trị trong nước hoặc quốc tế bên
ngoài các hệ thống tổ chức tài chính được quy định thông thường'. ' Giá trị 'đề cập đến
là ' tiền tệ hoặc giá trị vật chất'.
"Khu vực tài chính thông thường hoặc theo quy định" bao gồm: mạng lưới ngân
hàng, chứng khoán, hàng hóa và thị trường trái phiếu, cũng như các doanh nghiệp dịch
vụ tiền chính thức như Western Union.
Passas đã sửa đổi định nghĩa của mình trong một báo cáo năm 2003 do Ủy ban
Tư pháp và Kho bạc Hoa Kỳ phối hợp thực hiện thành ‘bao gồm bất kỳ mạng lưới
hoặc cơ chế nào có thể được sử dụng để chuyển tiền hoặc giá trị từ nơi này sang nơi
khác mà không để lại dấu vết giấy tờ chính thức của toàn bộ giao dịch hoặc không
thông qua các tổ chức tài chính theo quy định'.
Ngoài ra, định nghĩa năm 2003 mặc nhiên thừa nhận rằng IVTS có thể giao dịch với
hoặc sử dụng các tổ chức tài chính chính thức, nhưng thực hiện điều đó ‘mà không để
lại dấu vết giấy tờ chính thức của toàn bộ giao dịch. ‘Bất kỳ một giấy tờ chính thức
nào’ đề cập đến là tài liệu được tiêu chuẩn hóa cho phép theo dõi việc chuyển khoản từ
người gửi sang người nhận, chẳng hạn như: chứng minh thư nhân dân/căn cước, mẫu
đơn ngân hàng, biên lai nhận tiền,… bắt buộc đối với chuyển khoản ngân hàng thông
thường hoặc các tổ chức chuyển tiền quốc tế như Western Union. ‘Toàn bộ giao dịch’
được ghi nhận cho thấy IVTS có thể sử dụng khu vực tài chính chính thức như là một
phần trong toàn bộ quá trình giao dịch, và do đó chỉ để lại một dấu vết giấy tờ chính
thức cho phần giao dịch đó.
Dựa trên định nghĩa của Nikos Passas, nhóm tác giả đã định nghĩa Hệ thống chuyển
tiền không chính thức (IVTS) là:
Hệ thống chuyển tiền không chính thức (IVTS) là bất kỳ hệ thống, cơ chế hoặc
mạng lưới nhận tiền từ bên gửi với mục đích chuyển tiền hoặc giá trị tương đương
phải trả cho bên nhận ở một vị trí địa lý khác mà thường diễn ra bên ngoài hệ thống
ngân hàng thông thường. Từ đó nhóm tác giả nhận rút ra rằng hệ thống này đóng vai
trò như một bên trung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và được hưởng lợi nhuận từ
các khoản phí thu được từ một trong hai bên gửi và nhận tiền.
1.1.2 Đặc điểm của hệ thống chuyển tiền không chính thức
a Cơ cấu tổ chức của IVTS
Người gửi chuyển tiền qua một đại lý IVTS cho đối tác của anh ta/cô ta trong khu
vực/quốc gia nhận khác cũng tồn tại cơ sở của đại lý IVTS đó. Người gửi gọi điện
thoại hoặc fax hướng dẫn cho đối tác của mình và tiền sẽ được giao trong vài giờ.
Trong quá khứ, tin nhắn có thể được gửi bằng cách sử dụng các chuyển phát, qua con
người hoặc thậm chí cả động vật (như chim bồ câu). Thanh toán được thực hiện bằng
một dịch vụ giao hàng tư nhân hoặc chuyển khoản theo hướng ngược lại. Một phương
pháp khác để cân bằng sổ sách là dưới hóa đơn được vận chuyển ra nước ngoài, để
người nhận có thể bán lại sản phẩm với giá cao hơn thị trường.
b Quy trình sử dụng IVTS
IVTS được sử dụng bởi nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và thậm chí cả chính
phủ để chuyển tiền trong nước và nước ngoài. Người lao động, định cư, tạm cư trú tại
nước ngoài thường sử dụng IVTS để gửi lại tiền cho gia đình và bạn bè của họ ở quê
hương. Hoạt động IVTS cũng được sử dụng bởi các công ty, thương nhân, tổ chức và
cơ quan chính phủ hợp pháp cần tiến hành kinh doanh ở các quốc gia có hệ thống tài
chưa đáp ứng nhu cầu chuyền tiền hoặc không có hệ thống chính thức. Ở một số quốc
gia, các mạng lưới IVTS hoạt động song song với các tổ chức tài chính chính thức
hoặc thay thế cho chúng. Bên cạnh công dân của nước sở tại, công dân hoặc người cư
trú bất hợp pháp ở nước sở tại từ có thể ưu chuộng hoặc cần sử dụng IVTS thay cho
các tổ chức tài chính chính thức vì nhiều lý do được nêu trong phần sau.
1.1.3 Vai trò của hệ thống chuyển tiền không chính thức
Có thể nói hệ thống chuyển tiền không chính thức đóng một vai trò không nhỏ trong
đời sống của nhiều cá nhân, vì vậy để nói rằng xóa bỏ hoàn toàn các hệ thống chuyển
tiền không chính thức là không thể, rất nhiều người biết rằng sẽ có những rủi ro nhất
định khi chuyển tiền qua kênh này nhưng vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống chuyển tiền
không chính thức có thể vì sự kém hiệu quả trong hoạt động của những hệ thống
chuyển tiền chính thức khiến IVTS trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn.
Thủ tục đơn giản, nhanh gọn: Hệ thống này hoạt động hiệu quả hơn kênh chuyển
tiền chính thức, một phần vì sự đơn giản của những thủ tục hành chính và cơ chế hoạt
động. Chỉ cần sử dụng điện thoại, fax hoặc điện tử thư và tiền được chuyển trên khắp
thế giới, không cần đặt câu hỏi hay nhận dạng từ người gửi hoặc người nhận và, trên
hết, không để lại bất kỳ dấu vết giấy tờ nào. Người gửi được cung cấp một mã / mật
khẩu, được truyền cho người nhận và tất cả những gì anh ta phải làm là đọc mã/ mật
khẩu để nhận được tiền của mình.
Nhận được tiền một cách nhanh chóng: Yêu cầu về tài liệu và kế toán tối thiểu giúp
giảm thời gian cần thiết để thực hiện hoạt động chuyển tiền. Quá trình chuyển tiền một
cách không chính thức như vậy không để lại bất kỳ dấu vết hay giấy tờ nào; không có
hợp đồng, báo cáo ngân hàng hoặc hồ sơ giao dịch, và những người sử dụng mạng lưới
Hawala có thể di chuyển hàng ngàn đô la trên toàn thế giới trong vài giờ. Ngoài ra, xác
nhận và thanh toán ngay lập tức, và toàn bộ giao dịch có thể được kết thúc sau vài phút
(Maimbo, 2003, trang 28). “Các khoản tiền thường được chuyển đến trong vòng 24
giờ” - bởi một phóng viên đã làm khảo sát tại các ngôi làng tại vùng sâu vùng xa.
Mức phí rẻ: Chuyển tiền không chính thức thường là kênh chuyển tiền rẻ nhất.
chuyển tiền không chính thức thường có chi phí từ 2 đến 10% tiền gốc giao dịch 5.
Chuyển tiền không chính thức không phải đáp ứng chi phí tuân thủ hoặc quy định.
Trong khi đó các tổ chức tài chính chính thức thu phí cao hơn dao động từ 15% đến
25% số tiền được chuyển6 . Chẳng hạn, trường hợp ở Liên minh Châu Âu, lệ phí phụ
thuộc vào số tiền chuyển và dao động trong khoảng từ $ 13, với số tiền không vượt
quá $ 50. Số lượng tối đa có thể được truyền đi thông qua dịch vụ Western Union là
10.000 đô la hoặc Euro kinh tế.

5 World Bank 2003


6 World Bank 2006
Tình trạng pháp lý của người gửi: Một trong những rào cản lớn đối với việc sử
dụng các hệ thống chuyển tiền chính thức là, tình trạng pháp lý của người gửi. Nếu
một người nhập cư hoặc một tổ chức không có tư cách pháp nhân ở nước sở tại, sử
dụng ngân hàng hoặc công ty chuyển tiền chính thức (yêu cầu nhận dạng chính thức
thường là bắt buộc) là khó khăn và rủi ro. Ở Thái Lan, người nước ngoài muốn sử
dụng hệ thống ngân hàng cần phải thiết lập tài khoản ngân hàng 'không cư trú', do đó
cần phải xuất trình hộ chiếu, thị thực dài hạn hoặc giấy phép làm việc, cũng như thư
giới thiệu từ người sử dụng lao động, khách hàng ngân hàng hiện tại hoặc từ ngân
hàng của khách hàng ở nước ngoài. Ngược lại, việc chuyển tiền không chính thức chỉ
cần phải có giấy tờ tối thiểu và có thể hoạt động "ẩn danh". Tình trạng pháp lý của
người gửi có thể là lý do quan trọng nhất cho việc sử dụng chuyển tiền không chính
thức trong hầu hết các trường hợp. Dịch vụ chuyển tiền qua kênh không chính thức
thường được người di cư ưa thích vì tình trạng thị thực không rõ ràng, bởi vì nó sẽ khó
khăn, nếu họ mở tài khoản ngân hàng nếu như không có giấy tờ tùy thân đầy đủ7.
Tính linh hoạt: Có khả năng thích ứng cao với các điều kiện chiến tranh, bất ổn dân
sự, xung đột, khủng hoảng kinh tế, hệ thống ngân hàng yếu kém hoặc không tồn tại,
cũng như các lệnh trừng phạt và phong tỏa kinh tế. Hệ thống Hawala không chính thức
đã tồn tại từ lâu và xuất hiện gần đây tại các quốc gia bị xung đột như Afghanistan,
Iraq, Kosovo và Somalia. Chẳng hạn, hệ thống ngân hàng chính thức ở Afghanistan
không hoạt động. Sáu ngân hàng được cấp phép ở Afghanistan không cung cấp bất kỳ
dịch vụ ngân hàng thương mại nào. Sau nhiều năm xung đột, niềm tin vào hệ thống
ngân hàng của người dân đã mất và các ngân hàng còn lại không chấp nhận tiền gửi
cũng không gia hạn các khoản vay. Đáng kể, các ngân hàng không có khả năng cung
cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế hoặc trong nước,.hầu hết các tổ chức hoạt động ở
Afghanistan đều sử dụng hệ thống chuyển tiền không chính thức để tiến hành kinh
doanh ngân hàng. Với những lo ngại về bảo mật trong ngắn hạn, hệ thống này dường
như là cơ chế duy nhất đáng tin cậy, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho việc chuyển
tiền. Các giao dịch Hawala cũng có thể thích ứng với các hình thức ngoại hối, thuế và
các chế độ điều tiết kinh tế khác. Hay ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực
nông thôn của các nước đang phát triển, mạng lưới chuyển tiền không chính thức là
phương tiện khả dĩ duy nhất để nhận tiền từ trong nước hoặc nước ngoài. Có những
nơi cơ sở ngân hàng thông thường tồn tại nhưng thường làm việc kém hiệu quả, chậm
7 Alternative Remittance Systems and Terrorism Financing: Issues in Risk Jost and Sandhu 2000
hoặc tốn kém (ví dụ, thiếu liên kết ngân hàng giữa Úc hoặc và một số nước châu Phi;
cũng có một số nhóm viện trợ được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu gần như sử dụng mạng
chuyển tiền không chính thức sang một số nước châu Phi và châu Á)8 .
Ngoài ra, yếu tố về quen thuộc văn hóa hoặc lịch sử với các cơ chế chuyển tiền
không chính thức và ngược lại, không quen thuộc với các tổ chức tài chính chính thức
như ngân hàng cũng là một lý do. Ví dụ, nhiều người quen chuyển tiền qua các đại lý
hundi và hay thực hiện các giao dịch này thường xuyên, hình thành nên niềm tin khách
hàng và họ vẫn luôn sử dụng hệ thống hundi. Thêm vào đó, việc hundi ra đời và hình
thành một mạng lưới chuyển tiền từ rất lâu, trước khi có hệ thống chuyển tiền chính
thức khiến hundi là hệ thống chuyển tiền được sử dụng từ nhiều đời nên nhóm khách
hàng vẫn tiếp tục sử dụng nếu không có sự cố lớn nào xảy ra.
Tuy nhiên hệ thống chuyển tiền không chính thức (IVTS cũng gây ra những tác
động tiêu cực đến những người sử dụng hệ thống này, đến hệ thống ngân hàng nói
riêng và nền kinh tế nói chung khiến cho các quốc gia rất khó khăn trong việc kiểm
soát. Trong đó có thể kể đến:
- Rủi ro cao do các hóa đơn, giấy tờ chứng từ rất đơn giản và gần như được tiêu
hủy ngay sau khi thực hiện giao dịch.
- - Những giao dịch không chính thức thì không tính thuế (ảnh hưởng đến
nguồn thu của Chính phủ), không được tính vào Tổng GDP (ảnh hưởng đến số liệu
thống kê), ngoài ra đây là nơi diễn ra các hoạt động bất hợp pháp (như ma túy, mại
dâm, buôn người) ảnh hưởng xấu đến kinh tế, văn hóa, xã hội Quốc gia.
- Tạo nên những yếu tố bất ổn, không lường hết rủi ro khi quyết định đầu tư.
- Tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, không đáng tin cậy, bất lợi
cho người kinh doanh trung thực, bất lợi cho khu vực tài chính chính thức.
- Không khuyến khích và thúc đẩy tính sáng tạo, không khuyến khích đầu tư dài
hạn, đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực...
- Tạo ra dư địa lớn cho công chức nhà nước sách nhiễu, đòi hối lộ và lạm dụng
quyền lực phục vụ ý đồ, lợi ích cá nhân vì không có cơ chế quản lý và giám sát của bất
kì tổ chức hay chính quyền nào.
- Người làm việc không được bảo hiểm y tế hoặc các hình thức an sinh xã hội
khác.

8 Informal money transfer system (Buencamio & Gorbunov 2002, pg 05)


1.2 Hoạt động của một số hệ thống chuyển tiền không chính thức tại một
số quốc gia tiêu biểu trên thế giới
1.2.1 Hoạt động của hệ thống Hawala
Một giao dịch Hawala, bao gồm các giao dịch tài chính người sử dụng là CA và CB
tương ứng, được đặt tại các quốc gia A và B, thông qua các nhà cung cấp dịch vụ
Hawala ở các quốc gia tương ứng. Các nhà cung cấp này, được chỉ định là Hawaladar
HA và HB, hoạt động bên ngoài khu vực tài chính chính thức, bất kể việc sử dụng hay
mục đích của giao dịch và quốc gia chuyển tiền hoặc điểm đến. Thông thường, HA
nhận được tiền từ CA và yêu cầu HB chuyển số tiền lên CB bằng tiền nội tệ tương
đương.
Trong một giao dịch Hawala, một công nhân nước ngoài (CA) sử dụng một
Hawaladar (HA) để sắp xếp chuyển tiền về nước của mình. Anh ta thực hiện thanh
toán bằng đô la hoặc một loại tiền tệ chuyển đổi khác cho trung gian này. Cá nhân này
liên hệ với một đối tác Hawaladar (HB) tại quốc gia nhận, người sắp xếp thanh toán
bằng nội tệ cho gia đình của người chuyển tiền hoặc người thụ hưởng khác (CB).
Các thay đổi trong bảng cân đối kế toán đơn giản do chuyển tiền Hawala, cho cả
người gửi và người nhận, và cả các trung gian (bảng 1). Người gửi tiền ở quốc gia A
thực hiện thanh toán, giả sử ở đây là bằng đô la Mỹ, cho một người bán hàng rong ở
cùng quốc gia, yêu cầu giá trị tương đương bằng nội tệ của mình (LC) được gửi cho
gia đình anh ta ở quốc gia B. Tại mức độ giao dịch này, người chuyển tiền trả đô la và
giá trị ròng của anh ta giảm. Ở đầu bên kia, người nhận nhận được giao hàng nội tệ và
giá trị ròng của họ tăng lên tương ứng. Giao dịch được yêu cầu được thiết lập theo
chuyển động từ một bên trung gian ở quốc gia A đến B trong đó nêu chi tiết về việc
thanh toán được thực hiện cho ai và với một số phương tiện đã được thỏa thuận mà
người nhận có thể được xác định. Rõ ràng, trung gian ở quốc gia B cần phải có sẵn
tiền, trước thời hạn, để có thể thực hiện thanh toán.
Tại thời điểm này, cả người gửi và người nhận đã hoàn thành vai trò của họ trong
chuỗi giao dịch. Tuy nhiên, đối với các trung gian, Hawaladar ở quốc gia A (HA) đã
nhận được tiền trong sự tin tưởng mà không cần thanh toán, và người ở quốc gia B đã
thanh toán mà không nhận được giá trị đối ứng. Cả hai Hawaladar này đều có vị trí tài
chính trong thỏa thuận và điều này được thể hiện ở Hình 1 trong phụ lục: Danh mục
các hình. Thực tế, HB đã thực hiện một khoản vay cho HA, và giao dịch cần phải được
xóa và giải quyết giữa các bên trung gian.

Hình 1: Sơ đồ hoạt động của một giao dịch Hawala9


Giải quyết: Sau khi chuyển tiền Hawala hoàn tất, HA có trách nhiệm với HB và HB
yêu cầu bồi thường đối với HA. Các hiệu trưởng cho giao dịch ban đầu không đóng
vai trò nào trong việc bù trừ và cân bằng tiếp theo của vị trí này. HA và HB có thể giải
quyết các vị trí của họ theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các giao dịch Hawala
không chính thức đơn giản hoặc phức tạp. Những cách giải quyết này được mô tả chi
tiết hơn sau này trong bài viết này. Vị trí của họ cũng có thể được chuyển sang các
trung gian khác. Các thực thể khác có thể đảm nhận và củng cố các vị trí ban đầu và
giải quyết ở cấp độ bán buôn hoặc đa phương, cũng bằng nhiều cách khác nhau.
1.2.2 Hoạt động của hệ thống Hundi
Hundi đề cập đến các công cụ tài chính phát triển trên tiểu lục địa Ấn Độ được sử
dụng trong các giao dịch thương mại và tín dụng. Chúng được sử dụng như các công
cụ chuyển tiền (để chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác), làm công cụ tín dụng (để vay
tiền), cho các giao dịch thương mại (như hóa đơn trao đổi).
Hundi là một mệnh lệnh vô điều kiện bằng văn bản được thực hiện bởi một người
chỉ đạo người khác trả một khoản tiền nhất định cho một người có tên trong đơn đặt
hàng. Hundis, là một phần của hệ thống không chính thức không có tư cách pháp nhân
và không được bảo vệ theo Đạo luật Công cụ Thỏa thuận (Negotiable Instrment Acts)

9 Informal Funds Transfer System: An Analysis of the Informal Hawala System, 2003, page 12
của Ấn Độ, năm 1881. Mặc dù thường được coi là hóa đơn hối đoái, chúng thường
được sử dụng như là séc tương đương do ngân hàng bản địa phát hành.
'' Hundi " có thể được hiểu là một hóa đơn trao đổi tiền. Nó xuất hiện thịnh hành
trong thời Trung cổ. Nổi lên sau cuộc chinh phạt của Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Ấn Độ, việc
sử dụng đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong thời kỳ Mughal.
Hundi về cơ bản là một tài liệu giấy hứa hẹn thanh toán tiền mặt sau đó tại một địa
điểm cụ thể. Có rất nhiều vấn đề khi mang theo lượng tiền mặt lớn trên quãng đường
dài. Vì vậy, các thương nhân thường đưa tiền của họ cho Shroff, người cấp Hundi cho
thương gia. Sau đó, tại nơi đến của mình, thương gia se lấy hundi của mình đổi lấy tiền
mặt từ đại lý của Shroff. Trong một khoảng thời gian dài như vậy, Hundi đã trở thành
một phương tiện thanh toán chính. Nó có thể được sử dụng cho bất kỳ giao dịch nào và
có thể được chuyển tự do sau khi chứng thực. Theo Irfan Habib - một nhà sử học Ấn
Độ trong thời kỳ cổ đại và trung cổ: Các thương lượng bằng Hundi đã dẫn đến một
tình huống trong đó một số lượng lớn Hundis được rút ra và trả đúng hẹn thương phiếu
bằng Hundis khác, mà không qua trung gian thanh toán tiền mặt thực tế.
Việc sử dụng Hundi trở nên phổ biến đến mức ngay cả Nhà nước Hoàng gia Mughal
cũng đang sử dụng nó. Năm 1599, Nhà nước Mughal đã gửi 300.000 Rupee cho quân
đội ở Deccan thông qua một Hundi. Các cống phẩm đến từ Golconda Sultan
(10.000.000 Rupee) và Khokhar Chief (50.000 Rupee) đã được gửi qua Hundis tới
Hoàng đế Mughal.
Các Shroff thường có các đại lý của họ tại các trung tâm thương mại quan trọng của
Đế chế để trả phiếu và đổi ra tiền mặt bằng Hundi. Nhìn chung, các thành viên của
cùng một gia đình làm việc như các đại lý ở các thành phố khác nhau. Những Shroff
lớn đã có đại lý ngay cả ở nước ngoài.
Để phát hành Hundi, một khoản hoa hồng sẽ được tính. Số tiền hoa hồng là khác
nhau, và nó phụ thuộc vào lãi suất hiện hành và cung ứng tiền. Nếu cung tiền tốt, phí
hoa hồng sẽ giảm và ngược lại.
Thông thường, đối với một Hundi được cấp tại Patna được quy ra tiền mặt tại Agra,
phí hoa hồng là khoảng 1,5% số tiền. Đối với Patna đến Surat, tỷ lệ là khoảng 7 - 8%.
Hình 2: Biên lai hundi với giá 2500 rupee năm 1951, được đóng dấu ở tỉnh
Bombay với tem thuế được in sẵn10
1.2.3 Hoạt động của thị trường chợ đen trao đổi đồng Peso
Hoạt động diễn ra tại thị trường chợ đen Peso (thường được biết đến với tên gọi
BMPE - The Black Market Peso Exchange) phần lớn là những hoạt động rửa tiền một
cách tinh vi để tẩu tán tiền ‘bẩn’ từ Mỹ đến các tay buôn hàng cấm ở những nơi khác.
Rửa tiền dựa trên giao dịch và trao đổi tiền điện tử trên thị trường chợ đen
Rửa tiền dựa trên thương mại đã được định nghĩa là quá trình ngụy trang tiền thu
được từ tội phạm và di chuyển giá trị thông qua việc sử dụng các giao dịch thương mại
quốc tế. Nói một cách đơn giản hơn, nó sử dụng sự chuyển động các quỹ tiền quốc tế
như thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ để che giấu và vận chuyển đô la bất hợp pháp.
Sàn giao dịch tiền điện tử Colombia (BMPE) của Colombia là hình thức rửa tiền dựa
trên giao dịch phổ biến nhất. BMPE là một phương thức rửa tiền phức tạp dựa trên
giao dịch. Ban đầu nó được sử dụng để phá vỡ các chính sách hạn chế về trao đổi tiền
tệ ở Colombia.
Các doanh nghiệp ở các quốc gia như Colombia cần đô la Mỹ để tiến hành kinh
doanh quốc tế. Để phá vỡ các chính sách hạn chế và luật cấm, các doanh nghiệp đã sử
dụng các nhà môi giới peso giao dịch trên thị trường tiền tệ đen hoặc song song.
Những kẻ buôn bán ma túy Colombia, có thặng dư đô la Mỹ, đã lợi dụng hệ thống này

10 hình ảnh Wikipedia


nhằm nhận peso ở Colombia để đổi lấy đô la đã thu được sau khi bán ma túy ở Hoa
Kỳ. Các hệ thống tương tự cũng tồn tại ở các quốc gia Mỹ Latinh khác, như
Venezuela, Argentina, Brazil và Paraguay, hay Dubai nằm ở Trung Đông. Thông qua
một hệ thống như BMPE, một nhà môi giới peso tập hợp những người bán có sẵn số
lượng lớn đô la Mỹ với các công ty có nhu cầu lớn về đô la Mỹ để mua hàng xuất khẩu
của Hoa Kỳ.
Trước đây, các khoản tiền bất hợp pháp sẽ được gửi vào BMPE và các hệ thống giá
trị thay thế khác bằng các khoản tiền gửi có cấu trúc dưới dạng tiền mặt, lệnh chuyển
tiền hoặc các công cụ tài chính tương tự. Hiện nay, những kẻ rửa tiền sử dụng các
phương thức tinh vi hơn, chẳng hạn như sử dụng những người có nhiều tài khoản ngân
hàng tại các tổ chức tài chính khác nhau, cùng với việc buôn lậu tiền mặt số lượng lớn.
Những đồng đô la nhập lậu này được gửi vào các tổ chức ngân hàng nước ngoài ở các
nước Mỹ Latinh và sau đó được chuyển trở lại Hoa Kỳ để thanh toán cho việc xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Giao dịch rửa tiền dựa trên giao dịch điển hình liên quan đến BMPE thường diễn ra
theo một quá trình như sau:
- Những kẻ buôn ma túy bán ma túy ở Hoa Kỳ lấy đô la Mỹ.
- Tổ chức buôn lậu ma túy sắp xếp bán những đô la Mỹ này cho một nhà môi giới
peso với giá chiết khấu so với tỷ giá hối đoái chính thức để đổi lấy tiền tệ của tổ chức
quê nhà, ví dụ như Colombia hoặc Mexico. Nhà môi giới peso trả cho tổ chức số tiền
đô la Mỹ bằng peso từ tài khoản ngân hàng môi giới ở tại quê nhà.
- Các khoản tiền gửi qua các nhà môi giới peso bằng đồng đô la Mỹ vào tài khoản
của nhà môi giới đó mà liên kết với tài khoản ngân hàng Hoa Kỳ, được gọi là tài
khoản kênh, để trốn tránh các yêu cầu báo cáo của Đạo luật Bảo mật Ngân hàng Hoa
Kỳ.
- Nhà môi giới peso xác định nhà nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ ở nước mình và
cần đô la Mỹ để thanh toán cho các nhà cung cấp tại Hoa Kỳ.
- Nhà môi giới peso sắp xếp thanh toán cho nhà cung cấp Hoa Kỳ thay mặt cho
nhà nhập khẩu bằng đô la Mỹ từ tài khoản ngân hàng môi giới tại Hoa Kỳ.Khi nhận
được tiền đô la Mỹ, nhà cung cấp Hoa Kỳ xuất khẩu hàng hóa sang nước nhập khẩu.
- Cuối cùng, nhà nhập khẩu, khi nhận được hàng, bán chúng ở nước sở tại và trả
cho người môi giới peso phí trao đổi được sắp xếp bằng peso, gửi vào tài khoản ngân
hàng môi giới. Điều này bổ sung cho tài khoản môi giới peso bằng tiền địa phương mà
nhà môi giới có thể bắt đầu một giao dịch rửa tiền dựa trên giao dịch mới.
Vì những yếu tố bất ổn mà thị trường chợ đen Peso gây ra, cũng như phương thức
hoạt động, trao đổi một cách tinh vi khiến cho thị trường này đang trở thành một trong
những thị trường bị kiểm tra gắt gao và được khuyến cáo là một trong những đường
dây rửa tiền lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên việc kiểm soát và phát hiện dấu vết phạm tội
là rất khó khăn, FinCEN đã đưa ra những dấu hiệu gọi là Cờ đỏ để phát hiện những
dấu hiệu của giao dịch “bẩn”:
Bất kỳ chỉ số nào mà cờ đỏ quy định, kết hợp với vận chuyển các mặt hàng đến các
khu vực miễn thuế có buôn bán hàng quá bằng đồng đô la giá trị cao như điện tử, phụ
tùng ô tô, kim loại quý và các loại hàng tương tự có thể là một dấu hiệu của hoạt động
rửa tiền dựa trên thương mại hoặc hoạt động BMPE
1.3 Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới đối với hệ thống
chuyển tiền không chính thức
Các quốc gia được đề cập đến trong phần quy định pháp luật đối với IVTS ở đây là
quốc gia nơi có hoạt động sôi động nhất trong thị trường chuyển tiền không chính
thức. Những hoạt động chuyển tiền như vậy diễn ra một cách thường xuyên và liên tục
với nhiều quy mô khác nhau khiến các quốc gia phải có những điều luật, quy định chặt
chẽ và thay đổi thường xuyên để thích ứng được với sự biến đổi các hệ thống chuyển
tiền không chính thức
Ấn Độ: Theo cả Đạo luật điều chỉnh ngoại hối (FERA, 1973) và đạo luật kế thừa
của nó - Đạo luật quản lý ngoại hối (Fema, 2000), các giao dịch kiểu Hawala đều bị
cấm. Số lượng tổ chức, đáng chú ý là "pháp nhân được ủy quyền" như ngân hàng được
phép giao dịch ngoại hối đã được xác định một cách chặt chẽ. Các loại giao dịch với
một số ngành như du lịch, điều trị y tế, mua lại tài sản nước ngoài, v.v. cho phép khách
hàng đã được thiết lập trong các quy định, có thể sửa đổi thường xuyên. Fema đã đề
cập cụ thể đến các giao dịch kiểu Hawala bằng cách cấm cư dân Ấn Độ tham gia "vào
bất kỳ giao dịch tài chính nào ở Ấn Độ để xem xét hay liên kết với việc mua lại hoặc
tạo hoặc chuyển nhượng quyền mua lại, bất kỳ tài sản nào bên ngoài Ấn Độ bởi bất cứ
người nào". Tương tự, một trong những nhiệm vụ của Tổng cục Thực thi là ngăn chặn
"kiều hối của người Ấn ở nước ngoài, ngoài thông qua các kênh ngân hàng thông
thường (tức là, thông qua các khoản thanh toán bù)."
Pakistan: Pakistan có một số lượng lớn người Pakistan sống ở nơi khác và cũng có
một lịch sử lâu dài với nhiều hình thức kiểm soát vốn khác nhau. Các kênh chuyển tiền
"hợp pháp" được hạn chế ở các ngân hàng được cấp phép. Các cơ sở giao dịch chỉ
được ủy quyền để thực hiện một chức năng là trao đổi tiền tệ, không được dùng làm
kênh chuyển tiền ròng. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức cho đồng rupee Pakistan thường
được giảm giá lớn trên thị trường song song, thuận lợi cho các loại giao dịch không
chính thức, bao gồm cả Hawala. Niềm tin vào các chính sách và triển vọng kinh tế của
Pakistan đã dao động rất nhiều theo thời gian và sự cập nhật chậm trễ trong việc thay
đổi chính sách đôi khi làm vấn đề càng trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm
2002, một khung pháp lý và quy định mới được ban hành cho phép thành lập công ty
ngoại hối và người đổi tiền có thời hạn hai năm để đăng ký và phải tuân thủ các quy
tắc / yêu cầu nghiêm ngặt về vốn. Vì vậy, sau thời gian hai năm, người đổi tiền sẽ
không được phép hoạt động trừ khi họ đăng ký là công ty ngoại hối.
Philippines: Ngoại trừ các yêu cầu đăng ký kinh doanh thông thường với chính
quyền địa phương, không có yêu cầu giám sát hoặc quy định đối với các tổ chức như
Hawala. Mặc dù ban đầu được quy định và giám sát bởi ngân hàng trung ương, những
người đổi tiền không bị giới hạn trong một số năm kể từ khi nền kinh tế được tự do
hóa. Thay vì nhắm trực tiếp vào hoạt động của IVTS, Ngân hàng Trung ương, thông
qua Hiệp hội Ngân hàng Philippines, đã khuyến khích các ngân hàng đổi mới và nhân
rộng các lợi thế do hệ thống không chính thức mang lại. Do đó, các ngân hàng đã bắt
đầu cung cấp các dịch vụ như giao hàng tận nơi tiền mặt gửi từ nước ngoài, khuyến
khích mở các tài khoản ngân hàng trong khu vực nơi tập trung nhiều lao động
Philippines ở nước ngoài. Đồng thời cũng có các hoạt động tương tác với công dân khi
đến thăm các ngân hàng nước ngoài, khuyến khích người dân định cư hay tạm cư trú ở
nước ngoài gửi tiền tiết kiệm của họ đến Philippines thông qua khu vực chính thức.
Tuy nhiên, trước những vấn đề quốc tế mới về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, các
đại lý đổi tiền đã được đưa vào danh sách các tổ chức bắt buộc phải gửi thông tin nhất
định về các hoạt động đáng ngờ của khách hàng. Họ cũng được yêu cầu tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của Đạo luật chống rửa tiền năm 2001. Ngoài ra, một thông tư thực
thi về cấp phép và quy định của các đại lý ngoại hối hoặc đổi tiền đang được xem xét.
Đức: Những người điều hành dịch vụ chuyển tiền mà không có giấy phép từ Cơ
quan Dịch vụ Tài chính Đức (BAFin) có thể bị truy tố theo Mục 54 của Đạo luật Ngân
hàng Đức. Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền được cấp phép phải chịu sự giám sát
thường xuyên giống như các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Họ cũng phải tuân
thủ các yêu cầu tương tự như kiểm tra các hoạt động, quyền sở hữu, nghĩa vụ lập tài
khoản hàng năm bằng các quy trình kiểm soát, kiểm toán đặc biệt thường xuyên, v.v.
Vương quốc Anh. Chuyển khoản kiểu Hawala không phải là bất hợp pháp, tuy
nhiên, mối quan tâm chính của chính quyền là cải thiện việc đăng ký và lưu trữ hồ sơ
của những hoạt động kiểu này. Các sửa đổi lập pháp vào cuối năm 2001 chủ yếu nhằm
tăng cường đăng ký và lưu giữ hồ sơ giữa những người tham gia các hoạt động chuyển
tiền không chính thức. Trọng tâm chính của chính quyền là các khía cạnh tội phạm
tiềm tàng của các kênh thanh toán không chính thức, đặc biệt là rửa tiền và tài trợ
khủng bố. Theo cách tiếp cận này, việc quản lý các luật liên quan đến hệ thống Hawala
không chính thức được giao cho Cục Hải quan và Tiêu thụ 11 hơn là Cơ quan Dịch vụ
Tài chính. Những quy định pháp lý về Hawala của Anh được khai thác sâu ở hai khía
cạnh:
- Đầu tiên, chỉ yêu cầu đăng ký và không cần cấp phép cho các nhà hoạt động
Hawala. H.M. Hải quan chỉ có thể từ chối đăng ký kinh doanh Hawala nếu người nộp
đơn cung cấp thông tin sai lệch, không cung cấp đủ tài liệu theo yêu cầu của pháp luật
hoặc không trả phí đăng ký. Họ sẽ không tiến hành kiểm tra nguồn thu nhập của người
nộp đơn, xác định tính hợp lý của kế hoạch kinh doanh của người nộp đơn hoặc đánh
giá mức độ đầy đủ của vốn được đề xuất cho doanh nghiệp. Đăng ký là một trong
những vấn đề mà FATF và chính quyền Anh không thấy cần thiết phải điều chỉnh thận
trọng từ các cá nhân hay tổ chức hoạt động như Hawala.
Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ: Chính phủ đã tăng cường các tiêu chuẩn giám sát theo
quy định đối với những hoạt động chuyển tiền không chính thức. Tại Hoa Kỳ, giao
dịch chuyển tiền được thiết lập tốt, nhưng không phải tất cả người tham gia đều phải
đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Năm 1993, luật pháp liên bang đã được thông qua
để tăng cường các yêu cầu lưu trữ hồ sơ và tích hợp các yêu cầu với những hoạt động
chống rửa tiền. Năm 2000, Đạo luật dịch vụ tiền thống nhất (Uniform Money Service
Act), được ban hành bởi Hội nghị ủy viên quốc gia về luật thống nhất của nhà nước, đã
tạo ra các quy định cấp phép cho các loại hình kinh doanh dịch vụ tiền. Cấp phép được
thiết lập theo cấu trúc ba tầng - nếu một người được cấp phép tham gia vào các dịch vụ
chuyển tiền, người đó cũng có thể kiểm tra tiền mặt và trao đổi tiền tệ mà không cần
11 H.M. Customs and Excise (UK) is now a part of H.M. Revenue and Customs
phải có giấy phép riêng cho mục đích đó; nếu một người được cấp phép tham gia rút
tiền bằng séc, người đó cũng có thể tham gia trao đổi tiền tệ (nhưng không phải là
chuyển tiền); nếu một người được cấp phép tham gia trao đổi tiền tệ, người đó chỉ có
thể tham gia vào các dịch vụ trao đổi tiền tệ. Trong trường hợp dịch vụ chuyển tiền,
đạo luật chỉ định trong đơn xin cấp phép phải tiết lộ một số thông tin nhất định, bao
gồm thông tin về người được cấp phép (kết án hình sự, lịch sử kinh doanh và hoạt
động liên quan trước đó ở các tiểu bang khác và kiện tụng vật chất), thông tin về đề
xuất đại diện ủy quyền, công cụ thanh toán mẫu, thông tin ngân hàng và bất kỳ thông
tin nào khác theo yêu cầu hợp lý của cơ quan quản lý nhà nước. Sau ngày 11 tháng 9
năm 2001, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Yêu nước Hoa Kỳ (USA Patriot Act), nhằm
củng cố trách nhiệm của các tổ chức Hawala trong vấn đề đăng ký hoạt động, báo cáo
các giao dịch đáng ngờ và phải chịu sự kiểm tra tại chỗ.
Ả Rập Saudi: Giao dịch Hawala là bất hợp pháp ở Ả Rập Saudi. Luật Kiểm soát
Ngân hàng nghiêm cấm mọi cá nhân không có giấy phép tham gia vào bất kỳ hoạt
động kinh doanh ngân hàng nào. Bất kỳ ai coi thường lệnh cấm này đều có thể bị phạt
tù với thời hạn không quá hai năm và phạt tiền không vượt quá 5.000 SRI cho mỗi
ngày hành vi tái phạm tội tương đương. Ngoài ra, các quy định đối với hoạt động kinh
doanh đổi tiền, hạn chế người đổi tiền trong việc trao đổi tiền tệ và mua bán ngoại tệ,
ngoài việc mua và bán dịch vụ du lịch và mua hối phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, Cơ
quan tiền tệ Ả Rập Saudi có thể cấp phép cho bất kỳ người đổi tiền nào thực hiện
chuyển tiền mặt trong và ngoài nước. Khi được cấp phép, những người đổi tiền được
yêu cầu duy trì với các đại lý của họ ở Ả Rập Saudi và nước ngoài, hoặc văn phòng
của họ, bảo hiểm đầy đủ đối với tất cả các khoản chuyển tiền còn lại qua các đại lý đó
để cho phép họ sắp xếp kịp thời khoản tiền cần chuyển khi nhận được tất cả các đơn
đặt hàng.
Ngoài ra, Ả Rập Saudi đã từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ được cung cấp
qua các khu vực tài chính chính thức. Để tiếp cận cộng đồng người nước ngoài, các
ngân hàng đã đưa ra các hoạt động và dịch vụ mới (như Speed Cash và Tele Dial),
cung cấp dịch vụ cạnh tranh cho khách hàng của họ. Các ngân hàng cũng đã thành lập
các chi nhánh trong các khu vực được cộng đồng người nước ngoài cư trú và giảm phí
cho các dịch vụ liên quan đến chuyển tiền. Các chi nhánh ngân hàng đã thay đổi giờ
làm việc để phù hợp với nhóm khách hàng mà họ hướng đến và đã bắt đầu cung cấp
dịch vụ chuyển tiền nhanh hơn giữa các quốc gia. Thông qua các chi nhánh đại lý ở
các nước nhận, một số ngân hàng đã thực hiện giao hàng tận nơi, sử dụng dịch vụ bưu
điện và chuyển phát nhanh. Các ngân hàng cũng đã ra mắt những phần mềm công
nghệ tài chính mới, giúp đơn giản hóa việc quản lý tài khoản và giúp duy trì các khách
hàng trung thành. Và kết quả của những chính sách trên là, chính quyền của một số
quốc gia đã khởi xướng các chiến dịch để khuyến khích sử dụng hệ thống ngân hàng
chính thức bằng cách đưa ra những ưu đãi cho người chuyển tiền và tự do hóa các giao
dịch thương mại và ngân hàng. Ví dụ, tại Pakistan, chính quyền đã đề nghị hoàn trả phí
chuyển tiền cho các ngân hàng và người đổi tiền ở các nước chuyển tiền để khuyến
khích việc chuyển tiền thông qua khu vực chính thức.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (U.A.E): đã có các quy định và hoạt động
giám sát theo kiểu ngân hàng chính thức đối với các hoạt động chuyển tiền không
chính thức từ những năm 1980, và cũng đã tăng cường các yêu cầu về mặt pháp lý đối
với hoạt động này. Luật liên bang số 10 (1980) và các Nghị quyết tiếp theo số
31/2/1986 và 123/7/92 liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh đổi tiền tại
U.A.E. cho phép người đổi tiền được cấp phép làm người chuyển tiền. Ví dụ, trong
luật yêu cầu những hướng dẫn cụ thể về tài liệu cần có từ các khách hàng tham gia
chuyển tiền, do đó, tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động chuyển tiền Hawala phải
ghi lại chi tiết thông tin về người hoặc tổ chức mà đã chuyển một số tiền, giả sử số tiền
đó là Dh 2000 (đơn vị tiền tệ của U.A.E) hoặc tương đương bằng các loại tiền tệ khác.
Luật yêu cầu các tài liệu gốc sau đây cần được sử dụng cho mục đích nhận dạng khách
hàng: (1) hộ chiếu, (2) Chứng minh nhân dân của U.A.E cho việc chứng minh quốc
tịch U.A.E, (3) thẻ lao động cho người không thuộc quốc tịch U.A.E., (4) bằng lái xe.
Người tham gia giao dịch đó chỉ cần chỉ cần ghi lại số điện thoại của khách hàng mà
không cần địa chỉ. Trong trường hợp chuyển tiền với số tiền ít hơn Dh 2000, người
chuyển tiền chỉ cần nhận biên lai mà không cần những giấy tờ yêu cầu bên trên.
Ngân hàng Trung ương của U.A.E đã đưa ra một thông báo cho các Hawaladar trên
các tờ báo địa phương vào ngày 4 tháng 11 năm 2002. Để điều chỉnh hệ thống Hawala
không chính thức, ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu đăng ký và cấp "Chứng chỉ rút
gọn" cho tất cả các nhà môi giới Hawala ở U.A.E., miễn phí. Trong thông báo, Ngân
hàng Trung ương của U.A.E. đảm bảo cho các nhà môi giới Hawala rằng tên và chi tiết
của họ sẽ được giữ an toàn tại Ngân hàng Trung ương. Mặt khác, các nhà môi giới
Hawala nên cung cấp cho Ngân hàng Trung ương thông tin chi tiết về người chuyển
tiền và người thụ hưởng nhận chuyển khoản từ nước ngoài theo "các hình thức đơn
giản" (có sẵn tại Ngân hàng Trung ương). Họ cũng được yêu cầu báo cáo những giao
dịch đáng ngờ.
U.A.E cũng đã làm việc với khu vực tài chính để cải thiện chất lượng dịch vụ. Một
số tổ chức chính thức đã đạt được mức độ quản lý cao bằng những công nghệ quản lý
tài chính cực kì tân tiến để tùy theo nhu cầu của khách hàng. Một số người trong số họ
hiện cung cấp tài khoản và thẻ điện tử cho khách hàng của họ, trong đó cho biết ID
người gửi và danh sách người thụ hưởng có địa chỉ của họ. Những thẻ này nhằm mục
đích giảm thời gian chờ đợi, hỗ trợ người chuyển tiền, theo dõi khách hàng và khuyến
khích sự trung thành của khách hàng đối với tổ chức chuyển tiền.
Đối với quy định của một số quốc gia, nhóm tác giả cho rằng, hệ thống chuyển tiền
không chính thức hoạt đông mạnh mẽ nhất tại các nước trong khu vực Trung Đông.
Điển hình, Hawala - tổ chức lớn nhất trong hệ thống chuyển tiền không chính thức,
đặc biệt hơn địa bàn hoạt động chủ yếu của Hawala là vùng Trung Đông. Trong pháp
luật của các nước thì dễ nhận thấy, những nước thuộc khu vực Trung Đông có những
quy định và điều luật và những chính sách trừng phạt nghiêm khắc hơn cả và coi
Hawala là một mối nguy hiểm tiềm tang của quốc gia. Điều này xuát phát từ việc
những quốc gia vùng Trung Đông này theo hệ thống pháp luật Hồi giáo, dân số của họ
chủ yếu theo đạo hồi. Nơi đây thường xảy ra những bất ổn về chính trị, xung đột về
tôn giáo, và là địa bàn hoạt động chủ yếu của nhiều tổ chức khủng bố, thông qua
Hawala những tổ chức này đã tiếp tục tồn tại và đe dọa đến cuộc sống thường ngày
của người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, nền kinh tế, y tế, giáo dục,
… khiến chính phủ khó kiểm soát và gây tổn thất cho đất nước.
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan hoạt động chuyển tiền của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Theo nhóm nghiên cứu đã khảo sát có 79,2% trả lời là thường xuyên sử dụng dịch
vụ chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, trong đó chiếm tới 69,3% là học sinh – sinh
viên, 27,7% là người đã đi làm và 3% là người trung niên. Từ số liệu khảo sát trên ta
có thể thấy được học sinh – sinh viên là nhóm người sử dụng nhiều dịch vụ chuyển
tiền nhất vì điều kiện học tập, sinh sống xa nhà và khả năng kiếm tiền chưa cao, còn
phải nhờ phụ cấp của người thân là người đã đi chiếm tỉ lệ cao thứ hai, hoặc người
trung niên. Từ những nhu cầu cần thiết trong đời sống, các hệ thống ngân hàng đã đưa
ra rất nhiều dịch vụ chuyển/nhận tiền tiện lợi, phù hợp với điều kiện của từng đối
tượng khác hàng. Từ đó, hãy cùng nhóm nghiên cứu tìm hiểu các hoạt động chuyển
tiền của hệ thống ngân hàng sau đây.
2.1.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động chuyển tiền của hệ thống ngân hàng tại Việt
Nam
Các hoạt động chuyển tiền của hệ thống ngân hàng là một trong các hoạt động của
ngân hàng do đó sẽ chịu sự điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng, Luật Các Tổ chức tín
dụng, và các văn bản dưới luật.
Trước hết, vị trí và chức năng của Ngân hàng nhà nước được quy định tại
khoản 3, điều 2 Luật NHNN Việt Nam 2010: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là
tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành
tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”
và nhiệm vụ quyền hạn của ngân hàng : “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoat động
ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.” ( Khoản 17, điều 4 Luật NHNN Việt Nam
2010).
Luật các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng
có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này…”
(khoản 2, điều 4). Tiếp đến tại khoản 12 điều này có định nghĩa về hoạt động ngân
hàng: “là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số dịch vụ sau: Nhận
tiền gửi, Cấp tín dụng và Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Ngoài ra, Luật
này còn quy định về quyền hoạt động ngân hàng và trách nhiệm phòng, chống rửa tiền,
tài trợ khủng bố tại điều 8 và điều 11.
Điều 7 NĐ 70/2014/NĐ – CP quy định chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài.
Qua đó ta có thể hiểu, hoạt động chuyển tiền qua nước ngoài nhằm để phục vụ nhu cầu
cho người Việt ra nước ngoài học tập, làm ăn, sinh sống, chữa bệnh,chuyển tiền thừa
kế, chuyển tiền trong trường hợp định cư, trả phí,.. Để đáp ứng những nhu cầu ngân
hàng đã liên kết với các ngân hàng, tổ chức ngoài nước để đưa ra những dịch vụ
chuyển tiền quốc tế phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
Hiện nay, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại Việt Nam quản lý vận hành
nhiều hệ thống thanh toán khách nhau nhằm phục vụ hoạt động thanh toán của khách
hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đó là các hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
của hệ thống các ngân hàng, hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống thanh toán qua dịch
vụ Internet Banking, Epay, SMS; hệ thống thanh toán thẻ qua các thiết bị đầu cuối
ATM/POS,…Để điều chỉnh hoạt động này, Chính phủ đã đưa ra Nghị định số
101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP
sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ thanh
toán không dùng tiền mặt và mở, giao dịch tài khoản điện tử đối với khách hàng. Trên
cơ sở đó Ngân hàng nhà nước đã đưa ra Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn
nghiệp vụ trung gian thanh toán. Theo điều 15 của Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy
định trách nhiệm của ngân hàng trong cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Trên đây là các văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ chức năng của ngân hàng và các
tổ chức tín dụng cùng với các nghị định, thông tư quy định về thanh toán không dùng
tiền mặt tạo nên hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
trách nhiệm của ngân hàng trong cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Những quy
định này có ảnh hướng rất lớn đến các hoạt động chuyển tiền thông qua hệ thống Ngân
hàng tại Việt Nam mà chúng ta cần tìm hiểu.
2.1.2 Hoạt động chuyển tiền trong nước
Nhu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè hay thanh toán tiền hàng cho các đối
tác ngày càng gia tăng và có thể chuyển tiền ở bất cứ nơi đâu, bất kể khi nào cần thiết
trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng luôn tìm mọi cách đáp ứng nhu cầu thiết yếu
mang đến cho mọi người dịch vụ tốt nhất. Có rất nhiều cách chuyển tiền nội địa phổ
biến hiện nay, đó là:
a Chuyển tiền tại phòng giao dịch
Cách chuyển tiền tại các phòng giao dịch được xem là hình thức được khá nhiều
khách hàng sử dụng. Người chuyển tiền sẽ trực tiếp đến các phòng giao dịch là chi
nhánh của ngân hàng hoặc ngân hàng gần nơi mình sinh sống và làm thủ tục chuyển
tiền vào tài khoản cho người nhận (người chuyển tiền có thể có tài khoản hoặc không).
Các bước chuyển tiền như sau:
 Bước 1: Đến các chi nhánh phòng giao dịch (có thể đến phòng giao dịch mà
người chuyển tiền có tài khoản tại ngân hàng đó)
 Bước 2: Lấy số thứ tự vào quầy giao dịch
 Bước 3: Điền vào Giấy chuyển tiền (lệnh chi của ngân hàng) và ghi rõ những
mục sau đây:
- Tên người nhận, tên tài khoản người nhận tiền
- Ngân hàng – chi nhánh ngân hàng người nhận tiền
- Tên tài khoản
- Số tài khoản
- Tại ngân hàng và điền nội dung chuyển tiền
- Kí vào biên lai xác nhận chuyển tiền
Sau khi điền đầy đủ thông tin sẽ nộp lại cho giao dịch viên và chờ nhân viên xác
nhận và nhập thông tin trên hệ thống.
 Bước 4: Nhân viên xác minh lại thông tin của khách hàng và chuyển lệnh chuyển
tiền. Kí xác nhận và hoàn thành việc chuyển tiền cho khách hàng
Phí chuyển tiền: Tại quầy giao dịch ngân hàng sẽ tiến hành thu phí theo quy định
khi thực hiện chuyển khoản cho khách hàng. Có những loại phí ngân hàng thu liên
quan đến chuyển tiền như:
- Phí chuyển tiền cùng ngân hàng: Dù bạn chuyển tiền cùng ngân hàng nhưng
khác chi nhánh tỉnh thì vẫn phải áp dụng đóng mức phí theo quy định. Thông thường
là từ 1.000 đồng trở lên chưa bao gồm thuế 10% VAT.
- Phí chuyển tiền khác ngân hàng: Phí chuyển tiền khác ngân hàng cũng được
các ngân hàng thu theo quy định của mỗi ngân hàng. Mức phí áp dụng cho tùy loại
ngân hàng chuyển đến bao gồm ngân hàng trong nước hay ngoài nước, tính dựa trên
phần trăm giá trị giao dịch.
Như vậy, dù chuyển tiền cho ai cùng ngân hàng hay khác ngân hàng thì đều phải có
nhiệm vụ đóng thêm khoản phí chuyển tiền và phí VAT 10%. Ngân hàng hầu hết chỉ
miễn thu phí với khách hàng có tài khoản cùng ngân hàng, mặc dù vậy vẫn có vài ngân
hàng miễn phí cho khách hàng chuyển tiền không có tài khoản ngân hàng hoặc có tài
khoản nhưng chuyển tiền cho ngân hàng khác. Vì vậy khách hàng có thể tận dụng tối
đa mức ưu đãi từ các ngân hàng hiện nay.
Ngoài ra, giao dịch tại quầy còn phân chia giao dịch tiền tệ để áp dụng những phí
khác nhau. Thông thường phí giao dịch sẽ được tính theo tỉ lệ phần trăm phí được
ngân hàng quy định cho dịch vụ chuyển tiền tại quầy, vì thế gửi càng nhiều tiền sẽ
càng tốn nhiều phí.
Ưu điểm của hình thức này là: Chuyển tiền tại ngân hàng luôn đảm bảo an toàn và
chính xác, không gây khó khăn cho người chuyển tiền vì được sự hướng dẫn của giao
dịch viên.
Nhược điểm: Chuyển tiền trực tiếp tại quầy giao dịch có thể làm mất khá nhiều thời
gian của khách hàng khi tìm được địa điểm và phải làm theo thủ tục, quy định của chi
nhánh giao dịch như: xếp hàng, làm việc theo giờ hành chính,…
b Dịch vụ Internet Banking
Ngày nay, cách thức chuyển tiền qua Internet Banking khá là phổ biến và được sử
dụng rộng rãi vì độ nhanh và tiện lợi của nó. Để thực hiện giao dịch chuyển tiền qua
hình thức này bạn cần đăng ký và kích hoạt dịch vụ Internet Banking của tài khoản
ngân hàng mà mình sử dụng và sử dụng ngay trên smartphone của mình. Đồng thời,
hiện nay một số ngân hàng áp dụng chuyển tiền thông qua cả hai hình thức là qua số
thẻ ngân hàng hoặc qua số tài khoản đều có thể thực hiện. Để chuyển tiền cần thực
hiện các bước sau:
 Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Internet Banking của ngân hàng.
 Bước 2: Chọn hình thức chuyển tiền ngoài hệ thống.
 Bước 3: Nhập các thông tin có liên quan đến giao dịch như: tên chủ tài khoản, số
tài khoản hoặc số thẻ, tên ngân hàng, số tiền giao dịch.
 Bước 4: Nhập mà an toàn, sau đó xác nhận giao dịch để nhận mã OTP.
 Bước 5: Nhập mã OTP để hoàn thành giao dịch chuyển tiền.
Hình thức chuyển khoản này sẽ mất phí giao dịch khi thực hiện. Và còn tùy vào
ngân hàng mà tài khoản nhận tiền sẽ nhận được tiền sau một khoảng thời gian quy
định. Thông thường, giao dịch chuyển tiền khác ngân hàng sẽ mất từ 4 tiếng đến 24
tiếng để thực hiện.
Ưu điểm đó là: Tiện lợi, không cần phải đến địa điểm giao dịch. Chỉ cần cài app trên
smartphone có thể chuyển tiền mọi lúc mọi nơi.
Nhược điểm của hình thức này là vì chuyển bằng internet nên cần phải có mạng mới
có thể thực hiện được giao dịch. Và nếu đường truyền mạng bị lỗi hay quá tải thì dịch
vụ sẽ không thực hiện được, hoặc thời gian nhận được tiền sẽ bị kéo dài. Cũng còn có
trường hợp bất cẩn nhập sai số tài khoản và chuyển nhầm đến tài khoản của người
khác, để lấy lại được số tiền chuyển nhầm là rất khó khăn. Điều đáng lo ngại tiếp theo
đó là thông tin bảo mật của khách hàng sẽ dễ dàng bị mất cắp do có người xâm nhập
qua internet để lấy cắp thông tin khách hàng, từ đó dẫn đến hậu quả khách hàng dễ bị
mất tiền trong tài khoản.
c Chuyển tiền qua ATM
Từ ATM cũng có thể chuyển tiền (cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng). Tuy
nhiên, để chuyển tiền được cần tìm hiểu thông tin ngân hàng đã mở tài khoản qua thẻ
có liên kết với ngân hàng muốn chuyển tiền không? Và ATM của ngân hàng mở thẻ có
chức năng chuyển tiền khác ngân hàng qua ATM không? Sau đó sẽ đi đến các bước
tiến hành giao dịch:
 Bước 1: Đăng nhập mã pin để bắt đầu sử dụng dịch vụ mà ATM cung cấp.
 Bước 2: Chọn tính năng chuyển khoản ngoài ngân hàng.
 Bước 3: Nhập thông tin giao dịch chuyển tiền bao gồm: số tài khoản, tên chủ tài
khoản, số tiền giao dịch.
 Bước 4: Thực hiên xác nhận rồi nhập mã pin để hoàn thành giao dịch.
Đối với hình thức chuyển khoản này,vẫn phải trả phí cho mỗi lần thực hiện giao
dịch, phí được ATM trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người chuyển khoản. Và
phức phí do mỗi ngân hàng quy định khác nhau.
Ưu điểm: Với hình thức chuyển qua cây ATM cũng rất dễ dàng, chỉ cần làm theo
hướng dẫn tại cây ATM, với mức phí chuyển tiền cùng ngân hàng sẽ rẻ hơn so với
chuyển khác ngân hàng.
Nhược điểm: Chuyển qua ATM ít được sử dụng hơn Internet Banking vì có hạn chế
đó là nếu bạn chuyển tiền vào ngày nghỉ lễ tại cây thì đến ngày làm việc tiếp theo tiền
mới được chuyển đến tài khoản được thụ hưởng. Và tất nhiên chuyển tiền cùng ngân
hàng chỉ mất một vài phút để đến người nhận nhưng nếu khác ngân hàng sẽ mất đến
vài tiếng, vì vậy thời gian cũng không được xem là nhanh và cũng tương đương với
chuyển tiền tại quầy thanh toán.
Nhìn chung, hình thức chuyển tiền trực tiếp tại quầy giao dịch và chuyển tiền qua
Internet banking hay qua cây ATM đều được các ngân hàng xây dựng với mục đích tạo
điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Mỗi ngân hàng đều có
những dịch vụ khuyến khích để tiếp cận khách hàng theo cách khác nhau và điển hình
là biểu phí dịch vụ, có thể tham khảo bảng biểu phí dịch vụ của các ngân hàng sau đây:
Có thể thấy, khách hàng khi có nhu cầu giao dịch với các tài khoản khác cùng ngân
có thể thực hiện lệnh chuyển tiền nội bộ ngân hàng. Trong khi các ngân hàng như
Vietcombank, Vietinbank thu phí chuyển tiền ở mức khá cao thì một số Ngân hàng
Thương mại cổ phần tư nhân như ACB,VIB, TPBank, SHB, Techcombank lại miễn
phí dịch vụ này cho khách hàng (Chi tiết xem tại Bảng 1 – Phụ lục: Danh mục các
bảng biểu phí).Có thể thấy rằng, Các ngân hàng thương mai tư nhân đang có phí
chuyển tiền nội bộ thấp hơn so với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Đây có thể
được coi là sự khuyến khích của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân trong việc
kích thích các khách hàng mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch như: gửi
tiết kiệm, chuyển tiền, thanh toán tiền,....
Chuyển khoản liên ngân hàng giúp khách hàng có thể giao dịch với nhiều tài khoản
hơn, với các khách hàng có tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên tùy từng
ngân hàng mà biểu phí chuyển tiền sẽ khác nhau bởi vì phụ thuộc vào chính sách của
từng ngân hàng. Một nhược điểm cần lưu ý đó là khi dùng dịch vụ chuyển tiền điện tử,
cần hết sức lưu ý về việc bảo mật thông tin tài khoản. Tránh việc đăng nhập tài khoản
ở các thiết bị công cộng dẫn đến việc bị mất thông tin tài khoản cá nhân để đảm bảo an
toàn cho giao dịch chuyển tiền.
Sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán, lưu trữ tiền và chuyển khoản đã trở thành một
hình thức quan trọng trong các giao dịch tài chính như hiện nay. Trong quá trình sử
dụng sẽ không tránh khỏi các khoản phí ngân hàng như: phí rút tiền mặt, phí xử lý giao
dịch ngoại tệ, và phí chuyển liên ngân hàng. Trước những nhu cầu giao dịch ngày càng
nhiều và với mong muốn mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất thì các ngân
hàng đã có những ưu đãi đặc biệt cho người sử dụng như dịch vụ miễn phí chuyển tiền
liên ngân hàng thông qua ATM, Internet banking/ mobile banking, ....Chẳng hạn như,
VIB, Techcombank, Tpbank, Vpbank..
Tuy nhiên, một số Ngân hàng thương mại vẫn áp dụng thu phí chuyển tiền liên ngân
hàng với khoản thu tương đối cao, đặc biệt, đối với khoản tiền chuyển vượt mức quy
định, khoản phí được tính theo % số tiền gửi (Chi tiết xem tại bảng 2 – Phụ lục: Danh
mục các bảng biểu phí). Đặc biệt, khối Ngân hàng Nhà nước đưa ra hạn mức chuyển
tiền tương đối thấp, gây ra mức phí khách hàng phải nộp cho Nhà nước với số tiền
tương đối lớn với khoản phí tối đa phải nộp lên đến 1 triệu đồng (Ngân hàng
Vietcombank). Điều này đã dẫn đến đại bộ phận người gửi tiền đã lựa chọn các Ngân
hàng khác coc mức phí thấp hơn để sử dụng dịch vụ.
Ngày nay với nền công nghiệp 4.0 được rất nhiều người ưa chuộng và áp dụng thì
hệ thống Ngân hàng cũng tìm cách tiếp cận với nền công nghiệp này bằng cách sử
dụng công nghệ số để hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiền thông qua Internet. Hoạt động
này ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra khảo sát
và có đến 71.3% số người sử dụng hình thức chuyển tiền qua internet, chiếm một con
số khá cao Nhưng không đáng ngạc nhiên vì con số này chỉ ra rằng việc tìm hiểu và áp
dụng công nghệ số vào kinh doanh ngày càng càng phổ biến và có nhiều kết quả tốt.
Tiếp đến là sử dụng hình thức giao dịch tại quầy với 32,7% số phiếu và 28,7% sử dụng
qua cây ATM và một vài kênh liên kết khác như Zalopay, ví Momo,.. chiếm 21,8%. Từ
đó ta có thể thấy rằng việc sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua internet của người dân rất
được ưa chuộng bởi vì nó luôn có nhiều ưu điểm vượt trội như tiết kiệm thời gian,
nhanh gọn, tiện lợi đã chiếm ưu thế trong lòng khách hàng. Nhưng điểm hạn chế là vì
sẽ rất dễ bị lộ thông tin cá nhân qua Internet dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy
thông tin khách hàng luôn là thứ được đề cao trong việc sử dụng Internet vào việc
chuyển tiền.
2.1.3 Hoạt động chuyển tiền quốc tế
Có ba cách chuyển tiền ra nước ngoài phổ biến đó là:
 Chuyển tiền qua mã SWIFT Code của ngân hàng
 Qua dịch vụ như: Western Union, Money Gram.
 Qua thẻ Visa
a Chuyển tiền thông qua mã SWIFT Code của ngân hàng
Trước tiên cần hiểu SWIFT Code là viết tắt của cụm từ Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication – Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế
giới.
SWIFT Code thực chất là một mã định danh giúp nhận diện một ngân hàng nào đó
nằm ở đâu và thuộc quốc gia nào trên thế giới. Thông thường mã SWIFT Code cần
được cung cấp khi thực hiện giao dịch nước ngoài. Chuyển tiền thông qua mã SWIFT
Code ngân hàng là cách người gửi sẽ ra các chi nhánh ngân hàng mà mình mong muốn
để yêu cầu chuyển tiền đi nước ngoài cho bạn bè, người thân. SWIFT Code có độ dài
từ 8 đến 11 ký tự gồm:
- 4 ký tự đầu là các ký tự dùng để phân biệt các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính
với nhau hay nói cach khác 4 ký tự đầu là định danh của ngân hàng. Theo chuẩn 4 ký
tự này phải là ký tự không được chứa số.
- 2 ký tự tiếp theo để nhận biets quốc gia mà ngân hàng đố tồn tại, 2 ký tự này
được đặt theo chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Nếu bạn nhìn thấy 2 ký tự trong mã code ở
vị trí thứ 5,6 là “Vn” thì ngân hàng này ở Việt Nam.
- 2 ký tự tiếp theo sử dụng để xác định vị trí của ngân hàng. Với 2 ký tự này bạn
có thể sử dụng số hoặc chữa đều được.
- 3 ký tự cuối cùng dùng để ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng tham gia giao
dịch. 3 ký tự này có thể là số hoặc chữ và không bắt buộc phải có 3 ký tự này.
Vì lý do giao dịch giữa các ngân hàng nước ngoài với nhau nên cần mã Code để xác
định rõ các ngân hàng tránh tối đa việc nhầm lẫn khi gửi nhận tiền, giúp thời gian giao
dịch nhanh hơn, chi phí giao dịch thấp,..Mỗi ngân hàng đều có một mã Code riêng
chẳng hạn như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam –
VietcomBank (Mã code: BFTVVNVX), Ngân hàng Techcombank (mã code:
VTCBVNVX), Ngân hàng Agribank (mã code: VBAAVNVX), Ngân hàng BIDV (mã
code: BIDVVNVX),…
Khi chuyển tiền quốc tế qua mã SWIFT Code của ngân hàng, cần chuẩn bị những
giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị chuyển tiền (Mẫu của ngân hàng)
- Giấy tờ nhân thân người chuyển tiền: CMND, căn cước hoặc hộ chiếu bản sao
công chứng
- Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền: Du học: Giấy báo học phí của trường
hoặc thư nhận nhập học của cơ sở, giấy tờ liên quan khá;
- Chữa bệnh: Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh, thông báo chi phí của cơ sở chữa
bệnh;
- Trợ cấp: Giấy tờ chứng minh người hưởng đang ở nước ngoài.
Để có thể lấy được tiền, người nhận phải mang theo cả CMND/ Hộ chiếu/ Giấy tờ
nhân thân khác và giấy báo nhận tiện nếu có ra ngân hàng bên nước đó để nhận tiền.
Để tiết kiệm được chi phí khi chuyển tiền đi nước ngoài, người dùng nên lập một tài
khoản tại ngân hàng chuyển tiền để tiện giao dịch thay vì dùng tiền mặt để tránh mất
thêm một khoản phí đáng tiếc bị ngân hàng thu khi nộp tiền mặt để chuyển.
SWIFT Code có ưu điểm sẽ nhận được tiển trong khoảng thời gian nhanh chỉ từ 2
đến 3 ngày. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế này nếu chuyển khoản vào tài khoản sẽ được
hỗ trợ đến 197 quốc gia, và có cước phí rẻ hơn so với các dịch vụ chuyển tiền ra nước
ngoài khác như: Money Gram, Western Union
Nhược điểm đó là thời gian chuyển tiền vẫn khá chậm, thủ tục giấy tờ chuyển tiền
còn rườm rà, phức tạp.
b Chuyển tiền bằng dịch vụ Western Union
Western Union là dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế có trụ sở tại Mỹ. Được biết đến
là một dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài thông dụng của những người đi du nhập khắp
các nước. Trong môi trường kinh tế năng động như hiện nay, dịch vụ Western Union
được xem là cách chuyển tiền ra nước ngoài phổ biến nhất, là nơi để “gửi gắm” niềm
tin của những ai muốn chuyển khoản quốc tế.
Hiện nay Western đã có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới và có thể chuyển đổi
theo đơn vị tiền tệ VND. Đặc biệt, với những tầng lớp nghèo, phải di cư sang nước
ngoài để mưu sinh, muốn tiết kiệm tối đa trong lĩnh vực chuyển khoản thì Western
Union là dịch vụ hoàn toàn hợp lý vì cước phí rất rẻ và tiện lợi.
Ở Việt Nam, hình thức chuyển tiền qua đại lý duy nhất của Western Union là ngân
hàng hoặc các tiệm vàng được cấp quyền đại lý của Western Union, đây chính là đại lý
chuyển hoặc nhận tiền mà chúng ta có thể đến giao dịch.
Quy trình chuyển khoản được thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Quý khách hàng đến ngân hàng và điền đầy đủ, chính xác các thông tin
vào “Phiếu chuyển tiền” theo quy định của ngân hàng đó.
 Bước 2: Chuyển “Phiếu chuyển tiền” đã điền đủ thông tin và nộp số tiền chuyển,
phí dịch vụ chuyển tiền cho nhân viên ngân hàng.
 Bước 3: Nhân viên ngân hàng cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
 Bước 4: Giao dịch viên chuyển giấy biên nhận và mã số chuyển tiền (MTCN –
Money Transfer Control Number) gồm 10 chữ số.
 Bước 5: Quý khách hàng thông báo cho người nhận các thông tin cần thiết và mã
số chuyển tiền (MTCN).
Cách thức nhận tiền như sau:
 Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào “Phiếu nhận tiền” gồm họ tên đầy đủ của
người gửi, số tiền gửi, nước gửi và mã số chuyển tiền (MTCN) tại bất kì quầy giao
dịch nào của Western Union.
 Bước 2: Trình “Phiếu nhận tiền” đã điền đầy đủ thông tin và giấy tờ tùy thân cho
nhân viên tại đểm giao dịch.
 Bước 3: Nhân viên tại điểm giao dịch sẽ kiểm tra thông tin trên phiếu, trao tiền
và biên nhận cho quý khách.
Đối với các giao dịch chuyển tiền thông thường, người nhận sẽ có thể nhận được
tiền trong vòng vài phút tùy theo thời gian làm việc của địa điểm Đại lý Western Union
(đại lý nhận tiền). Các dịch vụ chuyển tiền bằng tài khoản và “ngày tiếp theo/2 ngày”
chỉ được cung cấp ở một số nước nhất định ( chưa có dịch vụ nhận tiền qua tài khoản ở
Việt Nam). Đối với dịch vụ chuyển tiền “Ngày tiếp theo/ 2 ngày”, người nhận có thể
nhận tiền trong vòng lần lượt là 24h đến 48h. Các giao dịch chuyển tiền bằng tài khoản
thường mất tới 5 ngày, dù các giao dịch chuyển tiền đến ví điện tử thường chỉ mất vài
phút nhưng do chế định và sự hạn chế khác ở một số quốc gia làm cho việc chuyển
tiền bị trì hoãn. Hi vọng rằng hình thức này sẽ sớm có mặt tại Việt Nam để phục vụ
cho người dân và kiều bào nước ngoài.
Phí chuyển tiền sẽ được thông cáo rõ ràng tại địa điểm đại lý của Western Union và
cung cấp cho người gửi trước khi hoàn thành lệnh thanh toán. Trừ khi luật hiện hành ở
quốc gia yêu cầu, nếu không người gửi sẽ chịu toàn bộ chi phí chuyển tiền. Trong
trường hợp nhất định, thanh toán tiền có thể phải mất thêm phí địa phương và phí dịch
vụ.
Một vài hình thức gửi tiền bằng dịch vụ Western Union ở Việt Nam nhưng chưa
được áp dụng như: Gửi tiền trực tuyến, qua ứng dụng Western Union Money Transfer
trêm Android và IOS, qua tin nhắn SMS của điện thoại,..
Ưu điểm: khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union tại Việt Nam bạn
sẽ được hưởng nhiều tiện ích:
- Nhanh chóng, nhận tiền chỉ sau vài phút. Sử dụng công nghệ thông tin tiên
tiến và một hệ thống máy tính chuyên dụng toàn cầu.
- Thuận tiện, không cần mở tài khoản ngân hàng.
- Có thể nhận tiền đồng Việt Nam hay Đô la Mỹ còn tùy thuộc vào tình trạng
tiền Đô la Mỹ có sẵn tại điểm giao dịch.
- Chi trả phí một lần, người gửi trả phí một lần khi gửi tiền, khi nhận tiền người
nhận không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào khác.
- Khi nhận tiền từ Western Union bạn có thể lựa chọn giữ nguyên đơn vị tiền tệ
hay chuyển sang đơn vị tiền tệ của nước đó. Lưu ý nhỏ, nếu nhận tiền qua chuyển
khoản ngân hàng thì thường phải có tài khoản USD để nhận thì mới giữ nguyên được
đơn vị tiền tê, còn không thì sẽ bị quy đổi ta tiền Việt Nam.
Nhược điểm: Điểm trừ lớn nhất của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union
khiến nhiều khách hàng e ngại đó là phí giao dịch khá cao. Dù vậy dịch vụ này luôn có
hạn mức nhất định và tùy theo mục đích chuyển tiền, mức tiền cần chuyển luôn có quy
định cụ thể để khách hàng tham khảo. Tiếp theo là thủ tục chuyển tiền đòi hỏi các giấy
tờ đầy đủ, khắt khe. Người gửi phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích chuyển
tiền, nguồn gốc số tiền khiến việc giao dịch có nhiều hạn chế.
c Chuyển tiền qua dịch vụ Money Gram
Dịch vụ Money Gram cũng là một dịch vụ chuyển tiền sang nước ngoài tương tự
như Western Union và hiện có vài ngân hàng liên kết là Saigonbank, Đông Á bank,
Vietcombank, VIB, Hdbank, ...
Money Gram là dịch vụ chuyển tiền quốc tế được sáng lập tại Mỹ. Dịch vụ của
Money Gram giúp kết nối gia đình, bạn bè, các mối quan hệ giao thương buôn bán trên
thế giới. Hiện này, Money Gram đã có hệ thống đại lý tại 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Giúp khác hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế thuận lợi với hình thức
trực tuyến hoặc thông qua thiết bị di động hay chuyển trực tiếp tại một kiot, cửa hàng
ở địa phương.
Tại Việt Nam, dịch vụ của Money Gram chỉ có thể thực hiện ở các điểm đại lý của
dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh này, khách hàng có thể chuyển và
nhận tiền đi các quốc gia, lãnh thổ trên khắp thế giới. Ngoài ra, có thể chuyển tiền trực
tiếp, chuyển tiền thông qua tài khoản hoặc chuyển vào ví điện tử. Thời gian chuyển
tiền cũng khá nhanh, thông thường chỉ ba mươi phút, người nhận có thể được nhận
tiền.
Đối tượng khách hàng là công dân Việt Nam sử dụng dịch vụ với mục đích học tập,
chữa bệnh, trả phí, du lịch, trợ cấp cho nhân thân, thừa kế, định cư ở nước ngoài,…
hoặc công dân nước ngoài hay công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài trên 12 tháng:
có ngoại tệ trên tài khoản hoặc nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển/ mang ra
nước ngoài, trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng VND thì được mua ngoại tệ để
chuyển ra ngoài. Money Gram hỗ trợ chuyển tiền trực tiếp, chuyển tới tài khoản ngân
hàng và chuyển tiền qua ví điện tử, cần 4 bước sau: (có thể tham khải biểu mẫu của
ngân hàng Vietcombank ở phụ lục)
 Bước 1: Tìm đại lý của Money Gram ở các ngân hàng có đăng kí dịch vụ này.
 Bước 2: Chuẩn bị chuyển tiền:
+ Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người gửi
+ Họ và tên của người nhận khớp trên chứng minh thư
+ Địa điểm người nhận (đối với chuyển tiền trực tiếp)
+ Tên ngân hàng và số tài khoản (đối với chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng).
+ Số điện thoại di động và mã quay số quốc tế của người nhận (đối với phí
chuyển tiền đến ví di động).
+ Số tiền và phí.
 Bước 3: Sau khu hoàn thành mẫu đơn chuyển tiền, khách hàng giao tiền cho ngân
hàng đại lý, bao gồm cả phí.
 Bước 4: Thông báo thông tin chuyển tiền cho người nhận. Đồng thời chia sẻ
thông tin số tham chiếu 8 chữa số cho người nhận. Số tiền được gửi sẽ tự đồng chuyển
đến tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử
Cách nhận tiền của người thân ở nước ngoài chuyển tiền quốc tế về Việt Nam:
 Bước 1: Đến đại lý của Money Gram.
 Bước 2: Hoàn thành mẫu đơn (nếu ngân hàng yêu cầu); nếu được yêu cầu bạn có
thể nhập số tham chiếu được cấp bởi người gửi.
 Bước 3: Nhận số tiền người gửi và biên nhận.
Dưới đây là biểu phí dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng Vietcombank12
Từ 0 – 1000$ = 18$ (trừ chuyển đi Philippin phí dịch vụ là 15$)
Từ 1001$ - 2000$ = 23$
Từ 2001$ - 3000$ = 28$
Từ 3001$ - 5000$ = 38$
Từ 5001$ - 10.000$ = 58$
Hiện nay Money Gram cho phép chuyển tối đa 10.000$ sẽ thanh đổi theo từng quốc
gia. Tiền sẽ sẵn sàng được nhận sau quá trình gửi thành công qua chuyển khoản/ ví
điện tử chỉ sau 2 – 3 phút, đối với chuyển tiền trực tiếp thời gian nhận dựa vào thời
gian làm việc của đại lý. Khách hàng có thể lựa chọn đơn vị tiền tệ nhận/ gửi, phí
chuyển đổi sẽ theo phí của Moneygram đưa ra. Lưu ý loại tiền tệ hỗ trợ phụ thuộc vào
đại lý MoneyGram của người gửi/nhận, và người nhận không quyết định được lại tiền
tệ được nhận; nếu quốc gia của người nhận cho phép nhận nhiều hơn một loại tiền thì
người nhận phải chọn loại tiền được chấp nhận ở địa phương.
Ưu điểm của Money Gram cũng tương tự Western Union đó là thời gian chuyển tiền
nhanh, dịch vụ an toàn, đảm bảo.
Điểm hạn chế của dịch vụ này cũng là cước phí dịch vụ cao tương đương với mức
phí của Western Union. Tiếp đến vẫn là những thủ tục rườm rà gây nhiều e ngại đối
với người có nhu cầu chuyển tiền quốc tế trong nhiều trường hợp khác nhau.
d Cách chuyển tiền bằng thẻ Visa
Khi xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng phát triển, nhu cầu giao dịch ngoại tệ
trong và ngoài nước cũng được tăng lên rõ rệt. Hiện nay có rất nhiều hình thức giao
dịch và chuyển tiền ra nước ngoài qua thẻ visa cũng rất thuận tiện.
Thẻ Visa là một loại thẻ thanh toán quốc tế và được phát hành bởi lần đầu tiên vào
năm 1976 bởi Hiệp hội các dịch vụ quốc tế về thị thực tại Mỹ nhằm mục đích phục vụ
khách hàng thanh toán, mua sắm quốc tế trực tiếp. Các Ngân hàng nội địa sẽ phâm
phối và kết hợp xử lý giao dịch với tổ chức tài chính thanh toán quốc tế để phát hành
thẻ tại địa phương cho khách hàng. Thẻ visa có 2 loại thẻ chính là thẻ ghi nợ debit card
và thẻ tín dụng credit card.Thẻ ghi nợ debit card giới hạn mức chi tiêu dựa trên số tiền
bạn có trong tài khoản ngân hàng còn thẻ tín dụng credit card cho phép sử dụng trước

12 Trích xuất từ web Vietcombank


tiền vay từ ngân hàng trong một hạn mức nhất định và phải thanh toán cho ngân hàng
sau một thời gian cộng với lãi suất nếu trả quá hạn. Ngoài ra còn có loại thẻ visa trả
trước có chức năng tương tự như thẻ ghi nợ debit nhưng sẽ bị giới hạn một số chức
năng nhất định.
Thủ tục cấp thẻ visa khá đơn giản:
- Đối với thẻ debit và thẻ trả trước: Chỉ cần cung cấp Chứng minh thư nhân dân
và điền đầy đủ thông tin được yêu cầu vào Phiếu đăng ký ở ngân hàng
- Đối với thẻ Credit: Ngoài các giấy từ chứng minh nhân thân còn phải chứng
minh tài chính và kê khai thu nhập ổn định và rõ ràng mới đc cấp thẻ credit.
- Đủ 18 tuổi trở lên là có thể đăng ký sử dụng hai loại thẻ này của ngân hàng, để
mở thẻ chỉ cần mang CMND/ Căn cước công dân tới chi nhánh ngân hàng gần nhất để
mở thẻ. Tính năng chuyển tiền qua thẻ visa sẽ tự động có trên thẻ khi bạn mở thẻ thành
công.
Điều kiện để sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua thẻ visa quy định: Chủ thẻ là người
thụ hưởng, số tiền được ghi có tại thẻ sẽ tùy theo tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ của từng
ngân hàng vào từng thời điểm khác nhau. Không giới hạn thời gian, thời gian ghi có
phụ thuộc vào quy định từng ngân hàng. Cuối cùng là chỉ được chuyển tiền theo một
hạn mức nhất định.
Cách chuyển tiền qua thẻ visa :
 Đối với người nhận tiền đang sinh sống tại Việt Nam:
- Đã mở thẻ hoặc đang sử dụng thẻ visa tại một trong các ngân hàng đang hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam
- Điền đầy đủ thông tin chính xác tại Phiếu chuyển tiền như: Tên chủ thẻ, số
thẻ, hiệu lực thẻ,..
- Nộp phí giao dịch theo yêu cầu của giao dịch viên
 Đối với người chuyển tiền từ nước ngoài:
- Nắm rõ các thủ tục chuyển tiền qua thẻ visa của ngân hàng
- Lựa chọn hình thức chuyển tiền: Tại quầy giao dịch trực tiếp của ngân hàng
hoặc chuyển tiền online qua dịch vụ Internet banking
- Đảm bảo các thông tin cung cấp đầy đủ và chính xác.
Cách nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua thẻ visa:
 Bước 1: Đến ngân hàng được chuyển về để nhận tiền
 Bước 2: Xuất trình CMND/ Hộ chiếu và cung cấp đầy đủ thông tin về người
chuyển và số tài khoản của bạn
 Bước 3: Chờ nhân viên giao dịch kiểm tra thông tin và xác nhận giao dịch
 Bước 4: Nhận tiền mặt, ký vào biên lai nhận và hoàn thành giao dịch.
Ngoài cách nhận tiền trực tiếp tại ngân hàng thì khách hàng cũng có thể sử dụng các
dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc qua máy ATM của ngân hàng một cách đơn giản và
tiện lợi.
Có thể tham khảo cách nhận tiền chuyển về từ nước ngoài qua thẻ visa của ngân
hàng ACB và Vietcombank (Chi tiết xem tại Bảng 3 – Phụ lục: Danh mục các bảng
biểu phí )
Lợi ích khi sử dụng thẻ Visa đó là: Thẻ có chức năng thanh toán quốc tế, do đó có
thể sử dụng được ở mọi nơi và có thể rút tiền mặt ở tất cả các cây ATM trên thế giới.
Tại nhiều nước, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm đều được hỗ trợ thanh toán
bằng thẻ visa vô cùng tiện lợi. Đây là hình thức thanh toán yêu thích của người Việt
khi đi du lịch tại nước ngoài hay du học sinh có lộ trình học tập dài hạn. Việc dùng thẻ
có thể hạn chế được nguy cơ mất cắp do cầm nhiều tiền mặt. Thẻ mang tính bảo mật
cao mà vẫn có thể giữ được tiền trong tài khoản ngày cả khi mất thẻ nếu báo khóa thẻ
kịp thời. Đặc biệt chuyển và nhận tiền 24/7 từ người thân, bạn bè ở khắp nơi trên thế
giới với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, vẫn có những hạn chế về điều kiện làm thẻ khắt khe như phải kê khai
mức lương tối thiểu và mức lương cao mới có thể được làm thẻ. Các loại chi phí cao,
phí chuyển đổi ngoại tệ từ VNĐ (Việt Nam đồng) sang giá trị tiền của nước khác theo
mức thông dụng là 4%. Ngoài ra, chi phí thực hiện giao dịch tại các máy POS hay
ATM đều sẽ được trừ trực tiếp vào thẻ, các mức phí này đều đã được quy định rõ ràng
nhưng mức phí hầu như khá cao.
Trên đây là những dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp. Mặc dù có cước phí
khá cao nhưng vẫn đảm bảo được niềm tin cho khách hàng trong và ngoài nước tin
tưởng và sử dụng. Dịch vụ chuyển tiền không chỉ nhanh gọn, tiện lợi mà còn có thể
bảo mật được các thông tin dịch vụ của khách hàng khá tốt. Hiện nay,các dịch vụ
chuyển tiền ngày càng phát triển lớn mạnh, khi sử dụng dịch vụ điều chúng ta nên lưu
ý sử dụng như thế nào cho phù hợp với luật pháp của quốc gia mình? Tại Pháp Lệnh
ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung có quy định tại Điều 1 và được hướng dẫn cụ thể tại
Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối 2005
và Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung 2013 đã được nêu ở trên, nhóm tác giả hiểu
rằng cá nhân là người cư trú, là công dân Việt Nam được phép thực hiện chuyển tiền
một chiều từ Việt Nam sang nước ngoài với mục đích trợ cấp cho nhân thân đang ở
nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các
quy định trên.
Điều đáng quan tâm tiếp theo là về hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài. Trước đây,
pháp luật Việt Nam có quy định về giới hạn mức chuyển , mang ngoại tệ để trợ cấp
cho nhân thân ở nước ngoài tại Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN về mua, chuyển,
mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay khi Pháp lệnh ngoại hối được sửa đổi, bổ sung và được hướng
dẫn tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP thì Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN đã hết hiệu
lực. Theo đó NĐ 70/2014/NĐ-CP có quy định tại khoản 7 điều 7: “ Tổ chức tín dụng
được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không
cứ trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức
tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng
giao dịch chuyển tiền.” Do đó, pháp luật hiện hành không còn quy dịnh giới hạn mức
chuyển ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam cho thân nhân ở nước ngoài.
Tổ chức tín dụng ( Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô
và quỹ tín dụng nhân dân) mà người đó chuyển ngoại tệ sẽ xem xét chứng từ, giấy tờ
của người đó để chuyển ngoại tệ ra ngước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế và tính
hợp lý của giao dịch chuyển tiền. Tổ chức tín dụng đó sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ
tục để người chuyển tiền thực hiện yêu cầu đó.
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu về việc sử dụng hình thức chuyển tiền nhiều
nhất chiếm đến 52% là Western Union, sau đấy là chuyển tiền qua SWIFT Code với
30%, và Money Gram là 12%, còn lại sẽ là chuyển qua Visa hoặc Master Card và một
số kênh nhỏ lẻ khác. Từ thống kê cho thấy rằng dịch vụ mọi người ưa chuộng nhất vẫn
là qua Western Union với cách thức nhanh chóng, tiện lợi và có đại lý ở rất nhiều ngân
hàng hay trụ sở ở khắp nơi trên thế giới. Mặc dù với mức cước phí khá cao nhưng
khách hàng vẫn tin tưởng và sử dụng vì có cách thức chuyển tiền đa dạng, phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh của mọi người. Western Union ngày càng được phổ biến rộng
rãi và được xem như là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi người.
2.2 Hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam
Hiện nay nhu cầu chuyển tiền ngày càng nhiều, ngoài những dịch vụ chuyển tiền tại
quầy giao dịch hay chuyển qua tài khoản, dịch vụ liên kết với ngân hàng còn có những
dịch vụ chuyển tiền ở Việt Nam không thông qua hệ thống ngân hàng như: Bankplus –
Viettel, chuyển tiền qua bưu điện – Vnpost, chuyển tiền qua tiệm vàng, qua xe khách,
hay có thể là nhờ tiếp viên hàng không xách tay,.. Theo số liệu khảo sát cho thấy đa số
mọi người đánh giá dịch vụ chuyển tiền không chính thức là hệ thống chuyển tiền
không thông qua hệ thống ngân hàng chiếm đến 71,3% và ý kiến đó cũng đồng quan
điểm với ý kiến của nhóm tác giả. Thông qua những phần tìm hiểu dưới đây nhóm tác
giả muốn đánh giá thêm ý kiến đó là “ không chính thức có phải là bất hợp pháp hay
không?”. Có thêm một khảo sát cho thấy mọi người đánh giá những hoạt động chuyển
tiền không chính thức là hoạt động chuyển tiền qua xe khách (chiếm 61,4% ), tiếp theo
sau đó là hoạt động chuyển tiền thông qua tiệm vàng chiếm 50,5%, hoạt động chuyển
tiền qua người thân là 40,6%, qua bưu điện là 32,7% và qua Bankplus là 33,7%. Để
hiểu rõ hơn về các hoạt động chuyển tiền không chính thức, hãy cùng nhóm tác giả đi
sâu vào các loại hình dịch vụ sau đây.
2.2.1 Những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển tiền không
chính thức
Nhìn chung các hình thức chuyển tiền không chính thức sẽ như đã nêu còn bỏ ngỏ
vì thiếu các quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh, vì vậy nó vẫn được tiếp diễn để phục
vụ nhu cầu của người dân. Các hoạt động chuyển tiền không chỉ dừng lại ở việc
chuyển giao tiền cho người nhận và người gửi mà đã còn bị biến tướng thành các hoạt
động phạm pháp. Các loại tội phạm nguy hiểm sẽ lợi dụng hình thức này để lách luật
và thực hiện hành vi phạm pháp như rửa tiền trái phép xuyên quốc gia và qua các vùng
biên giới. Từ đó, chúng ta có thể tìm các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động này
đó là: Luật phòng chống rửa tiền của Quốc hội số 07/2012/QH13 quy định về “các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa
tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác
quốc tế về phòng, chống rửa tiền” (khoản 1,điều 1) và còn được quy định chi tiết ở các
điều khoản tiếp theo.
Tiếp đến có thể tham khảo thêm Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ
và ngân hàng ở Nghị định 96/2014/NĐ-CP. Theo khoản 2, điều 1 luật này các hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng bao gồm:
“ a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
b)Vi phạm quy định về tổ chức, quản lý, điều hành;
g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền;..”
Từ đó đưa ra các hình thức xử phạt theo từng hành vi và mức độ vi phạm trong các
điều luật tiếp theo của Nghị định này.
Có thể tìm hiểu thêm về một số quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
phòng, chống rửa tiền đó là Nghị định 116/2013/NĐ-CP. Và Văn bản hợp nhất
06/VBHN-NHNN năm 2013 hợp nhất Quyết định khuyến khích người Việt Nam ở
nước ngoài chuyển tiền về nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “ Chính phủ
khuyến khích và tạo điều kiên để Người Việt Nam ở nước ngoài được chuyển ngoại tệ
về nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước mà người Việt
Nam sinh sống và có nhu cầu gửi tiền về nước..”
Bên cạnh đó còn có các quy phạm về tội buôn tiền, ngoại tệ trong Bộ luật Hình sự
2015 ở điều 188 và các quy định xử phạt hành chính tại khoản 2,3,4,5,6 điều này. Tại
điều 189 BLHS 2015 còn có quy định về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới: “thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” theo các điểm
a,b,c,d…trong luật quy định.
Những quy định pháp lý liên quan nêu trên đã tạo ra cách hiểu rõ hơn về các hoạt
động chuyển tiền trong và ngoài nước, hoạt động nào là hợp pháp và không hợp pháp
để phòng chống các tệ nạn rửa tiền, buôn bán tiền xuyên quốc gia và ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam vẫn luôn khuyến khích người Việt Nam ở nước
ngoài chuyển tiền về Việt Nam với mục đích giúp đỡ gia đình, thân nhân, hay vì mục
đích từ thiện khác, để xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn.
2.2.2 Một số hình thức chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam và tình
hình hoạt động
a Chuyển tiền qua dịch vụ Bankplus – Viettel
Bankplus là dịch vụ ngân hàng di động hợp tác giữa Viettel và các ngân hàng, giúp
khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua di động một cách nhanh chóng, an
toàn, đơn giản, mọi lúc mọi nơi. Ngoài giao dịch chuyển tiền, Bankplus còn có thể đáp
ứng tất cả các dịch vụ trực tuyến khác như: thanh toán dịch vụ, mua sắm, gửi tiết kiệm,
quyên góp từ thiện. Các ngân hàng hợp tác phát triển cùng Bankplus của Viettel hiện
nay gồm có: Vietcombank, agribank, MB bank, VIB, BIDV, Vietinbank, AB bank,
Nam Á bank, Maritime bank,...
Tính năng ưu việt của Bankplus:
- Chuyển tiền mặt nhanh, toàn quốc, kể cả ngày nghỉ.
- Thanh toán cước viễn thông các mạng được giảm 4% - 6% (riêng VIB là 0%).
- Thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, truyền hình cáp,..
- Mua thẻ game, thẻ cào viễn thông, bản quyền phần mềm máy tính...
- Gửi tiết kiệm.
- Tra cứu số dư và lịch sử giao dịch
Chuyển tiền mặt Viettel là dịch vụ cho phép khách hàng sinh sống tại Việt Nam có
thể chuyển tiền mặt tới tận tay người nhận thông qua mạng lưới kênh giao dịch rộng
lớn hiện diện tại khắp các Tỉnh/Thành phố trên cả nước trong thời gian vô cùng nhanh
chóng và không cần phải đi xa để nhận tiền.
Cách chuyển tiền:
- Theo số điện thoại: Chuyển tiền trong cộng đồng các thuê bao sử dụng
Bankplus.
- Theo số thẻ: Thuê bao sử dụng Bankplus có thể chuyển theo số thẻ của hơn 30
ngân hàng trên toàn quốc.
- Theo số tài khoản: Chuyển tiền đến số tài khoản của hơn 30 ngân hàng trên
toàn quốc.
- Chuyển tiền mặt: khách hàng có thể chuyển tiền cho người nhận ở bất cứ đâu
trên toàn quốc. Người nhận có thể nhận tiền tại cửa hàng Viettel ngay khi giao dịch
chuyển tiền mặt thành công trên điện thoại hoặc nhận tại nhà trong vòng 24 giờ ( đối
với chuyển tiền thường) hoặc từ 2 – 4 giờ (nếu là giao dịch chuyển tiền nhanh).
Có thể tham khảo các bước chuyển tiền trên app Bankplus
 Bước 1: Lựa chọn chức năng, mở ứng dụng app Bankplus lựa chọn chuyển tiền
mặt
 Bước 2: Nhập thông tin
+ Nhập thông tin cá nhân người nhận bao gồm Số điện thoại, Họ tên, Số tiền
chuyển tại các khung tương ứng
+ Lựa chọn Nhận Tại Nhà nếu muốn chuyển tiền đến tận tay người nhận
+ Lựa chọn Nhận Tại Quầy Viettel để người nhận có thể chủ động nhận tiền bất kì
khi nào họ muốn
+ Chọn Thực hiện giao dịch để chyển sang bước tiếp theo
 Bước 3: Xác nhận chuyển tiền
+ Lựa chọn nguồn tiền mà quý khách muốn chuyển.
+ Sau khi lựa chọn nguồn tiền sẽ có thêm giao diện nhập Mật khẩu.
+ Điền đúng thông tin để chuyển tiền
Hình thức nhận tiền:
- Nhận tiền tại nhà: Nhân viên Viettel sẽ giao tại địa chỉ yêu cầu
- Nhận tiền tại điểm giao dịch Viettel: Người nhận ra cửa hàng Viettel bất kỳ để
nhận tiền.
Ưu điểm của Bankplus:
- Sử dụng đơn giản, mọi lúc mọi nơi
- Chỉ cần thiết bị điện thoại di động năm trong vùng phủ sóng thì luôn thực hiện
được giao dịch, không kể điện thoại thường hay smartphone
- Hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật 2 lớp gồm mật khẩu và mã xác thực
- Giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí
- Hỗ trợ 24/7 qua tổng đài 19008099
Hạn chế của hình thức này là mã xác thực OTP, nếu mất mã OTP thì có khả
năng bị mất thông tin bí mật cá nhân và dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy cắp tiền trong tài
khoản. Các trường hợp mất mã OTP, mất điện thoại,.. cần phải nhanh chóng gọi đến số
tổng đài hỗ trợ và khóa dịch vụ Bankplus nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho khách
hàng.
Dịch vụ chuyển tiền Bankplus khá giống với các dịch vụ chuyển tiền chính
thức tại ngân hàng. Không chỉ chuyển tiền mà Bankplus còn liên kết với ngân hàng
đem đến cho mọi người rất nhiều các dịch vụ khác như: thanh toán phí dịch vụ, mua
sắm, gửi tiết kiệm, … Hơn nữa, còn có cả app chuyển tiền qua Internet cũng tương tự
như Internet banking của ngân hàng. Vì vậy, ta có thể thấy rằng dịch vụ Bankplus của
Viettel gần như mô phỏng lại các dịch vụ của ngân hàng nhưng có ưu điểm tốt hơn đó
là chuyển/ nhận tiền nhanh chóng, không có nhiều thủ tục rườm rà như ở ngân hàng,
mà cước phí cũng không quá cao (Tham khảo Bảng 3 – Phụ lục: Danh mục các bảng
biểu phí).
b Dịch vụ chuyển tiền qua bưu điện – VNpost
Dịch vụ chuyển tiền Bưu điện là dịch vụ chuyển phát tiền từ người gửi đến người
nhận thông qua mạng bưu cục khắp cả nước và liên kết chuyển tiền với nhiều tổ chức
bưu chính, ngân hàng, các công ty chuyển tiền trên khắp thế giới.
 Chuyển tiền trong nước:
Hiện nay khách hàng có thể sử dụng dịch vụ để gửi tiền cho người nhận tại tất cả
các điểm cung cấp dịch vụ của bưu điện. Dịch vụ chuyển tiền trong nước cung cấp 2
sản phẩm thuận tiện và phù hợp với nhu cầu khách hàng:
- Dịch vụ chuyển tiền Bưu điện: Với phạm vi cung cấp tại gần 6000 điểm giao
dịch trên toàn quốc, khách hàng nhận tiền có thể nhận tại Bưu cục gần nhất ngay sau
khi nhận được thông báo của bưu điện qua các hình thức: Thư mời, điện thoại hoặc tin
nhắn.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh PayPost: Khách hàng có thể nhận tiền tại các bưu cục
cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh này ngay sau khi người gửi hoàn tất thủ tục gửi
tiền và người gửi thông báo cho người nhận biết thông tin gửi tiền.
Thời hạn hiệu lực của phiếu chuyển tiền là 12 tháng kể từ ngày phiếu chuyển tiền
được phát hàng. Hết thời hạn này nếu bưu điện không trả được tiền cho người nhận và
không hoàn lại được tiền cho người gửi thì phiếu chuyển tiền này hết hiệu lực và sô
tiền gửi được coi là vô thừa nhận. Thời hạn trả tiền của phiếu chuyển tiền được quy
định như sau: Đối với thư chuyển tiền là 2 tháng kể từ ngày phát hành thư chuyển tiền,
đối với chuyển tiền nhanh là 15 ngày kể từ ngày phát hành chuyển tiền nhanh. Hết thời
hạn trả tiền, nếu không trả tiền được cho người nhận, phiếu chuyển tiền được chuyển
hoàn để trả lại tiền cho người gửi.
 Chuyển tiền ngoài nước:
Là dịch vụ chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa bưu chính
Việt Nam với bưu chính các nước và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế (ví
dụ: bưu điện các nước Pháp, Mỹ, Malaysia,Trung Quốc, Bỉ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật,
Thụy Sĩ, Thái Lan,…), tại các ngân hàng liên kết (Ngân hàng Bangkok Thái Lan),
Công ty chuyển tiền quốc tế Western Union. Với phạm vi cung cấp dịch vụ rộng lớn
đó là được cung cấp tại gần 2.000 bưu cục trên cả nước, trong đó có gần 120 bưu cục
chi trả ngoại tệ.
Cước phí được tính cho người gửi tiền với mệnh giá tiền khác nhau theo quy
định của các bưu điện của các nước. Và người nhận không phải trả tiền cước phí.
Ưu điểm của dịch vụ chuyển tiền qua bưu điện đó là sự tin tưởng của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ của bưu điện và vì mạng lưới bưu điện phổ biến rộng rãi khắp đất
nước nên cũng thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng. Thủ tục nhận tiền dễ
dàng chỉ cần mang CMND đến cơ sở bưu điện là có thể nhận được tiền. Một ưu điểm
nữa đó là đã có thêm dịch vụ gia tăng đa dạng, linh hoạt, thuận tiện cho khách hàng
khi nhận/trả tiền tại địa chỉ báo trả, có thêm các phương thức hỗ trợ như tin nhắn,
SMS, internet,..
Nhược điểm lớn ở đây là về thời gian vận chuyển khá lâu, có thể mất đến 3
đến 5 ngày mới có thể nhận được tiền. Và bưu điện cũng đã cho ra dịch vụ chuyển tiền
nhanh để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian gửi nhưng cước phí sẽ cao hơn so
với dịch vụ thông thường (Tham khảo Bảng 4 và Bảng 5 tạị Phụ lục: Danh mục các
bảng biểu phí).
c Chuyển tiền qua xe khách
Bên cạnh những dịch vụ hiện đại sử dụng qua các thông tin điện tử thì ở Việt
Nam còn có một hình thức chuyển tiền theo cách khá cũ đó là chuyển tiền qua xe
khách. Đây là một hình thức được sử dụng khá thường xuyên ở những khu vực vùng
sâu vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn và ít được tiếp cận với các hình thức chuyển tiền
bằng dịch vụ hoặc cũng có thể do đối tượng sử dụng là những người cao tuổi không
thông thạo cách thức chuyển tiền hiện nay nhưng có nhu cầu chuyển tiền cho người
thân ở xa.
Cách thức chuyển tiền: Họ chuyển tiền cho người thân bằng cách mang tiền đến
gửi người lái xe, lơ xe trên chuyến xe đi đến nơi có điểm đến của người nhận. Thông
tin của họ đơn giản chỉ là tên người nhận, người gửi và số điện thoại của người nhận,
người gửi. Khi đến địa điểm người nhận có thể chờ ở bến xe đọc tên, số điện thoại
người nhận, nếu đúng, người của nhà xe sẽ đưa số tiền đó. Cước phí sẽ do người gửi
trả trước và phí rất rẻ so với các dịch vụ chuyển tiền khác do nhà xe tự thỏa thuận với
người gửi.
Với ưu điểm là dễ dàng nhận/chuyển tiền và cước phí rất rẻ thì nhược điểm của
hình thức chuyển tiền này có khá nhiều rủi ro, chủ yếu những người sử dụng cách thức
này dùng niềm tin là chính. Họ sử dụng theo nhu cầu, nếu họ có nhu cầu thì nhà xe sẽ
đáp ứng điều đó giúp họ. Không có một quy định, cơ sở pháp lý nào hỗ trợ hướng dẫn
cho cách chuyển tiền này. Mặc dù vậy nhưng nó cũng không gây ảnh hưởng hay vi
phạm điều gì pháp luật cấm. Cách thức này vẫn còn tồn tại đến ngày hôm này mặc dù
không nhiều.
d Chuyển tiền qua tiệm vàng
Hình thức chuyển tiền tiếp theo là chuyển tiền qua tiệm vàng. Việc đổi ngoại tệ
diễn ra ở các tiệm vàng đôi khi còn là hình thức trá hình thông quá đó để tiền hành
hoạt động chuyển tiền, mua bán ngoại tệ trái phép. Và không chỉ người Việt có nhu
cầu chuyển/đổi mà còn cả người nước ngoài đến sinh sống, du lịch ở Việt Nam cũng
chuyển/đổi rất nhiều.
Theo quy định của Nhà nước, tất cả các nơi có giấy phép thu đổi ngoại tệ thì
được coi là hợp pháp, ngược lại không có giấy phép là bất hợp pháp. Các cửa hàng,
tiệm vàng hiện nay hầu như không được cấp phép hoạt động đổi ngoại tệ mà là hoạt
động kinh doanh tự phát, và thường không có giấy phép nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ
thiệt hại tài chính cho khách hàng, nhất là khi vô tình bị cơ quan chức năng bắt gặp thì
sẽ bị tịch thu trắng số tiền mà mang đi bán, đổi. Các bước mua bán tiền ở tiệm vàng rất
đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần đưa ra số tiền muốn mua hoặc bán, chủ tiệm vàng sẽ
đưa ra giá chệnh lệch. Nếu đồng ý thì hai bên trao đổi và giao dịch thành công chỉ
trong 5 phút.
Ví dụ: Khách hàng đến hỏi mua USD ở tiệm vàng L ở trung tâm Thành phố Huế,
chị chủ tiệm trả lời: “ muốn mua mấy ngàn? Bao nhiêu cũng có!” Khi người mua hỏi
giá chênh lệch giữa mua và bán thì được đáp: “ Bán thì mua lại 2.240 triệu đồng/ 100
USD, còn mua thì tiệm bán 2.280 triệu đồng/100 USD” 13. Cứ như vậy khách hàng tới
mua bán rất nhanh và chưa đầy 5 phút việc mua bán đã thực hiện xong.

13 trích từ web: baothuathienhue.vn


Từ đó, ta có thể thấy được ưu điểm khi mua bán ngoại tệ ở các tiệm vàng đó là sẽ
giúp người dân chủ động và tiết kiệm được thời gian. Những dịch vụ này sẽ giải quyết
được việc đổi tiền mà không phải đòi hỏi bất kì thủ tục rườm rà nào. Dù vậy, đổi tiền ở
tiệm vàng có rất nhiều hạn chế đó là khách hàng lẫn chủ tiệm dễ gặp phải rủi ro khi
không phân biệt được tiền thật, tiền giả ở cả hai phía. Và hơn thế nếu tiệm vàng không
được cấp phép thì sẽ là bất hợp pháp và giao dịch diễn ra sẽ vi phạm pháp luật.
Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định về việc mua bán ngoại tệ tiền mặt của
cá nhân chỉ được thực hiện tại các địa điểm được phép mua/bán ngoại tệ theo điều 3:
“1.Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được
tiền phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được
phép phù hợp với quy định của pháp luât.
2.Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được
phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép
phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng
được phép.”
Như vậy, hành vi đổi ngoại tệ tại tiệm vàng không có giấy cấp phép là hành vi vi
phạm pháp luật. Việc xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ được
quy định tại Điều 4 Nghị định 96/2014 của Chính phủ.
Hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ xảy ra rất nhiều ở
nước ta. Mặc dù vậy nhưng vẫn ít được pháp luật quan tâm đến, gần đây, mới chỉ có
một vài vụ án xử lý về hành vi này, chẳng hạn như:
Ngày 23/10/2014, UBND Thành phố Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành
chính 90 triệu đồng, tịch thu 2.260.000 triệu đồng với anh Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, thợ
điên, ở Ninh Kiều) do có hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép. Số
ngoại tệ anh Rê bị bắt khi trao đổi chỉ là 100 USD, chỉ bằng chưa tới 1/40 lần do với
tiền anh bị xử phạt14.
Từ đó thấy rằng, các quy định, cơ sở pháp luật hướng dẫn điều chỉnh các hàng vi
liên quan đến ngoại tệ, kiều hối còn rất hạn hẹp và ít ỏi. Vì thế mức xử phạt đưa ra còn
khá là cứng nhắc và chưa hợp lý đối với các hành vi vi phạm, ví dụ như quyết định xử
phạt của anh Rê đã được nếu trên.

14 https://baomoi.com/bi-phat-90-trieu-vi-doi-100-usd-trong-tiem-vang-o-can-tho/c/28288433.epi?
fbclid=IwAR16QJamyfQ9wFnoeAQdPoqVOZYcVF3BxVgsF6mh6MEyjTZzRsqF-KlKsMo
Không chỉ chuyển đổi tiền qua tiệm vàng mà hiện nay còn có tình trạng nhờ tiếp
viên hàng không xách tay ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam. Điển hình như vụ án
mới đây của cựu tiếp viên hàng không Hà Thị Thùy Dương (34 tuổi, làm việc cho
hãng hàng không Asiana Airline) với tội danh “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên
giới”. Theo cáo trạng, Dương làm việc cho hãng hàng không Asiana Airline từ năm
2008, đã xuất nhập cảnh các cửa khẩu sân bay quốc tế Việt Nam tổng cộng. Ngày
3/11/2015, cô cùng phi hành đoàn từ Hàn Quốc về Việt Nam khi làm thủ tục nhập
cảnh, hải quan phát hiện trong hành lý xách tay của nữ tiếp viên có số ngoại tệ vượt
mức cho phép là 90.000 USD. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định theo Bộ luật Hình
sự 2015 tại khoản 3 điều 189 quy định về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới như sau: “ Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá từ 500 triệu
đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng; hoặc bị phạt tù từ 5 năm đến 10
năm”. Theo HĐXX, bị cáo Dương đã chứng minh được khả năng tài chính nên có thể
áp dụng quy định mới của BLHS 2015 về việc áp dụng một số quy định có lợi cho
người phạm tội. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu, buộc cựu tiếp viên hàng không nộp
phạt 1,2 tỷ đồng về hành vi bị truy tố15.
Với những các hình thức chuyển tiền đã nêu trên ta có thể khẳng định rằng: “
hoạt động chuyển tiền không chính thức không đồng nghĩa là bất hợp pháp” chẳng hạn
như chuyển tiền của Bankplus – Viettel hay VNpost đều là những hình thức được nhà
nước cho phép. Bên cạnh những hoạt động hợp pháp thông qua ngân hàng, phi ngân
hàng thì vẫn sẽ có những hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp bằng các hoạt động biến
tướng của mua bán, trao đổi ngoại tệ qua tiệm vàng, xách tay của tiếp viên hàng
không, hay mua bán qua “Chợ đen”. Nhìn chung tất cả những hoạt động chuyển tiền
này đều có ưu điểm đó là nhanh, không làm mất thời gian, quan trọng hơn cả là chênh
lệch ngoại tệ và cước phí được tính rẻ hơn so với chuyển tiền qua ngân hàng. Vì thế
nên người sử dụng luôn tìm đến những dịch vụ này trước mà không để tâm đến việc
hành vi của mình là hợp pháp hay không. Và nguồn tiền nhận được còn dễ dàng bị xáo
trộn không rõ tiền thật, tiền giả, thiệt hại cho bản thân, đồng thời còn có khả năng gián
tiếp tiếp tay cho các hành vi vi phạm như trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền, …

15 Nguồn VnExpress.net
2.3 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức:
Từ những vấn đề tổng quan được đề cập ở trên nhóm nghiên cứu đánh giá tác
động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với ba nhóm đối tượng bị ảnh
hưởng trực tiếp và bị tác động nhiều nhất là hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, người sử
dụng và nền kinh tế- xã hội. Sở dĩ nhóm nghiên cứu lựa chọn ba đối tượng này để
đánh giá tác động là bởi:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng là hệ thống chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ hệ thống
chuyển tiền không chính thức đặc biệt là ở mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền bao
gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Chưa kể hiện nay ở nước ta cũng
đã hình thành nhiều kênh chuyển tiền không chính thức nhằm kinh doanh dịch vụ
chuyển tiền trong nước, do đó, thị phần chuyển tiền trong nước của các ngân hàng
cũng sẽ bị giảm xuất phát từ sự ra đời của các kênh chuyển tiền này.
Thứ hai, người sử dụng sẽ là những chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp thông qua
việc sử dụng các kênh chuyển tiền không chính thức. Người sử dụng là những người bị
ảnh hưởng đầu tiên bởi những rủi ro mà hệ thống chuyển tiền không chính thức mang
lại. Do đó, sau hệ thống ngân hàng nhóm nghiên cứu lựa chọn đánh giá tác động của
hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với người sử dụng
Thứ ba, hệ thống chuyển tiền không chính thức là một phần của nền kinh tế xã
hội, do đó hoạt động của hệ thống này có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh
tế-xã hội. Thông qua việc đánh giá tác động chúng ta có thể tiếp cận đến hoạt động của
hệ thống chuyển tiền không chính thức ở phạm vi rộng hơn và nhìn nhận dưới góc độ
sâu hơn.
2.3.1 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam
Nhóm nghiên cứu lựa chọn hệ thống ngân hàng của Việt Nam là đối tượng đầu
tiên để đánh giá tác động bởi hoạt động chính và chủ yếu của các ngân hàng hiện nay
là kinh doanh dịch vụ liên quan đến tiền. Thông qua phần tổng quan về hoạt động của
hệ thống chuyển tiền không chính thức ở phần trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng
hoạt động chính của hệ thống này là kinh doanh dịch vụ chuyển tiền. Ở nước ta, các
ngân hàng thương mại kinh doanh hai hình thức chuyển tiền chính là chuyển tiền trong
nước và chuyển tiền quốc tế và chiếm thị phần lớn ở hai mảng kinh doanh này. Tuy
nhiên, các hệ thống chuyển tiền không chính thức đang dần có chỗ đứng nhất định
trong thị trường nhận và chuyển kiều hối. Chính nhờ ưu điểm nhận tiền tại nhà cũng
như có thể được hưởng mức chênh lệch tỷ giá hối đoái tương đối lớn cùng với mức phí
thấp đã khiến cho hệ thống chuyển tiền không chính thức đang được nhiều người lựa
chọn đặc biệt là những người lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước
ngoài có nhu cầu gửi tiền về cho gia đình. Do vậy dưới đây nhóm nghiên cứu xin được
đưa ra những quan điểm cá nhân về những tác động mà các ngân hàng thương mại
hiện nay có thể sẽ gặp phải do hoạt động của hệ thống chuyển tiền không chính thức.
a Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước
Hiện nay, ở nước ta thị phần chuyển tiền trong nước chỉ là sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng thương mại và hệ thống chuyển tiền không chính thức. Các Ngân hàng
nước ngoài không kinh doanh loại hình dịch vụ này. Theo như tìm hiểu của nhóm
nghiên cứu, các ngân hàng hiện nay kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước thông
qua hình thức cung ứng dịch vụ chuyển tiền thông qua tài khoản ngân hàng. Tức là
khách hàng sẽ phải mở một tài khoản ở ngân hàng thì mới có thể thực hiện việc
chuyển tiền thông qua ba hình thức dịch vụ chính mà các ngân hàng thương mại cung
cấp là chuyển tiền tại quầy, chuyển tiền qua Internet banking/Mobile Banking/ATM,
hay chuyển tiền liên ngân hàng. Ngược lại đối với hệ thống chuyển tiền không chính
thức bạn không cần có tài khoản ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện các giao dịch
chuyển tiền của mình, thậm chí có một số hệ thống còn cung cập dịch vụ chuyển tiền
đến tận tay người nhận hay còn gọi là chuyển tiền tận nhà, tiêu biểu chúng ta có thể kể
đến ở đây chính bankplus của Viettel. Do ưu điểm có thể nhận tiền mặt tại nhà cũng
như thủ tục không phức tạp như chuyển tiền ở ngân hàng cộng với thời gian nhận được
tiền nhanh mà nhiều người ở những vùng sâu vùng xa thường lựa chọn hệ thống
chuyển tiền không chính thức thay vì lựa chọn chuyển tiền thông qua hệ thống ngân
hàng. Những nguyên nhân cơ bản dưới đây sẽ nêu rõ hơn lý do tại sao nhiều người
Việt Nam lựa chọn chuyển tiền trong nước thông qua hệ thống chuyển tiền không
chính thức hơn là hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất, do ở những vùng sâu vùng xa ít có ngân hàng đặt trụ sở hoặc là khó
khăn về khoảng cách địa lý có thể gây trở ngại đối với người dân ở những vùng này
nếu bạn muốn thực hiện việc chuyển tiền tại quầy ở ngân hàng. Thêm vào đó, ở nhiều
địa phương số lượng những cây ATM đặt rất hạn chế, mật độ không nhiều như ở các
thành phố lớn, do đó, việc chuyển tiền thông qua cây ATM cũng gặp nhiều bất tiện
Thứ hai, đối với một số bộ phận người trung niên hay người già việc tiếp cận với
công nghệ còn hạn chế nên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng những thiết bị như
máy tính hay smart phone để thực hiện dịch vụ chuyển tiền thông qua Internet banking
hay Mobile Banking. Khi bạn giao dịch thông qua Internet banking hay Mobile
banking của ngân hàng bạn cũng có thể gặp những phiền toái nhất định như: chuyển
nhầm tài khoản, ghi nhầm tên người nhận, hay chọn nhầm ngân hàng chuyển,… trong
những trường hợp như vậy bạn sẽ phải chờ từ 3-5 ngày làm việc để tiền có thể về lại
tài khoản của bạn. Giao dịch chuyển tiền thông qua hai hình thức kể trên bắt buộc bạn
phải có mạng internet để sử dụng, hơn nữa, đối với những giao dịch liên ngân hàng
bạn sẽ phải chờ thời gian nhận được tiền lâu hơn so với giao dịch trong cùng hệ thống
đặc biệt là vào ngày thứ bảy chủ nhật ở một số ngân hàng. Hơn nữa vấn đề về bảo mật
thông tin cá nhân người sử dụng khi sử dụng Internet banking, Mobie banking của các
ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt phổ biến của người Việt trong
việc thanh toán cũng là cơ hội phát triển cho hoạt động chuyển tiền trong nước của các
hệ thống chuyển tiền không chính thức.
Cuối cùng, những thủ tục đơn giản khi giao dịch chuyển tiền cũng như thời gian
làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật chính là một trong những điểm cộng của hệ thống
chuyển tiền không chính thức so với ngân hàng bởi vì hệ thống Ngân hàng làm theo
giờ hành chính của Nhà nước nên không làm việc vào thứ Bảy và Chủ nhật.
Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng vẫn đang chiếm thị phần lớn trong việc kinh
doanh hoạt động chuyển tiền trong nước so với hệ thống chuyển tiền không chính
thức. Theo số liệu thống kê từ Website chính thức của ngân hàng nhà nước Việt Nam,
tính đến nay ở Việt Nam có 147,3 triệu thẻ đã được phát hành từ hệ thống các ngân
hàng. Cũng theo nguồn số liệu nêu trên, tính đến 30/09/2018 số lượng giao dịch thông
qua thẻ ngân hàng là 51.409.641 lượt giao dịch với số tiền là 143.360 tỷ đồng. 16Từ các
thống kê trên, chúng ta có thể thấy đây là số lượng giao dịch tương đối lớn cho thấy sự
chiếm lĩnh thị phần cao trong mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước của các
ngân hàng thương mại hiện nay. Thêm vào đó, theo quyết định phê duyệt đề án thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 của thủ tướng chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đưa ra mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên
tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở
16 Thống kê từ Website Ngân hàng Nhà nước sbv.gov.vn
lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% 17. Nhờ đó, các ngân hàng có khả
năng nâng cao tỷ lệ người có tài khoản ngân hàng cũng như chiếm được thị phần
chuyển tiền trong nước nhiều hơn. Do nhóm người sử dụng hệ thống chuyển tiền
không chính thức tương đối nhỏ cũng như độ phổ biến của phương thức chuyển và
nhận tiền thông qua tài khoản ngân hàng như hiện nay nên những tác động mà hệ
thống chuyển tiền không chính thức đối với hệ thống ngân hàng ở mảng kinh doanh
dịch vụ chuyển tiền nội địa là không cao. Một số tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền
không chính thức kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước với mức phí cao hơn
nhiều so với ngân hàng, do đó, xét trên phương diện cạnh tranh về giá, những tổ chức
này không cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại.
b Cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ chuyển tiền quốc tế
Khác với mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước, các hệ thống chuyển
tiền không chính thức hoạt động mạnh hơn ở mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền
quốc tế. Do đó, các ngân hàng cũng phải chịu những tác động lớn hơn bởi những hoạt
động của hệ thống chuyển tiền không chính thức. Như đã đề cập ở phần tổng quan
hoạt động của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng thương mại hiện nay kinh doanh
dịch vụ chuyển tiền quốc tế dưới hai hình thức: chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài và
chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Đối với mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền
từ Việt Nam ra nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các
hệ thống chuyển tiền không chính thức mà còn phải cạnh tranh với những ngân hàng
có vốn nước ngoài. Hiện nay nhà nước ta đang có những chế tài quản lý việc chuyển
tiền từ Việt Nam ra nước ngoài một cách chặt chẽ nhằm phòng chống rửa tiền, do vậy
hoạt động của những hệ thống chuyển tiền không chính thức trong mảng chuyển tiền
từ Việt Nam ra nước ngoài chưa thật sự rõ rệt.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với dịch vụ chuyển tiển từ Việt Nam
ra nước ngoài, tổ chức kinh doanh cần phải được cấp phép và cá nhân muốn gửi tiền ra
nước ngoài cần đảm bảo là để phục vụ những mục đích, nhu cầu hợp pháp.
Do những quy định chặt chẽ của nhà nước nêu trên nên hoạt động kinh doanh ở
thị phần chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài của hệ thống chuyển tiền không chính
thức không mấy nổi bật. Những hoạt động “chuyển tiền chui” ra nước ngoài hầu hết
được thực hiện qua tiệm vàng với những rủi ro vô cùng lớn, cơ chế hoạt động hầu hết

17 Quyết định 2545/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai
đoạn 2016-2020
dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, rất nhiều trường hợp người sử dụng thậm chí mất toàn
bộ số tiền gửi nhưng không thể làm gì. Ngược lại, khi chuyển tiền tại các ngân hàng
thương mại mức độ rủi ro hầu rất thấp nhưng với biểu phí khá cao cho các hoạt động
chuyển tiền quốc tế mà nhiều người vẫn lựa chọn “chuyển tiền ngầm”. Các ngân hàng
thương mại Việt Nam hầu như chuyển tiền thông qua SWIFT CODE với sự nhanh
chóng và chính xác gần như tuyệt đối. Bên cạnh đó rất nhiều ngân hàng đang là đại lý
cho Western Union hoặc liên kết với Money Gram tạo ra sự lựa chọn hết sức đa dạng
cho người sử dụng. Với nhiều sự lựa chọn khác nhau cộng với sự đảm bảo chính xác,
an toàn từ phía ngân hàng, người sử dụng hầu như có xu hướng lựa chọn dịch vụ của
các ngân hàng thay vì dịch vụ được cung cấp bởi các tổ chức trong hệ thống chuyển
tiền không chính thức. Từ đó ta nhận thấy rằng ở thị phần này ngân hàng vẫn đang
chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, đối với mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt
Nam thì lại là một khía cạnh khác, đây chính là thế mạnh của hệ thống chuyển tiền
không chính thức. Các ngân hàng liên tục ra những chính sách để thu hút kiều hối bởi
đây là một trong những mảng kinh doanh quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận, tăng
cung ngoại tệ và ổn định nguồn tiền. Kiều hối vào Việt Nam hàng năm được thực hiện
ổn định ở mức cao. Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, thứ hai
trong ASEAN (chỉ sau Philippines) về mặt tiếp nhận kiều hối – chiếm 2,5% tổng khối
lượng kiều hối toàn cầu năm 2017. Hàng năm, lượng kiều hối về Việt Nam vào khoảng
6-8% GDP trong cả giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển
khác (bình quân 1-2% GDP), tương đương với lượng FDI và cao gấp 4 lần so với
lượng ODA vào Việt Nam18. Hơn nữa, theo thống kê từ Ngân hàng Thế giới (World
Bank) lượng kiều hối đổ về Việt Nam tăng đều qua các năm từ năm 2006-2017, tăng
từ 3,8 tỷ USD lên 13,781 tỷ, tăng gần 10 tỷ USD19. Do đó, kiều hối chính là một trong
những mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Mặc dù đã thực
hiện nhiều hoạt động cũng như ra những chính sách hợp lý nhằm thu hút kiều hối, hoạt
động kinh doanh này của các ngân hàng vẫn vấp phải sự cạnh tranh khá lớn từ các tổ
chức thuộc hệ thống chuyển tiền không chính thức bởi những lý do sau:
Thứ nhất, mức phí của các ngân hàng đối với người sử dụng dịch vụ này khá cao
do vậy nhiều người lựa chọn chuyển tiền thông qua hệ thống chuyển tiền không chính

18 Báo cáo tài chính cho phát triển bền vững – UNDP – 2018
19 World Bank Data
thức. Thêm vào đó, tỷ lệ quy đổi ngoại tệ của ngân hàng thấp hơn so với các tổ chức
không chính thức cùng kinh doanh dịch vụ này, nên nhiều người lựa chọn chuyển tiền
thông qua con đường không chính thức để được hưởng mức chênh lệch tỷ giá hối đoái
cao hơn.
Thứ hai, chuyển tiền thông qua một số tổ chức uy tín của hệ thống chuyển tiền
không chính thức cũng nhanh và an toàn không kém so với ngân hàng. Kiều hối đổ về
Việt Nam trong năm nhiều nhất vào dịp Tết nguyên đán, đây cũng là thời điểm người
Việt Nam ở trong nước thực hiện nhiều giao dịch trong hệ thống ngân hàng dẫn đến bị
quá tải hệ thống, do vậy nhiều người phải chờ rất lâu để nhận được khoản tiền của
người thân ở nước ngoài gửi về, chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền không chính
thức đã khắc phục được điều đó. Người sử dụng không cần mất thời gian chờ đợi lâu
để nhận được tiền của mình. Với mức giá thấp hơn và chất lượng dịch vụ tương đồng,
đương nhiên sẽ có một bộ phận lớn người Việt Nam lựa chọn dịch vụ chuyển tiền được
cung cấp bởi hệ thống chuyển tiền không chính thức.
Thứ ba, thủ tục đơn giản và dịch vụ chuyển tiền tại nhà chính là một lợi thế của
hệ thống chuyển tiền không chính thức so với hệ thống ngân hàng. Việc phải khai báo
thông tin đầy đủ cũng như thực hiện hiều thủ tục khá khiến nhiều người e ngại khi sử
dụng dịch vụ của ngân hàng. Một lượng lớn người Việt Nam ở nước ngoài là các lao
động thông qua con đường xuất khẩu hầu hết họ xuất thân từ các vùng quê, người thân
vì khoảng cách địa lý đối với các ngân hàng hoặc do không muốn phải thực hiện các
thủ tục phức tạp nên không lựa chọn giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng. Dịch vụ
chuyển tiền tận nhà chính là một giải pháp của hệ thống chuyển tiền không chính thức.
Một lý do khách quan khác khiến chuyển tiền không chính thức phát triển xuất phát
từ đạo luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của một số quốc gia trên thế giới.
Các quốc gia này đưa ra những đạo luật nhằm hạn chế lượng tiền gửi từ trong nước ra
nước ngoài, do đó, người sử dụng buộc phải lựa chọn con đường không chính thức để
gửi tiền.
Theo thông kê từ Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước trong dòng kiều
hối đổ về Việt Nam, chỉ có 72,6 % là thông qua hệ thống ngân hàng, còn lại là qua
kênh không chính thức20. Thông qua số liệu thống kê chúng ta có thể thấy rằng, thị
phần của hệ thống chuyển tiền không chính thức ở mảng chuyển và nhận kiều hối là

20 http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/hut-kieu-hoi-truoc-ap-luc-giam-143945.html?
fbclid=IwAR0iO4Euq6iogvVfmfNQrmNwgEZUlcR9RbiW-nb0e1LMsL6GsLuW7_6qmZc
khá lớn. Có thể thấy rằng đây chính là mảng kinh doanh gây sức ép lớn nhất và có sự
cạnh tranh mạnh nhất của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với các ngân
hàng thương mại. Kinh doanh nhận và chuyển ngoại hối cũng đem lại lợi nhuận cao
hơn hẳn so với những mảng chuyển tiền còn lại. Tác động đối với hệ thống ngân hàng
ở mảng kinh doanh này cũng rõ ràng nhất, hệ thống chuyển tiền không chính thức với
thị phần khá cao và lượng người sử dụng ổn định đang khiến cho các ngân hàng phải
nỗ lực thay đổi và thiết lập nhiều chính sách ưu đãi hơn để thu hút thêm kiều hối.
Như vậy, ta thấy rằng trong tất cả những tác động ở thị phần kinh doanh dịch vụ
chuyển tiền, tác động ở mảng nhận và chuyển kiều hối là ở mức cao nhất đối với các
ngân hàng bởi nó liên quan đến doanh thu, lợi nhuận cũng như nguồn cung ngoại tệ
của ngân hàng.
2.3.2 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với người sử
dụng
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù mức độ phổ biến của dịch vụ chuyển tiền qua ngân
hàng là rất lớn, nhiều người Việt vẫn lựa chọn sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các
hệ thống chuyển tiền không chính thức vì nhiều những lý do khác nhau mà nhóm
nghiên cứu đã đề cập ở trên. Theo khảo sát được thực hiện bởi chúng tôi, những người
thực hiện khảo sát hầu hết đánh giá những người ở nơi có điều kiện ít phát triển và
Việt kiều, người đi làm ăn ở nước ngoài là những người thường xuyên sử dụng dịch vụ
chuyển tiền của kênh phi chính thức. Tầng lớp cán bộ trung niên và học sinh/sinh viên
được nhận định là có thể thỉnh thoảng thực hiện giao dịch thông qua hệ thống chuyển
tiền không chính thức. Cuối cùng, người già được cho là bộ phận hiếm khi sử dụng
loại hình dịch vụ này. Từ đó có thể thấy rằng đánh giá từ những người thực hiện khảo
sát khá gần với thực tiễn. Điều đó thể hiện sự hiểu biết nhất định của người sử dụng
đối với hệ thống chuyển tiền không chính thức. Do người sử dụng là đối tượng trực
tiếp sử dụng dịch vụ nên đồng nghĩa với điều này họ cũng chịu những tác động trực
tiếp từ hoạt động của hệ thống chuyển tiền. Chính vì lý do trên, nhóm nghiên cứu lựa
chọn người sử dụng là đối tượng tiếp theo để thực hiện đánh giá.
a Đánh giá những tiện ích tích cực mà hệ thống chuyển tiền không chính thức mang
lại cho người tiêu dùng
Khi thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi: “Theo bạn chuyển
tiền thông qua các hệ thống chuyển tiền không chính thức có ưu điểm gì so với thông
qua hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay?”, hầu hết người thực hiện cho rằng
những ưu điểm đó là: chuyển/nhận tiền nhanh, phí thấp hơn so với ngân hàng, không
phải trải qua nhiều thủ tục như ở ngân hàng. Nhóm tác giả nhận thấy rằng những ưu
điểm trên của hệ thống chuyển tiền không chính thức lại chính là nhược điểm của hệ
thống ngân hàng. Hệ thống chuyển tiền không chính thức đã tận dụng những lợi thế
này để thu hút người sử dụng.
Như nhóm nghiên cứu đã đề cập ở phần đánh giá những tác động của hệ thống
chuyển tiền không chính thức đối với hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, hệ thống
chuyển tiền không chính thức cạnh trạnh trực tiếp với ngân hàng ở mảng kinh doanh
dịch vụ chuyển tiền. Nhờ có sự xuất hiện của các kênh không chính thức, người sử
dụng có nhiều lựa chọn hơn khi họ có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền. Hệ thống
chuyển tiền không chính thức cung cấp các dịch vụ chuyển tiền dựa trên những nhược
điểm của hệ thống ngân hàng hiện nay. Những khó khăn về thủ tục, công nghệ, địa lý,
…đối với người sử dụng khi họ lựa chọn chuyển tiền thông qua ngân hàng đều được
các tổ chức thuộc hệ thống này khắc phục. Phát triển dịch vụ dựa trên hai đặc điểm cơ
bản chính là thủ tục đơn giản và chuyển tiền tận nhà, hệ thống chuyển tiền không
chính thức chính là một sự bù đắp cho những nhược điểm của hệ thống ngân hàng hiện
nay.
Người sử dụng chính là những người chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh giữa
hai hệ thống này. Sự tồn tại và phát triển của chuyển tiền không chính thức đòi hỏi các
ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình bởi giờ
đây thị phần của mảng chuyển tiền không chỉ còn là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
với nhau nữa, thị trường này hiện nay đã có sự tham gia và cạnh tranh mạnh mẽ từ các
tổ chức của hệ thống chuyển tiền không chính thức.
Xét trên phương diện cạnh tranh, như chúng ta đã biết, giá cả là phương tiện cạnh
tranh quan trọng và hữu hiệu nhất cho tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp dựa trên quy luật giá trị của thị trường. Ở phương diện về chi phí, hiện nay
ngân hàng đang chiếm ưu thế ở mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền trong nước
nhưng đối với mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền quốc tế đặc biệt là dịch vụ chuyển
và nhận kiều hối hệ thống chuyển tiền không chính thức lại được nhiều người sử dụng
ưa chuộng hơn.
Mặt khác, cạnh tranh bằng giá cũng nằm trong sự tương quan với các phương
tiện cạnh tranh khác như chất lượng hay dịch vụ kèm theo. Chúng tôi đã thực hiện một
khảo sát trong hai tuần trên một trăm người sử dụng khác nhau về việc đánh giá chất
lượng dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, thông qua các tiêu chí: thủ tục,
thời gian nhận tiền, chi phí chuyển tiền và sự an toàn.
Theo số liệu thống kê có đến 52 người đánh giá thủ tục của các ngân hàng là
nhanh, 38 người cho rằng bình thường, chỉ có 5 người nhận thấy thủ tục của ngân hàng
là rất nhanh. Về thời gian nhận tiền, có 48 người cho rằng nhận tiền thông qua việc
chuyển tiền ở các ngân hàng là nhanh, 34 người nhận thấy bình thường và số người
đánh giá thời gian nhận tiền rất nhanh và chậm là bằng nhau 4 người. Xét về chi phí
chuyển tiền, có 51 người cho rằng chi phí chuyển tiền thông qua các ngân hàng cao, 15
người đánh giá là rất cao, 30 và 4 lần lượt là số người nhận thấy chi phí chuyển tiền
của các ngân hàng bình thường và thấp. Cuối cùng đối với sự an toàn, 54 người đánh
giá tốt đối với yếu tố an toàn khi chuyển tiền tại các ngân hàng, 21 người thấy rằng rất
tốt, và 24 người nhận thấy bình thường, chỉ có người nhận định là kém. Thông qua các
số liệu thống kê nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng, phần đông người sử dụng có những
đánh giá tích cực về thủ tục, thời gian nhận tiền và sự an toàn. Chi phí chuyển tiền của
các ngân hàng được đánh giá vẫn còn cao. Một vấn đề cần lưu ý đó là phần lớn người
tham gia khảo sát là các sinh viên, do không bị ảnh hưởng nhiều bởi vấn đề thủ tục và
thời gian cũng như mức thu nhập còn thấp nên những đánh giá về 4 yếu tố trên vẫn
còn mang nhiều sự chủ quan. Do đó các ngân hàng vẫn cần có những điều chỉnh hợp
lý để cải thiện chất lượng dịch vụ chuyển tiền ngày một tốt hơn để thu hút thêm nhiều
người sử dụng.
Tuy nhiên, ở nước ta có rất nhiều ngân hàng và tổ chức thuộc hệ thống chuyển
tiền không chính thức đang hoạt động nên người sử dụng đôi khi có thể gặp khó khăn
trong việc đưa ra quyết định nên lựa chọn sử dụng dịch vụ từ nhà cung cấp nào. Mỗi
ngân hàng thường đưa ra các chính sách ưu đã khác nhau đối với khách hàng của họ,
chưa kể đến những ưu đãi đến từ các tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền không chính
thức. Từ đó dẫn đến việc khách hàng bị bối rối trước vô vàn các thông tin đến từ các
nhà cung ứng dịch vụ, những thông tin về biểu phí, thủ tục, hạn mức, chính sách ưu
đãi,… Mỗi người sử dụng dịch vụ cần đưa ra những cân nhắc để có thể chọn được nhà
cung cấp dịch vụ phù hợp với mình.
Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu các tổ chức thuộc mạng lưới chuyển tiền
không chính thức có mặt ở khắp các vùng trên cả nước, thậm chí là ở nhiều nước trên
thế giới, khoảng cách về mặt địa lý không của là vấn đề đối với những tổ chức thuộc
hệ thống này. Hầu hết những tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển tiền không chính thức
đều có một phương thức hoạt động chung đó là khi một người đến một đại lý của hệ
thống chuyển tiền không chính thức để giao dịch, sau khi gửi tiền và thông báo địa chỉ
người nhận, họ sẽ được cung cấp một mã code, tiền sẽ được chuyển đến địa chỉ mà
người gửi cung cấp trong ngày và người nhận tiền chỉ cần đọc mã code chính xác để
lấy tiền. Phương thức này được sử dụng với cả hai dịch vụ là chuyển tiền trong nước
và chuyển tiền quốc tế. Đối với hai dịch vụ chuyển tiền không chính thức tiêu biểu
hiện nay là Bưu điện và Bankplus Viettel người nhận đều có thể nhận tiền tại nhà ngay
trong ngày, tuy nhiên, biểu phí chuyển tiền của hai nhà cung ứng dịch vụ này khá cao
so với ngân hàng. Ở Việt Nam còn xuất hiện dịch vụ chuyển tiền Gutina theo mô hình
Uber. Tuy nhiên cả Gutina và Bankplus đều không kinh doanh dịch vụ chuyển tiền
quốc tế do không thể có chi nhánh phủ khắp các nước trên thế giới. Bưu điện chuyển
tiền quốc tế thông qua việc liên kết với các Bưu điện trên thế giới tuy nhiên biểu phí
khá đắt và thời gian nhận được không nhanh hơn so với ngân hàng. Chính những điều
này đã tạo điều kiện cho “chuyển tiền chui” phát triển với những tiêu chí: nhanh
chóng, đơn giản, phí thấp, có mặt ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam thậm chí là ở
nhiều nước trên thế giới. “Chuyển tiền chui” khắc phục được hầu hết các nhược điểm
của chuyển tiền không chính thức hợp pháp và chuyển tiền thông qua ngân hàng.
“Chuyển tiền chui” đồng nghĩa với bất hợp pháp, khi chấp nhận sử dụng dịch vụ được
cung cấp từ những tổ chức “chuyển tiền ngầm” này, người sử dụng phải đối mặt với
rất nhiều rủi ro khác nhau mà họ không thể nào lường trước được.
b Đánh giá những rủi ro mà người tiêu dùng sẽ gặp phải khi sử dụng những kênh
chuyển tiền không chính thức
Sau đây, nhóm nghiên cứu đề cập đến một số điểm bất lợi cơ bản mà người sử
dụng có thể gặp phải khi lựa chọn chuyển tiền bất hợp pháp.
Dựa trên số liệu thống kê từ khảo sát của nhóm nghiên cứu, hầu hết người thực
hiện (83/100 người) đều cho rằng chuyển tiền thông qua các kênh không chính thức
chứa đựng nhiều rủi ro, hơn nửa số người (67/100 người) cho rằng không kiểm soát
được các hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện giao dịch thông qua hệ thống chuyển
tiền không chính thức. Đây cũng là một thống kê đáng lưu ý bởi chúng ta đều biết
rằng, “chuyển tiền chui”, “chuyển tiền ngầm” là một hoạt động bất hợp pháp và không
được nhà nước thừa nhận. Do đó, khi một người lựa chọn sử dụng dịch vụ được cung
cấp bởi những tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển tiền này nghĩa là người đó đang tiếp
tay cho một hoạt động phi pháp. Thêm vào đó, những người sử dụng dịch vụ này chính
là đang thực hiện hành vi bất hợp pháp. Do đó, họ hoàn toàn có thể bị xử phạt hành
chính số tiền với giá trị lớn hơn rất nhiều số tiền mà họ giao dịch, thậm chí là xử lý
hình sự. Thông qua “chuyển tiền chui” nhiều hoạt động phi pháp khác cũng diễn ra
như: rửa tiền, buôn lậu, buôn ma tuý, …Như vậy, người sử dụng dễ bị lợi dụng khi
thực hiện hành vi chuyển tiền thông qua những hệ thống này, hay thậm chí còn vô tình
tiếp tay cho những hoạt động bị nhà nước nghiêm cấm nêu trên. Đặc biệt là với hoạt
động chuyển và nhận kiều hối hay một số nơi còn nhận đổi ngoại tệ sang VND, những
hoạt động này còn tiềm ẩn rủi ro cao hơn do Nhà nước ban hành những cơ chế pháp
luật chặt chẽ nhằm quản lý ngoại hối cũng như phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố,
…Một ví dụ điển hình cho trường hợp này chính là vụ việc anh thợ điện ở Cần Thơ bị
xử phạt 90 triệu đồng khi đổi 100 USD tại tiệm vàng mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra ở
phần tổng quan tại chương II. Mức phạt ở ví dụ nêu trên cao hơn rất nhiều lần so với
số tiền mà hai bên đã thực hiện giao dịch, hành động đổi tiền thông qua tiệm vàng đã
khiến người sử dụng rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang. Đây là hậu quả mà chắc
chắn không người sử dụng nào muốn gặp phải.
Thêm vào đó, do thủ tục chuyển tiền tại các hệ thống chuyển tiền không chính
thức và thậm chí là chuyển tiền bất hợp pháp rất đơn giản, các giấy tờ về các giao dịch
chuyển tiền hầu như không có, nếu như chuyển qua tiệm vàng thì hầu như các bên giao
dịch dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Lo ngại của người sử dụng về những rủi ro này đã
được thể hiện trực tiếp thông qua số liệu khảo sát nhóm nghiên cứu cung cấp ở trên.
Bởi vậy, nhiều trường hợp người sử dụng bị mất tiền nhưng không đòi lại được bởi:
Thứ nhất, hoạt động chuyển tiền là bất hợp pháp và người sử dụng dịch vụ bất
hợp pháp cũng có thể bị phạt
Thứ hai, những giấy tờ làm bằng chứng cho giao dịch giữa hai bên ngay từ đầu
không có, trong nhiều giao dịch người sử dụng sau khi gửi tiền chỉ được cung cấp một
mã code.
Thứ ba, hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có nhưng quy định rõ
ràng về hệ thống chuyển tiền không chính thức cùng với đó là không có những cơ chế
để bảo vệ người sử dụng - những người yếu thế hơn trong mối quan hệ này.
Do đó, khi chấp nhận sử dụng dịch vụ của hệ thống chuyển tiền không chính
thức, người sử dụng là những người phải chịu rủi ro cao hơn, khi xảy ra mất mát về tài
sản trong quá trình chuyển tiền, cũng không có những cơ chế đền bù tương ứng nếu
người sử dụng lựa chọn “chuyển tiền chui”. Bên cạnh các tổ chức hợp pháp được nhà
nước cấp phép hiện nay, số còn lại được thành lập bất hợp pháp hoặc lách luật bằng
các đặt trụ sở ở nước ngoài chứ không phải ở Việt Nam do vậy, chúng ta không thể
quản lý được hết nhưng tổ chức như vậy nếu không có cơ chế pháp luật chặt chẽ.
Không chỉ người sử dụng mà cả Nhà nước cũng bị mất một nguồn thu lớn bởi do
những tổ chứ kể trên hoạt động chui nên sẽ không có mã số thuế đầy đủ dẫn đến việc
trốn thuế. Như vậy, việc có những quy định pháp luật để điều chỉnh trực tiếp vấn đề
này là hết sức quan trọng, thông qua đó sẽ Nhà nước sẽ có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn
đối với “chuyển tiền chui”, “chuyển tiền ngầm” và đồng thời người sử dụng cũng được
bảo vệ.
Tuy nhiên, dù đã có những cảnh báo về rủi ro mà người sử dụng có thể gặp phải
khi chuyển tiền qua những kênh chuyển tiền không chính thức cũng như rất nhiều
trường hợp thực tế về việc này, nhiều người sử dụng vẫn lựa chọn chuyển tiền thông
qua hệ thống chuyển tiền không chính thức đặc biệt là ở mảng chuyển tiền quốc
tế.Trong bản khảo sát, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Khi đã tìm hiểu và biết đến hệ
thống chuyển tiền không chính thức liệu bạn có muốn chuyển tiền thông qua hệ thống
này không hay tiếp tục lựa chọn chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng”, có 42
người cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng cả hai hệ thống, do hai hệ thống này có sự bổ trợ
cho nhau giúp khắc phục nhược điểm nên việc sử dụng cả hai hệ thống giúp cho người
sử dụng đạt được mục đích của mình trong từng trường hợp cụ thể. Cũng có 10 người
sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống chuyển tiền không chính thức. Có đến hơn một nửa số
người thực hiện khảo sát bày tỏ muốn tiếp tục sử dụng hệ thống chuyển tiền không
chính thức, điều này có thể xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, một bộ phận người Việt rất nhẹ dạ cả tin, họ dễ bị đánh lừa bởi những
thông tin quảng cáo được những hệ thống chuyển tiền không chính thức và bất hợp
pháp đưa ra dẫn đến việc lựa chọn những hệ thống “chuyển tiền ngầm” để thực hiện
các giao dịch chuyển tiền. Hiện nay, trên Google có rất nhiều kết quả tìm kiếm liên
quan đến website của những hệ thống chuyển tiền bất hợp pháp mà không có sự kiểm
duyệt rõ ràng. Thông qua quảng cáo trên Google những hệ thống chuyển tiền này có
thể dễ dàng tiếp cận với người sử dụng hơn. Hầu hết những trang website này đều
không đưa ra căn cứ pháp lý rõ ràng về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức
này. Hơn nữa, hiểu biết về kiến thức pháp luật cũng một số người cũng không cao, do
đó họ không phân biệt được đâu là hợp pháp, đâu là bất hợp pháp.
Thứ hai, nhiều tổ chức kinh doanh dịch vụ không chính thức đặc biệt là các tiệm
vàng đã đánh đúng vào tâm lý của người sử dụng với mức phí rẻ và tỷ lệ chênh lệch tỷ
giá hối đoái có lợi hơn cho người sử dụng. Nhiều người vì tham lợi trước mắt vẫn chấp
nhận lựa chọn những hình thức này để có thể nhận được số tiền lớn hơn bất chấp
những rủi ro không lường trước được mà họ có thể gặp phải, chưa kể đến đây là một
hoạt động phi pháp chính họ cũng có thể bị phạt cùng với tổ chức cung ứng dịch vụ
nếu bị phát hiện.
Thứ ba, chính cách thức hoạt động dựa trên sự khắc phục những ưu điểm của hệ
thống ngân hàng đã khiến nhiều người cân nhắc lựa chọn hệ thống chuyển tiền không
chính thức trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn một người muốn nhận tiền của
người thân gửi về để có thể giao dịch mua bán nhà trong ngày nhưng nếu giao dịch
thông quan ngân hàng thì người đó chưa thể nhận tiền được ngay trong ngày hôm đó
bởi họ còn phải trải qua nhiều thủ tục khác nhau và phải chờ đợi thêm thời gian thì hệ
thống chuyển tiền không chính thức chính là lựa chọn thay thế hiệu quả. Thậm chí họ
chỉ cần ở nhà và chờ người mang tiền đến ngay trong ngày hôm đó.
Trên đây là những nguyên do hiện nay vẫn có nhiều người lựa chọn hệ thống
chuyển tiền không chính thức mặc dù giao dịch thông qua đó luôn tiềm ẩn những rủi
ro nhất định. Chính vì vẫn có nhiều người lựa chọn sử dụng nên hệ thống chuyển tiền
không chính thức vẫn tồn tại và cạnh tranh manh mẽ với hệ thống ngân hàng.
2.3.3 Tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với nền kinh tế
- xã hội
Hệ thống chuyển tiền không chính thức được xem như một phần của nền kinh tế.
Do vậy, hoạt động của nó cũng tạo ra những tác động nhất định đối với nền kinh tế
Việt Nam qua đó ảnh hưởng đến xã hội. Có thể thấy, hệ thống chuyển tiền không chính
thức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một khía cạnh của nền kinh tế, hơn nữa, đối
tượng kinh doanh chính của hệ thống này chính là tiền mặt và hưởng lợi bằng cách thu
phí đối với chuyển tiền trong nước, đối với chuyển tiền tiền quốc tế là cả phí chuyển
tiền và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tài chính là một trong những động lực để thúc đẩy
kinh tế phát triển, hơn nữa kiều hối mảng kinh doanh quan trọng của hệ thống chuyển
tiền không chính thức chính là một trong nhưng nguồn tài chính góp phần đem lại sự
phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam 21. Do vậy xét trên khía cạnh tích cực, hệ thống
chuyển tiền không chính thức cũng đóng góp và sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội
ở nước ta. Tuy nhiên, do nhiều tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền không chính thức
tồn tại và hoạt động phi pháp dẫn đến đây là một kênh thuận lợi để diễn ra hoạt động
rửa tiền, gây nên nhưng bất ổn cho nền kinh tế. Từ những căn cứ nêu trên, nhóm
nghiên cứu lựa chọn nền kinh tế - xã hội là đối tượng cuối cùng để thực hiện đánh giá
tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức.
a Đánh giá thông qua những tác động tích cực đối với nền kinh tế- xã hội mà hệ
thống chuyển tiền không chính thức đem lại
Theo thống kê từ WDI trong khoảng từ năm 2000-2017, kiều hối chiếm khoảng
12% tổng nguồn tài chính, quy mô kiều hối tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng
hàng năm cao hơn mức bình quân thế giới khoảng 10% 22. Có thể thấy rằng kiều hối
chính là một trong những thành phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam
phát triển, nhờ có kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ
ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ
giá của đồng đô la Mỹ, góp phần cân đối trong cán cân thanh toán thương mại. Mặt
khác, kiều hối giúp tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua
đầu tư, kinh doanh của Việt kiều, đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, ý
tế, giáo dục, …. Hơn nữa, trong nhiều giai đoạn, giá trị của kiều hối còn tăng vượt so
với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). So với các nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) thì kiều hối vào Việt Nam luôn có
giá trị lớn hơn và luôn có tính ổn định cao hơn cả.
Do kiều hối có tầm quan trọng lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam, nhà nước luôn có những chính sách thu hút kiều hối, điều này được thể hiện rõ
rệt trong những văn bản quy phạm pháp luật được chính phủ ban hành để khuyến
khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Việt Kiều muốn gửi tiền về

21 Báo cáo tài chính cho phát triển bền vững – UNDP – 2018
22 Báo cáo cho phát triển bền vững – UNDP – 2018
nước cần phải thông qua các kênh chuyển tiền trong đó không thể không kể đến hệ
thống chuyển tiền không chính thức. Cùng với hệ thống ngân hàng, hệ thống chuyển
tiền không chính thức đã góp phần đưa kiều hối về nước, nhờ mạng lưới rộng lớn cũng
như phạm vi rộng, các kênh chuyển tiền không chính thức được khá nhiều Việt kiều ưa
chuộng để chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
Sự xuất hiện của các kênh chuyển tiền này cũng khiến cho lượng kiều hối
chuyển về Việt Nam gia tăng hơn bởi như đã đề cấp đến ở phần trên, nhiều nước trên
thế giới có nhưng giới hạn nhất định về số tiền gửi ra nước ngoài để phòng chống rửa
tiền hay tài trợ khủng bố. Do vậy, khi số tiền gửi qua hệ thống ngân hàng bị hạn chế,
người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có thêm lựa chọn nữa là chuyển tiền thông qua
các kênh chuyển tiền không chính thức. Từ đó dẫn đến việc gia tăng lượng cung ngoại
tệ cho nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, xét trên khía cạnh về tài chính đặc biệt là kiều
hối, hệ thống chuyển tiền không chính thức cũng có những đóng góp tích cực nhất
định góp phần thúc đẩy kinh tế phát triền và ổn định xã hội.
Trong phần đánh giá tác động của hệ thống chuyển tiền không chính thức đối với
hệ thống ngân hàng, nhóm nghiên cứu đã đề cập rằng, hai hệ thống này cạnh tranh trực
tiếp với nhau ở mảng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền. Sự xuất hiện ,hoạt động và
phát triển mạnh mẽ của hệ thống chuyển tiền không chính thức thúc đẩy các ngân hàng
thương mại cần phải nỗ lực để cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm giữ chân các khách
hàng trung thành và thu hút khách hàng mới. Như những phân tích của chúng tôi ở
trên các hệ thống chuyển tiền phi ngân hàng xuất hiện như một sự khắc phục hầu hết
những nhược điểm ở các ngân hành thương mại hiện nay. Thông qua đó, các ngân
hành có thể học tập để cải tiến phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm để giữ
vững vị trí của mình trên thị trường chuyển tiền. Khi mà sự cạnh tranh về giá không
còn là yếu tố có thể thu hút khách hàng thì chất lượng và dịch vụ kèm theo chính là
yếu tố mà cả hệ thống chuyển tiền không chính thức cũng như hệ thông ngân hàng cần
phải quan tâm.
Hiện nay, chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng thương mại cũng chưa thực sự
đồng nhất. Nhờ đó, hệ thống chuyển tiền không chính thức vẫn có thể tồn tại và phát
triển dựa trên việc khắc phục những nhược điểm này. Khi có sự cạnh tranh giữa hệ
thống chuyển tiền không chính thức và hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc ngân hàng
phải cải tiến nhiều hơn người sử dụng chính là những người có lợi đầu tiên, đối tượng
hưởng lợi tiếp theo không thể không kể đến nền kinh tế-xã hội. Hệ thống ngân hàng
cũng là một phần của nền kinh tế, hơn nữa so với hệ thống chuyển tiền không chính
thức, các ngân hàng là tổ chức hợp pháp và được sự thừa nhận của nhà nước, hoạt
động của các ngân hàng có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Ngân hàng
hoạt động kinh doanh tốt là một trong những nhân tố tạo nên động lực phát triển kinh
tế, ổn định xã hội. Một số tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền không chính thức đặt trụ
sở hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới, do đó, nhằm mục đích rút ngắn thời gian hay
thủ tục trong chuyển tiền quốc tế, các ngân hàng thương mại có thể gia tăng hợp tác
quốc tế, đầu tư quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho hội nhập và giao lưu của kinh tế
Việt Nam. Ngân hàng phát triển thu hút nhiều khách hàng, chiếm ưu thế hơn so với
các tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền không chính thức có thể góp phần đẩy lùi
nhưng tổ chức mà có hoạt động kinh doanh bất hợp pháp – những tổ chức mà đem đến
những tác động tiêu cực cho nền kinh tế-xã hội.
b Đánh giá thông qua những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế-xã hội mà hệ
thống chuyển tiền không chính thức đem lại
Bên cạnh những tác động tích cực, chúng ta cũng không thể bỏ qua những tác
động tiêu cực mà hệ thống chuyển tiền không chính thức đem lại cho nền kinh tế.
Dưới đây, nhóm nghiên cứu xin được đề cập một số vấn đề cơ bản mà hoạt động của
hệ thống chuyển tiền không chính thức có thể gây nên tác động tiêu cực cho nền kinh
tế - xã hội Việt Nam.
Thứ nhất, chúng ta đều thấy rằng hiện nay nhiều tổ chức thuộc hệ thống chuyển
tiền không chính thức là bất hợp pháp nhưng nhà nước chưa có quy định pháp luật rõ
ràng để quản lý những tổ chức này. Do đó, thông qua những tổ chức phi pháp, nhiều
hoạt động tội phạm có thể diễn ra điển hình trong số đó có thể kể đến buôn lậu, buôn
ma túy, tham nhũng,…cuối cùng dẫn đến những hoạt động rửa tiền gây những ảnh
hưởng xấu cho nền kinh tế. Do không có giấy tờ cho các giao dịch cũng nhưng không
quan tâm đến nguồn gốc của số tiền sẽ được lưu thông trong hệ thống, “chuyển tiền
ngầm” chính là kênh chuyển tiền lý tưởng được tội phạm, tổ chức tội phạm hợp pháp
hóa số tiền phi pháp của chúng. Những ảnh hưởng của rửa tiền đối với nền kinh tế là
rất lớn. Loại hình tội phạm này có ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng,…Thông qua hệ thống chuyển
tiền không chính thức các luồng tiền sẽ được lưu chuyển gây ra những đột biến trong
cầu tiền tệ, bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái. Hoạt động rửa tiền làm giảm tính
hiệu quả của các công cụ tiền tệ của chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế
như trốn thuế, tham ô, mua bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tính bất ổn định
của nền kinh tế. Rửa tiền còn làm cho các con số thống kê bị bóp méo dẫn đến khó
khăn trong việc hoạch định chính sách và làm giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng những hoạt động phi pháp như
“chuyển tiền chui”, “chuyển tiền ngầm” - một phần của các hệ thống chuyển tiền
không chính thức đã có những tác động tiêu cực gián tiếp đến nền kinh tế khi trở thành
môi trường thuận lợi cho rửa tiền phát triển. Từ một hành động bất hợp pháp này dẫn
đến một hành động bất hợp pháp khác, tạo ra những tác động tiêu cực dẫn đến những
hệ lụy không đáng có đối với nền kinh tế kéo theo đó là sự bất ổn định của xã hội.
Không một xã hội nào có thể ổn định phát triển với sự hoạt động của các loại tội phạm
kể trên. Điều này cho thấy sự cấp thiết của việc cần có các quy định pháp luật để điều
chỉnh trực tiếp đối với hệ thống chuyển tiền không chính thức.
Thứ hai, ”chuyển tiền ngầm”, “chuyển tiền chui” là bất hợp pháp, hầu hết những
tổ chức như vậy đều được thành lập chui và không có đăng ký, do đó, những tổ chức
này không đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Điều này dẫn đến hành vi trốn thuế gây
thất thu cho ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước chính là nguồn chính để chi cho
các nhu cầu văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, chi cho đầu tư phát triển,…Đây là
nhóm những nhân tố chính của xã hội. Ngân sách nhà nước bị thiếu hụt cũng dẫn đến
việc giải ngân cho các nhu cầu trên bị giảm. Khi những nhu cầu trên được đảm bảo ổn
định, đồng nghĩa với đó là xã hội ổn định và phát triển hơn, đời sống người dân cũng
được nâng cao. Đồng thời trốn thuế còn làm chậm việc thực thi những chính sách xã
hội của chính phủ. Xã hội chính là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều này. Như
vậy, nhà nước cần có những quy định hợp lý để quản lý loại hình này, nhằm tránh thất
thu ngân sách nhà nước. Nhà nước cũng cần đưa ra những chế tài mạnh mang tính chất
răn đe kết hợp với hoạt động quản lý nhằm đưa những hệ thống chuyển tiền không
chính thức đặt dưới sự giám sát của mình.
Thứ ba, chúng ta hiểu rằng một tổ chức bất hợp pháp ngang nhiên hoạt động và
không chịu bất cứ chế tài xử phạt nào từ phía nhà nước sẽ gây ra nhưng hậu quả xấu
cho xã hội. Khi một tổ chức thuộc hệ thống chuyển tiền chui được thành lập và thuận
lợi hoạt động, sản sinh ra nhiều lợi nhuận sẽ tạo tiền đề cho nhiều tổ chức khác ra đời.
Mạng lưới này càng rộng lớn thì càng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt đối với hệ thống
chính thức thậm chí có thể thay thế một số tổ chức chính thức khác. Sẽ rất nguy hiểm
nếu những hệ thống “chuyển tiền ngầm” này tạo nên một thói quen giao dịch đối với
người Việt, chuyển hướng giao dịch hoàn toàn của một bộ phận người dân từ chính
thức sang không chính thức. Các hoạt động phi pháp khác cũng nhờ thế được hưởng
lợi từ sự phát triển của những hệ thống chuyển tiền này. Một xã hội thừa nhận những
hoạt động phi pháp diễn ra mà không bị quản lý hay xử phạt không thể nào là một xã
hội phát triển và ổn định, điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy xấu cho nước ta. Từ đó có
thể hình thành nên tư duy và lối suy nghĩ chung cho người dân rằng những hệ thống
chuyển tiền trên không bất hợp pháp nên mới không phải chịu những chế tài xử phạt
của Nhà nước, do trình độ học vấn và dân trí của người dân không thực sự đồng đều
nên rất cần sự phổ cập kiến thức thực tế cũng như pháp luật về vấn đề này. Nếu không
có thể dẫn đến việc nhiều người không hiểu rõ vẫn sử dụng những hệ thống chuyển
tiền phi pháp này và qua đó vô tình tiếp tay cho những hoạt động tội phạm. Như vậy
tầm quan trọng của pháp luật điều chỉnh và việc phổ cập kiến thức pháp luật đối với
vấn đề này là rất lớn.
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG VÀ CƠ CHẾ THỰC THI LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
CHUYỂN TIỀN KHÔNG CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
3.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc phân tích và tìm hiểu về các hệ thống chuyển tiền không chính thức tại
một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, mỗi quốc gia
có những quy định, quan điểm khác nhau đối với hình thức này. Từ các quy định đó,
cùng với việc đánh giá về thực trạng hoạt động của hệ thống chuyển tiền không chính
thức ở Việt Nam, nhóm tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, Tăng cường sự hợp pháp của các kênh chuyển tiền không chính thức.
Cũng giống như các nước trên thế giới, hoạt động chuyển tiền qua các kênh không
chính thức của người sử dụng thông qua mối quan hệ - người thân quen, vận tải, chợ
đen, ... Do vậy, nhằm đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ trong các giao dịch chuyển tiền,
một số nước như Ấn Độ và Pakistan đã thực hiện việc cấm các hoạt động chuyển tiền
qua các kênh không chính thức, các giao dịch chuyển tiền, đặc biệt là ngoại hối và kiều
hối phải được thực hiện qua kênh ngân hàng thông thường hoặc công ty ngoại hối có
đăng ký thành lập. Tuy nhiên, việc cám hoàn toàn các hoạt động của các kênh không
chính thức là điều không dễ dàng bởi hoạt động vốn dĩ của nó là ẩn danh. Thay vào
đó,cách lựa chọn tốt nhất để vận hành hoạt động của hệ thống này đó là tăng sự hợp
pháp hóa hoạt động của chúng. Các biện pháp gần đây bao gồm đăng ký hoặc cấp
phép, báo cáo khách hàng và yêu cầu lưu trữ hồ sơ.hoạt động dịch vụ chuyển tiền, đặc
biệt đối với chuyển và nhận kiều hối là biện pháp nhằm tăng cường sự hợp pháp hóa,
tăng sự kiểm soát đối với việc tuân thủ các quy tắc và yêu cầu khi thực hiện giao dịch.
Việc đăng ký và lưu giữ hồ sơ đầy đủ được thực hiện theo khuyến nghị của Nhóm Đặc
trách tài chính về rửa tiền (FATF). Nỗ lực để cải thiện mức độ minh bạch trong các hệ
thống này bằng cách đưa chúng đến gần hơn với khu vực tài chính chính thức mà
không làm thay đổi bản chất cụ thể của chúng.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng và cải tiến dịch vụ của kênh Ngân hàng. Không thể
phủ nhận sự thuận lợi mà các hệ thống chuyển tiền không chính thức đem lại đối với
các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam, cho nên một số quốc gia
đã lựa chọn giải pháp hoàn thiện hệ thống ngân hàng thay vì cấm hoàn toàn các giao
dịch chuyển tiền thông qua hệ thống chuyển tiền không chính thức. Cụ thể, tại
Philipines, thay vì nhắm trực tiếp vào hoạt động của IVTS, Ngân hàng Trung ương,
thông qua Hiệp hội Ngân hàng Philippines, đã khuyến khích các ngân hàng đổi mới và
nhân rộng các lợi thế do hệ thống không chính thức mang lại. Ngoài ra, tiện ích của
các kênh không chính thức đó là việc chuyển và nhận tiền tận nhà, do đó các ngân
hàng ở các nước đã cung cấp dịch vụ giao tiền tận nơi. Đặc biệt, với việc sử dụng công
nghệ mạnh mẽ, các ngân hàng đẩy mạnh việc mở rộng các tài khoản ngân hàng tại khu
lao động đồng thời tăng sự tương tác với người sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khi họ
đến thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, các ngân hàng mở rộng hoạt động của mình
bằng việc đã thành lập các chi nhánh trong các khu vực được cộng đồng người nước
ngoài cư trú và giảm phí cho các dịch vụ liên quan đến chuyển tiền. Các chi nhánh
ngân hàng đã thay đổi giờ làm việc để phù hợp với nhóm khách hàng mà họ hướng
đến và đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh hơn cho các quốc gia.
Thứ ba, Xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, đầy đủ. Trước hết, các kênh chuyển
tiền không chính thức là nơi bị các tội phạm lợi dụng để thực hiện các vấn nạn như
tham nhũng, buôn lậu, rửa tiền và tài trợ khủng bố. Những hành vi vi phạm này
thường thiếu kiểm soát bởi các hoạt động chuyển tiền thông qua các kênh này không
có sự điều chỉnh, diễn ra dưới sự trá hình của một loại hình kinh doanh. Vì vậy, một số
nước đã thực hiện việc đặt ra quy định đưa ngân hàng trung ương là chủ thể giám sát
đối với các hệ thống chuyển tiền không chính thức đã đăng ký kinh doanh dịch vụ
chuyển tiền. Từ đó, hệ thống chuyển tiền không chinh thức phải chịu sự giám sát
thường xuyên giống như kênh chính thức thông qua việc thực hiện các yêu cầu và
kiểm tra về các vấn đề hồ sơ, quyền sở hữu, hoạt động kiểm toán thường xuyên. Bên
cạnh đó, các vấn đề tội phạm tiềm tàng đặc biệt là rửa tiền và khủng bố được thực hiện
qua các kênh chuyển tiền không chính thức. Vì thế, tăng cường, bổ sung các quy định
về xử lý vi phạm bằng các chế tài dân sự, hành chính và đặc biệt là hình sự nhằm răn
đe đối với các chủ thể có ý định thực hiện hành vi vi phạm. Ả rập Saudi là một trong
những nước chịu tác động mạnh mẽ bởi tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, do đó
nước này đã đặt ra một đạo luật cấm các giao dịch Hawala bất hợp pháp, tức là cấm
mọi người không có giấy phép tham gia vào bất kì hoạt động kinh doanh nào. Người
nào vi phạm sẽ bị xử lý bằng chế tài hình sự, đó là phạt tù với thời hạn không quá hai
năm và phạt tiền không quá 5000 SRI.
Cuối cùng về thực thi pháp luật, cần thiết lập một cơ quan chủ quản quản lý chặt
chẽ vấn đề này là điều quan trọng. Chẳng hạn như UK đã đặt vai trò quản lý này cho
Cục hải quan và Tiêu thụ đặc biệt hơn là Cơ quan dịch vụ tài chính. Các nhà hải quan
nhấn mạnh rằng các nhà khai thác sẽ chịu trách nhiệm xác định những điểm đáng ngờ
và lưu giữ tài liệu cho mục đích nhận dạng khách hàng. Bên cạnh đó, cần có sự kết
hợp của các cơ quan quản lý của liên bang, của một nhà nước. Việc hợp tác sẽ làm
giảm thiểu rủi ro do vi phạm, đảm bảo tốt hơn rằng các đối tượng đáp ứng được các
yêu cầu, tạo ra thông tin bổ sung, ngăn chặn các cố gắng bị chồng chéo. Cụ thể, tại
Canada, Nhà nước đã thực hiện tăng cường sự phối hợp giữa OSFI, FINTRAC và các
cơ quan quản lý khác. Trong khi FINTRAC không phải là một cơ quan quản lý thì nó
vẫn có thể chịu trách nhiệm về điều tra các giao dịch và hành động cụ thể liên quan
đến hành động bất hợp pháp. Ngược lại, OSFI không điều tra các trường hợp cụ thể
nhưng cơ quan này quan tâm đầu tiên đến quản lý chất lượng quản lý và hệ thống điều
hành. OSFI có thể chuyển mối quan tâm của mình cho FINTRAC để có thể trợ giúp
đánh giá tốt hơn về các nỗ lực AML/CFT được thực hiện như thế nào. FINTRAC có
thể chuyển các quan tâm của mình cho OSFI để được giúp đỡ xác định và định hướng
accs nguồn lực đến các lĩnh vực được quan tâm. Phối hợp giữa các cơ quan thực thi
pháp luật, đặc biệt trong vấn đề giám sát quản lý sẽ là phương pháp tối ưu đấu tranh
chống lại các tội phạm thực hiện thông qua cả kênh chính thức và không chính thức.
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thứ nhất, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa xây dựng một văn bản nào
quy định cụ thể, chi tiết các vấn đề liên quan đến hệ thống chuyển tiền không chính
thức. Các quy định liên quan được quy định bởi các văn bản dưới luật. Chẳng hạn,
Điều 3 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định về việc mua bán ngoại tệ tiền mặt
của cá nhân chỉ được thực hiện tại các địa điểm được phép mua/bán ngoại tệ; Điều này
quy định về việc mua và bán ngoại tệ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng được
phép. Hay về hạn mức giao dịch tiền mặt tại Việt Nam không được vượt qua mức 300
triệu đồng (theo Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính
phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo). Việc đưa ra các quy
định ở những văn bản dưới luật là rất khó tìm và gây ra vấn đề các nội dung bị rời rạc
khi tìm hiểu về vấn đề này. Do đó, nhóm tác giả đề xuất việc xây dựng một quy phạm
riêng biệt điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cơ chế hoạt động, phạm vi hoạt động,
… phù hợp với Hiến pháp, Điều ước quốc tế và phù hợp với nền kinh tế - xã hội Việt
Nam.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo mật thông tin khách hàng sử dụng
dịch vụ chuyển tiền. Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt
ra đời đã đưa ra nhiều chủ trương , chính sách điều hành đối với hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt. Từ đây, hoạt động của các ví điện tử, các phần mền chuyển tiền
online, chuyển tiền nhanh phát triển nhanh chóng, đem lại hiệu quả cho các ngân hàng
và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt mang lại nhiều tiện ích cho
người sử dụng. Điển hình, cho vấn đề này là sự tăng nhanh chóng số lượng thẻ ngân
hàng được phát hành và số lượng truy cạp của khách hàng. Tuy nhiên, một vấn đề xảy
ra đó là các ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền không chính thức vì cạnh tranh nhau
mà bỏ qua tính an toàn và bảo mật thông tin khách hàng. Do đó, vấn đề câp thiết là
Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thể đối với việc lưu giữ hồ sơ khách hàng ,
tăng cường số hóa thông tin, đồng thời kết nối các dữ liệu thông tin trên một hệ thống
để tránh việc lợi dụng nguồn thông tin bị đánh cắp thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài
sản.
Thứ ba, xây dựng và bổ sung các quy định xử lý chặt chẽ đối với hành vi vi
phạm. Trong vụ cựu tiếp viên hàng không Hà Thị Thùy Dương (34 tuổi, làm việc cho
hãng hàng không Asiana Airline) với tội danh “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên
giới” được đưa ra trong phần II, phân tích ở trên. Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định
theo Bộ luật Hình sự 2015 tại khoản 3 điều 189 quy định về vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới như sau: “Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp trị giá
từ 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng; hoặc bị phạt tù từ 5 năm
đến 10 năm”. Theo HĐXX, bị cáo Dương đã chứng minh được khả năng tài chính nên
có thể áp dụng quy định mới của BLHS 2015 về việc áp dụng một số quy định có lợi
cho người phạm tội. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu, buộc cựu tiếp viên hàng không nộp
phạt 1,2 tỷ đồng về hành vi bị truy tố. Các quy định về xử lý các hành vi vi phạm cũng
đã được đưa ra quy định trong Bộ luật Hình sự với các chế tài xử lý là phạt tiền, phạt
tù đối với giá trị chuyển tiền lớn về hoạt động chuyển tiền quốc tế. Tuy nhiên, Cơ quan
Nhà nước cần bổ sung thêm các quy định hướng dẫn thi hành biện pháp hành chính,
dân sự hoặc hình sự đối với vấn đề xử phạt lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3.3 Một số đề xuất giải pháp đối với cơ chế thực thi pháp luật liên quan
đến hệ thống chuyển tiền không chính thức
Hệ thống chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam đã có những tác động
không nhỏ đến hệ thống ngân hàng, chủ thể sử dụng và nền kinh tế xã hội. Bên cạnh
những mặt tích cực mà hệ thống chuyển tiền không chính thức đem lại, nó còn tồn tại
những mặt hạn chế đối với ba chủ thể này. Đặc biệt, vấn đề về các tội phạm lợi dụng
hình thức này để thực hiên các hành vi vi phạm như trốn thuế, buôn lậu, rửa tiền, …
chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, do đó biện pháp nhóm đưa ra chung quy về một mục
đích cuối cùng là để quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động chuyển tiền không
chính thức. Việc nhóm tác giả đưa ra đề xuất dành cho ba chủ thể là chủ thể cung ứng
dịch vụ, Nhà nước và chủ thể sử dụng dịch vụ với các lý do sau:
Thứ nhất, chủ thể cung ứng dịch vụ được đưa ra trong bài nghiên cứu đó là các
hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng và hệ thống chuyển tiền không
chính thức. Hai chủ thể này là các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền, có sự cạnh
tranh với nhau trên thị trường Việt Nam. Hệ thống chuyển tiền không chính thức xuất
hiện là để đáp ứng những nhu cầu mà hệ thống Ngân hàng còn thiếu sót như dịch vụ
chuyển tận nhà, khả năng khó tiếp cận đến các chi nhánh Ngân hàng ở vùng núi và sâu
xa, quy trình thủ tục chuyển tiền,… Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra chủ thể Ngân hàng là
chủ thể đầu tiên để đề xuất giải pháp bởi hệ thống này trực tiếp bị ảnh hưởng từ sự
cạnh tranh của kênh chuyển tiền không chính thức. Bên cạnh đó, các hệ thống Ngân
hàng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong
việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định thị trường tiền tệ, đẩy lùi lạm phát. Do vậy,
các đề xuất của nhóm đưa ra đối với chủ thể này tập trung vào việc cải thiện và nâng
cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng cường sự quản lý thanh tra các hoạt động dịch
vụ nhằm kiểm soát những sai phạm. Ngoài ra, không thể phủ nhận những tiện ích mà
hệ thống chuyển tiền không chính thức đem lại cho người sử dụng. Do đó, nhóm tác
giả nhận định tiếp tục phát triển hệ thống chuyển tiền không chính thức bằng việc tăng
cường những ưu điểm đó và hạn chế những ngược điểm, đặc biệt là vấn đề tội phạm
xảy ra thông qua hoạt động của hệ thống này.
Thứ hai, hệ thống chuyển tiền không chính thức hình thành theo hai con đường:
Một là hình thành tự phát dự trên văn hóa, truyền thống dân tộc, thói quen sinh hoạt
vùng miền; Hai là hình thành dưới sự cấp phép của Nhà nước tức là có sự can thiệp
của Nhà nước. Do vậy, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát
triển của hệ thống này trên thị trường tài chính nói riêng, nền kinh tế thị trường nói
chung. Hơn thế nữa, Nhà nước là cơ quan thiết lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các
hoạt động của cả hệ thống chuyển tiền chính thức lẫn hệ thống chuyển tiền không
chính thức. Ngoài ra, Nhà nước còn là cơ quan giám sát, quản lý quá trình thực thi
pháp luật cũng như các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính – ngân hàng, mà
trọng tâm trong nghiên cứu này nhấn mạnh đến sự quản lý đối với hoạt động chuyển
tiền. Từ đây, nhóm tác giả đưa ra đề xuất kiến nghị đến chủ thể Nhà nước nhằm mục
đích tăng cường việc quản lý, kiểm soát thực thi pháp luật của các cơ quan ban ngành,
đồng thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.
Cuối cùng, chủ thể người sử dụng cũng là chủ thể chịu tác động trực tiếp bởi cơ
chế hoạt động của cả hai kênh chuyển tiền này. Việc lựa chọn hình thức nào trong giao
dịch chuyển tiền chính là từ quyết định của cá nhân người sử dụng. Bên cạnh đó, họ
cũng là người liên quan đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ chuyển tiền và
mang đến lợi nhuận cho cả hai hình thức này. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức
chuyển tiền qua hệ thống không chính thức đem đến những rủi ro, tổn thất về vật chất
đối với người sử dụng khi họ chưa thực sự hiểu rõ về cách thức hoạt động và sự quản
lý điều chỉnh của pháp luật cụ thể. Bởi vậy, bên cạnh việc các hệ thống cung ứng dịch
vụ đã có những biện pháp khắc phục những hạn chế, Nhà nước cũng đã có những cơ
chế quy định và quản lý riêng, thì chủ thể sử dụng dịch vụ cũng cần có những biện
pháp để trở nên phù hợp đối với hai đối tượng trên. Do đó, nhóm tác giả cũng đưa ra
một số đề xuất nhằm đưa đến cho người sử dụng cách tốt nhất để có một giao dịch
hiệu quả, an toàn và tiện ích.
3.3.1 Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ
a Đối với hệ thống Ngân hàng
Hệ thống Ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước,
tạo ra sự thuận tiện đối với người sử dụng, đồng thời mang đến lợi nhuận từ các khoản
thu từ phí, lệ phí hay hoa hồng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hệ thống chuyển tiền
không chính thức song song với hệ thống ngân hàng mang đến sự cạnh tranh trong
dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế. Dần dần, sự lớn mạnh trong cách thức hoạt
động và những điểm tiện ích được người tiêu dùng ghi nhận đã đánh dấu sự xâm
chiếm thị phần, tạo một chỗ đứng nhất định trong dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt là trong
thị trường chuyển và nhận kiều hối. Bởi vậy, để thu hút và khả năng tiếp cận người sử
dụng tiếp tục sử dụng hoạt động chuyển tiền của các Ngân hàng thương mại, thì nhóm
chủ thể này có thể áp dụng các giải pháp được nhóm tác giả đề xuất như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng hợp lý cơ cấu tổ chức chi
nhánh, lĩnh vực kinh doanh
Một là, cải thiện và cung cấp mức phí hợp lý. Mặc dù, như đã phân tích ở trên, sự
chênh lệch về mức phí giữa hai hệ thống chuyển tiền chính thức và không chính thức
là không đáng kể đối với dịch vụ chuyển tiền trong nước nhưng lại có sự chênh lệch
đáng kể đối với dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam đã khiến nhiều người
từ bỏ sử dụng dịch vụ của các ngân hàng mà lựa chọn qua các kênh chuyển tiền ngầm,
không chính thức. Theo anh Trần Văn Toàn (quê Nghi Lộc - Nghệ An), làm việc tại
Hàn Quốc cho hay: “Hồi mới sang lao động tại Hàn Quốc, tôi phải đi 40 km mới tìm
được ngân hàng để chuyển tiền và phí rất đắt (chuyển 2.000 USD về Việt Nam mất
hơn 100 USD tiền phí). Sau đó, tôi chỉ chuyển tiền qua các đường dây ngầm. Khi có
nhu cầu, tôi chỉ thông báo số tiền cần gửi, ở Việt Nam sẽ có người mang đến tận nhà
cho gia đình. Khi gia đình báo tin sang, tôi mới thanh toán cho bên chuyển tiền với
mức phí rẻ hơn hoặc tương tự ngân hàng mà không mất nhiều thời gian” 23. Tuy nhiên,
việc các ngân hàng áp dụng mức phí tương đối cao này là bởi vì phải duy trì các
chương trình tuân thủ đi kèm, đảm bảo an toàn cho đồng tiền. Bên cạnh đó, các tổ
chức chuyển tiền còn phải chia sẻ phí với các đại lý. Do vậy, để cải thiện và cung cấp
mức phí hợp lý cho người sử dụng thì các hệ thống Ngân hàng cần có củng cố năng
lực tài chính, cải thiện về vốn, quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu, tạo nền tảng tài chính vứng
chắc nhằm có những khuyến mãi dịch vụ và mức biểu phí phù hợp với điều kiện phát
triển của người sử dụng.
Hai là, cải tiến quy trình, tăng mức độ thuận tiện cho người sử dụng. Mạng lưới
giao dịch các ngân hàng tại các thành phố lớn hiện nay khá dày đặc, trên những con
phố sầm uất và phát triển có thể thấy sự xuất hiện của 4-5 phòng giao dịch ngân hàng.
Theo báo cáo thường niên năm 2018 của Ngân hàng Vietcombank, tính đến
31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 54/63
tỉnh thành phố trong cả nước riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có 32 Chi
nhánh, chiếm 30%24. Hay những ngân hàng nhỏ như TP bank có khoảng 75 chi nhánh
23 http://ndh.vn/chuyen-tien-chui-lam-kho-ngan-hang-20151210090724762p4c149.news
24 Thống kê từ http://www.vietcombank.com.vn/upload/2019/04/19/20190419%20-%20Vietcombank%20-
%20AR%202018%20lan%202.pdf?7
phòng giao dịch thì gần 50 điểm tập trung ở 2 thành phố lớn nhất nước Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh25. Có thể thấy, các ngân hàng ngày càng mở rộng các chi
nhánh, điểm giao dịch nhưng tốc độ mở rộng đến các vừng nông thôn, vùng sâu xa còn
hạn chế. Mặt khác có đến 65% dân số Việt Nam sinh sống tại các vùng nông thôn do
đó nhu cầu việc chuyển và nhận tiền là tương đối cao. Do vậy, để tăng mức độ thuận
tiện cho người sử dụng, các ngân hàng cần đẩy mạnh việc mở rộng thêm các chi nhánh
và điểm giao dịch tại vùng nông thôn. Bên cạnh đó, trong thời đại Công nghệ 4.0, các
Ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền hiện
đại, cải tiến các thủ tục, quy trình thực hiện giao dịch trên nền tảng di động, Internet.
Ngoài ra, với hình thức giao dịch tại quầy, mỗi ngân hàng cần có sự hướng dẫn cụ thế
và chi tiết đầy đủ đến người sử dụng nhằm mang đến cung cấp quy trình, thủ tục một
cách nhanh chóng và thuận tiện.
Ba là, tăng cường sự an toàn, bảo mật, giảm thiểu rủi ro. Việc sử dụng công nghệ
thông tin vào trong các giao dịch chuyển tiền không dùng tiền mặt gây ra sự thất thoát
thông tin, “hack” tài khoản và ăn cắp tiền gây ra những bất lợi cho người sử dụng khi
thực hiện các giao dịch Internet banking/Mobile Banking/ATM. Bởi vậy, các Ngân
hàng cần chú trọng vào công tác đảm bảo an ninh, an toàn để tranh những rủi ro tiêu
cực, tội phạm từ mặt trái công nghệ. Để làm được điều này, các Ngân hàng cần mở ra
các Dự án nghiên cứu tăng khả năng quản trị rủi ro và ứng phó với rủi ro hệ thống,
đồng thời cần thường xuyên quản lý, kiểm tra hệ thống thông tin quản lý tiền ảo, tiền
điện tử để đảm bảo an toàn.
Thứ hai, Tăng cường công tác quản lý, giám sát tổ chức hoạt động
Trước hết, hệ thống Ngân hàng tiếp tục năng cao vai trò tổ chức, quản lý, kiểm
soát chặt chẽ các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động chuyển tiền. Để thực hiện
được điều này, các Ngân hàng cần thường xuyên xây dựng các Đề án thanh tra, giám
soát hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để phát hiện kịp thời và hạn chế tối
đa những sai phạm.
Sau là, các Ngân hàng cần quan tâm đến việc xây dựng phẩm chất cán bộ, mở
rộng đội ngũ nhân sự tài giỏi, kỷ cương thông qua việc đẩy mạnh công tác giáo dục,
đào tạo các cán bộ, nhân viên. Các Ngân hàng có thể thực hiện các buổi học đào tạo
thường xuyên theo Quý hoặc theo năm về chuyên môn hoặc các vấn đề khác như tham
nhũng và các vấn đề liên quan đến tội phạm, các vấn đề pháp lý liên quan như Luật
25 http://s.cafef.vn/BID-279000/mang-luoi-cua-cac-ngan-hang-viet-nam-hien-nay-ra-sao.chn
phòng, chống rửa tiền, Pháp lệnh Ngoại hối, … để nhằm cung cấp các kiến thức pháp
luật cho cán bộ, công nhân viên. Ngoài ra, việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề,
trao đổi kinh nghiệm từ các bộ phận cấp cao giúp cán bộ, nhân viên trong tổ chức có
thể rút ra kinh nghiệm xảy ra trong thực tiễn nhằm có được sự ứng phó kịp thời, tránh
những vi phạm. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần đẩy mạnh việc quản lý theo cơ chế khen
thưởng – xử phạt rõ ràng, nghiêm minh, siết chặt kỷ cương để có một cơ cấu tổ chức
hoàn chỉnh.
b Đối với hệ thống chuyển tiền không chính thức
Hệ thống chuyển tiền không chính thức mang đến cơ hội cho người sử dụng tiếp
cận và sử dụng loại hình này rộng rãi và phổ biến bên cạnh sự đơn giản trong thủ tục,
thời gian nhanh chóng và mức phí rẻ. Bởi vậy, hệ thống này cần tăng cường công tác
cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Cũng giống như các hệ thống Ngân hàng,
các công ty đăng ký cấp phép thực hiện dịch vụ chuyển tiền đều sử dụng công nghệ
4.0 trong thực hiện giao dịch. Đó là việc đăng ký một tài khoản của người sử dụng với
việc kết nối đến số tài khoản ngân hàng được liên kết trong một ứng dụng trên điện
thoại d động có kết nối Internet. Mọi giao dịch được thực hiện khi có sự xác thực của
chủ thể về mã OPT được cung cấp bởi nhà mạng. Do đó, các hệ thống chuyển tiền
không chính thức cũng cần có sự nâng cao tính an toàn trong bảo mật thông tin khách
hàng bằng việc xây dựng đội ngũ hệ thống mạng đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các
hệ thống chuyển tiền không chính thức cần tiếp tục mở rộng các chi nhánh, cơ sở giao
dịch để có thể tiếp cận khách hàng gần gũi hơn, đồng thời có thể nâng cao chất lượng
dịch vụ bằng việc đưa ra những giải đáp thắc mắc kịp thời đến người sử dụng khi có
vấn đề phát sinh. Hơn thế nữa, bộ phận sử dụng loại hình này đa số là người nông dân
vùng núi, vùng sâu xa mà các Ngân hàng khó tiếp cận bởi vấn đề tạo ra lợi nhuận ở
những vùng này khá khó khăn và tầng lớp chủ yếu là người già nên việc sử dụng các
yếu tố là vô cùng khó khăn. Do đó, các hệ thống này bên cạnh việc mở rộng cở sở giao
dịch thì cũng cần có đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính cộng đồng
để nâng cao nhận thức người sử dụng, tránh việc chuyển nhầm, chuyển sai gây mất
thời gian. Điều này có thể thực hiện bằng việc các giao dịch viên tại cơ sở của các hệ
thống sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết và giải đáp cặn kẽ các vấn đề còn khúc mắc
bởi người sử dụng.
Một trong vấn đề gây ra sự lo ngại lớn nhất khi lựa chọn hình thức này là bởi rủi
ro cao có thể xảy ra. Bởi lẽ, bên cạnh các hình thức hoạt động dựa trên sự cấp phép
của Nhà nước thì đa số các hoạt động dựa trên văn hóa vùng miền, truyền thống dân
tộc và thói quen của người sử dụng. Do đó, các hệ thống chuyển tiền không chính thức
cần tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động chuyển tiền bằng việc lưu trữ các
hồ sơ giao dịch, hồ sơ khách hàng. Bên cạnh đó, các giao dịch được thực hiện dựa trên
sự thỏa thuận, trao đổi giữa các bên, do vậy, hệ thống chuyển tiền không chính thức –
chủ thể cung ứng dịch vụ cần đảm bảo sự nhất quán trong các giao dịch bằng việc xác
lập sự thỏa thuận bằng một hình thức cụ thể, để trong trường hợp có vi phạm hay tranh
chấp xảy ra có thể đảm bảo được quyền lợi cho người sử dụng. Từ đây, các hệ thống
này có thể tăng mức độ tin cậy đối khách hàng, thu hút người sử dụng tiếp cận đến các
dịch vụ được cung ứng.
Sự cần thiết trong việc xây dựng các đạo luật, quy định nhằm phù hợp với thực
tiễn hoạt động chuyển tiền tại Việt Nam là điều quan trọng. Tuy vậy, việc thực thi pháp
luật là do ý thức trách nhiệm của chủ thể này. Mặt khác, việc tiếp tay cho tội phạm
thực hiện các hành vi vi phạm là bởi chủ quan của người cung ứng dịch vụ. Do đó, hệ
thống chuyển tiền không chính thức càn có cơ chế quản lý, giám sát, điều phối chặt
chẽ đối với hoạt động chuyển tiền nhằm theo sát và ngăn chặn tội phạm lợi dụng cho
các hành vi phi pháp. Để làm được điều này, trước hết các hệ thống chuyển tiền không
chính thức ở dạng bất hợp pháp cần tự giác chuyển đổi thành hợp pháp, có sự điều
chỉnh của Nhà nước. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng công,
nhân viên trong tổ chức. Đặc biệt những người đứng đầu cần gương mẫu trong việc tự
giác thực thi pháp luật, thường xuyên đánh giá, kiểm tra sổ sách, giấy tờ đảm bảo minh
bạch, hợp pháp. Ngoài ra, việc áp dụng ký luật nghiêm minh trong việc xử lý các
trường hợp vi phạm là biện pháp răn đe ngăn chặn hành vi vi phạm diễn ra trong nội
bộ tổ chức.
3.3.2 Đối với Nhà nước
Thứ nhất, tăng cường sự quản lý, giám sát, điều hành các hoạt động của hệ thống
chuyển tiền không chính thức. Thông qua hệ thống pháp luật cùng các cơ quan chuyên
trách, đặc biệt là chủ thể Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra các hoạt
động giao dịch tại các trụ sở của hệ thống này, bên cạnh đó, kiểm tra, đối soát giấy tờ
liên quan đến tài chính, các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các giao dịch
chuyển tiền. Khi phát hiện các nghi vấn hay sai phạm cần đưa vào xử lý nghiêm nhặt
với các quy định đề ra.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác phòng chống các hoạt động phi pháp thông qua hệ
thống chuyển tiền phi chính thức. Trốn thuế, buôn lậu, rửa tiền được xem là một trong
các hoạt động phi pháp mà các tổ chức cá nhân thực hiện thông qua kênh chuyển tiền
phi chính thức. Hoạt động này là một trong các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng và
khủng bố. Và vấn đề phòng chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa được diễn ra một
cách triệt để vì nó liên quan đến nhiều giao dịch thuộc nhiều cấp, ở những vị trí khác
nhau mà dường như được tạo thành một hệ thống cụ thể. Do vậy, vấn đề đặt ra và hữu
hiệu nhất chính là đánh vào ý thức trách nhiệm mà điều này được tạo nên từ vấn đề
chú trọng đến công tác giáo dục con người. Nhà nước cần thực hiện các chủ trương,
chính sách khuyến khích giáo dục thông qua công tác tuyên truyền giáo dụcphổ biến
pháp luâtj và nâng cao dân trí tăng sự hiếu biết cho người sử dụng để nhận thức rõ về
các vấn đề phi pháp và hậu quả pháp lý của việc thực hiện các hoạt động trốn thuế, rửa
tiền.
Thứ ba, Tăng cường sự phối hợp quản lý, điều tra, giám sát hoạt động thực thi
pháp luật của các Cơ quan, ban ngành có thẩm quyền. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan
đầu mối về chính sách và chiến lược quản lý, kiểm tra sự tuân thủ đã đặt ra. Bộ công
an là cơ quan ngăn chặn các vấn đề vi phạm và điều tra, xử lý các vấn đề để đưa ra
thông tin đến công chúng, người sử dụng. Do vậy, Nhà nước cần thiết lập một cơ chế
phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm
bảo sự thắt chặt, xử lý triệt để việc phòng chống các hoạt động phi pháp.
Cuối cùng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực.
Việc kiểm soát và quản lý vấn đề liên quan đến tội phạm liên quan đến hệ thống
chuyển tiền không chính thức không chỉ đảm bảo an ninh quốc gia mà còn đảm bảo
cho cả quốc gia khác khi quốc gia đấy có dấu hiệu nghi ngờ về hành vi phạm tội. Do
đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác nhằm có sự phối hợp và trợ giúp trong vấn đề điều
tra và xử lý vi phạm. Để có thể làm được điều này, Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển
nền kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng lực lượng an ninh chất lượng bên
cạnh việc tổ chức các buổi giao lưu hữu nghị, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã
hội, …mang đến sự hợp tác lâu dài - hữu nghị.
3.3.3 Đối với chủ thể sử dụng
Sự hình thành và mở rộng của hệ thống chuyển tiền phi chính thức đã giúp người
sử dụng có thêm nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hệ thống này
có tác động không nhỏ đến người sử dụng. Từ đây, nhóm tác gỉa đề xuất một số giải
pháp đối với chủ thể sử dụng dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro khi sử dụng các dịch vụ của
hệ thống chuyển tiền:
Thứ nhất, sự nhẹ dạ cả tin, cùng với tâm lý tham rẻ - có hời đã khiến một bộ phận
người Việt dễ bị đánh lừa bởi những thông tin quảng cáo được những hệ thống chuyển
tiền không chính thức nhưng bất hợp pháp.Chỉ cần một “click” vào Google, hay thông
qua người quen, chủ thể sử dụng đã có thể giao một lượng tiền lớn để chuyển đến một
chủ thể khác. Người sử dụng có thể tiếp cận một cách dễ dàng đến thông tin của các
kênh chuyên kinh doanh dịch vụ chuyển tiền. Do vậy, sự sáng suốt trong việc chọn lọc
nguồn thông tin chính xác là hết sức cần thiết.để tìm hiểu từ nhiều nguồn, xác định nó
có hợp khác hay không. Chủ thể sử dụng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc hoạt động, cũng
như đưa ra đánh giá khách quan trước khi chọn hình thức chuyển tiền này.
Thứ hai, những rủi ro đa số đều bắt nguồn bởi sự thiếu hiểu biết về kiến thức
pháp luật, do đó họ không phân biệt được đâu là hợp pháp đâu là bất hợp pháp. Người
sử dụng cần trang bị cho mình kiến thức vững chắc về cách thức hoạt động của các
loại hình này. Bên cạnh đó tìm hiểu về quyền, lợi ích hợp pháp trong việc thực hiện
giao dịch. Việc tiếp cận kiến thức pháp luật ngày càng trở nên dễ dàng hơn bởi công
nghệ thông tin lan rộng. Người sử dụng cũng cần tham gia các buổi định hướng,
hướng dẫn sử dụng dịch vụ tương tự bởi Ngân hàng nhà nước, hệ thống các Ngân hàng
thương mại. Sự trang bị kiến thức pháp luật cho riêng mình sẽ là công cụ hữu hiệu
nhất để tự bảo vệ chính bản thân người sử dựng, nhằm tránh việc các kênh phi hợp
pháp lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, Kênh ngân hàng – kênh chính thức đang ngày càng thay đổi phù hợp với
điều kiện sống của người sử dụng. Các dịch vụ và giá sử dụng ngày càng được cân
bằng. Hệ thống chi nhánh càng được mở rộng đến các vừng sâu xa. Công nghệ số
trong chuyển khoản liên ngân hàng, chuyển khoản nhanh ngân hàng ngày được phổ
cập rộng rãi. Một giải pháp hữu ích có thể đưa ra đó là, thay vì sử dụng các tổ chức phi
chính thức bất hợp pháp, hoặc chưa rõ cách thức hoạt động, người sử dụng có thể quay
về lựa chọn dịch vụ tại các Ngân hàng ở địa phương – biện pháp an toàn . Sự an toàn
trong cơ chế hoạt động ngân hàng là cách tốt nhất giảm thiểu rủi ro cho khách hàng,
đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người sử dụng.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất đó chính là trách nhiệm người sử dụng. Nâng
cao hiểu biết đi cùng với nâng cao ý thức trách nhiệm trong khi thực hiện giao dịch là
biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho chính người sử sụng, hạn chế những rủi
ro không đáng có. Đặc biệt hơn, ý thức trách nhiệm được nâng cao là cơ sở hạn chế
các hành vi vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động như buôn lậu, trốn thuế, rửa
tiền, … Để thực hiện được điều đó, mỗi người sử dụng cần đặt sự phát triển của đất
nước trở thành nguyên tắc cần có khi tiến hành các giao dịch.
KẾT LUẬN
1. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đem lại nguồn lý luận cơ bản về bản chất và cách thức hoạt động
thực tiễn của các hệ thống chuyển tiền tiêu biểu tại một số quốc gia. Nhóm tác giả từ
sự phân tích sâu về quan điểm pháp lý của các nước này đối với việc tiếp nhận hệ
thống này đã đúc kết rằng hệ thống chuyển tiền không chính thức bắt nguồn bởi mục
đích hợp pháp, tuy nhiên với sự phát triển và phổ biến của nó diễn ra trên hầu hết các
nước trên thế giới mà nó bị biến tướng với những mục đích bất hợp pháp như sự bất ổn
về chính trị hay sự xuất hiện các hình thức tội phạm liên quan khác. Các hình thức này
ngày càng được kiểm soát và được chấp nhận bởi nhiều quốc gia với việc xây dựng
các quy định về cấp phép, quản lý kiểm soát bằng viêc lưu giữ hồ sơ khách hàng bên
cạnh việc nâng cao chất lượng ngân hàng thay vì việc loại bỏ hoàn toàn loại hình này.
Nhận thấy những điểm ưu việt của hệ thống này cũng như những vấn đề còn tồn
đọng, nghiên cứu đã xây dựng lại định nghĩa về thuật ngữ “Hệ thống chuyển tiền
không chính thức” dựa trên những quan điểm của các nghiên cứu trước, đó là một hệ
thống đóng vai trò bên trung gian thực hiện hoạt động nhận tiền của bên gửi và gửi
tiền hoặc giá trị tương đương đến bên nhận bằng việc hưởng lợi từ khoản phí và hoa
hồng thu được từ hoạt động này. Nghiên cứu là một tài liệu tốt bởi nghiên cứu đã tổng
hợp đầy đủ các vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống chuyển tiền ở Việt Nam, đồng
thời cũng đã đưa ra và phân tích được các loại hình thức của cả hai hình thức chuyển
tiền chính thức và không chính thức. Hệ thống chuyển tiền không chính thức tác động
đến hệ thống ngân hàng Việt Nam từ chính sự cạnh tranh trong hoạt động chuyển tiền
trong và ngoaig nước. Ngoài ra, hệ thống này còn mang đến những lợi ích cho người
sử dụng, và đóng góp vào vấn đề nhận kiều hối về Việt Nam. Bên cạnh đó hệ thống
này còn tồn tại những rủi ro về bảo mật thông tin, về tài khoản khách hàng sử dụng và
những vấn đề vi phạm liên quan như trốn thuế, rửa tiền và buôn lậu gây ra những tệ
nạn xã hội đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã điều
tra khảo sát đến các đối tượng có khả năng cao sử dụng hệ thống chuyển tiền. Từ đó
giải quyết ba vấn đề lớn: (1) Hệ thống chuyển tiền không chính thức đã được nhận
thức bởi người sử dụng nhưng chưa thực sự đúng đối với bản chất của nó; (2) cộng
đồng còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát hành vi vi phạm thực hiện qua hệ
thống chuyển tiền; (3) còn nhiều ý kiến trái chiều trong quan điểm có hay không nên
duy trì và phát triển hình thức này tại Việt Nam.
Cuối cùng, nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước trong
việc hoàn thiện các hệ thống pháp luật, đồng thời đề xuất giải pháp đối với cơ chế thực
thi pháp luật của ba chủ thể: Chủ thể cung cấp dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước,
chủ thể sử dụng dịch vụ nhằm tiếp tục phát triển hệ thống chuyển tiền không chính
thức với những cơ chế quản lý trong quy định của Nhà nước. Vấn đề quan trọng và cấp
thiết nhất là nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân đối với các vấn
đề vi phạm pháp luật liên quan đến hệ thống chuyển tiền không chính thức.
2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu được nhóm tác giả tiến hành với mục đích tìm hiểu về hệ thống
chuyển tiền không chính thức tại Việt Nam và những tác động của nó đối với hệ thống
ngân hàng, từ đó hướng đến hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật
đối hệ thống này tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu không tránh khỏi những hạn
chế nhất định.
Thứ nhất, phương pháp chủ yếu của nghiên cứu là tổng hợp và phân tích số liệu
từ các bài nghiên cứu trước nên không tránh khỏi thông tin số liệu chưa được cập nhật
đầy đủ.
Thứ hai. các phân tích, đánh giá trong nghiên cứu xuất phát từ việc tổng hợp các
lý luận từ các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý, chủ thể sử dụng nên không tránh khỏi
những quan điểm chủ quan.
Để khắc phục những hạn chế của nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả có đề xuất
đối với những nghiên cứu tiếp theo đối với những vấn đề liên quan đến hệ thống
chuyển tiền không chính thức:
- Các nghiên cứu có thể bổ xung việc xây dựng mô hình định lượng các luồng tiền
được giao dịch thực hiện qua các hệ thống chuyển tiền không chính thức, đặc biệt là
đối với loại hình ở dạng phi pháp, để có được định lượng chính xác nhất đối với thực
tế xảy ra.
- Các nghiên cứu có thể tham khảo, khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực tài chính – ngân hàng và cơ quan thực hiện xử lý vi phạm, đồng thời khảo sát đến
các tổ chức chuyển tiền không chính thức được cấp pháp để đưa ra ý kiến khách quan
và chính xác nhất về bản chất hoạt động và cơ chế quản lý, giám sát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mohammed El Qorchi, Samuel Munzele Maimbo, and John F. Wilson August 18,
2003 “Informal Funds Transfer Systems:An Analysis of the Informal Hawala System.
International Monetary Fund
2. Jost and Sandhu, 2000. Alternative Remittance Systems and Terrorism
Financing: Issues in Risk
3. Buencamio & Gorbunov, 2002 Informal Money Transfer Systems: Opportunities
and Challenges for Development Finance . United Nations
4. Mohammed El-Qorchi, 2002. Hawala. Volume 39, Number 4 on Finance &
Developmant - A quarter magazine of the IMF
5. Anad Ajay Shad. The international regulation of Informal Value Transfer
Systems
6. Robert J. Becerra no. 03 winter 2015 The Black Market Peso Exchange and the
Small Exporter. International Law quarterly
7. Matteo Vaccani, 2009. Alternative Remittance Systems and Terrorism
Financing. World Bank Working Paper
8. Shima Keene, 2007. Hawala and related informal value transfer system – an
assesment in the contact of Organise Crime and Terrorist Finance. The Defence
Academy Journal of the United Kingdom
9. Ion Pohoata&Irrina Caunic. Informal Value Transfer System – Hawala.
Alexandru Ioan Cuza” University. Iasi
10. Om Prakash. Cashless Payment Mechanism in Mugal India: The Working
of the Hundi Network. University of Delhi
11. Marina Bernadette Victoria Martin. An Economic History of Hundi: 1858 –
1978. The London School of Economics and Political Science.
12. Nikos Passas, 1999. Informal Value Transfer Systems and Criminal
Organizations.
13. Nikos Passas, 2003. Informal value transfer system, terorism and money
laundering. Northeastern Unniversity.
14. The World Bank anh The International Monetary Fund, 2003. Informal
Funds Transfer Systems: An Analysis of the Informal Hawala System.
15. Thống kê tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Truy xuất từ
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb?
_afrLoop=11996034300396577#%40%3F_afrLoop
%3D11996034300396577%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader
%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D166n1e1ha_1477> [truy cập ngày 06/04/2019]
16. Thống kê số lượng thẻ phát hành. Truy xuất từ
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/sltnh?
centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&sho
wHeader=false&_adf.ctrl-state=166n1e1ha_1206&_afrLoop=11996710619472577 >
[truy cập ngày 06/04/2019]
17. Thống kê số lượt giao dịch qua thẻ và số tiền. Truy xuất từ
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/gdqatmpos?
_afrLoop=11996695045078577#%40%3F_afrLoop
%3D11996695045078577%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader
%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D166n1e1ha_1560 > [truy cập ngày 06/04/2019]
18. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 2018. Tài chính cho phát triển bền
vững ở Việt Nam. Báo cáo.
19. Hoàng Hà, 2018. Hút kiều hối trước áp lực giảm. Tạp chí tài chính. Truy
xuất từ <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/hut-kieu-hoi-truoc-ap-luc-giam-
143945.html> [truy cập ngày 13/04/2019]
20. Nhóm Công tác về Sáng kiến Hệ thống Chuyển tiền của APEC, 2005. Hành
lang chuyển tiền Canada – Việt Nam. Những bài học khi chuyển từ các hệ thống
không chính thức sang chính thức. Ngân hàng Thế giới.
21. Hải An, 2014. Đôi nét về hệ thống chuyển tiền ngầm tại Nam Á và Trung
Đông. Tạp chí tài chính. Truy xuất từ < http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/tin-
tuc/doi-net-ve-he-thong-chuyen-tien-ngam-tai-nam-a-va-trung-dong-89087.html >.
[Truy cập ngày: 10/04/2019]
22. Nguyễn Hoài, 2014. Tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền qua kênh kiều hối phi chính
thức. Tạp chí tài chính. Truy xuất từ < https://infonet.vn/tiem-an-nguy-co-rua-tien-
qua-kenh-kieu-hoi-phi-chinh-thuc-post154510.info> [Truy cập ngày: 10/04/2019]
23. Báo đầu tư, 2015. Chuyển tiền “chui” làm khó ngân hàng. Người đồng
hành. Truy xuất từ < http://ndh.vn/chuyen-tien-chui-lam-kho-ngan-hang-
20151210090724762p4c149.news> [truy cập này 10/04/2019]
24. Hải Vân, 2018. Mạng lưới của các ngân hàng Việt Nam hiện nay ra sao.
CAFEF. Truy xuất từ < http://s.cafef.vn/BID-279000/mang-luoi-cua-cac-ngan-hang-
viet-nam-hien-nay-ra-sao.chn?
fbclid=IwAR1qMmUra8MiGqy54kvxgAA2gbN4CqoqLSHoJlSVGykeF5rtstIhqy-
YHvY> [truy cập ngày 10/04/2019]
25. Hải Duyên, 2017. Nữ tiếp viên hàng không nộp phạt 1,2 tỷ đồng để khỏi
ngồi tù. VnExpress. Truy xuất từ < https://vnexpress.net/phap-luat/nu-tiep-vien-hang-
khong-nop-phat-1-2-ty-dong-de-khoi-ngoi-tu-3561359.html?
fbclid=IwAR1dDORgzXtFasp0NvVNAjsqv-VYbThr3l_u-
ejeO0Ktc6fWBMZFdKBLDGg> [truy cập ngày 13/04/2019]
26. Minh Tuấn, 2018. Bị phạt 90 triệu vì đổi 100USD trong tiệm vàng ở Cần
Thơ. Báo mới. Truy xuất từ < https://baomoi.com/bi-phat-90-trieu-vi-doi-100-usd-
trong-tiem-vang-o-can-tho/c/28288433.epi?
fbclid=IwAR2iWl4mKSPgjmlL75MgZDqZI2bdlCHb6ProDFPoGq4YYgQV8pmAIS
Vj_TE> [truy cập ngày 13/04/2019]
27. Tin tức tài chính, 2018. Cập nhật biểu phí chuyển tiền các ngân hàng uy tín
hiện nay. The Bank. Truy xuất từ < https://topbank.vn/tu-van/cap-nhat-bieu-phi-
chuyen-tien-cac-ngan-hang-uy-tin-hien-nay> [truycập ngày 13/04/2019]
28. Thị trường tài chính Việt Nam, 2019. Bất ngờ với tính năng nhận tiền từ
nước ngoài qua thẻ Visa trong vài phút. The Bank. Truy xuất từ <
https://thebank.vn/blog/13708-bat-ngo-voi-tinh-nang-nhan-tien-tu-nuoc-ngoai-qua-
the-visa-trong-vai-phut.html?fbclid=IwAR1W1J13-
NOiEVAHi0UcB0X_tgh061BOVDnhNazBjkMe4X3Za6olwPhdCEE> [Truy cập ngày
15/04/2019]
29. Dịch vụ chuyển tiền qua Bankplus. Truy xuất từ <
http://bankplus.com.vn/DetailProductView!getDetailProductGoIn.do?
categorygoinNeedShow=101&fbclid=IwAR2iWl4mKSPgjmlL75MgZDqZI2bdlCHb6
ProDFPoGq4YYgQV8pmAISVj_TE> [truy cập ngày 15/04/2019]
30. Dịch vụ chuyển tiền bưu điện. Truy xuất từ < http://www.vnpost.vn/vi-
vn/dich-vu/chi-tiet/id/161/key/dich-vu-chuyen-tien-trong-nuoc?
fbclid=IwAR2D49Z4qRXdgziR4dV6omaVr9QcJ2KO1QK_DO2MPdukzK3Py_PYG
BT31gI> [truy cập ngày 15/04/2019]
31. Vietcombank, 2018. Bứt phá cùng cách mạng ngân hàng số. Báo cáo
thường niên.
32. Luật các tổ chức 2010
33. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
34. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lện sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại
hối
35. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP Về thanh toán không dùng tiền mặt
36. Nghị định số 80/2016/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không
dùng tiền mặt
37. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn nghiệp vụ trung gian thanh toán
38. Quyết định số 2545/QĐ-Ttg Phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU PHÍ
Bảng 1: Biểu phí chuyển tiền nội bộ các ngân hàng26
Ngân Biểu phí chuyển tiền nội bộ các ngân
hàng hàng
Vietcomb Dưới 50 triệu: 2.200 đồng
ank Trên 50 triệu: 5.500 đồng
Dưới 1 triệu: 1.100 đồng
Vietinban 1 triệu – 3 triệu: 2.200 đồng
k 3 triệu – 50 triệu: 3.300 đồng
Trên 50 triệu: 0.011%
Dưới 30 triệu: 1.100 đồng
BIDV
Trên 30 triệu đồng: 5.500 đồng
Dưới 20 triệu: 3.300 đồng
MB
Trên 20 triệu: 5.500 đồng

26 Trích xuất từ web: https://topbank.vn/tu-van/cap-nhat-bieu-phi-chuyen-tien-cac-ngan-hang-uy-tin-hien-nay


Bảng 2: Biểu phí chuyển tiền liên ngân hàng27
Ngân hàng Phí chuyển tiên liên ngân hàng
Dưới 10 triệu: 7.700 đồng
Trên 10 triệu: 0.02%
Vietcombank
Tối thiểu là 10.000 đồng – Tối đa là 1 triệu đồng
Dưới 50 triệu: 9.900 đồng
Vietinbank
Trên 50 triệu: 0.011%
Dưới 10 triệu: 7.700 đồng
Trên 10 triệu: 0.02%
BIDV
Tối thiểu là 10.000 đồng – Tối đa là 50.000 đồng
Dưới 500 triệu: 11.000 đồng
Trên 500 triệu: 0.027%
MB
Tối đa 1 triệu đồng
0.021% (tối thiểu 10.500 đồng – tối đa 700.000
ACB
đồng)
0.02% (tối thiểu 10.000 đồng – tối đa 600.000
VIB
đồng)
Dưới 500 triệu: 0.011% (tối thiểu 9.900 đồng)
Trên 500 triệu đồng: 0.022%
SHB
Tối đa 500.000 đồng
LienVietPostB Dưới 500 triệu: 7.700 đồng
ank Trên 500 triệu: 0.016% ( tối đa 400.000 đồng)
Dưới 500 triệu: 8.800 đồng
Trên 500 triệu: 0.01%
TPBank
( Tối thiểu 20.000 – tối đa 300.000 đồng)

27 Trích xuất từ web: https://topbank.vn/tu-van/cap-nhat-bieu-phi-chuyen-tien-cac-ngan-hang-uy-tin-hien-nay


Bảng 3: Cách nhận tiền từ nước ngoài chuyển về qua visa của ngân hàng ACB
và Vietcombank
Qua thẻ
Nhận tiền kiều hối Qua thẻ ACB Visa
Vietcombank Visa
Áp dụng cho Thẻ ghi nợ visa, thẻ visa
Thẻ ghi nợ visa
trả trước
2.500USD/lần;
Hạn mức nhận 2.500USD/lần
5.000USD/ngày
Nhận được trong Vài phút Khoảng 30 phút
Thông tin cung cấp cho Số thẻ, tên chủ thẻ, ngày
Số thẻ
người thân hết hạn
Phí nhận tiền Miễn phí 50.000đ/lần
Bảng 4: Bảng biểu phí của dịch vụ Bankplus – Viettel28
Chuyển tiền, nhận tại nhà
Chuyển tiền thường Chuyển tiền
Chuy Nạp
nhanh
ST Hạn mức ển tiền, tiền,
T nhận tại Rút
quầy tiền
Địa Địa Địa Địa Địa
bàn bàn bàn loại bàn loại bàn loại
loại 1 loại 2 3 1 2
1 10.000 18.00 33.0 43.0 63.00 53.00 63.00
-1.000.000 0 00 00 0 0 0 11.0
2 1.000.001 - 20.00 35.0 45.0 65.00 55.00 65.00
00
1.000.000 0 00 00 0 0 0
3 2.000.001- 25.00 40.0 50.0 70.00 60.00 70.00
3.000.000 0 00 00 0 0 0
4 3.000.002 27.00 42.0 52.0 72.00 62.00 72.00
16.0
– 0 00 00 0 0 0
00
4.000.000
5 4.000.001 45.00 44.0 54.0 74.00 64.00 74.00
– 0 00 00 0 0 0
5.000.000
6 5.000.001 45.00 60.0 70.0 90.00 80.00 90.00 20.0
– 0 00 00 0 0 0 00
10.000.000
7 10.000.001 60.00 75.0 85.0 105.0 95.00 105.0
– 0 00 00 00 0 00 25.0
15.000.000 00
8 15.000.001 70.00 85.0 95.0 115.0 105.0 115.0
– 0 00 00 00 00 00
20.000.000
9 20.000.001 75.00 30.0
– 0 Không áp dụng 00
30.000.000
10 30.000.001 80.00 35.0
28 Tổng hợp từ web: http://bankplus.com.vn/DetailProductView!getDetailProductGoIn.do?
categorygoinNeedShow=101&fbclid=IwAR3-
5NzCNbcv0ZpbrRCrdCKrwzI3RHRu6uoYtmTz5g5murwhhD9qaX4KaO8
– 0 00
50.000.000
Ghi chú:
- Biểu phí trên đã bao gồm 10% VAT. Đơn vị: Đồng
- Khung giời giao tiền tại nhà: Giao từ 8h đến 18h hàng ngày kể cả thứ 7, chủ nhật
- Thời gian nhận tiền:
- Các loại địa bàn:
• Địa bàn loại 1: địa bàn thuận lợi. Gồm: các phường thuộc Quận/Thành phố/Thị
xã, thị trấn trực thuộc Huyện.
• Địa bàn loại 2: địa bàn thường. Gồm: các xã thuộc Quận/Thành phố/Thị xã, các
xã thuộc khu vực đồng bằng trung du.
• Địa bàn loại 3: địa bàn khó khăn. Gồm: các xã thuộc khu vực núi cao, sông nước,
hải đảo.
Bảng 5: Bảng cước dịch vụ chuyển tiền qua bưu điện29
Cước gửi đến các Cước đến các
Mức tiền gửi Cước nội tỉnh
TP,TX vùng khác
1,64%, tối thiểu 1,92%, tối thiểu 2,23%, tối thiểu
Đến 3 triệu
thu 17.272 thu 20.000 thu 21.818
Trên 3 đến 5
51.818 61.818 73.181
triệu
Trên 5 đến 10
60.000 65.909 76.818
triệu
Trên 10 đến 15
65.909 70.000 81.818
triệu
Trên 15 đến 20
71.818 74.090 85.000
triệu
Trên 20 đến 30
75.909 78.181 89.090
triệu
Trên 30 đến 50
80.000 83.181 93.181
triệu
Trên 50 đến 75
85.909 90.000 105.000
triệu
Trên 75 đến 92.272 98.181 115.000

29 Trích xuất từ web: http://www.vnpost.vn/vi-vn/dich-vu/chi-tiet/id/161/key/dich-vu-chuyen-tien-trong-nuoc?


fbclid=IwAR2d9q1Y2kXpAoBQV_EcGARJ1z_kmQc4OIghV_i2Fm7g7JLAcmNJEGi7L1c
100 triệu
Mỗi nấc 25
triệu tiếp theo 20.909 23.181 30.909
Bảng 6: Bảng cước dịch vụ chuyển tiền nhanh Paypost30
Mức tiền gửi Mức cước
Đến 500.000 13.636 đồng
Trên 500.000 đến 1 triệu
30.000 đồng
đồng
Trên 1 triệu đến 2 triệu đồng 50.000 đồng
Trên 2 triệu đến 3 triệu đồng 65.454 đồng
Trên 3 triệu đồng 65.454 đồng cộng thêm 0,01% số tiền chuyển.

30 Trích xuất từ web : http://www.vnpost.vn/vi-vn/dich-vu/chi-tiet/id/161/key/dich-vu-chuyen-tien-trong-nuoc?


fbclid=IwAR2d9q1Y2kXpAoBQV_EcGARJ1z_kmQc4OIghV_i2Fm7g7JLAcmNJEGi7L1c
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT
Hiện nay, bên cạnh hệ thống chuyển tiền chính thức là kênh ngân hàng thì tồn tại
song song là hệ thống chuyển tiền phi chính thức - tổ chức thực hiện hoạt động chuyển
tiền.Hệ thống chuyển tiền phi chính thức có tác động trực tiếp đến người sử dụng dịch
vụ và ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng. Với
những lý do trên, nhóm tác giả hi vọng rằng những ý kiến của các bạn sẽ góp phần
giúp nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn các vấn đề liên quan đến hệ thông chuyển tiền
không chính thức.
1.1 Nội dung câu hỏi:
Thông tin người thực hiện khảo sát:
1. Địa chỉ email:
2. Nghề nghiệp của bạn:
3. Độ tuổi của bạn:
 Học sinh - Sinh viên
 Người đi làm (23-40 tuổi)
 Người trung niên (trên 40 tuổi)
 Khác
Phần I. Hệ thống chuyển tiền chính thức
1.1. Bạn có thường xuyên chuyển tiền qua Ngân hàng không?
 Có
 Không
1.2. Bạn thường chuyển tiền qua hình thức nào (có thế lựa chọn nhiều phương
án)
 Giao dịch tại quầy
 Qua ATM
 Qua Internetbanking
 Qua ví điện tử: momo, viettelpay, zalopay,…
 Khác:……….
1.3. Bạn có hay thự hiện hoạt động chuyển tiền quốc tế?
 Có
 Không
1.4. Nếu có, bạn chuyển tiền quố tế bằng hình thức nào (có thể lựa chọn nhiều
phương án)
 Chuyển tiền qua SWIFT
 Chuyển tiền qua Western Union
 Chuyển tiền qua Money Gram
 Khác:……….
1.5. Để chuyển tiền quốc tế qua Ngân hàng, cần những thủ tục gì? (có thể lựa
chọn nhiều phương án)
 Bản chính CMND/CCCD/Hộ chiếu
 Giấy chứng minh quan hệ nhân thân: Giấy khia sinh, hộ khẩu
 Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền ra nước ngoài
 Cung cấp các thông tin người nhận: Họ và tên, số tài khoản, tên và Ngân hàng
 Tất cả giấy tờ trên
1.6. Đánh giá ủa bạn về dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng
4 – rất nhanh, 3 – nhanh, 2 - bình thường, 1 – chậm
4 3 2 1
Thủ tục    
Thời gian    
nhận tiền
4 - rất cao, 3 – cao, 2 – bình thường, 1 – thấp
4 3 2 1
Chi phí    
chuyển tiền
4 – rất tốt, 3 – tốt, 2 – bình thường, 1 – kém
4 3 2 1
Sự an toàn    

1.7. Theo bạn, Western Union, Monye Gram có là hệ thống chuyển tiền chính
thức không?
 Có
 Không
1.8. Western Union, Money Gram hoạt động tại các Ngan hàng dưới hình thức
nào?
 Ngân hàng đại lý
 Ngân hàng liên kết hoạt đông chuyển tiền
Phần II: Hệ thống chuyển tiền không chính thức
2.1. Bạn có từng nghe nói đến hoặc từng biết đến hệ thống chuyển tiền không chính
thức (Informal value transfer system) không?
 Có
 Không
2.2. Theo bạn, hệ thống chuyển tiền chính thức là gì?
 Hệ thống chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng
 Hệ thống chuyển tiền qua các hệ thống không phải ngân hàng
 Một hệ thống chuyển tiền ngầm bất hợp pháp
 Khác:……….
2.3. Theo bạn hệ thống nào dưới đây thuộc hệ thống chuyển tiền không chính thức
(có thể lựa chọn nhiều phương án)
 Bankplus – Viettel
 Chuyển tiền thông qua tiệm vàng (ví dụ các tiệm vàng ở Hà Trung, Hà Nội)
 Chuyển tiền qua bưu điện
 Chuyển tiền qua xe khách
 Chuyển tiền qua người thân
 Khác:……
2.4. Bạn đã từng tiếp cận hay sử dụng hệ thống chuyển tiền không chính thức chưa?
 Sử dụng thường xuyên
 Đã từng sử dụng
 Chưa sử dụng bao giờ
2.5. Nếu bạn đã từng sử dụng hệ thống nào bên trên, có thể cho chúng mình biết đó
là hệ thống nào không?
(trả lời)................................................................................................................
2.6. Theo bạn chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền không chính thức có hợp pháp
không?
 Có
 Không
2.7. Theo bạn, đối tượng nào thường xuyên sử dụng dịch vụ chuyển tiền của kênh
phi chính thức?
1 – Hiếm khi, 2 – Thỉnh thoảng, 3 – Thường xuyên
1 2 3
Học sinh/sinh   
viên (trong/ngoài
nước)
Tầng lớp cán bộ   
trung niên
Người già   
Những người ở   
nơi có điều kiện ít
phát triển
Việt Kiểu, người   
đi làm ăn ở nước
ngoài

2.8. Theo bạn chuyển tiền thông qua những hệ thống kể trên có ưu điểm gì so với
chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay? (có thể chọn nhiều
phương án)
 Chuyển/nhận tiền nhanh
 Phí thấp hơn so với ngân hàng
 Không phải trải qua nhiều thủ tục như ở hệ thống ngân hàng
 Có thể nhận tiền mặt
 Khác:……
2.9. Theo bạn đâu là nhược điểm của hệ thống chuyển tiền không chính thức (có thể
lựa chọn nhiều đáp án)
 Rủi ro cao
 Khóc kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật như rửa tiền, trốn thuế, tham
nhũng,…
 Nguồn tiền không rõ ràng
 Khác:…….
2.10 Khi đã tìm hiểu và biết đến hệ thống chuyển tiền không chính thức liệu bạn có
muốn chuyển tiền thông qua hệ thống chuyển tiền không chính thức hay tiếp tục lựa
chọn chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng
 Tiếp tục sử dụng hệ thống ngân hàng
 Tiếp tục sử dụng hệ thống không chính thức
 Tiếp tục sử dụng cả 2 hình thức
2.11. Bạn đánh giá như thế nào về tương lai của các hệ thống chuyển tiền không
chính thức
 Tiếp tục tồn tại và dần chiếm thị phần mảng chuyển tiền của các ngân hàng
thương mại
 Tiếp tục tồn tại và giữ thị phần nhỏ và ổn định như hiện nay
 Sẽ dần không được sử dụng và mất hoàn toàn thị phần cho các ngân hàng thương
mại
 Tồn tại và hoạt động cầm chừng
 Khác:….
2.12. Đề xuất của bạn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh chuyển tiền
không chính thức
(Đáp án)..............................................................................................................
1.2 Nội dung trả lời

Độ tuổi - Nghề nghiệp người tham gia khảo sát

12.61%

25.23%
62.16%

Học si nh - s i nh vi ên Người đi l à m (23-40 tuổi ) Người trung ni ên (trên 40 tuổi )


Có thường xuyên chuyển tiền qua ngân hàng

21.00%

79.00%

Có Không

Các loại hình chuyển tiền trong nước của Ngân hàng

qua n ví điện tử môm, za lopay 210%

qua Internet ba nking 71%

qua ATM 28%

gia o dịch tại quầy 32%

0% 50% 100% 150% 200% 250%


Seri es 1
Có thường xuyên chuyển tiền quốc tế

13.00%

87.00%

Có Không

Số người thực hiện các giao dịch chuyển tiền quốc tế


30
26
25

20
15
15

10
6
5
1 1 1
0
T n sa rd i n
IF io m
Vi Ca
SW Un
ra r i tco
a rn e yG Th

at
e B
qu te on a
es M M
W a
a Qu
qu
Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng (số người lựa chọn)
60
52
50 48

40 38
34

30

20
14

10 6
4 4

0
thủ tục thời gi a n nhận tiền
rất nhanh nha nh bình thường chậm

Đánh giá về chất lượng dịch vụ của Ngân hàng


60

50
50

40

31
30

20
15

10

0
chi phí chuyển tiền
rất cao cao thấp
Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng
60

50

40

30

20

10

0
Sự a n toàn
rất tốt tót bình thường kém

Hệ thống chuyển tiền có chính thức không

27

73

Có Không
Nhận định về hệ thống chuyển tiền là gì

12 15

72

Hệ thống chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hà ng


Hệ thống chuyển tiền qua cá c hệ thống không phải ngâ n hàng
Một hệ thống chuyển tiền ngầm bất hợp pháp
không bi ết

Hệ thống chuyển tiền có hợp pháp

44.30%

55.70%

Hợp pháp Bất hợp pháp


Hình thức chuyển tiền không chính thức

Chuyển tiền qua người thân 41

Chuyển tiền qua xe khá ch 61

chuyển tiền qua bưu đi ện 33

Chuyển tiền thông qua tiệm vàng (ví dụ cá c tiệm vàng ở Hà Trung, Hà Nội ) 50

Bankplus – Viettel 34

0 10 20 30 40 50 60 70

Chủ thể sử dụng hình thức chuyển tiền không chính thức
70

60 58

49 49
50
40
40 38
36
33 33 32
30 28 28
26

20 18 18
14
10

0
Học s i nh/s i nh vi ên (trong/ngoài nước) Người gi à Vi ệt Ki ều, Người đi l àm ă n ở nước ngoài
hi ếm khi thỉnh thoả ng thường xuyên
Ưu điểm của hệ thống không chính thức so với hệ thống Ngân hàng

trốn thuế, rửa tiền 2%

Có thể nhậ n tiền mặt 34%

Không phải trải qua nhi ều thủ tục như ở hệ thống ngân hàng 56%

Phí thấ p hơn s o với ngân hà ng 48%

Chuyển/nhậ n tiền nha nh 48%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Đánh giá việc tiếp tục sử dụng hệ thống chuyển tiền không chính thức

42
48

10

Ti ếp tục s ử dụng hệ thống ngân hàng Ti ếp tục s ử dụng hệ thống không chính thức
Ti ếp tục s ử dụng cả 2 hình thức
Ưu điểm của hệ thống chuyển tiền không chính thức

Nguồn tiền không rõ ràng 37

Khó kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật như Rửa tiền, trốn thuế, tham nhũng,... 67

Rủi ro cao 83

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Seri es 1

Tương lai của hệ thốngchuyển tiền không chinh thức

18
20
1.2

42

Ti ếp tục tồn tại và gi ữ thị phần l ớn


Ti ếp tục tồn tại và gi ữ thị phần nhỏ và ổn đị nh như hi ện nay
Sẽ dần không được s ử dụng và mất hoàn toàn thị phầ n cho cá c ngân hà nh thương mại
Tồn tại và hoạt động cầ m chừng

Trong quá trình khảo sát, phiếu khảo sát thu được những đề xuất giải pháp từ phía
nhà sử dụng như sau về việc hoàn thành hệ thống pháp luật điều chỉnh hệ thống
chuyển tiền không chính thức:
 Cần có quy định pháo luật về việc kiểm soát chặt chẽ dòng tiền ra vào
 Cần có quy định pháp luật để giảm thiểu sự rủi ro của hệ thống chuyển tiền
không chính thức
 Kiểm soát chặt chẽ ở các cửa khẩu, nghiêm túc trong việc giới hạn lượng tiền
mang theo khi qua cửa khẩu, khuyến khích khác du lịch sử dụng thẻ tín dụng
thay cho chi tiêu tiền mặt,…
 Nhà nước cần đưa ra những quy định pháp lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh
những hành vi chuyển tiền phạm pháp
 Không cần có quy định pháp luật điều chỉnh, miễn là tổ chức kinh doanh dịch vụ
chuyển tiền không chính thức uy tín
 Không nên duy trì hệ thống chuyển tiền không chính thức
 Cũng có người cho rằng chuyển tiền thông qua hệ thống chuyển tiền không chính
thức giống như dịch vụ ship hàng trong đó hàng hóa thay bằng tiền dẫn đến rủi
ro cao do đó cần có quy định pháp luật để hạn chế điều này
 Nên có hệ thống pháp luật đề điều chỉnh hệ thống chuyển tiền không chính thức
 Nên dần hạn chế hoặc không nên duy trì hoạt động của hệ thống chuyển tiền

không chính thức.

You might also like