Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - KHỔ 1

Bài làm:

Hàn Mặc Từ là một thi sĩ tài hoa, một hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết, vừa đau đớn, quằn
quại hướng về cuộc đời trần thế nhưng lại có một cuộc đời đầy đau thương khi ông mất vì
bệnh phong khi chỉ 28 tuổi. Tuy vậy, ông lại là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo
mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới với các tác phẩm tiêu biểu như “Gái quê”, “Thơ
điên”, “Xuân như ý”, “Duyên kì ngộ”,… trong đó ta không thể không kể đến tác phẩm “Đây
thôn Vĩ Dạ”, được in trong tập “Thơ điên”(1938). Bài thơ là bức tranh thiên nhiên nơi thôn
Vĩ, nơi có người ông thương, và cảnh đẹp nơi thôn Vĩ đã được Hàn Mặc Tử khắc hoạ ngay từ
khổ 1 của bài thơ.

“Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938, khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh nặng. Bài thơ
được khơi nguồn cảm hứng từ bức lưu ảnh mà Hoàng Cúc tặng và từ tình yêu, kỉ niệm nơi
xứ Huế mộng mơ.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ Điền.”

Ngay từ câu mở đầu bài thơ, với hình thức câu hỏi tu từ và nhiều thanh bằng, tác giả đã gợi
cho người đọc âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng nhưng cũng đầy da diết. Có hai cách hiểu
cho câu thơ đầu tiên. Xét về hướng ngoại, đó là lời trách cứ nhẹ nhàng, là lời mời gọi chân
thành mà tha thiết của người con gái thôn Vĩ. Nhưng xét về hướng nội, “Sao anh không về
chơi thôn Vĩ” lại là hình ảnh nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình. “Về chơi” thể hiện sự
sự thân mật, gần gũi. Từ “Không về” khác với “chưa về”, nó hàm ý vĩnh viễn không thực hiện
được, qua đó thể hiện niềm xót xa, day dứt, nuối tiếc, đó cùng là tiếng nói đầy mặc cảm bởi
căn bệnh hiểm nghèo. Qua đó, tác giả đã bộc lộ khát khao mãnh liệt trở về thôn Vĩ, đồng
thời thể hiện nỗi đau số phận. Câu thơ đa thanh đã tạo ra chiều sâu cho tiếng lòng của Hàn
Mặc Tử, đó là ước ao thầm kín, là niềm khát khao khắc khoải được trở về thôn Vĩ, được
thăm lại cảnh cũ, người xưa.

Trong thơ “Nhìn nặng hàng cau nắng mới lên”, động từ “Nhìn” đã khép lại hiện thực, mở ra
cõi hoài niệm, cảnh quê thôn Vĩ đã sống dậy mãnh liệt bằng hồi ức, kỉ niệm trong lòng thi
nhân. Hình ảnh “nắng hàng cau” chính là sự hài hoà trong cách phối màu của ánh nắng vàng
rực rỡ trên nền trời cao xanh, cũng là hình ảnh hàng cau vươn mình đón nắng. Ánh nắng
ban mai tinh khôi, thanh khiết, trong trẻo, nguyên lành của hình ảnh “nắng mới lên” đã làm
bừng sáng cả một không gian. Với điệp ngữ “nắng” kết hợp với nhịp thơ 1/3/3, tác giả Hàn
Mặc Tử đã làm bừng sáng cả một không gian của hồi tưởng, nghe như một tiếng reo vui,
qua đó ông đã tô đậm vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, chan hoà của thiên nhiên thôn
Vĩ.

Trong câu thơ tiếp theo, với đại từ “ai”, tác giả đã phiếm chỉ, ám chỉ. Vườn của thôn Vĩ nửa
gần nữa xa, vừa ám ảnh, nhớ thương, vừa day dứt, nuối tiếc. Với hình ảnh “mướt”, màu
xanh mượt mà, óng ả, mỡ màng, áng lên trong ánh bình minh, tác giả đã thành công trong
việc cực tả vẻ non tơ, tươi tốt, tràn đầy sức sống của khu vườn thông qua hình ảnh “mướt
quá”, vừa như một tiếng reo ngỡ ngàng, đầy ngạc nhiên và say đắm. Hình ảnh so sánh “xanh
như ngọc”, một màu xanh trong trẻo, tươi sáng, long lanh, tác giả đã khắc hoạ một vẻ đẹp
bình dị mà cao sang, thanh khiết của vườn tược thôn Vĩ dưới nắng mới. Tuy vậy, càng đẹp
thì lòng người càng cảm thấy nuối tiếc, vườn thôn Vĩ chính là không gian tinh thần vô giá của
Hàn Mặc Tử. Hình ảnh “vườn yêu” như đặc tả một thôn Vĩ nửa gần nửa xa, qua đó gợi sự
nhớ nhung, ngậm ngùi và đầy xa vắng.

Câu thơ cuối cùng đã vẽ lên một tranh về hình ảnh con người thôn Vĩ, “Lá trúc che ngang
mặt chữ Điền”. Đó là hình ảnh gương mặt con người thôn Vĩ, đầy đặn, phúc hậu và khả ái.
Con người thấp thoáng sau tre trúc đã bộc lộ một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng của người dân
nơi xứ Huế mộng mơ. Hình ảnh gương mặt nhà thơ như thể thi nhân đang hình dung mình
trở về thôn Vĩ, qua đó gợi sự trắc trở, ngang trái, mặc cảm. Thiên nhiên và con người hài hoà
trong vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, đó là sản phẩm của một khát vọng, một tâm hồn đầy mặc
cảm về thân phận. Vĩ Dạ chính là gương mặt của cuộc đời – một cuộc đời mà Hàn Mặc Tử
hằng khao khát chiếm lĩnh, tôn vinh và thờ phụng.

Có thể nói cả khổ thơ đầu của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là tiếng lòng bâng khuân, rạo
rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống và hướng về cái trong trẻo thánh thiện của Hàn
Mặc Tử.

Khổ 1 bài “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ tươi tắn, tràn đầy sức sống,
cảnh và người vừa trần thế, vừa trong sáng, tinh khôi trong tâm trí Hàn Mặc Tử. Đó cũng là
tình yêu tha thiết của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc đời trần thế được thể hiện thông qua
ngôn ngữ và hình ảnh thơ giàu sức gợi. Đọc bài thơ, tác giả đã khơi gợi trong lòng người đọc
tình yêu quê hương, thiên nhiên sâu sắc, yêu con người và cảnh vật nơi thôn Vĩ và xứ Huế
mộng mơ. Từ đó dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình, những
thứ tuy nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa.

You might also like