Phân tích định nghĩa về vật chất của Lênin và nêu ra ý nghĩa phương pháp luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1

Phân tích định nghĩa về vật chất của Lênin và nêu ra ý nghĩa phương
pháp luận

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái quát chung về vật chất

Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ
cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên nội dung của phạm trù này
không phải là bất biến mà luôn luôn biến đổi và phát triển.

Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một
thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng
khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến
trong đó. Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ
tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có
biến đổi và được gọi là vật chất (tiếng Latin là materia).

Trong lịch sử triết học cổ đại, các nhà triết học duy vật cũng quan niệm vật
chất rất khác nhau. Thales (624-547 trước Công nguyên) coi vật chất là nước,
Anaximenes (585-524 trước Công nguyên) coi vật chất là không khí, Heraclitus
(540-480 trước Công nguyên) coi vật chất là lửa, Democritus (460-370 trước
Công nguyên) coi vật chất là các nguyên tử...

+ Ở Trung Hoa cổ đại người ta cho rằng Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ là
những tố chất, vật chất đầu tiên của thế giới.

+ Ấn Độ cổ đại thì người ta lại cho rằng Anu là hạt hình thành nên thế giới
vật chất.

+ Còn ở Hy lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen
coi thực thể ấy là khí, còn Hêraclit coi thực thể ấy là lửa.
2

Nhưng đỉnh cao trong quan niệm vật chất cổ đại là thuyết nguyên tử của
Lơxip và Đêmôcrit, thừa nhận nguyên tử là yếu tố đầu tiên hình thành nên thế
giới vật chất.

Nói chung các nhà triết học cổ đại quan niệm vật chất dưới dạng cảm tính
và quy vật chất thành một thực thể cụ thể, cố định. Mặc dù có những hạn chế về
mặt lịch sử, song những quan niệm trên lại có ý nghĩa tích cực trong việc đấu
tranh chống lại quan niệm duy tâm thời bấy giờ.

Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tử, cho
nên quan niệm của thuyết nguyên tử về cấu tạo của vật chất ngày càng được
khẳng định. Trong giai đoạn thế kỷ 17 - thế kỷ 18, mặc dù đã có những bước
phát triển, đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định trong quan niệm về
vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản
vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên
tử hoặc với khối lượng. Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi cơ học cổ
điển của Newton, một lĩnh vực của vật lý được coi là phát triển hoàn thiện nhất
thời bấy giờ. Cơ học cổ điển coi khối lượng của vật thể là đặc trưng cơ bản và
bất biến của vật chất; thế giới bao gồm những vật thể lớn nhỏ khác nhau, cái nhỏ
nhất không thể phân chia nhỏ hơn là các nguyên tử; đặc trưng cơ bản của mọi
vật thể là khối lượng; tính tất yếu khách quan trong hiện thực là tính tất yếu
khách quan được thể hiện qua các định luật cơ học của Newton; vật chất, vận
động, không gian và thời gian là những thực thể khác nhau cùng tồn tại chứ
không có quan hệ ràng buộc nội tại với nhau. Quan niệm này tồn tại và được các
nhà triết học duy vật cũng như các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho
đến tận cuối thế kỷ 19.

2.Quan điểm của Mác và Angghen về vật chất: Mác và Ăng ghen là hai nhà
triết học của trừng phái DVBC, hai ông đã lấy chính thế giới để giải thích thế
giới, khẳng định rằng vật chất có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý
thức. Song hai ông chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể về vật chất.
3

3.Hoàn cảnh ra đời và lịch sử để Lê-nin đưa ra định nghĩa

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh giữa các trường phái, các
luồng học thuyết, tư tưởng, chính trị diễn ra gay gắt. Khoa học tự nhiên phát
triển như vũ bão và có nhiều phát kiến mang tính chất vạch thời đại đặc biệt là
những phát minh, Rơnghen phát hiện ra tia X, Béccơren phát hiện ra hiện tượng
phóng xạ, Tômxơn phát hiện ra điện tử, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá
trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi và
thuyết tương đối của Anhxtanh… Chính các phát minh này đã dẫn đến cuộc
khủng hoảng trong triết học, quan niệm về vật chất rơi vào tình trạng khủng
hoảng.

4.Định nghĩa về vật chất của Lênin

“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”

Theo lê nin vật chất không thể được định nghĩa theo một cách thông thường. Thí
dụ muốn định nghĩa khái niệm “người” theo lối thông thường nhà nghiên cứu
ghép “người” vào khái niệm “động vật” là khái niệm rộng hơn “người” , kế đó
nêu lên thuộc tính chỉ có trong khái niệm người là có ý thức biết tư duy biết chế
tạo công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động. Kiểu định nghĩa này không
áp dụng được vào khái niệm vật chất. Bởi vì vật chất và ý thức đều là những
khái niệm triết học mang tính khái quát cao và rộng, không còn khái niệm nào
rộng hơn. Để định nghĩa được vật chất phải sử dụng phương pháp khác.Tác giả
đã định nghĩa vật chất bằng cách xác lập mối quan hệ của nó với ý thức. Đó là
một định nghĩa kinh điển và đã thay thế được cho định nghĩa vật chất trong mối
quan hệ biện chứng trước đó.

5. Phân tích định nghĩa

Thứ nhất: Vật chất là một phạm trù triết học


4

Việc V.I.Lênin khẳng định “vật chất là một phạm trù triết học” là xuất phát
từ tính lịch sử của vấn đề. Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất,
phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến
nhất của toàn bộ thế giới hiện thực nói chung. Những khái niệm này chỉ xuất
hiện khi con người đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa các sự vật hiện
tượng thành những học thuyết, lý luận.

Với tư cách là một phạm trù Triết học, phạm trù vật chất phải thể hiện thế
giới khách quan và hướng đến sự giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là mối
quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Vật chất với tính cách vật chất là 1 khái niệm
rộng được tư duy khái quát từ vô vàn những sự vật hiện tượng cụ thể trong thế
giới mà lại không đồng nhất với bất kỳ sự vật hiện tượng riêng lẻ nào.

Cần phân biệt vật chất dưới góc độ là phạm trù triết học với các quan niệm
của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng
vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó chỉ vật chất nói
chung, vô hạn, vô tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa học cụ thể
nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, không thể quy vật chất nói chung về vật thể,
không thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật chất như:
nước lửa không khí, nguyên tử, thịt bò…

Trong các khoa học cụ thể, chúng ta hầu như không thấy người ta định
nghĩa đối tượng theo kiểu như "hình thang là một phạm trù (khái niệm) toán học
dùng để chỉ...", "điện là phạm trù (khái niệm) vật lý học dùng để chỉ...", "sự sống
là phạm trù sinh vật học..." hoặc "quyền là phạm trù của luật học...",v.v.. Thông
thường, người ta định nghĩa đối tượng về phương diện nó là cái tồn tại hiện thực
khách quan, ở bên ngoài ý thức của chủ thể. Trong khi đó, luận điểm như đã
thấy, lại trước hết nói về nhận thức, cách thức nhận thức của chúng ta về vật
chất. Cụ thể là trong luận điểm, mệnh đề "vật chất là một phạm trù triết học"
không nhằm trực tiếp nói về vật chất với tư cách cái tồn tại hiện thực khách
quan, bởi cái tồn tại khách quan ấy không thể là "phạm trù triết học" được. Vật
chất với tư cách một phạm trù triết học là vật chất được quan niệm, được hiểu và
5

là một kết quả của nhận thức triết học mang tính trừu tượng hoá, khái quát hoá
cao về nó, đồng thời là vật chất với tư cách một tên gọi, một từ ngữ. Mệnh đề
“vật chất là phạm trù triết học” có nghĩa là vật chất được nhận thức ở trình độ
phạm trù triết học, hơn nữa là phạm trù triết học khoa học chứ không phải là một
nhận thức trực quan, phiến diện về nó. Vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất
nên không thể định nghĩa bằng cách thông thường trong logic học, không thể
quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về
phạm trù rộng hơn phạm trù vật. Vật chất chỉ có thể định nghĩa bằng cách đặt nó
trong quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước,cái nào quyết định cái
nào..

Vật chất không tồn tại cảm tính, nó không đồng nhất với các dạng tồn tại
cụ thể được gọi là vật thể (nước, lửa, không khí,...). Vật thể là cái có hạn, có
sinh, có diệt. Vật chất là cái vô hạn, vô sinh, vô diệt.

VD: Chăn gối được làm bằng vải và được bọc bởi một lớp bông => Chăn
gối là vật thể, bông là vật chất.

Thứ hai: Vật chất là thực tại khách quan

Thực tại khách quan là những cái tồn tại ở bên ngoài, độc lập không phụ
thuộc và ý thức của con người dù có con người, dù không con người, dù con
người có nhận thức được hay không nhận thức được thì nó vẫn tồn tại. Tại sao
vật chất là thực tại khách quan mà không phải thực tại ? Vì thực tại khách quan
mới là thuộc tính phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất, mọi dạng vật chất đều
có thuộc tính ấy. Còn thực tại thì sao? Người ta còn tìm ra được cái tồn tại có
thực nhưng không phải vật chất cho nên tồn tại có thực chưa phải là thuộc tính
phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất.Và không phải vật chất mới có thuộc tính
ấy.

Theo Ph.Ăngghen, trước hết "vật chất" và "vận động" cần được hiểu là tính
chất chung, thuộc tính chung của mọi sự vật, mọi hình thức cụ thể của vật chất
và vận động mà chúng ta có thể cảm biết được bằng các giác quan; thứ hai, vật
6

chất và vận động là sự trừu tượng hoá, tóm tắt, hay tổng hợp từ những vật thể
hữu hình, cảm tính những thuộc tính chung đó của chúng. Đó là những trừu
tượng do đầu óc con người tạo ra căn cứ vào hiện thực, chúng là những vật của
tư duy, chứ không phải những vật có thể cảm thấy(7). Như vậy, cần phân biệt
vật chất với tư cách cái tồn tại ở bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức
và vật chất với tư cách sự nhận thức, hiểu biết của chúng ta về cái tồn tại ấy.
Không có vật chất tồn tại khách quan thì cũng không có quan niệm của chúng ta
về vật chất. Đương nhiên, khi bàn về quan niệm, khái niệm vật chất, chúng ta
không thể bỏ qua nội dung của chúng là cái phản ánh vật chất tồn tại khách
quan, nhưng không được đồng nhất nội dung ấy với bản thân vật chất.

Ví dụ: Tình cảm các trạng thái cung bậc cảm xúc của con người yêu ghét
giận hờn,…

Thuộc tính tồn tại khách quan còn là những tiêu chuẩn để khẳng định thế
giới vật chất là có thực, tồn tại tự thân, không phụ thuộc vào bất kỳ một lực
lượng siêu nhiên nào.

Ví dụ: Thực tại trời đang mưa thì ta không thể cảm giác được trời đang
nắng được

*Thứ ba: Vật chất tồn tại dưới dạng cụ thể(nước, lửa, ánh sáng) đem lại cho
con người trong cảm giác

Khi nó tác động lên giác quan của chúng ta thì có thể gây lên cảm giác của
con người.Vật chất có thể tác động một cách trực tiếp, có thể tác động một cách
gián tiếp khiến chúng ta nhận thức. Các thực thể của vật chất do những đặc tính
bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hay gián tiếp tác động vào khách
quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác. Mặc dù không phải mọi sự vật
hiện tượng quá trình trong thế giới khi tác động lên giác quan của con người đều
được các giác quan con người nhận biết; có cái phải qua dụng cụ khoa học, thậm
chí có cái bằng dụng cụ khoa học nhưng cũng chưa biết; có cái đến nay vẫn
chưa có dụng cụ khoa học để biết được; song nếu nó tồn tại khách quan, hiện
7

thực vẫn ở bên ngoài, độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó
vẫn là vật chất. Lênin thừa nhận rằng trong nhận thức luận vật chất là tính thứ
nhất là nguồn gốc khách quan của cảm giác ý thức. Vật chất là cái có trước ý
thức là cái có sau, ý thức phụ thuộc vào vật chất.

Ví dụ: Khi bật máy lạnh thì ta mới cảm thấy mát.

Khi con người cảm nhận được sự tồn tại của vật chất có nghĩa là khi đó
một trong những giác quan của con người cảm nhận được sự tồn tại về hình
dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh của vật chất. Chính những giác quan này
tạo cho con người những cảm giác khác nhau khi nhìn thấy những dạng vật chất
khác nhau.

Thứ tư: Ý thức chỉ là cái phản ánh của vật chất

Vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải là vô hình, trừu tượng mà
tồn tại cụ thể, khi tác động đến các giác quan của con người thì tạo nên cảm giác
ở con người và con nguời hoàn toàn có thể nhận thức được về vật chất.

Như vậy, về nguyên tắc, đối với thế giới vật chất thì chỉ có cái con người
chưa thể nhận thức được chứ không thể có cái con người không thể nhận thức.

Khả năng nhận thức của con người đối với vật chất xuất phát từ thuộc tính
tạo nên cảm giác ở con người của bản thân vật chất. Vật chất tồn tại quanh con
người, ý thức chỉ là sự phản ánh đối với vật chất. Các hiện tượng tinh thần luôn
bắt nguồn từ hiện tượng vật chất.Có những hiện tượng vật chất xảy ra thiên tai
núi lửa mà khi đó con người chưa có cái nhìn khái quát về thiên nhiên vì vậy
con người quy những hiện tượng đó trở nên siêu nhiên tồn tại một bàn tay vô
hình nào đó thao túng tất cả. Nhưng thực chất những hiện tượng vật chất ấy con
người dần dần có khả năng định hình, phân tích, khái quát những yếu tố tạo nên
nó. Không còn sự thần kì thay vào đó là những cảm quan được phản ánh trở lại
trong bộ óc của con người. Vì vậy ý thức chỉ là cái xuất hiện sau phản ánh cho
8

những sự vật đã đang xảy ra xung quanh con người tạo nên một cảnh tượng rõ
nét như cách được chụp lại chiếu lại.

“ Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con
người và được cải biến đi trong đó”— Các Mác

6, Ý nghĩa của định nghĩa

Nội dung định nghĩa vật chất của Lê nin đã kế thừa, phát triển được những
tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăngghen về vật chất, giải quyết đúng đắn về vấn đề
cơ bản của Triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có ý
nghĩa thế giới quan và phương pháp luận sâu sắc đối với nhận thức khoa học và
thực tiễn.

Khắc phục được tính trực quan siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật
chất của chủ nghĩa duy vật cũ... do đó làm cho chủ nghĩa duy vật phát triển lên
một trình độ mới, trởthành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo cơ sở khoa học
cho sự thống nhất giữachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử.

Là cơ sở khoa học và vũ khí lý luận để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm
khách quan và chủ quan cũng như thuyết không thể biết (thuyết "bất khả
tri"chorằng: con người chỉ nhận thức được bề ngoài của sự vật hiện tượng chứ
khôngnhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng ), phân biệt chủ nghĩa duy
vật với nhị nguyên luận...

Góp phần hoàn thiện thế giới quan và phương pháp luận cho các nhà khoa
học, động viên cổ vũ họ tin tưởng ở khả năng nhận thức của con người trong
nghiên cứu thế giới vật chất vô cùng phong phú. Là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội

II.. Ý nghĩa phương pháp luận

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất
9

thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng
tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu
không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan.

– Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi
phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có
thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế
giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan.

=> Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức đồng thời
khắc phụ bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. ỷ lại hoặc bênh chủ
quan duy ý chí.

– Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ
thực tế, tôn trọng quy luật khách quan

*Vận dụng cho bản thân

Trong cuộc sống hiện nay xuất hiện rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Đặc
biệt là vấn đề khan hiếm. Vậy chúng ta có thể hiểu khan hiếm ở đây như thế
nào? Bản thân mỗi người đều có vô vàn những nhu cầu về cuộc sống nhưng khả
năng của bản thân và những nguồn tài nguyên là có hạn. Để sử dụng hiệu quả
nhất là nguồn tài nguyên mà bản thân tạo ra, em đẫ đưa ra những sự lựa chọn,
lựa chọn sao cho thỏa mãn được những nhu cầu của bản thân mà không vượt
qua khả năng vốn có. Có thể nói em đang áp dụng một trong những nguyên tắc
trong cuộc sống mà “ Định nghĩa về vật chất cua Lênin” hướng tới.

Để mọi hành động của mình đi một cách đúng hướng em cần có sự lựa
chọn thật đúng đắn. Vì vậy để hoàn thành một công việc hay đưa ra được một
quyết định em thường suy nghĩ kĩ vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Đó cũng
là cách em thực hiện khái niệm “vật chất xã hội”.

Từ “Định nghĩa vật chất của Lênin” em trở nên tự tin hơn với quyết định
của mình, có thể bỏ qua những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết
10

không thể biết để thực hiện những hoạt động trong cuộc sống với suy nghĩ mọi
vấn đề đều có câu trả lời ở các mốc thời gian khác nhau. Từ đó em có thể đưa ra
những lý giải của bản thân mình, tự tin hơn trong cuộc sống.

Trong hoạt động thực tiễn và lý luận nếu áp dụng “định nghĩa vật chất của
leenin” sẽ có sự gắn bó trực tiếp với nhau . Lý luận phải gắn bó với thực tiễn lý
luận không gắn bó với thực tiễn sẽ trở thành lý luận giáo điều. Còn hoạt động
thực tiễn cũng phải gắn bó với lý luận.Nếu hoạt động thực tiễn không gắn vào lý
luận thì sẽ rơi vào tình trạng mò mẫn, mù quáng. Đó chính là cách vận dụng của
định nghĩa vật chất về sự tồn tại thực thể của vật chất. Bất kì lý luận nào phải
được xây dựng trên có sở xuất phát từ nhu cầu bức xúc của vấn đề thực tiễn và
nhằm giải quyết được vấn đề đó.

Xã hội luôn vận động biến đổi vì vậy em luôn luôn phải tự thích ứng với
hoàn cảnh mới.Điều đó sẽ tạo cho em tính cách tự chủ kiên cường và không dễ
dàng gục ngã trước cuộc sống. Chủ nghĩa Mác Leenin và tư tưởng hồ chí minh
sẽ luôn soi sáng cuộc sống của em và của mọi người dân trên đất nước Việt
Nam.
11

You might also like