Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NHỰA BÌNH
MINH

Các chỉ tiêu Cách tính


Tỷ số khả năng thanh toán Tổng tài sản
hiện hành (tổng quát) Nợ phải trả
Tỷ số khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn
ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán Tiền + ĐTTC ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn
nhanh Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán Tiền + ĐTTC ngắn hạn
ngay Nợ ngắn hạn

Phân tích số liệu trên BCTC của công ty nhựa Bình Minh trong 3 năm gần đây

Bảng số liệu thể hiện khả năng thanh toán của công ty nhựa Bình Minh

Đơn vị tính (lần)

STT Các chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Tổng tài sản 2.812.199 2.849.907 3.017.309

2 Tài sản ngắn hạn 1.806.688 1.501.805 2.128.800

3 Tiền và các khoản tương đương 412.303 313.509 195.738


tiền
4 ĐTTC ngắn hạn 200,000 376.000 1.210.000

5 Phải thu ngắn hạn 599.424 357.163 322.587

6 Nợ ngắn hạn 358.546 357.538 522.219

7 Nợ phải trả 358.546 380.624 545.712


8 Tỷ số khả năng thanh toán hiện 7.84 7.49 5.53
hành = (1) / (7)
9 Tỷ số khả năng thanh toán ngắn 5.04 4.20 4.08
hạn = (2) / (6)
10 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 3.38 2.93 3.31
= (3)+(4)+(5) / (6)
11 Tỷ số khả năng thanh toán ngay 1.71 1.93 2.69
= (3)+(4) / (6)

Nhận xét

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty nhựa Bình Minh năm 2018 là
7.84, năm 2019 là 7.49 và đến năm 2020 giảm xuống còn 5.53. Từ năm 2018 đến
2019 cơ cấu tổng tài sản và nợ phải trả dường như không có sự thay đổi nhiều,
riêng năm 2020 mặc dù tổng tài sản tăng thêm 167.402 triệu so với năm 2019 và
tăng 205.110 triệu so với năm 2018 nhưng do nợ phải trả lại tăng mạnh hơn các
năm trước đó, cụ thể là nợ phải trả của năm 2020 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2018
và tăng gấp 1,4 lần so với năm 2019. Điều này khiến cho tỷ số khả năng thanh toán
hiện hành của công ty nhựa Bình Minh thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Nhìn vào
bảng số liệu ở trên, có thể thấy tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát) của
công ty trong 3 năm liên tiếp có xu hướng giảm những vẫn duy trì đều ở mức
>1.Bên cạnh đó có thể thấy các hệ số thanh toán khác ở ngưỡng an toàn, đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, như vậy có thể thấy công
ty có thừa khả năng thanh toán, tình hình tài chính khá khả quan.

Có thể thấy năm 2018 là năm mà tỷ số thanh toán ngắn hạn cao nhất trong giai
đoạn 2018-2020 (đạt 5.04 lần). Trong năm 2020 tỷ số này có dấu hiệu giảm hơn so
với năm trước đó (từ 4.20 năm 2019 xuống 4.08 năm 2020), đặc biệt khi tiến hành
so sánh với tỷ số của toàn ngành (5.91) thì cả 3 năm đều thấp hơn. Như đã thấy
trên bảng số liệu, mặc dù năm 2020 cơ cấu của tài sản ngắn hạn tăng gấp 1,2 so với
2018 và tăng gấp 1,4 so với 2019 nhưng cơ cấu nợ ngắn hạn lại tăng gần gấp 1.5
lần so với 2 năm trước đó. Điều này khiến cho tỷ số thanh toán ngắn hạn thấp nhất
trong 3 năm từ 2018-2020. Việc tỷ số này có xu hướng giảm dần như vậy cho thấy
khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ vay và tính hình tài chính có thể được đánh
giá là kém dần.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2018 đạt 3.38, đến năm 2019 lại
giảm xuống còn 2,93 và đến năm 2020 con số này tăng thêm 0,38 khiến cho tỷ số
khả năng thanh toán nhanh của năm này đạt 3,31. Mặc dù khi tiến hành so sánh với
tỷ số của ngành (4.69) thì năm 2020 vẫn còn thấp hơn nhưng khi nhìn tổng quan
trong 3 năm liên tiếp tỷ số của công ty đều biến động ở mức cho phép và không có
năm nào <0,5. Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận thấy rằng các tài sản ngắn hạn
(không tính đến hàng tồn kho) của công ty khi chuyển đổi sẽ đáp ứng được khả
năng thanh toán các khoản nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các
khoản nợ của công ty có thể đánh giá là khá khả quan.

Tỷ số khả năng thanh toán ngay năm 2018 là 1.71, năm 2018 là 1.93, năm 2020 là
2.69.Tỷ số này dao động từ 1.7 đến 2.7 và có xu hướng tăng dần qua các năm, có
thể cho rằng khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại công ty
không gặp quá nhiều khó khăn khi lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn
hạn khó có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để đáp ứng kịp những khoản nợ của
công ty.Vì đặc thù của công ty nói riêng và của ngành sản xuất sản phẩm nhựa nói
chung, việc hàng tồn kho chưa kịp chuyển hóa thành tiền là khá cao, do trên thị
trường có rất nhiều sản phẩm thay thế và hơn nữa là tính cạnh tranh đối với các sản
phẩm của các doanh nghiệp trong khối ngành này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like