Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong việc giải quyết vấn

đề cơ bản của
triết học

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người
và vị trí của con người trong thế giới đó.

Vấn đề của triết học có 2 mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có trước, cái nào có sau.
Vói chủ nghĩa duy vật họ cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý
thức là tính thứ 2; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm cho
rằng bản chất của thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất,vật chất là tính thứ hai; ý thức quyết
định vật chất.

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện,
tuyệt dối, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn
với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức , bóc lột nhân dân lao đông. Chính vì thế chủ nghĩa
duy tâm làm con người không có khả năng nhận thức được thế giới.

Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học. chính qua thực tiễn
và khái quát hóa tri thức của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật thể hiện là hệ
thống tri thức lý luận chung nhất gắn với lợi ích của lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các
lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. chính vì vậy chủ nghĩa duy vật giúp con
người nhận thức được thế giới, nhận thức được bản thân, quy luật của thế giới.

Câu 3: Định nghĩa vật chất của lê nin

 “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu
theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc
đời sống hàng ngày.

Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất),
còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (Tính thức hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện
thông qua các dạng cụ thể, bằng “cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được và “thực
tại khách quan” (vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).

Định nghĩa của Lênin về chật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học
theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 4: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc ý thức
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
xã hội

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc con
người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó,
thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người từ đó tạo ra khả năng hình thành ý thức của
con người về thế giới khách quan. Như vậy, ý thức chính là sự phản ánh của con người về thế
giới khách quan.

Nguồn gốc xã hội của ý thức: Nhân tố cơ bản nhất và trực tiếp nhất tạo thành nguồn gốc xã hội
của ý thức là lao động và ngôn ngữ.

 Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới
tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân con người đóng
vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên. Như vậy, sự ra đời của
ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động.

Ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất” của ý thức, tức hình thức vật chất nhân tạo đóng vai trò thể hiện và
lưu giữ các nội dung ý thức.

Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối
quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao
tiếp, trao đổi tri thức, tình cảm, ý chí,… giữa các thành viên trong cộng đồng con người. Nhu cầu
này làm cho ngôn ngữ nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động sản xuất cũng như
trong sinh hoạt xã hội. Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp mà
còn có thể lưu giữ, truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 5: Bản chất kết cấu của ý thức

- Bản chất của ý thức

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quantác động vào bộ óc con người
là tự nhiên trở thành ý thức. ngược lại ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do
nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt
dộng lao động. vì vậy, ý thức là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi ở trong đó

Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thẻ
tạo ra tri thức về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. ý thức có thể
tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý
thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao.
Tuy nhiên, sáng tạo của ý thưc là sáng tạo của phản ánh bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản
ánh tồn tại.

Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội

- Kết cấu của ý thức


- Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rât phức tạp bao gồm nhiều thanh tố
khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo 2 chiều:
+ theo chiều ngang: bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lí trí… trong đó
tri thức là yếu tố cơ bản cốt lõi
+ theo chiều dọc: bao gồm các yếu tố như tụ ý tức, tiềm thức, vô thức.

Câu 6. Mối quan hệ giữa vật chất, ý thức. ý nghĩa của phương phát luận.

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

Triết học Mác Lê-nin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết
định ý thức,ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.

+ Vai trò của vật chất đối với ý thức:

Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc
của ý thức; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

 Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức
 Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó
 Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo
 Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiện thực

+ Vai trò của ý thức với vật chất:

Trong mối quan hệ với vật chất ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế
giới khách quan.

Ý thức tác động ại vật chất theo 2 chiều hướng:

 Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực cho sự phát triển của vật chất
 Tiêu cực: ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức
phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách quan của vật chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ
quan của mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dẫn đến bệnh chủ quan

Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn,
sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai
và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ
dẫn đến bệnh bi quan.

Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức đồng thời khắc phục bệnh bảo thủ,, trì
trệ, thái độ tiêu cực, thuj động, ỷ lại hặc chủ quan duy ý chí.

Câu 8: Cặp phạm trù cái riêng và cái chung. Ý nghĩa phương pháp luận

- Định nghĩa:

Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện tượng, một quá trình riêng biệt
nào đó.

Cái chung là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
chung cho nhiều sự vật hiện tượng khác nhau.

Ngoài cái chung và cái riêng còn có cái đơn nhất đó là những mặt, những thuộc tính chỉ xuất
hiện ở sự vật duy nhất nào đó, không lặp lại ở những sự vật khác.

Tóm lại cái riêng là chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất.

- Mối quan hệ biện chứng:

Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng bởi vì mỗi một cái chung chỉ là một mặt, một bộ phận của
những cái riêng nên nó không thể tách biệt bởi cái riêng.

Cái riêng tuy tồn tại độc lập nhưng không hoàn toàn cô lập mà mỗi cái riêng phải tồn tại trong
mối liên hệ để dẫn đến cái chung.

Cái chung thì bền vững sâu sắc hơn cái riêng, bởi vì nó bao gồm những mặt, những thuộc tính
bên trong lặp đi lặp lại nên cái chung bao hàm 1 cách đại khái cái riêng. Ngược lại cái riêng thì
phong phú, đa dạng hơn cái chung bởi vì trong cái riêng ngoài những cái riêng còn có cái đặc thù
và đơn nhất. Cho nên cái riêng không gia nhập hết vào cái chung.

- Ý nghĩa phương pháp luận:

Quá trình nhận thức của con người phải đi từ cái riêng đến cái chung

Phải biết vận dụng cái chung vào để cải tạo cái riêng nhưng đồng thời phải tính đến những điều
kiện đặc thù riêng có của từng cái riêng cho phù hợp
Phải biết vận dụng mối quan hệ chuyển hóa giữa cái chung và cái đơn nhất qua đó thúc đẩy quá
trình phát triển của sự vật.

Câu 9: Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận.

- Định nghĩa

Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ tương tác giữa những mặt trong sự vật, hiện
tượng hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau gây nên 1 biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi được gây nên bởi tương tác giữa
những mặt trong sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

- Mối quan hệ biện chứng

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân có trước kết quả có sau. Tuy nhiên
không phải mọi sự vật hiện tượng đều xảy ra theo trình tự trước sau, đều có quan hệ với nhau. Để
nguyên nhân sinh ra kết quả cần có những điều kiện khách quan cho nó, tổng hợp những điều
kiện ấy gọi là hoàn cảnh. Cùng là nguyên nhân có thể đồng thời sinh ra nhiều kết quả khác nhau
vầ ngược lại cùng một kết quả lại có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đồng thời
hoặc riêng rẽ gây nên.

Kết quả sau khi được sinh ra đều tồn tại tương đối độc lập trước nguyên nhân đã sinh ra nó thì nó
có thể tác động trở lại lên nguyên nhân ấy theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm nguyên nhân.

- Ý nghĩa, phương pháp luận

Phải có thái độ khách quan trong viêc nhận thức nguyên nhân của các hiện tượng, ta phải xuất
phát từ bản thân sự vật để tìm ra nguyên nhân cho nó, phải căn cứ vào những hiện tượng có trước
về mặt thời gian và căn cứ vào quan hệ sinh sản

Muốn loại bỏ một kết quả không mong muốn thì phải loại bỏ chính nguyên nhân đã sinh ra nó

Phải biết vận dụng sự tác động trở lại của kết quả lên nguyên nhân qua đó thúc đẩy quá trình
phát triển của sự vật.

You might also like