Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG

ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2019

Giảng viên: TRƯƠNG BÍCH PHƯƠNG

Nhóm: 20

Lớp: K58D

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020

1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

STT TÊN MSSV MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1 Đặng Thị Ly 1911115267 100%

2 Dương Văn An 1911115004 100%

3 Lê Hạnh Nguyên 1911115332 100%

4 Võ Đỗ Bích Huyền 1911115193 100%

5 Chu Thế Linh 1911115231 100%

3
MỤC LỤC

Nhận xét của giảng viên.................................................................................................2

Danh sách thành viên nhóm và đánh giá .......................................................................3

Mục lục...........................................................................................................................4

Danh mục các chữ viết tắt..............................................................................................6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................7

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................9

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................8

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................8

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................9

1.4. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................9

1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9

1.6. Bố cục đề tài............................................................................................................9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................10

2.1.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế.................................................................10

2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ..........................................................10

2.1.1.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế...........................10

2.1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế...........12

2.1.2.1. GDP đầu người ................................................................................12

2.1.2.2. Vốn đầu tư nước ngoài.....................................................................13

2.1.2.3. Lượng xuất khẩu...............................................................................13


4
2.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên...................................................................14

2.1.2.5. Lạm phát.........................................................................................15

2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................16

2.2.1. Các mô hình nghiên cứu nước ngoài..........................................................16

2.2.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước...........................................................18

2.2.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu.....................................................23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu..............................................................................24

3.2. Mô tả biến số và giả thiết nghiên cứu...................................................................25

3.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu.............................................................................27

3.4. Thu thập và xử lý số liệu.......................................................................................29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu................................................................................................30

4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu......................................30

4.1.2. Ước lượng tham số - mô hình hồi quy gốc ....................................................31

4.2. Kiểm định mô hình................................................................................................32

4.2.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình..............................................................32

4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến............................................................32

4.2.3. Kiểm định phương sai thay đổi.....................................................................33

4.2.3.1. Kiểm định Glejser...............................................................................33

4.2.3.1. Kiểm định White.................................................................................34

4.2.3.3. Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey....................................................36

4.3. Mô hình hồi quy cuối cùng....................................................................................37


5
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

5.1. Kết luận..................................................................................................................40

5.2. Giải pháp đề xuất...................................................................................................40

CHƯƠNG 6: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

6.1. Ưu điểm…….........................................................................................................42

6.2. Hạn chế…………..................................................................................................42

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................43

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


FDI: Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

WB: World Bank – Ngân hàng thế giới

BPT: Biến phụ thuộc

BĐL: Biến độc lập

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử tiến hóa của loài người đã ghi nhận rằng, muốn tồn tại và phát triển, con
người phải không ngừng phát minh và khám phá khoa học kỹ thuật. Quá trình cải thiện
cuộc sống, tăng năng suất lao động, thay đổi nhận thức, bảo vệ sự tồn tại của loài người
trước sự đe dọa của tự nhiên hoặc thay đổi khí hậu luôn là những vấn đề cấp bách. Việc
nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường cũng là một phần quan
trọng trong quá trình đó.

Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì
tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế là một quá trình
hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế
trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ
hạnh phúc cũng tăng lên.

Tăng trưởng kinh tế là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng
hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế có
nhiều tác động đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Một mặt, nó làm biến đổi cơ
cấu ngành kinh tế, hình thành nhiều ngành mới, tạo ra nhiều việc làm. Mặt khác, do ứng
dụng công nghệ tiên tiến, tăng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao, nên nó thúc đẩy giáo
dục đào tạo phát triển để đào tạo lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Đã có nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam trong ngắn hạn
và trung hạn dựa trên phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Tuy nhiên, tăng trưởng là
một ẩn số phụ thuộc đa biến tích hợp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động
khác nhau: đôi khi cộng hưởng, triệt tiêu và khuếch đại theo những diễn biến phức tạp.
Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết bên cạnh
những dự báo định lượng được công bố bởi các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước.
Vì điều đó giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tác động của chúng
tới xu hướng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai (viễn cảnh trung hạn).

7
Từ tầm nhìn và những dự đoán trên các phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế, nhà nước ta mới có thể đưa ra những chính sách đúng đắn để tăng trưởng
kinh tế theo hướng bền vững.

Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh
tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm
địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, trình độ y tế và giáo dục, đến các yếu tố vĩ mô, tất
cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã liên tục
ban hành các chính sách nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng trưởng
GDP bình quân đầu người, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao mức sống của
người dân và đưa nền kinh tế đi lên.

Từ những lý do trên, trong bài viết này, nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề
tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2019”
nhằm mục đích phân tích, tìm ra các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam và từ đó đề xuất các giải pháp có sơ sở.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nhìn nhận được sự cấp thiết của đề tài, bài nghiên cứu gồm 3 mục tiêu sau:

- Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó chọn lọc các nhân tố có tác động
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2019

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua xây dựng
mô hình hồi quy đa bội.

- Thông qua mô hình trên, đề xuất các giải pháp khả thi.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2019 tính theo tăng trưởng GDP
bình quân đầu người.

8
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Nghiên cứu lấy mẫu số liệu ở Việt Nam.

- Về thời gian: dữ liệu dùng trong nghiên cứu thu thập từ năm 1990-2019, trong đó bao
gồm các dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới (World Bank)
thông qua phương pháp định lượng.

1.4. Nội dung nghiên cứu:

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1990-2019.

- Kết luận và một số giải pháp giúp nâng cao chỉ số tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ưu
điểm, nhược điểm của bài nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Thu thập tài liệu và thông tin tại các Website có độ tin cậy cao; sách, báo và các đề tài
nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài đang thực hiện...;

- Từ kết quả thu thập được, tiến hành phân tích và xử lý bằng phần mềm Eviews 10;

- Tiến hành kiểm định và xây dựng mô hình hồi quy phản ánh các nhân tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1990-2019;

1.6. Bố cục đề tài:

Không kể phần mục lục, danh mục hình vẽ - bảng biểu, tóm tắt, phần phụ lục,
tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 6 chương sau đây:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp.

Chương 6: Ưu điểm và hạn chế của mô hình nghiên cứu


9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế

2.1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn,
lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư
là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách
chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.

2.1.1.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế:

 Mô hình David Ricardo (1772-1823): với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông
nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có
giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi
nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chi phí sản xuất lương thực, thực
phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận
của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư
dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi
nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không
giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

 Mô hình hai khu vực: tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông
nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố

10
tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu
biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima.

 Mô hình Harrod-Domar: nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K,
capital) đưa vào sản xuất tăng lên.

 Mô hình Robert Solow (1956): với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng
trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản
lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng
kinh tế bằng không (0)).

 Mô hình Kaldor: tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công
nghệ.

 Mô hình Sung Sang Park: nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia
cho đầu tư con người.

 Mô hình Tân cổ điển: nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai
yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).

Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch
tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường
phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình
Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2)
nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng
kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận
ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển
sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất
ổn định kinh tế).

11
Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa
trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở
trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền
kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng
không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng.

2.1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế:

2.1.2.1. GDP đầu người

GDP đầu người, hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
(một số liệu GDP) của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. Nó được tính bằng cách
chia GDP của một quốc gia cho số lượng dân số.

GDP, tức là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng tính theo giá hiện hành, được xem như một chỉ số vĩ mô quan trọng đo lường
sức khỏe của nền kinh tế. Bên cạnh việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, phản ánh quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, GDP còn phản ánh chất
lượng tăng trưởng của nền kinh tế và tính toán các chỉ tiêu đòn bẩy. Từ đó Nhà nước có
thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đề ra các chính sách,
giải pháp phát triển đất nước.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, GDP không còn là một chỉ số hoàn hảo để
đánh giá sự phát triển của nền kinh tế, mà thay vào đó, GDP bình quân đầu người lại
làm tốt vai trò này hơn. Đối với các quốc gia nơi dân số không tăng nhiều, không có sự
khác biệt lớn giữa tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tăng trưởng tổng GDP.
Nhưng đối với các quốc gia có dân số tăng nhanh báo cáo tăng trưởng GDP có thể gây
ra những hiểu lầm nghiêm trọng. Tăng trưởng GDP là quan trọng nhưng điều quan trọng
hơn là liệu những người sống trong một quốc gia có đang trở nên giàu có hơn hay không.
Báo cáo GDP của thế giới tăng 3% vào năm 2017 đã bỏ qua một thực tế là dân số thế
giới đang tăng 1,2% mỗi năm.

12
2.1.2.2. Vốn đầu tư nước ngoài:

Lý thuyết kinh tế cho rằng dòng vốn tự do làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực
và do đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà hoạch
định chính sách và hầu hết các nhà kinh tế coi FDI như một phương pháp giải quyết cho
mọi vấn đề kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh (Mencinger 2003; Umeora
2013; Stanisic 2008).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới mà nước sở tại
có quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý một công ty thuộc
về quốc gia khác. Trên thực tế, điều đó có thể xảy ra, và đó là tình huống mà ảnh hưởng
hoặc quyền kiểm soát có thể chiếm ít hơn 50% hoặc 10% cổ phần (IMF 2009). Có một
số hình thức đầu tư vốn dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: (1) thành lập một
tổ chức kinh tế hoàn toàn mới trên lãnh thổ của một quốc gia khác (green-field); (2)
việc đầu tư vào các cơ sở hiện có thông qua sáp nhập và mua lại; và (3) đầu tư vốn dưới
hình thức liên doanh với các nhà đầu tư địa phương của nước sở tại (liên doanh)
(Miljkovic 2008).

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng là chủ đề
tranh luận gay gắt giữa các nhà kinh tế. Các nhà kinh tế cho rằng FDI có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế, chỉ ra rằng FDI đóng góp trực tiếp vào nguồn vốn của nước
chủ nhà mà còn trên thực tế rằng việc chuyển giao công nghệ và tri thức (tác động tràn)
có thể thực sự giúp thu hẹp khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo. Khi FDI đến
nước chủ nhà (trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể), doanh nghiệp đó sẽ nhận được lợi thế
cạnh tranh do sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, cách thức sản xuất và quản lý mới.

2.1.2.3. Lượng xuất khẩu:

Có thể nói, Xuất khẩu không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh
tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia
vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, lao động,
nguồn tiêu thụ thị trường… Vì thế xuất khẩu cũng là một trong các nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế.

13
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi
bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm
mang lại các lợi ích kinh tế. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột
biến.

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước,
đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều
kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, như sự phát triển
của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu cũng có thể kéo theo sự phát triển của ngành
công nghiệp bao bì phục vụ nó. Xuất khẩu còn tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu
thụ, góp phần cho sản xuất ổn định và phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung
cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị trường
mà ngày càng cạnh tranh. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải luôn
luôn tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng công nghệ sản xuất. Mặt khác,
xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới và
hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh, đòi hỏi phải nâng cao tay nghề
người lao động. Ngoài nâng cao chất lượng lao động, xuất khẩu có tác động tích cực tới
việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Xét rộng ra, xuất
khẩu cũng là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường
sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương
trường quốc tế.

2.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên:

Các nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên thường tạo ra các chính sách hấp
dẫn để khai thác nguồn tài nguyên này phục vụ tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết lợi
thế so sánh, các nước thường xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để thu
ngoại tệ về phục vụ phát triển kinh tế. Còn theo lý thuyết đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư
nước ngoài luôn đi tìm các nguồn lực mà trong nước khan hiếm để đầu tư, tiết kiệm chi
phí trong nước. Chính phủ các nước giàu có về tài nguyên sẽ tạo lập hệ thống chính
sách, môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung sự khan hiếm về

14
nguồn vốn trong nước, đưa các nguồn tài nguyên trở thành của cải để phục vụ tăng
trưởng và phát triển. Thuế là công cụ trực tiếp để các chính phủ áp dụng đối với các
doanh nghiệp nước ngoài, và nguồn thuế này sẽ làm cải thiện ngân sách quốc gia. Ngoài
ra, tài nguyên còn tạo việc làm và cải thiện thu nhập. ILO ước tính ngành khai thác tài
nguyên trên thế giới thu hút từ 22-25 triệu người lao động, chiếm khoảng 1% lực lượng
lao động toàn cầu (ILO 2007). Tuy nhiên vẫn tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực. Thứ
nhất, việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng cao, khiến các
mặt hàng xuất khẩu bị định giá cao hơn so với giá thế giới . Đây được gọi là “căn bệnh
Hà Lan” (Dutch disease). Ngoài ra, việc chuyển hướng vốn nhân lực và cơ sở vật chất
từ các ngành khác sang ngành sản xuất tài nguyên thiên nhiên sẽ làm thu hẹp các ngành
khác (Collier, 2007).

2.1.2.5. Lạm phát:

Nghiên cứu của Keynes cho rằng, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm
phát và tăng trưởng, theo đó muốn có tăng trưởng cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm
phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng
chiều. Về dài hạn, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì
GDP cũng không tăng thêm, ngược lại còn có xu hướng giảm đi. Dựa trên quan điểm
của Keynes, một số nghiên cứu cho rằng, lạm phát ở mức vừa phải sẽ thúc đẩy tăng
trưởng (Mubarik, 2005). Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho thấy, lạm phát lại có
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định (Ocran
2007, Khan và Senhadji, 2001).

Các nghiên cứu của Sarel (1996), Shan và Senhadji (2001) và một số nhà nghiên
cứu khác, đã lượng hóa mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thông qua tìm
ra ngưỡng lạm phát tối ưu. Sarel tìm ra ngưỡng lạm phát là 8%, còn nghiên cứu của
Shan và Senhadji tìm ra ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11 - 12%, các
nước công nghiệp khoảng 1 - 3%. Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF, 2006) về
mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á đã chỉ ra rằng, mức lạm phát
tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
khoảng 3,6%.

15
Trương Minh Tuấn (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế bằng nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam với dữ liệu từ quý I/2001 đến quý
IV/2011 cho thấy, tồn tại quan hệ dài hạn giữa lạm phát và tăng trưởng. Nguyễn Đức
Độ (2014) cũng đã nghiên cứu về quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát và tiết kiệm, đầu
tư tại Việt Nam với dữ liệu từ 2004 đến 2013. Trong mô hình tăng trưởng kinh tế theo
chiều rộng của Việt Nam, đầu tư là biến số quyết định tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ
lạm phát CPI, mức nhập siêu cũng như quy mô thu ngân sách nhà nước.

2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.1. Các mô hình nghiên cứu nước ngoài:

Upreti, University of Northern Iowa, Parash (2015) "Factors Affecting Economic


Growth in Developing Countries," Major Themes in Economics, 17, 37-54.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp OLS cho các năm 2010, 2005, 2000 và
1995 để điều tra các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Sau đó, nó so sánh chúng
theo thời gian để tìm xem các mẫu trong các biến có nhất quán hay không. Nó phát hiện
ra rằng khối lượng xuất khẩu và sản xuất tài nguyên thiên nhiên có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong mọi khoảng thời gian được đo
lường. Nó cũng phát hiện ra rằng tuổi thọ cao hơn và tăng đầu tư có tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế, nhưng kết quả này chỉ đúng trong 2/3 khoảng thời gian. Những
phát hiện này phù hợp với nghiên cứu trước đây và một số yếu tố này có ảnh hưởng như
nhau đến tăng trưởng kinh tế của cả các nước phát triển và đang phát triển. Hơn nữa.
Không tìm thấy bằng chứng về Hiệu ứng Dịch bệnh Hà Lan.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không đưa ra chỉ dẫn rõ ràng về tác động của một số
biến đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Đầu tiên, nó cho thấy kết
quả mâu thuẫn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.
Nó phát hiện ra rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế trong một khoảng thời gian, trong khi nó lại có tác động tiêu cực đối với các
nước đang phát triển. Điều này kêu gọi các nghiên cứu bổ sung về vai trò của đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển.

16
Thứ hai, nó không cung cấp đủ bằng chứng về lý thuyết hội tụ có điều kiện cho
rằng các nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm hơn. Một lý do giải thích cho kết quả đó là
hầu hết các nền kinh tế đang phát triển đều có mức GDP bình quân đầu người như nhau.
Nghiên cứu bổ sung có thể xác định xem các nền kinh tế đang phát triển có xuất phát
điểm ở mức GDP bình quân đầu người như nhau có cho thấy sự hội tụ trong dài hạn
hay không.

Ngoài ra, các mô hình không tìm ra kết quả nhất quán về tác động của nợ chính
phủ và dòng vốn viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Mô hình đầu tiên cho
thấy tác động tiêu cực của mức nợ chính phủ cao và mức viện trợ nước ngoài cao.
Nhưng các mô hình bổ sung không bổ sung cho các phát hiện, do đó để lại một khoảng
trống trong nghiên cứu sẽ được lấp đầy bởi các nghiên cứu trong tương lai.

Mặc dù nghiên cứu này có ý nghĩa chính trị về cách nâng cao hiệu quả các điều
kiện kinh tế của các nước đang phát triển, nhưng cần phải nghiên cứu thêm. Dữ liệu tốt
hơn sẽ hữu ích. Các nghiên cứu điển hình cụ thể về các nước đang phát triển đang phát
triển với tốc độ nhanh hơn cũng có thể giúp trả lời một số câu hỏi liên quan đến tăng
trưởng. Các nhà nghiên cứu trong tương lai nên chạy phân tích chuỗi thời gian hoặc
bảng điều khiển bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu tương tự để xác minh kết quả từ
nghiên cứu này. Các đề xuất chính sách do nghiên cứu này đưa ra có thể có tác động
đáng kể đến tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển.

African Development Review, Vol. 26, No. 3, 2014, 468–493


Factors Affecting Economic Growth in Africa: Are There any Lessons from China? -
John C. Anyanwu

Mục tiêu trọng tâm của bài báo này là làm nổi bật một số yếu tố tiềm ẩn sâu xa
đã thúc đẩy hoặc cản trở tăng trưởng kinh tế châu Phi trong thời gian gần đây, bên cạnh
những bài học rút ra từ kinh nghiệm Trung Quốc. Xác định các yếu tố này là một bước
quan trọng trong việc phát triển các chiến lược nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế cao
hơn, bền vững và bao trùm ở Châu lục. Tuy nhiên, có những yếu tố chung và bài học
mà các nước này có thể rút ra từ kinh nghiệm tăng trưởng của Trung Quốc. Kinh nghiệm
của Trung Quốc đã dạy tầm quan trọng của vai trò của nhà nước, cải cách thể chế, tiết
kiệm và đầu tư trong nước, các chính sách thương mại hướng ra bên ngoài với xuất

17
khẩu đa dạng theo hướng sản xuất, hợp tác công tư (PPP) và thích ứng công nghệ thông
qua đổi mới. Những bài học này có thể được sử dụng để xây dựng các chiến lược tăng
trưởng phù hợp với các điều kiện đặc thù ở mỗi quốc gia châu Phi.

Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm của châu Phi sẽ đòi hỏi một
thị trường vận hành tốt, cam kết chính sách và thể chế thúc đẩy xuất khẩu hàng chế tạo.
Đặc biệt, năng lực cạnh tranh quốc tế trong sản xuất và đa dạng hóa xuất khẩu đòi hỏi
phải có một bộ thể chế hiệu quả liên kết nền kinh tế trong nước với thị trường thế giới.
Ngoài ra, cần có nhiều nỗ lực sáng tạo hơn nữa để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là loại hình khu vực thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP) và hội nhập khu vực.

Factors Affecting GDP (Manufacturing, Services, Industry): An Indian Perspective -


Annual Research Journal of SCMS Pune, Vol. 3, April 2015, pp. 38-56

Người ta thấy rằng biến số ảnh hưởng đến tăng trưởng của các thành phần GDP
(Sản xuất, Dịch vụ, Công nghiệp) là FDI, Vốn chủ sở hữu ròng FII, Nợ FII ròng, Net
FII equity, Net FII debt, Nhập khẩu, Xuất khẩu. Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng đáng
kể của FDI, vốn chủ sở hữu ròng FII và Nhập khẩu trên các thành phần GDP. Nhưng
ảnh hưởng đáng kể của nợ FII ròng lên các thành phần GDP không thể được thiết lập.
Và người ta cũng thấy rằng không có ảnh hưởng đáng kể của Xuất khẩu lên các thành
phần GDP (Sản xuất, Công nghiệp) nhưng dịch vụ lại có ảnh hưởng đáng kể. Trong
nghiên cứu này, tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau đến các yếu tố cấu
thành GDP đã được phân tích. Nhưng đối với bất kỳ chính sách nào trong tương lai
trong việc xác lập các thành phần GDP, vốn FDI, vốn chủ sở hữu ròng FII, Xuất nhập
khẩu cũng cần được xem xét nhưng không nên tính đến Nợ FII ròng.

2.2.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước:

Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam - Cao
Thị Thu Trang.

Bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dựa trên nhiều
quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Từ đó tác giả sử dụng một số chỉ tiêu để đo
lường tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất
cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định

18
(thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu thứ hai là tổng sản phẩm quốc
dân (GNP) là tổng thu nhập mà công dân của một quốc gia tạo ra. Nó khác với GDP ở
chỗ nó cộng thêm các khoản thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ
đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong nước. Các chỉ tiêu tiếp theo
lần lượt là thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tác giả đưa
ra những yếu tố đã tác động và ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó - đại biểu cho tăng trưởng
kinh tế Việt Nam.

Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về tăng
trưởng kinh tế, nhận thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định tăng
trưởng kinh tế đều bao gồm vốn, lao động, công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố tài nguyên,
thể chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế. Thể chế được hiểu là các ràng
buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người ới người. Các
thể chế chính trị xã hội được thừa nhận có tác động đến phát triển đất nước thông qua
việc tạo dựng hành lang pháp lý, môi trường đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong phát
triển, một thể chế xã hội ổn định, mềm dẻo, sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và
công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng.

Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều
hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền
các cấp. Quy mô dân số cũng là một yếu tố tạo đầu ra cho nền kinh tế, vì lao động cần
thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể thiếu được trong các hoạt động
kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của
quá trình phát triển. Vì vậy, dân số có vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng
kinh tế. Yếu tố tiếp theo bao gồm cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục và chi phí lao động,
đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Nếu vốn và lao động
được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ ảnh hưởng thì các
nhân tố chiều sâu trên được xem là yếu tố chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

Sau khi phân tích nhiều mô hình lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, tác giả
trình bày mô hình nghiên cứu của mình theo mô hình hồi quy với các biến số là

19
GROWTH (Tăng trưởng kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GDP) làm biến phụ thuộc. Các
biến độc lập lần lượt là INS (Thể chế - Bộ số liệu PAPI hoặc chỉ số CPI); POP (Quy mô
dân số - Số liệu dân số) ; INF (Cơ sở hạ tầng đo bằng số liệu khối lượng hàng hóa luân
chuyển bằng đường bộ trên diện tích của địa phương) ; EDU (Chất lượng lao động - số
liệu lao động được đào tạo); COST (Chi phí lao động - Lượng bình quân lao động) ;
FDI (Vốn đầu tư nước ngoài). Đề tài đã chạy mô hình hồi quy Pooled OLS để cho ra
kết quả tổng quát nhất. Đồng thời sử dụng kiểm định Moran’s I để tìm sự tương quan
trong bộ dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích sâu thông qua mô hình kinh tế lượng không
gian.

Sau khi kết thúc thử nghiệm mô hình, tác giả tiếng luận rằng yếu tố quy mô dân
số, chất lượng lao động, thể chế chính trị và FDI có tác động đáng kể lên tăng trưởng
kinh tế của các địa phương. Cụ thể là ảnh hưởng của đô thị hóa và cơ sở hạ tầng đến
tăng trưởng kinh tế mang tính chất vùng hơn là cục bộ của một tỉnh thành. Đồng thời
nghiên cứu cũng xác định thể chế chính trị có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế
địa phương. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị để đảm bảo vấn đề công
bằng hiệu quả trong cung ứng dịch vụ, triệt tiêu tệ nạn quan liêu, nhất quán trong thể
chế chính sách nhằm thúc đẩy hơn tăng trưởng kinh tế bền vững.

Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam - PGS.,TS. Nguyễn
Văn Hiệu

Dựa vào các nghiên cứu điển hình về mô hình tăng trưởng và các nhân tố ảnh
hưởng như nghiên cứu của Spence và cộng sự (2008) từ Báo cáo Tăng trưởng của Ủy
ban Phát triển và Tăng trưởng thế giới, nghiên cứu của nhà kinh tế học YiLi Chien
(2015), nghiên cứu của Jong-Wha Lee và Kiseok Hong (2010), PGS.,TS. Nguyễn Văn
Hiệu đã nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng một cách tin cậy để có thể hình dung xu
hướng phát triển và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững. Các nhân
tố bao gồm:

(i) Ảnh hưởng tích cực từ hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam bắt đầu tham gia
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới kể từ khi chính thức tham gia vào WTO (2007),
nhờ đó có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ở hầu

20
hết các khu vực. Năm 2015 đánh dấu một bước phát triển mới đẩy tiến trình hội nhập
lên một tầm mức cao hơn bằng việc ký kết hàng loạt các hiệp định kinh tế thế hệ mới.
Điển hình là các Hiệp định hợp tác Việt Nam - EU, Hiệp định Thương mại Tự do khu
vực ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc (VKFTA)… Theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức quốc
tế, AEC có thể mang lại cho Việt Nam xấp xỉ 3 điểm % tăng trưởng nhờ tác động gộp
của tự do hóa thuế quan, tự do hóa thương mại và tự do hóa dịch vụ (Itakura, 2013).
Trong khi tác động tăng trưởng của việc tham gia RCEP và VN-EU được dự báo là
10,5; 5 và 2 điểm phần trăm. Con số đóng góp cụ thể vào tăng trưởng có thể còn gây
tranh cãi, tuy nhiên, tác động tích cực vào tăng trưởng của Việt Nam khi tham gia hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đều được khẳng định qua các kết quả nghiên cứu định
tính và định lượng.

(ii) Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ quốc tế:
Theo đánh giá của ADB, trong vòng 30 năm qua, GDP của các nước đang phát triển
khu vực châu Á đã tăng 7,5 lần (tính theo sức mua tương đương) - cao hơn mức tăng
trung bình của thế giới là 3 lần; thu nhập bình quân đầu người khu vực châu Á tăng hơn
4 lần và dự kiến đến năm 2030, kinh tế khu vực châu Á sẽ chiếm 2/3 quy mô kinh tế
thế giới. Một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng nhanh của khu vực
này là sự gia tăng nhanh và chưa có xu hướng dừng lại của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Trong 10 năm qua, Việt Nam vẫn duy trì mức thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài bình quân 15 – 20 tỷ USD vốn đăng ký mỗi năm (vốn đăng ký đặc biệt cao
vào năm 2008 - trên 60 tỷ USD). Khi hội nhập quốc tế sâu hơn, Việt Nam còn được
hưởng lợi hơn nữa dòng vốn FDI vì các hiệp định này sẽ tiếp tục khơi thông dòng vốn
sẵn có tại các nước trong khối vốn đã có quan hệ với Việt Nam.

(iii) Môi trường kinh tế vĩ mô, cam kết của Chính phủ và sự ổn định chính trị:
Nhiều rào cản đối với doanh nghiệp đã bước đầu được dỡ bỏ, các doanh nghiệp được
quyền tự do kinh doanh hơn và đặc biệt đang dấy lên một trào lưu khởi nghiệp được
khuyến khích bởi Chính phủ. Bên cạnh đó, xu hướng Chính phủ không còn dành nhiều
đặc quyền đặc lợi cho các doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm đẩy nhanh quá trình cổ
phần hóa và thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề nhà nước

21
không cần nắm giữ cổ phần chi phối là một dấu hiệu tiến bộ trong tư duy quản lý kinh
tế hiện đại theo hướng tôn trọng kinh tế thị trường. Hệ thống chính trị được nhận định
sẽ tiếp tục ổn định. Hơn nữa, những chính sách hội nhập và quyết tâm theo đuổi nền
kinh tế thị trường với sự khuyến khích sự phát triển của kinh tế tư nhân sẽ là một trong
những nhân tố tạo sự ổn định tâm lý đầu tư và ý chí làm giàu chính đáng, nhờ đó mà
trật tự xã hội, an ninh chính trị sẽ được hưởng lợi và hy vọng vào sự ổn định của hệ
thống chính trị là hoàn toàn có cơ sở.

(iv) Nguồn lao động dồi dào giá rẻ: Việt Nam là một trong số ít nước có thế hệ
dân số vàng với khoảng gần 50 triệu lao động trong độ tuổi được đào tạo tương đối tốt
nhưng mức lương trung bình so với mặt quốc tế là khá thấp (thấp hơn khoảng 30% so
với Trung Quốc, Ấn Độ). Đội ngũ công nhân lành nghề sau khi hết thời hạn xuất khẩu
lao động ở các nước phát triển cũng là một xu thế mới bổ sung cho chất lượng của đội
ngũ lao động ở nước ta. Hơn nữa, điều khoản tự do di chuyển lao động trong khối các
nước thuộc cộng đồng kinh tế ASEAN là một nhân tố khác có tác động tích cực tới lực
lượng lao động ở Việt Nam trong những thập niên tới. Sự cải thiện về chất lượng lao
động với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp là một lợi thế quan trọng đóng
góp vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

(v) Những nhân tố khác: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt tài nguyên
biển cũng là một trong những lợi thế cho kinh tế Việt Nam phát triển nếu biết khai thác
và sử dụng hợp lý theo nguyên lý bền vững. Thói quen tiết kiệm cao của dân chúng
cũng là một lợi thế tích lũy vốn cho phát triển. Đây là đặc điểm chung của các quốc gia
Đông Á. Ngoài ra, một số nhân tố khác như sự duy trì và gia tăng lượng kiều hối, sự
đoàn kết của dân tộc Việt, sự hướng quốc của cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, cam
kết trợ giúp của các nước phát triển, của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên
trên thế giới cũng là những nhân tố tích cực tiếp tục có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của kinh tế Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Tác giả còn đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam như Hệ thống luật pháp và thể chế chưa đầy đủ và hoàn thiện; Năng lực
quản lý còn hạn chế; Nợ công tăng nhanh, bội chi ngân sách, hiệu quả đầu tư chưa cao;

22
Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn dần về tài nguyên; Sự chênh lệch về thu
nhập và các nhân tố khác.

2.2.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu:

Nhìn chung, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều cách tiếp cận khác
nhau đến thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và tầm quan trọng của sự đóng góp
các yếu tố về nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và các quốc gia khác.
Các nhà khoa học đã đưa ra những nhân tố tích cực góp phần tạo nên động lực tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, những số liệu được sử dụng
đã không còn tính cập nhật so với thời điểm hiện tại, đặc biệt là trong một năm có rất
nhiều sự kiện kinh tế diễn ra.

23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Để thực hiện mô hình Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019,
nhóm đã tiến hành khảo sát ở những yếu tố sau:

a. Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu là tăng trưởng kinh tế
Việt Nam được đại diện bằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
(GROWTH). Trong bài nghiên cứu, nhóm chúng em sử dụng số liệu tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân đầu người (%) trong giai đoạn 1990 – 2019.

b. Các biến độc lập:

Như đã trình bày ở phần trên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế Việt Nam, trong khuôn khổ bài viết này, nhóm chúng em lựa chọn sử dụng những
yếu tố sau:

- GDP bình quân đầu người (INITIALGDP)

- Lượng giá trị xuất khẩu (XK)

- Tài nguyên thiên nhiên được đại diện bằng lượng tài nguyên sử dụng trong các
ngành kinh tế so với tổng sản phẩm quốc nội. (RES)

- Tỉ lệ lạm phát (INF)

- Vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu được xây dựng cho
bài tiểu luận này như sau:

24
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1990 -2019. Tuy nhiên, do sự hạn chế trong việc tìm kiếm nguồn thu thập số liệu
thống kê nên chúng em xin phép không đưa vào bài tiểu luận.

3.2. Mô tả các biến số:

Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Loại Ký hiệu Tên nhân tố Lược khảo Đo lường/Định Kỳ vọng dấu/Giải


biến nghiên cứu lượng thích

BPT GROWTH Tốc độ tăng Parash Upreti Định lượng


trưởng GDP (2015) (%/năm)
bình quân
đầu người

25
BĐL IGDP GDP bình Parash Upreti Định lượng (-)
quân đầu (2015) (USD/năm) Theo học thuyết
người hội tụ, các nền kinh
tế lớn hơn có xu
hướng mở rộng
chậm hơn so với
các nền kinh tế nhỏ
hơn

BĐL XK Lượng giá John C. Định lượng (tỷ (+)


trị xuất Anyanwu USD/năm) Khi lượng giá trị
khẩu (2014) xuất khẩu tăng thì
tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân
đầu người tăng

BĐL RES Lượng tài Parash Upreti Định lượng (+)


nguyên (2015) (%/năm) Khi lượng tài
nguyên tăng thì tốc
độ tăng trưởng
GDP bình quân
đầu người tăng

BĐL INF Tỷ lệ lạm Annual Định lượng (-)


phát Research (%/năm) Khi tỷ lệ lạm phát
Journal of tăng thì tốc độ tăng
SCMS Pune trưởng GDP bình
(2015) quân đầu người
tăng

26
BĐL FDI Vốn đầu tư Annual Định lượng (tỷ (+)
nước ngoài Research USD/năm) Khi vốn đầu tư
Journal of nước ngoài tăng thì
SCMS Pune tốc độ tăng trưởng
(2015) GDP bình quân
đầu người tăng

3.3. Thiết lập dạng hàm nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội theo phương pháp OLS với
dạng hàm:

𝒀𝒊 = 𝜶𝟎 + ∑ 𝜶𝒋 𝑿𝒊𝒋 + 𝑼𝒊
𝒋=𝟏

Trong đó:

Yi là biến phụ thuộc của quan sát thứ i

Xij là biến độc lập

α0 là hệ số tự do

αj là hệ số hồi quy

Ui là sai số hồi quy

Dựa vào các nhân tố đã xác định ở mô hình đề xuất, mô hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người cụ thể như
sau:

𝑮𝑹𝑶𝑾𝑻𝑯 = 𝑭(𝑰𝑮𝑫𝑷, 𝑿𝑲, 𝑹𝑬𝑺, 𝑰𝑵𝑭, 𝑭𝑫𝑰)


Trong đó,

GROWTH là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người

27
IGDP là GDP bình quân đầu người

XK là trị giá xuất khẩu hàng hóa

RES là tài nguyên thiên nhiên

INF là tỷ lệ lạm phát

FDI là vốn đầu tư nước ngoài

Mô hình hồi quy tổng quát:

GROWTH = 𝜶𝟎 + 𝜶𝟏 𝑰𝑮𝑫𝑷 + 𝜶𝟐 𝑿𝑲 + 𝜶𝟑 𝑹𝑬𝑺 + 𝜶𝟒 𝑰𝑵𝑭 + 𝜶𝟓 𝑭𝑫𝑰 + 𝒖𝒊

Trong đó,

α0 là hệ số tự do của mô hình;

αi (𝑖 = 1,5) và ui là sai số của mô hình.

Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Theo phương pháp OLS, một trong những
cách kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập chính là xem xét giá trị p_value của
nó. Giá trị p_value được định nghĩa là mức ý nghĩa thấp nhất mà giả thiết H0 (giả thiết
mà biến độc lập đang xét không có ý nghĩa đối với biến phụ thuộc) có thể bị bác bỏ.
Như vậy, giá trị p_value càng thấp thì khả năng chấp nhận giả thiết H0 càng khó có khả
năng xảy ra và kết quả càng có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa 5%, một biến độc
lập có ý nghĩa thống kê khi p_value của nó nhỏ hơn 0,05.

Giả thiết quan trọng của phương pháp OLS chính là không có sự tương quan
giữa các sai số ngẫu nhiên, do đó sau khi xác định được mô hình hồi quy với các biến
độc lập đều có ý nghĩa thống kê, người viết sẽ tiến hành các kiểm định để xác định các
bệnh của mô hình. Trong đó có kiểm định White để kiểm định hiện tượng phương sai
sai số thay đổi và kiểm định đa cộng tuyến. Khi mô hình bị phát hiện có bệnh, người
viết sẽ tiến hành khắc phục các bệnh mô hình để rút ra mô hình hồi quy tối ưu cuối
cùng.

28
3.4. Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu được sử dụng trong mô hình là số liệu được lấy từ các nguồn có uy tín
như Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới (WB) trong giai đoạn 1990 –
2019.

Tổng cộng mô hình gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập với kích thước mẫu
gồm 30 quan sát (1990 – 2019). Các phép hồi quy được xử lý bằng phần mềm Eview
10.

29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Để thực hiện mô hình Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2019,
nhóm chúng em đã tiến hành khảo sát ở những yếu tố sau:

Bảng 1: Mô tả thống kê các biến

GROWTH IGDP XK RES INF FDI


Trung
5.477752 995.1220 67.2631 7.819 12.78642 6.016239
bình
Trung
5.595012 617.1946 29.4660 7.4965 8.501130 5.794080
vị
Giá trị
lớn 7.699107 2715.276 264.189 14.156 72.54638 11.93948
nhất
Giá trị
nhỏ 2.877007 95.18825 2.0871 3.615 -0.19079 2.781322
nhất
Độ lệch
1.149330 834.297 78.6354 2.8708 14.7706 2.223249
chuẩn
Tổng 164.3325 29853.66 2017.895 234.57 383.5928 180.4871
Phương
sai của 0.76778 -0.00411 0.041471 0.218593 -0.38359 0.221544
tổng
Số
quan 30 30 30 30 30 30
sát

30
4.1.2. Ước lượng tham số - mô hình hồi quy gốc
Hình 2: Kết quả ước lượng tham số

Nhóm tiến hành dùng phần mềm Eviews để ước lượng tham số cho mô hình
dạng tuyến tính theo tham số với mô hình hồi quy ban đầu gồm tất cả các biến đã thông
kê trình bày ở trên (mục 2.1.2). Kết quả ước lượng tham số tất cả các biến độc lập IGDP,
XK, RES, INF, FDI đều có p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, tức là cả 5 biến đều có ý
nghĩa với mô hình hồi quy, vậy ta chọn mô hình.

Mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh tế khi
chưa qua kiểm định các bệnh là một mô hình với 5 biến độc lập là IGDP, XK, RES,

31
INF, FDI có tác động đến biến phụ thuộc là GROWTH với mức ý nghĩa là 0.05. Mô
hình có hệ số R bình phương là 0.5589 và R bình phương hiệu chỉnh là 0.467, như vậy
5 biến độc lập này giải thích được hơn 55.89% biến phụ thuộc, 44.11% còn lại do các
yếu tố chưa đưa vào mô hình để giải thích.

4.2. Kiểm định và sửa chữa mô hình


4.2.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Nhóm tiến hành kiểm định độ phù hợp của mô hình theo phương pháp P-value
với mức ý nghĩa α = 0.05.

Đặt giả thuyết:

 Ho: R2 = 0

 H1: R2 ≠ 0 Với α = 0.05

Ta cần kiểm định giả thiết trên để đưa ra kết luận về độ phù hợp của mô hình.
Nếu P-value được tra nhỏ hơn giá trị α, ta bác bỏ giả thiết H0 và kết luận mô hình có ý
nghĩa, ngược lại ta chấp nhận giả thiết mô hình không phù hợp và tiến hành xây dựng
mô hình mới. Giá trị P-value tương ứng với Fo được tra trong bảng kết quả eview có
giá trị Prob(F-statistic) rất nhỏ là 0.000899.

So sánh giá trị P-value với α, dễ dàng thấy được P-value < α = 0.05 nên ta bác
bỏ Ho và kết luận mô hình phù hợp với độ tin cây 95%.

4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Để xét xem liệu mô hình có bị hiện tượng đa cộng tuyến, ta tiến hành xây dựng
ma trận hệ số tương quan cho các biến IGDP, XK, RES, INF, FDI bằng phần mềm
Eviews 10. Ta có được kết quả như sau:

32
Hình 3. Bảng mô tả hệ số tương quan

Từ ma trận hệ số tương quan ta thấy chỉ có hai biến IGDP và XK có hiện tượng
tương quan mạnh với nhau: 0.9794, còn lại không có cặp biến độc lập nào tương quan
với nhau trên mức 0.8.

Vậy mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cặp giữa hai biến IGDP và XK, nhưng
vì cả hai biến này không có hiện tượng sai dấu và không mất ý nghĩa thống kê nên nhóm
giữ nguyên mô hình và bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.3. Kiểm định phương sai thay đổi


4.2.3.1. Kiểm định Glejser

Nhóm tiến thành kiểm định phương sai bằng phương pháp kiểm định Glejser.

Đặt giả thuyết:

 H0: α1 = α2 = α3 = α4 = α5 = 0 hay phương sai sai số đồng đều

 H1: Tồn tại ít nhất αj khác 0 hay phương sai sai số thay đổi

33
Hình 4. Bảng kiểm định phương sai thay đổi theo phương pháp Glejser

Từ bảng trên ta thấy giá trị Prob. Chi-Square (5) = 0.6765 lớn hơn mức ý nghĩa
α = 0.05 nên ta chấp nhận Ho, kết luận mô hình có phương sai không đổi, ước lượng có
độ chính xác cao.

4.2.3.1. Kiểm định White

Nhóm tiến thành kiểm định phương sai bằng phương pháp kiểm định White.

Đặt giả thuyết:

 H0: α1 = α2 = α3 = α4 = α5 = 0 hay phương sai sai số đồng đều

34
 H1: Tồn tại ít nhất αj khác 0 hay phương sai sai số thay đổi

Hình 5. Bảng kiểm định phương sai thay đổi theo phương pháp White

35
Từ bảng trên ta thấy giá trị Prob. Chi-Square (20) = 0.4667 lớn hơn mức ý nghĩa
α = 0.05 nên ta chấp nhận Ho, kết luận mô hình có phương sai không đổi, ước lượng có
độ chính xác cao.

4.2.3.1. Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey

Nhóm tiến thành kiểm định phương sai bằng phương pháp kiểm định Breusch-
Pagan-Godfrey.

Đặt giả thuyết:

 H0: α1 = α2 = α3 = α4 = α5 = 0 hay phương sai sai số đồng đều

 H1: Tồn tại ít nhất αj khác 0 hay phương sai sai số thay đổi

Hình 6. Bảng kiểm định phương sai thay đổi theo phương pháp Breusch-
Pagan-Godfrey

36
Từ bảng trên ta thấy giá trị Prob. Chi-Square (5) = 0.6132 lớn hơn mức ý nghĩa
α = 0.05 nên ta chấp nhận Ho, kết luận mô hình có phương sai không đổi, ước lượng có
độ chính xác cao.

Vậy thông qua cả 3 phương pháp kiểm định phương sai thay đổi, nhóm kết luận
mô hình có không có hiện tượng phương sai thay đổi, ước lượng có độ chính xác cao.

4.3. Mô hình hồi quy cuối cùng

Sau khi tiến hành thực hiện các kiểm định để phát hiện các bệnh thường gặp ở
mô hình hồi quy như đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, ta kết luận mô hình hồi quy
với 5 biến IGDP, XK, RES, INF, FDI có sự phù hợp với biến phụ thuộc, đồng thời
không có các hiện tượng phương sai thay đổi và đã khắc phục được hiện tượng đa cộng
tuyến.

Ta có phương trình hồi quy cuối cùng như sau:

GROWTH = 4.2297 - 0.0041IGDP + 0.0415XK + 0.2186 RES - 0.0384INF +


0.2215FDI + Ui

Mô hình hồi quy cuối cùng có hệ số xác định R2 = 0.5589 cho thấy rằng với các
biến đã điều tra là GDP bình quân đầu người, giá trị xuất khẩu, tài nguyên thiên nhiên,
tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư nước ngoài đã giải thích được hơn 55.89% sự thay của biến
phụ thuộc, là tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 -
2019, gần 44.11% còn lại do các yếu tố chưa đưa vào mô hình giải thích.

Dựa vào mô hình hồi quy, ta có thể diễn giải tác động của các yếu tố ảnh hưởng
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam như sau:

 Hệ số tự do cho biết khi GDP bình quân đầu người bằng 0, Giá trị xuất khẩu
bằng 0, Tài nguyên thiên nhiên bằng 0, Tỷ số lạm phát bằng 0 và không có
Vốn đầu tư nước ngoài thì tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 4.2297%/năm.
37
 Với biến IGDP cho biết GDP bình quân đầu người/năm. Theo mô hình hồi
quy, GDP bình quân đầu người là nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Kết quả này được định lượng như sau: trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi, khi GDP bình quân đầu người tăng thêm 1
đôla/người/năm thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm 0.0041%/năm.

 Với biến XK cho Giá trị xuất khẩu hàng hóa/năm. Theo mô hình hồi quy,
Giá trị xuất khẩu hàng hóa là nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam. Kết quả này được định lượng như sau: trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, khi giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 1 tỷ đô/năm thì
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng thêm 0.0415%/năm.

 Với biến RES cho biết Tài nguyên thiên nhiên được đại diện bằng lượng tài
nguyên sử dụng hàng năm trong các ngành kinh tế so với tổng sản phẩm quốc
nội. Theo mô hình hồi quy, Tài nguyên thiên nhiên được đại diện bằng lượng
tài nguyên sử dụng trong các ngành kinh tế so với tổng sản phẩm quốc nội là
nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả này được
định lượng như sau: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng lượng
tài nguyên thiên nhiên tăng thêm 1%GDP/năm thì Tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam tăng thêm 0.2186%/năm.

 Với biến INF cho biết tỷ số lạm phát hàng năm. Theo mô hình hồi quy, tỷ số
lạm phát hàng năm là nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Kết quả này được định lượng như sau: trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi tỷ số lạm phát tăng 1%/năm thì Tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam giảm 0.0384%/năm.

 Với biến FDI cho biết tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài. Theo mô hình hồi
quy, tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Kết quả này được định lượng như sau: trong điều kiện

38
các yếu tố khác không đổi, khi tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài tăng 1tỷ
đô/năm thì Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng 0.2215%/năm.

39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận

Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra liệu các yếu tố GDP bình quân đầu người,
Giá trị hàng hóa xuất khẩu, Lượng tài nguyên thiên nhiên, Tỷ số lạm phát và Vốn đầu
tư nước ngoài FDI có tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo
như mô hình thì các biến xuất khẩu (XK), tài nguyên (RES) và đầu tư nước ngoài (FDI)
có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Và ngược lại, các yếu tố có
mối quan hệ tiêu cực đó là GDP bình quân đầu người (IGDP) và lạm phát (INF).

Theo mô hình hồi quy, GDP bình quân đầu người có mối quan hệ tiêu cực với tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng GDP bình quân đầu người tăng sẽ
làm giảm tăng trưởng kinh tế mà đây chỉ là mối quan hệ toán học biểu thị ở những nước
quá trình phát triển đang mạnh mẽ, GDP bình quân đầu người tăng làm tăng trưởng
kinh tế sẽ chậm hơn ở các nước kém phát triển hơn.

5.2. Giải pháp đề xuất

Dựa vào nghiên cứu cũng có thể kết luận rằng, để nền kinh tế tăng trưởng vững
vàng cần có sự tính toán dài lâu và kỹ càng từ các lãnh đạo của bộ máy nhà nước. Hai
yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đó là đầu tư nước
ngoài FDI và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với nguồn tài nguyên phong phú và dồi
dào, nhà nước ta cần phải đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn và gìn giữ, khai thác một
cách hợp lý, hạn chế gây ô nhiễm cũng như đưa ra những chính sách hợp lý để chống
tình trạng ô nhiễm, khai thác bừa bãi, khai thác tận diệt của một bộ phận người dân thì
mới có thể tận dụng lâu dài lợi thế tự nhiên này. Thêm nữa, hệ thống luật pháp, chính
sách đối ngoại cần phải được đổi mới sao cho phù hợp với thị trường thế giới hiện tại,
đồng thời giảm thiểu các thủ tục rườm rà, tốn thời gian, công sức của các bên và để tạo
điều kiện và môi trường thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài hai
yếu tố kể trên, xuất khẩu cũng là một lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế. Trong ngắn hạn, nhà nước vẫn phải duy trì những nhóm ngành hiện hữu có quy mô
xuất khẩu lớn, tạo nhiều công ăn việc làm và thu ngân sách như: Điện tử, dệt may, da
giày, nông - thủy hải sản, cao su - hóa chất… Duy trì và hỗ trợ phát triển các sản phẩm

40
chủ lực, tiêu biểu có kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, tạo nhiều
việc làm và đóng góp ngân sách lớn cho đất nước... Trong đó, chuẩn bị điều kiện để
nâng cấp công nghiệp, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, nhằm nâng cao giá trị gia tăng
cho các ngành hàng xuất khẩu. Cùng với đó, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực
cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu tiêu biểu theo hướng chuyên môn hóa hoạt động
xuất khẩu theo lợi thế so sánh của Việt Nam, với định hướng chiến lược tham gia vào
các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường liên
kết với các doanh nghiệp nhằm xây dựng nền tảng cạnh tranh trong tương lai…

Lạm phát cần được kiểm soát chặt chẽ vì yếu tố này có hai mặt. Khi ở mức độ
vừa phải, nó trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhưng khi lạm phát
đạt ngưỡng cao nó sẽ gây trở ngại nặng nề. Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến
giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân
đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong các dịp lễ, Tết hoặc các thời
điểm xảy ra thiên tai, bão lũ. Kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các mặt
hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá.

41
CHƯƠNG 6: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

6.1. Ưu điểm của mô hình nghiên cứu:

Mô hình đã đưa ra và giải thích được hơn 55% sự biến động của tăng trưởng kinh
tế bởi các yếu tố tố GDP bình quân đầu người, Giá trị hàng hóa xuất khẩu, Lượng tài
nguyên thiên nhiên, Tỷ số lạm phát và Vốn đầu tư nước ngoài FDI. Từ đó đã đề xuất
một số giải pháp để nâng cao tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Dữ liệu từ năm 1990 – 2019 mang tính mới mẻ và kịp thời, được lấy từ những
trang thông tin uy tín nên có độ tin cậy cao.

6.2. Hạn chế của mô hình nghiên cứu:

Còn nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như thể chế chính
trị, trình độ lao động, … nhưng vẫn chưa được đưa vào mô hình để giải thích.

Chưa giải thích được tác động và mối quan hệ rõ ràng giữa GDP bình quân đầu
người với tăng trưởng kinh tế.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Upreti, University of Northern Iowa, Parash (2015) "Factors Affecting Economic
Growth in Developing Countries," Major Themes in Economics, 17, 37-54.

[2] African Development Review, Vol. 26, No. 3, 2014, 468–493


Factors Affecting Economic Growth in Africa: Are There any Lessons from China? -
John C. Anyanwu

[3] Factors Affecting GDP (Manufacturing, Services, Industry): An Indian Perspective


- Annual Research Journal of SCMS Pune, Vol. 3, April 2015, pp. 38-56

43

You might also like