Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

NGÀY 1/2/2021

Họ và tên: Trần Thị Thu Quyên


Ngày sinh: 13/11/2000
Lớp: QKTD CLC 3
Lớp Học phần: BSA 4016 1
Trả lời câu hỏi:

1, Theo em, một doanh nghiệp/ tổ chức có nên xây dựng thương hiệu hay không?
Nếu có, vì sao?
Trả lời:
Theo em, một doanh nghiệp/ tổ chức có nên xây dựng thương hiệu cho mình và có thể
nói đây có thể là điều kiện cần. Bởi việc xây dựng thương hiệu chính là xây dựng bộ mặt
của doanh nghiệp, thương hiệu đóng vai trò tương đối quan trọng trong hoạt động xây
dựng và quá trình phát triển của doanh nghiệp/ tổ chức bất kỳ, để từ đó khách hàng có thể
nhận biết và phân biệt được các loại mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp/ tổ chức đó đang
kinh doanh. Ngoài ra thông qua các dấu hiệu này mà thương hiệu mang trong mình 4
trọng trách lớn đó là:

 Nhận biết và phân biệt các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp/ tổ
chức này với các sản phẩm dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp/ tổ chức khác.
 Thông qua dấu hiệu để đưa ra các thông tin, chỉ dẫn từ các hình ảnh, ngôn ngữ, giá
trị và công dụng của sản phẩm, dich vụ mà doanh nghiệp/ tổ chức đó kinh doanh.
Từ đó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp trong nhiệm vụ phân
khúc khách hàng, thị trường mục tiêu cũng như tạo cơ hội để định vị doanh nghiệp/
tổ chức đó với sự khác biệt. Hay còn gọi là 3 yếu tố S – T – P ( Segment – Target –
Position)
 Thương hiệu mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, cụ thể như trong việc
chuyển giao và chuyển nhượng thương hiệu hoặc khi tiến hành các biện pháp khai
thác giá trị tài chính khác.
 Xây dựng thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp/ tổ chức dễ dàng trong việc
đánh giá sự cảm nhận và tạo sự tin cậy từ khách hàng/ người tiêu dùng về sự khác
biệt, thoải mái, tin tưởng khi lựa chon tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp/ tổ
chức. Đặc biệt việc xây dựng thương hiệu thành công còn dựa trên cảm nhận của
khách hàng về sản phẩm có tốt hay không.

Nói tóm lại, việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp/ tổ chức có thể nói là
quan trọng đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp nên thực hiện để đem lại những giá trị
và lợi ích nhất định. Tạo dựng dựa trên sự khác biệt từ đó góp phần thu hút được các vốn
đầu tư

2, Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu


Trả lời: Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Đặc điểm Thương hiệu Nhãn hiệu


Ngữ cảnh sử dụng Dùng chủ yếu trong lĩnh vực Dùng chủ yếu trong lĩnh vực
kinh tế và kinh doanh, đặc pháp lý ( luật ề sở hữu trí
biệt là các hoạt động quản trị tuệ, các hiệp định thương
doanh nghiệp và marketing mại)

Nội hàm sử dụng Rộng hơn và nhấn mạnh đến Đề cập đến các quy định
các yếu tố vô hình như chiến pháp luật về đối tượng sở
lược, giá trị, cảm nhận từ hữu trí tuệ, các tình huống
khách hàng, giá trị, sản về tranh chấp và công nhận/
phẩm không công nhận nhãn hiệu

3, Phân tích các quan điểm tiếp cận khác nhau về thương hiệu? Những hạn chế của
từng quan điểm
Có một số những quan điểm tiếp cận khác nhau về thương hiệu cụ thể:
(1) Thương hiệu là nhãn hiệu (trade mark)
Theo tìm hiểu một số thông tin, cá nhân em nhận định đây là quan điểm sai bởi như
đã phân tích ở trên thì thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau và cần có sự
phân biệt rõ ràng. Cụ thể về ngữ cảnh và nội hàm sử dụng của hai thuật ngữ này hoàn
toàn khác nhau; nhãn hiệu là đối tượng sở hữu trí tuệ và cần những điều kiện nhất định,
thương hiệu lại được sử dụng rộng rãi hơn và gắn liền với mỗi ấn tượng của khách hàng
về sản phẩm và doanh nghiệp.
Hạn chế: Với quan điểm tiếp cận này sẽ khiến doanh nghiệp hiểu sai bản chất mà sử dụng
sai thời điểm cũng như ngữ cảnh của doanh nghiệp/ tổ chức  Ảnh hưởng không nhỏ tới
lĩnh vực kinh doanh hay hoạt động phát triển của doanh nghiệp/ tổ chức đó.
(2) Thương hiệu là nhãn hiệu được bảo hộ và đã nổi tiếng
Quan điểm này cũng tương tự là sai bởi thương hiệu nhấn mạnh đến các yếu tố vô
hình như chiến lược, giá trị cảm nhận từ khách hàng, giá trị sản phẩm,.. còn việc bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng là của riêng nhãn hiệu.
(3) Thương hiệu và nhãn hiệu là khác nhau, thương hiệu là tên thương mại, được dùng để
chỉ doanh nghiệp, còn nhãn hiệu là gán cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Quan điểm này là sai bởi hai đặc điểm trên cần đổi ngược cho nhau. Thương hiệu
chính là việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với hàng
hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác  gán với sản phẩm của doanh nghiệp.
Còn nhãn hiệu đề cập đến các vấn đề pháp lý, hiệp định thương mại nên tên doanh
nghiệp/ tên thương mại chính là nhãn hiệu
(4) Quan điểm này có thể được coi là bao quát nhất và đúng với nội dung và đặc điểm của
thương hiệu cũng như tránh được hiểu lầm cho doanh nghiệp/ tổ chức khi sử dụng để từ
đó khai thác được đầy đủ các chức năng cũng như vai trò của thương hiệu đem lại cho
doanh nghiệp/ tổ chức
4, Hãy bàn về một trường hợp quản trị phong cách thương hiệu mà em cho rằng
thành công.
Trả lời:
Trường hợp quản trị phong cách thương hiệu thành công có thể kể đến là Tập đoàn
Viễn thông quân đội Viettel với slogan quen thuộc – “Viettel – Hãy nói theo cách của
bạn” khi thành công trong việc thực hiện sứ mệnh “ Phổ cập dịch vụ viễn thông” ở Viêt
Nam và cuối năm 2018, Viettel tuyên bố sứ mệnh mới “ Tiên phong kiến tạo xã hội số”
cùng với đó là công cuộc chuyển đổi từ một nhà cung cấp viễn thông sang một nhà cung
cấp dịch vụ số. Nhờ công cuộc chuyển đổi này cũng như quá trình nhận diện thương hiệu
của Viettel khách hàng có thể biết tới các mảng dịch vụ chính mà Viettel đang hoạt động
và phát triển: Hạ tầng số, Giải pháp số, Nội dung số, Tài chính số; An ninh mạng và
Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra gần đây nhất vào 7/1/2020
Viettel đã tuyên bố tái định vị thương hiệu cho doanh nghiệp kéo theo sự thay đổi về
slogan, màu sắc chủ đạo của logo. Slogan mới với tên Viettel – “Theo cách của bản –
Your way”, theo đó Viettel cũng bổ sung thêm giá trị cốt lõi của mình. Với việc tái định
vị thương hiệu lần này có thể đánh giá là phù hợp với với chiến lược và tầm nhìn mới
cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp. Thêm nữa càng khằng định Viettel không
còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần nữa.
5, Trong các yếu tố cấu thành thương hiệu, yếu tố nào là quan trọng nhất? Hãy giải
thích.
Theo thông tin tìm hiểu, cá nhân em nhận định thấy yếu tố quan trọng nhất cấu thành
nên thương hiệu chính là các yếu tố vô hình về: Chất lượng sản phẩm, ấn tượng về doanh
nghiệp, giao tiếp của doanh nghiệp với cộng đồng bởi những yếu tố vô hình này chính là
nền tảng để doanh nghiệp có thể dựa vào đó xây dựng nên thương hiệu thành công và từ
đó mới thành lập được các yếu tố khác như tên thương hiệu; biểu trưng và biểu tượng;
Khẩu hiệu, nhạc hiệu và các thành tố khác. Cụ thê các yếu tố vô hình kể trên có liên quan
mật thiết tới chiển lược, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, các giá trị cảm nhận từ
khách hàng để giúp doanh nghiệp có thể quản trị thương hiệu một cách thuận tiện hơn và
tạo mối quan hệ gần gũi tin tưởng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn sản
phẩm của họ. Ngoài ra, như đã phân tích thương hiệu được sử dụng chủ yếu trong lĩnh
vực kinh tế, đặc biệt là hoạt động quản trị doanh nghiệp và marketing nên các yếu tố vô
hình là hết sức quan trọng và cần thiết trước khi cấu thành các yếu tố nào khác. Trong xây
dựng thương hiệu nếu như không có yếu tố vô hình thì các yếu tố còn lại có thể nói là vô
ích và quá trình nhận diện cũng như định vị của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều trờ ngại.

You might also like