Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Sơ lược về lịch sử phát triển bảo hiểm xã hội ở Việt Nam:


1. Giai đoạn trước năm 1945:
- Trước năm 1945 ở Việt Nam chưa có pháp luật bảo hiểm xã hội. Bởi vì đất nước
bị thực dân Pháp đô hộ. Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo đói.
- Tuy nhiên nhân dân Việt Nam có truyền thống cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau
những khi gặp rủi ro hoạn nạn. Đặc biệt là sự che chở của họ hàng làng xã thân tộc.
Cũng có một số nhà thờ tổ chức nuôi trẻ mồ côi, thực hiện tế bần (BHXH sơ khai).
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954:
- Tháng 8 năm 1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tháng 12 năm
1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân.
Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
- Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL
quy định chế độ trợ cấp cho công nhân.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76, 77 quy định thực
hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân
viên chức.
Đặc điểm của chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội ở thời kỳ này là do trong hoàn
cảnh kháng chiến gian khổ nên việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế. Tuy
nhiên, đây là thời kỳ đánh dấu sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước về chính
sách bảo hiểm xã hội. Đồng thời những quy định về bảo hiểm xã hội của Nhà nước
ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển bảo hiểm xã hội sau này.
3. Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975:
Miền Bắc được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên pháp luật về BHXH
được phát triển mở rộng nhanh. Điều lệ BHXH ban hành ngày 27/12/1961 có thể
coi là văn bản gốc về BHXH quy định đối tượng là CNVC Nhà nước, hệ thống 6
chế độ BHXH, quỹ BHXH nằm trong ngân sách nhà nước do các cơ quan đơn vị
đóng góp. Năm 1964, Điều lệ đãi ngộ quân nhân. Riêng miền Nam, BHXH cũng
thực hiện đối với công chức, quân đội làm việc cho chính thể Ngụy.
4. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995:
BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước. Có nhiều lần được sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên sau khi Nhà nước chuyển đổi
nền kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN thì chính sách BHXH bộc lộ những nội dung cần sửa đổi bổ sung.
5. Giai đoạn từ 1995 đến nay:
BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước
do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà
nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ
cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội
Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm
y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II. Nội dung cơ bản


1) Cơ sở pháp lý
a) Công ước quốc tế:
 Điều 22 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 có quy định như sau:
“Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã
hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực
quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.”
b) Văn bản pháp luật ở Việt Nam:
 Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 quy định rõ:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
 Bộ luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực vào ngày 01/01/2016.
2) Khái niệm
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm
xã hội.” – Theo khoản 1, điều 3 luật BHXH hiện hành.
3) Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
 Bảo hiểm xã hội bắt buộc Là BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người
lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH bắt buộc bao gồm
các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử
tuất.
 Bảo hiểm xã hội tự nguyện Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người
tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với thu nhập của
mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền BHXH để
hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

4) Quyền lợi của bảo hiểm xã hội


Khi tham gia BHXH, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH. – Được cấp và
quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau:
+ Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền
+ Nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng
+ Thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ
việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay
trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh
toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử
dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ
của BHXH.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định
pháp luật.
III. Làm rõ về Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

You might also like