Đ Án - Now

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp: “ Nghiên cứu, xây dựng mạng truyền
thông công nghiệp cho hệ PLC Mitsubishi tại PTN” do em tự nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của thầy TS.Dương Minh Đức. Các số liệu và kết quả là hoàn toàn đúng
với thực tế.
Để hoàn thành đồ án này em chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong danh
mục tài liệu tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào khác. Nếu
phát hiện có sự sao chép em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2019


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Đông


Lời cam đoan
Lời cam đoan

MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Ví dụ về mạng truyền thông công nghiệp…………………………………….

Hình 1.2 Cách giao tiếp giữa các máy khi chưa có mạng truyền
thông...........................3

Hình 1.3 Mô hình phân cấp chức năng công ty sản xuất công
nghiệp………………….5
Hình 2.1 Mạng truyền thông CC-
Link………………………………………………..10
Hình 2.2 Kết nối cáp chuyên dụng CC-Link………………………………………….10
Hình 2.3 Cơ chế truyền thông của hệ thống CC-Link…………………………………
12
Hình 2.4 Hệ thống mitsubishi sử dụng truyền thông CC-
Link………………………..13
Hình 2.5 Các lớp mạng trong hệ thống sản xuất của Mitsubishi ………………..……
14
Hình 2.6 Cáp Ethernet được sử dụng trong kết nối CC-Link IE Field
……………….16
Hình 2.7 Truyền thông giữa trạm chính-địa phương trong mạng CC-Link IE
Field….17
Hình 2.8 Mạng truyền thông CC-Link IE trong công
nghiệp………………………….17
Hình 2.9 Dòng iQ-R của
Mitsubishi………………………………………………….19
Hình 2.10 Các kiểu cấu hình mạng CC-Link IE………………………………………
20
Hình 2.11 Cách kết nối giữa các trạm trong mạng CC-Link IE trên dòng iQ-
R……...21

i
Danh mục hình ảnh

Hình 2.12 Module RJ71EN71…………………………………………………………


21
Hình 2.13 Các cách kết nối các trạm thông qua Module
RJ71EN71………………….23
Hình 2.14 Mô đun truyền thông CC-Link
RJ61BT11………………………………...23
Hình 2.15 Truyền thông CC-Link giữa RJ61BT11 (mô đun iQ-R ) và trạm
………….24
thiết bị thông minh và trạm I/O từ xa
Hình 2.16 Mô đun FX5U (MELSEC iQ-F ) được sử dụng tại bộ môn………….……
25
Hình 2.17 Truyền thông CC-Link trong hệ thống FX5 tại bộ
môn…………………….26
Hình 2.18 Truyền thông CC-Link với mô đun FX3U-
64CCL………………………..27
Hình 2.19 Mô đun truyền thông CC-Link FX3U-16CCL-M (trạm master)
…………..27
và FX3U-64CCL (trạm slave )
Hình 3.1 Động cơ Servo…………………………………………………………..…..29
Hình 3.2 Tín hiệu điều khiển động cơ
Servo…………………………………………..30
Hình 3.3 Phản hồi hệ thống động cơ
Servo…………………………………………….30
Hình 3.4 Mạch vòng điều khiển động cơ
Servo..............................................................30
Hình 3.5 Chi tiết biến tần Varispeed V7 CIMR-V7DT20P2…………………….
…….32
Hình 3.6 Đấu dây động cơ với biến tần…………………………………………….…
33

ii
Danh mục hình ảnh

Hình 3.7 Chi tiết nút bấm và màn hình cài đặt thông số của biến
tần…………………..34
Hình 4.1 Sơ đồ mạng thiết kế tại phòng thí nghiệm……………………………………
39
Hình 4.2 Đấu nối mạng Ethernet………………………………………………..…….40
Hình 4.3 Sơ đồ CC-Link IE Field tại phòng thí
nghiệm……………………………….40
Hình 4.4 Sơ đồ thực tế mạng CC-Link IE Field tại phòng thí nghiệm…………………
40
Hình 4.5 Các module cấu thành 1 trạm trong CC-Link
IE……………………………..41
Hình 4.6 Dữ liệu truyền từ trạm chính đến trạm cục bộ CC-Link
IE…………………..42
Hình 4.7 Dữ liệu từ trạm cục bộ đến trạm chính và trạm cục bộ khác CC-Link IE……
42
Hình 4.8 Hệ thống mạng CC-Link 1
…………………………………………………..43
Hình 4.9 Trạm thông minh……………………………………………………………43
Hình 4.10 Giao diện mô phỏng
HMI…………………………………………………..44
Hình 4.11 Module AJ65SBT-64AD…………………………………………….
…….44
Hình 4.12 Cấu tạo chi tiết Module AJ65SBT-64AD……………………………….…
45
Hình 4.13 Module A65SBT-62DA………………………………………...
………….45
Hình 4.14 Cấu tạo chi tiết Module A65SBT-62DA……………………………………
46
Hình 4.15 Module AJ65BTB2-16DT……………………………………………...
….46

iii
Danh mục hình ảnh

Hình 4.16 Cấu tạo chi tết Module AJ65BTB2-


16DT………………………………....46
Hình 4.17 Động cơ HML-15T-40-T60…………………………………………..……
48
Hình 4.18 Dữ liệu được truyền qua bộ nhớ đệm của mô đun FX3U-
64CCL………….49

iv
Danh mục từ viết tắt

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Đặc điểm cáp nối CC-


Link………………………………………………….11
Bảng 2.2 Các thiết bị hỗ trợ CC-Link…………………………………………………
13
Bảng 2.3 So sánh cơ bản về CC-Link IE Control và CC-Link IE
Field……………….15
Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật cáp
Ethernet……………………………………………..16
Bảng 2.5 Các thiết bị hỗ trợ CC-Link IE…………………………………………..
….18
Bảng 2.6 Kiểm tra lôi Module RJ71EN71 thông qua LED……………………………
22
Bảng 2.7 Giới thiệu mô đun truyền thông CC-Link RJ61BT11………………………
24
Bảng 3.1 Chi tiết khối thiết bị đầu cuối
CN6…………………………………………..33
Bảng 3.2 Thông số kĩ thuật của biến tần khi hoạt động trong mạng CC-
Link………..34
Bảng 3.3 Một số tín hiệu I/O chính của biến tần………………………………………
35

Bảng 3.4 Chi tiết các thanh ghi truyền tín hiệu từ PLC xuống biến
tần……………….36
Bảng 3.5 Chi tiết thanh ghi dữ liệu từ biến tần tới
PLC......................................37
Bảng 4.1 Thông số chi tiết các Module trong trạm CC-Link IE………………………
41
Bảng 4.2 Các trạng thái hoạt động của Module AJ65BTB2-16DT……………………
47

v
Danh mục từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PLC Programable Logic Controller Bộ điều khiển logic khả trình


PC Personal Computer Máy tính cá nhân
HMI Human – Machine Interface Giao diện người – máy
PTN Phòng thí nghiệm

vi
Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trên đà bùng nổ, mở rộng và trở thành
xu hướng tất yếu, vấn đề tự động hóa được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên
cứu cũng như ứng dụng vào công nghệ sản xuất. Với mục tiêu tăng năng suất lao
động, giảm sức lao động con người, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc ứng dụng
các logic khả trình PLC để tự động hóa quá trình sản xuất là rất cần thiết.
Trong công nghiệp hiện nay, việc ứng dụng mạng truyền thông để kết nối việc
điều khiển, giám sát các thiết bị, cơ cấu chấp hành ngày càng được sử dụng nhiều
trong các nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất.
Nhằm kiểm nghiệm lý thuyết đã được học và cũng để xây dựng một mạng
truyền thông có tính ứng dụng, gần với thực tế, em đã chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU,
XÂY DỰNG MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP CHO HỆ PLC
MITSUBISHI TẠI PTN ”. Em xin chân thành cám ơn TS.Dương Minh Đức đã định
hướng và tận tình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn
thành đồ án.
Trong quá trình hoàn thành đồ án, với trình độ kiến thức chuyên môn chưa
nhiều, kinh nghiệm thực tế còn ít và thời gian có hạn nên đồ án của em không thể
tránh được những thiếu sót. Do đó, em kính mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy,
cô và đóng góp của các bạn để em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân
thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2019


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Đông

1
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG
CÔNG NGHIỆP

Mạng truyền thông công nghiệp là một khái niệm chung chỉ các hệ thống
mạng truyền thông số, truyền bit nối tiếp, được sử dụng để ghép nối các thiết bị công
nghiệp. Các hệ thống truyền thông công nghiệp phổ biến hiện nay cho phép liên kết
mạng ở nhiều mức khác nhau, từ các cảm biến, cơ cấu chấp hành dưới cấp trường cho
đến các máy tính điều khiển, thiết bị quan sát, máy tính điều khiển giám sát và các
máy tính cấp điều hành xí nghiệp, quản lý công ty.

Hình 1.1. Ví dụ về mạng truyền thông công nghiệp

1.1. Vai trò mạng truyền thông công nghiệp


Trước đây các máy móc trong nhà máy làm việc một cách độc lập với nhau,
không có bất kì sự liên hệ nào qua giao thức vật lý. Để hoạt động liên tục giữa các
máy trong dây chuyền sản xuất thì ta cần phải có công nhân làm việc tạị mỗi máy. Khi
sản phẩm ở máy này hoàn tất thì để có thể chuyển giao sang máy hoặc dây chuyền
khác thì cần phải có sự trao đổi và xác nhận giữa những công nhân đứng máy.

2
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

Hình 1.2. Cách giao tiếp giữa các máy khi chưa có mạng truyền thông
Sự giao tiếp giữa các công nhân trong quá trình vận hành và sản xuất này là
không cần thiết, gây nhiều hạn chế trong sản xuất như:
 Làm mất nhiều thời gian, công đoạn
 Không đảm bảo tính khách quan do trực quan của con người
 Gây dư thừa lực lượng lao động tại các vị trí vận hành đơn giản
 Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và chi phí sản xuất, không thể hiện sự
chuyên nghiệp trong sản xuất công nghiệp
Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường để thay thế cách
nối điểm-điểm cổ điển giữa các thiết bị công nghiệp mang lại hàng loạt các lợi ích như
sau :
 Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: Một số lượng lớn
các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau thông qua
một đường truyền duy nhất.
 Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống: Nhờ cấu trúc đơn giản,
việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số lượng lớn cáp truyền
được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kể cho nguyên vật
liệu và công lắp đặt.
 Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Khi dùng phương pháp
truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung
thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết. Nhờ kỹ thuật truyền
thông số, không những thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, mà các thiết bị
nối mạng còn có thêm khả năng tự phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có. Hơn

3
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

thế nữa, việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự-số và số-tương tự
nâng cao độ chính xác của thông tin.
 Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống mạng chuẩn
hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị của nhiều hãng khác
nhau. Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ
thống cũng dễ dàng hơn nhiều. Khả năng tương tác giữa các thành phần (phần
cứng và phần mềm) được nâng cao nhờ các giao diện chuẩn .
 Đơn giản hóa/tiện lợi hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố của
các thiết bị : Với một đường truyền duy nhất, không những các thiết bị có thể
trao đổi dữ liệu quá trình, mà còn có thể gửi cho nhau các dữ liệu tham số, dữ
liệu trạng thái, dữ liệu cảnh báo và dữ liệu chẩn đoán. Các thiết bị có thể tích
hợp khả năng tự chẩn đoán, các trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh
giới lẫn nhau. Việc cấu hình hệ thống, lập trình, tham số hóa, chỉnh định thiết bị
và đưa vào vận hành có thể thực hiện từ xa qua một trạm kỹ thuật trung tâm.
 Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống: Sử dụng mạng
truyền thông công nghiệp cho phép áp dụng các kiến trúc điều khiển mới như
điều khiển phân tán, điều khiển phân tán với các thiết bị trường, điều khiển
giám sát hoặc chẩn đoán lỗi từ xa qua Internet, tích hợp thông tin của hệ thống
điều khiển và giám sát với thông tin điều hành sản xuất và quản lý công ty.
Có thể nói, mạng truyền thông công nghiệp đã làm thay đổi hẳn tư duy và thiết
kế và tích hợp hệ thống. Ưu thế của giải pháp dùng mạng công nghiệp không những
nằm ở phương diện kỹ thuật, mà còn ở khía cạnh hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, ứng
dụng của nó rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, như điều khiển quá trình,
tự động hoá xí nghiệp, tự động hoá toà nhà, điều khiển giao thông,… Trong điều khiển
quá trình, các hệ thống bus trường đã dần thay thế các mạch dòng tương tự (current
loop) 4-20mA . Trong các hệ thống tự động hoá xí nghiệp hoặc tự động hoá toà nhà,
một số lượng lớn các phần tử trung gian được bỏ qua nhờ các hệ bus ghép nối trực tiếp
các thiết bị cảm biến và chấp hành. Nói tóm lại, sử dụng mạng truyền thông công
nghiệp là không thể thiếu được trong việc tích hợp các hệ thống tự động hoá hiện đại.

4
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

1.2. Phân cấp mạng truyền thông công nghiệp

Hình 1.3. Mô hình phân cấp chức năng công ty sản xuất công nghiệp

 Cấp chấp hành : Đây là cấp nằm sát với dây chuyền sản xuất nhất. Các thiết bị
chính trong cấp này là các thiết bị đo lường (sensor, transducer, transmitter)
hoặc cơ cấu chấp hành (actuator, valve) , chúng có thể được nối mạng trực tiếp
hoặc thông qua đường Bus để nối với cấp trên (cấp điều khiển ). Hệ thống Bus
dùng để kết nối các thiết bị cấp chấp hành với cấp điều khiển gọi là Bus trường.
 Cấp điều khiển: Cấp này bao gồm các trạm điều khiển hiện trường (FCS) , các
thiết bị quan sát và các bộ điều khiển lập trình (PLC),… Chức năng thu thập
các tín hiệu từ cấp chấp hành, tổng hợp dữ liệu ,điều khiển logic,… Các thiết bị
này được kết nối với nhau và kết nối với các máy tính trên cấp điều khiển giám
sát thông qua bus hệ thống (system bus) hay bus quá trình (process bus).
 Cấp điều khiển và giám sát : Các thiết bị trong cấp này bao gồm trạm giao
tiếp người-máy (HIS), các trạm thiết kế kĩ thuật và các thiết bị phụ trợ khác.
Chức năng của cấp này là thực hiện điều khiển quá trình , thực hiện các thuật
toán tối ưu,…
 Cấp điều hành sản xuất: Là cấp quản lý nhà máy và thực hiện phối hợp nhiều
nhiệm vụ quản lý khác nhau như quản lý kĩ thuật, quản lý sản xuất quản lý nhân
lực…

5
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

 Cấp quản lý công ty: Thực hiện kết nối và phối hợp các hoạt động quản lý
khác nhau trên mọi nhà máy, chi nhánh và văn phòng công ty tại nhiều thành
phố và quốc gia khác nhau.
 Bus trường, bus thiết bị : Bus trường (fieldbus) thực ra là một khái niệm
chung được dùng trong các ngành công nghiệp chế biến để chỉ các hệ thống bus
nối tiếp, sử dụng kỹ thuật truyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều
khiển (PC, PLC) với nhau và với các thiết bị ở cấp chấp hành, hay các thiết bị
trường. Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, truyền động và
chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết. Các thiết bị có khả năng nối
mạng là các vào/ra phân tán (distributed I/O), các thiết bị đo lường hoặc cơ cấu
chấp hành có tích hợp khả năng xử lý truyền thông. Một số kiểu bus trường chỉ
thích hợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với các bộ điều
khiển, cũng được gọi là bus chấp hành/ cảm biến.
Trong công nghiệp chế tạo (tự động hóa dây chuyền sản xuất, gia công, lắp
ráp) hoặc ở một số lĩnh vực ứng dụng khác như tự động hóa tòa nhà, sản xuất
xe hơi, khái niệm bus thiết bị lại được sử dụng phổ biến. Có thể nói, bus thiết bị
và bus trường có chức năng tương đương, nhưng do những đặc trưng riêng biệt
của hai ngành công nghiệp, nên một số tính năng cũng khác nhau. Tuy nhiên,
sự khác nhau này ngày càng trở nên không rõ rệt, khi mà phạm vi ứng dụng của
cả hai loại đều được mở rộng và đan chéo sang nhau. Trong thực tế, người ta
cũng dùng chung một khái niệm là bus trường.
Các hệ thống bus trường được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là PROFIBUS,
ControlNet, INTERBUS, CAN, WorldFIP, P-NET, Modbus.
 Bus hệ thống, Bus điều khiển: Qua bus hệ thống mà các máy tính điều khiển
có thể phối hợp hoạt động, cung cấp dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và
trạm quan sát (có thể gián tiếp thông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên
các trạm chủ) cũng như nhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm phía
trên. Thông tin không những được trao đổi theo chiều dọc, mà còn theo chiều
ngang. Các trạm kỹ thuật, trạm vận hành và các trạm chủ cũng trao đổi dữ liệu
qua bus hệ thống. Ngoài ra các máy in báo cáo và lưu trữ dữ liệu cũng có thể
được kết nối qua mạng này.
Khi bus hệ thống được sử dụng chỉ để ghép nối theo chiều ngang giữa các
máy tính điều khiển, người ta thường dùng khái niệm bus điều khiển. Vai trò
của bus điều khiển là phục vụ trao đổi dữ liệu thời gian thực giữa các trạm điều
khiển trong một hệ thống có cấu trúc phân tán. Bus điều khiển thông thường có

6
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

tốc độ truyền không cao, nhưng yêu cầu về tính năng thời gian thực thường rất
khắt khe.
Do các yêu cầu về tốc độ truyền thông và khả năng kết nối dễ dàng nhiều loại
máy tính, hầu hết các kiểu bus hệ thống thông dụng đều dựa trên nền Ethernet,
ví dụ Industrial Ethernet, Fieldbus Foundation’s High Speed Ethernet (HSE),
Ethernet/IP.
 Mạng xí nghiệp: Mạng xí nghiệp thực ra là một mạng LAN bình thường, có
chức năngkết nối các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành sản xuất với cấp
điều khiển giám sát. Thông tin được đưa lên trên bao gồm trạng thái làm việc
của các quá trình kỹ thuật, các giàn máy cũng như của hệ thống điều khiển tự
động, các số liệu tính toán, thống kê về diễn biến quá trình sản xuất và chất
lượng sản phẩm. Thông tin theo chiều ngược lại là các thông số thiết kế, công
thức điều khiển và mệnh lệnh điều hành. Ngoài ra, thông tin cũng được trao đổi
mạnh theo chiều ngang giữa các máy tính thuộc cấp điều hành sản xuất, ví dụ
hỗ trợ kiểu làm việc theo nhóm, cộng tác trong dự án, sử dụng chung các tài
nguyên nối mạng (máy in, máy chủ,...). Hai loại mạng được dùng phổ biến cho
mạng xí nghiệp là Ethernet và Token-Ring, trên cơ sở các giao thức chuẩn như
TCP/IP và IPX/SPX.
 Mạng công ty: Mạng công ty nằm trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống
truyền thông của một công ty sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của mạng công
ty gần với một mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiều hơn
trên các phương diện phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháp truyền thông
và các yêu cầu về kỹ thuật. Chức năng của mạng công ty là kết nối các máy tính
văn phòng của các xí nghiệp, cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin nội bộ và
với các khách hàng như thư viện điện tử, thư điện tử, hội thảo từ xa qua điện
thoại, hình ảnh, cung cấp dịch vụ truy cập Internet và thương mại điện tử, v.v...

Mạng công ty có vai trò như một đường cao tốc trong hệ thống hạ tầng cơ sở truyền
thông của một công ty, vì vậy đòi hỏi về tốc độ truyền thông và độ an toàn, tin cậy đặc
biệt cao. Fast Ethernet, FDDI, ATM là một vài ví dụ công nghệ tiên tiến được áp dụng
ở đây trong hiện tại và tương lai.

7
Chương 1. Tìm hiểu chung về mạng truyền thông công nghiệp

1.3. Kết luận

Sau một thời gian tìm hiểu em thấy được tầm quan trọng và cần thiết của mạng
truyền thông trong ngành công nghiệp. Nắm được nhưng kiến thức cơ bản của mạng
truyền thông từ đó làm tiền đề để nghiện cứu mạng truyền thông của Mitsubishi.

8
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU VỀ CÁC MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG
HỆ THỐNG

Mạng truyền thông của Mitsubishi hiện giờ đang rất phát triển đặc biệt là hệ
thống mạng CC-Link đang được phổ biến toàn cầu. Mạng lưới CC-Link như một giải
pháp cho nhu cầu tối ưu hóa toàn bộ hệ thống tích hợp các chức năng khác nhau không
chỉ kiểm soát mà còn quản lý thiết bị, bảo trì thiết bị và thu thập giữ liệu. Mạng lưới
CC-Link mang lại một tầm nhìn mạng công nghiệp dựa trên Ethenet và đang được
thực hiện, nó cho phép truyền dữ liệu một các liền mạch từ lớp mạng thông tin đến lớp
thiết bị hiện trường.
Trước khi đi vào tìm hiểu mạng lưới CC-Link, ta cùng tìm hiểu về giao thức
OSI, nó là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở, là một thiết kế dựa vào
nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các
máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng.

2.1. Kiến trúc giao thức OSI


Trên thực tế, khó có thể xây dựng một mô hình chi tiết thống nhất về chuẩn
giao thức và dịch vụ cho tất cả các hệ thống truyền thông, nhất là khi các hệ thống rất
đa dạng và hoạt động tồn tại độc lập. Chính vì vậy, năm 1983 tổ chức chuẩn hóa quốc
tế ISO đã đưa ra chuẩn ISO 7498 với mô hình quy chiếu OSI (Open System
Interconection- Reference Model), nhằm hỗ trợ xây dựng các hệ thống truyền thông có
khả năng tương tác.
Theo mô hình OSI, chức năng hay dịch vụ của một hệ thống truyền thông được
chia thành bảy lớp, tương ứng với mỗi lớp dịch vụ là một lớp giao thức. Các lớp này
có thể do phần cứng hay phần mềm thực hiện, tuy nhiên chuẩn này không đề cập chi
tiết một đối tác truyền thông phải thực hiện từng lớp đó như thế nào. Một lớp thực
hiện dịch vụ của mình trên cơ sở sử dụng các dịch vụ ở một lớp phía dưới và theo
đúng giao thức quy định tương ứng. Thông thường, các dịch vụ cấp thấp do phần cứng
(các vi mạch điện tử) thực hiện, trong khi các dịch vụ cao cấp do phần mềm (hệ điều
hành, phần mềm điều khiển, phần mềm ứng dụng) đảm nhiệm.
Việc phân lớp không những có ý nghĩa trong việc mô tả, đối chiếu các hệ thống
truyền thông, mà còn giúp ích cho việc thiết kế các thành phần giao diện mạng. Một
lớp bất kỳ trong bảy lớp có thể thay đổi trong cách thực hiện mà không ảnh hưởng đến

9
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

các lớp khác, chừng nào nó giữ nguyên giao diện với lớp trên và lớp dưới nó. Vì vậy
đây là một mô hình qui chiếu có tính chất dùng để tham khảo, không phải hệ thống
truyền thông nào cũng thực hiện đầy đủ cả bảy lớp.

Hình 2.1. Mô hình quy chiếu ISO/OSI [1]


Chức năng các lớp :
 Lớp vật lý : Lớp vật lý định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các
thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, và
các đặc tả về cáp nối (cable). Các thiết bị tầng vật lý bao gồm Hub, bộ
lặp(repeater),thiết bị chuyển đổi tín hiệu (Converter), thiết bị tiếp hợp mạng
(network adapter) và thiết bị tiếp hợp kênh máy chủ (Host Bus Adapter)- (HBA
dùng trong mang lưu trữ (Storage Area Network)). Chức năng và dịch vụ căn
bản được thực hiện bởi lớp vật lý bao gồm:

10
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một
môi trường truyền dẫn phương tiện truyền thông (transmission
medium).
- Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được
chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh
chấp tài nguyên (contention) và điều khiển lưu lượng.
- Điều chế (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số (digital
data) của các thiết bị người dùng và các tín hiệu tương ứng được truyền
qua kênh truyền thông (communication channel).
 Lớp liên kết dữ liệu : Lớp liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện có tính
chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng (truy cập
đường truyền, đưa dữ liệu vào mạng), phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong
tầng vật lý nếu có. Cách đánh địa chỉ mang tính vật lý, nghĩa là địa chỉ được mã
hóa cứng vào trong các thẻ mạng (network card) khi chúng được sản xuất. Hệ
thống xác định địa chỉ này không có đẳng cấp (flat scheme).  Lớp liên kết dữ
liệu chính là nơi các thiết bị chuyển mạch (switches) hoạt động. Kết nối chỉ
được cung cấp giữa các nút mạng được nối với nhau trong nội bộ mạng.
 Lớp mạng : Lớp mạng cung cấp các chức năng và quy trình cho việc truyền các
chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông qua một hoặc
nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of service) mà lớp
vận chuyển yêu cầu. Lớp mạng thực hiện chức năng định tuyến. Các thiết bị
định tuyển (router) hoạt động tại lớp này - gửi dữ liệu ra khắp mạng mở rộng,
làm cho liên mạng trở nên khả thi (còn có thiết bị chuyển mạch (switch) lớp 3,
còn gọi là chuyển mạch IP). Đây là một hệ thống định vị địa chỉ lôgic (logical
addressing scheme) – các giá trị được chọn bởi kỹ sư mạng. Hệ thống này có
cấu trúc phả hệ. Ví dụ điển hình của giao thức tầng 3 là giao thức IP.
 Lớp vận chuyển : Lớp vận chuyển cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển dữ
liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan
tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả. Lớp vận
chuyển kiểm soát độ tin cậy của một kết nối được cho trước. Một số giao thức
có định hướng trạng thái và kết nối (state and connection orientated). Có nghĩa
là lớp vận chuyển có thể theo dõi các gói tin và truyền lại các gói bị thất bại.
Một ví dụ điển hình của giao thức lớp 4 là TCP. Lớp này là nơi các thông điệp
được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP.
 Lớp kiểm soát nối : Lớp kiểm soát nối kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các
máy tính. Lớp này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng

11
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

địa phương và trình ứng dụng ở xa. Lớp này còn hỗ trợ hoạt động song song
(duplex) hoặc bán song công (half-duplex) hoặc đơn công (Simplex) và thiết lập
các quy trình đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing) - giúp việc phục hồi
truyền thông nhanh hơn khi có lỗi xảy ra, vì điểm đã hoàn thành đã được đánh
dấu - trì hoãn (adjournment), kết thúc (termination) và khởi động lại (restart).
Mô hình OSI uỷ nhiệm cho lớp này trách nhiệm "ngắt mạch nhẹ nhàng"
(graceful close) các phiên giao dịch (một tính chất của giao thức kiểm soát giao
vận TCP) và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên, đây là phần thường không
được dùng đến trong bộ giao thức TCP/IP.
 Lớp biểu diễn dữ liệu : Lớp biểu diễn dữ liệu hoạt động như tầng dữ liệu trên
mạng, lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi
từ tầng Application sang dạng Fomat chung. Và tại máy tính nhận, lớp này lại
chuyển từ Fomat chung sang định dạng của tầng Application. Lớp thể hiện thực
hiện các chức năng sau:
- Dịch các mã ký tự từ ASCII sang EBCDIC.
- Chuyển đổi dữ liệu, ví dụ từ số interger sang số dấu phảy động.
- Nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu truyền trên mạng.
- Mã hoá và giải mã dữ liệu để đảm bảo sự bảo mật trên mạng.
 Lớp ứng dụng : Lớp ứng dụng là lớp gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp
phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông
qua chương trình ứng dụng. Lớp này là giao diện chính để người dùng tương
tác với chương trình ứng dụng, và qua đó với mạng. Một số ví dụ về các ứng
dụng trong lớp này bao gồm Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức
truyền thư điện tử SMTP, HTTP, X.400 Mail remote.

2.2. Truyền thông CC-LINK


CC-Link là viết tắt của Liên kết Control & Communication Link (Điều khiển &
Truyền thông). Mục đích của nó là để tích hợp điều khiển và truyền thông hệ thống.
CC-Link là một mạng mở. Thông số kỹ thuật của nó đã được phổ biến rộng rãi đến
nhà cung cấp các cảm biến và van sử dụng trong môi trường FA. Nó là một hệ thống
liên kết dữ liệu có nhiệm vụ cấu hình cho một hệ thống phân tán bằng phương pháp
dẫn dây tối ưu và tiết kiệm chi phí. Trên một sức mạnh hiệu suất vượt trội, nó đã thiết
lập một sơ đồ theo dõi đáng kể và có sự tin tưởng của người dung. Với việc có thể kết
nối 64 trạm và có tới 8192 điểm tín hiệu mỗi đầu vào và ra từ xa.
CC-Link có các đặc tính sau:

12
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 Hiệu suất được chứng minh bởi được sử dụng trong nhiều năm bởi
nhiều người.
 Hệ thống I/O từ xa có thể được cấu hình theo cách thức tương đối ít chi
phí.
 Các thiết bị I/O, cảm biển, van và bộ dẫn động tương thích với CC-
Link do các nhà sản xuất chế tạo có thể được kết hợp với hệ thống.
 Điều khiển phân bổ thông qua giao tiếp giữa các bộ điều khiển.
 Chức năng RAS (chỉ số của vận hành ổn định, đảm bảo và tin cậy ).

Hình 2.2. Mạng truyền thông CC- Link


2.2.1. Chuẩn vật lý
CC-Link sử dụng chuẩn vật lý RS-485. RS-485 sử dụng tín hiệu điện áp chênh
lệch đối xứng giữa hai dây dẫn A và B. Ngưỡng giới hạn quy định cho VCM đối với
RS-485 được nới rộng ra khoảng -7V đến +12V.
Liên kết RS485 được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nơi mà môi
trường nhiễu khá cao và sự  tin tưởng vào tính  ổn định của hệ  thống là điều quan
trọng. Bên cạnh đó khả năng truyền thông qua khoảng cách xa ở tốc độ cao cũng rất
được quan tâm, đặc biệt là tại những nơi mà có nhiều trạm giao tiếp được trải ra trên

13
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

diện rộng.

Hình 2.3. Sơ đồ bộ kích thích (driver) và bộ thu (reciever) RS-485 [2]


Các thông số quan trọng của RS-485:
Bảng 2.1. Tóm tắt các thông số quan trọng của RS-485 [3]
Thông số Điều kiện Tối thiểu Tối đa
Điện áp đầu ra hở mạch ±1.5V ±6V
Điện áp đầu ra khi có tải Rload = 54Ω ±1.5V ±5V
Thời gian quá độ đầu ra Rload = 54Ω 30% TB*
Cload= 54pF
Dòng ra ngắn mạch ±250mA
Điện áp chế độ chung đầu ra Rload = 54Ω -1V 3V
VOC
Độ nhạy cảm đầu vào -7V ≤ VCM ≤ ±200mA
12V
Điện áp chế độ chung VCM -7V 12V
Ngưỡng cho giá trị logic 1 12kΩ

RS-485 cho phép nối mạng 32 tải đơn vị, ứng với 32 bộ thu phát hoặc nhiều
hơn, tùy theo cách chọn tải cho mỗi thiết bị thành viên. Thông thường mỗi bộ thu phát
được thiết kế tương đương với một tải đơn vị.
RS-485 cho phép khoảng cách tối đa giữa trạm đầu vào và trạm cuối cùng trong
một đoạn mạng là 1200m, không phụ thuộc vào số trạm thạm gia. Tốc độ truyền dẫn
tối đa có thể lên tới 10 Mb/s. Tuy nhiên có sự giàng buộc giữa tốc độ truyền dẫn tối đa
và độ dây dài cho phép, tức là một mạng dài 1200m không thể làm việc với tốc độ 10

14
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Mb/s. Quan hệ giữa chúng phụ thuộc nhiều vào chất lượng cáp dẫn được dùng cũng
như phụ thuộc vào việc đánh giá chất lượng tín hiệu.

2.2.2. Phương thức truyền dữ liệu


 Mạng truyền thông CC-Link truyền dữ liệu theo 2 phương pháp dưới đây:
Bảng 2.2. Tóm tắt 2 phương pháp truyền dữ liệu

ST Phương Tổng quan về truyền


Chương trình truyền nhận
T pháp thông

Dữ liệu trong khu vực được Không cần chương trình


Chu kì truyền cài đặt theo thông số mạng nào( Truyền thông xảy ra
1
dữ liệu được trao đổi định kì và tự theo thiết lập tham số
động mạng )

Dữ liệu trao đổi giữa các bộ Bắt buộc phải có chương


điều khiển khả trình chỉ khi trình ( Hoạt động truyền
Truyền nhất
2 được yêu cầu. Việc truyền nhận được thực hiện bởi 1
thời
nhận được thực hiện giữa chương trình có các lệnh
các chu kì truyền dữ liệu chuyên dụng)

 Danh sách bộ nhớ đệm :


Bảng 2.3. Danh sách bộ nhớ đệm [4]
Kí Kiểu dữ
STT Tên gọi Mô tả
hiệu liệu
Chuyển tiếp
1 SB liên kết đặc Lưu trạng thái liên kết dữ liệu. Bit
biệt
Thanh ghi
2 SW liên kết đặc Lưu trạng thái liên kết dữ liệu. Word
biệt
Đối với trạm chủ: Lưu tín hiệu đầu vào từ
trạm từ xa/cục bộ/thiết bị thông minh/dự
Đầu vào từ
3 RX phòng chính. Bit
xa
Đối với trạm cục bộ: Lưu trạng thái đầu
vào từ trạm chủ.

15
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Đối với trạm chủ: Lưu trạng thái đầu ra ở


trạm từ xa/cục bộ/thiết bị thông minh/dự
phòng chính.
Đối với trạm cục bộ: Lưu trạng thái đầu ra Bit
4 RY Đầu ra từ xa
ở trạm chủ. Bên cạnh đó, lưu dữ liệu nhận
được từ trạm từ xa/ trạm cục bộ khác/
trạm thiết bị thông minh/ trạm dự phòng
chính.
Đối với trạm chủ: Lưu dữ liệu gửi ở trạm
Thanh ghi từ thiết bị từ xa/tất cả các trạm cục bộ/trạm Word
5 RWw
xa thiết bị thông minh và trạm dự phòng
chính.
Đối với trạm cục bộ: Lưu dữ liệu đã gửi ở
trạm chủ/ các trạm cục bộ khác/ trạm thiết
Thanh ghi từ bị thông minh/ trạm dự phòng chính. Bên Word
6 RWr
xa cạnh đó, lưu trữ dữ liệu nhận từ trạm thiết
bị từ xa/ các trạm cục bộ khác/ trạm thiết
bị thông minh và trạm dự phòng chính.

 Cơ chế truyền dữ liệu :

Hình 2.4. Cơ chế truyền thông của hệ thống CC-Link (Trạm chủ  Trạm I/O từ xa) [5]

Các tín hiệu đầu ra (Y hoặc RWw) của trạm chính (trạm địa phương) sẽ trở
thành các giá trị đầu ra của trạm từ xa và các giá trị đầu vào của trạm từ xa (X hoặc
RWr) cũng sẽ trở thành giá trị đầu vào của trạm chính (trạm địa phương).
Từ (1) → (3) mô tả truyền tín hiệu đầu vào:

16
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

(1) : Trạng thái của đầu vào X bên ngoài được truyền đến RX trong module
mạng trạm từ xa.
(2) : Tín hiệu đầu ra từ xa RX từ module trạm từ xa được truyền đến RX
tương ứng trong module mạng trạm chính.
(3) : Tùy chọn vào đặt tham số, tín hiệu đầu vào từ xa RX trong module
mạng trạm chính được truyền đến đầu vào X trong CPU.
Từ (4) → (6) mô tả truyền tín hiệu đầu ra:
(4) : Trạng thái của đầu ra Y trong CPU được truyền đến RY trong module
mạng trạm chính.
(5) : Tín hiệu đầu ra từ xa RY từ module trạm chính được truyền đến RY
tương ứng trong module mạng trạm từ xa.
(6) : Tín hiệu đầu ra từ xa RY được truyền tới đầu ra Y tương ứng
Trạm chủ và trạm địa phương sẽ giao tiếp theo kiểu “truyền chéo” tức là đầu ra
RY của trạm này sẽ là đầu vào RX của trạm kia.

Hình 2.5. Cơ chế truyền dữ liệu giữa trạm chủ và trạm địa phương mạng CC-Link [6]

2.2.3. Cách đánh số trạm

Khi chỉ có 1 trạm điều khiển nhiều trạm cùng kết nối, số trạm được tính theo
thứ tự từ 1. Tuy nhiên, khi hai hoặc nhiều trạm điều khiển các trạm kết nối, số trạm
được tính tương ứng với số trạm được quản lý. Trạm chủ được đánh số 0.

17
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 2.6. Cách đánh số trạm [7]

2.3. Truyền thông CC-Link IE


CC-Link IE là viết tắt của “Control and Communication Link using Industrial
Ethernet” ( Liên kết điều khiển và truyền thông bằng Ethernet công nghiệp). Là một
mạng mở tốc độ cao và dung lượng lớn được dựa trên nền tảng mạng Ethernet sử dụng
trong môi trường hỗn hợp bao gồm dữ liệu điều khiển và dữ liệu quản trị của thiết bị,
CC-link IE được thiết kế để đảm bảo mô ̣t mạng có đô ̣ tin câ ̣y cao , cung cấp điều khiển
phân tán tốc đô ̣ cao , công suất lớn. Nó như xương sống của mạng truyền thông
Mitsubishi cung cấp kiểm soát đảm bảo của từng mạng trường.

Hình 2.7. Mạng truyền thông CC-Link IE

Mạng CC-Link IE gồm hai loại là CC-Link IE Control và CC-Link IE Field :

18
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 CC-Link IE Control là mạng công nghiệp Ethernet nhận được độ tin cậy
cao. Với việc có thể kết nối tối đa 120 trạm và có tới 32768 tín hiệu điều
khiển nó dễ dàng phục vụ như một mạng lưới chính để phục vụ trong
khuôn viên nhà máy quản lý phối hợp giữa một hệ thống điều khiển
phân tán quy mô lớn và trường riêng.
 CC-Link IE Field là mạng công nghiệp Ethernet cho hệ thống sản xuất
thông minh hơn. Cung cấp kiểm soát phân phối tích hợp thời gian thực
của I/O trong khi liên kết nhiều mạng ở tốc độ 1G. Chức năng giao tiếp
an toàn và giao tiếp chuyển động đã được them mới cho các hệ thống
được đơn giản. Với những cải tiến hiện nay thì CC-Link IE Field có thể
liên kết đến 254 module (cả master và slave) và có tới 32768 tín hiệu
điều khiển.

Bảng 2.4. So sánh cơ bản về CC-Link IE Control và CC-Link IE Field


CC-Link IE Control CC-Link IE Field
Đặc tính Dung lượng lớn, độ tin cậy Đa công dụng, hệ thống linh
cao, khoảng cách xa. hoạt.
Mục đích Điều khiển phân tán. Điều khiển phân tán, điều khiển
I/O.
Phương tiện Ethernet-cáp quang: tốn kém Ethernet-cáp xoắn đôi: ít tốn
truyền thông và đòi hỏi khả năng đi dây kém và đi dây dễ dàng hơn.
kháng nhiễu cao.
Cấu trúc Dạng vòng, có độ tin cậy cao Dạng sao, dạng vòng, dạng
mạng hơn vòng lặp kép. tuyến, linh hoạt trong việc đi
dây.
Số điểm thiết Word: 128k điểm, Bit: 32k Word: 16k điểm, Bit: 32k điểm.
bị tối đa điểm.
Khoảng cách 550m 100m
tối đa giữa
các trạm
Số trạm tối 120 (1 master + 119 local) 245 (1 master + 253 local)
đa
Tổng khoảng 66km 12,1km
cách tối đa

19
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

2.3.1. Chuẩn vật lý


CC-Link IE dùng cáp Ethernet chuẩn RJ-45. RJ-45 là đầu nối có 8-pin (8 chân),
RJ-45 Outlet hoặc RJ-45 Socket là lỗ cắm hay hốc cắm cho các đầu nối RJ-45.

Hình 2.8. Cáp Ethernet chuẩn RJ-45 được sử dụng trong kết nối CC-Link IE Field
2.3.2. Phương thức truyền dữ liệu
Mạng CC-Link IE truyền dữ liệu bằng cách sử dụng 2 chế độ truyền thông là
chu kì truyền dữ liệu và truyền nhất thời giống như CC-Link.
a) CC-Link IE Control
 Danh sách bộ nhớ đệm :

Bảng 2.5. Danh sách các biến truyền thông trên mạng CC Link IE Control
Kí Kiểu dữ
STT Tên gọi Mô tả
hiệu liệu
Dữ liệu bit chỉ ra trạng thái vận hành và liên Bit
Rơ le liên
1 SB kết dữ liệu của module trên mạng CC Link
kết đặc biệt
IE
Thanh ghi Dữ liệu Word chỉ ra trạng thái vận hành và Word
2 SW liên kết đặc liên kết dữ liệu của module trên mạng CC
biệt Link IE
Rơ le liên Dữ liệu bit truyền từ mỗi trạm trên mạng CC Bit
3 LB
kết Link IE Control
Thanh ghi Dữ liệu Word truyền từ mỗi trạm trên mạng Word
4 LW
liên kết CC Link IE Control
Đầu vào Dữ liệu bit nhận từ mỗi trạm trên mạng CC Bit
5 LX
liên kết Link IE Control
Đầu ra liên Dữ liệu bit gửi từ mỗi trạm trên mạng CC Bit
6 LY Link IE Control
kết
 Cơ chế truyền dữ liệu :

20
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Tín hiệu trong PLC tới Rơ le liên kết (LB) hoặc thanh ghi liên kết (LW)
tương ứng của trạm này sẽ được truyền tới tương ứng với LB, LW có cùng số
trong trạm kia, và truyền tới các biến tương ứng trong PLC.
Tín hiệu trong PLC tới đầu ra liên kết (LY) tương ứng của trạm này sẽ
được truyền tới tương ứng với LX có cùng số trong trạm kia, và truyền tới các
biến tương ứng trong PLC trạm kia.
b) CC-Link IE Field
 Danh sách bộ nhớ đệm :
Bảng 2.6. Danh sách bộ nhớ đệm trong mạng CC-Link IE Field
Kí Kiểu dữ
STT Tên gọi Mô tả
hiệu liệu
Dữ liệu bit chỉ ra trạng thái vận hành và
Rơ le liên Bit
1 SB liên kết dữ liệu của module trên mạng CC
kết đặc biệt
Link IE.
Thanh ghi Dữ liệu Word chỉ ra trạng thái vận hành
2 SW liên kết đặc và liên kết dữ liệu của module trên mạng Word
biệt CC Link IE.
Đầu vào từ Dữ liệu bit truyền từ trạm phụ tới trạm Bit
3 RX
xa chủ.
Đầu ra từ Dữ liệu bit truyền từ trạm chủ tới trạm Bit
4 RY
xa phụ.
Thanh ghi Dữ liệu Word truyền từ trạm chủ tới trạm Word
5 RWw
từ xa phụ.
Thanh ghi Dữ liệu Word truyền từ trạm phụ tới trạm Word
6 RWr
từ xa chủ.

 Cơ chế truyền dữ liệu:


- Truyền dữ liệu giữa trạm chủ và trạm địa phương và các trạm địa phương
với nhau:

Trạng thái của đầu ra Y (RWw) trong module CPU của từng trạm sẽ được truyền
đến các đầu ra từ xa RY (RWw) tương ứng trong module mạng CC-Link IE Field. Các
giá trị RY (RWw) sẽ là các tín hiệu đầu vào từ xa RX (RWr), và truyền đến RX (RWr
có cùng số khi đến module mạng của trạm tương ứng (các giá trị được đặt khi cấu
hình). Các giá trị RX (RWr) này sẽ truyền đến các đầu vào X (W) tương ứng trong
module CPU trạm đó để thực hiện các chương trình được định sẵn.

21
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 2.9. Ví dụ truyền giữa trạm chủ và các trạm địa phương [8]

Chi tiết hơn ta xét ví dụ về hệ thống đóng gói chai dưới đây:

Hình 2.10. Ví dụ hệ thống đóng gói sản phẩm [9]

Hệ thống sẽ di chuyển chai trên băng tải, khi cảm biến đếm được 6 chai, băng
tải sẽ dừng và nhân viên sẽ đóng gói. Khi đóng gói xong, nhân viên ấn nút X20 để
băng tải tiếp tục hoạt động.
Tại trạm số 0, khi cảm biến X20 đếm được 6 chai → đầu ra counter C0 = 1 →
đầu ra Y1000 = 1. Cuộn dây Y60 ngắt kích hoạt, băng tải dừng. Trạng thái Y1000 sẽ
được truyền đến đầu ra từ xa RY0 tương ứng (cài đặt trước) trong trạm số 0 và sẽ là
đầu vào từ xa RX, truyền đến RX0 trong module mạng trạm số 1. Giá trị RX0 này sẽ

22
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

truyền đến X1000 (cài đặt trước) tại trạm số 1 → tiếp điểm X1000 = 1 → Y40 = 1,
đóng gói chai.
Khi X20 (tại trạm số 1) = 1 → Y1000 = 1. Trạng thái Y1000 sẽ được truyền
đến đầu ra từ xa RY0 tương ứng (cài đặt trước) trong trạm số 1 và sẽ là đầu vào từ xa
RX, truyền đến RX0 trong module mạng trạm số 0. Giá trị RX0 này sẽ truyền đến
X1000 (cài đặt trước) tại trạm số 0 → tiếp điểm X1000 = 1 → C0 = 0, Y60 = 1, băng
tải hoạt động. Hệ thống tiếp tục lặp lại như vậy.
- Truyền dữ liệu giữa trạm chủ (trạm địa phương) và trạm từ xa :

Các tín hiệu đầu ra (Y hoặc RWw) của trạm chính (trạm địa phương) sẽ trở
thành các giá trị đầu ra của trạm từ xa và các giá trị đầu vào của trạm từ xa (X hoặc
RWr) cũng sẽ trở thành giá trị đầu vào của trạm chính (trạm địa phương).

Hình 2.11. Giao tiếp giữa trạm chủ/địa phương với trạm từ xa [10]

Ta xét ví dụ minh họa dưới đây:

23
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 2.12. Ví dụ giao tiếp điều khiển bật/tắt tín hiệu mạng CC Link IE Field[11]

Tại trạm số 0, khi X20 = ON → Y1140 = 1. Trạng thái Y1140 sẽ được truyền đến
đầu ra từ xa RY140 tương ứng (cài đặt trước) trong trạm số 0 và cũng là đầu ra từ xa
RY140 trong module mạng trạm số 2. Thông qua làm mới liên kết, đầu ra Y140 (trạm
số 2) = 1 → đèn Y140 sáng.
Khi X100 (đầu vào từ xa RX100 trạm số 2) = ON, tín hiệu sẽ được truyền tới
RX100 trong module mạng trạm số 0. Thông qua làm mới liên kết, đầu vào X1100
(trạm số 0) = 1 → đèn Y60 sáng.

2.4. Kết luận


Ở chương này, ta đã tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi có trong
hệ thống mạng truyền thông có trong phòng thí nghiệm. Nắm bắt được các chuẩn vật
lý cũng như cơ chế truyền dữ liệu của các mạng truyền thông từ đó có thể tiến hành
thiết kế mạng truyền thông tại phòng thí nghiệm. Sau đây, ta cùng tìm hiểu về các thiết
bị có trong mạng truyền thông.

24
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

CHƯƠNG 3
CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG MẠNG TRUYỀN
THÔNG PTN

3.1. PLC MELSEC iQ-R


Bộ điều khiển khả trình Mitsubishi, hay còn được gọi là bộ điều khiển khả trình
tự động hoá (PAC) ,thực hiện tự động hoá trong nhiều ứng dụng hay tình huống điều
khiển khác nhau.

Hình 3.1. Dòng iQ-R của Mitsubishi

Dòng PLC MELSEC iQ-R là dòng sản phẩm PLC mới nhất do Mitsubishi phát
triển và sản xuất, được tung ra năm 2014. Đây là sê-ri bộ điều khiển thế hệ tiếp theo
mang tính cách mạng mới, mở ra kỷ nguyên mới trong tự động hoá cho các hệ thống
điều khiển quy mô từ trung bình đến lớn.
Dòng PLC iQ-R có nhiều cải tiến so với thế hệ trước. Với khả năng xử lý 419
lệnh trên 1ms, và thời gian thực hiện lệnh LD cơ bản 0.98ns, dung dung lượng
chương trình đạt tới 1200K bước. Ngoài ra dòng PLC này còn hỗ trợ đồng bộ vòng
quét dữ liệu của PLC và mạng truyền thông, giảm thiểu tối đa trễ truyền thông và tăng
khả năng sản xuất,hỗ trợ sao lưu và phục hồi cấu hình tham số, dữ liệu cơ bản của cả
hệ thống PLC trong mạng, bao gồm các trạm kết nối qua CC-Link IE Field. Dòng iQ-
R được với kết hợp tuyến hệ thống tốc độ cao mang tính cách mạng giúp tăng năng
suất thông qua hiệu suất cao và chức năng tiên tiến. Hệ thống xử lý tốc độ cao mới
phát triển nhanh hơn 40 lần so với model hiện có (MELSEC Q), thực hiện xử lý dữ

25
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

liệu dung lượng lớn nhanh chóng giữa các mô đun ( mô đun mạng, mô đun I/O ,mô
đun nhiều CPU,…) cho phép sử dụng tối đa hiệu suất và chứ năng của dòng iQ-R. Đối
với dòng PLC này. Bằng cách hỗ trợ giao tiếp dữ liệu được đồng bộ hoá giữa CPU bộ
điều khiển lập trình và CPU chuyển động qua tuyến hệ thống tốc độ cao, hiệu suất
được cải thiện so với cái model hiện có ( Q173DSCPU/Q172DSCPU) , dễ dàng thực
hiện điều khiển chuyển động với độ chính xác cao. iQ-R cũng giúp giảm chi phí bảo
trì và thời gian dừng tận dụng các chi phí bảo trì dễ dàng hơn. (Ví dụ: người dùng có
thể xác định lỗi và sự kiện được lưu tự động vào thẻ SD thông qua khe cắm thẻ SD
được tích hợp sẵn. Dữ liệu này sau đó có thể dễ dàng được phân tích và giúp giảm thời
gian chết và nỗ lực bảo trì).
3.1.1. Cấu hình hệ thống
Module CPU, khối đế cắm chính và module nguồn điện là 3 module thiết yếu bắt
buộc để cấu hình hệ thống điều khiển.
Sê-ri MELSEC iQ-R gồm một loạt module, các module này có thể được dùng cho
các ứng dụng tự động hóa khác nhau.
a) Module I/O
Phải cân nhắc các điểm sau đây khi lựa chọn module I/O:
 Số thiết bị I/O được yêu cầu (số điểm I/O)
 Điện áp đầu vào/ra
b) Module CPU
Phải cân nhắc nhắc các điểm sau đâu khi lựa chọn module CPU:
 Tổng số điểm I/O bắt buộc
 Dung lượng bộ nhớ chương trình
Chương trình được lưu trong module CPU, vì vậy cần phải cân nhắc lựa chọn
module CPU thích hợp với quy mô chương trình. Nhìn chung các ứng dụng quy mô
lớn đòi hỏi phải có dung lượng chương trình lớn. Để cho phép bôr sung thêm cho hệ
thống điều khiển sau này, vui lòng chọn module có quy mô chương trình có cân nhắc
đến yêu cầu về bộ nhớ bổ sung.
c) Thiết bị cơ sở
Khối đế cắm là tấm đỡ chính cho hệ thống và cố định các module với nhau đồng
thời cung cấp dữ liệu truyền nhận thông qua tuyến hệ thống. Số module có thể
lắp là khác nhau tùy thuộc vào dung lượng hoặc kích thước của khe cắm. Hiện
có 3 loại kích thước có sẵn là loại 5,8 và 12 khe cắm.
d) Module nguồn điện

26
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Khi lựa chọn module nguồn thích hợp, dòng điện tiêu thụ bắt buộc qua đế cắm
phải được tính toán để cung cấp nguồn điện đầy đủ cho hệ thống điều khiển.
3.1.2. Đấu dây
Vi dụ về hệ thống phân loại sản phẩm:

Hình 3.2. Phân giao số thứ tự I/O [11]

Hình 3.3. Đấu dây modue nguồn điện [12]

27
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.4. Đấu dây module đầu vào [13]

Hình 3.5. Đấu dây module đầu ra [14]

28
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

3.2. PLC MELSEC iQ-F


Được thiết kế dựa trên ý tưởng tính năng vượt trội điều khiển định vị tốt hơn và
lập trình lấy người dùng làm trung tâm ,dòng PLC FX của Mitsubishi đã được thiết kế
lại, phát triển thành dòng PLC iQ-F với các chức năng mở rộng gắn sẵn và hỗ trợ

mạng.

Hình 3.6. Mô đun FX5U (MELSEC iQ-F ) được sử dụng tại bộ môn

Dòng MELSEC iQ-F được thiết kế với nhiều chức năng gắn sẵn tiên tiến :
 Hiệu suất CPU : Với khả năng chạy các chương trình có cấu trúc và nhiều
chương trình, thời gian thực hiện lệnh LD cơ bản 34ns, dung dung lượng
chương trình đạt tới 64K bước.
 Đầu vào/ đầu ra Analog gắn sẵn (với đầu ra báo động ) : FX5U được trang bị
đầu vào analog 2ch-12bit và đầu ra analog 1ch.
 Khe thẻ SD gắn sẵn
 Cổng RS-485 gắn sẵn ( với chức năng MODBUS) : hỗ trợ kết nối lên đến 32
bộ ngoại vi gồm các PLC, cảm biến và bộ điều chỉnh nhiệt.
 Cổng Ethernet gắn sẵn
 Công tắc chạy/ dừng lại / cài lại : PLC có thể khởi động lại mà không cần tắt
nguồn điện chính để sửa lỗi hiệu quả.
3.2.1. Cấu hình hệ thống

29
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

a) Module CPU
Module chính của PLC tích hợp với CPU, nguồn điện, đầu ra, đầu vào và bộ
nhớ chương trình.

Hình 3.7. Module CPU FX5U có tại phòng thí nghiệm

Hình 3.8. Vai trò các khối trong module CPU FX5U [15]
b) Module mở rộng

30
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Có tối đa 16 module mở rộng (không bao gồm các module mở rộng nguồn điện)
có thể nối với phía bên phải của module CPU.
 Module I/O (module mở rộng đầu vào/ra):
Các module này đều sẵn có để mở rộng số điểm đầu vào/ra với bước tăng từ 8
đến 32 điểm khi số lượng điểm đầu vào/ra trong module chưa đủ.

Hình 3.9. Một số module I/O tích hợp với nguồn điện
 Module chuyển động đơn giản/định vị trí (module chức năng thông minh)
FX5-40SSC-S có thể định vị trí, tốc độ và kiểm soát momen xoắn cho 4 trục
nối trên SSCNET III/H. module này kết hợp với nội suy tuyến tính, nội suy
cung tròn 2 trục và kiểm soát đường liên tục bằng chương trình dạng bảng và dễ
dàng cho phép vẽ các đường trơn.

Hình 3.10. Module chuyển động đơn giản FX5-40SSC-S


 Module mở rộng nguồn điện

31
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Có thể lắp thêm FX5-1SPU-5V khi nguồn điện gán sẵn của module CPU không
đủ. Module này có thể cấp nguồn điện cho module CPU, mdule chức năng
thông minh và module chuyển tuyến.

Có thể lắp tối đa 2 module mở rộng nguồn điện vào CPU.

Hình 3.11. Module mở rộng nguồn điện FX5-1PSU-5V


c) Bảng mở rộng và bộ điều hợp mở rộng
 Các bảng mở rộng
Các bảng mở rộng chức năng có thể nối vào PLC để mở rộng thêm chức năng.
Chỉ có thể nối 1 bảng mở rộng chức năng vào mặt trước của module CPU (có
thể sử sụng một bảng mở rộng chức năng cùng 6 bộ điều hợp mở rộng).
 Bộ điều hợp mở rộng
Bộ điều hợp mở rộng có thể nối với module CPU để bổ sung các điều khiển đặc
biệt. Có thể có tối đa 6 bộ điều hợp mở rộng vào bên trái CPU.
c) Module chuyển tuyến
Trong hệ thống FX5, module chức năng thông minh FX3 có thể nối thêm khi sử
dụng cùng với module chuyển tuyến.

32
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.12. Module chuyển tuyến và danh sách module chức năng FX3 có thể kết nối

3.2.2. Đấu nối dây


Ví dụ về dây chuyền đóng nhãn dán sản xuất đồ uống:

Hình 3.13. Phân giao số thứ tự I/O và ứng dụng thiết bị I/O [16]

33
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.14. Đấu dây nguồn điện

Hình 3.15. Đấu dây thiết bị đầu vào

34
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.16. Đấu dây thiết bị đầu ra

3.3. Trạm tín hiệu vào thiết bị từ xa


Được cấu thành từ Module chuyển đổi tương tự kĩ thuật số loại AJ65SBT-64AD.
Nó chuyển đổi tính hiệu tương tự từ nguồn bên ngoài của PLC thành giá trị kỹ thuật số
dữ liệu nhị phân được mã hóa 16 bit.

Hình 3.17. Module AJ65SBT-64AD

Để sử dụng trong hệ thống ta cần cài số trạm là 2 và chỉnh tốc độ về 0.

35
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.18. Cấu tạo chi tiết Module AJ65SBT-64AD


- (1) Trạng thái hoạt động của LED
- (2) LED ở chế độ Offset/gain
- (3) Công tắc SELECT/SET
- (4) Công tắc cài đặt số trạm
- (5) Công tắc cài tốc độ truyền
- (6) Khối thiết bị đầu cuối
- (7) Móc vào Khay DIN
3.4. Trạm tín hiệu ra thiết bị từ xa
Được cấu thành từ module chuyển đổi tương tự kỹ thuật số A65SBT-62DA. Nó là
module được thiết kế để chuyển đổi giá trị kỹ thuật số (BIN có chứa 16 bit dữ liệu) từ
bên ngoài bộ điều khiển khả trình thành các giá trị tương tự ( điện áp hoặc dòng điện).

Hình 3.19. Module A65SBT-62DA

36
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Để sử dụng trong hệ thống ta cần chỉnh số trạm thành 3 và cài tốc độ ở chế độ 0. Cấu
hình của A65SBT-62DA tương tự như của AJ65SBT-64AD. Chỉ khác một điều đó là
nó có thêm công tắc ở vị trí số 4 đó là công tắc UP/DOWN được sử dụng để điều
chỉnh giá trị bù và giá trị khuyếch đại của kênh được chỉ định bởi công tắc

SELECT/SET.
Hình 3.20. Cấu tạo chi tiết Module A65SBT-62DA

3.5. Trạm I/O từ xa AJ65BTB2-16DT

Hình 3.21. Module AJ65BTB2-16DT

Để sử dụng module ta cần chỉnh thành trạm số 4 và cài tốc độ ở chế độ 0.


Cấu tạo chi tiết được trình bày sau đây:

37
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.22. Cấu tạo chi tết Module AJ65BTB2-16DT

Bảng 3.1. Các trạng thái hoạt động của Module AJ65BTB2-16DT

STT Các mục Mô tả

1) Trạng thái Tên Led Chi tiết


hoạt động của
PW Bật khi cấp nguồn mô-đun kết
đèn Led
hợp I/O cung cấp được bật

L RUN Được sử dụng để kiểm tra xem mô


đun kết hợp I/O có giao tiếp với
trạm chủ bình thường. Bật khi
nhận được dữ liệu bình thường
từ trạm chủ, và tắt khi hết thời
gian.
(Bật khi nhận dữ liệu bình
thường.)
SD Bật khi dữ liệu được gửi.

RD Bật khi nhận được dữ liệu.

L ERR Bật khi lỗi truyền xảy ra, và


tắt khi hết thời gian.
Bật khi cài đặt số trạm của cài
đặt tốc độ truyền không chính
xác.
Nhấp nháy khi cài đặt tham số
hoặc cài đặt tốc độ truyền
được thay đổi sau starup

0-F Hiển thị trạng thái bật/tắt của


I/O.

38
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Bật khi bật và tắt khi tắt


2) Công tắc cài Đặt công tắc cài đặt tốc độ truyền trong phạm vi 0
đặt tốc độ
đến 4 .
truyền
Setting Tốc độ truyền

0 156kbps

1 625kbps

2 2,5Mbps

3 5Mbps

4 10Mbps

3) Công tắc cài Đặt số trạm trong phạm vi từ 1 đến 64


đặt số trạm
• Sử dụng "X10 " để đặt vị trí hàng chục

• Sử dụng "X1 " để đặt vị trí


4) Điểm đầu cuối Khối đầu cuối cho nguồn cung cấp mô-đun kết
hợp I/O, truyền và tín hiệu I/O

39
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

3.6. Biến tần Varispeed V7


Đây là một trong những biến tần thuộc dòng Varispeed V7 của hãng Yaskawa,
Nhật Bản. Có thiết kế nhỏ gọn, cài đặt thông số dễ dàng, hoạt động ổn định và hiệu
suất cao. Việc bảo trì cũng rất đơn giản, với chất lượng vượt trội được Yaskawa tuân
thủ theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp độ tin cậy cho người dung trên toàn thế giới.
Một số thông số cơ bản :
- Input : AC ba pha 200-230V; 50/60Hz; 1.8A;
- Output : 0-230V ; 0-400Hz; 1.6A; 0.6kVA;
- Cân nặng : 0.6 kg
- Công suất : 0.2 kW

Hình 3.23. Chi tiết biến tần Varispeed V7 CIMR-V7DT20P2


3.6.1 Tính năng
Biến tần được trang bị các tính năng thông minh như :
- Trang bị rơ le quá tải nhiệt điện tử để bảo vệ quá tải động cơ.
- Động cơ kết nối biến tần sẽ dừng lại ở khoảng 250% dòng định mức biến
tần.
- Động cơ kết nối biến tần sẽ dừng lại nếu điện áp vượt quá 410V.
- Chạy đa cấp tốc độ (16 cấp).
- Tính năng bù trượt tốc độ motor, phát hiện quá momen, dò tìm tốc độ.
- Tính năng copy để lưu lại thông số đã cài đặt.
- Tích hợp sẵn bộ điều khiển PID
- Tích hợp sẵn kết nối CC-Link

40
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Biến tần Varispeed V7 CIMR-V7DT20P2 có 3 chức năng điều khiển:


- Lệnh chạy bằng toán tử số (núm vặn chiết áp).
- Lệnh chạy bằng các đầu nối mạch điều khiển.
3.6.2 Đấu dây
Lưu ý khi kết nối dây:
- Luôn kết nối nguồn điện cho các đầu mạch chính với các cực đầu nguồn
vào R / L1, S / L2 và T / L3 (R / L1, S / L2 cho nguồn điện 1 pha) thông
qua bộ ngắt mạch vỏ đúc (MCCB) hoặc cầu chì, ngòi nổ.
- Không bao giờ kết nối với các thiết bị đầu cuối U / T1, V / T2, W /T3, B1,
B2, -, +1 hoặc +2. Biến tần có thể bị hỏng.
- Đấu dây động cơ với biến tần

Hình 3.24. Đấu dây động cơ với biến tần


- Đấu dây với truyền thông CC-Link.
Kết nối truyền thông CC-Link vào khối đầu cuối CN6

Bảng 3.2. Chi tiết khối thiết bị đầu cuối CN6

SST 1 2 3 4 5 6

Tên D DG F

41
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

DA B SLD SLD G

3.7. Động cơ Servo


Động cơ Servo là một bộ phận của hệ thống điều khiển chuyển động của máy
móc. Một trong các bộ phận không thể thiếu giúp Động cơ Servo có thể hoạt động đó
chính là Driver servo. Tương tự như driver của máy tính.  Động cơ Servo cung cấp
lực chuyển động cần thiết cho các thiết bị máy móc khi vận hành.

Hình 3.25. Động cơ Servo


3.7.1. Cấu tạo
Ở ngành công nghiệp, đa số các  động cơ Servo sử dụng động cơ một chiều không
chổi than. Rotor của động cơ là một nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh và Stator
của động cơ được cuốn các cuộn dây riêng biệt, được cấp nguồn theo một trình tự
thích hợp để quay rotor. Nếu thời điểm và dòng điện cấp tới các cuộn dây là chuẩn xác
thì chuyển động quay của rotor phụ thuộc vào tần số và pha, phân cực và dòng điện
chạy trong cuộn dây stator. Động cơ servo được hình thành bởi những hệ thống hồi
tiếp vòng kín. Tín hiệu ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ
vận hành thì vận tốc và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Khi đó bầt kì lý
do nào ngăn cản chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận thấy tín hiệu
ra chưa đạt được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động
cơ đạt được điểm chính xác nhất.

42
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 3.26. Tín hiệu điều khiển động cơ Servo

Hình 3.27. Phản hồi hệ thống động cơ Servo

Hình 3.28. Mạch vòng điều khiển động cơ Servo


3.7.2. Ứng dụng
a) Điều khiển vị trí
Khi động cơ Servo thay đổi vị trí, bộ mã hóa xung vòng quanh của động cơ Servo
sẽ gửi phản hồi vị trí thực tế của trục động cơ tới bộ điều khiển động cơ Servo hoặc có
thể gửi trực tiếp tới bộ điều khiển chuyển động.
Mạch vòng vị trí sẽ tiến hành so sánh vị trí đặt và vị trí thực tế, từ sai số nhận
được và các thông số căn chỉnh của mạch vòng, bộ điều khiển tự động điều chỉnh vị trí
trục quay động cơ theo thời gian thực để triệt tiêu sai vị trí.

43
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Theo cách này, động cơ Servo sẽ thực hiện chính xác theo thông số đã đặt trước
ngay cả khi điều kiện vận hành thay đổi.
b) Điều khiển tốc độ
Khi động cơ tang tốc hoặc giảm tốc, bộ mã hóa xung vòng quay sẽ gửi vận tốc và
chiều quay thực tế tới bộ điểu khiển động cơ Servo hoặc gửi trực tiếp tới bộ điều khiển
chuyển động.
Mạch vòng tốc độ sẽ so sánh tốc độ đặt với tốc độ hiện tại, dựa vào sai số tốc độ
và các thông số căn chỉnh mạch vòng, bộ điều khiển động cơ sẽ tự động điều chỉnh
vận tốc động cơ theo thời gian thực để đạt được các yêu cầu ứng dụng.
c) Điều khiển momen
Momen tạo ra tỉ lệ thuận với dòng điện hiệu dụng chạy trong cuộn stator của động
cơ, dòng hiệu dụng càng cao, momen sinh ra càng lớn.
Bộ điều khiển động cơ Servo đo trị số dòng hiệu dụng chạy trong cuộn dây stato
và dung phản hồi này để tự động điều chỉnh dòng điện trong động cơ theo thời gian
thực nhằm đáp ứng yêu cầu momen của ứng dụng.

3.8. Kết luận


Ở chương này, ta đã đi tìm hiểu các thiết bị có trong mạng truyền thông. Nắm được
cấu tạo chi tiết, chức năng cùng với cách đấu dây của các thiết bị từ đó có thể thiết kế
mạng truyền thông ở chương sau. Sau đây, ta cùng đi vào phần thiết kế và ghép nối
mạng truyền thông dựa vào các thiết bị có tại phòng thí nghiệm.

44
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ VÀ GHÉP NỐI HỆ THỐNG MẠNG
TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP CHO PLC
TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.1. Đề xuất thiết kế mô hình truyền thông tại phòng thí nghiệm
Dựa vào những thiết bị có sẵn tại phòng thí nghiệm cùng các loại mạng truyền
thông hỗ trợ tương ứng, em xin đề xuất thiết kế một sơ đồ hệ thống như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ mạng thiết kế tại phòng thí nghiệm

Hệ thống mạng được thiết kế với hai loại mạng chính là CC-Link IE Field và CC-
Link và được kết nối thông qua mạng LAN. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng cấu hình
cho hệ thống nói chung hay các trạm nói riêng thông qua địa chỉ IP mà không cần phải
kết nối vật lý với từng trạm. Mạng truyền thông em đề xuất ở trên bao gồm :

 Mạng Ethernet: Kết nối máy tính với các module R04EN của sê ri iQ-R thông
qua địa chỉ IP
 Mạng CC-Link IE: Kết trạm chủ CC-Link IE (RJ71EN71) của sê ri iQ-R đến
các trạm cục bộ CC-Link IE của sê ri iQ-R.

45
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 Mạng CC-Link: Kết nối trạm chủ CC-Link (RJ61BT11) của sê ri iQ-R đến trạm
cục bộ CC-Link của PLC FX5U (FX3U-64CCL), đến trạm thiết bị từ xa và
trạm I/O từ xa và biến tần Yakaw

4.2. Cấu hình chi tiết của hệ thống


4.2.1. Mạng Ethernet/IP
Hệ thống sử dụng cấu trúc mạng dạng sao. Cổng kết nối trung tâm có vai trò quan
trọng là bộ chuyển mạch và điều khiển hoạt động truyền thông của mạng. Về mặt vật
lý đây là liên kết kiểu điểm điểm. Các thiết bị kết nối gồm 3 trạm CC-Link IE (1 trạm
chủ và 2 trạm địa phương).

Hình 4.2. Đấu nối mạng Ethernet

4.2.2. Hệ thống mạng CC-Link IE Field


Mạng CC-Link IE Field được thiết kế gồm 3 trạm như sau :

Hình 4.3. Sơ đồ CC-Link IE Field tại phòng thí nghiệm


Ba trạm liên kết với nhau bằng chuẩn Ethernet có ở bộ môn. Sau đây ta sẽ đi tìm
hiểu từng trạm trong mạng.
a) Trạm chính
 Chức năng : Giao tiếp với các trạm địa phương, điều khiển các cơ cấu chấp
hành thông qua các trạm địa phương. Được cài là trạm số 0 trong mạng CC-
Link IE Field.

46
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 Phân vùng địa chỉ : Do trạm chính giao tiếp với 2 trạm địa phương, mỗi
trạm địa phương có 64 đầu vào số, 64 đầu ra số, 16 đầu vào tương tự, 16
đầu ra tương tự nên phân vùng địa chỉ của trạm như hình dưới đây :

Hình 4.4. Phân vùng địa chỉ của trạm chính mạng CC-Link IE Field
 Cấu hình : Các module có trong trạm chính :
- 1 Module nguồn: R62P
- 1 CPU chính: R04ENCPU
- 1 Module CC link IE: RJ71EN71 ( module mạng CC-Link IE)
- 1 Module vào tín hiệu digital: RX42C4
- 1 Module đếm tốc độ cao: RD62P2
b) Trạm địa phương
 Chức năng : Giao tiếp với trạm chủ, trạm địa phương còn lại và các trạm
địa phương trong mạng CC-Link, điều khiển các cơ cấu chấp hành. Được
cài lần lượt là trạm số 1 và 2 trong mạng CC-Link IE Field.
 Phân vùng địa chỉ : Chi tiết phân vùng địa chỉ như 2 ảnh dưới đây :

Hình 4.5. Phân vùng địa chỉ trạm địa phương thứ nhất

Hình 4.6. Phân vùng địa chỉ trạm địa phương thứ hai

47
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 Cấu hình : Các module có trong mỗi trạm địa phương :


- 1 Module nguồn : R62P
- 1 CPU chính : R04ENCPU
- 1 Module CC link IE: RJ71EN71 (module mạng CC-Link IE)
- 1 Module vào tín hiệu digital : RX42C4
- 1 Module ra tín hiệu digital : RY42NT2P
- 1 Module vào tín hiệu analog : R60AD4
- 1 Module ra tín hiệu analog : R60DA4
- 1 Module đếm tốc độ cao : RD62P2
- 1 Module CC-Link : RJ61BT11 (module mạng CC-Link)

4.2.3. Hệ thống mạng CC-Link


Hệ thống mạng CC-Link gồm 2 mạng CC-Link như 2 hình dưới đây:

Hình 4.7. Hệ thống mạng CC-Link 1

Hình 4.8. Hệ thống mạng CC-Link 2

48
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Do các thiết bị ở trong mạng CC-Link 2 đều có trong mạng CC-Link 1 nên sau đây
em chỉ đề cập về mạng CC-Link 1.
a) Trạm chính
 Chức năng : là trạm địa phương trong mạng CC-Link IE Field (đã đề cập ở
phần trước). Được cài là trạm số 0 trong mạng CC-Link.

 Phân vùng địa chỉ : Do điều khiển 5 trạm, mỗi trạm chiếm 32 Point nên
tổng số Point cần sử dụng là 160 Point.

Hình 4.9. Phân vùng địa chỉ trạm chính mạng CC-Link
 Cấu hình : (đã đề cập ở phần trước)
b) Trạm thông minh
Được cấu thành từ dòng iQ-F, đây là trạm có thể thực thi chu kì truyền nhận dữ
liệu và truyền nhất thời trong hệ thống CC-Link.

Để kết nối với hệ thống ta cần lập trình cho trạm lệnh “From” và “To”.

Hình 4.10. Trạm thông minh

49
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

 Chức năng : Giao tiếp với trạm chính, điều khiển các cơ cấu chấp hành.
Được cài là trạm số 1 trong mạng CC-Link.
 Phân vùng địa chỉ :
Bảng 4.1. Phân vùng địa chỉ trạm thông minh
Device Name Start End
RX X1080 X109F
RY Y1080 Y109F
RWr W1040 W1047
RWw W1020 W1027

Divice name Start End


RWr W1048 W1051
RWw W1028 W1031

 Cấu hình : Cấu thành từ module chuyển đổi tương tự kỹ thuât số loại
AJ65SBT-64AD.

d) Trạm tín hiệu ra thiết bị từ xa


 Chức năng : Chuyển đổi giá trị kỹ thuật số từ bên ngoài bộ điều khiển khả
trình thành các giá trị tương tự.
 Phân vùng địa chỉ :

Bảng 4.3. Phân vùng địa chỉ trạm tín hiệu ra thiết bị từ xa
Device Name Start End
RWr W1052 W1055
RWw W1032 W1035

 Cấu hình : Cấu thành từ mô đun chuyển đổi tương tự kỹ thuật số


Ạ65SBT-62DA.
e) Trạm I/O từ xa
 Chức năng : Nhận và xuất tín hiệu số. Được cài là trạm số 4 trong mạng CC-
Link.
 Phân vùng địa chỉ :

50
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Bảng 4.4. Phân vùng địa chỉ trạm I/O từ xa


Device Name Start End
RX X10E0 X10FF
RY Y10E0 Y10FF

 Cấu hình : Cấu thành từ trạm I/O từ xa AJ65BTB2-16DT.


f) Biến tần
 Chức năng : Nhận tín và phản hồi tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển
để điều khiển động cơ thông qua việc điều khiển tần số. Được cài là
trạm số 5 trong mạng CC-Link.
 Phân vùng địa chỉ :
Bảng 4.5. Phân vùng địa chỉ biến tần
Device Name Start End
RX X11E0 X10FF
RY Y10E0 Y10FF
RWr W1048 W1051
RWw W1028 W1031

 Cấu hình : Cấu thành từ biến tần Yaskawa Varispeed V7.

4.3. Ứng dụng hệ thống mạng truyền thông điều khiển động cơ
Ta sẽ điều khiển động cơ thông qua 2 trạm là trạm chính của mạng CC-Link IE
Field (Master) và trạm chính mạng CC-Link (Slave).
 Chương trình điều khiển động cơ (*) của trạm chính mạng CC-Link IE Field.

51
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Hình 4.11. Chương trình điều khiển (*) từ trạm chính mạng CC-Link IE Field

 Chương trình điều khiển động cơ (**) của trạm chính mạng CC-Link :

Hình 4.12. Chương trình điều khiển (**) từ trạm chính mạng CC-Link

Câu lệnh (20) của chương trình (**) là lệnh cho phép ghi giá trị tần số vào thanh
ghi của biến tần biến tần.

Câu lệnh (22) của chương trình (**) là lệnh ghi giá trị tần số từ thanh ghi D11 của
trạm Slave vào thanh ghi RWW1 của biến tần ( RWW1 là thanh ghi đặt giá trị tần số vào

52
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

biến tần, tương ứng trong chương trình là bộ nhớ đệm W1031), câu lệnh này cho phép
trạm Slave điều khiển biến tần.
Câu lệnh (13) của chương trình (*) thực hiện ghi giá trị tần số từ thanh ghi D1 của
trạm Master vào bộ nhớ đệm W0, bộ nhớ đệm W0 thông qua mạng CC-Link IE Field
sẽ thành W1000 trên trạm Slave. Câu lệnh (17) của chương trình (**) thực hiện ghi giá
trị tần số từ bộ nhớ đệm W1000 vào thanh ghi W1031 của biến tần. Hai câu lệnh này
cho phép trạm Master điều khiển biến tần.
Hai câu lệnh (5) và (8) của chương trình (*) cùng với hai câu lệnh (5) và (11) của
chương trình (**) kết hợp thực hiện cho phép động cơ chạy thuận/nghịch.
Câu lệnh (11) của chương trình (*) kết hợp hai câu lệnh (5) và (11) của chương
trình (**) cho phép động cơ dừng chạy khi đóng tiếp điểm thường hở X24.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho hệ thống, tại cả hai chương trình đều có vòng điều
kiện MC-MCR. Khi không đủ cả 3 điều kiện sau thì hệ thống sẽ bị ngắt :
 X0 : Lỗi module
 X0F : Module sẵn sàng
 X1 : Trạng thái liên kết dữ liệu trạm chủ
Chi tiết danh sách các thanh ghi của biến tần xem tại phần phụ lục.

4.4. Kết luận


Sau khi hoàn thành thiết kế và cho hoạt động thành công một mạng truyền thông
đơn giản tại phòng thí nghiệm, em đã hiểu và hình dung rõ hơn về hệ thống trong thực
tế và có thể áp dụng cho quy mô lớn hơn. Do thời gian làm đồ án kì hè khá ngắn nên
em chưa thiết kế được hệ thống điều khiển phức tạp hơn.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành, dưới dự hướng dẫn và giúp
đỡ của thầy TS. Dương Minh Đức cùng với việc cộng các cùng các bạn trong nhóm ,
em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của nhân với đề tài “ Nghiên cứu, xây dựng mạng

53
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

truyền thông công nghiệp cho hệ PLC Mitsubishi tại PTN” . Tuy còn khá nhiều
hạn chế nhưng sau khi hoàn thành đồ án, em đã đạt được:
- Tìm hiểu các mạng truyền thông công nghiệp trong hệ thống truyền
thông của Mitsubish: Ethernet, CC-Link IE, CC-Link.
- Tìm hiểu về các thiết bị có trong mạng truyền thông tại phòng thí
nghiệm.
- Thiết kế và cho hoạt động thành công một mạng truyền thông tại
phòng thí nghiệm.
Do thời gian làm đồ án không nhiều nên hệ thống còn đơn giản. Khả năng úng
dụng mới dừng ở mức điều khiển biến tần, động cơ. Vì vậy em rất mong nhận được sự
góp ý từ các thầy/cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn nữa.

Em xin trân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

Phần 1. Thiết lập cơ bản cho hệ thống với GX Works3


GX Works3 là phần mềm lập trình PLC mới nhất của Mitsubishi dành cho 2
dòng PLC mới của hãng là FX5U (iQ-F) và iQ-R. GX Works3 có rất nhiều tính năng

54
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

ngoài thiết lập tham số cho từng module của PLC, lập trình bằng nhiều ngôn ngữ
(LAD, FBD, SFC, ST), như là chuẩn đoán lỗi của từng module trong PLC, theo dõi
chương trình trực tiếp khi PLC hoạt động, theo dõi các dữ liệu trong các vùng nhớ dữ
liệu khác vùng nhớ chương trình, chuẩn đoán tình trạng của hệ thống mạng CC-Link,
CC-Link IE, bổ sung các bản cập nhật firmware cho các module, vv…
Để tạo một project mới, liên quan đến mạng truyền thông công nghiệp cho hệ
thống Mitsubishi ta làm như sau:
Bước 1: Khởi động phần mềm GX Works3 và thực hiện nối dây kết nối giữa máy tính
và mô đun CPU R04EN :
- Khởi động GX-Work3 để thiết lập cho trạm chủ bằng cách chọn [MELSOFT]
 [GX Works3]  [GX Works3] từ Windows Start menu*Select [Start] 
[All apps] or [Start]  [All Programs]
- Kết nối giữa máy tính cá nhân và các mô đun CPU (R04EN ) thông qua cáp
Ethernet

Bước 2: Chọn Project/New để tạo project mới, cửa sổ New sẽ hiện ra.

55
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trong cửa sổ New có các lựa chọn sau:


- Series: Chọn dòng PLC cần lập trình là RCPU.
- Type: chọn loại PLC cần lập trình là R04EN CPU.
- Program Language: Chọn ngôn ngữ lập trình cho PLC là ngôn ngữ Ladder.
Khai báo xong các thông số ta ấn OK
Bước 3 :Cấu hình module trong GX Works3.
Chọn Online/Read Module Configuaration from PLC để tải cấu hình module
trên đế cắm của trạm chủ xuống máy tính.
Ngoài ra, ta có thể tự cấu hình module cho PLC bằng cách chọn các module
trong giao diện cấu hình module. (Trên thanh công cụ Navigation, chọn Project sau
chọn Module Configuration màn hình giao diện module hiện ra. Tiếp theo, vào mục
Element Selection chọn POU list, danh sách các module hiện ra. Ta chọn các module
có trên đế cắm của PLC.

Như trên hình, các module được cấu hình các module với vị trí lần lượt từ trái
sang phải là :
- Module Nguồn R61P

56
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- Module R04EN CPU


- Module input RX42C4
- Module output RY42NT2P
- Module analog input R60AD4
- Module analog output R60DA4
- Module đếm tốc độ cao RD62P2
- Module truyền thông CC-Link RJ61BT11
Sau khi kéo thả các module xong, ta có thể kiểm tra tính tương thích của các
module vừa được cấu hình, , vị trí cấu hình trên base và dòng tiêu thụ tương ứng.
Ta click chuột phải vào module nguồn R61P chọn Check =>Power supply capacity
and I/O Points, bảng result power supply capacity and I/O points check xuất hiện.

Nếu không có thông báo lỗi hiện ra tức là module nguồn đủ sức cung cấp dòng cho
các module khác của PLC.
Bước 4 : Cấu hình truyền thông giữa PLC và máy tính cá nhân.

57
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trên thanh menu ta chọn Online => Current Connection Destination để cấu
hình kết nối giữa PLC và máy tính

58
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Ta chọn mục Ethernet Board cho kết nối Ethernet và mục PLC module, chọn
mục No Specification cho kết nối giữa máy tính PC và PLC. Tiếp theo ta kích đúp vào
PLC module và chọn Ethernet Port Direct Connection (thực hiện kết nối Ethernet
nhưng không qua bộ chuyển đổi tập chung HUB ). Cuối cùng ta chọn Connection Test
để kiểm tra kết nối của PLC và máy tính.

Nếu kết nối thành công bảng thông báo “Successfully connected with the
R04ENCPU” được hiện ra.
Phần 2. Thiết kế mạng Ethernet
Bước 1: Đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy tính.
Ta kích chuột phải vào biểu tượng mạng sau đó chọn Open Network And
Sharing Center. Trong cửa sổ được mở ra ta chọn mục “Change Adapter Setings” xuất
hiện cửa sổ Network Connections. Ta kích chuột phải vào biểu tượng mạng đang sử
dụng ở đây là mục kết nối qua cáp Ethernert sau đó chọn Properties và được như hình
4.8.

59
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trong phần ‘This connection uses the following items’ chọn Internet Protocol


Version 4 (TCP/Ipv4) và chọn Properties. Ta chọn Use the following IP address. Tại
đây cần nhập:

IP address: 3 ô IP đầu phải trùng với lớp mạng trong mạng nội bộ (giống IP của
modem ) để có thể vào Internet. Ô thứ 4 chính là IP của máy tính đang sử dụng, khi
đặt IP này không được đặt IP trùng với máy khác trong mạng nội bộ .

Subnet mask: Được điền tự động bởi máy tính

Default gateway: Là cổng kết nối ra ngoài, cần điền chính xác IP của modem.

Bước 2 : Đặt địa chỉ IP cho từng trạm iQ-R

Trên thanh công cụ Navigation, chọn Parameter => R04ENCPU => Module
Parameter để thiết lập các tham số cho mô đun CPU (gồm có IP address, Subnet
mask , Default gateway )

Địa chỉ IP cho các trạm iQ-R được đặt từ 192.168.1.90 đến 192.168.1.94 cho 5 trạm

iQ-R. Default gateway là địa chỉ IP của modem được đặt là 192.168.1.1

60
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

61
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Bước 3: Tải cấu hình tham số xuống PLC (module R04ENCPU )


Sau khi cấu hình và kiểm tra kết nối xong ta click vào Online => Write to PLC
để ghi toàn bộ tham số các module PLC xuống, hoàn tất quá trình cấu hình phần cứng.

62
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trong cửa sổ ‘’Online data Operation’’ chọn Parameter + Program để tải cấu hình và
chương trình hiện có xuống PLC cuối cùng chuyển CPU từ chế độ Stop sang Run
bằng cách kích vào Yes trong cửa sổ thông báo sau khi nạp thành công chương trình.
Bước 4 : Tương tự cài đặt địa chỉ IP cho các trạm iQ-R còn lại
Bước 5 : Thực hiện đấu dây cho các trạm iQ-R và modem mạng

Bước 6: Thực hiện kết nối giữa máy tính vào PLC thông qua mạng Wifi :

Trên thanh menu ta chọn Online => Current Connection Destination để cấu
hình kết nối giữa PLC và máy tính. Tiếp theo ta kích đúp vào PLC module và chọn
Connection via HUB (thực hiện kết nối qua bộ chuyển đổi tập chung HUB )
Quay trở lại kiểm tra kiểm nối bằng Connection test. Ta có thể đọc và viết
chương trình từ PLC thông qua máy tính. Nếu muốn viết chương trình cho PLC ta
click vào Online => Write to PLC để ghi toàn bộ tham số, chương trình các module
PLC xuống. Nếu muốn đọc chương trình của PLC ta click vào Online => Read from
PLC để ghi toàn bộ tham số, chương của các module PLC.
Phần 3. Thiết kế và cấu hình mạng CCLink-IE
Đầu tiên ta thiết lập các thông số cơ bản cho trạm chủ (Master Station )
Bước 1 : Thiết lập loại trạm và số trạm trên trạm chủ

63
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trên thanh công cụ Navigation, chọn Parameter, sau đó chọn Module


Information, rồi đến [0000:_RJ71EN71(CCEIF)] => Module Parameter (CC-Link IE
Field). Từ đây mở cửa sổ [Module Parameter Setting].

Ta thiết lập loại trạm là Master Station (trạm chủ ), số của trạm chính là 0 sẽ
được tự thiết lập, hệ thống mạng truyền thông được sử dụng cho PTN là 1 mạng nên
đặt giá trị ban đầu là 1.
Bước 2 : Tạo cấu hình mạng CC-Link IE
Trên cửa sổ [Module Parameter Setting], chọn Basic Settings để thực hiện các
thiết lập cơ bản sau đó thiết lập cấu hình mạng bằng cách chọn [Network configuration
Settings] rồi đến [Detailed Setting] để thiết lập chi tiết các thiết bị liên kết trong mạng.

64
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- Kéo thả mô đun trạm phụ từ danh sách module vào sơ đồ ( gồm có 4 trạm phụ
-RJ71EN71(CCIEF)
- Thiết lập phạm vi các thiết bị liên kết RX và RY sẽ được trạm phụ sử dụng ,
mỗi mô đun trong liên kết này sử dụng 16 điểm đầu vào và 16 điểm đầu ra .
Phạm vi từ 0000H đến 001FH cho 32 điểm thiết bị
- Thiết lập các thiết bị liên kết này để trao đổi dữ liệu từ RWw/RWr
Bước 3 : Chỉ định thiết bị liên kết
Cấu hình chỉ định thiết bị mô đun CPU và thiết bị liên kết để xác định phạm vi
sử dụng để truyền dữ liệu trong quá trình làm mới liên kết.
Trên cửa sổ [Module Parameter Setting], chọn Basic Settings để thực hiện các thiết
lập cơ bản sau đó chọn [Refresh Setting] rồi đến [Detailed Setting] để thiết lập chi tiết
các thiết bị liên kết.
- SB và SW là thiết bị liên kết đặc biệt . Hai thiết bị này lưu trữ trạng thái mạng
và các dữ liệu liên quan khác.
- RX và RY là tên của tín hiệu đầu vào/ra từ xa đối với truyền nhận dữ liệu bit
đối với mỗi trạm bằng truyền nhận dữ liệu theo chu kỳ.
- RWw/RWr là tên thanh ghi từ xa (đối với thao tác ghi/ đọc ) mà chuyển dữ liệu
đến mỗi trạm truyền nhận theo chu kỳ.
Thiết lập phạm vi cho mỗi trạm tại cột CPU side. Mô đun CPU không sử dụng
vùng thiết bị từ 1000H đến 2FFFFH dành cho các mô đun cài đặt trên thiết bị cơ
sở. Chỉ định các thiết bị liên kết bắt đầu từ 1000H.

65
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Sau khi cấu hình tham số mô đun cho trạm chủ , ta kiểm tra xem còn bất kì lỗi
nào trong hệ thống không (Nếu phát hiện lỗi trong quá trình kiểm tra thì tham số lỗi
và mô tả về lỗi sẽ được hiển thị). Cuối cùng, sau khi thiết lập tham số và kiểm tra lỗi
xong ta click vào Online => Write to PLC để ghi toàn bộ tham số các module PLC
xuống, hoàn tất quá trình thiết lập tham số cho trạm chủ.
Thiết lập loại trạm và số trạm trên các trạm địa phương : Tương tự như
trạm chủ mở cửa sổ [Module Parameter Setting] của mô đun
[0000:_RJ71EN71(CCEIF)]. Ta thiết lập loại trạm là Local Station, số trạm được đánh
số tuỳ theo thứ tự các trạm phụ trong mạng CC-Link IE.
Chuẩn đoán CC-Link IE Field : Trên thanh công cụ Diagnostics chọn [CC-
Link IE Diagnostics ] để thực hiện chuẩn đoán nếu hệ thống xảy ra có sự bất thường.
Chuẩn đoán CC-Link IE Field sẽ hiển thị trạng thái đấu dây mạng trên thực tế.

Phần 4. Thiết kế và cấu hình mạng CC-Link

66
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Đầu tiên ta thiết lập các thông số cơ bản cho trạm chủ (Master Station ) của CC-Link.

Trước hết ta cần cài đặt số trạm cho từng trạm phụ trước khi bắt đầu lập trình.
Thực hiện kết nối giữa máy tính với PLC iQ-R thông qua IP được đặt sẵn cho trạm
này ở trên là 192.168.1.94 .
Bước 1 : Thiết lập loại trạm và số trạm trên trạm chủ
- Trên thanh công cụ Navigation, chọn Parameter, sau đó chọn Module
Information, rồi đến [00D0:_RJ61BT11( mô đun truyền thông CCLink)] =>
Module Parameter (CC-Link). Từ đây mở cửa sổ [Module Parameter Setting].
- Ta thiết lập loại trạm là Master Station (trạm chủ ), số của trạm chính là 0 sẽ
được tự thiết lập.

67
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- Chọn chế độ kết nối là [Remote Net Ver.1 Mode ]. Chế độ này được sử dụng để
cấu hình một hệ thống bao gồm một trạm chủ và các trạm phụ chỉ tương thích
với chế độ 1. Chọn tốc độ truyền thông cho trạm này (tất cả các mô đun được
kết nối phải được đặt cùng một tốc độ với nhau )

Bước 2: Tạo cấu hình mạng CC-Link IE


Trên cửa sổ [Module Parameter Setting], chọn Basic Settings để thực hiện các thiết lập
cơ bản sau đó thiết lập cấu hình mạng bằng cách chọn [Network configuration
Settings] rồi đến [Detailed Setting] để thiết lập chi tiết các thiết bị liên kết trong mạng.

68
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- Kéo thả mô đun trạm phụ từ danh sách module vào sơ đồ ( gồm có 4 trạm phụ -
1 Trạm Intelligent device (Trạm thiết bị thông minh ) – 2 Trạm Remote device
(trạm thiết bị từ xa )- 1 Trạm Remote I/O Station (trạm I/O từ xa )
o Trạm Intelligent device : Trạm này được thiết lập thay cho module CC-
Link FX3U-64CCL do module này không được ghi danh ở trên danh
sách các module CC-Link.
o Trạm Remote Device : gồm mô đun đầu vào tương tự AJ65SBT-64AD,
mô đun đầu ra tương tự AJ65SBT-62DA.
o Trạm Remote I/O Station : AJ65BTB2-16DT gồm 8 đầu vào DC 24V, 8
đầu ra Transistor kiểu Sink.
Bước 3 : Chỉ định thiết bị liên kết
Cấu hình chỉ định thiết bị mô đun CPU và thiết bị liên kết để xác định phạm vi sử
dụng để truyền dữ liệu trong quá trình làm mới liên kết.
Trên cửa sổ [Module Parameter Setting], chọn Basic Settings để thực hiện các thiết lập
cơ bản sau đó chọn [Link Refresh Setting] rồi đến [Detailed Setting] để thiết lập chi
tiết các thiết bị liên kết.

- RX và RY là tên của tín hiệu đầu vào/ra từ xa đối với truyền nhận dữ liệu bit
đối với mỗi trạm của mạng CC-Link bằng truyền nhận dữ liệu theo chu kỳ.

69
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

- RWw/RWr là tên thanh ghi từ xa (đối với thao tác ghi/ đọc ) mà chuyển dữ liệu
đến mỗi trạm của mạng CC-Link bằng truyền nhận theo chu kỳ.
Tiếp theo ta kiểm tra lỗi và nạp chương trình +tham số lên PLC tương tự như làm
với các trạm mạng CC-Link IE.
Bước 4 : Thực hiện kết nối với PLC FX5U bằng phần mềm GX Works3
- Thực hiện Kết nối giữa máy tính cá nhân và mô đun CPU (FX5U-32M ) thông
qua cáp Ethernet

Trong cửa sổ New có các lựa chọn sau:


 Series: Chọn dòng PLC cần lập trình là FX5CPU.
 Type: chọn loại PLC cần lập trình là FX5U.
 Program Language: Chọn ngôn ngữ lập trình cho PLC là ngôn ngữ Ladder.
 Khai báo xong các thông số ta ấn OK
Bước 5 : Truyền dữ liệu giữa mô đun CPU FX5U-32M và mô đun CC-Link FX3U-
64CCL
Dữ liệu được truyền bằng cách sử dụng các lệnh FROM / TO thông qua bộ nhớ
đệm (hoặc đặc tả trực tiếp của bộ nhớ đệm) giữa FX5U-32M PLC và FX3U-64CCL.
Dữ liệu được thay thế bằng các thiết bị bên trong (như M, R và D), và được sử dụng
trong các chương trình tuần tự.

Bước 6 : Chuẩn đoán CC-Link

70
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

Trên thanh công cụ Diagnostics chọn [CC-Link Diagnostics ] để thực hiện


chuẩn đoán nếu hệ thống xảy ra có sự bất thường. Chuẩn đoán CC-Link sẽ hiển thị
trạng thái đấu dây mạng trên thực tế.
Bước 7 : Tạo chương trình truyền tín hiệu tới module I/O

Phần 5. Danh sách thanh ghi của biến tần Varispeed V7


Một số tín hiệu I/O chính của biến tần:
Đầu ra Từ xa( PLC đến biến tần) Đầu vào từ xa( Biến tần tới PLC)

Số
Tên tín hiệu Số Thiết bị Tên tín hiệu
Thiết bị

RY0 Lệnh chạy thuận RX0 Chạy thuận

RY1 Lệnh chạy nghịch RX1 Chạy nghịch

Chức năng của thiết bị


RY2 RX2 Đầu ra đa chức năng
đầu cuối đa chức năng S3

Chức năng của thiết bị


RY3 RX3 Chuẩn tốc độ
đầu cuối đa chức năng S4

Chức năng của thiết bị


RY4 RX4 Kích hoạt ngăn chuồng
đầu cuối đa chức năng S5

RY5 Chức năng của thiết bị RX5 Không sử dụng

71
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

đầu cuối đa chức năng S6

Chức năng của thiết bị Đầu ra Thiết bị đầu cuối


RY6 RX6
đầu cuối đa chức năng S7 đa chức năng P1

Đầu ra Thiết bị đầu cuối


RY7 Không sử dụng RX7
đa chức năng P2

RY8 Không sử dụng RX8 Không sử dụng

RY9 Tắt đầu ra biến tần RX9 Không sử dụng

RYA Lỗi bên ngoài (EF0) RXA Không sử dụng

RYB Không sử dụng RXB Không sử dụng

RYC Lệnh giám sát RXC Đang giám sát

RYD Lệnh cài đặt tần số 1 RXD Cài tần số 1 thành công

RYE Lệnh cài đặt tần số 2 RXE Cài tần số 2 thành công

RYF Yêu cầu thực thi lệnh RXF Lệnh đã thực hiện

Chi tiết các thanh ghi truyền tín hiệu từ PLC xuống biến tần :

Thanh
Tên Mô tả
ghi

Đặt mã giám sát. Sau khi đặt mã, giá trị giám sát
được lưu trữ trong RWR0 trong khi lệnh giám sát
RWW0 Mã giám sát
(RYC) được BẬT. Trong khi RWR0 đang được làm
mới, tín hiệu Giám sát (RXC) được BẬT.

Nếu RYD được BẬT, dữ liệu được đặt ở đây sẽ


được đặt trong RAM biến tần làm tần số chính. Nếu
RWW1 Đặt tần số RYE được BẬT, giá trị cài đặt sẽ được ghi trong
tham chiếu tần số 1 (n024) và được ghi lại trong
EEPROM.

Nếu yêu cầu thực thi lệnh (RYF) được BẬT, biến tần
RWW2 Mã lệnh sẽ thực hiện xử lý mã lệnh và thực thi lệnh, sau đó
hoàn thành thực thi lệnh (RXF) sẽ BẬT.

72
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa học và kĩ thuật,
2006, pp. 11-100.
[2] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa học và kĩ thuật,
2006, pp. 11-100.
[3] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa học và kĩ thuật,
2006, pp. 11-100.
[4] https://www.mitsubishielectric.com/fa/vn_vi/download/manual/pdf/cnt/plc011.pdf,
truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[5] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-CC-
Link_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[6] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-CC-
Link_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[7] https://www.mitsubishielectric.com/fa/vn_vi/download/manual/pdf/cnt/plc011.pdf,
truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[8] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-CC-
Link_IE_Fld_Ntw_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[9] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-CC-
Link_IE_Fld_Ntw_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[10] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-CC-
Link_IE_Fld_Ntw_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[11] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-R_Basics_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[12] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-R_Basics_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.

73
Chương 2. Tìm hiểu về các mạng truyền thông của Mitsubishi

[13] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-R_Basics_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[14] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-R_Basics_fod_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[15] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-F_Basics_na_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.
[16] https://www.mitsubishielectric.com/fa/assist/e-learning/pdf/vie/1-MELSEC-
iQ-F_Basics_na_vie.pdf, truy nhập cuối cùng ngày 20/8/2019.

74

You might also like