Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

PHÂN BAN B3.

Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG


CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐẦU PHÂN ÁP
ĐẾN ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA RƠLE SO LỆCH KỸ THUẬT SỐ

Lê Thị Kim Nhung, Lê Duy Nhân


Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung

Tóm tắt: Bằng phương pháp mô phỏng dựa trên phần mềm Matlab, bài viết tiến
hành xem xét đặc tính của bảo vệ so lệch máy biến áp điều áp dưới tải. Từ đó đề xuất
phương pháp cải thiện đặc tính nhằm nâng cao độ nhạy của bảo vệ so lệch kỹ
thuật số.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bảo vệ so lệch (BVSL) là bảo vệ chính cho các máy biến áp (MBA) điện lực có điện áp từ
110kV trở lên. Đặc điểm chung của BVSL là làm việc tin cậy, tác động nhanh khi có sự cố xảy
ra bên trong vùng bảo vệ [2]. Nguyên tắc của BVSL là so sánh trực tiếp các dòng điện trên các
nhánh của đối tượng bảo vệ.

Hình 1. Sơ đồ bảo vệ so lệch máy biến áp hai cuộn dây

Khi áp dụng bảo vệ so lệch cho máy biến áp có điều áp dưới tải (OLTC), điều độ hệ thống điện
chỉ tính toán giá trị chỉnh định rơle cho một nấc phân áp chung nhất, thông thường là nấc 9. Với
cách tính toán này hệ số cài đặt vào rơ le phải có giá trị lớn để bảo vệ không tác động nhầm khi
nấc phân áp ở các vị trí biên (độ dốc hãm k1>0.245) [2]. Khi đó BVSL chỉ phát hiện được sự cố
chạm chập trong khoảng 60% cuộn dây MBA [9]. Để nâng cao độ nhạy cho bảo vệ so lệch

529
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC

MBA bài báo trình bày các biểu thức toán học về cài đặt tham số bảo vệ tương ứng với vị trí
đầu phân áp, tính chọn giá trị cài đặt và mô phỏng bằng Matlab Simulink.

2. NÂNG CAO ĐỘ NHẠY CỦA BẢO VỆ SO LỆCH

2.1. Phương pháp

Bảo vệ so lệch máy biến áp thường được sử dụng để xử lý các sự cố ngắn mạch, chạm chập các
vòng dây,… bên trong MBA. Khi MBA làm việc ở các đầu phân áp biên thì rơle phải cài đặt hệ
số dòng lớn (là hệ số giữa dòng so lệch và dòng hãm). Với tốc độ phát triển trong kỹ thuật thông
tin và truyền thông, rơle số có thể chứa nhiều thông tin hơn một thiết bị bảo vệ. Đây là điều kiện
thuận lợi để thực hiện điều chỉnh tự động tham số bảo vệ so lệch có xét đến vị trí đầu phân áp.

Phương pháp bài báo đề cập nhằm cải thiện độ nhạy của rơle so lệch MBA có OLTC trong
trường hợp xảy ra sự cố ngắn mạch giữa các vòng dây hoặc ngắn mạch 1 pha gần điểm trung
tính. Phương pháp này dựa trên việc giám sát vị trí của đầu phân áp và cho tín hiệu chỉ dẫn đến
rơle số để thay đổi giá trị cài đặt theo vị trí đầu phân áp mới.

2.2. Biểu thức toán học về việc cài đặt vị trí đầu phân áp

Hình 2 là sơ đồ nguyên lý thực hiện bảo vệ MBA có OLTC bằng rơle so lệch kỹ thuật số.

Giả thiết rằng đầu phân áp ở phía cao áp, như hình 2.

Khi vị trí đầu phân áp ở giữa, ta có:


I 2 N1 I2 I1
 I 2'  I1' 
I1 N 2 n2 n1

Hình 2. Sơ đồ thực hiện bảo vệ MBA có OLTC bằng rơle so lệch kỹ thuật số (sơ đồ một pha)

530
PHÂN BAN B3. Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Dòng so lệch I d  I1  I 2
' '

I1 I 2 1 N 
Id    I1   1 
n1 n2  n1 N 2 n2 

Với I1 & I2 tương ứng là dòng sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp

I1' & I 2' tương ứng là dòng thứ cấp của máy biến dòng được nối với phía sơ cấp và thứ cấp của
máy biến áp

N1 & N2 tương ứng là số vòng dây của cuộn sơ và thứ cấp máy biến áp

n1 & n2 tương ứng là tỉ số biến của máy biến dòng được nối với phía sơ cấp và thứ cấp của máy
biến áp

Bây giờ, nếu di chuyển đầu phân áp, N1 được tăng giảm  N , lúc đó dòng so lệch:

1 N N 
I d'  I1   1   (1)
 n1 N 2 n2 N 2 n2 

Giá trị nhỏ của dòng từ hóa Im không ảnh hưởng đến dòng so lệch được cho trong công thức
'
(2.2.1). Nhưng trong trường hợp điện áp quá kích thích, giá trị Im ảnh hưởng đến I1 và I d . Vì
vậy công thức (2.2.1) có thể được viết lại có tính đến ảnh hưởng của Im

 N
I d'  I1' 1  I m ( p.u )  I 2' 1   [7]
 N1 

2.3. Chọn giá trị cài đặt cho bảo vệ so lệch MBA

Dựa vào cơ sở lý thuyết ở phần trên, khi có sự phản hồi vị trí đầu phân áp về rơle, lúc đó ta sẽ
bù sai số điện áp do các đầu phân áp. Như vậy đã loại bỏ được sai số của OLTC trong giá trị cài
đặt của bảo vệ so lệch. Các giá trị của bảo vệ so lệch được cài đặt lại như sau:
k1 = 10% (tổng sai số của HV CT và LV CT)
IS1 = 0,5 x k1 + P’ = 0,5 x 10% + 10% = 15%
IS2 = 2In
k2 = 100%

Ta có đường đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch khi xét đến sai số của OLTC và khi loại trừ
được sai số của OLTC như hình 3.

531
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC

a
b

Hình 3. Đặc tính của bảo vệ so lệch MBA

Đường a: Có xét đến sai số của OLTC; đường b: Loại bỏ được sai số của OLTC

3. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG BẢO VỆ SO LỆCH MÁY BIẾN ÁP OLTC

Lưới điện sử dụng mô phỏng nghiên cứu xem xét gồm 01 MBA lấy điện từ lưới hệ thống
110kV cấp điện cho phụ tải cuối đường dây như trên hình 4. Tham số đường dây, máy biến áp,
máy cắt và điện trở ngắn mạch được tham khảo từ các tài liệu [5], [9], [11] và thư viện của
Simulink.

Sử dụng chương trình Matlab Simulink tiến hành mô phỏng và xem xét một số đặc tính như đặc
tính sự cố, đặc tính dòng so lệch, dòng hãm, dòng sự cố và đặc tính cắt của rơle so lệch khi đầu
phân áp của MBA ở vị trí giữa (tap 0) và vị trí biên (tap -8), tải định mức, ngắn mạch ngoài
(N2) và ngắn mạch trong vùng bảo vệ (N1).

Hình 4. Mô hình lưới điện

Sơ đồ khối mô phỏng bảo vệ so lệch MBA OLTC trong lưới điện thực hiện trên chương trình
Matlab simulink thể hiện trên hình 5.

Sơ đồ thuật toán dùng để tính toán xác định Idiff và Ibias thể hiện trên hình 6.

Sơ đồ nguyên lý để tính toán Idiff và Ibias thể hiện trên hình 7.

532
PHÂN BAN B3. Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Cho mô hình chạy mô phỏng theo 03 trường hợp sau:


 Trường hợp 1: Với đặc tính làm việc của rơle so lệch MBA được cài đặt theo các giá trị
thông thường (IS1 = 0,25; IS2 = 2; k1 = 0,25; k2 = 1);
 Trường hợp 2: Với đặc tính làm việc của rơle so lệch MBA được cài đặt theo các giá trị
(IS1 = 0,15; IS2 = 2; k1 = 0,1; k2 = 1) không có sự phản hồi vị trí đầu phân áp về rơle so
lệch số;
 Trường hợp 3: Với đặc tính làm việc của rơle so lệch MBA được cài đặt theo các giá trị
(IS1 = 0,15; IS2 = 2; k1 = 0,1; k2 = 1) kết hợp với sự phản hồi vị trí đầu phân áp về rơle so
lệch số.

Hình 5. Sơ đồ khối mô phỏng bảo vệ so lệch MBA OLTC trong lưới điện

533
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC

NhËp I S1,I S2,k1 ,k2


I diff , I bias

N
I diff > k1I bias+I S1

N I diff > k2I bias - N


I S2
>
I bias (k 2-k1) I S2 + I S1

Y Y

TRIP

NO TRIP

Hình 6. Sơ đồ thuật toán của khối tính toán Idiff và Ibias

534
PHÂN BAN B3. Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

|u| Re Re |u| 1
u Im Im u Idiff a
m agnitude Magnitude-AngleComplex to Real-Imag to Complex to
1 signal
angle D2R to Complex Real-Imag Complex Magnitude-Angle
i1
Fourier1 Degrees to 2
Radians |u| Re Ibias a
0.5 Product
u Im
Magnitude-Angle
Complex to Constant
m agnitude to Complex1 Real-Imag1
4 signal
angle D2R
i4
Fourier Degrees to
Radians1

0.01875
8
Tap Constant3 Product3

|u| Re Re |u| 3
m agnitude u Im Im u Idiff b
2 signal Magnitude-Angle Complex to Real-Imag to Complex to
angle
i2 to Complex2 Real-Imag2 Complex1 Magnitude-Angle1
Fourier4 D2R
4
Degrees to |u| Re Ibias b
Radians2 Product1
7 u Im 0.5
Angle(Deg) Magnitude-Angle
Complex to
to Complex3 Real-Imag3 Constant1

m agnitude
5 signal
i5 angle D2R

Fourier2 Degrees to
Radians3
0.01875

Constant4 Product4

|u| Re Re |u| 5
m agnitude u Im Im u Idiff c
3 signal Magnitude-Angle Complex to Real-Imag to Complex to
i3 angle
to Complex4 Real-Imag4 Complex2 Magnitude-Angle2
Fourier5 D2R
6
Degrees to |u| Re Ibias c
Product2
Radians4 u Im 0.5
Magnitude-Angle
Complex to
to Complex5 Real-Imag5 Constant2

m agnitude
6 signal
i6 angle D2R

Fourier3 Degrees to
Radians5
0.01875

Constant5 Product5

Hình 7. Sơ đồ nguyên lý khối tính toán Idiff và Ibias

535
HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC

4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Với mô hình mô phỏng như phần 3 ta thấy được đặc tính sự cố khi có ngắn mạch trong và ngoài
vùng bảo vệ như hình 8.

Hình 8. Đặc tính sự cố

a) Ngắn mạch ngoài; b) Ngắn mạch trong

Bảng 1 thống kê tình trạng làm việc của bảo vệ khi hệ thống làm việc với tải định mức, ngắn
mạch ngoài vùng bảo vệ, ngắn mạch trong vùng bảo vệ với điện trở ngắn mạch khác nhau tương
ứng với 03 trường hợp mô phỏng ở phần 3.

Bảng 1. Thống kê tình trạng làm việc của bảo vệ so lệch

Sự cố máy biến áp
Các trường Tải định mức Ngắn mạch ngoài Điện trở ngắn Điện trở ngắn
hợp mạch 30  [11] mạch 100  [11]
Nấc 0 Nấc -8 Nấc 0 Nấc -8 Nấc 0 Nấc -8 Nấc 0 Nấc -8
Trường hợp
Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Sai Sai
1
Trường hợp
Đúng Sai Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng
2
Trường hợp
Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng Đúng
3

5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Với ba trường hợp được mô phỏng cho thấy đặc tính làm việc của rơle so lệch MBA OLTC
được cài đặt theo các giá trị (IS1 = 0,15; IS2 = 2; k1 = 0,1; k2 = 1) kết hợp với sự phản hồi vị trí
đầu phân áp về sẽ bảo vệ được các trường hợp sự cố trong MBA. Vậy với phương pháp giám
sát thích nghi nếu ứng dụng vào lưới thực tế, bảo vệ so lệch kỹ thuật số có thể cách ly được sự
cố chạm đất và ngắn mạch giữa các vòng dây của MBA mà không cần sử dụng thêm bảo vệ

536
PHÂN BAN B3. Bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

chống chạm đất. Điều này làm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành - bảo dưỡng hệ thống bảo
vệ các MBA có OLTC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS Lê Kim Hùng (2004), Bảo vệ các phần tử chính trong hệ thống điện, NXB Đà Nẵng.
[2] GS. VS Trần Đình Long (2000), Bảo vệ các hệ thống điện, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.
[3] TS Nguyễn Hoàng Việt (2003), Bảo vệ Rơle và Tự động hoá trong hệ thống điện,
NXB Đại Học Quốc Gia Tp. HCM.
[4] Nguyễn Phùng Quang (2006), Matlab&Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Vũ Hoài Nam (2010), Nghiên cứu phân ích và mô phỏng rơle số bảo vệ máy phát nhà
máy thủy điện áp dụng cho nhà máy Sê San 4.
[6] SIEMENS (2005), Protection of a Three Winding Transformer.
[7] Ahmed A Y, Al-Mously S I (2001), Sensitivity Improvement of the Digital Differential
Relay for Internal Ground Fault Protection in the Power Transformer with Tap Changer,
IEEE Porto Power Tech Proceedings conf.,pp.532-538.
[8] T. Hayder, U. Schaerli, K. Feser, L. Schiel (2003), New algorithms to improve the
sensitivity of differential protection of regulating transformers, IEEE Bologna power Tech
Conf.
[9] P. Bastrad, P. Bemand, and M. Meunier (Apr. 1994), A transformer model for winding
fault studies, IEEE Trans. Power Delivery, vol. 9, pp. 690-699.
[10] Thabo Modisane (2010), Performance Analysis of Voltage Regulating Relays with
Circulating Current Control Algorithms Using Hardware-In-Loop Real-Time Simulator
Techniques.
[11] Gerhard Ziegler (2005), Numerical Differential Protection principles and application,
SIEMENS, Berlin.
[12] W K Zhao, J H He, Z Q Bo, A Klimek (2007), The Improvement of the Digital Differential
Relay in On-load Tap Changer Transfomer.

537

You might also like