KST 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Giới thiệu sơ lược về Gnathostoma spinigerum


 Phân loại khoa học
Giới: Animalia
Ngành: Nematoda
Lớp: Secernentea
Bộ: Spirurida
Chi: Gnathostoma
 Hình thái

Vị trí môi miệng

Hành đầu

Thực quản

Ruột

Gai

 Đuôi không có gai, hậu môn nằm phần bụng cuối của cơ thể, Giun cái có tử cung
và lỗ sinh dục ở phần giữa cơ thể. Giun đực có 2 gai giao hợp ở phần mút đuôi.
 Giun cái lớn hơn về chiều dài lẫn chiều rộng so với giun đực (Giun cái dài khoảng
25,8 mm, rộng khoảng 2,5 mm. Giun đực dài khoảng 18 mm, rộng khoảng 1,2
mm).

 Tình hình dịch tễ


 Gnathostoma spinigerum ( giun đầu gai) là một loại ký sinh trùng giun tròn,người
bị Nhiễm ấu trùng của giun này thông qua ăn các thức ăn chưa nấu chín bị nhiễm ấu
trùng giai đoạn 3 của giun, như:

 Gnathostoma sp sống ký sinh trong dạ dày chó mèo; trứng theo phân ra ngoài, trôi
xuống nước được lăng quăng đỏ cyclops nuốt vào, phát triển thành ấu trùng giai
đoạn 1, rồi giai đoạn 2. Khi lươn, cá, tôm nước ngọt, ếch nhái, rắn nuốt vào, ấu
trùng sẽ đi xuyên qua thành ruột vào cơ, gan, biến thành nang ấu trùng giai đoạn 3.
 Trên mèo và chó là những ổ chứa mầm bệnh quan trọng, tại đây Gnathostoma lưu
hành, đã tiêu hóa ấu trùng giai đoạn 3 rồi phát triển thành giun trưởng thành trong
vòng 6 tháng.
 Vì ấu trùng không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người, ấu
trùng giai đoạn 3 chỉ có thể lang thang, di chuyển bên trong cơ thể người, triệu
chứng lâm sàng của bệnh xảy ra do phản ứng viêm thông qua quá trình ấu trùng di
chuyển tại chỗ.
 Năm 1936, G.spinigerum được Owen phát hiện trong dạ dày của 1 con hổ ở Luân
Đôn ( vương quốc anh).
 Trước đây, hầu hết các ca bệnh liên quan đến Gnathostoma được báo cáo hầu khắp
tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt tại Thái Lan và Nhật Bản, bởi vì thói quen ăn uống
các thực phẩm tươi sống tại đây. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bệnh giun đầu
gai trở nên phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, đáng chú ý ở Mexico (có lẽ liên quan
đến ăn uống). 
 Tại Nhật Bản, cá nước ngọt, Ophicephalus argus và O. tadianus được xem là các
vector quan trọng trong đường lây truyền bệnh giun đầu gai ở người.
 Ở Việt Nam, Nhóm nghiên cứu thuộc Phân viện Thú y miền Trung và Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã phát hiện giun trưởng
thành G. spinigerum ký sinh trong thành dạ dày của chó và ấu trùng giai đoạn 3 của
G. spinigerum ký sinh trong cơ, gan của cá lóc ở một số tỉnh phía Nam.
 Theo một nghiên cứu do Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM thực hiện, lươn hoang
dã bắt được tại Củ Chi và Long An đã bị nhiễm loài giun này ( số liệu được công
bố 07/11/2008).
 Nhìn chung được phát hiện ở vùng có khí hậu nhiệt đới: thái lan, nhật bản, hàn
quốc, mã lai và 1 số nước châu mỹ latinh: mexico, ecuador.

 Nguồn:- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy
sản và Công nghệ Sinh học: 28 (2013): 69-73.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giun_%C4%91%E1%BA%A7u_gai
http://www.khoahocphothong.com.vn/benh-nhiem-giun-dau-gai-gnathostoma-tai-
cac-tinh-phia-nam-3330.html

You might also like