Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

7/7/2020 Nhận Thức Cá Nhân Về Tương Quan Triết - Thần

Nhận Thức Cá Nhân Về Tương Quan Triết - Thần


Phản hồi Lượt xem: 1120

I. Dẫn Nhập

Dọc theo chiều dài lịch sử của triết học


và thần học, người ta đã đưa ra rất
nhiều định nghĩa trình bày ranh giới,
phạm vi và đối tượng quan tâm của
chúng. Có người dùng triết học để phủ
nhận đức tin của thần học, người khác
lại cho đức tin ấy như một tri thức
thượng đẳng, thậm chí có người dùng
đức tin để loại bỏ triết học. Dù vậy,
vẫn có những người đối xử với triết học và thần học ở mức độ ôn hòa như Thánh
Irenee thành Lyon ở thế kỷ II. Vậy, đâu mới thực sự là mối tương quan giữa triết học
và thần học? Đây là câu hỏi mà mọi người, đặc biệt những người đang nghiên cứu về
triết và thần cần trả lời để giúp con người có một thái độ đúng đắn về vai trò của triết
học và thần học cũng như mối tương quan xác đáng của chúng. Với mục đích ấy, bài
viết này sẽ trình bày một số quan điểm và suy tư theo hai góc nhìn về tương quan
giữa triết học và thần học gồm: Thần học vận dụng tới thần học và Thần học soi sáng
cho triết học.

II. Mối tương quan

Triết học hướng con người đến với thực tại của chính mình dựa theo lý trí, một lý trí
được thúc đẩy bởi khát vọng tìm kiếm hạnh phúc và chân lý. Triết học tự bản chất là
tốt vì thiên Chúa muốn như vậy. Cũng như triết học, thần học cũng là một suy tư có
hệ thống và phương pháp, nhưng đó là một suy tư có phương pháp và hệ thống về
“Thiên Chúa và những điều liên qua đến con người và vũ trụ, được Thiên Chúa mặc
khải và con người đón nhận với lòng tin để đạt đến hạnh phúc sung mãn”. [1] Triết
học và thần học quan tâm đến ba đối tượng chính: vũ trụ, con người và Thiên Chúa.
Chính vì có cùng đối tượng cần giải quyết mà triết học và thần học có mối tương quan
hỗ tương cho nhau, nhưng vẫn độc lập với nhau.

1. Thần học vận dụng triết học

Tại sao thần học cần sử dụng triết học? Triết học thực ra không phải là một công cụ
hay “nữ tỳ” đơn thuần của thần học nhưng triết học hoàn toàn có chỗ đứng độc lập với
thần học. Hay nói cách khác, lý trí không bị chi phối trực tiếp bởi thần học trong việc
suy tư. Nó có phương pháp và nguyên lý riêng.[2] Tuy nhiên, sự độc lập ấy không ảnh
hưởng đến việc thần học áp dụng những giá trị của triết học để giải quyết vấn đề của
mình. Rõ ràng, thần học đã dùng lý trí để suy luận về các đối tượng mà mình quan
https://mfvietnam.org/nhan-thuc-ca-nhan-ve-tuong-quan-triet-than.html 1/4
7/7/2020 Nhận Thức Cá Nhân Về Tương Quan Triết - Thần

tâm. Bên cạnh đó, người ta phải thừa nhận rằng việc trình bày đức tin một cách khoa
học thì không thể đạt được nếu không sử dụng lý trí tự nhiên một cách khoa học.
[3]Thần học cũng thường sử dụng những thuật ngữ của triết học để quảng diễn hay
cắt nghĩa trong các vấn đề của mình như “mô thức”, “chất thể”, “hữu thể” hay “bản
thể” và nhiều từ khác nữa. Nói như thế không có nghĩa thần học không thể tự mình
đứng vững. Nhưng vì giới hạn của con người, thần học cần sử dụng lý trí của con
người để giúp con người hiểu được các vấn đề siêu nhiên.

Trong lịch sử giáo hội của Chúa Ki-tô, thánh Phao-lô đã đề cập đến công bằng, hạnh
phúc, hay sự khiêm tốn. Còn thời các giáo phụ cũng đánh giá cao triết học thời đó về
luật luân lý, Thiên Chúa và sự bất tử của linh hồn con người, mặc dù các ngài không
phải là triết gia hay quan tâm đến triết học. Trong quá trình rao truyền đức tin, các
ngài đã dùng triết học tự nhiên để hướng dẫn con người đạt được ơn cứu độ. Các ngài
phải sử dụng những ngôn ngữ và nội dung mà bất kể ai cũng có thể hiểu được. Chính
nhu cầu này, các giáo phụ đã tạo ra một công cụ triết học hài hòa với đức tin với mục
đích giải thích đức tin hiểu quả hơn. [4]

Kể từ công đồng Nicaea, thế kỷ thứ 4, cho đến công đồng Vatican II, Giáo hội quyết
định, để học thần học thì trước đó phải hoàn tất chương trình triết học.[5] Công đồng
Vatican II đã khẳng định rằng: “Giáo hội cần cố gắng dùng sự khôn ngoan của các
triết gia để làm sáng tỏ thông điệp Đức Ki-tô”.[6] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II
cũng đã nêu ra hai nguyên tắc phương pháp luận của thần học, một trong số đó là
nhu cầu suy lý để đáp ứng những đòi hỏi riêng của thần học. Qua đó, thánh Giáo
Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của triết học đối với thần học.[7]

Thần học được xem như là khoa học được mặc khải bởi Thiên Chúa bao gồm các chân
lý tự nhiên và siêu nhiên. Con người có thể tri nhận các chân lý tự nhiên bằng lý trí,
nhưng đối với các chân lý tự nhiên con người có thể chẳng bao giờ tri nhận được. Sự
tri nhận các chân lý tự nhiên giúp con người hiểu biết tốt hơn và gần gũi với Thiên
nhiều hơn, nhờ đó mà con người xác tín hơn với niềm tin vào Thiên Chúa. Triết học
cũng là một ngành khoa học nhưng được sử dụng bằng lý trí. Triết học độc lập với các
ngành khoa học khác vì triết học luôn nỗ lực để tìm hiểu ý nghĩa tận căn của thực tại,
hữu thể, sự tồn tại, cuộc sống, và từ đó tìm kiếm những giải thích sâu xa nhất hay
những nguyên nhân sau cùng, cũng như những quy luật khởi đầu của thực tại.[8]

2. Thần học soi sáng triết học

Tại sao triết học cần phải được soi dẫn bởi thần học? Thần học soi sáng cho triết học,
cũng có nghĩa rằng lý trí được đức tin soi dẫn và nâng lên.[9] Để bảo vệ đức tin, triết
học phải được làm mới để phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, vì “rượu mới , bầu da
mới”.[10] Thần học mang cho triết học có một vai trò quan trọng nhất định trong việc
hỗ trợ cho sứ mạng của thần học.[11] Khi triết học được soi sáng bởi thần học, hay lý
trí được soi sáng bởi đức tin, thì đồng nghĩa với việc thần học có nhu cầu sử dụng triết
học. Thần học bổ khuyết cho các vấn đề của triết học, vì lý trí dù là bậc tri thức cao
https://mfvietnam.org/nhan-thuc-ca-nhan-ve-tuong-quan-triet-than.html 2/4
7/7/2020 Nhận Thức Cá Nhân Về Tương Quan Triết - Thần

nhất của con người những nó không toàn năng và tuyệt đối trong việc tìm kiếm chân
lý đích thực nơi Thiên Chúa. Hơn nữa, thánh Tô-ma A-quin-nô khẳng định: “Chân lý
chỉ có một, nên lý trí không thể nói ngược lại với đức tin.”

Thần học sử dụng triết học hiện nay như một phương tiện. Đó là triết học cổ đã được
soi sáng bởi đức tin. Triết học ấy được “rửa tội” khỏi những lỗi lầm, mặc dù nó có sự
đóng góp rất lớn vào “ánh sáng mới”. Triết học cần được soi sáng để giải đáp những
ngõ cụt trên con đường vươn tới chân lý của Thiên Chúa, bởi vì mặc khải của Thiên
Chúa thường vượt xa trí hiểu của con người, “Vì tư tưởng Ta không phải là tư tưởng
các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy.
Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư
tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy”.[12] Ví dụ, các nhà tư duy lỗi lạc
như Socrates, Plato, hay Aristotle đã chạm tới nhận thức cao quý về Thiên Chúa, tuy
nhiên mạc khải của Thiên Chúa về chính mình đã vượt xa mọi nhận thức của họ.[13]

III. Kết Luận

Tóm lại, dù triết học và thần học hoàn toàn độc lập với nhau nhưng luôn có mối tương
quan hỗ tương cho nhau và không có sự mâu thuẫn giữa chúng. Mối tương quan giữa
triết và thần cũng là mối tương quan giữa chân lý tự nhiên và chân lý siêu nhiên, vì cả
hai cùng truy tìm chân lý để vươn đến điều tốt lành nhất cho con người. Mặc dù lý trí
là bậc cao nhất của tri thức nhưng với giới hạn của mình, con người không thể dùng lý
trí để hiểu biết trọn vẹn về Thiên Chúa. Giới hạn này cũng đã được triết gia Emanuel
Kant thừa nhận trong quan điểm triết học về tôn giáo của mình. Vì thế, chỉ có đức tin
mới có thể bổ khuyết cho giới hạn của lý trí. Ngược lại, để đức tin không mù quáng, lý
trí giúp giải quyết những điều mơ hồ. Điều này thúc đẩy và làm cho đức tin được thể
hiện ra bằng hành động. Do đó, dù triết học không thể giải quyết các vấn đề siêu
nhiên, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng cho thần học.

Giu-se Phạm Văn Thế, MF

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo Luật 1982

2. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng

3. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, Thông điệp: Đức Tin và Lý Trí, Nguyễn Hồng
Giáo dịch, Nxb Tôn Giáo, 2001.

4. Artigas, Mariano, Introduction to philosophy, Đỗ Ngọc Bảo dịch, Manila: Sinag-Tala


Publishers,1990

5. Giáo, Nguyễn Hồng, Nhập môn triết học, Đại chủng viện thánh Giu-se, 1996

6. Torre, Joseph M. de, Christian Philosophy, 3rd ed, Manila: Sinaf-Tala Publishers,
1980

https://mfvietnam.org/nhan-thuc-ca-nhan-ve-tuong-quan-triet-than.html 3/4
7/7/2020 Nhận Thức Cá Nhân Về Tương Quan Triết - Thần

Chú thích

[1] X. Nguyễn Hồng Giáo, Nhập môn triết học, (Đại chủng viện thánh Giu-se, 1996),
70-79.

[2] Ivi.

[3] X. Mariano Artigas, Introduction to philosophy, Đỗ Ngọc Bảo trans, (Manila :


Sinag-Tala Publishers,1990), 126.

[4] X. Joseph M. de Torre, Christian Philosophy, 3rd ed, (Manila: Sinaf-Tala Publishers,
1980), 25.

[5] X. Bộ Giáo Luật 1982, số 250.

[6] Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 44.

[7] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II, Thông điệp: Đức Tin và Lý Trí, Nguyễn Hồng
Giáo dịch (Nxb: Tôn Giáo, 2001), 89-110.

[8] X. Joseph M.de Torre, Christian Philosophy, 3rd ed, (Manila: Sinag-Tala Publishers,
1980), 20-26.

[9] Nguyễn Hồng Giáo, Nhập môn triết học, (Đại chủng viện thánh Giu-se, 1996), 70-
79.

[10] X. Mt. 9, 17

[11] Joseph M.de Torre, Christian Philosophy, 3rd ed, (Manila: Sinag-Tala Publishers,
1980), 20-26.

[12] Is 55, 8-9.

[13] Joseph M. de Torre, Christian Philosophy, 3rd ed, (Manila: Sinaf-Tala Publishers,
1980), 22.

https://mfvietnam.org/nhan-thuc-ca-nhan-ve-tuong-quan-triet-than.html 4/4

You might also like