Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

NHIỄM ĐỘC BENZEN VÀ

ĐỒNG ĐẲNG

NGUYỄN THANH THẢO


M Ụ C TIÊU

• 1.Trình bày được đặc tính lý hóa của benzen, yếu tố nguy cơ, nghề nghiệp, công việc có nguy cơ,
đường xâm nhập, chuyển hóa và đào thải benzen và đồng đẳng của benzen.
• 2.Trình bày cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm độc benzen và đồng
đẳng benzen nghề nghiệp.
• 3. Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt được bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng benzen
nghề nghiệp.
• 4. Chỉ định và ra y lệnh điều trị đúng và dự phòng nhiễm độc benzen và đồng đẳng benzen nghề
nghiệp.
• 1.2. Đặc tính lý hóa của benzen
• Benzen là một chất lỏng không màu, có mùi thơm đặc biệt, dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 80,20C, có tỷ
trọng nhỏ hơn nước (d = 0,884). Benzen kết tinh ở nhiệt độ 00C do đó giữ được chúng trong
không khí bằng cách hút nó vào ống hấp thụ ngâm lạnh bằng đá hoặc hỗn hợp đá và nước. Benzen
là một dung môi hòa tan được nhiều chất như mỡ, cao su, hắc ín, nhựa đường, sơn vecni…
Các chất đồng đẳng của benzen gồm:
• - Toluen hay metyl-benzen có điểm sôi ở 1100C, là chất lỏng, có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d =
0,800), ít bay hơi hơn benzen. Toluen hòa tan được nhiều chất nên hay được sử dụng làm dung
môi thay thế. Trong toluen có lượng benzen không quá 5%.
• - Xylen hay dimetyl-benzen là chất lỏng có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d = 0,861 ở 200C). Tính chất
hòa tan giống như benzen và toluen.
• Xylen có ba chất đồng phân, đó là: - Octhoxylen sôi ở 1440C- Metaxylen sôi ở 1390C.- Paraxylen
sôi ở 1380C.
• Trong xylen không có benzen mà có tối đa là 10% toluen.
CH3 CH3 CH3 CH3

C
H3
CH3
CH3
Benzen Toluen Orto xylen Meta xylen Para xylen
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ÐỘ BENZEN TRONG
KHÔNG KHÍ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓ TRÊN NGƯỜI
CỦA GERARDE
Nồng độ benzen trong không khí (ppm) mg/L Thời gian tiếp xúc Tác dụng trên người

20.000 - 19.000 65 - 61 5 - 10 Chết

7500 25 30 Nguy hiểm chết người

3000 9,6 30 Có khả năng chịu được

1500 4,8 60 Triệu chứng nặng

500 1,6 60 Triệu chứng bệnh

150 - 50 0,48 - 0,16 300 Nhức đầu, mệt

25 (CMA) 0,08 480 Không có tác dụng


• 1.3.Yếu tố gây bệnh
• Benzen, đồng đẳng của benzen (toluene và xylen).
• 1.4. Nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh
• - Khai thác, chế biến dầu mỏ.
• - Khai thác, chế biến, tinh luyện các chất benzen và đồng đẳng của benzen.
• - Sử dụng benzen và các đồng đẳng của benzen để điều chế dẫn xuất.
• - Sản xuất văn phòng phẩm, giày dép, đồ nhựa, đồ gia dụng.
• - Sử dụng benzen làm dung môi hòa tan chất béo, tẩy mỡ ở xương, da, sợi, vải len, dạ, kim loại và
các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ.
• - Điều chế cao su và sử dụng các dung môi có chứa benzen và đồng đẳng để hoà tan cao su, nhựa
thiên nhiên và tổng hợp.
• - Pha chế và sử dụng véc-ni, sơn, men, mát-tít, mực in, chất bảo quản có benzen và đồng đẳng; chế
tạo da mềm (da simili).
• - Hồ sợi bằng sản phẩm chứa benzen và đồng đẳng.
• - Sử dụng benzen để hút nước trong rượu cồn, trong các chất lỏng và chất đặc khác.
• - Nghề, công việc khác có tiếp xúc với benzen và đồng đẳng của benzen.
• 2.1. Đường xâm nhập
• Benzen và các chất đồng đẳng (toluen, xylen) hấp thu vào cơ thể chủ yếu theo đường hô hấp,
đường qua da và đường tiêu hóa rất hiếm gặp.
• 2.2. Phân bố và chuyển hóa
• Benzen có mùi thơm dễ chịu và không có tác dụng kích thích đường hô hấp nên càng dễ nhiễm độc.
• Sau khi xâm nhập vào cơ thể, phần lớn benzen (30 - 60%) thải ra ngoài theo khí thở ra, phần còn lại (16 - 60%)
được giữ trong cơ thể. Tùy theo bệnh nhân và điều kiện nhiễm độc, benzen bị oxy hóa trực tiếp thành phenol
và diphenol với sự tham gia của men oxydase. Phản ứng oxy hóa này xảy ra ở gan và tiếp theo là giai đoạn liên
kết đặc biệt cũng xảy ra ở gan, các chức phenol bị ức chế bởi acid sulfuric (liên kết sunfo) hoặc acid glucuronic
(liên kết gluco) tạo thành acid phenylsulfuric và acid phenylglucuronic và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu
dưới dạng các muối kiềm. Hiện tượng oxy hóa diễn ra mạnh hay yếu tùy theo từng người.
• Ngoài phenol và diphenol (tự do hoặc liên kết) là chất chuyển hóa chính còn có một số chất chuyển hóa khác
như pyrocatechol, hydroxychinon, benzentrihydroxy, acid mercaphoric, acid muconic.
• Phần benzen chưa bị oxy hóa còn lại tích lũy vào phủ tạng và các tổ chức giàu mỡ (tỷ lệ benzen tích lũy trong
tủy xương, trong tổ chức mỡ bằng 50 - 60% lượng benzen trong máu) và từ đó, benzen lại được oxy hóa và
đào thải ra nước tiểu nhưng chậm chạp và lâu dài.
• Sự tác động của benzen vào các cơ quan nội tạng khác nhau gây các thể lâm sàng khác nhau: tác động vào tủy
xương benzen gây nhiễm độc mạn tính (các triệu chứng chủ yếu ở hệ tạo huyết); tác động vào não gây nhiễm
độc cấp tính (các triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở não).
• 2.3.Thải trừ
• Benzen và đồng đẳng (toluen và xylen) đào thải qua nước tiểu là chủ yếu và qua đường hô hấp.
SƠ ÐỒ CHUYỂN HÓA CỦA BENZEN

Oxydase A.sunfuric A. phenyl-sunfuric Đào thải theo


Benzen phenol A. phenyl-glucuronic nước tiểu
(diphenol) A.glucuronic
3. C Ơ CH Ế B Ệ NH SINH

• Theo Duvoir, Fabre và Derobert, có hai cơ chế của sự rối loạn huyết học trong nhiễm độc
benzen mạn tính:
• - Benzen tác động trực tiếp lên tủy xương theo kiểu các chất độc phá hủy nhân tế bào, gây nên
tình trạng bạch cầu tăng tạm thời.
• - Liên kết sulfo của các phenol làm giảm dự trữ kiềm của cơ thể (glutathion) và sau đó làm
giảm sút ascobic acid, gây nên sự rối loạn oxy hóa - khử tế bào, trực tiếp dẫn đến tình trạng
xuất huyết.
4. TRI Ệ U CH Ứ NG: NHI Ễ M Ð Ộ C
BENZEN
• a. Nhiễm độc cấp tính
• Về lâm sàng, nhiễm độc cấp tính rất hiếm gặp, chỉ gặp khi người lao động hít phải nhiều hơi benzen trong trường hợp
có sự cố, khi cọ rửa bình chứa benzen không được thoáng khí hoặc uống benzen nhằm mục đích tự tử.
• Thể nhiễm độc nhẹ: bệnh nhân có trạng thái như say rượu, nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, mắt mờ. Đưa ra khỏi nơi
nhiễm độc, các triệu chứng trên giảm nhanh, dễ nhầm với say rượu.
• Thể nhiễm độc nặng: bệnh nhân thường có trạng thái nửa say, nửa mê do lúc đầu thần kinh bị kích thích như say rượu.
Sau đến các dấu hiệu ức chế thần kinh như nôn mửa, đần độn, buồn ngủ, bán hôn mê, run chân tay, liệt cảm giác và
vận động. Rối loạn hô hấp nhất là trụy tim mạch làm cho tiên lượng rất xấu. Các niêm mạc có màu đỏ là một dấu
hiệu cổ điển tương đối có giá trị. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc và điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể khỏi.
Đôi khi còn để lại các di chứng như nhức đầu, chóng mặt.
• Bệnh nhân có thể chết sớm do ngất hoặc chết muộn hơn trong cơn hôn mê và trụy mạch.
• Thể nhiễm độc tối cấp: xuất hiện khi hít phải một liều lượng lớn hơi benzen. Bệnh nhân thường chết ngay do ngất
hoặc trong tình trạng hôn mê và co giật.
• b. Nhiễm độc mạn tính
• Nhiễm độc mạn tính benzen thường là do nghề nghiệp gặp ở công nhân tiếp xúc lâu ngày với
nồng độ benzen hơi cao hơn tiêu chuẩn cho phép, trong khi các thiết bị và trang bị phòng hộ
lại thiếu thốn hoặc không được chú ý đúng mức. Các triệu chứng chủ yếu là biểu hiện của các
tổn thương ở hệ thống tạo huyết.
• Thể nhiễm độc tiềm tàng, bệnh nhân có các rối loạn chức phận như nhức đầu, chóng mặt, suy
nhược thể chất và tâm thần dẫn đến kém ăn, đau dạ dày, buồn nôn, gầy, xanh, huyết áp giảm
nhẹ, sốt về chiều, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
• Thể nhiễm độc nặng hơn, hiếm gặp, bệnh nhân có chảy máu cam, máu lợi, có thể có rong kinh
ở bệnh nhân nữ, có các đốm xuất huyết và bầm máu dưới da.
• c. Nhiễm độc benzen rõ rệt
• Trong trường hợp bị nhiễm độc benzen rõ rệt thì bệnh đã trở thành nặng, được biểu hiện
bằng thiếu máu nặng, giảm bạch cầu nhiều, có xuất huyết và thể trạng bị suy sụp.
• - Triệu chứng lâm sàng nổi bật là dấu hiệu suy sụp thể trạng, hội chứng xuất huyết và da xanh
nhợt nhạt.
• Thể trạng bệnh nhân suy sụp rất nhanh buộc phải ngừng công việc. Những rối loạn tiêu hóa có
thể xuất hiện, bệnh nhân gầy và có sốt ngày càng tăng.
• Ở giai đoạn này, hội chứng xuất huyết chiếm hàng đầu. Ngoài những triệu chứng như chảy máu
cam, máu lợi. xuất huyết dưới da còn thấy thổ huyết, đi ngoài ra máu, khái huyết, niệu huyết.
Tiên lượng rất xấu, đôi khi còn có xuất huyết võng mạc, xuất huyết màng não hoặc xuất huyết
não.
• Da và niêm mạc nhợt nhạt là biểu hiện của thiếu máu nặng kèm theo khó thở khi gằng sức,
đau vùng trước ngực, phù chỗ thấp. Đôi khi thấy viêm lưỡi, viêm miệng có loét, hoại tử, chảy
máu và hơi thở rất hôi. Dấu hiệu này chứng tỏ có một ổ nhiễm trùng cục bộ cần phải được
điều trị ngay.
BENZEN ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ TUẦN HOÀN
• - Khi làm các xét nghiệm bổ sung thấy thiếu máu nặng, hồng cầu đôi khi chỉ còn trên 1 triệu
trong 1 mm3. Chọc tủy nếu thấy tăng sinh hồng cầu và có hồng cầu là tiên lượng xấu.
• Giảm bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính là rối loạn chính rất khó chữa. Số lượng bạch
cầu có thể dưới 1000 hoặc ít hơn. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính có khi chỉ còn 15 - 20%
trong khi đó bạch cầu ái toan lại tương đối cao.
• Giảm tiểu cầu đôi khi rất nặng nhưng đôi khi hội chứng xuất huyết không phụ thuộc vào sự
giảm tiểu cầu. Thời gian chảy máu thường kéo dài, dấu hiệu dây thắt dương tính. Thời gian máu
đông biến đổi không rõ rệt và cục máu không có.
• Loại xét nghiệm tủy đồ có giá trị tiên lượng bệnh, thấy tủy xương giàu hoặc nghèo loại tế bào
tủy.
• Nói chung, đứng trước tình trạng này bệnh nhân sẽ chết sau vài tuần do xuất huyết lan tràn
hoặc do bội nhiễm nặng, trong một bệnh cảnh suy toàn tủy không hồi phục.
THỂ BỆNH KHÁC

• Thể thiểu năng tủy, thể tủy tăng sinh ác tính và các thể khác.
• Nhiễm độc benzen mạn tính có thể điều trị khỏi nhưng lâu. Có thể trở thành nặng nếu bệnh
nhận bị suy nhược, có thai hoặc bị các bệnh nhiễm trùng khác. Đôi khi nhiễm độc xuất hiện
muộn, công nhân sau 20 tháng nghỉ việc mới thấy xuất hiện bệnh, có biến đổi về máu (vì
benzen ở rất lâu trong tủy xương).
• Nếu hồng cầu dưới 1 triệu, bạch cầu dưới 2000, đa nhân trung tính dưới 15% thì tiên lượng
rất xấu. Trước khi chết có sốt tới 40 - 410C. Phụ nữ thường bị nặng hơn, dễ xảy thai hoặc đẻ
non.
• Trong nhiễm độc benzen còn thấy thay đổi hàm lượng một số men như photphatase kiềm,
transaminase, aldolase, LDH.
4.2. C Ậ N LÂM SÀNG

• 4.2.1. Nhiễm độc benzen


• a. Xét nghiệm máu
• Trong thể nhiễm độc tiềm tàng người ta thấy bệnh nhân bị thiếu máu nhẹ. Hồng cầu giảm từ 3 - 3,5
triệu trong một ly khối, thường là thiếu máu đa sắc có nhiều hồng cầu không đều và đa dạng. Giảm
bạch cầu nhẹ là một dấu hiệu tốt để chẩn đoán bệnh, thường bạch cầu giảm từ 3000 - 4000 trong
một ly khối. Giảm bạch cầu đa nhân trung tính từ 35 - 45%. Có thể tăng bạch cầu ái toan từ 3 - 7%
và có thể cao hơn nhưng không có giá trị chẩn đoán. Dấu hiệu dây thắt đôi khi dương tính. Thời
gian máu đông bình thường một thời gian dài. Đôi khi có giảm tiểu cầu nhẹ, khoảng từ 110.000 -
150.000 tiểu cầu trong một ly khối, nhiều tác giả cho đây là dấu hiệu báo sớm của suy tủy. Nghiên
cứu huyết đồ đều đặn cho công nhân là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm
độc.
• b. Xét nghiệm sinh hóa
• b. Xét nghiệm sinh hóa
• - Định lượng benzen trong máu.
• Khi tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm benzen thì hàm lượng chất cacbuahydro trong máu cao
hơn lượng benzen trong không khí gấp 7 lần.
• Khi ngừng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, hàm lượng benzen trong máu giảm nhanh hay
chậm phụ thuộc vào sự thấm nhiễm nhiều hay ít.
• Định lượng benzen trong máu là một nghiệm pháp rất nhạy vì nó cho những kết quả chính xác
bắt đầu từ 30µg/L. Những trị số trên 50µg/L được coi là có ý nghĩa.Và đây cũng là một nghiệm
pháp tiếp xúc có giá trị, nhưng lại không phải là nhân tố quyết định cho việc chẩn đoán hoặc
tiên lượng, vì không có mối liên quan giữa trị số benzen trong máu và tình trạng tổn thương
tủy. Không có benzen trong máu cũng không loại trừ khả năng nhiễm độc benzen. Ngoài ra
định lượng benzen huyết còn có một bất lợi, đó là nếu lấy một mẫu liều lượng benzen thấp thì
việc định lượng sẽ khó khăn và kéo dài, phải làm hết sức thận trọng nếu không dễ có nhiều sai
sót.
• - Định lượng benzen trong không khí thở ra.
• Do dễ bay hơi, benzen được thải trừ một phần qua phổi. Người ta đã thiết lập một sự cân
bằng giữa máu và không khí phế nang và nồng độ benzen trong không khí thở ra là một phản
ánh trung thành của benzen trong máu.
• Định lượng benzen trong không khí thở ra bằng quang phổ kế có tia tử ngoại và tia hồng ngoại,
bằng sắc ký khí là một kỹ thuật tương đối đơn giản sử dụng môi trường dễ lấy. Do lợi ích của
nó nên định lượng benzen bằng sắc ký khí đã được sử dụng ở nhiều nước.
• - Định lượng phenol niệu.
• Hàm lượng sinh lý của phenol trong nước tiểu dao động từ 5 - 20mg/L ở cả nam và nữ. Theo Trần
Hữu Chi - Viện VSDT đã định lượng phenol niệu ở người bình thường bằng phương pháp của
Porfeous và Williams (1949) có sửa đổi thì thấy trung bình phenol niệu ở người bình thường là
10,03 ± 2,69mg/L.
• Trong nhiễm độc benzen, theo tiêu chuẩn cho phép của Mỹ và Liên Xô hàm lượng phenol niệu
tương ứng với nồng độ của benzen trong không khí như sau:
• + Gần 50mg/L tương ứng tiếp xúc với nồng độ benzen trong không khí là 20mg/m3 trong 8 giờ.
• + Từ 170 - 195mg/L tương ứng tiếp xúc với nồng độ benzen trong không khí là 80mg/m3 trong 8
giờ.
• Tuy nhiên sự tương ứng này chỉ có giá trị nếu những mẫu nước tiểu được lấy ngay vào ngày cuối
làm việc. Bởi vì sự thải phenol theo nước tiểu xảy ra rất nhanh. Một nửa tổng số lượng được thải
ra trong 4 giờ sau khi ngừng tiếp xúc, và sau 24 giờ phenol sẽ được thải trừ hoàn toàn.
• Ở đây có một số điểm chúng ta cần lưu ý đó là khi nhận định kết quả xét nghiệm. Chúng ta phải
tính đến những thay đổi cá nhân có thể có trong chuyển hóa benzen ảnh hưởng đến nồng độ
phenol trong nước tiểu. Những biến đổi này là do hoạt tính của các enzym ở gan của những người
tiếp xúc. Chúng ta có thể còn phụ thuộc vào thức ăn và thuốc uống như xystin hay methionin kìm
hãm quá trình oxy hóa của benzen.
- X Á C Đ Ị N H T Ỷ L Ệ S U L FAT E V Ô C Ơ T R Ê N S U L FAT E TO À N B Ộ T R O N G N Ư Ớ C
T I Ể U ( C H Ỉ S Ố S U L FAT E ) .
Ở N G Ư Ờ I K H Ô N G T I Ế P X Ú C , B Ì N H T H Ư Ờ N G S U L FAT E V Ô C Ơ H Ì N H T H À N H
C H I Ế M 8 5 % S U L FAT E TO À N P H Ầ N B À I T I Ế T T H E O N Ư Ớ C T I Ể U . T R O N G
TRƯỜNG HỢP TIẾP XÚC VỚI BENZEN QUA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI SINH HỌC
THÀNH PHENOL VÀ PHENOL LIÊN HỢP VỚI SULFURIC ACID LÀM TĂNG PHẦN
S U L FAT E H Ữ U C Ơ , D O Đ Ó T Ỷ L Ệ S U L FAT E V Ô C Ơ / S U L FAT E TO À N P H Ầ N
GIẢM. SỰ GIẢM NÀY CHỨNG TỎ CÓ SỰ TIẾP XÚC VỚI BENZEN, CÒN MỨC
ĐỘ GIẢM ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ NHƯ LÀ MỘT CHỈ SỐ ĐO MỨC ĐỘ NẶNG NHẸ
CỦA TIẾP XÚC.
Bảng 13.2: Ý nghĩa chỉ số sulfate trong nước tiểu (theo Hammon và Herman)

Tỷ lệ S vô cơ/S toàn phần % Mức tiếp xúc Biện pháp phòng ngừa

80 - 95 Không Không cần

70 - 80 Nhẹ Không cần

60 - 70 Nguy hiểm Giảm tiếp xúc

0 - 60 Rất nguy hiểm Ngừng tiếp xúc


5. CH Ẩ N ÐOÁN
• 5.1. Chẩn đoán xác định
• 5.1.1.Tiền sử nghề nghiệp
• a. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
• b. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: Không quy định.
• c. Thời gian bảo đảm
• 5.1.2.Triệu chứng lâm sàng
Nhiễm độc benzen
• 1) Cấp tính
• 2) Mạn tính
• a. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
• - Nhiễm độc cấp tính: giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:
• + Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng của benzen (toluen, xylen) vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn
cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
• + Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định
hiện hành.
• - Nhiễm độc mạn tính: giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:
• + Tiếp xúc với benzen hoặc toluen hoặc xylen trong quá trình lao động.
• + Nồng độ benzen hoặc đồng đẳng benzen (toluen, xylen) vượt quá giớihạn tiếp xúc ca làm
việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành:
• Trong trường hợp tiếp xúc với hỗn hợp các chất này thì hệ số tiếp xúc (T) phải lớn hơn 1, tính
theo công thức sau:
T=
• + T là hệ số tiếp xúc với hỗn hợp benzen, toluen và xylen trong không khí môi trường lao
động.
• + T1, T2,T3 là kết quả nồng độ của benzen, toluen, xylen (được đánh số thứ tự 1, 2, 3) đo được
trong không khí mô trường lao động tính theo ca làm việc (mg/m3).
• + L1, L2,L3 là các giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc của benzen, toluen, xylen (được đánh số
thứ tự 1, 2, 3) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
• - Benzen máu trên 5µg/L hoặc toluen máu trên 20µg/L hoặc metyl hyppuric niệu trên 1,5g/g
creatinin đối với xylen.
• c. Thời gian bảo đảm
• - Nhiễm độc cấp tính: 24 giờ.
• - Nhiễm độc mạn tính:
• + Tăng sản tế bào máu không ác tính: 1 tháng.
• + Giảm sản tế bào máu không ác tính: 1 năm.
• + Suy tủy, bệnh bạch cầu cấp: 15 năm.
• 5.1.2.Triệu chứng lâm sàng
Nhiễm độc benzen
• 1) Cấp tính
• - Kích ứng da, mắt và đường hô hấp
• - Diễn biến thay đổi theo nồng độ benzen trong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc
(bảng 13.3).
Bảng 13.3: Thay đổi nồng độ benzen trong môi trường lao động và theo thời gian

Nồng độ Nồng độ Thời gian


3 Triệu chứng
(ppm) (mg/m ) (giờ)
25 80 8 Không có triệu chứng lâm sàng
50-150 160- 479 5 Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
500 1595 1 Chóng mặt, buồn nôn, nôn
7500 23925 ½ Nguy cơ tử vong
• 2) Mạn tính
• Có thể có các triệu chứng sau:
• - Rối loạn cơ quan tạo máu không ác tính: tăng hoặc giảm sản tế bào máu và các triệu chứng
lâm sàng kèm theo.
• - Bệnh bạch cầu cấp.
• - Bệnh u lympho không Hodgkin.
• - Ảnh hưởng lên hệ sinh sản: gây đột biến ở tế bào mầm.
5.1.3. CẬ N LÂM SÀNG
• a. Nhiễm độc benzen
• - Benzen máu: bình thường 0,35mg/L.
• - Phenol niệu: định lượng phenol niệu (nước tiểu 24 giờ). Theo TH Chi và CS năm 1977 phenol
niệu ở người bình thường là 10,03 ± 2,69mg/L và 9,45 ± 3,40mg/24 giờ.
• - Xét nghiệm huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hb, dấu hiệu dây thắt, công
thức bạch cầu, thời gian máu đông.
• - Xác định chỉ số sulfate trong nước tiểu: bình thường lượng lưu huỳnh vô cơ là 80 - 95% các
sulfate vô cơ. Khi thấy giảm trên 20% sulfate vô cơ trong nước tiểu 24 giờ, lấy trong ngày lao
động bình thường, là dấu hiệu thấm nhiễm benzen cần lưu ý.
• - Axit t,t-muconic niệu > 0,5g/g creatinin, hoặc axit S-phenylmercapturic niệu > 25mcg/g
creatinin.
• 5.2. Chẩn đoán phân biệt
• Chẩn đoán phân biệt với nhiễm độc benzen và đồng đẳng (toluen, xylen) không phải
do nguyên nhân nghề nghiệp.
6.1. ÐI Ề U TR Ị
• 6.1.1. Nhiễm độc cấp tính
• Khi nạn nhân thở được thì cho ngửi oxy và carbogen. Cho thuốc trợ tim như long não, eucoran,
coramin và thuốc trợ hô hấp như lobelin. Nếu uống phải benzen thì phải rửa dạ dày ở trường hợp
nạn nhân được đưa đến sớm. Còn đến muộn thì dùng thuốc gây nôn như apomocphin, không
được dùng adrenalin.
• 6.1.2. Nhiễm độc mạn tính
• Trong nhiễm độc mạn, nếu bệnh nhân thiếu máu nặng (hồng cầu và bạch cầu giảm nhiều) thì phải
cho ngừng tiếp xúc và truyền máu. Ngoài ra cho uống cao gan, sirepar,Vitamin K,Vitamin C,
prednisolon (5mg x 3 viên/ngày). Có thể cho uống kháng sinh để phòng và chống bội nhiễm. Trong
trường hợp truyền máu không có kết quả thì có thể cho truyền tủy.
6.2. BI Ệ N PHÁP PHÒNG CH Ố NG
• 6.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
• Các máy móc có chứa benzen phải được bao che kín. Cần thường
xuyên đo nồng độ benzen trong không khí. Tiêu chuẩn cho phép
benzen trong không khí là 5mg/m3 không khí. Chú ý dùng benzen đúng
quy định (quy định tỷ lệ benzen trong dung môi của Liên Xô: 10%, Pháp:
3%, Italia: 2% và Việt Nam: 10%).
• Nơi làm việc phải cao ráo thoáng khí có thiết bị thông gió, hút hơi độc.
• Tìm cách thay thế benzen bằng chất ít độc hơn nếu điều kiện kỹ thuật
cho phép: có thể thay benzen bằng toluen, xyclohexan, xăng, dầu hỏa
để làm dung môi.
6.2. BI Ệ N PHÁP PHÒNG CH Ố NG
• 6.2.2. Vệ sinh cá nhân
• Công nhân phải được cung cấp và triệt để sử dụng các trang bị phòng hộ cá nhân như quần áo,
mũ, kính, khẩu trang (có hộp lọc khí bằng than hoạt), ủng, găng tay. Nếu tiếp xúc với nồng độ
benzen cao thì phải đeo mặt nạ.
• Tránh tiếp xúc trực tiếp với benzen.
• Tránh rửa tay có dính dầu mỡ bằng benzen.
• Tắm rửa sạch sau giờ làm việc.
• Tránh ăn uống hút thuốc ở nơi làm việc.
6.2. BI Ệ N PHÁP PHÒNG CH Ố NG

• 6.2.3. Biện pháp y tế


• Khám tuyển: không nhận vào làm việc tiếp xúc với benzen công nhân dưới 18 tuổi, phụ nữ có
thai hoặc đang cho con bú, những người có bệnh rối loạn về máu và thần kinh.
• Khám định kỳ: 6 tháng một lần đối với những công nhân làm trực tiếp với benzen.
• Trong khám tuyển cũng như khám định kỳ đều phải tiến hành làm các xét nghiệm về máu và
xét nghiệm sinh hóa.
• Nếu nghi ngờ công nhân bị mắc bệnh phải lập tức gửi đi khám các chuyên khoa bệnh nghề
nghiệp ngay.
CÂU H Ỏ I L ƯỢ NG GIÁ SAU BÀI H Ọ C
• 1.Tiếp xúc với nồng độ benzen trong không khí là 20mg/m3 trong 8 giờ, hàm lượng
phenol niệu tương ứng:
• A. 20mg/L.
• B. 30mg/L.
• C. 40mg/L.
• D. 50mg/L.
• 2.Tiếp xúc với nồng độ benzen trong không khí là 80mg/m3 trong 8 giờ, hàm lượng
phenol niệu tương ứng:
• A. 160 - 195mg/L.
• B. 170 - 195mg/L.
• C. 180 - 195mg/L.
• D. 190 - 195mg/L.
• 3.Tiêu chuẩn cho phép benzen trong không khí nơi làm việc là:
• A. 3mg/m3 không khí.
• A. 4mg/m3 không khí.
• A. 5mg/m3 không khí.
• A. 6mg/m3 không khí.
• 4. Khi nhiễm độc toluen, nồng độ toluen máu trước ca làm việc cuối cùng của
tuần làm việcphải:
• A. > 0,01mg/L.
• B. > 0,02mg/L.
• C. > 0,03mg/L.
• D. > 0,04mg/L.
• 5. Khi nhiễm độc xylen, nồng độ axit metyl hyppuric niệu phải:
• A. > 1,2g/g creatinin.
• B. > 1,3g/g creatinin.
• C. > 1,4g/g creatinin.
• D. > 1,5g/g creatinin.

You might also like