Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CRP

1. Chất nào có khả năng giảm nồng độ CRP?


a. oestrogen
b. amlodipine
c. simvastatine
d. tất cả các chất trên
e. không chất nào nêu trên

2. CRP là yếu tố nguy cơ tiên đoán bệnh trong trường hợp nào dưới đây?
a. NMCT cấp
b. Hội chứng ĐMV cấp
c. CĐTN ổn định
d. Bệnh mạch máu ngoại vi
e. Tất cả các trường hợp nêu trên

3. Yếu tố nào dưới đây tiên đoán nguy cơ bệnh động mạch vành ở người trung niên
khỏe mạnh ?
a. Vận tốc lắng máu
b. CRP
c. Immunoglobulin G
d. Immunoglobulin E

4. Hiện nay viêm được coi là một yếu tố sinh lý bệnh của hội chứng động mạch vành
cấp
a. Đúng
b. Sai

5. Trường hợp nào dưới đây được coi là có hội chứng chuyển hóa :
a. Triglyceride > 150 mg/dL, HA > 110/60 mmHg, HDL-C nam < 50mg/dL
b. Triglyceride > 150 mg/dL, vòng bụng nữ > 102 cm, HA > 130/> 85mmHg
c. Triglyceride > 200mg/dL, vòng bụng nam > 88 cm, HA > 130/> 85mmHg
d. Triglyceride > 200mg/dL, vòng bụng nam > 102 cm, HA > 130/>85 mmHg
e. Triglyceride > 150mg/dL, vòng bụng nam > 102 cm, đường máu lúc đói
>110mg/dL

6. Nồng độ CRP trong máu, cao nhất trong trường hợp người bệnh có các yếu tố sau
:
a. Vòng bụng nữ > 88 cm, triglyceride > 150mg/dL, HDL-C nữ < 40mg/dL
b. Vòng bụng nữ > 88 cm, triglyceride > 150 mg/dL, HDL-C nam < 40 mg/dL, HA
> 130/>85mmHg
c. Vòng bụng nam > 102 cm, triglyceride > 200mg/dL, HDL-C nam < 40 mg/dL
d. Vòng bụng nam > 102 cm, triglyceride > 200mg/dL, HDL-C nam < 40 mg/dL,
HA > 130/> 85mmHg
e. Vòng bụng nữ > 88 cm, triglyceride > 150mg/dL, HDL-C nữ < 50mg/dL

Đáp án : 1-c 3-a 2-e 4-a 5-e 6-b

ĐIỀU TRỊ SUY TIM


1. Mục tiêu của điều trị suy tim mạn bao gồm:
a. Giảm triệu chứng cơ năng và cải thiện khả năng vận động
b. Kéo dài đời sống
c. Giúp chức năng của tim trở lại bình thường
d. a+b
e. a+c

2. Hiện nay các tác giả Châu Mỹ và Châu Âu thống nhất phân chia suy tim ra 4 giai
đoạn A, B, C và D. Suy tim giai đoạn B bao gồm các tiêu chuẩn sau:
a. Có bệnh tim thực thể nhưng không triệu chứng cơ năng suy tim
b. Không Có bệnh tim thực thể do THA, đái tháo đường, béo phì hoặc bệnh do xơ
vữa động mạch kèm triệu chứng cơ năng của suy tim ( A)
c. Có bệnh tim thực thể, hiện tại hoặc trước kia có triệu chứng suy tim ( C)
d. Suy tim kháng trị hoặc suy tim cần can thiệp đặc biệt ( D)

3. Điều trị bệnh nhân suy tim giai đoạn A có ý nghĩa là điều trị bệnh nội khoa hoặc
điều trị lối sống có nguy cơ cao dẫn đến suy tim. Các bệnh nội khoa hoặc nguy cơ cao
này có thể là:
a. Bệnh tăng huyết áp
b. Đái tháo đường
c. Rối loạn thần kinh thực vật
d. a+b+c
e. a+b

4. Thuốc ức chế men chuyển (UCMC) được coi là cơ bản trong điều trị suy tim; có
thể sử dụng UCMC trong các giai đoạn sau của suy tim
a. Giai đoạn A
b. Giai đoạn B
c. Giai đoạn C
d. a+b+c
e. a+c

5. Phân độ chức năng NYHA có ý nghĩa tiên lượng trên bệnh nhân suy tim mạn. Tử
vong sau 5 năm của bệnh nhân suy tim có NYHA 4 là:
a. 10%
b. 30%
c. 50%
d. 90%
6. Các thuốc được nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng kéo dài đời sống
trên bệnh nhân suy tim bao gồm:
a. Ức chế men chuyển ( -pril), chẹn thụ thể Angiotensin II( -sartan), đối kháng
aldesterone (TD: spironolactone) và chẹn bêta ( -prolol, -lol)
b. Ức chế men chuyển, đối kháng aldosterone, ức chế calci như amlodipine và chẹn
bêta
c. Chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn bêta và chẹn alpha 1
d. Chẹn thụ thể angiotensin II, chẹn bêta, ức chế calci như amlodipine

7. Một số chẹn bêta đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có thể kéo dài đời
sống bệnh nhân suy tim. Các thuốc này bao gồm:
a. Bisoprolol; metoprolol succinate
b. Carvedilol; Nebivolol: giảm tử vong NCT
c. Carvedilol; Atenolol
d. a+b
e. a+b+c

8. Ngoài sử dụng thuốc, các biện pháp điều trị sau đã được chứng minh kéo dài đời
sống trên bệnh nhân suy tim:
a. Phẫu thuật sửa van hay thay van
b. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
c. Đặt máy tạo nhịp 2 buồng thất hoặc máy phá rung cấy được
d. a+c
e. a+b+c

9. Digoxin là thuốc tăng co cơ tim, thường được sử dụng lâu dài trên bệnh nhân suy
tim. Các dấu hiệu ngộ độc digoxin bao gồm:
a. Chán ăn, buồn nôn, ói
b. Ảo giác thần kinh, thị giác
c. Tất cả các dạng của loạn nhịp
d. a+b+c
e. a+b

10. Chỉ định điều trị tái đồng bộ tim hay tạo nhịp hai buồng thất bao gồm:
a. Phân suất tống máu ≤ 35% , nhịp xoang
b. Mất đồng bộ tim (TD: QRS > 0,12 giây)
c. NYHA I đến IV
d. a+c
e. a+b

Trả lời: 1. d 2. a 3. e 4.d 5.c 6.a 7. d 8. e 9. d 10.e

CÂU HỎI LOPOZ


1. Mục tiêu điều trị Tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận mạn bao
gồm :

a. Huyết áp tâm thu < 140mmHg, huyết áp tâm trương < 90mmHg
b. Huyết áp tâm thu < 140mmHg, huyết áp tâm trương < 90mmHg
c. Huyết áp tâm thu < 130mmHg, huyết áp tâm trương < 80mmHg
d. Huyết áp tâm thu < 130mmHg, huyết áp tâm trương < 85mmHg

2. Không nên sử dụng thuốc chẹn bêta trong điều trị Tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo
đường vì nguy cơ làm mất phản ứng giao cảm khi bị hạ đường máu :

a. Đúng
b. Sai
BÀI: ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
1. Trước khi điều trị lâu dài bệnh Tăng huyết áp, cần thực hiện các khám nghiệm
sau:
a. Khám lâm sàng, khảo sát mức huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa
động mạch (thuốc lá, đái tháo đường, rối loạn lipid máu)
b. Khám lâm sàng, tìm nguyên nhân bệnh tăng huyết áp
c. Khám lâm sàng, tìm tổn thương các cơ quan bia
d. Không cần khám lâm sàng, chỉ cần khảo sát các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động
mạch

2. Mức huyết áp cần đạt đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường là:
a. HATThu < 160 mmHg; HATTrương < 90 mmHg
b. HATThu < 130 mmHg; HATTrương < 80 mmHg
c. HATThu < 120 mmHg; HATTrương < 80 mmHg
d. HATThu < 130 mmHg; HATTrương < 60 mmHg

3. Thay đổi lối sống hay điều trị không thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp bao
gồm:
a. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hoà, ít
mỡ) tập thể dục 3 ngày/ 1 tuần, uống rượu vừa phải.
b. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa, ít mỡ bão hoà; ít
mỡ), giảm mức natri, tập thể dục 3 ngày/ 1 tuần
c. Giảm cân, chế độ ăn DASH (nhiều trái cây, rau; sản phẩm sữa ít mỡ bão hoà; ít
mỡ); giảm mức natri, tập thể dục 7 ngày/ 1 tuần; uống rượu vừa phải
d. Giảm cân; chế độ ăn DASH; giảm mức natri; tập thể dục 7 ngày/ tuần; có thể
uống rượu tuỳ thích

4. Bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường, thuốc hạ áp đầu tiên nên chọn là:
a. Ức chế canxi
b. Lợi tiểu
c. Chẹn bêta
d. Ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể Angiotensin II

5. Tất cả bệnh nhân tăng huyết áp đều cần thay đổi lối sống (hay điều trị không
thuốc)
a. Đúng
b. Sai

6. Tác dụng không mong muốn của lợi tiểu thiazide trong sử dụng lâu dài điều trị
THA bao gồm:
a. Giảm kali máu, tăng acid uric máu, tăng calci máu, giảm dung nạp đường, tăng
cholesterol máu, giảm magnesium máu, hạ huyết áp tư thế đứng
b. Giảm kali máu, giảm magnesium máu, giảm đường máu, giảm calci máu, tăng
cholesterol máu
c. Giảm kali máu, tăng magnesium máu, giảm dung nạp đường, tăng calci máu
d. Giảm kali máu, tăng acid uric máu, giảm calci máu, giảm cholesterol máu, tăng
đường máu

7. Bệnh nhân nam, tăng huyết áp độ 2 (HATTh = 170 mmHg, HATTr = 105 mmHg),
đã có biến chứng dầy thất trái trên ECG; thuốc nên sử dụng là:
a. Lợi tiểu liều cao. TD: Furosemide 40 mg 1v x 3/ ngày
b. Ức chế men chuyển liều thấp phối hợp lợi tiểu liều thấp
c. Ức chế calci dihydropyridine liều cao. TD: Nifedipine 20 mg 1v x 2/ngày
d. Chẹn bêta liều cao. TD: Metoprolol 200 mg 1v x 2/ngày

8. Tăng huyết áp được coi là kháng trị khi có các đặc điểm sau:
a. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng cả 5 nhóm thuốc
b. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng 4 nhóm thuốc liều tối đa
c. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã sử dụng 3 nhóm thuốc liều tối đa trong đó có
1 thuốc là lợi tiểu
d. Không đạt mục tiêu huyết áp dù đã điều trị trên 1 tháng

9. Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, tăng huyết áp độ 2 kèm rối loạn chức năng thận (độ lọc cầu
thận ước lượng là 50 ml/ph/ 1,73 m2 dtct); thuốc lựa chọn hàng đầu là
a. Lợi tiểu
b. Ức chế calci
c. Chẹn bêta
d. Ức chế men chuyển

10. Bệnh nhân nam, 50 tuổi, tăng huyết áp độ 2 kèm bệnh động mạch vành mạn:
a. Chẹn bêta, ức chế men chuyển, ức chế calci là thuốc ưu tiên lựa chọn
b. Chẹn bêta và lợi tiểu là thuốc ưu tiên lựa chọn
c. Ức chế calci và lợi tiểu là thuốc ưu tiên lựa chọn
d. Chẹn bêta liều cao là thuốc ưu tiên lựa chọn

Đáp án:
1. a 2. b 3. c 4. d 5. a
6. a 7. b 8. c 9. d 10. a

BÀI “ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH”


1. Các thể lâm sàng của bệnh động mạch vành mạn bao gồm:
a. Cơn đau thắt ngực ổn định (CĐTN/ ÔĐ), CĐTN Prinzmetal, hở van ĐMC mạn
b. CĐTN/ ÔĐ, CĐTN Prinzmetal, thiếu máu cơ tim yên lặng, bệnh cơ tim thiếu máu
cục bộ (TMCB) và hở van 2 lá do bệnh động mạch vành (ĐMV)
c. CĐTN Prinzmetal, thiếu máu cơ tim yên lặng, bệnh cơ tim TMCB, hở van ĐMC do
bệnh ĐMV
d. CĐTN Prinzmetal, thiếu máu cơ tim yên lặng, bệnh cơ tim TMCB, hở van 2 lá do
bệnh ĐMV

2. Cơn đau thắt ngực điển hình (chắc chắn) khi có các đặc điểm sau:
a. Đau, tức sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình; xảy ra khi gắng sức
hoặc stress tình cảm; giảm khi nghỉ hay sử dụng nitroglycerine
b. Đau, tức sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình; xảy ra khi gắng sức và
cả khi nghỉ; giảm đi lại hay ngậm nitroglycerine
c. Đau, tức sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình; xảy ra khi nghỉ; giảm
khi sử dụng nitroglycerine
d. Đau như dao đâm sau xương ức, kéo dài cả giờ; xảy ra khi gắng sức và khi nghỉ;
giảm khi sử dụng nitroglycerine

3. Các mục tiêu chính của điều trị đau thắt ngực ổn định bao gồm:
a. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tử vong do đó kéo dài đời sống; giảm triệu chứng
cơ năng
b. Phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tử vong là quan trọng nhất: giảm thiếu máu cục bộ
cơ tim
c. Giảm triệu chứng cơ năng; phòng ngừa loạn nhịp
d. Giảm triệu chứng cơ năng; phòng ngừa đột tử

4. Điều trị không dùng thuốc bệnh nhân đau thắt ngực ổn định bao gồm:
a. Giảm mỡ, ngưng thuốc lá, không uống rượu, nghĩ ngơi toàn diện; hạn chế muối
natri, giảm cân nặng
b. Giảm mỡ, ngưng thuốc lá, không uống rượu, tập thể dục vừa phải, hạn chế muối
natri, giảm cân nặng
c. Giảm mỡ, ngưng thuốc lá, uống rượu vừa phải, vận động thể lực, bớt stress tình
cảm, hạn chế muối natri, giảm cân nặng
d. Không ăn mỡ, ngưng thuốc lá, không uống rượu, vận động thể lực hạn chế muối
natri, giảm cân nặng
5. Các thuốc có hiệu quả cải thiện tiên lượng bệnh nhân đau thắt ngực ổn định bao
gồm:
a. Aspirin 75 mg/ng – 81mg/ng; statin; fibrate; ức chế men chuyển; nitrate
b. Aspirin 75 -81mg/ng; statin; ức chế men chuyển; chẹn bêta
c. Statin; fibrates; ức chế men chuyển; chẹn bêta
d. Statin; fibrates; chẹn bêta; ức chế calci

6. Bệnh nhân nam 60 tuổi, được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định. Bệnh nhân xin
được điều trị nội khoa tối ưu. Thuốc đã được sử dụng là: chẹn bêta; nitrate, ức chế men
chuyển, aspirin, statin và omega- 3. Tần số tim của bệnh nhân nên giữ ở mức:
a. 70-80 /phút
b. 80-90/ phút
c. 40-50/ phút
d. 55-65/ phút

7. Bệnh nhân nữ 65 tuổi, chẩn đoán xác định là bệnh động mạch vành mạn có biểu
hiện đau thắt ngực ổn định. Tần số tim bệnh nhân là 45 lần/phút, nhịp xoang trên điện
tâm đồ. Thuốc nội khoa nên sử dụng là:
a. Chẹn bêta, statin, aspirin, ức chế men chuyển
b. Chẹn bêta, fibrate, aspirin, ức chế men chuyển
c. Ức chế men chuyển, statin, aspirin, nitrate
d. Ức chế men chuyển, statin, aspirin, verapamil

8. Bệnh nhân nam 60 tuổi, to béo BMI # 30, bị đau thắt ngực ổn định kèm đái tháo
đường týp II. Mục tiêu của đường máu nên là:
a. HbA1c ≤ 5.5%
b. HbA1c từ 6.5% đến 7%
c. HbA1c > 7 %
d. HbA1c tuỳ thuộc lâm sàng của đau thắt ngực ổn định

9. Các thuốc điều trị đau thắt ngực ổn định sau, chỉ giảm triệu chứng cơ năng,
không cải thiện tiên lượng bệnh nhân:
a. Nitrates, ức chế calci, nicorandil
b. Nitrates, chẹn thụ thể angiotensin II, clopidegrel
c. Nitrates, aspirin, ức chế men chuyển
d. Thuốc giảm triệu chứng luôn luôn cải thiện tiên lượng bệnh

10. Can thiệp động mạch vành qua da bằng bong hay đặt stent đã được nhiều nghiên
cứu khoa học chứng minh
a. Kéo dài đời sống bệnh nhân thêm 5 năm
b. Kéo dài đời sống bệnh nhân thêm 10 năm
c. Không kéo dài đời sống bệnh nhân, không giảm triệu chứng cơ năng, chỉ giảm triệu
chứng thực thể
d. Không kéo dài đời sống bệnh nhân, chỉ giảm triệu chứng cơ năng.
Trả lời:
1. b 2. a 3. a 4. c 5. b
6. d 7. c 8. b 9. a 10.d

“ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG TIM MẠCH CỦA BỆNH


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
1. Các biến chứng vi mạch của bệnh đái tháo đường bao gồm:
a. Bệnh võng mạc, bệnh thần kinh
b. Bệnh thận
c. Bệnh mạch máu não ( mạch máu lớn)
d. a+b
e. a+b+c

2. Bệnh nhân nam, 56 tuổi, có BMI = 30 kg/m2 bị đái tháo đường týp 2 từ 10 năm.
Từ 3 tháng nay bệnh nhân có cảm giác hụt hơi, tức nhẹ ở sau xương ức khi đi bộ
khoảng 1000m. Gần đây, triệu chứng này tăng lên; khi đi bộ 300 m đã có cảm giác nêu
trên kèm toát mồ hôi. Chẩn đoán nên được nghĩ đến là:
a. Bệnh nhân đã có biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường
b. Bệnh nhân đã có biến chứng vi mạch của đái tháo đường
c. Bệnh nhân bị bệnh thận mạn do đái tháo đường
d. Bệnh nhân chưa được kiểm soát đường huyết tốt

3. Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, có BMI = 28 kg/m2, bị đái tháo đường týp 2 từ 12 năm.
Huyết áp bệnh nhân ở mức 160/100 mmHg, mạch 90 nhịp/phút. Nhằm phòng ngừa biến
chứng tim mạch của đái tháo đường huyết áp bệnh nhân nên ở mức
a. Huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
b. Huyết áp tâm thu dưới 160 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
c. Huyết áp tâm thu dưới 130 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg
d. Huyết áp tâm thu dưới 110 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

4. Bệnh nhân nam 60 tuổi bị tăng huyết áp từ 5 năm, đái tháo đường týp 2 từ 10
năm. Từ 3 tháng nay bệnh nhân đi bộ chừng 500 m, có cảm giác đau ở chi dưới phải cần
nghỉ chừng 15 phút mới đi lại được. Từ 1 tháng nay, triệu chứng nêu trên tăng hơn, chỉ
đi bộ 200 m là cần nghỉ vì đau nhức. Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh
động mạch chi dưới. Điều trị nên thực hiện:
a. Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu, kiểm soát HbA1C ở mức 6,5 -7 %, uống thêm thuốc
chống kết tập tiểu cầu như aspirin hoặc clopidogrel
b. Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu, kiểm soát HbA1C ở mức 6,5 -7 %, uống thêm thuốc
kháng đông như warfarin (coumadine) hoặc acenocoumarol (sintrom)
c. Cần tái lưu thông động mạch chi dưới ngay
d. Cần tái lưu thông động mạch chi dưới trong vòng 14 ngày
5. Nghiên cứu Framingham cho thấy đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập của
suy tim. Các thuốc thường được sử dụng nhằm phòng ngừa hay điều trị suy tim do đái
tháo đường bao gồm:
a. Digoxin, lợi tiểu, chẹn bêta
b. Chẹn bêta, ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin II, spironolactone
c. Digoxin, ức chế men chuyển, lợi tiểu
d. Ức chế calci, lợi tiểu, ức chế men chuyển.
Đáp án: 1. d 2. a 3. c 4. a 5. b

You might also like