ĐỀ 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ 1 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105

Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn:


Nhờ các enzyme tháo xoắn (helicase), 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau
dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đầu 3‟, còn
mạch kia có đầu 5‟.
Bước 2: Tổng hợp các mạch mới:
Enzyme RNA polymerase (primase) tổng hợp đoạn mồi, tiếp theo enzyme DNA
polymerase lần lượt liên kết các nucleotide tự do từ môi trường nội bào với các
nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. DNA polymerase chỉ tổng
hợp mạch mới theo chiều 5‟ →3‟.
Bước 3: Hai phân tử mới được tạo thành
Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch
cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử DNA con.
Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống
hệt nhau và giống AND mẹ ban đầu.
(DNA = ADN; RNA = ARN)
103. Quá trình trên dựa trên những nguyên tắc nào
A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bảo C. Nguyên tắc gián đoạn và nguyên tắc
toàn bảo toàn
B. Nguyên tắc bảo toàn và nguyên tắc D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán
bán bảo toàn bảo toàn
104. Quá trình trên sử dụng bao nhiêu loại bazơ nitơ?
A. 6 B. 5 C. 8 D. 4
105. Giả sử có 5 phân tử ADN thực hiện nhân đôi 5 lần liên tiếp. Số mạch
polinucleotit chứa hoàn toàn nguyên liệu của môi trường cung cấp là bao nhiêu
A. 160 B. 150 C. 320 D. 310
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Người ta tiến hành thí nghiệm: Thả 500 con bướm thuộc loài Biston betularia (có
khoảng 50 con bướm cánh đen) vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm
(thân cây có màu xám đen do môi trường ô nhiễm). Sau 1 thời gian, người ta tiến hành
bắt lại các con bướm. Theo tính toán có khoảng 80% cánh đen. Khi nghiên cứu thành
phần thức ăn trong dạ dày của chim bắt ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số
lượng bướm trắng nhiều hơn hẳn số bướm đen.

106. Sự thay đổi tỉ lệ kiểu hình của quần thể ban đầu chủ yếu là do
A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Chọn lọc tự nhiên C. Đột biến D. Thường biến
107. Qúa trình biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể trên được gọi là
A. Tiến hóa lớn C. Hình thành quần thể thích nghi
B. Hình thành loài mới D. Diễn thế sinh thái.
108. Nếu đưa tất cả bướm ở các thế hệ chứa 80% bướm cánh đen vào môi trường
không bị ô nhiễm. Dự đoán nào sau đây sai
A. Tỉ lệ bướm cánh đen tăng lên C. Tỉ lệ cánh trắng tăng lên
B. Chim sẽ bắt được nhiều bướm cánh D. Tần số alen của quần thể sẽ thay đổi
đen
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 112
V. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là
nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong
biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh
hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí
nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi
vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc
nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu
gai và ốc nón. Kết quả:
Nguồn: W.J. Fletcher, interactions among subtidal Australian sea urchins,
gastropods, and algae: effect of experimental removals, Ecological Monographs
57:89-109 (1989).
109.Rong biển phát triển mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây
A. Có cả ốc nón và cầu gai B. Tăng thêm số lượng ốc nón
C. Không có cầu gai D. Không có cả ốc nón và cầu gai
110. Bằng cách nào có thể giảm số lượng rong biển tối đa
A. Tăng số lượng cầu gai và giảm số lượng ốc nón B. Loại bỏ hoàn toàn
cầu gai
C. Tăng thêm số lượng ốc nón D. Tăng số lượng ốc nón và cầu gai.
111. Vùng phân bố của rong biển tăng lên khi người ta loại bỏ cả cầu
gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển. Bạn có thể giải thích như
thế nào về kết quả thí nghiệm đó?
A. Cầu gai ảnh hưởng mạnh hơn ốc nón
B. Ốc nón ảnh hưởng tới cầu gai và rong biển
C. Cả ốc nón và cầu gai đều ảnh hưởng tới sự phân bố của rong biển
D. Ốc nón và cầu gai cạnh tranh với nhau.
ĐỀ 2
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Radhakant Baijpai – Người đàn ông có lông tai dài nhất thế giới
Sự phát triển tóc trong ống tai thường được quan sát thấy là tăng ở những người đàn
ông lớn tuổi. Một số đàn ông, đặc biệt là ở dân số nam Ấn Độ có túm lông ở vành tai
phát triển. Chính thức được Guinness công nhận vào năm 2003 là người có lông tai
dài nhất thế giới, ông Radhakant Baijpai đã cẩn thận nuôi dưỡng lông tai của mình từ
độ dài kỷ lục 13,2cm đến 25cm.
Sự phát triển quá mức của lông trong hoặc trên tai được biết đến về mặt y học là tật có
túm lông ở vành tai.
Theo những nghiên cứu, ở người, tật di truyền này là do đột biến gen trên NST giới
tính Y ở vùng không tương đồng.
103. Tính trạng này di truyền theo quy luật
A. Tương tác gen B. Di truyền theo dòng mẹ C. Di truyền chéo D. Di truyền thẳng
104. Giả sử quần thể người cân bằng di truyền, trong 10000 nam giới Ấn Độ, có 4
người có túm lông ở vành tai. Tần số alen gây ra tật này là
A. 0,02 B. 0,04 C. 4.10-4 D. 2.10-4
105. Giả sử ông Radhakant Baijpai sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Dự đoán nào
sau đây không sai về kiểu hình của 2 người này?
A. Cả 2 đều có túm lông ở vành tai
B. Con gái có túm lông còn con trai thì không có
C. Con gái không có túm lông, con trai thì có túm lông
D. Cả 2 người con đều không có túm lông ở vành tai.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Nghiên cứu quá trình phát triển phối của nhiều lớp động vật có xương sống, vào đầu
thế kỉ XIX, V.Bero (Baer) và Hêcken (Haeckel) đã nhận thấy các loài có các đặc điểm
ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất
giống nhau. Ví dụ, phối của cá, kỳ giông, rùa, gà cho tới các loài động vật có vú kể cả
người, đều trải qua giai đoạn có các khe mang ; hay tim phối trong giai đoạn phối của
các loài động vật có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển thành
4 ngăn. Các loài cóhọ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phối của chúng càng giống
nhau và ngược lại.
106. Bằng chứng trên thuộc loại bằng chứng
A. Sinh học phân tử B. Phôi sinh học C. Giải phẫu so sánh D. Hóa thạch
107. Cánh gà và tay người được coi là cơ quan
A. Tương đồng B. Tương tự C. Thoái hóa D. Tương quan
108. Sự tương đồng về phát triển phôi ở các loài khác nhau chứng minh
A. Các loài này có sự biểu hiện của các gen trong giai đoạn phôi giống nhau.
B. Các loài này có môi trường sống giống nhau
C. Các loài này có cùng nguồn gốc
D. Môi trường sống ảnh hưởng tới quá trình phát triển phôi của các loài giống nhau.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Năm 1920, nhà bác học người Nga là Oparin và nhà bác học người Anh là
Handan đã độc lập đưa ra giả thuyết: Các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên
trên Trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các
chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa...
Năm 1953, Milo và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và
Handan. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển
của Trái Đất nguyên thủy trong một bình thuỷ tinh.

Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục
suốt một tuần.
109.Trong thí nghiệm trên, việc phóng điện tương tự với nhân tố nào
trong giả thuyết của Oparin và Handan
A. Các chất hữu cơ B. Các chất vô cơ C. Sấm sét D. Hơi nước
110.Bầu khí quyển nguyên thủy có gì khác so với khí quyển hiện nay
A. Có khí oxi          B. Không có khí hidro C. Có khí oxi D. Không có khí metan
111. Chất hữu cơ mà Milo và Urây thu được sau thí nghiệm là
A. Protein B. Tinh bột C. ADN ngắn D. Axit amin
ĐỀ 3
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả Cách các câu từ 103 đến
105
Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị: g/1000 hạt),
người ta thu được như sau:
Giống lúa Số 1 Số Số 3 Số 4
2
Khối lượng tối đa 300 310 335 325
Khối lượng tối 200 220 240 270
thiểu
103. Tại sao cùng 1 giống lúa lại có kiểu hình khác nhau
A. Do giống có các kiểu gen khác nhau
B. Do giống bị đột biến
C. Hạt là đời con F1 nên đa dạng về kiểu gen, kiểu hình
D. Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình phụ thuộc kiểu
gen và chịu ảnh hưởng của môi trường.
103. Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất.
A. Giống 1 B. Giống 2 C. Giống 3 D. Giống 4
105. Muốn có khối lượng hạt lúa trên 350g/1000 hạt thì ta phải
A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
C. Thay giống cũ bằng giống mới.
D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả Cách các câu từ 106 đến
108
Xét 3 quần thể của cùng 1 loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:
Quần Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản 106.
thể Quần thể có
Số 1 150 150 120 kích thước bé
Số 2 200 120 70 nhất là
A. 1 B. 2 C.
Số 3 60 120 155
3 D. Cả 2 và 3
107. Quần thể có số lượng cá thể đang suy giảm
A. Cả 2 và 3 B. 2 C. 3 D. 1
108. Quần thể nào có thể tiếp tục khai thác
A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả 2 và 3

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Số lượng cá thể của quần thể ảnh hưởng bởi 4 nhân tố:
Mức sinh sản (Births): Số cá thể mới do quần thể sinh ra trong 1 khoảng thời gian
nhất định.
Mức tử vong (Deaths): Số cá thể của quần thể chết đi trong 1 khoảng thời gian nhất
định
Mức nhập cư (Immigration) : Số cá thể từ các quần thể khác chuyển đến trong 1
khoảng thời gian nhất định.
Mức xuất cư (Emigration) : Số cá thể rời bỏ quần thể trong 1 khoảng thời gian nhất
định

Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần
thể. Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật
độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả
năng sinh sản và tử vong của quần thể.
109.Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư
(E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì
kích thước của quần thể giảm xuống?
A. B > D, I = E. B. B + I > D + E C. B + I = D + E. D. B = D; I < E.
110.Giả sử 4 quần thể của một loài sinh vật kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu
phân bố và mật độ cá thể như sau:

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?Cho biết diện tích khu
phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập
cư.
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước của quần thể A lớn hơn kích thước của quần thể C.
III. Nếu kích thước của quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể
của quần thể này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng
thêm 152 cá thể.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
111.Giả sử quần thể động vật này ở thời điểm ban đầu có 110000 cá thể, quần thể
này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, xuất cư 2%/ năm, tử vong 8%/ năm, nhập cư
4%/năm. Sau 2 năm, số cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu?
A. 1125000 B. 113440 C. 114244 D. 123596

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

103 104 105 106 107 108 109 110 111


D B D B C A D D C
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
103 104 105 106 107 108 109 110 111
D C C B A C C B D

ĐÁP ÁN ĐỀ 3
103 104 105 106 107 108 109 110 111
D A C C C A D D D

You might also like