Hấp thụ FDI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

I/ Lý thuyết

1. Khái niệm
Hiện nay trên thế giới chưa có khái niệm chính thức về khả năng hấp thụ vốn FDI, tuy
nhiên ta có thể tìm hiểu thông qua một vài nghiên cứu điển hình sau:
Dahlman và Nelson (1995) định nghĩa khả năng hấp thụ của quốc gia là “khả năng học,
bổ sung các công nghệ và kỹ năng phù hợp các quốc gia phát triển”.
Theo Marin A. và Bell M. (2003), “khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước có
thể được định nghĩa là năng lực của doanh nghiệp trong sử dụng một cách hiệu quả tri
thức bên ngoài từ các nghiên cứu cơ bản, ứng dụng kỹ thuật tới triển khai dây chuyền
sản xuất mới”.
Trải qua quá trình phát triển và mở rộng, hiện nay, khái niệm về khả năng hấp thụ cho
đến nay đã được hiểu là về năng lực quốc gia, năng lực tìm kiếm công nghệ thay thế sẵn
có và lựa chọn các công nghệ thích hợp nhất, thành công trong việc chuyển giá, ứng
dụng công nghệ sản xuất vào từng điều kiện cụ thể, khơi tạo khả năng đổi mới quan
trọng hơn nhất.
 Khả năng hấp thụ bao gồm các khả năng tìm kiếm và lựa chọn công nghệ thích
hợp nhất để đồng hóa từ những cái hiện có, cũng như các hoạt động liên quan
đến việc tạo ra tri thức mới.
2. Ý nghĩa
Khả năng hấp thụ phản ánh năng lực của một quốc gia để tích hợp các nguồn lực hiện có
và khai thác công nghệ vào chuỗi sản xuất, và tầm nhìn để dự đoán quỹ đạo công nghệ
phù hợp và do đó khả năng này bị ảnh hưởng bởi môi trường công nghệ quốc tế.
Khả năng hấp thụ giúp người lao động có thể phát triển các kỹ năng của họ thông qua các
dòng FDI do các công ty đa quốc gia mang đến.
 Điều quan trọng để nhấn mạnh sự hấp thụ là không thể tiếp thu kiến thức bên
ngoài nếu không có sự đầu tư vào khả năng của chính bản thân để đổi mới, bởi vì
mỗi quốc gia đều có nền tảng cơ sở ngầm đặc thù. Mức độ mà một quốc gia có thể
khai thác các nguồn lực bên ngoài phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nó, được
hiểu nguồn lực và kiến thức bên ngoài tương ứng với nhu cầu và mức độ am hiểu,
ứng dụng và phát huy của quốc gia đó.
Dựa trên những phân tích đã có, thực tiễn về khả năng hấp thụ vốn FDI có thể tiếp cận
trên bốn góc độ bao gồm: vốn, công nghệ, nhân công và chính sách thương mại mở cửa.
II/ Thực tiễn tại Việt Nam
1.Vốn
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay Việt Nam đã thu hút được
gần 26 nghìn dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là hơn 325 tỷ USD, trong đó 84% số dự án
là đầu tư 100% vốn nước ngoài. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt 180,7 tỷ USD, bằng 56,7%
tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. FDI đang hiện diện ở hầu hết các ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân (19/21 ngành nghề), có mặt ở 63/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
nước ta. Khu vực FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng, chiếm 25% tổng vốn đầu tư cả
nước, đóng góp 20% GDP. Hiện nay, 58% tổng số vốn FDI tập trung vào công nghiệp
lắp ráp, chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp. FDI tạo nên giá trị xuất
khẩu lớn (chiếm 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2017), đang tạo ra việc
làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp, 5-6 triệu lao động gián tiếp).

Năm 2019: Thu hút vốn FDI 11 tháng qua tăng nhanh có lý do, đó là sự chuyển dịch nhà
máy từ các nước lân cận vào Việt Nam ngày càng nhiều. Trước đây, một số nước Đông Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc lựa chọn Trung Quốc và các nước ASEAN là cơ sở sản xuất
cho xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần trở thành một thị
trường tiêu thụ thay vì sản xuất. Mặt khác, chiến tranh thương mại kéo dài đã dẫn đến sự
dịch chuyển đầu tư đáng kể từ Trung Quốc sang các nước ASEAN.
Trong đó, năm 2020:
FDI góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế khi hiện gần 60% vốn
FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần hình thành một số
ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, dầu khí, công nghệ thông tin.
Ví dụ:
 Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt
điện LNG Bạc Liêu (Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu
sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG.
 Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300
triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc
đầu tư tại Tây Ninh.
 Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh điều chỉnh tăng vốn đầu
tư thêm 138 triệu USD.
 Dự án nhà máy Sews - components Việt Nam (Nhật Bản) với mục tiêu sản xuất
các linh kiện điện và điện tử cho ô tô và mô tô; sản xuất các sản phẩm từ Plastic
tại Hưng Yên điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 75,2 triệu USD.
 Dự án sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị ngoại vi và thiết bị quang học (Đài Loan)
tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 68 triệu USD.
Các mục tiêu cụ thể đối với FDI đã được đặt ra cho giai đoạn 2021 -2025. Theo đó, vốn
đăng ký khoảng 150 đến 200 tỷ USD (30 đến 40 tỷ USD/năm); vốn thực hiện khoảng 100
đến 150 tỷ USD (20-30 tỷ USD/năm); tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến,
quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025.
Tỷ lệ nội địa hóa tăng từ 20 đến 25% hiện nay lên mức 30% vào năm 2025; tỷ lệ lao động
qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025.
2.Công nghệ
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, có điểm xuất phát thấp từ một nền nông
nghiệp lạc hậu, các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ chiếm tới hơn
90%, do đó một trong những mục tiêu và kỳ vọng đối với nguồn vốn FDI là sẽ tạo ra sự
chuyển giao, lan tỏa những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp
trong nước. Qua đó, CGCN sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm
giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam và tác động mạnh mẽ tới phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, sau một chặng đường 30 năm thu
hút nguồn vốn FDI, kết quả CGCN từ các doanh nghiệp này cho các doanh nghiệp trong
nước là rất hạn chế.
Trong giai đoạn 2006-2015, Việt Nam đã chuyển giao được một số công nghệ trong khai
thác dầu khí, xây dựng… Tuy nhiên nhìn trên bình diện chung, gần 14.000 dự án FDI
mới có khoảng 600 hợp đồng CGCN, đạt 4,28%. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế
giới (2016), hiệu quả CGCN từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam ở mức rất thấp và có xu
hướng ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năm 2009 Việt
Nam đứng ở vị trí thứ 57 trên toàn cầu về tiêu chí này, nhưng đến năm 2014 đã tụt xuống
vị trí thứ 103, giảm 46 bậc sau 5 năm, thấp hơn nhiều so với vị trí của các nước trong khu
vực như Malaysia (thứ 13), Thái Lan (thứ 36), Indonesia (thứ 39), Campuchia (thứ 44).
Trong mấy năm gần đây, Việt Nam rất tự hào về kết quả xuất khẩu, nhưng có đến 73%
giá trị xuất khẩu thuộc về doanh nghiệp FDI. Họ chỉ coi Việt Nam như là xưởng gia công
và là nước “xuất khẩu hộ” cho họ. Họ nhập khẩu đầu vào, xuất khẩu đầu ra, còn Việt
Nam chỉ hưởng tiền gia công. Giá trị gia tăng nội địa hàng xuất khẩu của doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam chỉ 10-20%, chưa bằng một nửa của Thái Lan (45%).
Theo các chuyên gia kinh tế, quy trình CGCN của thế giới gồm 4 bước: đại lý phân phối;
lắp ráp gia công; sản xuất theo giấy phép của công ty mẹ; mua công nghệ và tự sản xuất,
tự nghiên cứu công nghệ. Sau 30 năm thu hút vốn FDI, Việt Nam mới đang loay hoay ở
giai đoạn 2 (lắp ráp gia công). Mới chỉ có một số ít công ty leo lên được bước 3 là sản
xuất theo giấy phép của công ty mẹ.
Tính trên bình diện chung, nếu so sánh công nghệ sử dụng giữa FDI và doanh nghiệp
trong nước, không có sự khác biệt hay vượt trội đáng kể. Hơn nữa, công nghệ đến từ các
nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản - nơi được coi là có công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại,
chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 6% công nghệ mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng). Tỷ lệ
các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ từ Trung Quốc khá nhiều, cao hơn cả doanh
nghiệp tư nhân trong nước. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại trong
khoảng thời gian 5 năm gần đây là rất thấp (14%), trong khi phần lớn công nghệ được sử
dụng là trên 10 năm, một số trường hợp còn là công nghệ lạc hậu hay thế hệ thấp, gây
ảnh hưởng tới môi trường cũng như tới chất lượng tăng trưởng.
Kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, các
doanh nghiệp FDI chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị, đầu vào từ doanh nghiệp Việt Nam,
còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam
đang được hưởng lợi rất ít từ hiệu ứng lan tỏa do dòng vốn FDI mang lại qua quá trình
CGCN, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất. Các dự án FDI có quá ít liên doanh
(khoảng 80% FDI ở Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Tỷ lệ các doanh
nghiệp tư nhân trong nước đang cung cấp các hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp FDI
chỉ khoảng 14%, con số này có dấu hiệu cải thiện theo thời gian, nhưng rất chậm chạp.
Phần lớn doanh nghiệp FDI quy mô sản xuất nhỏ thường là DN nằm trong chuỗi cung
ứng của các DN FDI đầu cuối hoặc các DN gia công phần cuối để tận dụng xuất xứ của
Việt Nam. Điều này một mặt gây cạnh tranh đối kháng trực tiếp với các DN sản xuất
trong nước, mặt khác làm tăng nguy cơ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại tại các thị
trường xuất khẩu.
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực tổ chức
quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật, thiếu nguồn lực để đổi mới, lĩnh vực sản xuất khá
giống nhau, cả về quy mô, trình độ, công nghệ và sản phẩm… chưa thể cung cấp linh
kiện, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI, nên chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản
xuất toàn cầu.
Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) ra đời năm 2017 đã hoàn thiện cơ bản các cơ chế,
chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy CGCN ở Việt Nam. Tiếp theo đó, Chính phủ,
Bộ Khoa học và Công nghê ̣ (KH&CN) đã xây dựng và ban hành nhiều nghị định, thông
tư để hướng dẫn, cụ thể hóa đối với việc khuyến khích, thúc đẩy hoạt động CGCN.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng phát triển, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thế
nhưng ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,
vẫn được coi là có triển vọng phát triển lớn với cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn
cầu của các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia. Đặc biệt là với hàng loạt hiệp định thương
mại tự do (FTA) ký kết, Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị
trường lớn của thế giới. Thực tế đó đã dẫn đến hàng loạt DN sản xuất sản phẩm đầu cuối,
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dịch chuyển mạnh vào Việt Nam.
3.Nhân công
Số lượng công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể. Số lượng lao
động làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng từ 330.000 năm 1995 lên khoảng
6,1 triệu lao động vào năm 2019. Tốc độ tăng lao động của khu vực này, bình quân
7,72%/năm giai đoạn 2005-2017, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và
các thành phần kinh tế khác. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành thâm dụng lao
động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng cao hơn được đẩy
mạnh.
Trong thời kỳ đầu thu hút vốn FDI, lao động thường tập trung vào một số ngành sản xuất
thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Song hiện nay, tỷ trọng lao động trong một số
ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỷ trọng lao động
trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng từ 8,03% năm 2012 lên 15,7% năm
2017. Năng suất lao động cũng có sự chuyển biến tích cực nhờ nguồn vốn của khu vực có
vốn FDI. Theo giá hiện hành, năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn FDI năm 2017
đạt 330,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,5 lần năng suất lao động chung của cả nước, cao
hơn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp ngoài nhà nước
nói riêng.
Tuy nhiên, hiện nay chi phí nhân công Việt Nam đang tăng lên, đến một mức nhất định
sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh. Lúc này, khi các ưu đãi của Chính phủ đã hết thời hạn,
nếu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong nước không
phát triển để cắt giảm giá thành sản phẩm, các tập đoàn đa quốc gia sẽ di chuyển cơ sở
sản xuất sang quốc gia khác hấp dẫn hơn.
4.Chính sách thương mại mở cửa
Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi
về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tư nước ngoài.
Chính sách tài chính thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Trong những năm qua, chính sách tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc động
viên, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng.
Xác định được vai trò quan trọng này, Việt Nam đã thường xuyên rà soát, nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút và quản lý
tốt hơn nguồn lực FDI.
Trong đó, tiêu biểu là một số chính sách như: Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... cùng với hệ thống các văn bản
hướng dẫn về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) FDI đầu tư vào Việt
Nam. Hiện tại, có thể khái quát các chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút vốn FDI,
gồm các nội dung sau:
a. Về ưu đãi thuế
Một là, đối với ưu đãi thuế TNDN.
Trong giai đoạn 1987-1994: Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, thuế suất phổ thông của
thuế lợi tức là 25% và còn có thuế suất ưu đãi thấp hơn là 10%, 15% hoặc 20% áp dụng
đối với các dự án khuyến khích đầu tư. DN hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được
miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế phải nộp
tối đa trong 4 năm tiếp theo (tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư hoặc địa
bàn hoạt động).
Trong giai đoạn 1995-2000: Năm 1999, Luật Thuế TNDN thay thế cho Luật Thuế lợi tức.
Theo đó, pháp luật thuế TNDN đã áp dụng nhiều ưu đãi để khuyến khích đầu tư như: Các
cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm
tiếp theo. Nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư sẽ
hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác. Thời gian miễn giảm cao nhất là 13 năm
(4 năm miễn, 9 năm giảm)..
Sau thời gian cải cách thuế lần thứ ba (giai đoạn 2001-2010), để phục vụ các chiến lược
và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách
lần thứ tư với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức
thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong
giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn
2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...
Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4
năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới
trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần
mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường...
Hai là, ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Từ năm 1991, chính sách thuế nhập khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các
hàng hóa tạo tài sản cố định của các DN FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho
phía nước ngoài.
Giai đoạn 1995-2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất, nhập khẩu theo hướng
khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu
hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng
hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô...
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổi trong các năm 2001,
2005 và 2016.
Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập
khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ,
tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện
trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung
quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản
xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.
Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như:
(i) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài
và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài thì được miễn thuế xuất khẩu;
(ii) Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và
hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể
được kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan;
hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày
kể từ ngày hết hạn;
(iii) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án
đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích
đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...
 Nhìn chung, việc giảm thuế suất thuế TNDN và đa dạng hóa các hình thức ưu
đãi thuế đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
b. Về ưu đãi đất đai
Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50%
hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm.
Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013
và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng
vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng
thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất
đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt
nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư
thông thường...
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với DN như:
(i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014;
(ii) Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị
định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số
46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-
3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất
để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương;
(iii) Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền
thuê đất.
III/ Tổng kết
1.Nhận xét
Thời gian vừa qua, Việt Nam hầu như không tận dụng được nhiều tác động lan toả về
công nghệ, thay vào đó, Việt Nam chỉ mới tận dụng được một số lợi ích về lao động và
các doanh nghiệp nội thì có cơ hội khai thác các thị trường mới để xuất khẩu.
Trong bối cảnh dòng vốn FDI đang chảy ngày càng mạnh vào nước ta, cần phải giải
quyết bài toán "điểm nghẽn” trong hấp thụ vốn FDI
Mạng lưới cung cấp đầu vào linh kiện, cho các doanh nghiệp lắp ráp FDI còn thiếu và
yếu. Đây vẫn được xem là một yếu tố có sức nặng lớn trước mỗi quyết định của nhà đầu
tư nước ngoài khi vào Việt Nam, bởi, nếu hệ thống cung cấp phụ trợ kém thì các doanh
nghiệp FDI chỉ có thể tận dụng được lợi ích về chi phí giá rẻ như lương cho nhân công.
Tuy nhiên, tốc độ tăng của lương hiện nay cũng đang tăng nhanh so với các nước xung
quanh. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh thu hút FDI này của Việt Nam cũng đang giảm
xuống.
Những bất cập trong chính sách tài chính đã bắt đầu nảy sinh. Trong đó, điểm hạn chế lớn
nhất là mức ưu đãi thuế cao, diện ưu đãi rộng và dàn trải (đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN)
làm suy giảm nguồn thu ngân sách nhà nước…
Đồng thời, hiện nay, dù chính sách ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần
kinh tế, nhưng khu vực FDI đang được hưởng nhiều hơn từ chính sách ưu đãi. Điều này
thể hiện rõ qua tỷ trọng về số thuế TNDN được ưu đãi miễn, giảm của DN FDI trên tổng
số thuế TNDN được miễn giảm của DN cả nước là 76%; Tỷ lệ về số thuế TNDN được ưu
đãi miễn, giảm của DN FDI trên tổng số thuế TNDN phải nộp tính theo thuế suất phổ
thông là 48%, trong khi tỷ lệ này của DN nhà nước là 4,6%, DN ngoài quốc doanh là
14%...
Việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách ưu đãi thuế TNDN làm cho chính sách
thuế thêm phức tạp, khó quản lý, tạo nhiều lỗ hổng để DN lợi dụng giảm thuế phải nộp,
gây nên tình trạng bất công bằng trong động viên thuế giữa các đối tượng. Việc dành
nhiều ưu đãi về thuế và sử dụng đất đai cho các DN FDI dẫn đến việc phân bổ nguồn lực
đầu tư chưa hiệu quả, chưa thu hút được vốn đầu tư vào các địa bàn khó khăn.
Tuy nhiên, FDI cũng đã góp phần tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
2.Giải pháp
Để tận dụng được lợi thế từ thu hút đầu tư vốn FDI, các cơ quan chức năng cần có cái
nhìn toàn diện về thực trạng sản xuất công nghiệp trong nước. Từ cơ sở này, sẽ phải xác
định những trọng điểm ngành cần thu hút FDI, cũng như loại bỏ ưu tiên cho những ngành
không thuộc trọng điểm.
Cần có chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh sự lan tỏa, chuyển giao công nghệ từ
sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam sang hệ thống DN nội địa, sớm hình
thành các DN có quy mô khu vực và quốc tế để dẫn dắt nền công nghiệp. Chính phủ cần
sớm ban hành chính sách hỗ trợ các DN ngành cơ khí, điện, điện tử.
Trong đó, đặc biệt chú trọng cơ chế khuyến khích thông qua việc hỗ trợ các dự án đầu tư
đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa, ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong
sản xuất và quản lý, điều hành.

IV/ Tài liệu tham khảo


1. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố hấp thụ tác động đến mối quan hệ
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế - https://luanantiensi.com/cac-nghien-cuu-thuc-
nghiem-ve-cac-nhan-to-hap-thu-tac-dong-den-moi-quan-he-giua-fdi-va-tang-
truong-kinh-te
2. Hoàn thiện chính sách tài chính thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam – Tạp chí tài chính
3. Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài - https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi
4.

You might also like