Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 83

Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Chống Sét, Tiếp Địa

1- Công tác chuẩn bị và công tác thi công lắp đặt


   Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác thi công hệ thống chống
sét và tiếp địa: Hệ thống tiếp địa đẳng thế và lưới tiếp địa có thể được thi công cùng
lúc hoặc khi phần móng kết cấu đã được thực hiện xong và chưa thi công nền. Hệ
thống chống sét và tiếp địa làm việc trong nhà chỉ được thực hiện sau khi công tác
thi công xây dựng phần kết cấu và mái đã xong.

1.1 Chuẩn bị biện pháp an toàn:

–  Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng
–  Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
–   Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có
yêu cầu
–  Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan cắt và mặt nạ hàn
–  Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây
nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
–  Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn
–  Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu).
–  Chỉ được thi công hệ chống sét trên mái trong điều kiện thời tiết tốt, không có
mây mù hoặc mưa dông

1.2 Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất,
bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết.

–  Bản vẽ mặt bằng lưới tiếp địa và vị trí bãi tiếp địa, thể hiện khoảng cách giữa các
dây/ cọc tiếp địa, loại dây/ cọc tiếp địa sử dụng, vị trí hố thăm, các điểm kết nối
giữa lưới tiếp địa và hệ thống thu sét/ hệ tiếp địa làm việc. Chi tiết vật liệu sử dụng
cho mương/ hố tiếp địa, cao độ/ kết cấu của mương/ hố tiếp địa…

Mặt bằng bố trí hệ thống tiếp địa trạm biến áp


Sơ đồ bố trí bãi tiếp địa trạm biến áp

–         Bản vẽ mặt bằng/ mặt cắt và chi tiết lắp đặt dây tiếp địa làm việc, điểm đặt
và chi tiết trạm nối tiếp địa trong nhà, các chi tiết vật liệu sử dụng như kẹp cáp, kẹp
ống, ống, giá đỡ…
–           Bản vẽ mặt bằng hệ thống chống sét, thể hiện khoảng cách giữa các thanh
đồng, hướng đi cáp dẫn sét, điểm lên/ xuống của cáp dẫn sét. Bản vẽ chi tiết lắp đặt
dây dẫn sét và ống bảo vệ, kẹp cáp, hộp nối dây, các loại vật liệu sử dụng và kiểu
lắp đặt …
–         Tài liệu kỹ thuật của các loại vật liệu hệ thống tiếp địa được sử dụng như
thuốc hàn, khuôn hàn, chất giảm điện trở đất… (nếu có)
–         Tài liệu kỹ thuật của các loại thiết bị của hệ thống chống sét như đầu thu,
cáp dẫn
sét… (nếu có)
1.3   Chuẩn bị vật tư theo danh mục vật tư liên quan, gồm:

–  Thanh đồng, giá đỡ kim thu sét, dây dẫn sét, dây/ cọc tiếp địa, kẹp dây dẫn sét,
phụ kiện khác…
–  Ống bảo vệ, giá đỡ/kẹp ống, hộp nối dây, trạm nối tiếp địa, sứ cách điện, thanh
cái tiếp địa…
–  Vật liệu giảm điện trở đất, khuôn hàn, thuốc hàn, que hàn, hố thăm
–  Sơn, giẻ lau, đá cắt, đá mài, chổi thép…

1.4  Dây đồng trần , dây bọc đồng 1 lõi


–  Bu-lông nở, bu-lông U, bu-lông/vít, đầu lót ống…

1.5 Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn.

–  Thủy bình, dây rọi, Ohm kế (VOM), máy đo điện trở đất
–  Máy hàn điện (nếu có yêu cầu), máy cắt/ kìm cắt cáp, máy mài, máy khoan cầm
tay, đèn khò…
Định vị vị trí cọc tiếp đất, lưới dây tiếp địa và các hố thăm, xác định kích thước hố
đào trên thực địa và dịch chuyển nếu các vị trí này cắt các kết cấu xây dựng có sẵn
để cập nhật vào bản vẽ thi công.

Chi tiết cố định cọc


   Khoan lỗ cọc tiếp địa, hàn dây nối vào cọc, thả cọc tiếp địa vào lỗ khoan và đẩy
đến độ sâu thiết kế. Trộn và đổ hóa chất giảm điện trở vào hố (nếu có yêu cầu).
   Với trường hợp cọc tiếp địa đóng: đào hố quanh vị trí cọc với chiều sâu đáy hố
đào phải thấp hơn đỉnh cọc hoàn thiện khoảng 10-15cm, làm giàn giáo/ sàn thao tác
(nếu có yêu cầu) để đóng cọc. Đóng cọc bằng búa hoặc ấn bằng máy/ cơ cấu kích
đến độ sâu thiết kế.
  Đào rãnh tiếp địa đến độ sâu thiết kế và điều chỉnh độ sâu hoặc hướng đi của
rãnh để dây tiếp địa hoàn thiện không cắt ngang hoặc chạm vào kết cấu xây dựng
đã có sẵn.
Rải dây tiếp địa. Dây phải được nắn thẳng và ép sát xuống đáy rãnh tiếp địa

Bản vẽ kéo dải cố định cáp thoát sét


Vệ sinh đầu cọc tiếp địa và đầu dây tiếp địa tại điểm nối:
a) Mối nối hàn: hàn nối dây vào đầu cọc, kiểm tra chất lượng mối hàn bằng mắt và
cơ khí để sửa chữa khi không đạt. Mối nối hàn đạt nếu vết hàn không bị rỗ tổ ong
và chịu đựng được vết đập búa trung bì Xử lý chống rỉ bên ngoài mối nối (nếu có
yêu cầu)
b) Mối nối dùng bu-lông/ kẹp: lắp nối dây vào đầu cọc bằng bu-lông nối, kiểm tra
chất lượng mối nối bằng mắt và độ chặt bu-lông nối, sửa chữa khi không đạt. Mối
nối đạt nếu dây tiếp địa không bị cong vênh hay gãy và ôm đều đầu cọc, bu-lông
siết chặt và thẳng. Đo thông mạch dây và cọc, xử lý chống rỉ bên ngoài mối nối
(nếu có yêu cầu)
Trộn và đổ hoá chất giảm điện trở vào rãnh đào.
     Lấp đất hố đào và rãnh theo từng lớp dày 200-300mm, tưới nước và đầm chặt
theo yêu cầu thiết kế. Các đầu dây chừa lại để lên thiết bị và vào hệ thống thu sét/
tiếp địa làm việc được bọc kín và đánh dấu
   Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu, phải lưu ý hệ số mùa trong kết quả
đo. Xử lý nếu không đạt.

                                       Bản vẽ tiếp đất và hộp kiểm tra


Lắp đặt hố thăm/ hộp đo điện trở đất tại vị trí chỉ định
Lắp giá đỡ và ống luồn cho dây tiếp địa từ các trạm tiếp địa làm việc đến hộp đo
điện trở đất/ ống luồn cáp dẫn sét từ điểm lắp thanh chống sét đến điểm nối đất,.
Lắp giá đỡ, kẹp cáp … cho dây tiếp địa và dây dẫn sét.
Kéo rải/ lắp cáp tiếp địa và cáp dẫn sét từ hố thăm/ hộp đo điện trở đất đến điểm đặt
các trạm nối đất làm việc/ điểm nối đất của kim thu sét.

 Lắp lưới chống sét.


 Sử dụng các kẹp thanh đồng liên kết lưới chống sét.
 Chống thấm nước tại các điểm lắp ống lót cáp dẫn sét….
 Đấu dây dẫn sét/ tiếp địa làm việc vào hố thăm/ hộp đo điện trở đất.
 Kiểm tra, đánh dấu hệ tiếp địa/ tiếp địa làm việc/ hệ thu sét hoàn thành vào
bản vẽ thi công. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu
nghiệm thu thi công.

Đồng hồ đo và cách đo điện trở chống sét

  Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.

2-Kiểm tra hoàn thiện hệ thống tiếp địa an toàn


–     Kiểm tra đầy đủ các hố tiếp địa và các mối hàn bên trong hố.
–     Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu.
–      Đo điện trở đất và nghiệm thu, giá trị đo ≤ 10 OHMS
–      Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu (do một Trung tâm kiểm định
độc lập thực hiện)
–     Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.

3- Kiểm tra hoàn thiện hệ thống chống sét& tiếp địa


–   Kiểm tra đầy đủ các hố tiếp địa và các mối hàn bên trong hố.
–   Kiểm tra các mối hàn, các kẹp liên kết các thanh thoát sét.
–   Kiểm tra các giá đỡ các thanh thoát sét có đảm bảo độ chắc chắn, siết chặt các
bu lông.
–   Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.
–   Đo kiểm tra điện trở nối đất đạt theo yêu cầu (do một Trung tâm kiểm định độc
lập thực hiện)
–   Kiểm tra vệ sinh toàn bộ khu vực

4- Công tác nghiệm thu


– Nghiệm thu nội bộ – đạt.
– Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.
– Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt.
– Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.
Thi Công Lắp Đặt Đường Ống Chữa Cháy
Hướng dẫn thi công lắp đặt đường ống chữa cháy như sau:
Mục lục bài viết
 1. Công tác thi công ống thép chữa cháy
 2. Biện pháp thi công ống chữa cháy
 a. Gia công ống trước khi lắp đặt
 b. Cắt gọt
 c. Ren ống (áp dụng cho ống DN50 trở xuống)
 d. Đấu nối ống
 e. Các dạng kết nối ống

1. Công tác thi công ống thép chữa cháy

Đọc bản vẽ SHOP hệ thống chữa cháy (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phương án bố
trí tuyến ống, thiết bị van vòi, giá đỡ, ty treo) nghiên cứu kiểm tra và trao đổi lại
với đội ngũ thiết kế các vấn đề vướng mắc trên bản vẽ  SHOP, trên thực tế và giữa
thiết kế với thực tế mặt bằng thi công

 Khảo sát mặt bằng và điều kiện thi công


 Bố trí dụng cụ thi công

Máy khoan điện, vải và thảm sạch, máy cưa điện,vải ướt, máy cắt đĩa, thước dây,
cưa cầm tay, thước đo, Ê to đầu vuông, máy hàn hồ quang, chổi kim loại, bút lông
dầu, tấm Vinyl, thước, thang chữ A, dao khoét, giấy nhám, Clê, Calip ren, băng
keo, Vinyl, mỏ hàn, máy làm đinh, máy mài, Bu lông và đai ốc tạm, bình cứu hỏa,
kính bảo hộ, tấm chắn gió, lều bảo vệ, cọ, bình áp khí, dây và đui nối, ròng rọc,
giàn giáo, búa, Clê và kềm siết đai ốc, dây dọi.
Vận chuyển ống và các phụ kiện không được va đập, trầy xước thủ công hoặc dùng
tời, xe nâng, Palăng để nâng ống và các thiết bị vào vị trí lắp đặt, phải có giá đỡ để
đặt vật tư ống, tránh đặt trực tiếp xuống sàn

2. Biện pháp thi công ống chữa cháy

a. Gia công ống trước khi lắp đặt

 Trước khi lắp đặt ống phải được làm sạch rỉ và các tạp chất bẩn bằng chổi
đánh rỉ
 Dùng giẻ lau sạch dầu bảo quản cả trong và bên ngoài ống
 Quét sơn bảo vệ và bảo quản ống thép đen và thép tráng kẽm
 Mỗi hệ thống đường ống sẽ được làm sạch triệt để trước khi kết nối tới hệ
thống và thiết bị. Đối với ống thép carbon, đổ đầy nước trong ống sau khi
hoàn thành việc thử nghiệm chống rò ống hoặc làm sạch để tránh ăn mòn.
 Kiểm tra cẩn thận đường ống và đoạn nối ống.
 Ống sẽ được cắt bằng máy cắt. Không chấp nhận máy cắt chạy bánh bằng
kim loại.
 Mép trong và ngoài đường ống bị nhám hoặc sắc sẽ được mài nhẵn. Các mép
trong phải được khoét phẳng.
 Khi không thi công ống, phụ kiện và van đầu cuối nên đậy tạm để tránh tác
động từ bên ngoài

Phương pháp sơn thông thường, sử dụng sơn chống rỉ bám dính và sơn hoàn thiện
Trước khi tiến hành sơn ống thì công tác làm sạch đã hoàn thiện, tiến hành sơn
bằng tay hoặc bằng máy phun sơn. Khi phun chú ý khoảng cách giữa súng phun và
đường ống tránh trường hợp dày mỏng và sơn chảy thành dòng trên ống

 Đối với ống thép đen sơn làm 3 lớp hoặc 4 lớp : 1 lớp chống rỉ, 1 lớp màu đỏ
và 1 lớp sơn màu đỏ sau cùng hoặc 1 lớp sơn chống rỉ, 2 lớp sơn màu đỏ,
giữa 2 lớp cách nhau 2 giờ và1 lớp sơn hoàn thiện
 Đối với ống thép tráng kẽm: Tiến hành quét lớp xử lý bề mặt, sơn 2 lớp sơn
màu đỏ cách nhau 2 giờ và sơn 1 lớp hoàn thiện sau cùng, chờ cho ống khô
tiến hành lắp đặt hoặc chuyển đến công trường tiến hành lắp đặt sau khi đã
xử lý hết các bước trên tại xưởng

 Phương pháp sơn nhiều thành phần-sơn đặc chủng


*Sơn ống trên thép với quy trình sau:
– Chờ ống khô thì đưa vào gia công lắp đặt
– Sơn ống cấp nước chữa cháy bằng máy phun (sau khi lắp đặt ống theo bản vẽ thi
công) những chỗ ống bị trầy xước thì quét dặm bổ sung
– Đối với các mối hàn hoặc đoạn ống xung quanh mối hàn, dùng máy đánh xỉ làm
sạch mối hàn, sơn bị cháy do nhiệt từ mối hàn
– Phương pháp cắt được thực hiện phù hợp với từng loại vật liệu và các đoạn cắt
đúng như bản vẽ thi công đã được phê duyệt

 Đối với ống có đường kính D<=65mm có thể cắt trên máy tiện ren
 Đối với ống có đường kính 65<D<=125 sẽ tiến hành cắt bằng náy cắt Φ350
 Đối với ống có đường kính D=>150 sẽ tiến hành cắt mỏ cắt khí Oxy-Gas
hoặc gió đá phù hợp

– Sử dụng kính bảo vệ mắt, máy cắt đảm bảo vệ tránh phôi thép và lửa văng ra
ngoài gây tai nạn

b. Cắt gọt

Khi cắt gọt không làm biến dạng ống và lớp bảo vệ, mặt cắt ống phải nhẵn và
vuông góc với tâm ống (hay vát mép nếu cần) để thực hiện mối nối
Dụng cụ cắt phải thích hợp và đảm bảo về chiều dài vết cắt theo đúng yêu cầu kỹ
thuật.

c. Ren ống (áp dụng cho ống DN50 trở xuống)

Chi tiết ren ống từ 25A-50A


– Cắt thẳng ống và làm sạch Bavia trước khi ren
– Với ống có đường kính D<= 50 chiều dài đầu ren tối thiểu đạt 20-25mm
– Ren ống bằngg máy ren với bước ren và độ dài theo quy định. Đường ren trên
ống dạng côn, tuân thủ theo các tiêu chuẩn về ren ống
– Ren ống bằng máy gia công ren có bộ phận tự động định kích thước. Cắt thẳng
góc với tâm ống, cắt dần và đều sao cho lớp cắt được trơn láng. Tùy theo loại ống
tiến hành cho lượng dầu cắt thích hợp, hoặc cho đều vào bộ phận cắt. Khi dầu bị
đổi màu thì cần thay thế dầu mới. Khi răng bị lỗi lõm phải thay lưỡi Taro mới.

d. Đấu nối ống

– Đấu nối ống bằng hàn đối với đường ống >=D65
– Công tác chế tạo các đoạn ống tiến hành theo các bước sau

– Để đấu nối đoạn ống với nhau hoặc đấu nối đoạn ống với thiết bị, trước hết phải
kiểm tra vị trí cần nối thiết bị
– Dùng thiết bị nâng, đưa hai đoạn ống vào vị trí, đúng tọa độ thiết kế, hai đầu ống
tiến gần sát nhau, đồng tâm với nhau và song song với phương ngang, khe hở từ
1.5-3mm
– Hai đoạn ống tạm thời được tro bằng cáp thép hoặc Palăng hoặc kê bằng giá,
dùng thiết bị điều chỉnh độ đồng tâm và khe hở giữa chúng

e. Các dạng kết nối ống

  Kết nối bằng ren


Kết nối ren theo phương án thông thường

 
– Đấu nối bằng ren với ống thép tráng kẽm có đương kính danh nghĩa DN<=50
– Đấu nối bừng ren chủ yếu được thực hiện tại công trường theo các bước

Khi lắp ống phải kiểm tra và làm sạch dầu cắt, nước, bụi bám vào ren, bên trong
ống hoặc mặt cắt ống. Khi nối ren, cuốn dây đay theo chiều ren rồi dùng 1 lượng
vừa đủ sơn phủ lên bề mặt. Khi vặn, dùng tay vặn ren rồi sau mới dùng kìm xiết
ống. Sau khi nối mối ren dùng sơn phủ lên các ren dư và sơn đỏ hoàn thiện ống
Kết nối ren theo phương án dùng keo Epoxy (áp dụng cho các khu vực không đóng
trần)
– Đấu nối bằng phương pháp ren đối với ống thép tráng kẽm có đường kính danh
nghĩa DN<=50 bằng hỗn hợp keo A&B theo trình tự
– Trước khi thực hiện kết nối ống thì hòa trộn keo A keo B và loại dung môi
– Keo AB (keo Expoxy) là loại hóa chất tổng hợp dùng trong ngành công nghiệp
chế biến, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến gỗ, đá, bê tông, kim loại
– Keo A (Epoxy) màu trong, keo B ( chất đóng rắn) màu vàng mật ong
– Pha theo tỷ lệ 1:1 quấy đều đến khi đồng nhất màu
– Thời gian để đmả bảo cho hỗn hợp keo sau hòa trộn là 1h
– Bôi hỗn hợp keo đã được hòa trộn lên bề mặt của phụ kiện và đoạn ống ren của
đối tượng cần kết dính, chờ khô và sử dụng mối ghép
– Qui định bước ren tương ứng với từng kích thước ống. Bàn máy tiện ren và dao
tiện tuân thủ theo Tiêu chuẩn JIS B0203

          Momen xoắn bắt vít (ống thép tráng nhựa)


Một số mối nối ren thông dụng
  Kết nối hàn
Phạm vi áp dụng và Quá trình hàn
Đối với đường ống đường kính lớn hơn 65mm thì áp dụng phương pháp hàn để kết
nối ống
Quy trình hàn như sau
– Tại các vị trí mối ghép sẽ được thực hiện theo quy trình, đảm bảo kỹ thuật
– Đấu nối đoạn ống với nhau hoặc đấu nối đoạn ống với thiết bị, kiểm tra vị trí cần
nối tại thiết bị chi tiết hàn ống từ 65A-150A

Dùng thiết bị nâng, đưa hai đoạn ống vào vị trí, đúng tạ độ thiết kế, hai đầu ống
tiến gần sát nhau, đồng tâm với nhau và song song với phương ngang, khe hở giữa
chúng từ 1-3mm.
– Hai đoạn ống tạm thời được treo bằng giá đỡ hoặc đai treo đã lắp trước. Dùng
máy rọi lazer để chỉnh đồng tâm của tuyến ống sao cho phía trong lòng ống phải
thẳng, phẳng và không có gờ để tránh dòng chảy xoáy của môi chất tại điểm nối,
làm giảm tuổi thọ ống
– Quy trình hàn:
+ Công tác chuẩn bị, que hàn, máy hàn, vật tư ống. Đo kích thước của ống và làm
sạch bề mặt của ống. Bề mặt sẽ không dính dầu, bụi bẩn và khô (cách mối hàn
100mm). Vệ sinh cạnh gờ bằng máy mài, chổi sắt
+ Kiểm tra góc nghiêng khớp với độ dày của ống. Nếu góc nghiêng không chính
xác, dùng đồ giũa hiệu chỉnh lại. Điều chỉnh ống để tâm nằm trên một đường
+ Tất cả ống hàn sẽ được thực hiện bởi quá trình hàn hồ quang. Điện cực sẽ được
kỹ sư cơ chọn phù hợp với điện cực đã duyệt.
+ Số chấm hàn cho kích thước ống bằng hoặc nhỏ hơn 300A là 3 điểm, đối với kích
thước ống
350A-500A sẽ là 6 điểm và đối với kích thước ống bằng hoặc trên 550A là 8 điểm.
+ Tiến hành hàn đính
+ Tiến hành hàn điền đầy
+ Lăn ống từ trên xuống dưới. Đối với kẹp ống, việc hàn sẽ được thực hiện từ dưới
lên trên
+ Sau khi hàn, tất cả khu vực hàn sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Điểm hàn phải không bị
gỉ.
+Tất cả ống hàn phải được kiểm tra bằng mắt. Mối hàn hư hỏng tham khảo mục
5.4.4.
+ Chiều rộng của mối hàn hoàn thiện thì không vượt quá 3.2mm mối hàn rãnh
chính.
+ Báo cáo với các kỹ sư về sự hư hỏng. Không được sửa mối hàn và ống hàn hư
vượt quá
250mm sẽ được cắt vuông vắn và đúng, và quá trình hàn trên sẽ được thực hiện để
nối ống lần nữa.
+ Sau khi hàn xong và làm sạch, quét sơn chống ăn mòn bằng loại sơn đã được
duyệt.
Trình tự hàn
-Đối với vật liệu cơ bản là thép (ống thép đen, thép mạ kẽm)
+ Đối với vật liệu có chiều dày lớn hơn 4.5mm phải hàn hai lớp, lớp lót được hàn
đủ quanh đường ống trước khi hàn lớp phủ
+ Đối với ống có chiều dày nhỏ hơn 4.5mm được phép hàn một lần phủ, lấp đầy
khe hở mối hàn. Yêu cầu về mối hàn phải được lấp đầy, chiều cao mối hàn phải cao
hơn mặt ngoài của ống nhưng tối đa 3mm
+ Độ lồi bên trong tối đa 1mm
+ Đối với mối hàn bích, chấm hàn sẽ là 1 điểm và mặt bích sẽ là góc phải tới trục
đường ống. Sau đó số chấm hàn là 3-4 điểm trước khi hàn chính thức. Mối hàn ở
mặt ngoài thì không nằm ngoài mặt bích.
-Vật tư và máy hàn.
Khi nhà thầu thuê máy hàn, nhà thầu sẽ qua cuộc kiểm tra chất lượng dưới sự giám
sát và phê duyệt của kỹ sư trước khi được phép hàn.
Không dùng búa đóng vào ống. Không để que hàn ở khu vực ẩm ướt.
-An toàn
+ Khu vực hàn phải được phủ tấm vinyl nhằm tránh nước và bụi.
+ Bình cứu hỏa sẽ được trang bị tại khu vực hàn và phải kiểm tra dự phòng an toàn.
+ Đối với sự an toàn của công nhân, dây nối đất phải được trang bị cho quá trình
hàn hồ quang; và cấp phát quần áo, kính bảo hộ, và găng tay cho công nhân.
+ Không tiến hành hàn nếu không có sự giám sát riêng của nhà thầu.
+ Việc hàn sẽ không được thực hiện khi chất lượng của mối hàn kết bị suy yếu do
điều kiện thời tiết có gió gồm thổi cát hay gió mạnh (vận tốc của gió trên 10m/s).
Trang bị tường chắn gió và lều khi tiến hành hàn trong điều kiện thời tiết như trên.
  Mối nối mặt bích
– Một vài vị trí không thể áp dụng phương pháp hàn hoặc để thuận tiện trong tháo
lắp sẽ áp dụng mối nối mặt bích. Ví dụ: vị trí mối nối lắp đặt với van khóa trên
65mm và vị trí đấu nối với đường ống HDPE khi thoát ra khỏi tòa nhà
Chi tiết lắp ghép mối nối mặt bích điển hình

– Các bước hàn mặt bích với ống


+ Đưa đoạn ống cần ghép nối mặt bích trên gối đỡ, lồng mặt bích vào đầu ống
+ Dùng thước ke vuông góc giữa thân ống với mặt bích, căn chỉnh khoảng hở giữa
ống và mặt bích sao cho khe hở đều nhau
+ Hàn đính 1 điểm giữa ống và mặt bích, căn chỉnh lại góc vuông và khoảng hở
một lần nữa, sau đó hàn đính điểm đối xứng
+ Gõ sạch xỉ hàn các điểm hàn đính sau đó thực hiện mối hàn hoàn chỉnh
– Các bước ghép mặt bích
+ Căn thẳng hàng các mối ghép bằng mặt bích
+ Căn chỉnh các lỗ giữa mặt bích thẳng, đưa zoăng cao su vào khe giữa 2 mặt bích
sao cho zoăng cao su nằm đúng hai gờ của mặt bích
+ Lắp các bu lông, long đen và Êcu, vạn xiết Bulong the thứ tự như hình dưới. Khi
lắp Bulong kết nối mặt bích cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật
+ Monen xoắn được điều chỉnh gắn vào mô men vòng đệm. Kiểm tra momen vòng
đệm.
+ Xiết chặt Bulong cho thật đều
+ Dùng bút lông đánh dấ lên Bulong xiết và đai ốc khi hoàn thành sau đó xiết lại
lần nữa và kiểm tra bằng mắt
– Một vài biện pháp kỹ thuật cần đáp ứng như sau:
+ Momen xoắn sẽ được điều chỉnh gắn vào momen của vòng đệm. Kiểm tra
momen của vòng đệm.
+ Siết chặt bu lông cho thật đều. Thứ tự siết theo như hình
+ Dùng bút lông dầu đánh dấu lên bu lông siết và đai ốc khi hoàn thành. Sau đó siết
lại lần nữa và kiểm tra bằng mắt.

Thứ tự siết bu lông đúng tiêu chuẩn


  Kết nối bằng khớp nối nhanh
– Áp dụng đối với khu vực kỹ thuật- phòng bơm cấp nước

Chi tiết điển hình kết nối hệ thống bằng khớp nối nhanh Victualic-Brand
– Sử dụng phụ kiện và máy gia công chuyên dụng của nhà sản xuất

– Quá trình kết nối ống


+ Dùng máy tạo rãnh, tạo rãnh lõm (Groove) trên hai đầu ống

+ Dùng ron/zoăng (Gasket) ôm vào hai đầu ống


+ Ghép miếng ốp (Housings) hình bán nguyệt ôm vào rãnh lõm để giữ Gasket và
giữ độ cứng của mối ghép. Dùng Bulong đai ốc để xiết chặt 2 miếng ốp lại.

Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt Động Của Tủ Bơm Phòng Cháy Chữa Cháy
Cấu tạo nguyên lý hoạt động của tủ bơm phòng cháy chữa cháy như sau:
Trong hệ thống điều khiển bơm phòng cháy chữa cháy có 3 tủ điện điều khiển
Mục lục bài viết
 1- Tủ Điều Khiển  Bơm Bù áp
 2- Tủ điều khiển  Bơm Điện (hoạt động chính)
 3- Tủ điều khiển bơm Diesel
 4- Mạch khởi động của động cơ 
 5- Nguyên lý hoạt tủ điều khiển động cơ 3 pha sao tam giác

1- Tủ Điều Khiển Bơm Bù áp

Đây là bơm có chức năng duy trì áp lực đường ống. Khi áp suất ngưỡng đặt dưới
nó bơm bù khi đạt ngưỡng trên nó dừng hoạt động. Loại bơm này công suất thường
nhỏ và luôn nhỏ hơn bơm chính. Có hai loại khởi động chính cho hệ thống này là
sao/tam giác và khởi động trực tiếp (DOL). Việc chọn lựa hình thức khởi động nào
tùy thuộc vào công suất của máy bơm. Nhưng thông thường thì là khởi động trực
tiếp. Yêu cầu với tủ điều khiển máy bơm chữa cháy này là lưu ý đến áp suất đường
ống, độ sụt áp đường ống. Áp suất hệ thống thường được thiết kế 8 bar đến 10 bar.

2- Tủ điều khiển  Bơm Điện (hoạt động chính)

Khi thực sự có cháy bơm này sẽ làm việc. Lúc này nhu cầu nước sẽ là nhiều nên
công suất máy bơm loại này sẽ lớn hơn. Nên tủ điện điều khiển loại bơm này
thường có chế độ khởi động sao/tam giác. Một lưu ý với loại này là những hệ thống
bơm lớn có thể có kèm thêm bơm dự phòng. bơm mồi cho bơm chính. Cần thiết kế
tủ điện điều khiển bơm cứu hỏa đảm bảo tính tuần tự khởi động của các máy bơm.
Và lưu ý đến tính độc lập nguồn cấp cho máy bơm vì khi cháy sảy ra điện thường
bị ngắt hoặc được ngắt.

3- Tủ điều khiển bơm Diesel

Yêu cầu điều khiển phức tạp hơn do có phần điều khiển động cơ diesel. Bản thân
động cơ hiện đại thường có bộ điều tốc điện tử việc khởi động và điều tiết áp lực có
thể điều khiển thông qua bộ điều khiển/điều tốc (tín hiệu analog/số).Với loại bơm
này thì không cần phần mạch lực cấp nguồn cho máy bơm vì máy bơm chạy bằng
diesel. tủ sẽ bao gồm phần điều khiển là chính. Lúc này nguồn nuôi sẽ là điện
acquy. Vì theo nguyên tắc phòng cháy chữa cháy thường phải cắt điện trước, hoặc
nguyên nhân cháy nổ do hệ thống điện gây ra dẫn đến  hệ thống điện ngừng hoạt
động.
Lưu ý:
khi thiết kế tủ điện điều khiển bơm diesel là động cơ dùng cho phòng cháy ít khi
được hoạt động. Cần có chế độ  chạy động cơ định kì(động cơ để quá lâu không
dùng khó khởi động). Và tủ điện điều khiển máy bơm cứu hỏa diesel cần có sạc
nguồn cho acquy vì acquy sẽ hết điện áp nếu không được sạc, hoặc điện yếu không
đủ điện khởi động động cơ diesel.
Tủ điều khiển máy bơm diesel đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ theo chu kì như
sau:
Khởi động động cơ lần một 10 đến 15s nếu không khởi động được thì phải dừng
quá trình khởi động lại chờ trong 10s để acquy hồi điện. Nếu sau một số lần khởi
động không được thì cần dừng máy và cảnh báo để kĩ thuật khắc phục tình trạng
động cơ không khởi động được. Với  loại động cơ có bảng điều khiển điện tử thì tủ
điều khiển bơm chữa cháy không cần quy trình khởi động như trên mà bản thân bộ
điều khiển sẽ tự khởi động theo lập trình của nhà sản xuất. Khi có bảng điều khiển
điện tử . Tủ điện điều khiển bơm chỉ cần đưa ra tín hiệu chạy / dừng động cơ mà
thôi.

4- Mạch khởi động của động cơ 

 Đối với những động cơ có công suất trung bình thì tủ điện điều khiển sao
tam giác động cơ 3 pha. Động cơ có công suất nhỏ thì có thể khởi động trực
tiếp, còn động cơ công suất lớn thì có thể dùng biến tần.
 Khởi động theo phương pháp chuyển từ đấu sao sang tam giác có ưu điểm
là dòng điện khởi động sẽ giảm đi 3 lần so với khởi động mạch đấu tam giác
, vì vậy dễ khởi động những động cơ có công suất lớn, nhưng nhược điểm là
ngẫu lực (mô men khởi động) không cao, giảm mất 1/3 so với khởi động trực
tiếp. Nguyên tắc của phương pháp này là lúc đầu cho động cơ chạy ở chế độ
đấu sao, một khoảng thời gian chuyển mạch sang đấu tam giác.
 Các thiết bị cơ bản cần có để hoàn thiện tủ điện điều khiển theo sơ đồ mạch
điện sao, tam giác như sau: 2 công tắc tơ, 1 relay thời gian, 1 relay nhiệt nút
nhấn on, off, cb. Còn đầy đủ hơn thì cần 1 cái atomat tổng và contactor tổng.
 Bài toán ở đây chúng ta giả thiết là động cơ điện 3P- 45kw – 380V . Với
công suất này.
 Dòng tính toán Itt = 81A, Dòng khởi động qua sao – tam giác  150A Chọn
MCCB 3P- 150AT/250AF  ,Rơ le nhiệt (65 – 95 )A ,Cài đặt 80A ,Chọn cáp
2x Cu/xlpe/pvc (3c-50mm2) + 35E
 Mạch điều khiển và mạch động lực

  Các thiết bị có trong tủ điện điều khiển mạch khởi động sao/ tam giác
  Vỏ tủ Việt Nam
 Linh kiện trong tủ Hàn Quốc.
 Đèn báo pha 3 chiếc
 Đồng hồ V, đồng hồ A
 1 đèn báo cháy, 1 đèn báo dừng
 1 nút ấn chạy, 1 nút ấn dừng
 1 Atomat
 1 chiếc khởi động từ
 1 chiếc Rơ le trung gian
 1 chiếc cầu đấu,1 chiếc dây cốt
 1 lô vật tư phụ,thiết bị chống mất pha

5- Nguyên lý hoạt tủ điều khiển động cơ 3 pha sao tam giác

Chúng ta có thể thể hiện mạch động lực và mạch điều khiển như hình dưới :
Khi nhấn công tắc ON k1 có dòng điện chạy do mạch kín (k1 cuộn dây công tắc tơ
cấp điện cho động cơ 3 pha), khi đó role thời gian bắt đầu đếm, các tiếp điểm vẫn
giữ nguyên trạng thái, nên lúc này contactor K1-2 kín, động cơ chạy với kiểu sao,
đồng thời vào thời điểm này thường đóng của rơ le thời gian làm cho dòng điện
chạy qua do mạch kín làm tiếp điểm thường mở của rơ le đóng lại duy trì sự có
điện của K1-1, Khi nhả nút ON thì K1 vẫn kín vì tiếp điểm duy trì NO. Động cơ
chạy sao cho đến khi role thời gian đếm đủ thời gian đặt trước, sau đó các tiếp điểm
đảo trạng thái, lúc này cuộn K1-1 hở và cuộn K1-2 kín, động cơ chạy theo kiểu tam
giác. Các tiếp điểm thường đóng của K1-1, K1-2 được bố trí trước các contactor để
khóa chéo lẩn nhau nhằm an toàn. nếu K1-1 đóng thì K1-2 nhả và ngược lại.
nếu có sự cố gì đó như mất pha, làm rờ le nhiệt nhảy thì tiếp điểm thường đóng
OLR2 hở, mạch điều khiển mất điện toàn bộ , công tắc tơ nhả hết, động cơ dừng
lại.

Hướng Dẫn Xin Cấp Giấy Phép Đủ Điều Kiện PCCC

1. Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở


đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy:
Doanh nghiệp phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy
chữa cháy trong các trường hợp sau:

o Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị các loại, dự án xây
dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên
quan đến phòng cháy chữa cháy;
o Nhà ở tập thể, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên , nhà ở khác cao từ 7
tầng trở lên;
o Bệnh viện, nhà điều dưỡng cấp huyện trở lên; cơ sở khám, chữa bệnh
đa khoa từ 25 giường trở lên; cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa từ
10 giường trở lên.
o Trường học, cơ sở giáo dục, trung tâm tiếng anh từ 3 tầng trở lên, nhà
trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên,
o Chợ kiên cố và bán kiên cấp huyện trở lên; Trung tâm thương mại,
siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ
300m3 trở lên.
o Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, sân vận động, nhà
thi đấu thể thao có 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, câu lạc bộ và
những công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
o Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên.
o Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
o …………………….

2. Điều kiện để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy


(PCCC):
Luật pháp quy định cụ thể về điều kiện để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện phòng cháy chữa cháy đối với từng loại hình, tuy nhiên về cơ bản thì
cần đáp ứng các điều kiện sau:

o Cần phải có quy định, nội quy, biển chỉ dẫn hoặc sơ hồ về việc phòng
cháy, chữa cháy và thoát nạn phù hợp.
o Cần có quy định và phân công trách nhiệm PCCC cho các cá nhân
trong cơ sở.
o Hệ thống điện, chống sét; thiết bị sử dụng điện, sinh nhiệt, sinh lửa…
phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về việc PCCC.
o Có quy trình kỹ thuật đầy đủ, an toàn về PCCC sao cho phù hợp.
o Cần có một lực lượng PCCC cơ sở, đã được huấn luyện.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy


chữa cháy (PCCC)
Cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo từng cấp đối với loại hình
kinh doanh.

4. Trình tự, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa


cháy (PCCC)
o Hồ sơ:

o Bản sao Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh


o Đơn đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC”.
o Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC” và văn bản nghiệm
thu về PCCC;
o Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người;
o Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
o Danh sách những nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC;
o Phương án chữa cháy.
o 2 Thời gian cấp phép:
o 20-30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

2. Thủ Tục hồ sơ xin cấp phép đối với các đơn vị thi
công xây dựng dự án mới hồ sơ cần chuẩn bị những gì ?
o Mục lục bài viết
 Kiến Trúc :
 Kết Cấu :
 Điện :
 Điện nhẹ
 Điều hòa :
 Nước:
 Thuyết Minh :
 Dự Toán :
 Thủ Tục Pháp Lý:
 Kinh Phí Thẩm Duyệt:

Kiến Trúc :

3. – Tổng mặt bằng.


4. – Mặt bằng các tầng.
5. – Mặt dứng.
6. – Mặt cắt.
7. – Chi tiết thang.
8. – Chi tiết cửa chống cháy.
9. – Chi tiết ống rác (nếu có).
10. – Bản vẽ kích thước các cửa đi còn lại.

o Kết Cấu :

– Mặt bằng kết cấu điển hình.

3. Điện :

– Sơ đồ cung cấp điện tổng.


– Chống sét.

3. Điện nhẹ

– Sơ đồ âm thanh công cộng.

3. Điều hòa :

– Sơ đồ tăng áp, hút khói.


– Mặt bằng tăng áp hút khói.

3. Nước:

– Sơ đồ cấp nước tổng.


– Chi tiết bể nước (ngầm+mái).

3. Thuyết Minh :

– 1 Bộ thuyết minh đầy đủ.

3. Dự Toán :

– 1 Bộ dự toán đầy đủ.

3. Thủ Tục Pháp Lý:

– Công văn xin thẩm duyệt PCCC.


– Giấy phép chấp thuận của sở quy hoạch kiến trúc.
– QĐ đầu tư xây dựng.
– Giấy phép sử dụng đất.

3. Kinh Phí Thẩm Duyệt:

Giải Pháp Thiết Kế Hệ Thống Báo Cháy


Ngày nay, với tốc độ phát triển không ngừng, các toà nhà đều trang bị nhiều thiết bị
hiện đại như máy tính, ti vi, và các đồ điện khác…Hầu hết các thiết bị này đều là
loại tiêu thụ điện năng, do đó nguy cơ phát tia lửa điện gây hoả hoạn là rất cao.
Đám cháy một khi không được phát hiện sớm sẽ lan rất nhanh và rất khó để kiểm
soát. Do vậy, việc lắp đặt một hệ thống dò tìm và cảnh báo sớm đám cháy là một
điều vô cùng quan trọng trong việc phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt tại tất cả các khu vực có nguy cơ cháy của
công trình bằng hệ thống báo cháy địa chỉ. Với hệ thống báo cháy địa chỉ ngoài
chức năng báo cháy thông thường hệ thống còn có khả năng kết nối, tích hợp và
điều khiển các hệ thống kỹ thuật bằng các giao thức chuyên dụng và phần mềm
điều khiển. Các thiết bị ngoại vi phải được lựa chọn hợp lý sao cho phù hợp với
thiết kế toà nhà.
Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình và tiêu
chuẩn TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế”, chúng
tôi thiết kế hệ thống báo cháy cho công trình. Hệ thống báo cháy tự động nhằm
phát hiện sự cháy nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp thời khi đám cháy mới
phát sinh.
Dựa trên  cách phân vùng quản lý chúng tôi thiết kế hệ thống báo cháy gồm các
trung tâm báo cháy báo cháy địa chỉ loại 250 địa chỉ/loop (125 địa chỉ đầu báo và
125 địa chỉ module) được bố trí như sau :
+ Tủ trung tâm báo cháy cho tòa nhà.
+ Số lượng địa chỉ trên mỗi loop phải đảm bảo dự phòng 20%.
+ Trung tâm báo cháy đảm bảo quản lý tất cả các đầu báo cháy tại vị trí có nguy
hiểm cháy, tùy vào tính chất từng phòng, khu vực mà lắp đặt đầu báo cháy khói hay
nhiệt.
Hệ thống báo cháy bao gồm:

1. Trung tâm báo cháy.


2. Các loại đầu báo cháy tự động.
3. Nút ấn khẩn cấp.
4. Còi, đèn báo cháy.
5. Các loại module.
6. Hệ thống liên kết.

Mục lục bài viết


 1. Trung tâm báo cháy
 2. Các đầu báo cháy tự động
 2.1 Đầu báo cháy khói địa chỉ:
 2.2 Đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp gia tăng địa chỉ:
 2.3 Đầu báo cháy nhiệt cố định địa chỉ:
 3. Nút ấn khẩn cấp:
 4. Còi đèn báo cháy kết hợp:
 5. Module
o a. Các module điều khiển có điện áp:
o b. Module điều khiển ra cho thiết bị ngoại vi (không điện áp):
o c.Các module 2 đầu vào & các module 1 đầu vào:
 6. Hệ thống liên kết
 7. Nguồn điện dự phòng
 8. Điều khiển liên động và phạm vi công việc
o a.Điều khiển thang máy:
o b.Thiết bị điều hòa không khí
o  b.Quạt điều áp buồng thang bộ và quạt hút khói.
 9. Hệ thống đèn exit và sự cố

1. Trung tâm báo cháy


Trung tâm báo cháy là nơi nhận, phân tích và xử lý tín hiệu, điều khiển hệ thống
báo cháy và liên động các hệ thống kỹ thuật khác
Tủ  trung tâm báo cháy 250 địa chỉ/loop cho phép mở rộng lên đến 08 loop đặt tại
phòng thường trực tại tầng 1, lắp đặt trên tường ở độ cao phù hợp để điều khiển sử
dụng

2. Các đầu báo cháy tự động

2.1 Đầu báo cháy khói địa chỉ:

Các đầu báo cháy khói được trang bị cho các khu vực công cộng, sảnh, hành lang,
các phòng kỹ thuật. Các đầu báo được bố trí lắp đặt trên trần bê tông hoặc trần giả
với khoảng cách theo tiêu chuẩn nhằm phát hiện sớm khi có khói trong không gian
tác động đến đầu báo và xử lý báo về trung tâm về vị trí xảy ra sự cố

2.2 Đầu báo cháy nhiệt cố định kết hợp gia tăng địa chỉ:

Đầu báo cháy nhiệt gia tăng được trang bị cho khu vực tầng hầm, các phòng ở. Quy
cách lắp đặt giống đầu báo khói nhằm phát hiện chính xác vị trí, không gian phòng
có nhiệt độ gia tăng đến ngưỡng tác động của đầu báo và đầu bào xử lý tín hiệu báo
về trung tâm báo cháy

2.3 Đầu báo cháy nhiệt cố định địa chỉ:

Đầu báo cháy nhiệt cố định được trang bị cho khu vực nhiệt độ thường xuyên cao,
các khu vực bếp. Quy cách lắp đặt giống đầu báo khói nhằm phát hiện chính xác vị
trí, không gian phòng có nhiệt độ gia tăng đến ngưỡng tác động của đầu báo và đầu
bào xử lý tín hiệu báo về trung tâm báo cháy

3. Nút ấn khẩn cấp:

Nút ấn báo cháy địa chỉ được trang bị tại các vị trí không gian chung, hành lang,
cầu thang, vị trí dễ quan sát. Khi con người phát hiện có sự cố mà chưa đủ thông số
để hệ thống đầu báo hoạt động thì có thể ấn cưỡng bức gửi tín hiệu để trung tâm
báo cháy ra tín hiệu báo động và điều khiển các thiết bị ngoại vi
4. Còi đèn báo cháy kết hợp:

Còi báo động và đèn báo là loại không địa chỉ có thể nối trực tiếp vào mạch báo
động NAC của tủ điều khiển hoặc kết nối thông qua các mô đun điều khiển. mạch
chuông và đèn có thể chọn hiển thị hoặc không hiển thị dùng các công tắc chọn trên
mô đun.
Điện áp 24VDC
Mức âm thanh tối thiểu 85DB
nhiều loại  âm thanh, chọn lựa được.

5. Module

a. Các module điều khiển có điện áp:


      Module điều khiển chuông đèn có chức năng chuyên dụng điều khiển chuông
đèn khi nhận được lệnh điều khiển từ trung tâm báo cháy

b. Module điều khiển ra cho thiết bị ngoại vi (không điện áp):


Module cổng vào/ ra có chức năng điều khiển các thiết bị ngoại vi trong công trình
như hệ thống hút khói, tăng áp, thang máy…. qua các tiếp điểm khô

c.Các module 2 đầu vào & các module 1 đầu vào:


Các module giám sát có chức năng chuyển đổi địa chỉ sang hoạt động điện và
ngược lại để giám sát hệ thống chữa cháy, các van kèm công tắc giám sát…..

6. Hệ thống liên kết

Hệ thống bao gồm: Các linh kiện, dây tín hiệu, cáp tín hiệu, hộp nối dây  cùng các
bộ phận khác tạo thành tuyến liên kết thống nhất các thiết bị của hệ thống báo cháy.
– Dây tín hiệu 2 x 1 mm2  là loại xoắn chống nhiễu và dây cấp nguồn luồn trong
ống ghen chống cháy PVC – D20 chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.
– Dây cấp nguồn 2 x 1,5 mm2  cấp nguồn luồn trong ống ghen chống cháy PVC –
D20 chôn chìm trong tường hoặc đi trên trần nhà.
– Dây tín hiệu và đây cấp nguồn trục đứng được đi theo máng cáp.
7. Nguồn điện dự phòng

Nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện 220VAC của Công trình và
cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với điện
áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên
tục khi mất điện hoặc có cháy, chúng tôi dùng nguồn Accu dự phòng có dung
lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất điện
lưới.

8. Điều khiển liên động và phạm vi công việc

a.Điều khiển thang máy:


Khi có cháy xảy ra Module điều khiển thiết bị ngoại vi xuất tín hiệu điều khiển
khẩn cấp chuyển thang máy xuống tầng 1. Tín hiệu điều khiển thang máy từ hệ
thống báo cháy phải được xem là tín hiệu ưu tiên, chiếm quyền điều khiển của hệ
thống điều khiển thang máy. Module điều khiển phải được lắp cho mỗi tủ điều
khiển động cơ thang máy.
Tín hiệu được cung cấp, tổng quát phải là loại tiếp điểm thường đóng, không có
điện thế, nó sẽ phải mở trong trường hợp báo cháy. Nhà thầu phải liên hệ với
những tổ chức khác có liên quan để biết chính xác những yêu cầu để hoàn thành
đầy đủ chức năng này.
Mỗi một module điều khiển cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời gian hệ
thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.
Chức năng”dừng”thiết bị điều hòa không khí phải là độc lập trừ khi có trình bày
khác của đơn vị thiết kế thang máy và phải chỉ ra được việc kết nối trên là không
cần thiết.
Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây,
máng cáp và đi dây điện cần thiết đến phòng kỹ thuật thang máy tương ứng và nối
dây tín hiệu vào một hộp đấu dây gân bên bo mạch điều khiển thang máy. Việc kết
nối với tủ điều khiển thang máy sẽ đo nhà thầu thang máy thực hiện với sự hỗ trợ
của đơn vị cung cấp và lắp đặt thiết bị báo cháy.
b.Thiết bị điều hòa không khí
   Đối với hệ thống điều hoàn không khí việc đóng ngắt các thiết bị như các AHU,
các van chăn lửa trong trường hợp có hỏa hoạn sẽ được thực hiện khẩn cấp từ hệ
thống báo cháy như đối với hệ thống thang máy. Tuy nhiên việc thực hiện kết nối
và các vị trí điều khiển phái được phối hợp giữa nhà thầu PCCC và nhà thầu lắp đặt
điều hòa.
   Các vị trí và số lượng module điều khiển hệ thống điều hòa không khí từ hệ thống
báo cháy. Sẽ được bổ sung và xách định rõ vị trí trong quá trình thi công hệ thống.
Việc bổ sung thêm các module sẽ không cần phải có sự tham gia của đơn vị tư vấn
thiết kế nếu việc bổ sung không vượt quá 20% dung lượng trên 1 loop của hệ thống
báo cháy.
   Mỗi một module điều khiển có thể cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời
gian hệ thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.
   Chức năng”dừng”thiết bị điều hòa không khí phải là độc lập trừ khi có trình bày
khác của đơn vị thiết kế điều hòa và phải chỉ ra được việc kết nối trên là không cần
thiết.
   Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây,
máng cáp và đi dây điện cần thiết đến phòng kỹ thuật điều hòa, van chặn lửa tương
ứng và nối dây tín hiệu vào một hộp đấu dây gần bên bo mạch điều khiển hệ thống
điều hòa, van chặn lửa. Việc kết nối với tủ điều khiển hệ thống điều hòa, van chặn
lửa sẽ đo nhà thầu thống điều hòa không khí thực hiện với sự hỗ trợ của nhà thầu
PCCC.

 b.Quạt điều áp buồng thang bộ và quạt hút khói.


 Trong trường hợp báo cháy quạt tăng áp buồng thang và quạt hút khói phải được
khởi động tự động.
Chức năng điều khiển phải được thực hiện qua những Module điều khiển từ hệ
thống báo cháy.
Mỗi một module điều khiển có thể cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời
gian hệ thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.
Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây,
máng cáp và đi dây điện cần thiết đến vị trí của quạt tăng áp và quạt hút khói tương
ứng và nối dây tín hiệu vào một hộp đấu dây gần bên bo mạch điều khiển hệ thống
điều hòa, van chặn lửa. Việc kết nối với tủ điều khiển quạt tăng áp và sẽ đo sẽ đo
nhà thầu cung cấp lắp đặt hệ thống trên thực hiện với sự hỗ trợ của nhà thầu PCCC

9. Hệ thống đèn exit và sự cố

Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ lối thoát nạn được bố trí lắp đặt ở trên các cửa ra
vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn tại tất cả các tầng
của công trình, vị trí lắp đặt phải đảm bảo dễ quan sát và có khoảng cách không lớn
hơn 30m(xem bản vẽ). Khi ở có điện thì các đèn này ở trạng thái sạc và khi mất
nguồn thì đèn sẽ sáng.
Bạn gặp khó khăn về việc tính chọn bơm phòng cháy chữa cháy ? Tính cho hệ
thống bể ngầm phòng cháy chữa cháy ? Tính chọn mật độ đầu phun sprinkler ?
Tính chọn mật độ đầu báo cháy nhiệt ,đầu báo khói ?…… 
Phương Pháp Xác Định Đương Lượng Và Lựa Chọn Đường Kính Cấp Nước
Mục lục bài viết
 Phương pháp tính toán lựa chọn đường kính ống cấp nước
 Bài tập ví dụ
 Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp nước

Phương pháp tính toán lựa chọn đường kính ống cấp nước

 Bước 1:
o Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh của dự án (bồn cầu, lavabo, âu
tiểu, vòi sen, bồn tắm, chậu bếp..).
 Bước 2:
o Xác định tổng số đương lượng cấp nước của các thiết bị vệ sinh theo
bảng 2 của TCVN 4513:1988.
 Bước 3:
o Từ tổng đương lượng của các thiết bị vệ sinh tiến hành xác định lưu
lượng tính toán của ống cấp nước.
o Lưu lượng tính toán trong một giây cho nhà phố được xác định theo
công thức ở mục 6.7 của TCVN 4513:1988

Trong đó:
– q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
– a: Hệ số phụ thuộc vào tiêu chuẩn dùng nước tính cho 1 người trong
ngày lấy theo bảng 9 của TCVN 4513:1988 ; tiêu chuẩn dùng nước
tính cho 1 người trong ngày lấy theo bảng 1 của TCVN 4513:1988
– N: Tổng đương lượng của thiết bị vệ sinh.
– K: Hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng 10 của TCVN
4513:1988

o Lưu lượng tính toán trong một giây cho văn phòng, khách sạn, chung
cư, kí túc xá, trường học, bệnh viện được xác định theo công thức ở
mục 6.9 của TCVN 4513:1988.

Trong đó:
– q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
– a: Hệ số phụ thuộc vào chức năng của mỗi loại nhà lấy theo bảng 11
của TCVN 4513:1988.
– N: Tổng đương lượng của thiết bị vệ sinh.
– K: Hệ số phụ thuộc vào số đương lượng lấy theo bảng 10 của TCVN
4513:1988

 Bước 4:
o Xác định được lưu lượng tính toán ta tiến hành tính toán đường kính
ống cấp nước theo công thức tính toán thủy lực như sau:
Q=V*A

Trong đó:
– Q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
– V: Vận tốc tính toán trong đoạn ống cấp nước. Theo mục 6.5 của
TCVN 4513:1988 ta có vận tốc tối đa trong ống cấp nước trong nhà
trong khoàng 1,5m/s đến 2m/s.
– A: Diện tích tíết diện trong của ống cấp nước (tính toán theo đường
kính danh nghĩa – không phải đường kính trong thực tế).

Bài tập ví dụ


o Một công trình nhà cho thuê văn phòng có 13 tầng, 1 tầng cao trung
bình là 4m. Mỗi tầng đều có nhà vệ sinh cho nam và nữ có tổng số
lượng thiết bị vệ sinh như sau: 6 Bồn cầu (WC), 4 chậu rữa mặt
(LAV), 3 chậu tiểu (UR). Toàn bộ các thiết bị vệ sinh này được cấp
nước xuống dưới tầng 1 bằng 1 trục kỹ thuật. Tính toán đương lượng
và lựa chọn đường kính ống cấp nước trục đứng, ống cấp nước nhánh
tầng của dự án.
 Bước 1:
o Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh của dự án: 6 * 13=78 Bồn cầu
(WC), 4 * 13 = 52 chậu rữa mặt (LAV), 3 *13 = 39 chậu tiểu (UR).
o Xác định tổng số lượng thiết bị vệ sinh theo tầng điển hình: 6 Bồn cầu
(WC), 4 chậu rữa mặt (LAV), 3 chậu tiểu (UR).
 Bước 2:
o Xác định tổng số đương lượng cấp nước của các thiết bị vệ sinh theo
theo bảng 2 của TCVN 4513:1988.

=> Tổng đương lượng N toàn dự án = 78


(WC)*0,5+52(LAV)*0,33+39 (UR)*0,17 = 62,79
=> Tổng đương lượng N theo tầng điển hình = 6 (WC)*0,5+4
(LAV)*0,33+3 (UR)*0,17 = 4,83
Trong đó:
– Đương lượng WC bằng 0,5 (theo vòi xả ở chậu xí).
– Đương lượng LAV bằng 0,33 (theo vòi nước ở chậu rửa mặt).
– Đương lượng UR bằng 0,17 (theo vòi nước ở chậu tiểu treo).

 Bước 3:
o Từ tổng đương lượng của các thiết bị vệ sinh tiến hành xác định lưu
lượng ống đứng, ống nhánh cấp nước của dự án cho công trình văn
phòng (cơ quan hành chính) theo công thức ở mục 6.9 của TCVN
4513:1988.
 Bước 4:
o Xác định được lưu lượng tính toán ta tiến hành tính toán đường kính
ống cấp nước theo công thức tính toán thủy lực như sau:
Q=V*A
Trong đó:
– Q: Lưu lượng tính toán trong đoạn ống cấp nước.
– V: Vận tốc tính toán trong đoạn ống cấp nước. Theo mục 6.5 của
TCVN 4513:1988 ta có vận tốc tối đa trong ống cấp nước trong nhà
trong khoàng 1,5m/s đến 2m/s.
– A: Diện tích tíết diện trong của ống cấp nước (tính toán theo đường
kính danh nghĩa – không phải đường kính trong thực tế).
Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp nước
Tính Toán Mạng Lưới Thoát Nước Bên Trong Nhà
Tính toán mạng lưới thoát nước trong nhà bào gồm: Xác định lưu lượng nước thải,
tính toán thủy lực để chọn đường kinh ống cũng như các thông số làm việc của
đường ống thoát nước.
Mục lục bài viết
 Xác định lưu lượng nước thải tính toán
 Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước bên trong nhà
o Xác định đường kính ống
o Vận tốc
o Độ đầy (h/D)
o Độ dốc đặt ống

Xác định lưu lượng nước thải tính toán

Lưu lượng nước thải trong các gia đình, nhà công cộng phụ thuộc vào số lượng
thiết bị vệ sinh bố trí trong và cũng như chế độ làm việc của chúng. Trong các nhà
sản xuất, lưu lượng nước thải phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước của từng nhà sản
xuất.
Để xác định lưu lượng nước thải của từng loại ống, cần phải biết lưu lượng nước
thải của từng thiết bị vệ sinh chảy vào đoạn ống đó. Lưu lượng nước thải lớn nhât
tính toán cho thiết bị vệ sinh khác nhau, có thể tham khảo bảng sau:

Lưu lượng nước thải tính toán của các TBVS, đượng kính ống dẫn và thiết bị

Lưu lượng tính toán của các đoạn ống thoát nước trong nhà ở gia đình hoặc nhà ở
công cộng có thể xác định bằng công thức sau:
Lưu lượng tính toán của các đoạn ống thoát nước trong nhà tắm công cộng, phân
xưởng và phòng sinh hoạt của công nhân trong xí nghiệp xác định theo công thức:

Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước bên trong nhà

Tính toán thủy lực mạng lưới với mục đích chọn đường kính ống, độ dốc, độ dày
và tốc độ nước chảy trong ống.

Xác định đường kính ống


Đường kính ống thoát nước trong nhà chỉ tính cho các nhà lớn, nhà công cộng có
nhiều TBVS hoặc cho các đoạn ống ngoài sân nhà, còn thông thường người ta chọn
theo kinh nghiệm. Đường kính ống thoát nước bẩn bao giờ cũng lớn hơn đường
kính ống cấp nước sạch vào vào vì nước thải là tự chảy, không đầy ống (cần có mặt
thoáng để thông hơi). Nó phụ thược vào lưu lượng tính toán và các yếu tố khác
nhau như vận tốc nước chảy trong ống, độ dày và độ dốc của đặt ống.
Vận tốc

Khi chọn vận tốc nước chảy trong ống thoát nước trong nhà và sân nhà cần đảm
bảo để ống có thể tự cọ sạch, cặn lắng không đọng lại trong ống. Vì vậy vận tốc tối
thiểu không được nhỏ hơn 0,7 m/s đối với ống và không được nhỏ hơn 0,4 m/s đối
với máng hở. Vận tốc lớn nhất cho phép trong các ống kim loại có thể đạt tới 4 m/s
và ống kim loại là 8 m/s. Tuy nhiên nếu vận tốc quá lơns thì ống sẽ bị phá hoại,
không an toàn. Riêng vận tốc tối đa trong ống đứng không được quá 4 m/s dù là
loại ống gì.

Độ đầy (h/D)

Là tỷ số giữa chiều cao lớp nước trong ống  (h) với đường kinh ống (D). Nếu lưu
lượng trong ống không đổi, độ dốc đặt ống không đổi, khi thay đổi đường kính ống
(D) thì tỷ số h/D sẽ thay đổi theo. Mối quan hệ phụ thuộc đó được thể hiện ở biểu
đồ hình cá.
Trong hệ thống thoát nước (trừ ống đứng), khi tính toán mỗi loại đường kính ống
khác nhau sẽ có độ đầy cho phép nhất định, lấy theo quy phạm trong bảng sau:
Biểu đồ h/D

Độ dốc đặt ống


Độ dốc đặt ống có ảnh hưởng đến vận tốc nước chảy trong ống. Trong các đoạn
ống nước nằm ngang, nếu lưu lượng và đường kính không thay đổi mà độ dốc lớn
thì vận tốc lớn, độ dốc nhỏ thì vận tốc nhỏ. Nếu giảm vận tốc đến một mức nào đó
(độ dốc tối thiểu) thì nước sẽ ngừng chảy, trong ống có hiện tượng lắng cặn. Trong
tính toán, người ta cố gắng độ dốc tiêu chuẩn để bùn cặn không bị đọng lại trong
ống. Độ dốc đặt ống nhánh thoát nước trong nhà có thẻ lấy theo bảng sau:

Ghi chú: D – Đường ống. Với D = 50 mm dẫn nước thải từ các châu tắm ra cho
phép lấy bằng 0,3D.
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Giá Thể Vi Sinh MBBR
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng giá thể vi sinh MBBR là một trong
những công nghệ xử lý nước thải hiện đại ngày nay, được phát triển trên cơ sở công
nghệ Aerotank truyền thống (công nghệ sinh học bùn hoạt tính lơ lững). Công nghệ
MBBR gia tăng hiệu quả xử lý Nitơ, photpho hơn rất nhiều so với công nghệ
Aerotank truyền thống. Do đó, công nghệ này ngày nay được áp dụng rất phổ biến
để XLNT sinh hoạt vì loại nước thải này thường chứa hàm lượng Nitơ, photpho
cao.
Mục lục bài viết
 1-Công nghệ MBBR là gì?
 2- Công nghệ MBBR được áp dụng trong Xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào?
 3- Thuyết minh sơ đồ công nghệ XLNT bằng giá thể MBBR
 Bước 1: Bể tiếp nhận – tách dầu
 Bước 2: Bể Anoxic
 4- Ưu điểm của công nghệ giá thể vi sinh MBBR trong XLNT
 5- Ứng dụng của giá thể MBBR trong xử lý nước thải sinh hoạt

1-Công nghệ MBBR là gì?

Là loại giá thể được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải trong quá
trình sinh học hiếu khí và thiếu khí. Giúp tăng hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm
trong nước nhất là BOD COD5, nito, photpho,… Nó có hình dạng tròn, phía trong
có cấu tạo giống tổ ong. Bề mặt có nhiều nếp nhăn gấp làm tăng diện tích tiếp xúc
bề mặt.

Giá Thể MBBR

2- Công nghệ MBBR được áp dụng trong Xử lý nước thải sinh hoạt như thế
nào?
Trước hết cần hiểu XLNT bằng phương pháp sinh học là dựa vào hoạt động sống
của các vi sinh vật để phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải từ đó làm sạch
môi trường nước. Công nghệ sinh học ngày càng được chú trọng và ứng dụng rộng
rãi. Vì nó giảm chi phí vận hành, dể vận hành, xử lý được nhiều loại nước thải khác
nhau. Công nghệ giá thể lưu động MBBR là một dạng cải tiến của công nghệ sinh
học truyền thống.
Sơ đồ công nghệ:
3- Thuyết minh sơ đồ công nghệ XLNT bằng giá thể MBBR

Bước 1: Bể tiếp nhận – tách dầu

Nước thải sẽ chảy qua lưới lọc rác thô để giữ lại các thành phần chất rắn lơ lửng có
kích thước lớn rồi vào bể tiếp nhận.
Nó thể được chia ra nhiều ngăn để tách dầu mỡ có trong nước thải nếu lượng dầu
nhiều.
Nước thải từ bể tiếp nhận được bơm lên bể điều hòa. Bể này có chức năng chính là
Điều hòa lưu lượng, nhiệt độ và nồng độ ô nhiễm, tránh gây sốc tải cho các công
trình xử lý phía sau thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.

Bước 2: Bể Anoxic

Trong nước thải sinh hoạt, nồng độ amoni và Nito thường cao. Người ta ta phải tìm
cách loại bỏ chúng bằng cách sử dụng Bể Anoxic . Bể Anoxic sẽ lọai bỏ hai chỉ
tiêu ô nhiễm này bằng phương pháp công nghệ sinh học cụ thể là Nitrat hóa và khử
Nitrat.
Chúng hoạt động dựa trên nguyên tắt hoạt động của các vi sinh chuyển hóa nito. Ở
đây nitơ amoni (NH4+) sẽ được chuyển thành nitrit (NO2-) và nitrat (NO3+) nhờ
các loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Trong điều kiện thiếu hụt oxy, các
loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans sẽ tách ôxy của nitrát (NO3-) và nitrit (NO2-)
để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra
khỏi nước. Bể anoxic sẽ được tạo môi trường lúc thiếu lúc đủ oxi (khi sục, khi
lắng) để quá trình Nitrat và khử Nitrat liên tục diễn ra.
Quá trình Nitrat hóa
Quá trình Nitrat hóa từ Nito amoni gồm 2 phương trình và có sự tham gia của 2
loại vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter. Hợp chất NH4 + có trong nước thải với
sự có mặt của oxy sẽ được vi sinh vật chuyển hóa thành Nitrit (NO2-). Sau đó sẽ
tiếp tục nhận thêm oxy và chuyển đổi thành Nitrat (NO3-).
Bước 1. NH4– + 1,5 O2 –> NO2– + 2H+ + H2O
Bước 2. NO2– + 0,5 O2 –> NO3–
Quá trình Nitrit hóa
Trong nước thải khi có hàm lượng Nitrit, Nitrat mà trong điều kiện thiếu oxy thì
các loại vi khuẩn khử nitrit và nitrat Denitrificans sẽ lấy Oxy của NO3- và NO2- đó
để oxi hóa chất hữu cơ , lúc này NO3- và NO2- được khử thành khí Nito và thoát ra
ngoài theo phương trình sau:
+ Khử nitrat :
NO3– + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7NO2 + 0,47 N2 + 0,76 CO2 + 2,44
H2O
+ Khử nitrit :
NO2– + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7NO2 + 0,48 N2 + 0,47 CO2 + 1,7 H2O
Bể MBBR
Bể sẽ sử dụng các giá thể cho vi sinh dính bám để sinh trưởng và phát triển. Các
giá thể này luôn chuyển động không ngừng trong toán thể tích bể nhờ vào thiết bị
thổi khí qua đó thì mật độ vi sinh ngày càng tăng làm cho hiệu quả xử lý càng cao.
Vi sinh vật có khả năng phân giản các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển
trên bề mặt các vật liệu, các vi sinh hiếu khí sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ trong
nước thải để phát triển thành sinh khối. Sinh khối sẽ phát triển nhanh chóng và kết
quả là là sự suy giảm một cách nhanh chóng các chất hữu cơ ô nhiễm.
Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể MBBR còn
xảy ra quá trình nitrat hóa và khử Nitrat, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho
trong nước thải.
Bể lắng sinh học
Nước thải từ bể MBBR chứa nhiều bông bùn vi sinh. Bể lắng được thiết kế nhằm
mục đích lắng bông bùn vi sinh bằng quá trình lắng trọng lực.
Nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của
trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước
trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn
tiếp tục chảy sang bể khử trùng. Còn phần bùn lắng sẽ được chia thành hai dòng
như sau:
Dòng tuần hoàn trở lại bể Anoxic để cung cấp vi sinh cho quá trình xử lý sinh học
và duy trì nồng độ sinh khối trong bể.
Dòng bùn dư đưa đến bể chứa bùn để chờ xử lý định kỳ.
Bể khử trùng và bồn lọc áp lực.
Nước sau quá trình lắng sẽ chảy qua bể khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây
bệnh.
Sau khi khử trùng, nước thải được bơm đưa qua bồn lọc để giữ lại các thành phần
cặn khó lắng trước khi xả ra môi trường.
Nước sau xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT – Cột A.
Bể chứa bùn
Phần bùn phát sinh từ bể lắng có độ ẩm cao sẽ được dẫn về bể chứa bùn. Bể chứa
bùn có nhiệm vụ làm tăng mật độ bùn trong bể đồng thời phần nước tách ra từ phía
trên bề mặt sẽ được đưa về bể tiếp nhận + tách dầu, phần bùn ở đáy được chờ xử lý
định kỳ.

4- Ưu điểm của công nghệ giá thể vi sinh MBBR trong XLNT

– Diện tích tiếp xúc cao >500 m2/ m3


– Sử dụng thích hợp cho mọi hình dạng bể. Có thể sử dụng cho bể kỵ khí, hiếu khí
và thiếu khí.
– Tiết kiệm diện tích là phương án tối ưu để giải quyết nếu hệ thống tăng công suất
hoặc tăng nồng độ ô nhiễm
– Lắp đặt dễ dàng, tiết kiệm, dễ vận hành, dễ kiểm soát
– Có thể ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải.
– Được ưu tiên để xử lý nước thải giàu NH4+, NH3.
– Hiệu quả xử lý cao.
– Các quy trình cực kỳ ổn định (ngay cả với sự biến động trong điều kiện sốc tải).
– Cải thiện đặc tính lắng.
– Không cần rửa ngược định kỳ.
– Chỉ đầu tư một lần và giá thấp.

5- Ứng dụng của giá thể MBBR trong xử lý nước thải sinh hoạt

Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải sinh hoạt như:
– Tòa nhà cao ốc, chung cư cao tầng,
– Khu dân cư,
– Ngành dệt may,
– Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử,
– Ngành sản xuất ba lô túi xách
– Sản xuất giày dép,
– Bệnh viện,….
Phương Pháp Thiết Kế Và Lựa Chọn Dung Tích Bể Chứa Cấp Nước
Bể chứa nước dự trữ sinh hoạt là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống
cấp nước nhà cao tầng.
Đối với khu vực có áp lực nước cấp nhỏ hơn 10 m thì nên tính toán và thiết kế bể
chứa nước dự trữ sinh hoạt – theo mục 3.12 của TCXDVN 33:2006 (sử dụng mô
hình cấp nước bể nước kết hợp trạm bơm).
Đồng thời bể chứa nước còn có chức năng dự trữ nước để sử dụng khi xảy ra sự cố
hư hỏng đường ống hay cúp nước đột ngột.
Mục lục bài viết
 Phương pháp tính toán bể chứa nước dự trữ sinh hoạt:
o Bước 1: Tính toán công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án.
o Bước 2: Tính toán sơ bộ dung tích bể chứa nước dự trữ sinh hoạt.
 Phương pháp tính toán bể chứa nước mái sinh hoạt:
 Phương pháp thiết kế chung cho các bể chứa nước sinh hoạt:
 Tổng kết:
 Bài tập ví dụ mẫu

Phương pháp tính toán bể chứa nước dự trữ sinh hoạt:

Bước 1: Tính toán công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án.

Áp dụng công thức tính toán mục 3.3 của TCXDVN 33:2006) để tính toán công
suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án Qtb ngày (lưu ý áp dụng tiêu chuẩn dùng
nước qtc cho các đối tượng dùng nước như căn hộ, trường học, khách sạn, tưới
cây… theo bảng 1 của TCVN 4513:1988)

Bước 2: Tính toán sơ bộ dung tích bể chứa nước dự trữ sinh hoạt.

Theo mục 9.6 của TCXDVN 33:2006 thì dung tích của bể nước dự trữ sinh hoạt sẽ
bằng 70% công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án.
V bể ngầm SH = 70% Qtb ngày
Ghi chú: Theo mục 8.11của TCVN 4513:1988 thì dung tích của bể nước dự trữ
sinh hoạt được tính toán như sau:
Vbể ngầm SH = 1,5 x Qtb ngày / n
Với: n là số lần đóng mở máy bơm bằng tay trong ngày.
Ngày nay, hệ thống máy bơm đều được thiết kế điều khiển tự động vì vậy việc xác
định số lần đóng mở máy bơm bằng tay là rất khó xác định và không phù hợp với
công nghệ bây giờ. Vì vậy khuyến khích sử dụng công thức tại mục 9.6 của
TCXDVN 33:2006 để tính toán dung tích bể chứa nước dự trữ.
Sau khi tính toán sơ bộ dung tích bể chứa nước dự trữ sinh hoạt ta tiến hành lựa
chọn dung tích thực tế.
Nếu dự án có hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống chữa cháy dùng chung bể
chứa nước dự trữ thì dung tích bể chứa nước dự trữ được tính toán cần cộng thêm
dung tích nước chữa cháy (đơn vị thiết kế chữa cháy tính toán) cần thiết trong vòng
3 giờ (theo mục 9.6 của TCXDVN 33:2006)
V bể ngầm SH = 70%  Qtb ngày + Vcc 3h

Phương pháp tính toán bể chứa nước mái sinh hoạt:

Lượng nước sử dụng cho toàn dự án (100% tổng lượng nước sinh hoạt) sẽ được lưu
trữ ở bể chứa nước ngầm và bể chứa nước mái sinh hoạt.
Bể chứa nước ngầm sinh hoạt đã được tính toán bằng 70% công suất cấp nước
trung bình ngày của toàn dự án. Vì vậy dung tích tính toán của bể chứa nước mái
sinh hoạt sẽ bằng 30% công suất cấp nước trung bình ngày của toàn dự án.
V bể mái SH = 30%  Qtb ngày

Phương pháp thiết kế chung cho các bể chứa nước sinh hoạt:

Bể chứa nước có thể được xây dựng bằng bê tông cốt thép, composite, gạch đá…
Dùng loại vật liệu nào phù hợp còn phụ thuộc vào các yếu tố như tính chất sử dụng
của bể chứa, điều kiện địa chất, điều kiện thực tế thi công từ đó đưa ra so sánh kinh
tế phù hợp mà quyết định vật liệu (theo mục 9.9 của TCXDVN 33:2006 hoặc tham
khảo thêm ở mục 8.13 của TCVN 4513:1988).
Bể chứa nước sinh hoạt có thể xây dựng hình tròn, hình chữ nhật, đặt trong nhà hay
ngoài nhà, đặt nổi hay ngầm (theo mục 8.14 của TCVN 4513:1988).
Bể chứa nước sinh hoạt cần được bố trí : ống dẩn nước vào bể, ống dẫn nước ra
(ống phân phối) hoặc ống dẫn nước ra vào kết hợp, ống xả tràn, ống xả đáy, thiết bị
thông gió (nếu cần), lỗ thăm bậc lên xuống và thang cho người lên xuống bảo trì và
vận chuyển trang thiết bị, thiết bị đo mực nước, ống thông hơi cho bể nước (theo
mục 9.11 của TCXDVN 33:2006).
Đáy bể cần có độ dốc không nhỏ hơn 0,5% – 1% về phía ống xả hoặc hố thu cặn
(rốn bể) – theo mục 9.15 của TCXDVN 33:2006 hoặc tham khảo thêm mục 8.13
của TCVN 4513:1988.
Ống dẫn nước vào bể: Có đặt van khóa và van phao điều chỉnh. Mép trên của ống
dẫn phải cách mặt dưới của nắp két từ 100-150 mm (theo mục 8.7 của TCVN
4513:1988).
Ống phân phối: Ống phân phối nối vào thành bể và cách tối thiểu đáy bể chứa là
50 mm (kiến nghị là 200 mm để tránh cặn bể vào đường ống phân phối). Có đặt
van khóa cho ống phân phối (theo mục 8.7 của TCVN 4513:1988).
Ống xả tràn: Đặt ở vị trí cao nhất của mực nước trong bể. Đường kính ống dẫn
nước tràn phải bằng hoặc lớn hơn ống dẫn nước vào bể (theo mục 8.7 của TCVN
4513:1988).
Ống xả cạn: Nối ở đáy bể và phải đặt van khóa trước khi kết hợp với ống dẫn nước
tràn của bể (theo mục 8.7 của TCVN 4513:1988).
Thước đo hoặc thiết bị báo tín hiệu mực nước (tiếp điểm đo mực nước) có kết
nối với trạm bơm (theo mục 8.7 của TCVN 4513:1988).
Khoảng không thông thủy giữa mực nước cao nhất trong bể so với đáy nắp bể tối
thiểu là 200-300mm (theo mục 9.17 của TCXDVN 33:2006).
Bố trí lỗ thăm lên xuống cho bể chứa tại vị trí ống dẫn nước vào bể và ống xả cạn
và ống xả tràn
Đối với bể nước mái có dung tích từ 20m3 cần chia nhỏ dung tích bể ra để phục vụ
cấp nước cho dự án.
Khoảng cách giữa các bể nước và khoảng cách của bể nước đến các kết cấu của
công trình không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng 17 theo mục 8.10
của TCV4513:1988).

Tổng kết:
Để có thể tính toán và thiết kế bể chứa nước sinh hoạt cần xác định các thông số
đầu vào như công suất cấp nước sinh hoạt của dự án, xác định được áp lực nước
cấp thực tế của dự án để có thể lựa chọn mô hình cấp nước phù hợp.
Để có thể xác định được vật liệu cũng như hình dạng của bể chứa dự trữ cần phải
biết được tính chất sử dụng của bể chứa nước cho cho dự án, điều kiện địa chất dự
án, điều kiện thực tế thi công từ đó đưa ra so sánh kinh tế mà quyết định phù hợp.

Bài tập ví dụ mẫu


Phương Pháp Thiết Kế Và Lựa Chọn Dung Tích Bể Tự Hoại
Mục lục bài viết
 Giới thiệu về bể tự hoại
 Phương pháp tính toán bể tự hoại
 Phương pháp thiết kế bể tự hoại
 Kết luận
 Bài tập ví dụ mẫu
o Ví dụ 1
o Ví dụ 2
 Hình ảnh bản vẽ thiết kế bể tự hoại 6m3

Giới thiệu về bể tự hoại

 Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras
phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã
được phổ cập trên toàn Thế giới. Ở Việt Nam, bể tự hoại cũng trở nên ngày
càng phổ biến. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia
đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập
thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm
việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv…
 Bể tự hoại được du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Thời đó, chỉ có
một số công trình xây dựng mới có trang bị bể tự hoại (có hoặc không có
ngăn lọc), xử lý cả nước đen và nước xám. Dần dần, do sự phát triển của đô
thị, các công trình được cơi nới, xây dựng thêm, các khu như mới mọc lên,
nhưng việc xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải và tách riêng nước
thải ra khỏi nước mưa không theo kịp với sự phát triển, người ta đấu thẳng
đường ống dẫn nước xám và nước nhà bếp ra ngoài hệ thống cống chung, chỉ
còn có nước đen chảy vào bể tự hoại. Đây là bức tranh rất phổ biến ở các đô
thị ở Việt Nam hiện nay.
 Phổ biến ở Việt Nam là bể tự hoại với cấu tạo gồm 2 ngăn hoặc 3 ngăn. Bể
thường có dạng chữ nhật hoặc tròn. Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có
kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng, chiếm 1/3
dung tích bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa, dung tích tối thiểu 1/2 dung
tích bể ; ngăn lắng, dung tích tối thiểu 1/4 dung tích bể ; ngăn lọc, dung tích
tối thiểu 1/4 dung tích bể.
 Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ
khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là
các Hydrocacbon, đạm, béo, … được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và
các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất
không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S,
NH3, …). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân
huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu
lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ
thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói
chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và
cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước
vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, …

Phương pháp tính toán bể tự hoại

 Theo mục K.10 trang 285 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn
hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta có công thức tính toán bể
tự hoại như sau:
o Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3/ngày thì:
W = 1,5 x Q (m3)
o Khi lưu lượng nước thải trên 5,5m3/ngày thì:
W = 0,75 x Q + 4,25 (m3)
Trong đó: Q là lưu lượng nước thải trong ngày m3/ngđ.

 Dung tích bể tự hoại còn được được xác định theo bảng K-2 trang 287 của
quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong
nhà và công trình”
Phương pháp thiết kế bể tự hoại

 Bể tự hoại tối thiểu phải có 2 ngăn. Ngăn vào của bể có dung tích tối thiểu
không nhỏ hơn 2/3 dung tích toàn bể và phần chất lỏng cũng không nhỏ hơn
2,0m3, chiều rộng tối thiểu là 900mm và chiều dài tối thiểu là 1500mm.
Chiều sâu lớp nước trong bể không nhỏ hơn 760mm và không lớn hơn
1800mm. Ngăn thứ hai của bể tự hoại dung tích tối thiểu là 1,0 m3 và tối đa
là 1/3 dung tích toàn bộ bể. Tức bể tự hoại có dung tích nhỏ nhất là 3m3. Đối
với bể tự hoại dung tích trên 6,0m3, chiều dài ngăn thứ hai không bé hơn
1500mm.
 Mỗi bể tự hoại phải có ít nhất hai cửa thăm có kích thước tối thiểu 500mm và
có nắp di chuyển được. Cửa thăm cần đặt ngay phía trên ống vào và ra của
bể tự hoại. Nếu bể có chiều dài ngăn thứ nhất lớn hơn 3600mm thì phải có
thêm một cửa thăm đặt phía trên tường ngăn của bể.
 Lỗ chừa cho đường ống ra, vào bể phải có kích thước tối thiểu bằng kích
thước của ống nối. Đường kính ống nối không được nhỏ hơn đường kính ống
vào,ống ra của bể và tối thiểu là 100mm. Các phụ kiện đường ống lắp đặt
bên trong bể đều phải có tiết diện tương đương với đường ống nối và cũng
không nhỏ hơn 100mm đường kính.
 Các dạng T (hoặc tương đương) lắp trong bể ở đầu ống vào và ống ra phải
được kéo dài đoạn trên cao hơn mặt nước ít nhất 100mmvà đoạn ngập sâu
dưới mặt nước tối thiểu 300mm. Đáy ống vào phải cao đáy ống ra ít nhất
50mm.
 Ở vị trí thông nhau giữa các ngăn của bể phải lắp đặt bằng phụ kiện dạng cút
lắp quay xuống ở ngăn vào sao cho đáy ống quay xuống nằm ở nửa độ sâu
của nước trong bể. Đường kính các cút này phải tương đương với ống vào,
nhưng không được nhỏ hơn 100mm cấm dùng phụ kiện bằng gỗ trong bể tự
hoại.
 Tường bao của bể tự hoại phải cao hơn mặt nước trong bể ít nhất là 230mm.
Nắp bể tự hoại phải cao hơn lỗ thông hơi ngược trong bể tối thiểu là 50mm.
 Nếu bể tự hoại đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa
thăm bằng với cốt mặt nền. Vị trí đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp
nhận.
 Tất cả các phương pháp thiết kế trên được trích dẫn ra từ phụ lục H – mục
H1.5.2 trang 181 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống
cấp thoát nước trong nhà và công trình.

Kết luận

 Để tính toán dung tích bể tự hoại được hợp lý cần xác định số lượng thiết bị
vệ sinh hoặc xác định được lưu lượng nước thải của toàn dự án từ đó áp dụng
linh hoạt các công thức đã nêu ở phía trên.
 Một lưu ý lớn khi thiết kế bể tự hoại là vị trí xây dựng bể tự hoại. Nếu bể đặt
ở tầng hầm – tức cao trình đặt bể thấp hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước
bên ngoài thì tại ngăn lọc (bể loại 3 ngăn) phải đặt hệ thống bơm chìm nước
thải sinh hoạt bơm nước thoát ra hệ thống thoát nước ngoài nhà. Trường hợp
cao trình đặt bể tự hoại cao hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài
thì sử dụng phương pháp độ dốc để dẫn nước ra bên ngoài.

Bài tập ví dụ mẫu


Ví dụ 1

Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng nhân viên văn phòng là 300
người. Theo Bảng 1: TCVN 4513-1988 thì tiêu chuẩn dùng nước của 1 nhân viên
văn phòng là 15 lít/người.ngđ.
=> Qcấp nước = 300 người *15 lít/người.ngđ /1000 = 4,5 m3/ngđ
Theo mục 8.1.2 của TCVN 7957:2008 thì công suất thoát nước thải của dự án được
tính toán bằng công thức:
=> Qthoát nước thải = 0,8 * Qcấp nước = 0,8 * 4,5 = 3,6 m3/ngđ
Lưu lượng nước thải của dự án < 5,5m3/ngày vì vậy nên áp dụng công thức:
=> W = 1,5 x Qthoát nước thải = 1,5 * 3,6 = 5,4 m3
=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3.

Ví dụ 2

Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng thiết bị vệ sinh lần lượt như
sau: 4 bồn cầu (WC); 2 bồn tiểu nam (UR); 4 chậu rữa (LA).
Theo bảng 7-3 trang 75 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống
cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta tính toán được tổng đương lượng thoát
nước của thiết bị vệ sinh (lưu ý tra cột đương lượng theo nhu cầu sử dụng chung).
=>  N= 4 * 4 + 2 * 4 + 4 * 2 = 32
Theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ
thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”
=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3
Bể tự hoại có 3 ngăn (tối thiểu là 2 ngăn – đã nêu rõ ở phần phương pháp tính
toán), dung tích các ngăn được xác định lần lượt như sau:

 Dung tích ngăn chứa: Dung tích ngăn chứa tối thiểu bằng 1/2 tổng dung
tích bể tự hoại có 3 ngăn (2/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn chứa = 11 / 2 = 5,5 m3
 Dung tích ngăn lắng: Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích
bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn lắng = 11 / 4 = 2,8 m3
 Dung tích ngăn lọc:  Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích
bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn lọc = 11 / 4 = 2,8 m3

Hình ảnh bản vẽ thiết kế bể tự hoại 6m3


 
 
Thi Công Hệ Thống Gom Tổng Thể Của Tòa Nhà

1-Thi công hệ thống gom tổng thể của Tòa nhà


– Kiểm tra, đọc bản vẽ SHOP thi công được phê duyệt, căn cứ vào điều kiện mặt
bằng thi công và thực tế tại công trường để đưa ra biện pháp thi công, thời gian thi
công, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác thi công lắp đặt
– Kê giáo, dàn giáo tại viị trí cần thi công hệ thống
– Sử dụng máy lazer kiểm tra cao độ, dóng tuyến ống cần phải lắp đặt. Lấy dấu vị
trí cần khoan đóng nở bắt giá treo, quang treo ống thoát
-Lắp đặt quang treo, giá treo theo vị trí và số lượng trên bản vẽ thi công
– Tiến hành đo cắt ống, đấu nối ống, phụ kiện và lắp dựng ống theo tuyến
– Bắt chặt Ubolt, đai giữ ống vào giá đỡ, quang treo
– Kiểm tra lại công tác thi công hệ thống, đúng bản vẽ, đúng nguyên lý, số lượng
tuyến ống, số lượng các đầu ống thoát, các vị trí thoát sàn, thoát xí, lavabo, thoát sự
cố…thoát nước mưa, thoát nước thải, thông hơi.vv…

Một số hình ảnh thi công lắp đặt hệ thống Thoát nước tầng gom
– Tiến hành thử kín hệ thống
– Có thể tiến hành công tác bọc bảo ôn tuyến ống chống ồn khi có yêu cầu
                     Thi công công tác bọc bảo ôn Hệ thống đường ống thoát nước

2- Biện pháp thi công đấu nối đường ống thoát uPVC
* Bước 1: Chuẩn bị
– Bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt
– Vật tư kiện tuân thủ theo trình duyệt vật tư đã được phê duyệt
– Kiểm tra chất lượng bề mặt ống và phụ kiện: trơn, phẳng, không bị trầy, nứt hay
dính keo
– Dụng cụ cần thiết để lắp đặt

– Đảm bảo các giá đỡ đường ống đã được nghiệm thu trước khi lắp đặt ống
* Bước 2: Vệ sinh ống và phụ kiện (co, chếch, măng xông nối, Y….)

Bước 3: Lấy dấu, đánh dấu độ ngậm ống vào phụ kiện, bôi keo

* Bước 4: Kết nối ống


Bước 5: Kiểm tra mối nối
Mạch Bơm Dùng Rơ Le

1. Cấu tạo rơle Floatles Switch

Rơle Floatles Switch gồm có 8 chân, với chức năng của các chân như sau :
 Chân 5-6 : cuộn dây của rơle, có điện áp định mức 220V AC.
 Chân 1, 8, 7 : nối với các que dò
 Chân 2-4 : tiếp điểm thường đóng.
 Chân 2-3 : tiếp điểm thường mở.

2. Nguyên lý hoạt động


Khi rơle vừa được cấp điện, căn cứ vào trạng thái các đầu dò E1, E2, E3, sẽ tác
động thay đổi trạng thái của các cặp tiếp điểm (2-4) và (3-4) Nếu như bể đầy nước,
tức mực nước cao hơn E1, thì giữa E1 và E3 nối mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4)
sẽ mở.

Nếu như bể không đầy nước, tức mực nước thấp hơn E1, thì giữa E1 và E3 hở
mạch, khi đó cặp tiếp điểm (2-4) sẽ đóng .

Sau đó, rơle sẽ hoạt động liên tục qua các trạng thái sau :
Trạng thái 1 : Tiếp điểm 2-4 sẽ đóng cho đến khi nước đầy –  cao hơn E1 thì 2-4 sẽ
mở.
Trạng thái 2 :Tiếp điểm 2-4 vẫn sẽ mở khi mực nước bắt đầu giảm xuống dưới E1.
Trạng thái 3:Tiếp điểm 2-4 mở cho đến khi mực nước giảm thấp hơn E2 thì 2-4 sẽ
đóng lại
Như vậy, trạng thái 2 bảo đảm thời gian chờ cho máy bơm, tránh hiện tượng máy
bơm hoạt động liên tục khi mực nước dao động quanh E1
3. Sơ đồ mạch điều khiển

3.1 Mạch điều khiển

Cuộn dây K của contactor điều khiển máy bơm chỉ được cấp điện khi có đồng thời
2 điều kiện :
+  Tiếp điểm C đóng : nguồn nước cấp cho máy bơm đầy. Ở đây, bảo vệ cho nguồn
nước chúng ta vẫn sử dụng công tắc hành trình phao nhựa giống như bài trước.
+  Tiếp điểm 2-4 đóng : bể nước cần bơm nước lên bị cạn

3.2 Mạch điều khiển bằng tay và tự động

Công tắc chuyển mạch SWITCH cho phép chuyên đổi giữa chế độ vận hành bằng
tay và tự động.
Tính Toán Thiết Kế Chiếu Sáng
Mục lục bài viết
 Các bước thiết kế chiếu sáng
 Công suất lộ đèn
 Một số đại lượng liên quan
 Xác định số bộ đèn
 Bố trí đèn

Các bước thiết kế chiếu sáng

Bước 1: Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc công trình chọn hãng, loại đèn và đèn phù
hợp cho công trình.
Bước 2: Căn cứ vào tiêu chuẩn 7114 -1,3 -2008 và tiêu chuẩn  7114 -1,3 -2002 để
chọn độ rọi và độ chói lóa tương ứng.
Bước 3: Chọn số lượng bộ đèn trong khu vực thiết kế. Thực hiện trên bảng tính
EXCELL
Bước 4: Bố trí đèn và xác định lộ đèn công suất lộ đèn

Công suất lộ đèn

Công suất đặt:


Pđặt  = nPbộ đèn + 0.25Pbộ đèn(công suất ballast)
Công suất tính toán:
Ptt = ks(nPbộ đèn + 0.25Pbộ đèn)   –   trong đó ks là hệ số đồng thời

Một số đại lượng liên quan

 Kích thước:

 chiều dài a =   (m);  chiều rộng b =   (m)


 chiều cao H =   (m);  diện tích S =   (m2)

Trần:

 Hệ số phản xạ trần đtr =  

Tường:

 Hệ số phản xạ tường đtg =  

Sàn:

 Hệ số phản xạ sàn đlv =  

Độ rọi yêu cầu:

 Etc=   (lx)

Chọn khoảng nhiệt độ màu:

 Tm=   (0K) theo đồ thị đường cong Kruithof.

Chọn bóng đèn:

 loại:
 Tm=   (0K)
 Ra=               Pđm=   (w)         ɸđ=   (lm)

Chọn bộ đèn:
 loại:
 Cấp bộ đèn:                hiệu suất:
 Số đèn /1 bộ: quang thông các bóng/1bộ:   (lm)
 Ldọcmax=          Lngangmax=

Phân bố các bộ đèn:            

 cách trần h’=   (m);  bề mặt làm việc:   (m)


 Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc: htt=   (m)

Chỉ số địa điểm:

Hệ số bù:

 d=

Tỷ số treo:

Hệ số sử dụng:

 U=

Quang thông tổng:

Xác định số bộ đèn

Chọn số bộ đèn: Nboden =


Bố trí đèn

 Chọn độ cao treo đèn, từ đó xác định chỉ số địa điểm K và chỉ số treo đèn J:
Thường h ≥ 2h’, do đó: 0 ≤ j ≤ 1/3

Điều này phụ thuộc vào:

 Loại đèn (A-T)


 Khoảng cách giữa các đèn n và m
 Hệ số phản xạ của trần và tường

Bố trí đèn cần lưu ý đến độ đồng đều E trên mp làm việc:
Để ánh sáng đồng đều trên mặt phẳng chiếu sáng thì tỷ số n/h phải đảm bảo không
được vượt quá trị số cực đại trong bảng sau:
Chúc các bạn thành công !

You might also like