Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 128

7 MẪU HÌNH THƢỜNG GẶP

TRÊN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH


[Trích lƣợc từ cuốn sách “BÁCH KHOA TOÀN THƢ MẪU HÌNH
(PATTERN ENCYCLOPEDIA)” phiên bản 1 của tác giả
Thomas N. Bulkowski]
LỜI MỞ ĐẦU
Dự báo trên thị trƣờng tài chính không gì khác hơn là tìm kiếm các quy luật lặp đi lặp lại,
một trong những triết lý cơ bản của phân tích kỹ thuật. Phân tích mẫu hình là công cụ đƣợc các
trader ƣa thích vì đó là phƣơng pháp tìm kiếm sự lặp lại của tƣơng lai trong quá khứ. Các
trader đúc kết hành vi giá khi diễn biến theo các mẫu hình.

Thomas N. Bulkowski đã làm một điều tuyệt vời dành cho các trader là thực hiện một
nghiên cứu thống kê bài bản về các mẫu hình giá trên thị trƣờng tài chính (đặc biệt là thị
trƣờng chứng khoán). Thomas đã viết nên cuốn sách “Bách Khoa Toàn Thƣ về Mẫu Hình” mà
rất nhiều trader tham khảo. Đó thực là công trình đồ sộ với hơn 1,000 trang về 47 mẫu hình
giá. Nghiên cứu của Thomas chỉ ra những kết quả thực nghiệm về hành vi giá trong các mẫu
hình nhƣ: khả năng đạt đƣợc mục tiêu giá, khả năng thất bại của mẫu hình, mức lãi/lỗ nên kỳ
vọng khi giao dịch theo mẫu hình…Dữ liệu nghiên cứu của cuốn sách đƣợc tạo ra từ hơn 500
chứng khoán trên TTCK Mỹ trong 7 năm, đủ để tạo ra những kết luận đáng tin cậy. Tất cả tạo
nên một cuốn sách giá trị mà tôi ít khi tìm thấy.

Thomas N.Bulkowski cho thấy ông là một chuyên gia hàng đầu về mẫu hình với những
kinh nghiệm hƣớng dẫn nhận diện mẫu hình giá sắc sảo, các chia sẽ bí quyết giao dịch theo
mẫu hình để có đƣợc thành công cao nhất.

5 năm sau khi phiên bản đầu tiên của cuốn sách “Bách Khoa Toàn Thƣ về Mẫu Hình” vào
năm 2000, Bulkowski ra mắt phiên bản thứ hai vào năm 2005. Cá nhân tôi đã đọc cả hai phiên
bản và thƣờng xuyên ứng dụng những nghiên cứu hữu ích đƣợc trình bày trong cuốn sách.

Tôi trích lƣợc 7 mẫu hình từ cuốn sách này để nhà đầu tƣ có thể tham khảo. Đây là những
mẫu hình mà tôi cho rằng, thƣờng xuất hiện và đáng để tham khảo. Để giữ nguyên bản quyền
và giá trị của cuốn sách, tôi đánh dấu các chƣơng này đúng theo số chƣơng trong cuốn sách của
Thomas. Việc trích lƣợc dịch vì mục đích giới thiệu sách, lƣu hành nội bộ và không kinh
doanh.

TÀI LIỆU LƢU HÀNH NỘI BỘ, KHÔNG KINH DOANH


CHƢƠNG 1

MẪU HÌNH ĐÁY MỞ RỘNG

THỐNG KÊ NHANH

Đối với các điểm phá vỡ hƣớng lên


Mẫu hình đƣợc hình thành trong xu hƣớng giá xuống.
Có hình dáng giống cái loa với đỉnh sau cao hơn đỉnh trƣớc,
Hình mẫu
đáy sau thấp hơn đáy trƣớc, và mở rộng dần theo thời gian.
Điểm phá vở tạo nên xu hƣớng giá lên.
Đảo ngƣợc và củng cố Đảo ngƣợc tăng ngắn hạn (ít hơn 3 tháng).
Tỷ lệ thất bại 2%
Mức tăng trung bình 25%, tuy nhiên mức lãi chắc chắn nhất thấp hơn 10%
không đều, nhƣng luôn theo sau giá: tăng khi giá tăng, giảm
Xu hƣớng khối lƣợng
khi giá giảm.
Tỷ lệ phần trăm đạt đến 59%
mục tiêu giá
Hiện tƣợng tăng lƣng chừng tại điểm kết thúc mẫu hình dự
đoán một điểm phá vỡ hƣớng xuống 67% thời gian và hiện
Phát hiện ngạc nhiên
tƣợng giảm lƣng chừng dự báo điểm phá hƣớng lên 80%
thời gian
Các mẫu hình mở rộng và mẫu hình tam giác phải hƣớng
lên;
Mẫu hình mở rộng và mẫu hình tam giác phải hƣớng
Các mẫu hình mà bạn có thể
xuống;
lẫn lộn với nhau.
Mẫu hình đỉnh mở rộng
Mẫu hình cái nêm mở rộng, tăng dần
Mẫu hình cái nêm mở rộng, giảm dần.
Đối với điểm phá vỡ hƣớng xuống

Mẫu hình đƣợc hình thành trong xu hƣớng giá xuống.


Vẻ ngoài giống chiếc loa với đỉnh sau cao hơn đỉnh trƣớc và đáy
Hình mẫu
sau thấp hơn đáy trƣớc, và mở rộng dần theo thời gian.
Điểm phá vỡ sẽ tạo nên xu hƣớng giá xuống.
Đảo ngƣợc hoặc củng cố Củng cố xu hƣớng giá xuống trong ngắn hạn (ít hơn 3 tháng).
Tỷ lệ thất bại 6%
Mức giảm trung bình 27%, với mức giảm chắc chắn nhất nằm trong khoảng 15%- 20%
không đều, nhƣng luôn theo sau giá: tăng khi giá tăng, giảm khi
Xu hƣớng khối lƣợng
giá giảm.
Tỷ lệ phần trăm đáp ứng 70%
mục tiêu giá
Mẫu hình mở rộng dần và mẫu hình tam giác phải tăng dần;
Mẫu hình đáy mở rộng và mẫu hình tam giác phải giảm dần;
Các mẫu hình thƣờng đi
Mẫu hình đỉnh mở rộng
cùng nhau
Mẫu hình nêm mở rộng, tăng dần
Mẫu hình nêm mở rộng, giảm dần.

Khi tôi thực hiện những thống kê về mẫu hình đáy mở rộng, tôi đã kiểm tra hai lần kết
quả trên vì chúng có những điều không bình thƣờng. Mẫu hình đáy mở rộng có điểm
phá vỡ hƣớng xuống hoạt động tệ hơn so với mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên. Các
mẫu hình tăng giá thông thƣờng có mức lãi trung bình khoảng 40%; trong khi mẫu hình
đáy mở rộng có mức lãi chỉ khoảng 25%. Các mẫu hình giá xuống thƣờng có mức giảm
trung bình khoảng 20%, nhƣng mẫu hình đáy mở rộng giá xuống thƣờng có mức lỗ tới
27%. Điều này cho thấy rằng, cho dù bạn có một điểm phá với hƣớng lên đi chăng nữa,
nhƣng mẫu hình vẫn có thể là một mẫu hình giá xuống. Giá không tăng quá xa trƣớc
khi giảm trở lại và tại thời điểm chúng tạo nên một điểm phá vỡ hƣớng xuống, mức sụt
giảm này lớn hơn mức trung bình.

Mức lãi chắc chắn nhất-đƣợc tính bằng cách sử dụng phân phối tần suất tỷ suất
sinh lợi- nghĩa là mức lãi mà bạn nên kỳ vọng: 10% đối với điểm phá vỡ hƣớng lên và
khoảng 15%-20% đối với mẫu hình mở rộng có điểm phá vỡ hƣớng xuống.
Tỷ lệ thất bại cũng rất nhỏ; chỉ 2% và 6% lần lƣợt cho điểm phá vỡ hƣớng lên và
hƣớng xuống. Tôi cho rằng những hoạt động đầu tƣ có xác suất thất bại dƣới 20% là
chấp nhận đƣợc.

Một phát hiện ngạc nghiên về hiện tƣợng tăng lƣng chừng và giảm lƣng chừng,
là nơi giá bắt đầu chuyển động vƣợt qua mẫu hình tới cạnh đối diện, đảo ngƣợc quá
trình, và bắt đầu xuất hiện điểm phá vỡ. Khi giá bắt đầu đi xuống từ đỉnh và đảo ngƣợc,
80% mẫu hình tạo nên điểm phá vỡ hƣớng lên. Đối với điểm phá vỡ hƣớng xuống, xác
suất này là 67% (tức khoảng 2/3 mẫu hình có hiện tƣợng này)

MÔ TẢ

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào để phân biệt giữa mẫu hình đáy mở rộng và mẫu
hình đỉnh mở rộng? Câu trả lời: một mẫu hình đáy mở rộng đƣợc hình thành trong xu
hƣớng giá xuống; trong khi mẫu hình đỉnh mở rộng hình thành trong xu hƣớng giá lên.
Sự khác biệt này là một tiêu chí tùy nghi mà tôi đã sử dụng để tách biệt hai loại mẫu
hình (nghĩa là tùy từng phạm vi thời gian, xu hƣớng thị trƣờng là đi lên hay đi xuống).
Tôi thƣờng sử dụng khung giá 12 tháng (nếu nhƣ chúng nằm ở vùng nửa trên, đó chính
là đỉnh và nằm ở nữa dƣới là đáy). Tuy nhiên, phƣơng pháp luận này gặp phải khó khăn
nếu nhƣ mẫu hình nằm trong vùng giữa của khung giá hằng năm: bạn khó mà xác định
nó là đỉnh hay là đáy?
Việc sử dụng một xu hƣớng giá nhằm xác định mẫu hình đôi khi gặp phải một số
vấn đề. Nếu xu hƣớng gần nhƣ là một đƣờng nằm ngang hoặc thay đổi đột ngột trƣớc
khi bắt đầu tạo ra mẫu hình, bạn sẽ rất khó nhận diện đƣợc xu hƣớng của thị trƣờng.
Lúc này, bạn nên sử dụng đến đƣờng trung bình di động. Xu hƣớng sẽ tùy thuộc vào sự
đi lên hay đi xuống của đƣờng trung bình di động 90 ngày. Một khi bạn biết đƣợc xu
hƣớng, bạn có thể xác định liệu mình đang đối diện với mẫu hình đỉnh mở rộng hay đáy
mở rộng.
Vẫn còn một số vấn đề đối với mẫu hình đáy mở rộng. Một số ngƣời nhóm tất cả
các mẫu hình mở rộng vào trong nhóm mẫu hình đỉnh mở rộng. Quan điểm của tôi cho
rằng, tốt hơn hết nên tách hai dựa trên sự khác nhau trong thành quả hoạt động và diễn
biến của các mẫu hình. Nếu nhƣ bạn muốn, bạn hoàn toàn có thể kết hợp các thống kê
hoặc tự làm một nghiên cứu.

Hình 1.1 là một ví dụ của mẫu hình đáy mở rộng. Đây là một mẫu hình điển hình
đƣợc gọi là mẫu hình nghịch đảo 5 điểm vì có 5 lần chạm đổi hƣớng, trong đó hai lần
chạm đáy nhỏ và 3 lần chạm đỉnh nhỏ. Tuy nhiên, mẫu hình nghịch đảo 5 điểm lại khá
hiếm. Tôi chỉ thấy mẫu hình này xuất hiện 5 lần trong số 77 mẫu hình đáy mở rộng mà
tôi quan sát. Xu hƣớng giá bắt đầu đi xuống vào cuối tháng 8 và đạt đƣợc đáy hai ngày
trƣớc khi mẫu hình bắt đầu hình thành. Vâng, mặc dù giá chuyển động đi lên trong vài
ngày, dẫn đến lần chạm đầu tiên đối với đƣờng xu hƣớng trên, nhƣng tôi vẫn xem đây
là xu hƣớng giá xuống để hình thành mẫu hình đáy mở rộng.

Mẫu hình này cho thấy hiện tƣợng sự giảm lƣng chừng (partial decline) mà tôi
đã đề cập lúc đầu. Giá giảm từ mức 26 xuống mức 24 ½, sau đó quay ngƣợc trở lại và
tăng mạnh đến đỉnh. Chứng khoán đạt đƣợc mức cao 38 ½ chỉ trong một năm sau đó.

Hƣớng dẫn xác định mẫu hình

Bảng 1 liệt kê một số hƣớng dẫn xác định mẫu hình đáy mở rộng. Nhƣ đề cập
lúc đầu, mẫu hình đáy mở rộng đƣợc hình thành trong xu hƣớng giá xuống. Thậm chí
nếu nhƣ giá tăng trƣớc khi mẫu hình bắt đầu, hãy lờ nó đi. Nó sẽ vẫn là một đáy. Đây là
một tiêu chí tùy nghi (arbitrary designation) tạo nên cảm giá rằng: đáy chỉ xuất hiện tại
cuối xu hƣớng giá xuống, chứ không phải xuất hiện khi giá đang leo lên mặt trăng.
Hình dáng của mẫu hình là sự phân kỳ. Nó làm chúng ta nhớ đế lý thuyết hỗn
loạn. Lúc đầu giá dao động hỗn loạn tăng giảm trong một phạm vi nhỏ, sau đó thỉnh
thoảng tăng lên và giảm mạnh trở lại. Trên thị trƣờng chứng khoán, giá đạt mức đỉnh
mới cao hơn sau đó giảm trở lại và tạo nên mức đáy thấp hơn. Khi bạn vẽ đƣợc một
đƣờng xu hƣớng qua các đỉnh nhỏ và một đƣờng xu hƣớng khác kết nối các đáy nhỏ,
mẫu hình trong giống một chiếc loa.

Hình 1.1- Mẫu hình đáy mở rộng, cụ thể là mẫu hình đảo ngƣợc 5 điểm, nó đƣợc
gọi nhƣ vậy vì có hai đáy nhỏ (đánh số chẵn) và ba đỉnh nhỏ (đánh số lẻ).

Điều quan trọng là bạn vẽ đúng hai đƣờng xu hƣớng qua các đỉnh và đáy nhỏ.
Đƣờng xu hƣớng trên nên dốc lên; và đƣờng xu hƣớng xuống nên dốc xuống. Đƣờng
xu hƣớng trái phân kỳ là đặc điểm phân biệt giữa mẫu hình đáy mở rộng với các mẫu
hình khác, chẳng hạn mẫu hình tam phải mở rộng (là mẫu hình có một đƣờng xu hƣớng
nằm ngang) hoặc nêm mở rộng (cả hai đƣờng xu hƣớng dốc theo cùng một xu hƣớng).
Vì thế, thật quan trọng để cả hai đƣờng xu hƣớng có độ dốc đối ngƣợc nhau (nghĩa là
đƣờng trên dốc lên và đƣờng dƣới dốc xuống).
Một mẫu hình đáy mở rộng đúng cần ít nhất hai đỉnh nhỏ và hai đáy nhỏ. Nếu có
ít hơn nghĩa bạn đã không xác định chính xác mẫu hình. Nhƣng thế nào là một đỉnh nhỏ
và đáy nhỏ? Một đỉnh nhỏ là khi giá chuyển động đi lên, sau đó rớt ngƣợc trở lại,
chuyển động này tạo nên một đỉnh. Một đáy thấp cũng gần tƣơng tự: giá giảm tới mức
thấp hơn; sau đó đi ngƣợc lên tạo thành một hình giống nhƣ thung lũng. Hình 1.1 chỉ ra
5 đỉnh nhỏ và đáy nhỏ, đƣợc đánh số từ 1 đến 5. Số lẻ là các đỉnh nhỏ và số chẳn là các
đáy nhỏ. Ở đây, tôi nhấn mạnh rằng, các đỉnh nhỏ và đáy nhỏ không nên thay đổi,
giống nhƣ trong hình 1.1. Chỉ đến khi bạn có thể đếm ít nhất hai đỉnh và hai đáy-bất kể
ở đây chúng xuất hiện- điều này là đúng.

Không có bất kỳ điều gì đáng chú ý nào trong xu hƣớng khối lƣợng. Tôi đã thực
hiện hồi quy tuyến tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc mẫu hình (không phải là
điểm phá vỡ mà là một tháng sau điểm kết thúc của mẫu hình) và phát hiện thấy rằng,
khối lƣợng tăng khoảng 58% hoặc 59% thời gian (lần lƣợt tƣơng ứng với điểm phá vỡ
hƣớng lên hoặc đi xuống). Điều này chỉ tốt hơn đôi chút so với việc tung hứng đồng
tiền, chắc chắn không đủ mạnh để có một kết luận có ý nghĩa.

Nếu bạn quan sát kỹ hầu hết các mẫu hình đáy mở rộng, bạn sẽ nhận ra rằng
khối lƣợng luôn tăng theo sau giá. Trong hình 1.1, giá giảm từ giữa đỉnh 1 đến đáy 2
cho thấy một xu hƣớng khối lƣợng giảm dần. Khi giá tăng từ điểm 2 đến điểm 3, đã tạo
nên sự gia tăng trong khối lƣợng. Có một điều chắc chắn: khối lƣợng không có quy tắc
và xu hƣớng giảm-tăng chỉ là một hƣớng dẫn chung cho sự phá vỡ. Khi xác định mẫu
hình đáy mở rộng, tôi thƣờng lờ đi mẫu hình khối lƣợng.

Rất khó để xác định đâu là điểm phá vỡ trong mẫu hình đáy mở rông khi nó
đang hình thành. Chỉ khi nhìn lại những điều đã xảy ra, chúng ta mới cảm thấy nó dễ
dàng. Tôi tìm một điểm mà giá chọc thủng xu hƣớng tăng hoặc giảm hoặc tạo nên một
chuyển động kéo dài. Nếu giá chọc thủng đƣờng xu hƣớng, thì sau đó điểm đâm xuyên
qua trở thành điểm phá vở. Nếu giá chuyển động lên và sau đó chạy theo đƣờng xu
hƣớng trên mà không phá vỡ đƣợc nó, tôi quay lại đỉnh nhỏ trƣớc đó và vẽ một đƣờng
nằm ngang theo thời gian cho đến khi giá vƣợt qua đƣợc nó. Khi điều này xảy ra, đây
chính là điểm phá vỡ.

Bảng 1.1- Các đặc điểm xác định mẫu hình đáy mở rộng

Đặc điểm Thảo luận


Mẫu hình nên đƣợc hình thành từ xu hƣớng giá xuống
Xu hƣớng giá
trong trung hạn.
Mẫu hình giống nhƣ chiếc loa với đỉnh sau cao hơn đỉnh
Hình dáng
trƣớc và đáy sau thấp hơn đáy trƣớc.
Giá chạy theo hai đƣờng xu hƣớng: đƣờng xu hƣớng trên
Xu hƣớng
dốc lên và đƣờng xu hƣớng dƣới dốc xuống.
Nên có ít nhất hai đỉnh nhỏ và hai đáy nhỏ, nhƣng không
Các lần chạm
cần thiết phải đổi các lần chạm.
Không có quy tắc nhƣng luôn tăng khi giá tăng và giảm khi
Khối lƣợng
giá giảm.
Điểm phá vỡ có thể xảy ra theo hai hƣớng và trong một số
trƣờng hợp, giá có thể chuyển động nằm ngang trong vài
Điểm phá vỡ
tháng trƣớc khi bắt đầu tạo nên một điểm phá vỡ có ý
nghĩa.

Hãy xem ví dụ sau. Xem mẫu hình đáy mở rộng đƣợc trình bày trong hình 1.2.
Mẫu hình đƣợc hình thành từ xu hƣớng giá xuống qua các tháng. Hai đƣờng xu hƣớng
đƣợc tạo nên mẫu hình giá mở rộng giống nhƣ điều mà bạn kì vọng từ một mẫu hình
đáy mở rộng. Có nhiều hơn hai đỉnh nhỏ và hai đáy nhỏ đƣợc xác định trong hình vẽ,
đáp ứng tiêu chuẩn khác đã đề cập trong bảng 1.1.

Vậy đâu là điểm phá vỡ? Mẫu hình này là dễ nhận diện. Nếu bạn kéo dài đƣờng
xu hƣớng trên về phía trƣớc, bạn phát hiện ra rằng giá tăng vƣợt trên cả đƣờng xu
hƣớng, đây là tín hiệu của một điểm phá vỡ hƣớng lên. Sau đó, bạn quay lại đỉnh nhỏ
cao nhất và vẽ một đƣờng nằm ngang để xác định mức giá phá vỡ thực tế. Điểm A đánh
dấu mức giá cao nhất trong mẫu hình.

Ví dụ trên là điển hình của mẫu hình đáy mở rộng. Điểm phá vở là đi lên và xảy
ra tại mức giá 18. Từ điểm này, chứng khoán đi lên tới mức 23 ½, hay tăng 23% hoặc
gần 25% mức tăng trung bình của các mẫu hình đáy mở rộng có điểm phá vở hƣớng
lên.

Hình 1.2- Một điểm phá vỡ của mẫu hình đáy mở rộng xảy ra khi giá tăng vƣợt
qua đỉnh cao nhất trong quá trình hình thành, đƣợc đánh dấu tại điểm A

CHÚ Ý KHẢ NĂNG THẤT BẠI CỦA MẪU HÌNH

Tin tốt là: trong số các mẫu hình mà tôi quan sát chỉ có ba mẫu hình thất bại, do
đó bạn ít phải lo lắng về điều này. Tin xấu là: vì chỉ có ba mẫu hình thất bại, bạn sẽ
không có nhiều bài học. Hình 1.3 thể hiện một trong ba mẫu hình đáy mở rộng. Giá rớt
xuống và có vẻ nhƣ trải qua mẫu hình “cú nhảy của con mèo chết (dead-cat bounce)”
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Tôi không đề nghị nên thực hiện một vị thế trong bất kỳ
chứng khoán nào bất kể mẫu hình này trông hấp dẫn thế nào đi nữa. Tuân theo đề nghị
này trong vòng 6 tháng tới 1 năm trong khi chứng khoán hồi phục và ban quản trị có ít
nhà (hoặc giải quyết nguyên nhân của bất cứ đang làm phiền não chứng khoán).

Hình 1.3- Mẫu hình đáy mở rộng như là một phần của quá trình phục hồi từ
mẫu hình cú nhảy của con mèo chết. Khi giá đóng cửa thấp hơn mức đáy của mẫu
hình, một điểm phá vở hướng xuống xảy ra. Điểm A thể hiện nơi mà giá chuyển
động cao hơn đỉnh mẫu hình nhưng giá đóng cửa thì không cao hơn đỉnh mẫu hình.
Mẫu hình này thất bại vì giá không giảm nhiều hơn 5% so với điểm phá vỡ trước khi
đảo ngược.

Trong 3 tuần trƣớc khi mẫu hình xuất hiện, giá đã tăng tới mức cao hơn ngƣợc
lại với mẫu hình “cú nhảy của con mèo chết”. Vào tháng 6, giá chuyển động ngang từ
đỉnh mẫu hình trong một tháng trƣớc khi rớt xuống. Trong suốt thời gian này giá tăng
cao hơn đỉnh của mẫu hình (xem điểm A).
Tôi không ngạc nhiên giá đã phá vỡ điểm phía trên hoặc phía dƣới của mẫu hình
cho đến khi giá đóng cửa chuyển động lên trên mức đỉnh hoặc đáy, là trƣờng hợp tại
điểm A. Nó không phải là một điểm phá vỡ hƣớng lên vì giá đóng cửa là tại mức 33
7/8, thấp hơn đỉnh của mẫu hình là 34 ¼. Hai ngày sau, nó đạt đỉnh cao hơn, nhƣng giá
đóng cửa cũng thấp hơn mức đỉnh của mẫu hình.

Tuy nhiên, hãy xem cái gì xảy ra khi giá bắt đầu giảm vào giữa tháng 7. Giá
giảm thấp hơn đáy mẫu hình và giá đóng cửa thậm chí còn thấp hơn nữa. Giá cần giảm
dƣới mức 30 3/8. Tại mức đáy thấp nhất, giá đóng cửa ở mức 29 7/8. Nghĩa là dù chỉ
thấp hơn 50 cents so với đáy, nhƣng nó đủ để cho thấy tín hiệu sẽ có một điểm phá vỡ
đi xuống. Sau 1 tuần giá ở dƣới dƣới đáy mẫu hình, nó tăng vọt lên mức 33 và tiếp tục
cao hơn với một đƣờng dốc thấp hơn.

Hình 1.3 thể hiện cái tôi đã nói về một tỷ lệ thất bại 5%. Mặc dù giá phá vỡ mức
đáy thấp hơn nhƣng lại thất bại tiếp tục đi theo chiều hƣớng phá vở nhiều hơn 5% khiến
giá chứng khoán tăng ngƣợc trở lại. Điều ngƣợc lại cũng đúng với một sự thất bại
hƣớng lên 5%. Nếu nhƣ giá tăng lên ít hơn 5% so với đỉnh mẫu hình, giá chứng khoán
sẽ giảm điểm trở lại.

THỐNG KÊ

Bảng 1.2 thể hiện các thống kê tổng quát, trong đó tôi đã tách thành hai lọai:
điểm phá vỡ hƣớng lên và hƣớng xuống. Vì có sự thất bại của mẫu hình đáy mở rộng
trong dữ liệu hàng năm bao gồm 500 chứng khoán trong vòng 5 năm. Tôi đã nghiên
cứu dữ liệu mà tôi sử dụng theo dạng ngày. Trong vòng khoảng 3 năm, nó bao gồm
khoảng 300 chứng khoán và lấy từ dữ liệu khác kết thúc, vì thế không có hiện tƣợng
trùn dữ liệu trong từng ngày. Đáng chú ý tôi đã không bao gồm nhiều hơn các mẫu hình
(42 so với 35) trong gần 3 năm (900 năm dữ liệu giá theo ngày) so với 5 năm trƣớc đó
(2,500 năm dữ liệu giá theo ngày).

Mẫu hình đáy mở rộng với điểm phá vỡ hƣớng lên có vai trò đảo ngƣợc xu
hƣớng hiện tại, ngƣợc lại mẫu hình đáy mở rộng với điểm phá vỡ đi xuống đóng vai trò
củng cố. Bạn phải chú ý hơn nữa rằng mẫu hình phải hình thành trong xu hƣớng giá
xuống. Trong những trƣờng hợp này, điểm phá vỡ hƣớng lên sẽ là nghịch đảo xu hƣớng
trong khi điểm phá vỡ đi xuống là củng cố xu hƣớng.

Tỷ lệ thất bại là rất thấp: 2% và 6% cho mỗi hai loại điểm phá vỡ. Tôi nghĩ lý do
cho sự thất bại này đó là tại điểm rộng nhất của nó, một mẫu hình đáy mở rộng thƣờng
cho thấy một xu hƣớng mạnh khi giá đi từ cạnh này đến cạnh khác của một mẫu hình.
Một khi đà chuyển động này đi theo một hƣớng, nó có vẻ chắc chắc phải tiếp tục, và
không nên nản chí sau khi điểm phá vỡ xảy ra (dẫn đến tỷ lệ thất bại 5%). Nhƣ mọi
ngƣời vẫn nói, một xu hƣớng có khuynh hƣớng duy trì xu hƣớng.

Mức tăng và giảm trung bình lần lƣợt là 25% cho điểm phá vỡ hƣớng lên và
27% cho điểm phá vỡ đi xuống. Cả hai thống kê này là không bình thƣờng. Điểm phá
vỡ hƣớng lên là thấp hơn mức thông thƣờng 40% đối với các mẫu hình tăng giá. Mức
giảm 27% là cao hơn so với mức chuẩn thông thƣờng 20% đối với các mẫu hình giá
xuống. Các con số này cho thấy mẫu hình đáy mở rộng về cơ bản vẫn là một mẫu hình
giá xuống, nghĩa là bạn lãi ít hoặc lỗ nhiều.

Mức tăng giá hoặc giảm giá chắc chắn nhất là: trung bình khoảng 10% cho điểm
vỡ đi lên và lớn hơn mức chuẩn 15%-20% cho điểm vỡ hƣớng xuống. Hình 1.4 cho
thấy kết quả phân phối tần suất các mức lỗ và lãi. Tôi gọi các cột cao nhất là các lãi lỗ
chắc chắn nhất vì chúng có mức thƣờng xuyên cao nhất. Nó là tỷ suất sinh lợi mà một
nhà đầu tƣ chắc chắc sẽ có.
Bảng 1.2: Thống kê chung về mẫu hình đáy mở rộng

Mô tả Điểm phá vỡ hƣớng lên Điểm phá võ hƣớng xuống


Số lƣợng mẫu hình: 35 trong
500 chứng khoán từ năm
1991-1996; 42 trong khoảng 45 32
300 chứng khoán từ năm
1996-1999.
Đảo ngƣợc hoặc củng cố 45 đảo ngƣợc 32 củng cố
Tỷ lệ thất bại 1/45 hay 2% 2/32 hay 6%
Mức tăng/giảm trung bình của
25% 27%
mẫu hình thành công
Mức tăng/ giảm chắc chắn
10% 15%-20%
nhất
Trong số các mẫu hình thành
công, số mẫu hình đáp ứng 26 hoặc 59% 21 hoặc 70%
hoặc vƣợt mục tiêu giá là
Chiều dài mẫu hình trung bình 2 tháng (61 ngày) 2 tháng (57 ngày)
Có hiện tƣợng tăng lƣng
chừng nhƣng kết thúc là giá 12/18 hoặc 67% 12/18 hoạc 67%
giảm
Có hiện tƣợng giảm lƣng
chừng nhƣng kết thúc là giá 16/20 hoặc 80% 16/20 hoặc 80%
tăng
Phần trăm thời gian có xu
hƣớng đảo ngƣợc trong vòng 48% 52%
3 tháng

Hình 1.4 cho thấy không có quy tắc nào với tỷ suất sinh lợi tạo thành hai khả
năng: một là từ 10%-25% và hai là từ 35% và cao hơn. Một kích cỡ mẫu nhỏ có thể là
nguyên nhân, với 45 hoặc 32 mẫu hình để chia thành 10 nhóm, khó có thể đem lại một
kết quả có độ chính xác cao.
Tôi giải thích quy tắc đo lƣờng trong phần Bí quyết đầu tƣ, nhƣng nó liên quan
đến việc tính toán chiều cao mẫu hình và cộng hay trừ nó ra khỏi mức giá phá vỡ. Kết
quả này chính là giá mục tiêu mà chứng khoán phải đi đến. Đối với điểm phá vỡ đi
xuống, giá đạt đến mục tiêu chỉ vòng 59% thời gian, ngƣợc lại điểm giá vỡ đi xuống lại
tốt hơn, đến 70%. Chƣa hết, giá trị này chỉ chênh lệch một chút so với mức chuẩn 80%
mà tôi xem là mức tối thiểu cho một mẫu hình đáng tin cậy.

Hình 1.4- Phân phối tần suất tỷ suất sinh lợi của các mẫu hình đáy mở rộng.

Chiều dài trung bình mẫu hình là gần giống nhau cho cả hai loại điểm vỡ:
khoảng 2 tháng. Vì đây là mức trung bình, chiều dài thực tế có thể dao động quanh mức
này. Nếu bạn có thể nói một điều về các mẫu hình đáy mở rộng, đó là chúng mất thời
gian để thực hiện. Chuyển động ngẫu nhiên từ một điểm này đến điểm khác trong mẫu
hình không diễn ra chỉ trong một đêm.Một dị thƣờng thú vị tôi đã lƣu ý khi xem xét các
mẫu hình mở rộng là hiện tƣợng tăng lƣng chừng hoặc hiện tƣợng giảm lƣng chừng.
Hình 1.1 cho thấy một ví dụ tốt về điều tôi đang nói. Giá bắt đầu chuyển động xuống
dƣới mẫu hình tới cạnh đối diện, quanh ngƣợc trở lại và phá vỡ. Khi hiện tƣợng tăng
giá một phần xảy ra, một điểm phá vỡ hƣớng xuống xảy ra sau 67% thời gian- nghĩa là
2/3 thời gian. Hiện tƣợng giảm lƣng chừng thậm chí còn cao hơn; 80% mẫu hình có
hiện tƣợng giảm lƣng chừng có điểm phá vỡ hƣớng lên. Vì thế, nếu bạn thấy hiện tƣợng
tăng hoặc giảm lƣng chừng trong mẫu hình mở rộng, bạn có thể muốn nhảy vào và giao
dịch chứng khoán với kỳ vọng rằng điểm phá vở xảy ra sau đó.

Một vài ngƣời nói rằng khi mẫu hình mở rộng có điểm phá vỡ hƣớng lên (thông
thƣờng trong tình huống giá lên), thì sau đó mức cao cuối cùng là không còn xa nữa.
Ngay khi đó, chúng ta nên tiếp tục duy trì, chứng khoán sẽ tìm đến mức cao nhất của nó
và tạo nên một chuyển động hƣớng xuống kéo dài. Tôi đã kiểm tra giả thuyết này và
phát hiện rằng nó về cơ bản là không đúng. Chỉ 48% mẫu hình có đỉnh cao nhất (một
nghịch đảo xu hƣớng) xảy ra trong vòng 3 tháng từ điểm vỡ. Tôi nghĩ bất cứ cái gì hơn
xảy ra hơn 3 tháng sẽ khiến công ty rơi vào một quý khác, và một tính chất năng động
khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến bất kỳ sự giảm điểm.

Bảng 1.3 cho thấy các thống kê về điểm phá vỡ cho các mẫu hình mở rộng. Có
45 mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên và 32 mẫu hình có điểm vỡ hƣớng xuống. Một
khi mẫu hình kết thúc, điểm vỡ thực tế xảy ra khoảng 1 tháng sau đó. Nhƣ đã giải thích,
tôi đã xem xét một điểm vỡ xuất hiện khi giá xuyên qua một trong các đƣờng xu hƣớng
(và giá đóng cửa nằm ngoài đƣờng xu hƣớng). Một khi điểm phá vỡ xảy ra, nó mất
khoảng 4 tháng cho các mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên để đạt tới điểm cao nhất
của chúng và 3 tháng để mẫu hình thanh có điểm phá vỡ đi xuống đạt đến mức thấp
nhất.
Điểm vỡ xãy ra ỏ đâu trong khung giá theo dạng năm? Để tìm ra câu trả lời, tôi
đã chia khung giá theo dạng năm thành ba phần và sắp xếp các mẫu hình thành các
khung thích hợp. Những mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên thƣờng nằm ở giữa hoặc
đứng ở vị trí thứ ba trong khung giá, cho thấy rằng mẫu hình bản thân nó là đáy trong
khung giá. Điều này là vì có một yêu cầu mẫu hình phải đƣợc hình thành trong xu
hƣớng giá xuống. Vì điểm phá vỡ là tại đỉnh của mẫu hình, nó đôi lúc chọc thủng điểm
phá vỡ vào trong vùng giữa thứ ba của khung giá hằng năm. Đối với điểm vỡ hƣớng
xuống. điểm phá vỡ luôn luôn nằm trong mức đấy thấp nhất thứ ba của khung giá hằng
năm.

Bảng 1.3- thống kê về điểm phá vỡ cho các mẫu hình mở rộng
Mô tả Điểm phá vỡ hƣớng lên Điểm phá vỡ hƣớng xuống
Số lƣợng điểm vỡ 45 hay 58% 32 hoặc 42%
Mẫu hình kết thúc tại điểm vỡ 28 ngày 36 ngày
Đối với các mẫu hình thành
công, số ngày tới đỉnh/đáy cao 4 tháng (123 ngày) 3 tháng (95 ngày)
nhất
Phần trăm của điểm vỡ xảy ra
gần mức đáy 12 tháng, mức Đáy (40%); trung bình Đáy 78%, trung bình (15%)
trung bình 12 tháng và cao (42%) và đỉnh (19%) và đỉnh (7%)
nhất 12 tháng
Phần trăm lãi/ lỗ cho mỗ giai Đáy (26%); trung bình Đáy 30%; trung bình 28%
đoạn 12 tháng (23%) và đỉnh (26%) và đỉnh 22%.

Quan sát kết quả của mẫu hình thanh trong cùng khung giá nhƣ nhau chúng ta
thấy rằng những mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên phân chia thành: một phần ba đáy
thấp nhất và một phần ba cao nhất của khung giá theo năm có mức lãi trên trung bình
26%. Đối với điểm vỡ hƣớng xuống, điểm vỡ nằm trong một phần ba đáy thấp nhât của
khung giá hằng năm có mức giảm trung bình cao nhất: 30%. Mức phần trăm này trái
ngƣợc với những mẫu hình nằm trong một phần ba đỉnh cao nhất của khung này cho
thấy tỷ suất sinh lợi tệ nhất ở mức 22%.

Bảng 1.4 thể hiện nhóm thống kê cuối cùng-tất cả các mẫu hình phá vỡ đi xuống
bởi các lần chạm đổi hƣớng. Điều này không giống nhƣ các yêu cầu phải có hai đỉnh
nhỏ và hai đáy nhỏ trong mỗi mẫu hình đáy mở rộng. Hai đỉnh nhỏ, ví dụ, có thể xuất
hiện mà không có hiện tƣợng giá giảm hết tới cạnh đối diện. Tôi đã tính số lần chạm
đổi hƣớng cho mỗi mẫu hình để xem liệu có một mẫu hình nào cho số lần chạm đổi
hƣớng và điểm phá vỡ hay không. Nhƣ điều bạn thấy trong bảng 1.4, các mẫu hình với
bốn lần chạm đổi hƣớng là phá vở nhiều nhất, 13 mẫu hình. Tuy nhiên, các mẫu hình có
điểm phá vỡ hƣớng lên chủ yếu là từ 3 đến 5 lần chạm đổi hƣớng mỗi mẫu hình.

Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn phát hiện thấy một mẫu hình đáy mở rộng
trong một chứng khoán mà bạn đang có hoặc đang xem xét mua, bạn có thể cố gắng
đếm xem số lƣợng các lần chạm đổi hƣớng. Nếu chứng khoán đó có 4 lần chạm, thì sau
đó chắc chắn nó sẽ phá vỡ trong lần kế tiếp để hình thành mẫu hình. Bảng 1.4 cũng cho
thấy rằng xác suất có một phá vỡ hƣớng lên sau khi có 4 lần chạm là 52%, và xác suất
có một phá vỡ hƣớng xuống là 57% (cạnh của lần chạm đầu tiên sẽ là chiều hƣớng của
điểm vỡ: Nếu lần chạm đầu tiên là ở cạnh trên, thì điểm phá vỡ hƣớng lên chắc chắn sẽ
xảy ra sau bốn lần chạm).

Bảng 1.4: Phân phối tần suất các mẫu hình thành công theo số lần chạm
đổi hƣớng so với tổng số phần trăm tích lũy kế

Số lần chạm đổi hƣớng Số lƣợng điểm vỡ hƣớng lên Số lƣợng điểm vỡ hƣớng xuống
3 10: 23% 4: 13%
4 13:52% 13:57%
5 10: 75% 8: 83%
6 6: 89% 2: 90%
7 3: 95% 3: 100%
8 1: 99% 0: 100%
9 1: 100% 0: 100%

BÍ QUYẾT ĐẦU TƢ

Bảng 1.5 cho thấy các bí quyết đầu tƣ cho mẫu hình đáy mở rộng. Bí quyết đầu tiên là
để xác định bao tiền bạn chắc chắn nên làm trong mỗi lần đầu tƣ. Quy tắc đo lƣờng sẽ
đƣa ra dự báo. Trừ đỉnh cao nhất ra khỏi đáy thấp nhất trong mẫu hình sẽ cho bạn chiều
cao mẫu hình. Sau đó cộng giá trị này với đỉnh cao nhất để có mức giá mục tiêu cho
điểm vỡ hƣớng lên và trừ đi chiều cao mẫu hình ra khỏi mức đáy thấp nhất để xác định
điểm vỡ đi xuống.

Hình 1.5: Một mẫu hình đáy mở rộng với 5 lần chạm đổi hƣớng. Kỳ vọng một
điểm phá vỡ hƣớng xuống vì xãy ra hiện tƣợng tăng lƣng chừng.

Hình 1.5 thực hiện một tính toán rõ ràng. Điểm A là đỉnh cao nhất trong mẫu
hình với mức giá 14 1/8. Mức đáy thấp nhất là điểm B với mức giá 12. Chiều cao mẫu
hình là chênh lệch giữa hai điểm trên là 2 1/8. Cộng giá trị này vào đỉnh cao để có đƣợc
mục tiêu giá đi lên. Đó là mức giá 16 ¼. Tôi tính mức giá hƣớng xuống bằng cách trừ
chiều cao mẫu hình ra khỏi đáy thấp nhất (nghĩa là, 12- 2 1/8 hoặc 9 7/8). Bạn có thể
thấy trong hình 1.5, giá không bao giờ gần mục tiêu giá hƣớng xuống. Đối với điểm phá
vỡ hƣớng xuống, giá lấp đầy quy tắc đo lƣờng trong 70% thời gian nhƣng chỉ 59% thời
gian cho điểm phá vỡ hƣớng lên. Nhƣng cả hai giá trị là gần 80% thời gian mà tôi
thƣờng nhìn thấy cho các mẫu hình đáng tin cậy.
Bảng 1.5- Bí quyết đầu tƣ cho các mẫu hình đáy mở rộng

Bí quyết đầu tƣ Giải thích


Tính phần chênh lệch giữa đỉnh cao nhất và đáy cao nhất trong
mẫu hình. Lần lƣợt trừ hoặc cộng giá trị này ra gởi mức đỉnh
Quy tắc đo lƣờng
hoặc đáy nhỏ gần nhất. Kết quả này là mục tiêu giá của điểm phá
vỡ hƣớng lên và hƣớng xuống.
Một khi bạn nhận ra mẫu hình mở rộng, hãy nên mua sau khi
Mua tại đáy
chứng khoán đảo chiều tại mức đáy.
Đặt lệnh dừng lỗ thấp 1/8 so với đáy nhỏ để phòng ngừa khả
Cutloss (lệnh mua)
năng đảo ngƣợc xu hƣớng
Bán tại đỉnh Bán sau khi giá bắt đầu quay đầu tại đỉnh.
Đặt một lệnh dừng cao hơn 1/8 so với đỉnh cao nhất để ngăn
ngừa khả năng có một sự phá vỡ ngoài ý muốn. Bỏ điểm bán khi
Cutloss (lệnh bán) nó quay đầu tại đƣờng xu hƣớng và bắt đầu đi lên. Đối với điểm
phá vỡ hƣớng xuongs, bỏ khi nó gần với giá mục tiêu hay bất kỳ
mức hỗ trợ.
Tăng hoặc thấp hơn dừng tại đỉnh nhỏ hoặc đáy nhỏ gần nhất
Ngừng giao dịch một khi giá vƣợt qua đỉnh nhỏ trƣớc đó (cho chiến lƣợc mua)
hoặc đáy nhỏ trƣớc đó (cho chiến lƣợc bán)
Nếu một mẫu hình đáy mở rộng cho thấy sự tăng hoặc giảm lƣng
Khác chừng, giao dịch lần lƣợt (đối với giảm lƣng chừng, mua; đối với
tăng lƣng chừng, bán chứng khoán)

Một khi bạn không xem xét hết một mẫu hình đáy mở rộng, với hai đỉnh nhỏ và
hai đáy nhỏ, bạn có thể nghĩ để đầu tƣ nó. Khi giá bật ngƣợc khỏi đƣờng xu hƣớng
dƣới, hãy mua chứng khoán đó. Bán khi nó quay ngƣợc trở xuống. Sự quay đầu có thể
xuất hiện nhƣ là hiện tƣợng tăng lƣng chừng vƣợt qua một chút mẫu hình hoặc giá có
thể hoàn toàn vƣợt qua tới cạnh đối diện, chạm đƣờng xu hƣớng trên, và quay đầu. Nên
nhớ, mẫu hình có thể bắt đầu điểm vỡ hƣớng lên, vì thế không nên bán quá sớm.
Trong một xu hƣớng giá tăng, nên đặt lệnh dừng lỗ thấp hơn 1/8 so với đáy nhỏ.
Nếu chứng khoán quay đầu, bạn sẽ thoát ra khỏi thị trƣờng với một khoản lỗ nhỏ. Khi
chứng khoán tăng tới cạnh đối diện của mẫu hình, hãy di chuyển điểm ngừng lỗ lên tên
tới điểm thấp hơn 1/8 sp với đáu nhỏ trƣớc đó. Đáy nhỏ có thể xem nhƣ là một điểm
kháng cự, vì thế bạn sẽ có cơ họi để xuyên phá mức kháng cự này trƣớc khi thoát ra
ngoài.
Bí quyết đầu tƣ cho điểm vỡ hƣớng xuống cũng tƣơng tự. Khi giá chạm tới
đƣờng xu hƣớng trên và bắt đầu chuyển động xuống dƣới, hãy bán chứng khoán đó. Đặt
một lệnh dừng lỗ cao hơn 1/8 so với đỉnh cao nhất của mẫu hình sau đó hãy cầu nguyện
rằng giá sẽ giảm.

Nếu may mắn thuộc về bạn và chứng khoán quay đầu giảm điển, chuyển điểm
dừng lỗ xuống thấp hơn. Sử dụng đỉnh cao trƣớc đó- nghĩa là đặt một điểm dừng lỗ cao
hơn 1/8 so với nó.

Nếu chứng khoán có hiện tƣợng tăng lƣng chừng hoặc giảm lƣng chừng, hay
xem xét diễn biến trong đó. Đây là một tín hiệu phá vỡ đáng tín cậy. Đối với hiện tƣợng
tăng lƣng chừng, tín hiệu này là 67% thời gian và đối với hiện tƣợng giảm lƣng chừng,
nó xảy ra tại 80% thời gian. Lợi thế của nó nhƣng để chắc chắn bạn nên đặt một lệnh
dừng lỗ hơn 1/8 so với điểm kháng cự gần nhất trong trƣờng hợp tình hình đầu tƣ trở
nên xấu đi.

Một khi giá phá vỡ và rời khỏi mẫu hình mở rọng, hãy xem xét việc bán chứng
khoán nếu giá gần với giá mục tiếu. Không có sự đảm bảo nào giá sẽ vƣợt qua mức giá
mục tiêu, vì thế tốt nhất là nên thoát ra khỏi thị trƣờng, đặc biệt nếu có một mức kháng
cự nào giữa mức giá hiện tại và giá mục tiêu. Chứng khoán có thể đạt đến mức kháng
cự và quay đầu chứ không lên tới giá mục tiêu.

NHỮNG VÍ DỤ ĐẦU TƢ

Susan thích nghĩ về bản thân cô ấy nhƣ là bộ não trong gia đình. Trong khi
chồng cô ấy đang gồng mình trong thời tiết xấu với nghề thợ mộc, cô ấy đang cần cù
trên bàn phím. Cô ấy đang là môt trader vị thế năng động, là những ngƣời không e sợ
để bán một cổ phiếu, dựa trên tiềm năng lợi nhuận tốt và đặc biệt yếu tố cơ bản hoặc
tình huống kĩ thuật không tốt. Nó là một cuộc sống đầy áp lực nhƣng lại hái ra tiền.
Khi cô ấy đánh dấu tại mẫu hình đáy mở rộng thể hiện trong hình 1.5, cô ấy bắt
đầu phân tích. Chứng khoán đã đạt tới một mức cao của 37 3/8 vào đầu tháng 11/1991
và đang quay đầu từ thời điểm đó. Hiện tại, mẫu hình đang giao dịch ở mức 14, cô ấy
đang tự hỏi liệu thị trƣờng sẽ xuống bao nhiêu nữa. Cô ấy đã vẽ ra hai đƣờng xu hƣớng
tăng-giảm và đếm số lần chạm đổi hƣớng (trong hình 1.5, có ba điểm đánh dấu là các số
và điểm A là lần chạm thứ tƣ).

Vì hầu hết các mẫu hình mở rộng có khuynh hƣớng phá vỡ sau khi có bốn lần
chạm đổi hƣớng và tù đó giá ở gần đỉnh của mẫu hình quay đầu giảm điểm, cô ấy đã
đoán rằng chứng khoán sẽ phá vỡ đi xuống trong lần chạm kế tiếp. Vì thế cố ấy đã bán
khống chứng khoán và đã nhận một mức tại 13 7/8. Đó là một canh bạc, chắc chắn là
nhƣ vậy, nhƣng một khi cô ấy đang thoải mái. Trong bất trƣờng hợp nào, cô ấy đã đặt
ngay lập tức một điểm dừng lỗ tại 1,454, hoặc cao hơn 1/8 so với đỉnh tại điểm A.

Susan đã vui mừng khôn xiết khi nhìn thấy chứng khoán bổ nhào trong 2 ngày
sau và đang trên đƣờng vƣợt qua cạnh đối diện của mẫu hình, đang chạm đƣờng xu
hƣớng dƣới tại điểm B. Thông thƣờng, các đợt đầu tƣ của cô ấy không dễ dàng. Cô ấy
đã quyết định bảo vệ lợi nhuận và đã hạ mức dừng lỗ tới đỉnh nhỏ gần nhất, thể hiện tại
điểm C, tại mức 13 ¾ hoặc cao hơn 1/8 so với đỉnh. Sau đó cô ấy chờ đợi.

Chứng khoán bật lên khỏi đƣờng xu hƣớng dƣới thay vì xuyên phá nó nhƣ cô ấy
kỳ vọng. Cô ấy quyết định kiên nhẫn hơn và xem điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Với lệnh
dừng lỗ đặt tại nơi giá phá vỡ, cô ấy cảm thấy đƣợc bảo vệ và thoải mái để tiếp tục giao
dịch.

Chứng khoán bật lên khỏi mức hỗ trợ 12 1/8 và đã có hiện tƣợng tăng lƣng
chừng trƣớc khi nó gặp đƣờng hỗ trợ và quay đầu ngƣợc trở lại. Hai ngày sau khi đạt
đỉnh, cô ấy đã xác định rằng trong lần chạm kết tiếp, chứng khoán sẽ sẽ xuyên phá
đƣờng xu hƣớng dƣới và tiếp tục đi xuống. Cô ấy đã tăng gấp đôi vị thế bằng cách bán
khống nhiều hơn nữa tại mức 12 ¾. Cô ấy đã lầm. Chứng khoán tiếp tục giảm một ngày
sau đó trƣớc khi chuyển động lên trở lại. Susan đã điều chỉnh lệnh dừng lỗ để bao gồm
cả cổ phần mới bổ sung, nhƣng giữ nguyên mức giá cũ là 13 ¾. Một lần nữa cô ấy chờ
đợi. Chứng khoán tăng chậm và đạt đến đỉnh nhỏ 13 1/8 trƣớc khi giảm trở lại. Đây là
lúc mức giảm đƣợc hoán đổi đủ để phá qua vùng hỗ trợ tại đƣờng xu hƣớng xuống.

Khi giá giảm xuống dƣới điểm B, Susan đã hạ mức dừng lỗ tới mức cao hơn 1/8
điểm đó hoặc tại mức 12 1/8. Sau đó, cô ấy đã quan sát quy tắc đo lƣờng cho giá mục
tiêu. Cô ấy đã tính toán một mục tiêu 9 7/8 và tự hỏi chứng khoán có đạt tới mức này
hay không. Để an toàn, cô ấy đã quyết định thoát ra khỏi thị trƣờng nếu nhƣ chứng
khoán đạt đến mức 10 1/8, hoặc cao hơn 1/8 so với mức hỗ trợ thông thƣờng là 10.

Khi chứng khoán đã giảm tới mức cao 10 3/8 về khối lƣợng, cô ấy đã tự hỏi liệu
cô ấy có đang gặp mẫu hình đảo chiều trong một ngày hay không? Với những mẫu hình
anfy, thật khó để biết chắc giá có đảo chiều hay không. Cố ấy quyết định giữ mục tiêu
giá ban đầu.

Hai ngày sau đó, giá đã tăng lên và cô ấy đã ngừng giao dịch tại mức 12 1/8. Cô
ấy đã không kiếm đƣợc nhiều tiền (khoảng 9% với thời gian nắm giữ chỉ trong vòng 1
tháng), nhƣng cô ấy đã có đƣợc kinh nghiệm và một chút tiền lẻ trong tài khoản ngân
hàng.
CHƢƠNG 2
Mẫu hình tam giác phải mở rộng
(Broadening Formaations, Right-Angled and Ascending)

THỐNG KÊ NHANH

Đáy nằm ngang, đỉnh sau cao hơn đỉnh trƣớc tạo nên một đƣờng xu
Hình dáng
hƣớng dốc lên
Đảo chiều hay củng
cố Đảo chiều giảm giá ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Tỷ lệ thất bại 34%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ
điểm vỡ xảy ra 9%
Mức giảm trung bình 18%, nhƣng mức lãi chắc chắn nhất chỉ khoảng 10%
Xu hƣớng khối lƣợng Không có quy tắc
Hiện tƣợng kéo
ngƣợc (pullbacks) 72%
Xác suất đạt đƣợc 43%, tuy nhiên sử dụng ½ chiều cao mẫu hình để tính mục tiêu giá sẽ có
mục tiêu giá tỷ lệ thành công tới 91%.

Trƣớc khi bắt đầu nghiên cứu mẫu hình này, tôi giả định giá có xu hƣớng tăng từ
trƣớc đó, đơn giản là vì từ “tăng dần” trong tên của mẫu hình. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa mẫu hình sẽ hoạt động nhƣ tên gọi của chính nó. Đây là mẫu hình đảo
chiều của xu hƣớng giá ngắn hạn. Phát hiện này không hề mới lạ vì hình vi giảm giá có
thể đƣợc nhìn thấy ở một số mẫu hình mở rộng tăng dần. Từ “tăng dần” trong tên mẫu
hình liên quan đến các đỉnh nhỏ tăng dần qua thời gian. Nền của mẫu hình là phẳng
nhƣng đỉnh mở rộng dần, tạo nên một đƣờng xu hƣớng dốc lên.

Có một số vấn đề thú vị đƣợc nêu trong phần thống kê nhanh. Tỷ lệ thất bại của
mẫu hình giảm từ 34% xuống còn 9% nếu bạn chờ đợi cho đến khi xuất hiện điểm vỡ
hƣớng xuống trƣớc khi mua chứng khoán. Sự thay đổi trong tỷ lệ thất bại không phải
không bình thƣờng nhƣng đó là một mức lãi lớn. Sở dĩ có mức lãi lớn vì tôi lờ đi tất cả
các điểm phá vỡ hƣớng lên, và chỉ một vài điểm phá vỡ hƣớng xuống thất bại dẫn đến
một tỷ lệ thất bại nhỏ.

Một thống kê hấp dẫn khác đó là số lần xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc tới nền mẫu
hình. Một phần nào đó, con số này đƣợc lý giải bởi khi xảy ra đảo chiều giá, sự hỗn độn
thƣờng xuất hiện sau điểm phá vỡ. Sau một điểm phá vỡ, giá chuyển động nằm ngang
và tăng lên một chút trƣớc khi tiếp tục đi xuống. Sự sụt giảm này thỉnh thoảng nhanh vì
một mức sụt giảm 10%-20% là rất dễ dàng. Chính điều này đã tạo nên tỷ lệ kéo ngƣợc
lên đến 72%.

QUAN SÁT

Mẫu hình tam giác phải mở rộng: Cái tên này có nghĩa là gì? Tam giác phải hàm
ý rằng bạn nhớ đến một số họ tam giác. Một nền nằm ngang và một cạnh huyền dốc lên
tạo nên một tam giác phải. Cạnh thứ ba đƣợc tạo từ cạnh huyền tới nền và giao điểm
này tạo nên một tam giác có góc vuông 90 độ, mẫu hình vì thế mà đƣợc gọi là tam giác
phải. “Tăng dần” nghĩa là cạnh huyền tăng qua thời gian ngƣợc lại với mẫu hình mở
rộng giảm dần. “mẫu hình mở rộng” có nghĩa là giá tăng tạo nên các đỉnh sau cao hơn.
Ngƣợc lại, tam giác giảm dần và tăng dần có sự dịch chuyển giá hẹp.

Mẫu hình tam giác phải mở rộng hoạt động nhƣ thế nào? Hãy xem xét hình 2.2.
Quá trình tăng giá bắt đầu từ giữa tháng 12 năm 1991 khi khối lƣợng cao hơn nhiều so
với 2 tháng trƣớc đó. Cuối tháng 2 năm sau, chứng khoán đã đạt đến một đỉnh cao mới
và quay ngƣợc trở lại sau khi chạm đƣờng kháng cự tại mức giá 14. Chứng khoán quay
về mức giá hỗ trợ 12 ¼ . Tại điểm này, nó dừng lại khoảng 2 tuần và thiết lập nên một
cái nền có hình dáng giống nhƣ một đƣờng nằm ngang.

Lý do nền mẫu hình có hình dáng nằm ngang là bởi nhà đầu tƣ cho rằng đây đã
là mức giá tốt. Khi chứng khoán chạm đến mức giá 12, các nhà đầu tƣ và các tổ chức
bắt đầu mua chứng khoán đó. Mong muốn sở hữu cổ phiếu tại mức giá tốt đã lấn át hẳn
bên bán. Nhu cầu đã làm ngƣng sự sụt giảm giá cổ phiếu và cuối cùng giá lại tăng trở
lại. Điều này đã xảy ra vào giữa tháng 4 khi mà khối lƣợng cộng hƣởng cùng với giá.
Sự ủng hộ này đã khiến giá chứng khoán đạt đến một đỉnh mới. Đà tăng này đủ cao để
trong ngày kế tiếp, giá tăng đến mức cao hơn trƣớc khi đóng cửa ở mức thấp hơn. Với
đáy thứ hai, một đƣờng xu hƣớng thăm dò đƣợc vẽ từ các đỉnh của mẫu hình và tạo nên
mẫu hình mở rộng.

Chứng khoán đã giảm đột ngột thậm chí ngay khi khối lƣợng tăng. Nhƣng sự sụt
giảm này đã ngừng lại trƣớc khi nó chạm đƣờng xu hƣớng dƣới, cho thấy sự hƣởng ứng
của nhà đầu tƣ lại đƣợc tiếp tục. Giá đƣợc đẩy lên cao hơn và chạm tới một đỉnh mới,
chính là mức 15 ½ vào ngày 05/06. Vùng kháng cự của đƣờng xu hƣớng dốc lên đã
ngăn cản đà tăng giá. Chứng khoán đơn giản không đủ lực đi lên để vƣợt qua áp lực bán
tại mức giá mới.

Ngày tiếp theo, khối lƣợng đã cạn dần, nhƣng vẫn có đủ lực để duy trì một sự cố
gắng khác tại đỉnh. Khi sự cố gắng này thất bại, dòng tiền thông minh đã rút ra và khối
lƣợng giảm dần theo. Khi giá giảm mạnh, các nhà đầu tƣ khác đã tham gia vào trào lƣu
bán khiến khối lƣợng tăng vọt. Trong vòng chƣa đến 2 tuần, giá đã quay lại đƣờng xu
hƣớng dƣới.
Hình 2.1:hai mẫu hình tam giác phải mở rộng đƣợc tạo bởi một đƣờng nền
nằm ngang và đƣờng xu hƣớng dốc lên. Giá giảm sau khi có một điểm phá vỡ
hƣớng xuống.

Hình 2.2: một sự chuyển động ngƣợc trở lại nền mẫu hình. Chuyển động
ngƣợc xuất thiện thƣờng xuyên trong các mẫu hình mở rộng tăng dần.
Một cố gắng yếu ớt tại một đỉnh mới đã suy giảm với một khối lƣợng nhỏ.
Chứng khoán đã dịch chuyển nằm ngang và sụt giảm- hiện tƣợng tăng lƣng chừng
(partial rise) thƣờng báo hiệu khó khăn cho giá chứng khoán. Vào ngày 04/06, giá giảm
với khối lƣợng lớn và quay trở lại đƣờng xu hƣớng nằm ngang. Đà giảm chỉ tạm ngƣng
trong vòng 1 tuần trƣớc khi đi xuống và xuyên qua mức hỗ trợ 12 ¼.

Bảng 2.1: Các đặc điểm nhận diện của mẫu hình tam giác phải mở rộng.
Trong giống nhƣ một chiếc loa với nền mẫu hình nằm ngang và các đỉnh
Hình dáng
đƣợc giới hạn bởi một đƣờng xu hƣớng dốc lên.
Nằm ngang, hoặc gần nhƣ thế, chính là đƣờng xu hƣớng liên kết các đáy
Đƣờng hỗ
nhỏ. Phải có ít nhất hai đáy nhỏ khác biệt trƣớc khi vẽ một đƣờng xu
trợ đáy
hƣớng.
Đƣờng xu hƣớng Một đƣờng xu hƣớng dốc lên giới hạn giá ở đỉnh. Phải có ít nhất hai đỉnh
dốc lên nhỏ để tạo nên một xu hƣớng.
Khối lƣợng Không có quy tắc
Rất hiếm khi xảy ra. Mức giá đóng cửa nằm thấp hơn đƣờng xu hƣớng
Điểm phá vỡ giả
ngang mới là dấu hiệu dự báo cho một điểm vỡ thực.
Giá thỉng thoảng dịch chuyển ngang trong vài tháng trƣớc khi đi ra khỏi
Hành động giá
đỉnh hoặc đáy mẫu hình. Sau điểm vỡ, kỳ vọng có một hiện tƣợng kéo
sau điểm vỡ
ngƣợc tới nền của mẫu hình.
Điểm phá vỡ Giá giảm thấp hơn đƣờng xu hƣớng nằm ngang luôn luôn đi cùng bởi sự
hƣớng xuống gia tăng trong khối lƣợng.
Mức hỗ trợ hoặc
Chạy theo hai đƣờng xu hƣớng trong tƣơng lai.
và kháng cự

Hiện tƣợng kéo ngƣợc (pullback) khá phổ biến đối với mẫu hình mở rộng, vì thế
không hề ngạc nhiên về một sự sụt giảm nhanh. Sau khi có một mức giảm nhanh chóng
13%, chứng khoán quay hƣớng và kéo ngƣợc tới nền mẫu hình. Mặc dù nó không đƣợc
trình bày trong hình 2.2, chứng khoán đã tiếp tục đi lên cho đến khi nó bắt đầu thiết lập
một mẫu hình mở rộng tăng dần khác vào cuối tháng 10 tại mức 16 1/2.

Mẫu hình mở rộng tăng dần thể hiện mong muốn của các nhà đầu tƣ và các
trader sở hữu chứng khoán tại một mức giá cố định, trong tình huống này là 12 ¼.
Mong muốn của họ đã kéo chứng khoán lên các mức đỉnh cao hơn cho tới khi áp lực
bán làm ngƣng đà tăng giá và khiến chứng khoán sụt giảm. Với mỗi lần cố gắng, vài
ngƣời đã rời bỏ bên mua và sẵn sàng bán cổ phần khi họ nhận đƣợc một mức giá cao
hơn, vì thế mẫu hình giá có hình dạng mở rộng dần tại đỉnh. Cuối cùng, mong muốn
mua tại nền mẫu hình đã sụp đổ và mức hỗ trợ cho chứng khoán bị phá vỡ. Khi điều
này xảy ra, chứng khoán xuyên qua mức hỗ trợ và sụt giảm. Nó tiếp tục đi xuống cho
đến khi đạt đến một mức mà ở đó những nhà đầu tƣ khác có đƣợc mức lời đáng kể và
mua nó.

HƢỚNG DẪN NHẬN DIỆN MẪU HÌNH.

Đặc điểm của mẫu hình mở rộng là gì? Để trả lời câu hỏi này, hãy nghiên cứu
các hƣớng dẫn đƣợc trình bày trong bảng 2.1. Trong khi xem bảng này, hãy nhìn hình
2.3, một mẫu hình mở rộng dần đƣợc hình thành theo thời gian dạng tuần. Hình dáng
chung của mẫu hình này trông giống nhƣ một chiếc loa với một cạnh nằm ngang. Đáy
của mẫu hình tuân theo một đƣờng xu hƣớng nằm ngang trong khi đƣờng xu hƣớng dốc
lên đi qua các đỉnh. Đƣờng xu hƣớng trên chạm ít nhất hai đỉnh nhỏ. Một đỉnh nhỏ cao
là một đỉnh khác biệt và tách biệt rõ rang với các đỉnh khác trong đồ thị. Đƣờng xu
hƣớng nằm ngang cũng có hai điểm chạm đáy nhỏ khi giá giảm tới đƣờng xu hƣớng
dƣới. Từ “đáy nhỏ” giống nhƣ thung lũng tách biệt và khác với các đáy khác. Nhiều
điểm chạm tạo nên giới giạn của mẫu hình.

Nhƣ bạn thấy trong hình 2.3 và các đồ thị trƣớc đó, mẫu hình khối lƣợng không
hề có quy tắc nào. Tuy nhiên, trong phần lớn các trƣờng hợp, khối lƣợng tăng sau khi
xảy ra các điểm vỡ. Mặc dù mẫu hình này không có hiện tƣợng giá đi xuống, nhƣng bạn
có thể nhìn thấy khối lƣợng tăng vào đầu năm 1993.

Tôi định nghĩa điểm vỡ giả (premature breakout) là mức giá đóng cửa bên ngoài
phạm vi mẫu hình nhƣng quay trở lại trƣớc khi mẫu hình kết thúc. Điểm phá vỡ đối với
mẫu hình này hiếm khi đáng để quan tâm.

Trong một số mẫu hình mở rộng tăng dần, gía tạo nên các đỉnh cao hơn và hình
thành nên một nền nằm ngang vững chắc nhƣng sau đó dịch chuyển sideways trong vài
tháng. Cuối cùng, giá tăng cao hơn đỉnh mẫu hình hoặc giảm xuyên qua đƣờng xu
hƣớng đáy và tạo nên điểm phá vỡ. Một khi điểm phá vỡ xảy ra, thông thƣờng nó có
chiều hƣớng đi xuống. Sau đó bạn nên kỳ vọng đến hiện tƣợng kéo ngƣợc. Hiện tƣợng
kéo ngƣợc là khi giá chuyển động xuống mức thấp hơn, sau đó quay trở lại và chạm
đƣờng xu hƣớng dƣới. Giá có thể tiếp tục tăng nhƣng chúng thƣờng bị bật ngƣợc khi
chạm đƣờng xu hƣớng và đi xuống. Hiện tƣợng kéo ngƣợc tạo nên cơ hội cho nhà đầu
tƣ để bán chứng khoán hoặc bổ sung thêm vị thế bán. Tuy nhiên, trƣớc khi đầu tƣ, bạn
nên chắc chắn hiện tƣợng kéo ngƣợc đã hoàn tất và giá sụt giảm một lần nữa.

Tôi chọn hình hình 2.3 vì nó thể hiện hai vùng hỗ trợ và kháng cự. Những vùng
này đƣợc tạo bởi các đƣờng xu hƣớng. Khi kéo dài đƣờng xu hƣớng dƣới về phía tƣơng
lai, chúng tạo nên vùng hỗ trợ ngăn cản đà giảm giá của hơn 2 năm trƣớc đó sau khi
mẫu hình kết thúc. Đƣờng xu hƣớng trên cũng tƣơng tự; nó ngăn cản giá ba lần trong
năm. Hàm ý của quan sát này hết sức thâm thúy. Nếu bạn có một chứng khoán và nó
phá vỡ để đạt đến một đỉnh cao mới, điều cần thiết là dự báo giá sẽ tăng đƣợc bao
nhiêu. Một cách để bạn làm điều này là tìm kiếm mẫu hình giống nhƣ trên. Qua nhiều
lần, kéo dài đƣờng xu hƣớng về phía tƣơng lai sẽ dự báo đƣợc vùng hỗ trợ và kháng cự.
Mặc dù đƣờng xu hƣớng không dự báo đƣợc đâu là đỉnh cao nhất, nhƣng nó đã
dự báo thời gian giá sẽ giảm. Vùng kháng cự mang lại cho bạn cơ hội tốt để bán chứng
khoán.

Hình 2.3- Vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ tuần. Chúng xuất hiện khi
kéo dài các đƣờng xu hƣớng về tƣơng lai

XEM XÉT SỰ THẤT BẠI.


Bạn học đƣợc điều gì từ việc quan sát sự thất bại của mẩu hình này? Hình 2.4 thể
hiện hai mẫu hình mở rộng. Trong đó, một mẫu hình thất bại để có một sự sụt giảm giá
và một mẫu hình thành công. Hình này cho bạn một bài học cụ thể: Nên chờ đợi cho
đến khi có một điểm phá vỡ chắc chắn trƣớc khi thực hiện một vị thế (mua hoặc bán);
nghĩa là, chờ đợi giá giảm xuống thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới trƣớc khi bán. Mặc dù
hầu hết mẫu hình mở rộng tăng dần có điểm phá vỡ hƣớng xuống nhƣng tỷ lệ thất bại
cao tạo nên rủi ro cho một đợt đầu tƣ trƣớc khi biết đƣợc kết quả. Nếu bạn bán chứng
khoán trong mẫu hình đầu tiên, rõ ràng bạn đã lỡ mất cơ hội giá tăng trong gần nữa
năm. Nhìn lại hình 2.3, việc bán chứng khoán đã mất tiền trong những năm sau đó.
Bán một chứng khoán chỉ khi nó xấu. Nếu nhƣ bạn nắm giữ vị thế mua đối với
chứng khoán nhƣ trong hình 2.4 nhƣng bán nó vào tháng 6, bạn sẽ phải hối tiếc vì cho
tận đến tháng 12 giá mới bắt đầu giảm. Nếu bạn đang ở trong một điểm phá vỡ hƣớng
xuống, hãy nên tiếp tục giữ chứng khoán cho đến khi nó tăng trở lại. Một khi mẫu hình
mở rộng thứ hai đƣợc hình thành, việc bán sau khi giá xuyên qua đƣờng xu hƣớng
ngang là không nên vì bạn chƣa phải đã thoát ra thị trƣờng tại mức giá tốt nhất.

Hình 2.4: Hai mẫu hình mở rộng. Mẫu hình phía tay trái giá thất bại giảm
thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới. Bạn nên chờ đợi cho đến khi điểm phá vỡ xảy ra
trƣớc khi đầu từ vào mẫu hình mở rộng dần.

THỐNG KÊ
Bảng 2.2 đƣa ra các thống kê chung. Giống nhƣ các mẫu hình mở rộng khác
trong sách này, tôi không thấy an tâm khi chỉ dựa trên các thống kê dữ liệu trong 5 năm,
vì thế tôi đã kết hợp dữ liệu gần đây hơn để có thêm 35 mẫu hình. Nhƣ vậy tổng cộng
tôi có 216 mẫu hình mở rộng tăng dần, một trong những loại mẫu hình hiếm khi xuất
hiện. Kiểm tra mẫu hình cho thấy có 81 mẫu hình là củng cố xu hƣớng, nhƣng phần lớn
(135) mẫu hình là đảo ngƣợc.

Tôi tính tỷ lệ thất bại theo hai cách. Vì tôi kỳ vọng một điểm phá vỡ đi xuống,
tôi đã đếm số lƣợng mẫu hình không thuộc nhóm này. Có tổng cộng 74 mẫu hình, với
tỷ lệ thất bại là 34%. Điều gì xảy ra nếu nhƣ nhà đầu tƣ chờ đợi cho đến khi điểm phá
vỡ hƣớng xuống xuất hiện? Đây đƣợc gọi là sự xác nhận điểm vỡ. Tỷ lệ thất bại hạ
xuống chỉ còn khoảng 9%, thấp hơn nhiều so với mức 20% - là mức mà tôi cho rằng có
thể chấp nhận để đầu tƣ. Điều này mang đến cho bạn lời khuyên: chờ cho đến khi điểm
vỡ xuất hiện hãy thực hiện bán (hoặc bán khống).

Bảng 2.2: Các thống kê chung về mẫu hình tam giác phải mở rộng dần
Mô tả Thống kê
Số lƣợng mẫu hình từ 500 chứng khoán từ năm 1991-1996 181
Số lƣợng mẫu hình từ 296 chứng khoán từ năm 1996-1998 35
Đảo ngƣợc hay củng cố xu hƣớng 81 củng cố và 135 đảo ngƣợc
Tỷ lệ thất bại 74/126 hay 34%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ cho đến khi điểm vỡ xảy ra 13/151 hay 9%
Mức giảm trung bình của các mẫu hình thành công 18%
Mức giảm chắc chắn nhất 10%
Mức tăng trung bình cho các mẫu hình thất bại 32%
Mức tăng chắc chắn nhất cho các mẫu hình thất bại 20%
Trong số những mẫu hình thành công, số lƣợng mẫu hình đạt
đến hoặc vƣợt mục tiêu giá (mục tiêu giá đƣợc tính bằng 60 hay 43%
chiều cao mẫu hình)
Số lƣợng mẫu hình đạt hoặc vƣợt mục tiêu giá nếu mục tiêu
125 hoặc 91%
giá đƣợc tính bằng một nửa chiều cao mẫu hình
Chiều dài trung bình của mẫu hình 3 tháng (86 ngày)
Số ngày để đạt đến mức đáy thấp cuối cùng 3 tháng (81 ngày)
Mức giảm trung bình đối với mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng xuống là bao
nhiêu? Trung bình khoảng 18%, nhƣng chắc chắn nhất là ít hơn 10%. Tôi đã tính con số
trên bằng xếp tỷ lệ phần trăm thua lỗ vào 10 nhóm và đếm kết quả. Kết quả phân phối
tần suất cho thấy mức lỗ chắc chắn nhất ít hơn mức lỗ trung bình, vì có một vài mức
giảm lớn khoảng từ 15%-20%. Những nhóm còn lại, chúng có mức tăng trung bình.

Tôi sử dụng phƣơng pháp tƣơng tự cho sự tăng giá của các mẫu hình thất bại.
Một mẫu hình thất bại là mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên hoặc điểm phá vỡ hƣớng
xuống nhƣng giá lại không giảm quá 5%. Mức lãi trung bình là 32%, trong đó mức lãi
chắc chắn nhất là 20%. Trong đó, hơn ¼ mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên (chiếm tỷ
lệ 27%) tăng trên 50%.

Quy tắc đo lƣờng, công cụ để dự báo mục tiêu giá, không phù hợp lắm cho mẫu
hình mở rộng tăng dần. Với chỉ 43% mẫu hình đạt đến hoặc vƣợt mục tiêu giá. Tôi
quyết định đƣa ra một quy tắc đo lƣờng mới đem lại mức thành công cao hơn. Tôi tính
chiều cao mẫu hình bằng cách trừ đáy thấp nhất cho đỉnh cao nhất. Sau đó chia chiều
cao mẫu hình cho 2. Mục tiêu giá đƣợc xác định bằng cách trừ mức giá phá vỡ cho giá
trị ở trên. Kết quả, có đến 91% mẫu hình đạt đến mục tiêu giá.

Chiều dài trung bình của mẫu hình là không quá 3 tháng, đủ dài để thấy trên đồ
thị dạng tuần. Tôi cũng tính thời hạn trung bình từ điểm kết thúc mẫu hình đến mức đáy
cuối cùng là khoảng 3 tháng.

Bảng 2.3 đƣa ra các thống kê liên quan đến điểm phá vỡ. Chỉ có 13 mẫu hình mà
điểm phá vỡ hƣớng xuống không tạo nên mức giảm giá nhiều hơn 5% (vì thế tôi gọi
đây là sự thất bại 5%). Thống kê cũng cho thấy, chỉ có ba mẫu hình có điểm phá vỡ
hƣớng lên mà sau đó giá tăng không đạt đến đƣợc mục tiêu giá. Đối với nhà đầu tƣ, đây
là một vấn đề quan trọng cần phải nắm. Đầu tƣ hãy theo xu hƣớng.
Gần ¼ (24%) mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng lên. 6% có điểm phá vỡ nằm
ngang, và nhóm còn lại là điểm vỡ hƣớng xuống (70%). Tôi định nghĩa một điểm vỡ
hoặc là giá đóng cửa thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới và tiếp tục đi xuống hoặc là tăng
cao hơn đỉnh cao nhất và tiếp tục đi lên. Thông thƣờng, giá chỉ dao động giữa hai điểm
trong vài tháng trƣớc khi hoàn tất điểm vỡ.

Hiện tƣợng giật lùi (Throw-back) là giá phá vỡ đi lên sau đó quay lại đƣờng xu
hƣớng trên. Đối với điểm phá vỡ đi lên, điểm vỡ thƣờng xảy ra tại thời điểm 44% thời
gian mẫu hình. Thời gian trung bình để hoàn tất hiện tƣợng giật lùi là chƣa đến 2 tuần
(11 ngày). Đó là thời gian mà giá rớt nhẹ và chạm đƣờng xu hƣớng trên. Tôi loại bỏ bất
kì hiện tƣợng giật lùi nào kéo dài hơn 30 ngày. Nếu nó giá mất hơn một tháng để quay
trở lại, tôi xem nó là một hành động giá bình thƣờng và không phải là hiện tƣợng giật
lùi.

Hiện tƣợng kéo ngƣợc (Pull back) là phổ biến hơn. Hiện tƣợng kéo ngƣợc là giá
sau khi phá vỡ đi xuống sẽ nhanh chóng quay trở lại đƣờng xu hƣớng dƣới (hay nền
mẫu hình) 72% mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng xuống xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc.
Thời gian trung bình để hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc là 12 ngày. Cũng giống nhƣ
trên, tôi loại bỏ bất cứ sự kéo ngƣợc nào vƣợt quá 30 ngày.

Thông thƣờng, các mẫu hình mở rộng mất lần lƣợt 2 và 3 tháng để đạt đến mức
đáy thấp nhất và cao nhất. Nhƣng mẫu hình tam giác phải mở rộng có mức sụt giảm
nhanh bởi lẽ mức giảm của mẫu hình này là không sâu (mức giảm chắc chắn nhất chỉ là
10%), vì thế nó mất ít thời gian để đạt tới mức đáy thấp nhất.

Hầu hết các mẫu hình mở rộng dần xảy ra gần vùng giữa trong khung giá 12
tháng, khi đo lƣờng từ đáy mẫu hình. Mức giảm lớn nhất cũng chỉ là 17% hoặc 18%
trong nhiều khung giá năm. Về bản chất, mẫu hình nằm ở đâu trong khung giá năm
không phải là vấn đề, vì thành quả của các mẫu hình các mẫu hình là giống nhau
(không giống nhƣ các mẫu hình khác mà mức độ sụt giảm tùy thuộc vào xu hƣớng).

Mặc dù khối lƣợng không có quy tắc trong suốt mẫu hình, tôi đã tiến hành kiểm
tra khối lƣợng xung quay ngày phá vỡ. Khi so sánh với ngày trƣớc khi xuất hiện điểm
vỡ hƣớng xuống, ngày sau khi có điểm vỡ thông thƣờng có khối lƣợng giao dịch lớn
nhất. Tôi nhận thấy, khối lƣợng cao hơn 70% mức thông thƣờng nhƣng giảm dần đến
mức nhƣ các tuần trƣớc. Mẫu hình này không phải không bình thƣờng cho các nhà đầu
tƣ để bán một khi nhận ra rằng điểm vỡ thực đang xảy ra.

Hình 2.5 Mẫu hình mở rộng tăng dần. Giá mục tiêu đƣợc dự báo bằng cách sử
dụng một nửa và toàn bộ chiều cao mẫu hình. Một mẫu hình đỉnh mở rộng xuất
hiện vào cuối tháng 10.

Tiếp theo, tôi muốn biết mối quan hệ giữa khối lƣợng phá vỡ tại đỉnh và đáy là
nhƣ thế nào với sự thành công hay thất bại của mẫu hình. Thông thƣờng, cả điểm phá
vỡ hƣớng lên và hƣớng xuống đều có khối lƣợng lớn. Do đó khối lƣợng phá vỡ, tự bản
thân nó không phải là chìa khóa thành công hay thất bại của một mẫu hình cụ thể.
Nhƣng điều đó cũng có một ý nghĩa. Khi bạn thấy điểm vỡ hƣớng xuống có khối lƣợng
thấp, giá sẽ không đi xuống mà sẽ sớm hồi phục.

BÍ QUYẾT ĐẦU TƢ

Bảng 2.4 trình bày một số bí quyết đầu tƣ. Quy tắc đo lƣờng dự báo giá sẽ giảm
đến mức nào. Tính chênh lệch giữa đỉnh cao nhất và đƣờng xu hƣớng nằm ngang trong
mẫu hình. Trừ giá trị này cho mức giá của đƣờng xu hƣớng ngang, và kết quả chính là
giá mục tiêu. Mục tiêu này nên xem nhƣ là mức tối thiểu mà giá phải đi đến, nhƣng với
mẫu hình mở rộng dần, giá “luôn luôn” trƣợt mục tiêu (chỉ 43% đạt đến mục tiêu giá).

Bảng 2.4: Bí quyết đầu tƣ đối với mẫu hình tam giác phải mở rộng dần
Bí quyết đầu tƣ Giải thích
Tính chiều cao mẫu hình từ đỉnh cao nhất đến đƣờng xu hƣớng
ngang. Trừ chiều cao cho mức giá tại đƣờng xu hƣớng ngang và kết
Quy tắc đo lƣờng
quả chính là mức giá mục tiêu. Để có mục tiêu chính xác hơn, hãy
chia chiều cao mẫu hình cho 2.
Vì mẫu hình này có tỷ lệ thất bại cao (34%), bạn nên chờ đơi cho
đến khi điểm phá vỡ hƣớng xảy ra (giá đóng cửa nằm thấp hơn
Chờ đợi sự xác nhận
đƣờng xu hƣớng nằm ngang hoặc cao hơn đƣờng xu hƣớng dốc
lên)
Mua tại các điểm phá Một khi điểm vỡ xảy ra, giá tiếp tục đi theo chiều hƣớng của điểm
vỡ hƣớng lên vỡ. Mua tại điểm vỡ hƣớng lên và kỳ vọng một mức lãi 20%.
Lờ đi điểm phá vỡ Hầu hết các điểm vỡ trong mẫu hình này là đi xuống nhƣng mức lỗ
hƣớng xuống chỉ khoảng 10%. Một mức giảm nhỏ là không xứng đáng để bán
Chú ý: Phương pháp tốt nhất là mua sau khi có điểm vỡ hướng lên

Đối với phƣơng pháp thận trọng hơn, cố gắng tính chiều cao mẫu hình mẫu hình
và chia cho 2, sau đó trừ giá trị này cho đƣờng xu hƣớng ngang. Giá đạt đến mục tiêu
gần hơn trong suốt tất cả thời gian (91%). Giá trị mục tiêu gần hơn đƣợc xem nhƣ là
một một lời mời gọi kém hấp dẫn, hàm ý rằng mẫu hình có thể không xứng đáng để đầu
tƣ- ít nhất là đối với xu hƣớng hƣớng xuống (tức không nên bán hoặc bán không khi
gặp mẫu hình này).

Hình 2.5 nêu ra một quy tắc đo lƣờng cụ thể. Chiều cao mẫu hình là chênh lệch
giữa đỉnh cao nhất (34 1/8) và mức giá tại đƣờng xu hƣớng (29 ¼), kết quả là 4 7/8. Trừ
kết quả này cho mức giá tại đƣờng xu hƣớng, đƣa ra một mục tiêu giá là 24 3/8. Vì giá
chỉ đạt đến mục tiêu này tại 43% thời gian, tôi thể hiện một mục tiêu giá thứ hai. Mục
tiêu giá gần hơn sử dụng ½ chiều cao mẫu hình, hay 2.44, để có đƣợc mức giá mục tiêu
26.81. Giá đạt đến mức giá mục tiêu 91% thời gian sau khi một điểm phá vỡ hƣớng
xuống.

Với tỷ lệ thất bại 34%, đó là một xác suất cao của một điểm vỡ có hại từ mẫu
hình này. Do đó, nhà đầu tƣ nên chờ đợi một điểm vỡ trƣớc khi thực hiện đầu tƣ.

Mặc dù mẫu hình thƣờng có điểm phá vỡ đi xuống, bạn có thể mua chứng khoán
khi có một điểm vỡ hƣớng lên. Phƣơng pháp này cho phép bạn đi theo xu hƣớng bình
thƣờng trong giá (tăng) và có mức lãi chắc chắn 20%. Một lần nữa, bạn nên chờ đợi
điểm vỡ hƣớng lên xãy ra (khi giá đóng cửa tăng cao hơn đƣờng xu hƣớng dốc lên).

Tôi không đề nghị nên cố gắng thực hiện vốn hóa khi có điểm hƣớng xuống
bằng cách bán chứng khoán. Mặc dù xác suất của sự sụt giảm là cao, nhƣng mức sụt
giảm chắc chắn chỉ có 10%, không quá rủi ro để bạn thực hiện bán. Nếu bạn đã sẵn có
chứng khoán và sắn sàng chịu lỗ 10% hoặc lớn hơn, sau đó bạn hoặc là chờ xác nhận
một điểm vỡ hƣớng xuống (chờ cho đến khi giá đóng cửa thấp hơn đƣờng xu hƣớng
dƣới) hoặc là bán chứng khoán khi nó gần chạm đƣờng xu hƣớng trên và bắt đầu quay
đầu.
VÍ DỤ ĐẦU TƢ

Palmer thuộc loại đàn ông dẻo dai, hành động nhƣ thể đã uống quá nhiều cafein.
Tôi chắc chắn bạn đã gặp loại ngƣời này. Đối mặt với tình huống đề cập trong hình 2.5,
anh ấy hành động một cách quyết đoán. Tại điểm A, khi giá chạm đƣờng xu hƣớng trên,
anh ấy nhanh chóng bán khống chứng khoán tại mức giá 33 3/8. Anh ấy đã đặt một lệnh
dừng lỗ tại mức giá 34 đề phòng ngừa bất trắc. Sau đó anh ấy chờ đợi.

Chứng khoán không mất quá lâu để xuyên qua mẫu hình mà chạm đƣờng xu
hƣớng nằm ngang. Thật không may, Palmer đã không sử dụng một lệnh để tự động mua
lại tại mức giá 29 3/8 (mức giá tại đƣờng xu hƣớng). Vì thế khi giá bật ra khỏi đáy, anh
đáy mua lại trong những ngày sau đó, thể hiện tại điểm B, tại mức giá 30 ½. Ngay lập
tức, anh ấy mua chứng khoán ở cùng mức giá trên.

Palmer đã đặt một lệnh dừng lỗ chỉ thấp hơn đƣờng xu hƣớng nằm ngang, tại
mức 29 ¼ trong trƣờng hợp này. Sau đó anh ấy kéo dài đƣờng xu hƣớng trên nhƣng lo
lắng rằng giá có thể không giảm đến mức đỉnh đƣợc dự đoán. Anh ấy đã đặt một mục
tiêu giá cao thấp hơn 1/8 so với đỉnh cũ tại điểm A. Chƣa đầy một tuần, chứng khoán
đạt đến mục tiêu giá và anh ấy bán tại mức 33 ½ (điểm C). Vì chứng khoán vẫn thể hiện
một xu hƣớng lên, anh ấy đã chờ đợi cho đến khi đảo ngƣợc xu hƣớng. 3 ngày sau đó
anh đã bán khống chứng khoán tại mức giá 33. Nhƣng không giống nhƣ kỳ vọng, giá
chứng khoán tăng đến 34 và dao động ngẫu nhiên trong gần 3 tuần, khá gần với mức
giá lệnh dừng lỗ 34 3/8. Sau đó chứng khoán giảm mạnh và xuyên qua mẫu hình. Nó
đạt đến giá mục tiêu tại điểm D,và anh ấy đã mua chứng khoán trở lại.\

Tiếp tục, anh ấy mua chứng khoán tại cùng mức giá trên nhƣ đặt một lệnh dừng
lỗ thấp hơn 1/8 so với đƣờng xu hƣớng dƣới. Những ngày sau đó chứng khoán đã chạm
mức dừng lỗ tại mức 29 ¼ và anh ấy đã có một khoản lỗ nhỏ.
CHƢƠNG 3

MẪU HÌNH TAM GIÁC PHẢI MỞ RỘNG GIẢM DẦN

THỐNG KÊ NHANH

Đỉnh nằm ngang. Các đáy sau thấp hơn hình thành nên
Hình dáng
một đƣờng xu hƣớng dốc xuống
Đảo chiều hay củng cố xu
hƣớng Mẫu hình đảo chiều ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Tỷ lệ thất bại nếu chờ đến khi
điểm vỡ hƣớng xuống xảy ra 3%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ cho
đến khi điểm vỡ hƣớng lên
xảy ra 19%
27%, nhƣng mức lãi chắc chắn nhất chỉ trong khoảng
Mức tăng trung bình
20%-30%
19%, nhƣng mức lỗ chắc chắn nhất là vào khoảng
Mức giảm trung bình
10%-15%
Xu hƣớng khối lƣợng Không có quy tắc
Xác suất xảy ra hiện tƣợng
kéo ngƣợc 33%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng
giật lùi 23%
69% đối với các mẫu hình có điểm vỡ hƣớng xuống
thành công.
Xác suất đạt đến mục tiêu giá
89% đối với mẫu hình có điểm vỡ hƣớng lên thành
công
Trƣớc khi tôi bắt đầu nghiên cứu một mẫu hình cụ thể, tôi nghiên cứu các
tài liệu sẵn có và xác định xem chiều hƣớng nào điểm vỡ chắc chắc sẽ xảy ra. Đối
với nhóm mẫu hình mở rộng, mẫu hình điểm vỡ thƣờng là đi xuống. Thông
thƣờng, mẫu hình mở rộng là mẫu hình giá xuống. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất
việc thống kê mẫu hình này, tôi ngạc nhiên khi thấy rằng, phần lớn mẫu hình tam
giác phải mở rộng giảm dần thƣờng xuất hiện điểm vỡ hƣớng lên hơn là hƣớng
xuống. Lúc đầu, tôi xem điểm vỡ hƣớng lên nhƣ là sự thất bại vì tôi cho rằng
điểm vỡ đúng phải là hƣớng xuống. Tôi đã lầm. Tôi kiểm tra lại các tài liệu và
phát hiện rằng mẫu hình mở rộng giảm dần có thể xảy ra điểm vỡ theo cả hai
hƣớng. Vì thế tôi thực hiện thống kê lại và nghiên cứu tất cả thông tin một lần
nữa để chắc rằng, chúng phù hợp với phƣơng pháp luận mới.

Điều đầu tiên bạn phải chú ý trong phần “Thống kê nhanh” đó là sự đảo
ngƣợc hay củng cố không có nghĩa rằng mẫu hình này là tăng giá (bullish) hay
giảm giá (bearish). Điều này là do mẫu hình phụ thuộc vào chiều hƣớng điểm phá
vỡ. Nếu điểm phá vỡ là hƣớng lên, xác suất xảy ra là 57%, mẫu hình là tăng giá.
Đối điểm vỡ hƣớng xuống, xác suất xảy ra là 37%, mẫu hình là giảm giá. Ở giữa
là điểm vỡ nằm ngang (horizontal breakout) hoặc điểm vỡ không có chiều hƣớng
xác định.

Những mẫu hình có điểm vỡ nhƣng sau đó giá đi ngƣợc lại với chiều
hƣớng điểm vỡ đƣợc xem nhƣ là thất bại (gọi là thất bại 5%). Tôi xem tỷ lệ thất
bại dƣới 20% là chấp nhận đƣợc, vì thế tỷ lệ thất bại của cả hai chiều hƣớng điểm
vỡ là khá tốt.

Mức tăng trung bình (27%) hoặc giảm trung bình (19%) đều thấp. Mẫu
hình tăng giá thƣờng có mức lãi trung bình khoảng 40% và mẫu hình giảm giá
thƣờng có mức lỗ trung bình 20%. Tuy nhiên, mức lãi chắc chắn đối với điểm vỡ
hƣớng lên là khá tốt, với mức 20%-30%. Vì việc tính toán sử dụng phân phối tần
suất mức lãi nên con số trên hàm ý rằng tỷ suất sinh lợi có sự phân phối. Nói cách
khác, có vài mức lãi lớn làm lệch mức lãi trung bình. Thật không may, với một
mẫu nhỏ, những con số trên chƣa đáng tin cậy. Tôi tin mức lãi chắc chắn nhất có
thể nằm trong khoảng 10%-15%, điều thƣờng xảy ra ở các mẫu hình tăng giá.

Quy tắc đo lƣờng hoạt động tốt hơn đối với mẫu hình này so với các mẫu
hình mở rộng tăng dần khác. Đối với điểm vỡ hƣớng xuống, khoảng 7 trong số
10 mẫu hình (69%) đạt đến hoặc vƣợt mục tiêu giá, trong khi đó xác suất này đối
với điểm vỡ hƣớng lên là 89%. Nhƣ vậy, điểm vỡ hƣớng xuống là mong manh
nhƣng điểm vỡ hƣớng lên là khá chắc chắn. Điều này đƣa đến một hàm ý đầu tƣ
quan trọng: hãy nên chờ đợi điểm vỡ xảy ra và tham gia theo chiều hƣớng điểm
vỡ.

QUAN SÁT

Mẫu hình mở rộng giảm dần trong giống nhƣ thế nào và hoạt động ra sao?
Hình 3.1 là một ví dụ của mẫu hình này. Đặc điểm của mẫu hình là đỉnh phẳng và
đáy dốc xuống. Nhƣ vậy mẫu hình có hai thành phần. Giá tại đỉnh mẫu hình có
cùng một mức nhƣ nhau trƣớc khi sụt giảm. Qua thời gian, bạn có thể liên kết các
đỉnh bằng đƣờng xu hƣớng ngang.

Nối các đáy của mẫu hình, các đáy nhỏ chạm đƣờng xu hƣớng dốc xuống
trƣớc khi bị bật trở lên. Cuối cùng, đƣờng giá phá vỡ mẫu hình hoặc là bằng cách
giá đóng cửa cao hơn đƣờng xu hƣớng ở đỉnh hoặc là thấp hơn đƣờng xu hƣớng
ở đáy.

Trong hình 3.1, điểm vỡ là hƣớng xuống vì giá đóng cửa thấp hơn đƣờng
xu hƣớng dƣới. Tôi yêu cầu giá đóng cửa bên ngoài đƣờng xu hƣớng dƣới do
đỉnh vào ngày 03/11 không đƣợc xem là một điểm vỡ hƣớng lên. Vào ngày này,
giá đóng cửa tại mức 19, mức thấp trong ngày, và thấp hơn mức giá của đƣờng
xu hƣớng trên là 19 ½.
Tôi đề cập trong phần thảo luận “Thống kê nhanh” rằng hầu hết mẫu hình
mở rộng giảm dần có điểm vỡ hƣớng lên. Hình 3.2 là một ví dụ. Đỉnh mẫu hình
hình thành tốt với vài đỉnh nhỏ có cùng một mức giá. Tuy nhiên, ba lần chạm một
ngày (one-day touch) tạo nên đƣờng xu hƣớng dƣới. Chạm đƣờng xu hƣớng
(trendline touch) là việc đƣờng giá chạm đƣờng xu hƣớng bất kể là chạm một
ngày (one-day spikes) hoặc chạm liên tiếp trong nhiều ngày.

Hình 3.1- Mẫu hình mở rộng giảm dần. Một đƣờng xu hƣớng nằm ngang nối các
đỉnh và một đƣờng xu hƣớng dốc xuống liên kết các đáy nhỏ là đặc điểm của mẫu
hình này. Đƣờng xu hƣớng dốc xuống kéo dài trở thành vùng hỗ trợ và kháng cự
trong tƣơng lai. Hiện tƣợng đảo ngƣợc trong một ngày (one-day Resersal) xảy ra
vào thời điểm 03/11 khi giá bị đẩy vƣợt lên cao hơn đỉnh mẫu hình với khối lƣợng
lớn nhƣng giá đóng cửa vẫn nằm tại mức thấp.

Hình 3.2 thể hiện một mẫu hình mở rộng với điểm vỡ hƣớng lên mang đến
một mức lãi 10% chỉ trong hơn 2 tuần. Trong suốt tháng 05/1996, chứng khoán
chạm đến mức 29, hay lãi 25%. Hình này cũng thể hiện một trong những hiện
tƣợng giật lùi tới đỉnh mẫu hình. Hiện tƣợng này xảy ra trong 4 tuần sau khi điểm
vỡ xảy ra. Tôi xem hiện tƣợng giật lùi và hiện tƣợng kéo ngƣợc xảy ra nhiều hơn
30 ngày là một hành động giá bình thƣờng, không phải là giật lùi hay kéo ngƣợc.
Mẫu hình trên chỉ xảy ra trong 27 ngày.

Hình 3.2- Mẫu hình mở rộng giảm dần khác nhƣng lần này điểm vỡ là hƣớng lên.
Gần 4 tuần sau khi điểm vỡ xảy ra, giá giật lùi trở lại đỉnh mẫu hình trƣớc khi đạt
đến đỉnh cao nhất.

Hình 3.3- Hai mẫu hình mở rộng giảm dần. Mẫu hình đầu tiên thể hiện một
đƣờng xu hƣớng bật lên tạo nên một vùng hỗ trợ đầu tiên. Mẫu hình thứ hai thể
hiện hiện tƣợng tăng nửa chừng, điều thƣờng xảy ra trƣớc khi xảy ra điểm phá vỡ
cuối cùng. Hình thể hiện hai vùng kháng cự song song với đƣờng xu hƣớng.
Tại sao mẫu hình này hình thành nhƣ vậy? Quan sát hình 3.3. Trong suốt năm
1993, chứng khoán xuất hiện mẫu hình đầu tiên vào đầu tháng 4 và chuyển động đến
mức cao hơn với khối lƣợng trung bình cho đến khi đạt mức 35. Lƣợng cung bán ra
đƣợc bao tiêu bởi số ngƣời ngƣời mua tƣơng ứng đã thúc đẩy lòng ham muốn sở hữu
chứng khoán và sự tăng giá xảy ra. Giá đi sideway cho đến tháng 10 và giảm xuống
mức thấp hơn so với đáy nhỏ trƣớc đó. Khi chứng khoán hƣớng đến mức 31, giá chạm
vùng hỗ trợ đƣợc thiết lập bởi đƣờng vạch ngang (retracement) vào giữa tháng 3. Giá
sụt giảm và chuyển động sideway trong vài ngày. Vì mức hỗ trợ này, các nhà đầu tƣ tin
rằng sự sụt giảm đã kết thức và chứng khoán chuyển động lên mức cao hơn. Giá chứng
khoán đã diễn ra nhƣ thế. Khi khối lƣợng tăng lên, giá tạo nên một khoảng trống hƣớng
lên và nhanh chóng tăng trở lại đỉnh củ.

Chứng khoán rơi vào áp lực bán từ các tổ chức hoặc các nhà đầu tƣ khác đang cố
gắng để bán cổ phiếu tại mức giá cố định. Nguồn cung sẵn có đã ngăn chứng khoán
tăng giá. Giá khựng lại trong vài ngày, giảm thấp hơn một chút, và dừng lại trƣớc khi
bắt đầu giảm nhanh đến đáy nhỏ mới.

Khi khối lƣợng tăng, chứng khoán giảm cho đến khi chạm đƣờng xu hƣớng
dƣới, đây chính là vùng hỗ trợ. Hoài nghi khả năng chứng khoán bị bán quá mức, các
nhà đầu tƣ đã mua vào và đẩy giá đi lên. Khi chứng khoán đạt đến đỉnh củ, có một số
nhà đầu tƣ sẵn sàng để mua. Có vẻ nhƣ, các nhà đầu tƣ này và các tổ chức mà cố gắng
mua chứng khoán với mức giá 35 sẽ bán toàn bộ chứng khoán trong tháng tới. Gặp phải
nguồn sẵn có, chứng khoán tạo nên khoảng trống hƣớng lên và đóng cửa cao hơn đỉnh
củ. Một điểm vỡ hƣớng lên đã hình thành.

Chứng khoán dịch chuyển lên mức cao hơn nhƣng sớm hình thành nên một mẫu
hình mở rộng giảm dần khác. Mẫu hình này chắc chắn và nhỏ nhƣng hàm ý một sự
giảm giá. Khi chứng khoán cố gắng đạt đến đƣờng xu hƣớng trên nhƣng không thành,
hiện tƣợng tăng nửa chừng dự báo trƣớc sự giảm giá. Chứng khoán đã giảm xuyên qua
đƣờng xu hƣớng dƣới vào cuối tháng 9 và tiếp tục đi xuống.

Nếu bạn quan sát cả hai mẫu hình, câu chuyện của chúng gần nhƣ nhau. Nguồn
cung chứng khoán sẵn sàng tại một mức giá cố định. Sau khi làm kiệt sức nguồn cung,
giá hoặc là tăng cao hơn đƣờng xu hƣớng trên hoặc là giảm thấp hơn đƣờng xu hƣớng
dƣới. Việc xác định chiều hƣớng điểm vỡ là rất khó. Thỉnh thoảng bên bán thắng thế
bên mua và chứng khoán giảm (sẽ không có sự phục hồi khi giá xuyên qua đƣờng xu
hƣớng dƣới). Nhƣng lúc khác, bên bán lại thua cuộc và những ngƣời mua sôi nổi sẽ
nhảy vào và đẩy giá lên cao hơn.

HƢỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MẪU HÌNH

Liệu có một số hƣớng dẫn hỗ trợ trong việc xác định mẫu hình mở rộng giảm
dần hay không? Câu trả lời là có, và bảng 3.1 đã liệt kê ra. Hình dáng của mẫu hình
trông giống nhƣ một chiếc loa với đỉnh trên nằm ngang. Giá tăng cho đến khi chúng đạt
đến đỉnh cao, sau đó đảo chiều xu hƣớng. Ở các vùng đáy, giá giảm tạo nên một loạt
các đáy thấp hơn cho đến khi chạm đƣờng xu hƣớng dƣới.

Khi hai đỉnh nhỏ có cùng một mức giá, hoặc gần nhƣ nhau, bạn có thể vẻ một
đƣờng xu hƣớng nằm ngang liên kết chúng. Áp dụng tƣơng tự cho đƣờng xu hƣớng dốc
xuống. Chứng khoán cần ít nhất hai lần chạm khác nhau trƣớc khi vẽ đƣờng xu hƣớng.
Bạn luôn luôn có dƣ thừa thời gian để nhận ra mẫu hình mở rộng, và nhiều lúc có
hơn hai lần chạm ở mỗi đƣờng xu hƣớng.

Khối lƣợng không có quy tắc trong mẫu hình này. Thỉnh thoảng khối
lƣợng bị giảm gần, sau đó bùng nổ vào ngày phá vỡ, giống nhƣ các mẫu hình tam
giác. Nhƣng vào lúc khác, khối lƣợng bắt đầu chậm dần và tăng khi đến gần điểm
vỡ. Trong hai tình huống, tình huống 1 thƣờng xảy ra nhiều hơn là tình huống 2,
với tỷ lệ 53% so với 47%. Vì các mức tỷ lệ trên là gần nhƣ nhau, tôi không quan
tâm đến chúng.

Hiện tƣợng tăng nửa chừng, nhƣ thể hiện trong hình 3.3, hoặc hiện tƣợng
giảm nửa chừng thƣờng là manh mối về chiều hƣớng điểm vỡ cuối cùng. Khi giá
cuộn tròn hay nói cách khác là giảm và tăng trở lại đƣờng xu hƣớng, đây đƣợc
gọi là hiện tƣợng tăng nửa chừng, chứng khoán luôn phá vỡ ngay lập tức (nghĩa
là, không quay trở lại bên trong mẫu hình nữa). Chúng ta nhìn thấy trong bảng
phần “Thống kê”, hành vi này đáng tin cậy hơn đối với điểm vỡ hƣớng lên hơn là
điểm vỡ hƣớng xuống.
Bảng 3.1- Đặc điểm nhận diện mẫu hình tam giác phải mở rộng giảm dần
Trong giống một chiếc loa, với đỉnh nằm ngang và
Hình dáng các đáy hình thành nên một đƣờng xu hƣớng dốc
xuống
Đƣờng kháng cự nằm ngang nên các đỉnh đƣợc xem
nhƣ là một đƣờng xu hƣớng. Phải có ít nhất hai lần
Đƣờng hỗ trợ đỉnh nằm ngang
chạm khác nhau (đỉnh nhỏ) trƣớc khi vẽ đƣờng xu
hƣớng.
Chuối giá mở rộng dần hình thành nên một đƣờng xu
Đƣờng xu hƣớng dốc xuống hƣớng dốc xuống. Phải có ít nhất hai đáy nhỏ khác
nhau để vẽ một đƣờng xu hƣớng.
Khối lƣợng Không có quy tắc
Điểm vỡ giả (Premature Rất hiếm. Giá đóng cửa bên ngoài đƣờng xu hƣớng
breakouts) chắc chắn là một điểm vỡ thực
Giá phá vỡ theo cả hai chiều hƣớng, luôn luôn đi
Điểm phá vỡ cùng với sự gia tăng trong khối lƣợng mà trƣớc đó bị
sụt giảm.
Đối với mẫu hình đã đƣợc thiết lập, hiện tƣợng tăng
giá nửa chừng hoặc giảm giá nửa chừng (là hiện
Hiện tƣơng tăng nửa chừng tƣợng giá tăng hƣớng đến đƣờng xu hƣớng trên hoặc
hoặc giảm nửa chừng giảm hƣớng đến đƣờng xu hƣớng dƣới nhƣng không
chạm vào chúng và đảo chiều) thƣờng tạo ra điểm
phá vỡ ngay sau đó.
Hình thành bằng cách kéo hai đƣờng xu hƣớng về
Mức hỗ trợ và kháng cự phía tƣơng lai. Tuy nhiên, mức hỗ trợ và kháng cự
này không phải khi nào cũng hoạt động.

Đƣờng xu hƣớng, khi đƣợc kéo dài về phía tƣơng lai, đôi lúc trở thành
vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, phụ thuộc vào mức giá đang hƣớng tới (hình 3.1; 3.3
và 3.7 thể hiện điều này). Đôi lúc mức hỗ trợ và kháng cự hoạt động tốt trong vài
tháng hoặc thậm chí là cả năm.

XEM XÉT SỰ THẤT BẠI

Vì mẫu hình mở rộng giảm dần có thể phá vỡ theo cả hai chiều hƣớng, tôi thể
hiện cả hai loại điểm vỡ thất bại. Loại thất bại đầu tiên (hình 3.4) đƣợc đặc trƣng bởi
hiện tƣợng giảm nửa chừng vào cuối tháng 11. Từ lúc này, chứng khoán tăng và cuối
cùng giá xuyên qua đƣờng xu hƣớng trên. Một khi giá đóng cửa trên đƣờng xu hƣớng,
bạn có thể kì vọng chúng giật ngƣợc trở lại tới đỉnh mẫu hỉnh và sau đó tiếp tục tăng
cao hơn từ điểm đó. Trong tình huống này, giá dừng tại mức 45 và quay trở lại đỉnh
mẫu hình-một loại giật lùi cổ điển. Thật không may, thay vì bật trở lại và tăng cao hơn
nhƣ các hiện tƣợng giật lùi thông thƣờng, chứng khoán tiếp tục đi xuống. Nó đi vào
trong mẫu hình và trƣợt dốc mạnh.

Bạn đã mua sau khi có điểm vỡ hƣớng lên, bạn kì vọng chứng khoán sẽ giảm từ
điểm mua là khoảng 44 ½ đến khoảng 36 7/8. Thậm chí ngay cả khi bạn dừng lỗ tại
mức đáy thấp nhất của mẫu hình là 39, giá vẫn tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn
tiếp tục nắm giữ chứng khoán (chúng tôi không đề nghị cách làm này) thị trƣờng sẽ
tƣởng thƣởng cho bạn. Mức thấp vào ngày 08/04 (không thể hiện trên hình vẽ) chính là
mức giá thấp nhất trong suốt 2 năm tới. Chứng khoán đạt đỉnh vào đầu tháng 11/1993
tại mức giá 60.

Hình 3.5 thể hiện một câu chuyện đáng buồn vì nó liên quan đến việc bán khống.
Các nhà đầu tƣ nhìn thấy một sự sụt giảm mạnh của chứng khoán trong 2 ngày bắt đầu
từ thời điểm ngày 14/09/1994, đã cố gắng thực hiện bán khống chứng khoán vào ngày
tới. Nếu họ không làm nhƣ vậy, hoặc thậm chí chờ đợi vài nữa họ có thể mua chứng
khoán gần mức đáy. Từ điểm này, chứng khoán giảm thêm chút nữa trƣớc khi kéo
ngƣợc vào trong mẫu hình. Và ở đây, chứng khoán tăng giảm xen kẽ trƣớc khi tăng
mạnh đến đỉnh cao nhất. Nếu bạn là nhà đầu tƣ thiếu kinh nghiệm và không đặt lệnh
dừng lỗ tại điểm bán khống, bạn sẽ lỗ từ mức đáy 24 3/8 đến 53, mức giá đỉnh trong
nghiên cứu này.
Hình 3.5 thể hiện một kiểu thất bại đƣợc gọi là thất bại 5%. Đó là khi giá phá vỡ
và dịch chuyển ít hơn 5% trƣớc khi dịch chuyển mạnh theo hƣớng ngƣợc lại với chiều
hƣớng phá vỡ. Nó là loại thất bại mà có thể biến một khoản lỗ nhỏ thành một khoản lỗ
lớn nếu không sử dụng lệnh dừng lỗ.

Nếu có một khía cạnh tốt đẹp đối với tình huống trong hình 3.4 và 3.5, đó là sự
thất bại này không thƣờng xuyên xảy ra. Tôi vẫn tiếp tục thực hiện thống kê nhƣng cho
đến bây giờ, tôi phát hiện thấy có 8 trên 10 mẫu hình tiếp tục đi theo chiều hƣớng điểm
vỡ. Hai hình vẽ mang đến một cảnh báo rằng: bạn nên sử dụng lệnh dừng lỗ để giới hạn
mức lỗ. Thậm chí nếu nhƣ bạn nghĩ ra một mức dừng lỗ trong đầu (tức không đặt lệnh
trong thực tế), bạn sẽ rơi vào tình huống khó khăn khi tình huống trở nên xấu đi.

THỐNG KÊ

Bảng 3.2 thể hiện những thống kế về mẫu hình mở rộng giảm dần. Trong số các
mẫu hình mở rộng giảm dần đƣợc nghiên cứu từ trƣớc tới nay, mẫu hình này rất hiếm
khi xuất hiện. Tôi đã sử dụng hai nhóm dữ liệu nhƣng cũng chỉ phát hiện thấy 82 mẫu
hình trong hơn 3,000 ngày. Thực sự rất hiếm!

Số lƣợng mẫu hình đảo ngƣợc xu hƣớng (44) nhiều hơn 6 mẫu hình so với số
lƣợng mẫu hình củng cố xu hƣớng (38). Giống nhƣ nhiều mẫu hình khác, tôi so sánh xu
hƣớng trƣớc khi tham gia vào mẫu hình và xu hƣớng sau khi xuất hiện điểm vỡ.

Có 3 loại phá vỡ: hƣớng lên, ngang và hƣớng xuống. Hầu hết các mẫu hình tam
giác phải mở rộng giảm dần có điểm vỡ hƣớng lên (57%). Điểm phá vỡ hƣớng xuống
chỉ có 37% và phần còn lại là điểm vỡ nằm ngang. Nếu bạn đang tự hỏi điểm vỡ nằm
ngang là nhƣ thế nào thì hãy quan sát hình 3.6. Nhƣ bạn thấy, sau khi mẫu hình đƣợc
hoàn tất, chứng khoán dịch chuyển nằm ngang trong khoảng 6 tháng trƣớc khi đóng cửa
cao hơn đỉnh mẫu hình. Thậm chí, trong vòng 4 tháng, giá nằm thấp hơn đỉnh mẫu
hình. Cho đến tháng 6/1994 giá mới bắt đầu đi lên mạnh mẽ.

Bảng 3.2- Các thông kê về mẫu hình tam giác phải mở rộng giảm dần
Miêu tả Thống kê
Số lƣợng mẫu hình trong 500 chứng khoán
từ năm 1991-1996 69
Số lƣợng mẫu hình trong 296 chứng khoán
từ 1996-1998 13
Củng cố hay đảo ngƣợc xu hƣớng 38 củng cố và 44 đảo ngƣợc
Tỷ lệ thất bại đối với điểm vỡ hƣớng lên 9 hoặc 19%
Tỷ lệ thất bại đối với điểm vỡ hƣớng xuống 1 hoặc 3%
Mức lãi trung bình đối với mẫu hình có điểm
vỡ hƣớng lên thành công 27%
Mức lãi chắc chăn 20%-30%
Mức giảm trung bình của các điểm vỡ hƣớng
xuống thành công 19%
Mức giảm chắc chắn 10%-15%
Đối với mẫu hình thành công, xác suất đáp
ứng hoặc vƣợt quá mục tiêu giá cho mẫu
hình điểm vỡ hƣớng lên (quy tắc đo lƣờng) 34 hoặc 89%
Chiều dài mẫu hình trung bình 3 tháng (88 ngày)
Số ngày đạt đến đỉnh cao nhất, đối với điểm
phá vỡ hƣớng lên 5 tháng (148 ngày)
Số ngày đạt đến đáy thấp nhất, đối với điểm
phá vỡ hƣớng xuống 3 tháng (86 ngày)
Tỷ thành công của hiện tƣợng tăng nửa
chừng 7/12 hoặc 58%
Tỷ lệ thành công của hiện tƣợng giảm nửa
chừng 18/23 hoặc 78%
Lưu ý: Mẫu hình này là tốt hơn đối với điểm phá vỡ hướng lên, mức lãi trung bình là 27%.

Hiện tƣợng giật lùi và kéo ngƣợc hiếm khi xảy ra với loại mẫu hình này, với lần
lƣợt chỉ 23% và 33% mẫu hình đƣợc tìm thấy. Thời gian của hiện tƣợng giật lùi là 14
ngày, cao hơn đôi chút so với mức bình thƣờng là 10-12 ngày của nhiều loại mẫu hình.
Tôi lờ đi bất cứ hiện tƣợng giật lùi hoặc kéo ngƣợc vƣợt quá 30 ngày vì nó vốn là một
hành động giá bình thƣờng chứ không phải là giật lùi hay kéo ngƣợc.

Bảng 3.3- Các thông kê về điểm phá vỡ đối với mẫu hình tam giác
phải mở rộng giảm dần
Miêu tả Thống kê
Tỷ lệ thất bại của điểm vỡ hƣớng lên 9 hoặc 19%
Tỷ lệ thất bại của điểm vỡ hƣớng xuống 1 hoặc 3%
Xác suất xảy ra điểm vỡ hƣỡng lên 47 hoặc 57%
Xác suất xảy ra điểm vỡ nằm ngang 5 hoặc 6%
Xác suất xảy ra điểm vỡ hƣớng xuống 30 hoặc 37%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng giật lùi 11 hoặc 23%
Thời gian trung bình hoàn tất hiện tƣợng giật
lùi 11 ngày
Xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc 10 hoặc 33%
Thời gian trung bình hoàn tất hiện tƣợng kéo
ngƣợc 14 ngày
Tỷ lệ điểm vỡ hƣớng lên xuất hiện tại các
vùng giá thấp (L), giữa (C) và cao trong
vòng 12 tháng L0%; C 26%; H74%
Mức lãi tƣơng ứng cho từng giai đoạn trên L0%;C41%; H25%
Tỷ lệ điểm vỡ hƣớng xuống xuất hiện tại các
vùng giá thấp (L); giữa (C), cao (H) trong
vòng 12 tháng L40%;C40%;H20%
Mức lãi tƣơng ứng cho từng giai đoạn trên L31%;C14%;H25%
Khối lƣợng tại ngày phá vỡ và 5 ngày sau đó
so với ngày trƣớc khi phá vỡ 143%; 83%; 71%
Tỷ lệ điểm vỡ thành công xuất hiện với khối
lƣợng cao (H) hoặc khối lƣợng thấp (L) H76%, L24%
Tỷ lệ điểm vỡ thất bại xuất hiện với khối
lƣợng cao (H) hoặc khối lƣợng thấp (L) H70%; L30%
Chú ý: Đối với các mẫu hình giảm giá truyền thống, có nhiều điểm vỡ hướng lên hơn điểm vỡ
hướng xuống- tỷ lệ tương ứng là 57% so với 37%

Hầu hết các điểm vỡ hƣớng lên (74%) thƣờng xuất hiện tại vùng giá cao trong
năm. Quan sát này hàm ý rằng các mẫu hình mở rộng giảm dần thƣờng xuất hiện tại
đỉnh của xu hƣớng tăng. Chú ý rằng, mẫu hình này không xuất hiện tại vùng giá thấp
trong năm. Vì tôi sử dụng đỉnh của mẫu hình nhƣ là một mốc chuẩn (benchmark) nền
kết quả này không có gì bất thƣờng.

Thành quả tốt nhất của điểm vỡ hƣớng lên là khi điểm vỡ nằm ở vùng giữa của
giá trong năm. Tôi không thấy có lý do nào thật chính đáng để giải thích điều này.
Trong các mẫu hình khác, thƣờng vùng giá cao là có thành quả tốt nhất vì đà tăng khiến
bên mua tiếp tục nắm giữ chứng khoán và đặt ra mức giá cao hơn khi xuất hiện điểm vỡ
hƣớng lên. Vì mẫu hình này mở rộng hƣớng xuống, nên nó làm các nhà đầu tƣ e ngại
thậm chí ngay khi có điêm vỡ hƣớng lên.

Điểm vỡ hƣớng xuống lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hầu hết các điểm
vỡ hƣớng xuống rơi vào vùng đáy hoặc vùng giữa của giá trong năm. Mẫu hình có điểm
vỡ hƣớng xuống nằm trong vùng giá thấp nhất trong năm có hoạt động tốt nhất, với
mức giảm trung bình là 31%. Điều này có nghĩa nhà đầu tƣ nên bán không chứng khoán
khi đang ở trong vùng giá thấp hơn là vùng giá cao.

Thật ngạc nhiên, khối lƣợng phá vỡ đạt đỉnh và sau đó sụt giảm nhanh chóng.
Trung bình, khối lƣợng phá vỡ cao hơn 43% so với ngày trƣớc đó và giảm nhanh chóng
và đạt mức 71% trong tuần sau đó. Tôi không tách biệt khối lƣợng thành ba nhóm điểm
vỡ nên con số trên đƣợc áp dụng cho cả ba loại.

Khối lƣợng phá vỡ của các mẫu hình thành công không khác với các mẫu hình
thất bại. Cả hai đều xuất hiện với khối lƣợng cao vối xác xuất khoảng ¾. Vì thế, tôi
nhận thấy sự suy yếu của khối lƣợng trong điểm vỡ hƣớng lên, không nên quan tấm đến
thất bại đang chờ đợi.

BÍ QUYẾT ĐẦU TƢ

Bảng 3.4 đƣa ra các kinh nghiệm đầu tƣ cho mẫu hình mở rộng giảm dần. Hình
3.7 minh họa việc tính toán quy tắc đo lƣờng. Tính chiều cao mẫu hình bằng cáh lấy
chênh lệch giữa đỉnh cao nhất (49 ½) và mức đáy thấp nhất (43 ½). Cộng kết quả (6)
với giá trị tại đƣờng xu hƣờng nằm ngang để có mức giá mục tiêu là 55 ½. Giá đạt đến
mục tiêu giá này vào giữa tháng 3 1996 khi chứng khoán tăng đến mức 60.

Nếu chứng khoán phá vỡ đi xuống, việc tính toán quy tắc đo lƣờng cũng tƣơng
tự. Trừ chiều cao mẫu hình tới mức đáy thấp nhất để có mục tiêu gia là 37 ½. Thận
trọng với điểm vỡ hƣớng lên là xác xuất đật đến mục tiêu giá là 89% so với điểm vỡ
hƣớng xuống là 69%.

Bảng 3.4- Bí quyết đầu tƣ đối với mẫu hình tam giác phải mở rộng giảm dần

Bí quyết giao dịch Giải thích


Tính chiều cao mẫu hình bằng cách lấy chênh lệch giữa
Quy tắc đo lƣờng đỉnh nằm ngang và đáy thấp nhất trong mẫu hình. Đối với
điểm phá vỡ hƣớng lên, cộng kết quả này vào giá trị của
đƣờng xu hƣớng nằm ngang. Đối với điểm vỡ hƣớng
xuống, trừ giá trị này ra khỏi đáy thấp nhất. Kết quả có
đƣợc chính là mục tiêu giá.
Chúng ta không biết giá sẽ phá vỡ theo cách nào, vì thế tốt
nhất là chờ đợi giá đóng cửa bên ngoài đƣờng xu hƣớng.
Chờ đợi để xác nhận
Một khi điều này xảy ra, nên kì vọng giá sẽ tiếp tục đi theo
chiều hƣớng điểm vỡ.
Một khi xuất hiện điểm vỡ, hãy xem cạnh đối diện của mẫu
hình nhƣ là điểm dừng lỗ. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng
Lệnh dừng lỗ hợp bạn sẽ muốn cái gì gần với giá bạn mua để có một
mức hộ trợ hoặc kháng cự gần. Một khi chứng khoán đi lên
đáng kể, hãy dịch chuyển lệnh dừng lỗ đi lên.
Một khi bạn nhận ra mẫu hình mở rộng, chúng ta cơ hội để
kiếm lời phía trong mẫu hình. Mua tại đáy và bán tại đỉnh
Đầu tƣ bên trong mẫu hình
nhƣng chú ý sử dụng lệnh dừng lỗ để bảo vệ lợi nhuận
khởi một điểm vỡ bất lợi.
Mua chứng khoán nếu nhƣ bạn nhận thấy giá cuộn tròn và
Hiện tƣợng giảm nửa chừng
quay đầu đi lên.

Một khi bạn biết mục tiêu giá, bạn có thể kiếm đƣợc lợi nhuận và lỗ một khoảng
nhất định cho khoản đầu tƣ này. Xác suất giá dịch chuyển đi xuống là nhƣ thế nào so
với mục tiêu giá? Khoản lợi nhuận tiềm tàng cân bằng với mức rủi ro đầu tƣ? Đối với
hình 3.7, có một mức hộ trợ tại vùng 46-47. Kiểm tra các đỉnh và đáy của hành động
giá trƣớc đó sẽ giúp chúng ta xác định đƣợc các mức hỗ trợ và kháng cự. Vào tháng 3
năm 1995 (không thể hiện trong hình 3.7), có một vùng tắc nghẽn đƣợc bao bởi tam
giác đối xứng (symmetrical triangle) với đỉnh tại mức khoảng 46. Mức hỗ trợ bổ sung
xuất hiện vào tháng 7 và tháng 10, nhƣ thể hiện trong hình 3.7. Vùng giá 46-47 là một
mức thích hợp để đặt lệnh dừng lỗ.

Chúng tôi muốn nói về mức dừng lỗ 45 ¾ chỉ thấp hơn mức đáy của vùng hỗ trợ.
Nếu giao dịch tại mức giá 50 1/2 , là mức giá đóng cửa ngày sau khi xuất hiện điểm vỡ
hƣớng lên, bạn có khả năng lỗ ít hơn 10%. Với mục tiêu giá 55 ½, hay tăng 10%, tỷ số
lãi/lỗ là một con số không đƣợc mong đợi 1/1. Trong tình huống này. Bạn hoặc là nên
thu hẹp mức dừng lỗ bằng cách dịch chuyển chúng lên cao hơn (và rủi ro đƣợc giảm
bởi hành động giá bình thƣờng) hoặc quan sát bất cứ lúc nào để có một khoản đầu tƣ có
lãi. Nhớ rằng, không có quy tắc nào nói cho bạn biết phải đầu tƣ ở đâu.

Phần “Thống kê” của chƣơng này giới thiệu cho bạn khi xảy ra hiện tƣợng giảm
nửa chừng sẽ có xác suất 78% điểm vỡ hƣớng lên xuất hiện. Rủi ro là quá lớn để thực
hiện bán khống. Nếu bạn nhận thấy hiện tƣợng giảm nửa chừng (và không cần phải
quan tâm nó giảm bao nhiêu, cho tới khi chứng khoán không chạm hoặc đến quá gần
đƣờng xu hƣớng dƣới) và nó bắt đầu quay đầu đi lên, hay mua chứng khoán đó. Nếu
may mắn, chứng khoán sẽ xuyên qua đỉnh mẫu hình và tiếp tục đi lên. Nhƣng nên nhớ
rằng, bạn nên dịch chuyển lệnh dừng lỗ đi lên khi giá tăng cao hơn.

VÍ DỤ ĐẦU TƢ

Raph là một nhà trader mẫu hình có nhiều kinh nghiệm xem xét mẫu hình vì tất
cả chúng đều có giá trị. Khi Raph chú ý đến cái anh ấy nghĩ hoặc là nêm mở rộng giảm
dần hoặc là tam giác phải mở rộng giảm dần, anh ấy mua chứng khoán. Lệnh của Paph
đƣợc đặt tại điểm C trong hình 3.7 ( 46 3/8), chỉ sau khi chứng khoán bật khỏi đƣờng
xu hƣớng dƣới.

Anh ấy đã quan sát nó kĩ càng, và đã quan sát chứng khoán tăng lên trong vài
ngày sau đó, sau đó giảm xuống thấp hơn. Sau một vài ngày, Raph nhìn thấy mẫu hình
tam giác đối xứng và cảm thấy lo lắng. Raph đã từng gặp những mẫu hình này và nhận
thấy chúng thƣờng chạy theo xu hƣớng, và xu hƣớng ở đây là đi xuống. Khi chứng
khoán đi xuống thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới của tam giác, Raph đã bán chứng khoán
và có đƣợc mức giá tại 46 ½.

Chƣa đủ, vài ngay sau giá giảm mạnh hơn nữa, tiến đến đƣờng xu hƣớng mẫu
hình mở rộng một lần nữa. Sau đó, chứng khoán bật trở lên. Trong vài ngày tiếp theo,
Raph đã quan sát giá tăng nhanh và chạm đƣờng xu hƣớng trên. Raph có một khoản lỗ
nhỏ sau khi trừ đi phí giao dịch. Raph đã bán quá sớm hoặc ấy đang quá cẩn thận, vậy
bài học ở đây là gì? Cần nhiều thời gian để trả lời trong giao dịch của bạn và bạn sẽ
nhanh chóng trở thành một nhà đầu tƣ tài năng.
CHƢƠNG 5
CHIẾC NÊM MỞ RỘNG TĂNG DẦN

THÔNG KÊ NHANH

Hình dáng Giá mở rộng dần theo hai đƣờng xu hƣớng dốc lên
Đảo chiều hay củng cố xu
hƣớng Đảo chiều giá xuống ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Tỷ lệ thất bại 24%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ cho đến
khi điểm vỡ hƣớng xuống xảy
ra 6%
Mức giảm trung bình 20%, nhƣng mức giảm chắc chắn nhất là 10%
Xu hƣớng khối lƣợng Khuynh hƣớng tăng nhẹ theo thời gian
Xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo
ngƣợc 21%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng giật
lùi 7%
Xác suất đạt đến mục tiêu giá 61%
Một điểm phá vỡ hƣớng xuống theo sau hiện tƣợng tăng
Phát hiện ngạc nhiên
giá nửa chừng với xác suất 84%

Tôi gọi mẫu hình này là chiếc nêm mở rộng tăng dần (ascending broadening
wedge) vì nó giống nhƣ mẫu hình chiếc nêm hƣớng lên (rising wedge) có giá mở rộng
dần. Tôi đã chú ý ngay đến nó khi nghiên cứu về các mẫu hình mở rộng đối xứng. Các
mẫu hình mở rộng đối xứng có mẫu hình giá tiến về trục hoành- nghĩa là giá thiết lập
đỉnh mới cao hơn, đáy mới thấp hơn và hai đƣờng xu hƣớng hƣớng dốc xuống xác lập
nên mẫu hình; trong đó một đƣờng xu hƣớng có độ dốc cao hơn và một đƣờng xu
hƣớng có độ dốc thấp hơn.
Chiếc nêm mở rộng tăng dần (ascending broadening wedge) khác với chiếc nêm
hƣớng lên (rising wedge). Cả hai mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần và mẫu hình
chiếc nêm hƣớng lên đều có xu hƣớng giá đi lên. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở điểm
kết thúc. Đƣờng xu hƣớng trên của chiếc nêm mở rộng tăng dần dốc lên với tỷ lệ cao
hơn so với đƣờng xu hƣớng dƣới, do đó mẫu hình giá mở rộng dần.

Khối lƣợng của mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần cũng đối ngƣợc với chiếc
nêm hƣớng lên. Khối lƣợng của mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần cao hơn một
chút khi gần điểm phá vỡ, trong khi khối lƣợng của mẫu hình chiếc nêm hƣớng lên
thƣờng giảm xuống.

Phần thống kê nhanh cho thấy một số thống kê về chiếc nêm mở rộng tăng dần.
Mẫu hình này có tỷ lệ thất bại cao, 24%. Tỷ lệ thất bại đƣợc giảm xuống còn 6% nếu
nhƣ bạn chờ đợi cho đến khi điểm vỡ hƣớng xuống xảy ra. Tôi cho rằng, tỷ lệ thất bại
dƣới 20% là có thể chấp nhận đƣợc. Do đó, thống kê này cho thấy bạn nên chờ đợi
điểm vỡ hƣớng xuống xảy ra trƣớc khi thực hiện bán khống.

Xác suất xảy ra hiện tƣợng giật lùi (21%) và xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo
ngƣợc (7%) là khá hiếm. Đây là điều không bình thƣờng đối với các mẫu hình mở rộng.
Thống kê trên có nghĩa rằng, một khi điểm vỡ xuất hiện, giá không quay ngƣợc trở lại.
Giá phá vỡ đi xuống sẽ tiếp tục đi xuống. Điều này không hoàn toàn đúng tuyệt đối
giống nhƣ ví dụ sau khi giá có sự lƣỡng lự lúc chứng khoán tiến gần đến đƣờng xu
hƣớng dƣới.

Kết quả 61% xác suất giá đạt đến mức giá mục tiêu là mức thấp hơn so với tỷ lệ
mà tôi thấy ở các mẫu hình khác (ít nhất 80%). Nó thậm chí còn thấp hơn sau khi thực
hiện xem lại các tính toán. Tính toán này không dựa trên chiều cao mẫu hình nhƣ bạn
kỳ vọng. Hơn thế, mục tiêu giá là điểm thấp nhất trong mẫu hình. Thƣớc đo chiều dài
này giống nhƣ họ nhà chiếc nêm. Giá giảm, hoặc thấp hơn điểm bắt đầu mẫu hình với
xác xuất xảy ra khoảng 2/3.
QUAN SÁT

Mẫu hình chiếc nêm mở rộng giảm dần trong giống nhƣ thế nào? Hãy xem hình
5.1. Điều đầu tiên bạn chú ý là có hai đƣờng xu hƣớng dốc; đƣờng xu hƣớng trên có độ
dốc cao hơn so với đƣờng xu hƣớng dƣới. Hơn thế, hai đƣờng xu hƣớng mở rộng theo
thời gian nhƣng cả hai đều dốc lên. Một khi giá xuyên qua đƣờng xu hƣớng dƣới, giá sẽ
giảm mạnh. Biểu đồ này giống nhƣ một chiếc nêm hình bánh đang dốc lên. Đây là lý do
tại sao nó đƣợc gọi là mẫu hình chiếc nêm mở rộng. Hành động giá thay đổi và bị giới
hạn bởi hai đƣờng xu hƣớng. Hai đƣờng xu hƣớng này không song song với nhau. Nếu
nó song song, bạn có một kênh xu hƣớng hoặc hình tứ giác.

Hình 5.2 cho thấy một ví dụ mẫu mực về mẫu hình chiếc nêm mở rộng, với hai
đƣờng xu hƣớng dốc lên trong đó đƣờng xu hƣớng lên có độ dốc cao hơn.

Hình 5.1 và hình 5.2 thể hiện hai tình huống giống nhau. Mẫu hình có vẻ nhƣ
đang ở cuối xu hƣớng giá tăng và cho tín hiệu đảo ngƣợc. Cả hai tình huống này thƣờng
xảy ra không phải vì việc đảo ngƣợc thƣờng hay xảy ra cũng không phải vì mẫu hình
này yêu cầu xuất hiện ở cuối xu hƣớng tăng.

Hình 5.2 thể hiện một mẫu hình thú vị mà trọng tâm là xác định điểm bắt đầu
của xu hƣớng giá mới; hiện tƣợng tăng giá nửa chừng. Sau khi chạm vào đƣờng xu
hƣớng dƣới, giá bật đi lên nhƣng không chạm vào đƣờng xu hƣớng trên. Khi giá giảm
trở lại, chúng xuyên qua đƣờng xu hƣớng dƣới và tiếp tục đi xuống. Đồ thị thể hiện một
tình huống tƣơng tự xảy ra sớm trong mẫu hình giá, khoảng bắt đầu năm mới. Xu
hƣớng giá tăng nhƣng không chạm đƣờng xu hƣớng trên. Lúc này, giá quay lại đƣờng
xu hƣớng dƣới sau đó bật trở lại và tăng mạnh để chạm đến đƣờng xu hƣớng cao hơn.
Hiện tƣợng tăng giá nửa chừng thất bại trong việc dự báo sự thay đổi xu hƣớng. Chúng
tôi sẽ giải thích kĩ càng hơn trong phần sau.

Tại sao mẫu hình chiếc nêm mở rộng có hình dáng nhƣ vậy? Giả định hiện tại
bạn là trƣởng một tập đoàn đầu tƣ giàu có và đang muốn mua cổ phẩn trong công ty
khác. Khi giá thấp, bạn chỉ thị cho bộ phận kinh doanh bắt đầu mua cổ phần. Nhu cầu
mua đột ngột khiến giá tăng lên thậm chí ngay khi bộ phận kinh doanh tiến hành mua
trong vài ngày và thông qua nhiều nhà môi giới. Bộ phận kinh doanh cố gắng để đóng
vai trò ngƣời mua thầm lặng, nhƣng lời nhắn là bạn đang ở trong thị trƣờng. Những
ngƣời mua theo xu hƣớng sẽ nhảy vào ly cốc tai của bạn và đẩy giá chứng khoán đi lên
bằng cách tham gia vào vị thế mua. Điều này khiến chứng khoán tăng cao hơn điều bạn
kỳ vọng, vì thế bộ phận kinh doanh bắt đầu ngừng mua.

Các nhà đầu tƣ giá trị, vốn đang nhận thấy thị trƣờng đang ở trạng thái mua quá
mức, sẵn sàng bán cổ phần tại mức giá cao hơn. Ngay sau đó chứng khoán giảm xuống
một lần nữa. Nhƣng trƣớc khi nó chạm đến mức thấp trƣớc đây, những ngƣời mua theo
đám đông nhảy vào thị trƣờng và ngăn giá giảm xuống. Bộ phận kinh doanh của bạn,
nhìn thấy giá thiết lập mức thấp hơn, lại nhảy vào và mua nó trong khi giá vẫn đang ở
mức hợp lý. Một số nhà đầu tƣ giá trị mới cũng quyết định chứng khoán là hấp dẫn và
tạo thêm áp lực mua. Bản thận công ty này cũng tham gia vào thị trƣờng bằng chƣơng
trình mua cổ phiếu quỹ đã thông báo từ trƣớc. Khi chƣơng trình mua lại cổ phần gần tới
ngày kết thúc, công ty cảm thấy đây là lúc phải thực hiện cam kết với cổ đông.

Hình 5.1- Mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần. Hai đƣờng xu hƣớng dốc lên tạo nên
các mức giá mở rộng dần theo thời gián
Hình 5.2- Mẫu hình chiếc nêm mở rộng. Sự mở rộng đƣợc mô tả rõ rang trong hình.
Hiện tƣợng tăng giá nữa chừng và thất bại để chạm vào đƣờng xu hƣớng trên là tín hiệu
của một sự thay đổi xu hƣớng sắp xảy ra.

Chứng khoán tạo ra một đỉnh mới. Khi nó leo lên đỉnh cao hơn, áp lực bán lấn át
cầu mua khiến chứng khoán giảm giá, nhƣng giá sẽ không giảm sâu- mọi ngƣời đang
cố gắng để mua tại một mức giá tốt. Cái bạn có sau đó là một đỉnh cao hơn nhờ sự hào
hứng thái quá của ngƣời mua, nhƣng bù lại, tập đoàn của bạn và bản thân công ty này
cố gắng mua tại các đáy theo một mức giá thấp cố định. Bạn không bao giờ thành công
và phải trả một mức giá cao hơn và giá cao hơn nửa khi các đáy nhỏ đi lên.

Tuy nhiên, ngay sau đó, chứng khoán trở nên quá đắt thậm chí đối với chính
bạn. Bạn có thể quyết định đây là thời điểm để bán một phần hoặc tất cả cổ phiếu đang
nắm giữ. Trong khi đó, những ngƣời mua theo xu hƣớng tiếp tục đẩy giá chứng khoán
lên mức cao hơn, nhƣng lần này giá không đóng cửa ngoài đƣờng xu hƣớng trên.

Tất cả mọi ngƣời luôn lắng nghe những ngƣời xung quanh và cố gắng hình dung
sự hào hứng mua cổ phiếu là nhƣ thế nào. Vì lý do này, tin đồn xuất hiện. Doanh số bán
của các cửa hàng đang trở nên thấp hơn trong quý này. Lúc này tin đồn tìm thấy những
cái tai đáng mến. Những ngƣời nghe đầu tiên bắt đầu tháo chạy. Giá chứng khoán do đó
giảm nhanh. Nó có thể do dự một chút quanh mức hỗ trợ trong khi các nhầ đầu tƣ chƣa
có kinh nghiêm sẽ mua chứng khoán. Khi bạn hoàn tất đầu tƣ, lực mua trở nên yết ớt và
giá chứng khoán rớt mạnh đến đƣờng xu hƣớng dƣới và xuyên qua nó.

HƢỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MẪU HÌNH

Có một số hƣớng dẫn mẫu hình đƣợc trình bày trong bảng 5.1. Khi tôi thảo luận
về các hƣớng dẫn, hãy xem mẫu hình chiếc nêm mở rộng giảm dần đƣợc mô tả trong
hình 5.3. Mẫu hình này khác với hình 5.1 và 5.2 đƣợc hình thành trong một xu hƣớng
giá tăng. Từ thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào tháng 7/1991, giá chuyển động gần nhƣ
nằm ngang và không giảm thấp hơn mức 15 3/8 (hình 5.3 chỉ thể hiện một phần của
diễn biến giá trƣớc đây).

Tình hình thay đổi trƣớc khi bắt đầu năm mới. Giá bắt đầu tăng vào ngày 23/12.
Chứng khoán đạt đến đỉnh mới vào giữa tháng 1 nhƣng ngay sau đó giảm trở lại. Tại
điểm này, chúng ta có thể hai đƣờng xu hƣớng giả định kết nối các đỉnh và đáy. Mặc dù
quá sớm để có một kết luận ý nghĩa, nhƣng mẫu hình chiếc nêm mở rộng có vẻ đã hình
thành. Sau khi giá tăng lên và chạm đƣờng xu hƣớng trên sau đó kéo ngƣợc xuống
đƣờng xu hƣớng dƣới, mẫu hình chiếc nêm mở rộng hình thành rõ ràng hơn. Tại thời
điểm đầu tháng 3, giá tăng cao hơn nhƣng nhanh chóng quay đầu và xuyên qua đƣờng
xu hƣớng dƣới. Hiện tƣợng tăng giá nửa chừng và quá trình xuyên qua đƣờng xu hƣớng
dƣới gợi ý sự thay đổi xu hƣớng sắp xảy ra.

Nhƣng nó là một điểm phá vỡ sai lầm. Giá chuyển động lên mức cao hơn sau 3
ngày dao động trong khung hẹp, và chạm đƣờng xu hƣớng trên. Đƣờng xu hƣớng dƣới
đƣợc vẽ lại để phù hợp với sự sụt giảm nhẹ dƣới đƣờng xu hƣớng cũ. Rõ ràng, giá đã
tăng mạnh hơn trƣớc khi giảm thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới.

Một tháng sau đó, giá quay trở lại đƣờng xu hƣớng dƣới và tăng lên cao hơn
trong một vài ngày. Tuy nhiên, lần này giá giảm trở lại và xuyên qua đƣờng xu hƣớng
dƣới. Nhƣng cũng giống diễn biến giá vào đầu tháng, giá một lần nữa quay trở lại
đƣờng xu hƣớng dƣới và bắt đầu tăng cao hơn. Tuy nhiên, giá tăng với khối lƣợng thấp
và nhanh chóng giảm trở lại đƣờng xu hƣớng dƣới. Khi giá tạo nên khoảng trống hƣớng
xuống vào ngày 16/04, điểm vỡ thực xuất hiện. Lập tức, chứng khoán lao dốc xuống
dƣới mức 12 ¼ , tƣơng ứng với sự sụt giảm 50% từ đỉnh.
Bảng 5.1- Đặc điểm nhận diện mẫu hình chiếc nêm mở rộng
Trông giống nhƣ một chiếc loa và diễn biến đƣợc giới hạn
Hình dáng
bởi hai đƣờng xu hƣớng dốc lên.
Đƣờng xu hƣớng trên dốc hơn đƣờng xu hƣớng dƣới. Không
Đƣờng xu hƣớng
đƣờng xu hƣớng nào nằm ngang
Cần phải có ít nhất 3 lần chạm khác nhau (hoặc gần chạm) ở
Chạm mỗi đƣờng xu hƣớng. Điều này giúp chúng ta xác định đúng
mẫu hình.
Không có quy tắc. Tuy nhiên giá có khuynh hƣớng tăng nhẹ
Khối lƣợng
qua chiều dài mẫu hình.
Rất hiếm, một khi giá đóng cửa thấp hơn đƣờng xu hƣớng
Điểm vỡ giả
thông thƣờng sẽ là điểm vỡ thực.
Chiều hƣớng điểm vỡ phần lớn là đi xuống. Tuy nhiên, đôi
Điểm vỡ
khi lại xuất hiện điểm vỡ hƣớng lên.
Giá chạm vào đƣờng xu hƣớng dƣới, tăng lên và hƣớng tới
đƣờng xu hƣớng trên nhƣng giá không chạm vào nó. Sau khi
Hiện tƣợng tăng giá nửa chừng
giá đi xuống, thông thƣờng sẽ đi xuyên qua đƣờng xu hƣớng
dƣới.

Nhìn lại hình 5.1,5.2 và 5.3, có vài đặc điểm mà mẫu hình chiếc nêm mở rộng
tăng dần thƣờng xuất hiện. Nói chung, hình dáng của mẫu hình giống nhƣ chiếc loa.
Hình dáng này không phải không phổ biến đối với mẫu hình mở rộng ngoại trừ việc hai
đƣờng xu hƣớng dốc lên. Đƣờng xu hƣớng trên có độ dốc lớn hơn đƣờng xu hƣớng
dƣới tạo nên mẫu hình mở rộng. Đƣờng xu hƣớng dƣới cũng dốc lên khác với mẫu hình
tam giác phải mở rộng và các mẫu hình mở rộng đối xứng.

Trong nghiên cứu của tôi về mẫu hình chiếc nêm mở rộng, tôi chọn các mẫu
hình mà có ít nhất ba lần chạm vào các đƣờng xu hƣớng (hoặc ít nhất là gần chạm). Yêu
cầu tối thiểu ba lần chạm giúp loại bỏ sự xem xét dựa trên diễn biến giá thông thƣờng
và giúp nhận diện mẫu hình giá thích hợp.

Không có quy tắc nào trong mẫu hình khối lƣợng nhƣng nói chung, khối lƣợng
thƣờng tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Mặc dù điều này không thể hiện rõ
trong hình vẽ nhƣng khối lƣợng có khuynh hƣớng tăng theo thời gian. Tuy nhiên,
khuynh hƣớng này là yếu khi xem xét tất cả các mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần
và không phải là một hƣớng dẫn lựa chọn bắt buộc.

Hình 5.3-Mẫu hình chiếc nêm mở rộng mà giá không tiếp tục giảm sâu buộc
chúng ta phải vẽ lại đƣờng xu hƣớng. Sự thất bại của hiện tƣợng tăng giá nửa chừng bên
trong là khá hiếm, chỉ 18%

Hình 5.3 thể hiện một điểm vỡ giả. Thông thƣờng, giá chạy theo đƣờng xu
hƣớng dƣới và không xuyên qua cho đến khi gần tới điểm vỡ. Khi giá phá vỡ, diễn biến
giá có thể lộn xộn nhƣ trong hình vẽ. Thỉnh thoảng, giá xuyên thẳng đƣờng xu hƣớng
dƣới mà không hề dừng lại, nhƣng đôi lúc chứng khoán dao động xung quanh đƣờng xu
hƣớng dƣới trƣớc khi tiếp tục đi xuống. Trong bất cứ trƣờng hợp nào, điểm vỡ thƣờng
là hƣớng xuống.

Hiện tƣợng tăng giá nửa chừng, nhƣ đã đề cập lúc đầu, thƣờng xuất hiện ở gần
giữa chiếc nêm mở rộng tăng dần. Vì nó thƣờng xuất hiện trƣớc điểm vỡ, đây là chỉ báo
thay đổi xu hƣớng quan trọng. Trong hiện tƣợng tăng giá nửa chừng, giá bắt đầu tăng
lên sau khi đã chạm vào đƣờng xu hƣớng dƣới, sau đó dừng lại trƣớc khi chạm (hoặc
gần chạm) vào đƣờng xu hƣớng trên. Giá quay trở lại đƣờng xu hƣớng dƣới và xuyên
qua để tạo nên điểm vỡ thực. Chú ý rằng, hiện tƣợng tăng giá nửa chừng phải bắt đầu từ
đƣờng xu hƣớng dƣới.
QUAN SÁT SỰ THẤT BẠI

Hình 5.4 thể hiện sự thất bại của mẫu hình là nhƣ thế nào. Mặc dù giá phá vỡ đi
xuống, nhƣng không tiếp tục giảm nhiều hơn 5%. Điểm phá vỡ xuất hiện tại mức giá 50
1/8 và giá giảm xuống mức 45 5/8 khoảng 2 tuần sau đó, tƣơng ứng với mức sụt giảm
3%.

Chỉ 7 trong số 126 mẫu hình hoặc 6% mẫu hình phá vỡ đi xuống nhƣng không
giảm quá 5%. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa rằng sự thất
bai này không tồn tại. Nếu bạn đầu tƣ một cách mù quáng vào mẫu hình chiếc nêm mở
rộng tăng dần, có xác suất 76% mẫu hình sẽ phá vỡ đi xuống. Đây là một con số hấp
dẫn nhƣng nếu nhƣ bạn chờ điểm vỡ xảy ra tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Mặc dù xác
suất điểm vỡ hƣớng xuống là 76%, nhƣng vẫn còn đến 24% mẫu hình hoặc là đi lên
hoặc là dao động ngang. Một tỷ lệ thất bại 24% cho thấy rằng bạn vẫn cần phải thận
trọng. Giống nhƣ hầu hết các mẫu hình, bạn nên chờ đợi sự xuất hiện của điểm vỡ trƣớc
khi đầu tƣ.

Hình 5.4- Mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần mà giá giảm ít hơn 5% từ điểm vỡ
trƣớc khi tăng trở lại
THỐNG KÊ

Bảng 5.2 trình bày các thống kê về mẫu hình chiếc nêm mở rộng. Mẫu hình này
là xuất hiện nhiều hơn so với các mẫu hình mở rộng khác. Tôi đã phát hiện 157 mẫu
hình trong 500 chứng khoán trong vòng 5 năm. Trong số các mẫu hình này, 118 hoặc
75% mẫu hình đảo ngƣợc xu hƣớng hiện tại.

Tỷ lệ thất bại là tƣơng đối cao 24% hàm ý rằng cứ 4 mẫu hình sẽ có 1 mẫu hình
có điểm vỡ hƣớng lên. Nếu bạn chờ cho đến khi điểm vỡ xuất hiện, tỷ lệ thất bại của
mẫu hình sẽ giảm xuống còn 6%. Chỉ 7 trong số 126 mẫu hình có giá không giảm nhiều
hơn 5%. Tỷ lệ thất bại 5% là khá hiếm và không đáng làm bạn phải lo lắng.

Bảng 5.2- Các thông kê về mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần
Mô tả Thống kê
Số lƣợng mẫu hình trong 500 chứng khoán
từ năm 1991-1996 157
39 củng cố và 118 mẫu hình đảo
Mẫu hình đảo ngƣợc hoặc củng cố
ngƣợc
Tỷ lệ thất bại 38/157 hoặc 24%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ đến khi điểm vỡ xảy ra 7/126 hoặc 6%
Mức giảm trung bình của các mẫu hình thành công 20%
Mức giảm chắc chắn nhất 10%
Trong số các mẫu hình thành công, tỷ lệ đạt đến hoặc
vƣợt quá mục tiêu giá 73 hoặc 61%
Chiều dài mẫu hình 4 tháng (116 ngày)
Đối với các mầu hình thành công, số ngày đạt đến mức
đáy thấp nhất 3 tháng (95 ngày)
Xác suất xảy ra điểm vỡ hƣớng xuống sau khi xuất hiện
hiện tƣợng tăng giá nửa chừng 63/75 hoặc 84%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng tăng giá nửa chừng trong tất
cả các mẫu hình. 48%
Xác suất mẫu hình vẫn chƣa kết thúc dù hiện tƣợng tăng
giá nửa chừng xảy ra. 29 hoặc 18%
Tỷ lệ mẫu hình có sự khối lƣợng gia tăng 59%
Lưu ý: hầu hết mẫu hình đều có điểm vỡ hướng xuống và hiện tượng tăng giá nửa chừng là một manh mối quan
trọng để phán đoán khả năng xuất hiện của điểm vỡ hướng xuống.
Chứng khoán sẽ sụt giảm bao nhiêu sau khi điểm vỡ hƣớng xuống xuất hiện?
Mức sụt giảm trung bình là 20%. Tuy nhiên, kết quả phân phối tần suất tỷ lệ sụt giảm
cho thấy một câu chuyện hơi khác (xem hình 5.5). Phần lớn các con số nằm trong vùng
10% cho thấy mức giảm chắc chắn khoảng 10%. Các mức tỷ lệ 15%-25% có vẻ ổn định
hơn nhƣng có xu hƣớng giảm khiến tôi tin vào mức giảm chắc chắn nhất có vẻ cao hơn
10%. Tôi cho rằng, mức giảm chắc chắn có lẽ nằm trong khung 15%-20%.

Hình 5.5- Bảng phân phối tần suất mức sụt giảm của mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần.
Mức giảm chắc chắn nhất là 10%, tiếp theo là vùng giảm 15%-25%

Đối với mẫu hình giảm giá, thƣớc đo chiều dài đƣợc tính bằng cách lấy mức giá
tại điểm vỡ trừ đi chiều cao mẫu hình. Tuy nhiên, đối với chiếc nêm, mục tiêu giá là
đáy thấp nhất của mẫu hình. Tôi so sánh mức đáy cuối cùng với mức giá bắt đầu mẫu
hình. Phát hiện cho thấy, chỉ 61% mẫu hình có mức đáy cuối cùng thấp hơn đáy mẫu
hình. Đây là không phải là một con số hấp dẫn vì tôi cho rằng mức 80% mới đáng tin
cậy.

Tôi tính chiều dài mẫu hình bằng cách trừ đi số ngày bắt đầu đến kết thúc mẫu
hình. Trung bình, mẫu hình kéo dài trong khoảng 4 tháng (116 ngày), và nó mất gần 95
ngày để đạt tới mức đáy cuối cùng.

Phân phối tần suất số ngày đạt tới mức đáy cuối cùng giúp xác định thời gian
đầu tƣ ra sao: ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Có 81 mẫu hình có thời hạn ít hơn 3
tháng và số mẫu hình còn lại (19 mẫu hình) là trung hạn và dài hạn, hàm ý rằng chiến
lƣợc đầu tƣ thích hợp đối với mẫu hình này là ngắn hạn. Nếu bạn thực hiên bán khống
chứng khoán, tốt hơn hết là bạn nên đóng vị thế trong vòng ít hơn 3 tháng.

Một trong những thống kê đáng thú vị là hành vi tăng giá nửa chừng. Hiện tƣợng
tăng giá nửa chừng, nhƣ thể hiện trong hình 5.2, có xác suất xuất hiện là 48%. Khi hiện
tƣợng tăng giá nửa chừng xảy ra thƣờng điểm vỡ hƣớng xuống sẽ xuất hiện sau đó với
mức xác suất là 84%. Chỉ 18% mẫu hình vẫn tiếp tục xảy ra dù xuất hiện hiện tƣợng
tăng giá nửa chừng (nhƣ ví dụ ở hình 5.3). Nếu bạn chọn không sử dụng ƣu điểm dự
báo của hiện tƣợng tăng giá nửa chừng, bạn vẫn nên cần chú ý đến sự thay đổi xu
hƣớng. Thỉnh thoảng nó vẫn rất hữu dụng đặc biệt nếu nhƣ bạn đang dự định mua
chứng khoán.

Bảng 5.3- Thống kê về điểm phá vỡ đối với mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần
Mô tả Thống kê
Điểm vỡ hƣớng lên nhƣng thất bại 1 hoặc 3%
Điểm vỡ hƣớng xuống nhƣng thất bại 7 hoặc 6%
Xác suất xảy ra điểm vỡ hƣớng lên 29 hoặc 18%
Xác suất xảy ra điểm vở nằm ngang 2 hoặc 1%
Xác suất xảy ra điểm vỡ hƣớng xuống 126 hoặc 80%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng giật lùi 2 hoặc 7%
Thời gian trung bình hoàn tất hiện tƣợng giật lùi 7 ngày
Xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc 26 hoặc 21%
Thời gian trung bình hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc 9 ngày
Xác suất điểm vỡ xuất hiện gần mức đáy 12 tháng (L),
đỉnh 12 tháng (H) và trung bình 12 tháng (C) L 9%; C 27% và H 64%
Mức lỗ tƣơng ứng mỗi giai đoạn trên L 25%; C 21% và H19%
Khối lƣợng tại ngày phá vỡ và 5 ngày tiếp theo so với 165%, 134%, 116%, 96%, 114% và
ngày trƣớc khi phá vỡ 109%

Xu hƣớng khối lƣợng, đƣợc đo lƣờng bởi độ dốc của đƣờng hồi quy tuyến tính,
cho thấy 59% mẫu hình có xu hƣớng khối lƣợng tăng. Đây là một kết quả thấp và hàm
ý rằng khối lƣợng không phải là một chỉ báo có ý nghĩa đối với mẫu hình này. Quan sát
khối lƣợng cho thấy không hề có quy tắc nào về hình dáng.
Bảng 5.3 nêu ra một số thống kê về điểm vỡ. Trong số 29 mẫu hình phá vỡ
hƣớng lên, chỉ 1 mẫu hình phá vỡ hƣớng lên có giá tăng ít hơn 5%. Điểm vỡ hƣớng
xuống (126 mẫu hình) tốt hơn rất nhiều. Thậm chí, chỉ có 7 thất bại trong số các mẫu
hình có điểm vỡ hƣớng xuống. Thất bại 5% có nghĩa rằng giá không giảm nhiều hơn
5% sau khi có điểm vỡ hƣớng xuống trƣớc khi tăng giá trở lại. Phần còn lại (2 mẫu hình
hoặc 1%) có điểm vỡ nằm ngang.

Hiện tƣợng giật lùi và kéo ngƣợc hiếm khi xảy ra đối với mẫu hình chiếc nêm
mở rộng tăng dần. Vì có quá ít điểm vỡ hƣớng lên, nên không ngạc nhiên khi thấy rằng
chỉ có 2 hiện tƣợng giật lùi đến đỉnh mẫu hình. Thời gian giữa điểm vỡ và điểm kết
thúc hiện tƣợng giật lùi chỉ trong vòng 1 tuần. Chỉ những mẫu hình khác thƣờng có hiện
tƣợng giật lùi từ khoảng 10-12 ngày. Một lần nữa, thời gian giật lùi ngắn là do số lần
xảy ra hiện tƣợng giật lùi thấp.

Hiện tƣợng kéo ngƣợc, chỉ có 26 lần xảy ra (hay 21%) là nhiều hơn nhƣng vẫn
hiếm khi nếu so sánh với các mẫu hình khác. Thời gian hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc
chỉ nhiều hơn 2 ngày so với thời gian hoàn tất hiện tƣợng giật lùi. Đối với mẫu hình
này, con số này hàm ý rằng hiện tƣợng kéo ngƣợc và giật lùi không đáng tin cậy và
không nên quan tâm khi đầu tƣ. Nếu chứng khoán của bạn đang kéo ngƣợc, hãy bổ
sung vị thế khi giá giảm trong lần tiếp theo.

Đối với điểm vỡ hƣớng xuống, tôi kiểm tra xem điểm vỡ xuất hiện ở đâu trong
vòng 12 tháng qua. Mẫu hình này có vẻ thƣờng xuất hiện (xác suất 64%) trong vùng giá
cao nhất trong năm. Điều này có vẻ ngạc nhiên vì điểm vỡ là nằm ở đáy mẫu hình. Tuy
nhiên, vì chiếc nêm tăng dần qua thời gian, điểm phá vỡ dịch chuyển trong vùng giá cao
trong năm. Về bản chất, bạn sẽ phát hiện mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần phá vỡ
ở gần mức đỉnh trong năm, có thể là gần cuối xu hƣớng tăng.

Tôi chia khung thời gian giá năm thành ba phần và xác định sự phân phối trong
phần trăm mức giảm theo các khung giá phụ thuộc vào nơi điểm vỡ xuất hiện. Mức
giảm lớn nhất thƣờng xuất hiện ở vùng giá thấp trong năm với mức giảm trung bình là
25%. Đây là một tỷ lệ lớn, nhƣng mức giảm lớn nhất thƣờng xuất hiện ở vùng giá thấp
nhất trong năm không phải là điều ngạc nhiên. Các mẫu hình giảm giá khác cho thấy
khuynh hƣớng này. Hành vi này tái củng cố niềm tin rằng bạn nên bán khống chứng
khoán tại mức đáy mới chứ không phải đỉnh mới.

Bảng 5.3 thể hiện khối lƣợng cho tuần sau khi xảy ra điểm vỡ so với ngày trƣớc
trƣớc vỡ. Nhƣ tôi kỳ vọng, khối lƣợng ở mức cao vào ngày phá vỡ và nó cao hơn 65%
so với ngày trƣớc đó (hoặc 165% của ngày trƣớc đó). Xuyên suốt tuần sau đó, khối
lƣợng duy trì ở mức tƣơng đối cao mặc dù không đồng đều.

KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ

Bảng 5.4 nêu ra các kinh nghiệm đầu tƣ. Thƣớc đo chiều dài đối với mẫu hình
này khác với hầu hết các mẫu hình khác ở chỗ mục tiêu giá của chiếc nêm mở rộng tăng
dần đƣợc tính dựa vào đáy ngày thấp nhất chứ không dựa vào chiều cao mẫu hình.
Hình 5.6 thể hiện hai chiếc nêm mở rộng tăng dần và ứng dụng của thƣớc đo
chiều dài. Cả hai mẫu hình đều hoạt động tốt, nhƣng chiếc nêm đầu tiên có khuynh
hƣớng tăng cao hơn đôi chút so với đƣờng xu hƣớng trên trƣớc khi bắt đầu giảm mạnh.
Hình vẽ này đánh dấu đáy thấp nhất trong mỗi mẫu hình. Đáy thấp nhất đƣợc xem nhƣ
là mức giá tối thiểu mà chứng khoán đƣợc kỳ vọng sẽ đi đến. Mẫu hình bên trái cho
thấy giá đạt đến giá mục tiêu vào giữa tháng 11 khi giá quay đầu và bật trở lại. Mẫu
hình bên phải có giá đạt đến mục tiêu sau khi giảm mạnh.

Lý do để chọn lựa mức đáy thấp nhất trong mẫu hình là nhằm tạo ra sự đơn giản
trong tính toán. Sử dụng đáy thấp nhất trong mẫu hình làm mục tiêu giá sẽ tạo ra tỷ lệ
thành công 61%. Điều này có nghĩa rằng cứ khoảng 3 mẫu hình thì sẽ có 2 mẫu hình có
mức giảm giá thấp hơn đáy mẫu hình. Tôi cho rằng, tỷ lệ tốt là 80% do đó mức 60%
thực sự là thấp. Khi quan sát mẫu hình bên phải, bạn có thể nhìn thấy mục tiêu giá gần
nhƣ thê nào với mức giá phá vỡ.

Nếu bạn tính chiều cao mẫu hình và trừ kết quả này cho mức giá phá vỡ, sẽ có
rất ít mẫu hình đạt đến mục tiêu giá. Chỉ 27% mẫu hình đạt đến mục tiêu giá mới thấp
hơn. Vậy có cách nào khác để tính toán mục tiêu giá? Sử dụng ½ chiều cao mẫu hình có
phải là một thƣớc đo hợp lý? Thống kê cho thấy, sử dụng thƣớc đo ½ chiều cao chỉ
mang đến tỷ lệ thành công 64%. Con số này cao hơn so với mức 27% nhƣng nó không
cho thấy sự cải thiện so với mức 61% bằng cách sử dụng đáy thấp nhất của mẫu hình.
Mẫu hình này có xác suất xuất hiện điểm vỡ hƣớng xuống ở mức cao. Tuy
nhiên, vẫn còn 20% xác suất hoặc là sẽ xảy ra điểm vỡ hƣớng lên hoặc là điểm vỡ nằm
ngang. Nếu chờ sự xuất hiện của điểm vỡ trƣớc khi đầu tƣ (thực hiện bán khống), bạn
sẽ làm gia tăng đáng kể lợi nhuận. Một khi giá giảm thấp hơn đƣờng xu hƣớng dƣới,
bạn nên thực hiện bán khống. Để an toàn, bạn nên mua trở lại khi giá tiến gần đến mục
tiêu giá, đặc biệt nếu chứng khoán đang ở một vùng hỗ trợ nào đó.

Mức sụt giảm chắc chắn của mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần là 10%,
nhƣng nó có thể cao hơn đáng kể. Trong tính toán về mức giảm chắc chắn, bạn có thể
sử dụng thƣớc đo chiều dài (measuring rule). Tuy nhiên, hãy nên xem xét vùng hỗ trợ
để thoát ra khỏi thị trƣờng. Trong hình 5.6, đáy thấp nhất của mẫu hình bên trái là một
điểm hỗ trợ. Giá giảm đến đáy này vào đầu tháng 8 sau đó tăng lên và tạo nên mẫu
hình. Vài tháng sau đó, giá giảm đến mức này và tăng trở lại. Khi giá giảm ở mẫu hình
thức hai, mức hỗ trợ tại giá 36 trở thành vùng kháng cự. Trong suốt tháng 3, chứng
khoán cố gắng để xuyên phá nhƣng chỉ dao động quanh mức giá 36.

Một ngoại trừ mà bạn không cần phải đến sự xác nhận của điểm vỡ chính là hiện
tƣợng tăng giá nửa chừng. Hãy nhìn lại hình 5.6, bạn có thể kết luận rằng mẫu hình bên
phải có xuất hiện hiện tƣợng tăng giá nửa chừng. Bạn đã sai lầm. Tôi định nghĩa một
hiện tƣợng tăng giá nửa chừng xảy ra khi giá bắt đầu chạm đƣờng xu hƣớng dƣới, tăng
lên (nhƣng không chạm đƣờng xu hƣớng trên) và quay trở lại đƣờng xu hƣớng dƣới.
Hình vẽ này thể hiện giá bắt đầu từ đƣờng xu hƣớng trên chứ không phải đƣờng xu
hƣớng dƣới. Hình 5.2 cho thấy một hiện tƣợng tăng giá nửa chừng đƣợc xác định đúng.

Nếu bạn phát hiện ra một hiện tƣợng tăng giá nửa chừng nào đó, hãy nên thực
hiện bán khống. Có đến 84% khả năng sẽ xuất hiện một điểm vỡ hƣớng xuống theo sau
hiện tƣợng tăng giá nửa chừng. Khi bạn tham gia sớm vào chứng khoán, lợi nhuận của
bạn sẽ tăng lên đáng kể. Khi chứng khoán giảm đến đƣờng xu hƣớng dƣới, hãy dịch
chuyển lệnh dừng lỗ đến điểm vỡ. Nếu chứng khoán dao động xung quanh đƣờng xu
hƣớng dƣới và tăng trở lại, hãy thực hiện đóng vị thế của bạn.
Bảng 5.4-Kinh nghiệm đầu tƣ đối với mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần

Kinh nghiệm đầu tƣ Giải thích


Sử dụng giá thấp nhất trong mẫu hình nhƣ là mức giá tối thiểu
mà chứng khoán sẽ đi đến. Không sử dụng chiều cao mẫu hình
Thƣớc đo chiều dài
trừ ra khởi mức giá phá vỡ vì điều này sẽ phóng đại quá mức
mức giá sụt giảm.
Mặc dù mẫu hình có đến xác suất 80% xảy ra điểm vỡ hƣớng
Chờ đợi sự xác nhận xuống nhƣng tốt nhất là bạn nên chờ cho đến khi điểm vỡ
hƣớng xuống hình thành hãy thực hiện bán khống.
Nếu một chứng khoán cho thấy hiện tƣợng tăng giá nửa chừng
và bắt đầu giảm hƣớng đến đƣờng xu hƣớng dƣới, hãy thực
Hiện tƣợng tăng giá nửa chừng
hiện bán khống. Thông thƣờng, một điểm vỡ hƣớng xuống sẽ
xuất hiện sau hiện tƣợng tăng giá nửa chừng
Lưu ý: Chờ đợi điểm vỡ trước khi đầu tư

MINH HỌA ĐẦU TƢ

Curtis làm việc theo ca đêm tại một tiệm bánh mỳ lớn gần nhà. Do làm việc buổi
tối, Cutis có thời gian rảnh vào ban ngày cho các công việc khác, thậm chí là ngủ. Một
lần, anh ấy rơi vào tình huống giống nhƣ hình 5.6, điều làm cho buổi sáng chủ nhật có
vẻ nhƣ tƣơi đẹp hơn.

Mỗi ngày trƣớc khi rời khỏi giƣờng, anh ấy xem chứng khoán và nghĩ về mẫu
hình chiếc nêm mở rộng tăng dần đầu tiên. Khi mẫu hình thứ hai xuất hiện, anh ấy sực
tỉnh và quan sát kỹ lƣỡng. Nó không có vẻ là một mẫu hình nêm mở rộng tăng dần cho
lắm, nó là một cái nêm đi lên với mẫu hình hai đỉnh. Cả hai mẫu hình đều báo hiệu khả
năng giảm giá nên anh ấy sắn sàng dồn tất cả số tiền kiếm đƣợc một cách cực nhọc để
đầu tƣ.

Ngày sau khi chứng khoán đóng cửa gần với đƣờng xu hƣớng dƣới, Curtis đã
bán khống chứng khoán và đã có lãi tại mức giá 39 1/2. Anh ấy đã sử dụng thƣớc đo
chiều dài của mẫu hình hai đỉnh để ƣớc tính mục tiêu giá. Với đỉnh tại mức giá 45 ¾ và
đáy tại 36 1/4, mục tiêu giá xác định là 26 ¾. Anh ấy đã quyết định đặt một lệnh để
mua lại số cổ phiếu bán khống tại mức giá 27 1/8. Sau đó anh ấy đi ngủ.
Mỗi ngày, trƣớc khi đóng cửa để đi ngủ, anh ấy đều kiểm tra lại chứng khoán.
Đối với anh ấy, thật vui mừng khi thấy chứng khoán đi xuống và tiến gần đến điểm thấp
nhất trong mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần (38 7/8). Tuy nhiên, anh ấy mất ngủ
vì lo lắng về khả năng chứng khoán bật trở lại trong tháng 3 và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra
nếu đây là sự thực.

Curtis tiếp tục quan sát và chứng khoán cuối cùng cũng xuyên phá đƣờng hỗ trợ
và tiếp tục đi xuống. Anh ấy hi vọng rằng vùng hỗ trợ tháng 3 chỉ là giai đoạn điều
chỉnh trong một xu hƣớng xuống đã đƣợc xác định trƣớc với mục tiêu giá là 22 ½, thấp
hơn so với mục tiêu giá của anh ấy là 27 1/8. Anh ấy đã quyết định không nên tham lam
và hạ thấp mục tiêu giá. Thay vào đó, anh ấy chuyển lệnh dừng lỗ xuống chỉ cao hơn
1/8 so với vùng kháng cự tại mức giá 36 3/8.

Vào ngày 18/4 anh ấy đã bừng tỉnh bởi điện thoại từ ngƣời môi giới. Lệnh bán
khống đã kết thúc tại mức giá mục tiêu mà anh ấy đặt ra. Anh ấy thức dậy và mở máy
tính, sau đó kiểm tra tình hình. Tổng kết, anh ấy đã lãi 12$/cổ phần. Nụ cƣời xuất hiện
trên khuôn mặt của Curtis.
CHƢƠNG 9

CỐC VÀ TAY CẦM

THỐNG KÊ NHANH

Hình dáng Trong giống nhƣ một chiếc cốc với tay cầm bên phải
Đảo ngƣợc hay củng
cố Củng cố xu hƣớng giá tăng ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Tỷ lệ thất bại 26%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ
điểm vỡ 10%
Mức tăng trung bình 38%, nhƣng mức lãi chắc chắn nhất nằm trong khoảng 10%-20%
Hiện tƣợng giật lùi 74%
Xác suất đạt đƣợc 49% nếu sử dụng toàn bộ chiều cao mẫu hình, 73% nếu sử dụng một nữa
mục tiêu giá chiều cao mẫu hình
Cốc có miệng phải cao hơn có thành quả tốt hơn. Ƣớc tính mức lãi có
Phát hiện ngạc nhiên
thể là 40% so với mức lãi trung bình chỉ 35%.
Mẫu hình đáy đảo ngƣợc nảy lên (Bump-and-Run Reversal Botttom)
Có thể phát hiện thấy
hoặc mẫu hình Đáy vòng cung (Rounded bottom)

Những kết quả trình bày ở trên là các thống kê quan trọng đối với mẫu hình cốc
và tay cầm. Tỷ lệ thất bại 26%, cao hơn so với mức rủi ro 20%, là mức mà tôi cho rằng
có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, nếu bạn chờ cho đến khi điểm vỡ xảy ra, tỷ lệ thất
bại giảm xuống chỉ còn 10%. Mức lãi trung bình là 38%, tuy cao nhƣng thấp hơn mức
40% của phần lớn các mẫu hình tăng giá. Mức lãi chắc chắn nằm trong khoảng 10%-
20% và thậm chí là không đều. Một kiểm tra kỹ càng hơn cho thấy 39% số mẫu hình có
mức lãi thấp hơn 20%, trong khi chỉ có 27% số mẫu hình có mức lãi cao hơn 50%.

Hiện tƣợng giật lùi sau khi có điểm vỡ hƣớng lên xảy ra gần nhƣ 3 trong số 4
mẫu hình. Điều này có nghĩa rằng có một cách đầu tƣ thú vị đối với mẫu hình cốc và
tay cầm: Chờ hiện tƣợng giật lùi xảy ra trƣớc khi mua chứng khoán. Kỹ thuật này cũng
có thể nâng mức lãi của bạn. Tôi sẽ bàn luận rõ hơn trong phần “Bí quyết đầu tƣ” của
chƣơng này.

Xác suất đạt đến mục tiêu giá là khoảng 49%. Hầu hết các quy tắc đo lƣờng,
công cụ dự báo mục tiêu giá, đều tính chiều cao mẫu hình và cộng kết quả này với mức
giá phá vỡ. Với mẫu hình này, chiều cao mẫu hình cần đƣợc xem xét cẩn trọng vì một
nữa số lƣợng mẫu hình đạt đến mục tiêu giá. Tôi phát hiện thấy sự thay đổi trong quy
tắc đo lƣờng sẽ cải thiện việc dự báo giá.

Một phát hiện ngạc nhiên đã đƣợc nói đến trong phần Thống kê là khuynh
hƣớng chiếc cốc có miệng phải cao hơn sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi tốt hơn những chiếc
cốc có miêng trái cao hơn. Mức lãi bạn có thể đạt đƣợc là 40% so với mức lãi trung
bình 35%.

QUAN SÁT

Mẫu hình chiếc cốc và tay cầm đƣợc phổ biến bởi William J.O’Neil trong cuốc
sách “Làm thế nào để kiếm tiến bằng chứng khoán (McGraw Hill, 1988). Ông ta đa đƣa
ra một số ví dụ giống nhƣ hình 9.1. Chứng khoán tăng 345% chỉ trong vòng chƣa đến 2
tháng (tính từ miệng cốc bên phải cho đến đỉnh cuối cùng). Đây là chứng khoán có mức
sinh lợi cao nhất trong nghiên cứu này. Thật không may, nó không đáp ứng các tiêu
chuẩn của O’Neil về mẫu hình cốc và tay cầm. Tôi trình bày giải thích của tôi về các
tiêu chuẩn của O’Neil ngay bây giờ, nhƣng chúng ta hãy quan sát kỹ hơn mẫu hình.
Chứng khoán bắt đầu tăng vào đầu tháng 8 tại mức giá khoảng 5 ½ và tăng đều đặn cho
đến khi chứng khoán giảm vào đầu tháng 12. Thật ngẫu nhiên, khối lƣợng cũng tăng rất
cao cùng với giá. Chứng khoán đã tăng mạnh sau khi vƣợt qua vòng cung và giảm trở
lại đƣờng xu hƣớng ban đầu. Nó đã hoàn tất mẫu hình đảo ngƣợc nảy lên (Bump-and –
run reversal BAAR). Trong suốt quá trình tăng giá, chứng khoán đã đạt đến mức đỉnh
26 7/8 vào cuối tháng 12 và một mức đáy 12 3/8 sau khi đạt đỉnh của mẫu hình BAAR-
tức có mức lỗ 54%. Sự tăng lên và giảm xuống đã tạo nên phía bên trái của chiếc cốc.
Qua hơn 2 tháng, giá khúc khủyu đi lên và phá qua đỉnh cũ vào cuối tháng 3. Sự gia
tăng đến đỉnh củ đã hoàn tất phía bên phải của chiếc cốc.
Tiêu chuẩn của O’Neil Các hƣớng dẫn lựa
chọn không đƣợc Các hƣớng dẫn lựa chọn đƣợc lọc ra: Giải thích
lọc O’Neil
Sức mạnh tƣơng đối
Không
đƣợc cải thiện Không, thông tin không có giá trị
Có sự gia tăng đáng kể
về khối lƣợng trong suốt Không Khối lƣợng tăng rất cao trong suốt quá trình tăng để
xu hƣớng tăng trƣớc đó hình thành nên chiếc cốc
Mức tăng trƣớc khi hình
thành chiếc công ít nhất Giống nhau
là 30% Giống nhau
Chiếc cốc dạng chử U Giống nhau Giống nhau
Chếc cốc không có tay
Cốc phải có tay cầm
cầm đƣợc cho phép Cốc phải có tay cầm
Thời gian chiếc cốc: 7
Giống nhau
đến 65 tuần Giống nhau
Chiếu sâu chiếc cốc:
12% hoặc 15% hoặc
Không
33%. Vài mức giảm à từ
40%-50% 12%-33%
Thời gian hình thành tay
cầm: luôn luôn ít nhất là Tối thiểu là 1 tuần
từ 1-2 tuần Tối thiểu là 1 tuần
Tay cầm có xu hƣớng
Không
giá đi xuống Giống
Tay cầm có xu hƣớng Giống
Không
khối lƣợng đi xuống
Tây cầm đƣợc hình Đƣợc lựa chọn nếu
thành ở nửa trên chiếc nhƣu tay cầm trong
cốc giống nhƣ nó đƣợc
hình thành ở nửa
trên, 16% thất bại
nhƣng giá đóng cửa
và đã sử dụng Gióng
Tay cầm nằm trên đƣờng
trung bình di động 200 Không Tay cầm thấp hơn đƣờng trung bình di động 200
ngày ngày
Chứng khoán trở nên đầy hấp dẫn và giá chuyển động nằm ngang trong 2 tuần
trƣớc khi tiếp tục quá trình tăng giá. Điều này đã thiết lập nên cái tay cầm (thật không
may, tay cầm trong mẫu hình này một cái đỉnh, mẫu hình khá phẳng). Khối lƣợng trong
quá trình hình thành tay cầm có sự sụt giảm-tức là cao hơn tại điểm bắt đầu và có xu
hƣớng giảm dần. Khi giá tăng vƣợt qua miệng cốc, điểm phá vỡ xảy ra. Điều này đi
cùng với một sự gia tăng trong khối lƣợng. Tuy nhiên, một tuần sau khi điểm vỡ xảy ra,
giá giật lùi tới đỉnh tay cầm trƣớc khi tiếp tục tăng.

Hiện tƣợng thụt lùi cho phép các nhà đầu tƣ nhanh trí cơ hội mua vào. Cuối
tháng 5, chỉ 44 ngày sau khi điểm vỡ xảy ra, chứng khoán đạt đến mức đỉnh cao nhất là
120
Hình 9.1- Diana Corp. (Telecom.Services, NYSE, DNA)
Mẫu hình Bum and run Reversal có thể dẫn tới sự hình thành mẫu hình cốc và tay cầm.
Lƣu ý, mức giá phá vỡ tại 30 và giá chứng khoán leo lên mức 120 trong gần 2 tháng.

HƢỚNG DẪN NHẬN DIỆN MẪU HÌNH

Trong nghiên cứu mẫu hình, khi tôi tìm kiếm một dữ liệu cho nhiều mẫu hình,
tôi lờ đi hầu hết các tiêu chuẩn truyền thống. Tôi để mẫu hình xác định các đặc điểm
của chính chúng. Điều là phƣơng pháp tôi đã sử dụng để chọn lựa mẫu hình chiếc cốc
và tay cầm. Sau khi hoàn tất việc chọn lựa, toi sắp xếp dữ liệu theo giải thích của tôi về
hƣớng dẫn lựa chọn của O’Neil và so sánh thành quả chứng khoán. Bảng 9.1 thể hiện
các tiêu chuẩn của O’Neil, hƣớng dẫn tôi đã sử dụng để chọn lựa mẫu hình, và giải
thích của tôi về các tiêu chuẩn của O’Neil.

O’Neil đƣa ra vài hƣớng dẫn lựa chọn trong nghiên cứu của ông ấy để tỉm ra các
mẫu hình cốc và tay cầm phù hợp. Ông ấy đã phát hiện ra rằng, thành quả của một
chứng khoán này so với một chứng khoán khác là quan trọng. Một chứng khoán có sức
mạnh tƣơng đối đang đƣợc cải thiện sẽ giúp loại bỏ các tình huống xấu.

Tôi không biết chứng khoán nào ông ấy đã sử dụng để tính toán đặc điểm sức
mạnh tƣơng đối, vì thế tôi đã không sử dụng sức mạnh tƣơng đối làm quy tắc lựa chọn.
Nếu tôi làm, số lƣợng chứng khoán đáp ứng hƣớng dẫn của O’Neil có thể giảm nhiều
hơn nữa (chỉ 9% đáp ứng tiêu chuẩn của ông ấy)

Khi tôi đang lựa chọn các mẫu hình chiếc cốc và tay cầm, nó trở nên vị trí chiếc
cốc trong suốt một xu hƣớng tăng là quan trọng. Vì thế, tôi đã chấp nhận tiêu chuẩn của
O’Neil với mức tăng tối thiểu 30% để hình thành nên chiếc cốc.

Tất cả chiếc cốc có hình dạng chữ U (hình chử V nên đƣợc loại bỏ). Nghiên cứu
này cũng loại bỏ những chiếc cốc không có tay cầm. Đối với tôi, một chiếc cốc không
có tay cầm là mẫu hình đáy vòng cung. Tôi sẽ thảo luận mẫu hình đáy vòng cung trong
chƣơng 34.

Tôi sử dụng một giải thích khắt khe của O’Neil về chiều sâu chiếc cốc. Chiều
sâu tối đa của một chiếc cốc là 50%, mặc dù gia tăng số lƣợng chiếc cốc đáp ứng hƣớng
dẫn của ông ấy, nhƣng làm tăng tỷ lệ thất bại cùng với mức lãi trung bình. Tuy nhiên,
không phải tỷ lệ thất bại cũng không phải mức lãi trung bình có sự thay đổi đáng kể, vì
thế tôi đã sử dụng vùng 12% dến 33%.

O’Neil đƣa ra một số hƣớng dẫn cụ thể cho tay cầm. Ông ấy nói rằng tay cầm
nên hình thành tối thiểu từ 1 đến 2 tuần, nhƣng không nên thiết lập một thời hạn tối đa.
Trong quan sát của tôi về mẫu hình này, giá có thể, và thƣờng xuyên có chuyển động
nằm ngang trong vài tháng trƣớc khi bắt đầu phát vỡ.

Khi tôi kiểm tra mỗi mẫu hình, tôi đã loại bỏ những mẫu hình có tay cầm đƣợc
hình thành dƣới trung điểm. Tuy nhiên, tôi không quan tâm liệu quan sát bình thƣờng
của tôi có bao gồm vài chiếc cốc mà tay cầm giảm thấp hơn vùng giữa hay không. Loại
bỏ tất cả các tay cầm nằm thấp hơn so với điểm giữa chiếc cốc sẽ nâng mức lãi trung
bình chỉ 1%, lên mức 39%.

Bạn có thể nhìn thấy trong bảng 9.1, tôi lờ đi nhiều tiêu chuẩn của O’Neil khi lựa
chọn mẫu hình chiếc cốc và tay cầm cho các phân tích sau này. Một khi tôi thu thập
xong các mẫu hình. Tôi lọc các chiếc cốc thông qua giải thích của tôi về các tiêu chuẩn
của O’Neil. Đây là nhóm các phƣơng pháp, không đƣợc lọc và lọc, có hai loại thống kê
thành quả. Nhƣng trƣớc hết, chúng ta hãy xem xét vài ví dụ về mẫu hình chiếc cốc và
tay cầm.

Nhƣ đã đề cập trƣớc đây, mẫu hình chiếc cốc trong hình 9.1 không đáp ứng tiêu
chuẩn của O’Neil. Tại sao lại nhƣ vậy? Chiều sâu của chiếc cốc, ở mức 54%, là quá
sâu. Ngoài ra, xu hƣớng giá của tay cần là đi lên, không phải đi xuống. Xu hƣớng giá và
khối lƣợng đƣợc đánh giá bằng cách sử dụng hàm hồi quy từ ngày sau khi miệng cốc
bên phải đến ngày trƣớc khi điểm vỡ xảy ra. Loại trừ 2 ngày này giúp loại bỏ khả năng
có những biến động lớn trong giá. Tôi đã sử dụng giá đóng cửa trong tính toán đối phần
dữ liệu còn lại (cho xu hƣớng giá của tay cầm).

Hình 9.2 thể hiện một ví dụ khác của mẫu hình chiếc cốc và tay cầm. Chiếc cốc
gần nhƣ vòng tròn và vƣợt qua đỉnh củ sau khi dừng lại. Giá giảm xuống tại tay cầm,
cùng với xu hƣớng đi xuống trong khối lƣợng trƣớc khi điểm vỡ xảy ra. Sau đó, khối
lƣợng tăng lên và giá chuyển động đi lên. Hai ngày sau khi điểm vỡ xuất hiện, giá tăng
với biên độ thấp hơn và chạm vào vùng bên phải miệng cốc. Nó là một hiện tƣợng giật
lùi ngắn và gía sớm tăng trở lại. Chƣa đến 2 tháng sau đó, chứng khoán đã vƣợt qua
mức đỉnh 15 ½ hay tăng 22%.

Nếu bạn quan sát chiếc cốc ở bất cứ bên nào trong hình 9.2, bạn sẽ thấy hai chiếc
cốc bị thất bại. Một chiếc cốc bên trái phá vỡ đi xuống và một chiếc cốc bên phải thất
bại để tăng nhiều hơn 5%, vì thế nó cũng là một sự thất bại. Chỉ chiếc cốc nằm ở giữa là
hoạt động đúng nhƣ kỳ vọng nhƣng thậm chí nó thể hiện. Chúng tôi nhìn thấy trong
phần “Thống kê” rằng một số lƣợng đáng kể mẫu hình chiếc cốc và tay cầm thất bại để
giá tăng quá xa.

Hình 9.2- Mẫu hình cốc-tay cầm. Mẫu hình cốc tay cầm có hình dáng khá đẹp với
miêng cốc bên phải cao hơn bên trái.

Hình 9.3 cũng thể hiện một mẫu hình chiếc cốc và tay cầm nhƣng trên dạng biểu
đồ tuần. Khi tôi đang tìm kiếm nhiều mẫu hình, tôi phát hiện ra rằng biểu đồ dạng tuần
dễ dàng để nhận diện các mẫu hình. Tất nhiên, tôi cũng đã quan sát biểu đồ dang ngày
để lọc lại mẫu hình trên đồ thị tuần và nhận ra các mẫu hình mới mà tôi đã bỏ qua.

Hình vẽ trong hình 9.3 thể biện một mẫu hình chiếc cốc và tay cầm mà giá tăng
ngập ngừng sau khi tăng đƣợc 11%. Thật không may, sau khi giảm trở lại vào nền tay
cầm, chứng khoán hồi phục và tăng đến các đỉnh mới. Cuối cùng, chứng khoán tăng
52%.

Hình 9.3 cũng nhấn mạnh một chiếc cốc đƣợc lựa chọn không chính xác: một
chiếc cốc bên trong (inner cup). Không có mức tăng 30% nào để hình thành nên mẫu
hình (vì giá đang trong xu hƣớng đi xuống) và tay cầm chỉ tồn tại trong 2 ngày. Tuy
nhiên, chiếc cốc bên trong thƣơng mang đến các cơ hội đầu tƣ hấp dẫn vi chúng cho
phép bạn tham gia vào mức sàn của một xu hƣớng giá tăng đang tiềm ẩn. Thậm chí nếu
giá chỉ tăng đến chiều cao của miệng chiếc cốc bên trái , thì mức tăng này cũng đáng
kể. Một thảo luận về bí quyết giao dịch sẽ đƣợc trình bày trong phần cuối chƣơng này.

Hình 9.3- Mẫu hình chiếc cốc –tay cầm trên đồ thị tuần. Giá mặc dù đóng cửa
thấp hơn tay cầm nhƣng sau đó vẫn tăng trở lại.

Hình 9.4 thể hiện một ví dụ khác của việc lựa chọn chiếc cốc không phù hợp. Giá tăng
từ điểm A đến điểm B là ít hơn 30%. Bạn có nên đầu tƣ vào mẫu hình này sau khi giá
tăng cao hơn miệng cóc, bạn sẽ thấy chứng khoán tăng đến mức 34 ½, tức chỉ tăng có
11%. Sau khi đạt đến đỉnh, chứng khoán giảm. Chƣa đầy một tháng, giá giảm đến mức
21 ½, tức có mức lỗ tới 38%.
Hình 9.4- Mẫu hình cốc-tay cầm không có giá trị. Điểm tăng từ A đến B là ít hơn 30%.
Điểm C nằm quá sâu, phía dƣới chính giữa mẫu hình cốc tay-cầm.

Hình 9.5. Một mẫu hình Cốc-tay cầm hoàn hảo nhƣng vẫn bị thất bại. Tỷ lệ thất bại của
mẫu hình này là 5%.
XEM XÉT SỰ THẤT BẠI

Giống nhƣ các mẫu hình khác, mẫu hình chiếc cốc và tay cầm có hai kiểu thất
bại. Thất bại đầu tiên đƣợc thể hiện trọng hình 9.5. Chiếc cốc đƣợc hình thành sau khi
một quá trình tăng giá bắt đầu tƣ giữa tháng 12/1993 tại mức 15 ½ và tăng đến miệng
cốc bên phải tại mức 24 3/8. Giá nhanh chóng đảo ngƣợc và chuyển động xuống mức
thấp hơn, sau đó đổi chiều khi đi qua đáy cốc. Một khi xu hƣớng tăng giá đang hình
thành, giá phẳng ra và sau đó tăng mạnh đến mũi bên phải của chiếc cốc.

Ngày trƣớc khi giá chạm đến đỉnh mới, khối lƣợng cao đã làm tăng nhu cầu đối
với chứng khoán đó. Chứng khoán đã tăng đến một đỉnh mới trong ngày kế tiếp sau khi
giá nằm ở mức thấp hơn. Chiếc tay cầm đƣợc hình thành trong 1 tuần sau đó ở trong
mức giá từ 22-23. Xu hƣớng khối lƣợng trong thời gian này là đi xuống, giống nhƣ điều
bạn kỳ vọng. Tuy nhiên, giá giảm xuyên suốt tay cầm thấp, kéo ngƣợc thành tay cầm,
sau đó rớt một lần nữa. Từ điểm này, chứng khoán đổ dốc. Chứng khoán chạm mức đáy
vào cuối tháng 1 tại mức 14 ½, tƣơng ứng với mức giảm 42% từ miệng cốc.

Nhƣ bạn quan sát mẫu hình chiếc cốc và tay cầm trong hình 9.5, bạn nhìn thấy
có những điều bất thƣờng. Mủi bên phải của chiếc cốc có vẻ nằm cao hơn mũi bên trái.
Mức chênh lệch nhỏ giữa hai mũi của chiếc cốc là điều bình thƣờng. Đôi khi mủi bên
trái lại cao hơn và đôi khi bên phải lại cao hơn.

Khối lƣợng trong quá trình hình thành chiếc cốc là ở mức trung bình đối với
chứng khoán này. Thay vì mẫu hình chiếc cốc và tay cầm, mẫu hình bạn thực sự nhìn
thấy là mẫu hỉnh hai đỉnh. Cả hai đỉnh đều rộng, trong đó đỉnh đầu tiên vào tháng 3 và
đỉnh thứ 2 vào tháng 8, dự báo khả năng giảm giá chứng khoán.

Phần lớn thất bại của mẫu hình chiếc cốc và tay cầm là điểm phá vỡ đi xuống.
Một trong những thất bại đã đƣợc chỉ ra trong dữ liệu, có đến 74 mẫu hình có điểm phá
vỡ hƣớng xuống và chỉ 2 trong số mẫu hình này có giá tăng trở lại và chỉ tăng nhiều
hơn 5%.
Hình 9.6- Minh họa hai quy tắc tính mục tiêu giá trong thực tế. Tính chiều cao của cốc,
chia cho 2, và cộng giá trị này cho miệng phải của cốc để có mục tiêu giá an toàn. Giao
dịch bên trong mẫu hình cốc tay cầm để có điểm mua tốt hơn. Một mẫu hình tam giác
phải mở rộng tăng dần ở đỉnh xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7.1995

Loại thất bại thứ hai là chứng khoán không có khả tăng nhiều hơn 5% trƣớc khi
sụt giảm. Hình 9.6 thể hiện trƣờng hợp này. Chiếc cốc có hình dáng đẹp hình thành sau
khi giá tăng từ 33 đến 45. Hai mủi chiếc cốc có cùng một mức giá. Tay cầm có vẻ thiết
lập một chiếc cốc nhỏ. Giá tăng nhanh vào cuối tháng 9 và phát vỡ miệng cốc bên phải
và tiếp tục tăng cao hơn, nhƣng chỉ ngắn gnj. Chứng khoán đạt đỉnh tại mức 47 7/8, và
chuyển động nằm ngang trong 3 tuần sau đó bắt đầu giảm điểm. 3 tháng sau chứng
khoán đạt đến mức đáy 37 5/8. Mức tăng sau khi có điểm vỡ ít hơn 5%. Tôi phân loại
nó nhƣ là một thất bại khi giá không tăng nhiều hơn 5% trong chiều hƣớng điểm vỡ.
Trong số các mẫu hình có điểm phá vỡ đi lên, chỉ 10% hoặc 30 mẫu hình đã thất bại vì
giá không tăng nhiều hơn 5%. Nó có vẻ nhƣ rằng một khi điểm phá vỡ hƣớng lên xảy
ra, giá nói chúng tiếp tục tăng ít hơn 5%.
THỐNG KÊ

Nhƣ đề cập lúc đầu, đầu tiên tôi lựa chọn mẫu hình chiếc cốc và tay cầm sau khi
lọc ra những mẫu hình không tuần theo giải thích của tôi về tiêu chuẩn của O’Neil.
Bảng 9.2 nêu ra các kết quả. Chỉ 9% mẫu hình đƣợc chọn đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn lựa
chọn của anh ấy (đƣợc đề ra trong bảng 9.1). Trong số mẫu hình đáp ứng tiêu chuẩn,
chỉ 62% mẫu hình hoạt động nhƣ kỳ vọng. Điều này để nói rằng, 38% hoặc là có điểm
phá vỡ đi xuống hoặc là thất bại để tăng nhiều hơn 5% trƣớc khi đạt đến đỉnh cao nhất.
Mức tăng trung bình của mẫu hình thành công là 34%, nhƣng mức lãi chắc chắn chỉ là
15%. Vì chỉ 23 mẫu hình thành công (một số lƣợng nhỏ), phần phối tần suất đƣợc sử
dụng để xác định mức tăng chắc chắn có vẻ thiếu thuyết phục nhƣng nó cho kết quả
going nhƣ các mẫu hình hông đƣợc lọc.

Bảng 9.2- Thống kê và kết quả cho mẫu hình chiếc cốc và tay cầm đƣợc lọc
theo quy tắc của O’Neil

Mô tả Thống kê hoặc kết quả


Số lƣợng mẫu hình 37 ngoài 391
Tỷ lệ thất bại 14 hoặc 38%
Mức lãi trung bình của mẫu hình
thành công 34%, nhƣng mức lãi chắc chắn nhất là 15%
Sự gia tăng mạnh mẽ trong khối
lƣợng trong suốt xu hƣớng tăng Không. Chỉ 4 mẫu hình đƣợc loại bỏ (nếu tính đến, tỷ suất sinh lợi
trƣớc đó có quan trọng? sẽ giảm xuống)
Chiều dài chiếc cốc từ 7 đến 65 Không chắc chắn. Tất cả chiếc cốc đƣợc chọn đều có khung thời
tuần có quan trọng? gian này.
Chiều dài chiếc cốc có liên quan
đến mức lãi tối đa? Không. Mối quan hệ là ngẫu nhiên
Chiều sâu chiếc cốc (12%-33%)
có làm gia tăng tỷ suất sinh lợi Không. Nó là bất lợi và giới hạn tỷ suất sinh lợi
Thời gian hình thành tay cầm (tối
thiểu 1 tuần) có quan trọng? Không biết. Chiếc cốc có tay cầm ngắn nên hạn chế
Xu hƣớng giá tại tay cầm dốc
xuống có làm gia tăng tỷ suất sinh
lợi? Không. Chúng là bất lợi
Có cần thiết tay cầm phải nằm trên
điểm giữa chiếc cốc? Có, nhƣng hầu hết các mẫu hình đƣợc lựa chọn với tiêu chuẩn này
Tay cầm nằm thấp hơn đƣờng
trung bình di động 200 ngày có
quan trọng đối với thành quả
chứng khoán? Không
Đáy tay cầm thấp hơn 15% hoặc
thấp hơn đôi chút so với miệng
cốc có quan trọng? Không
Khối lƣợng phá vỡ cao có quan
trọng đối với tỷ suất sinh lợi? Có, nhƣng chỉ hạn chế
Chiều sâu chiếc cốc có liên quan
đến mức lãi tối đa? Không. Mối quan hệ là ngẫu nhiên

O’Neil đề nghị rằng nên có một sự gia tăng đáng kể trong khối lƣợng tại bất cứ
đấu trong quá trình tăng giá của chiếc cốc. Tôi loại trừ 4 mẫu hình vì tiêu chuẩn này (3
mẫu hình thại và một có mức lãi 22%). Tuy nhiên, tôi bao gồm cả 4 mẫu hình sẽ làm
gia tăng tỷ lệ thất bại. Tôi đã không tính đến yêu cầu này trong lựa chọn các cốc không
đƣợc lọc.

Bảng 9.3- Thống kê chung về các mẫu hình chiếc cốc và tay cầm không đƣợc lọc
Mô tả Thống kê
Số lƣợng mẫu hình trong 500
chứng khoán từ năm 1991-1996 391
Củng cố hoặc đảo ngƣợc 302 củng cố, 89 đảo ngƣợc
Tỷ lệ thất bại 102 hoặc 26%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ điểm vỡ
hƣớng lên 30 hoặc 10%
Mức lãi trung bình cho các mẫu
hình thành công 38%
Mức lãi chắc chắn nhất 10%-20%
Trong số các mẫu hình thành
công, số lƣợng mẫu hình đáp
ứng hoặc vƣợt quá mục tiêu giá
(sử dụng quy tắc đo lƣờng là
toàn bộ chiều cao mẫu hình) 151 hoặc 49%
Trong số các mẫu hình thành
công, số lƣợng mẫu hình đạt
hoặc vƣợt mục tiêu giá (sử dụng 223 hoặc 73%
quy tắc đo lƣờng là ½ chiều cao
mẫu hình)
Chiều dài trung bình của mẫu
hình 7 tháng (208 ngày)
Tay cầm ngắn có mang đến
mức lãi lớn? Có, nhƣng mối quan hệ này là yếu
Miêng bên phải chiếc cốc cao
hơn có mang lại mức sinh lợi
lớn Có, mức lãi 40% so với trung bình 35%.

Chú ý: Tỷ lệ thất bại và mức lãi trung bình đều tăng qua nhiều mẫu hình lọc

Liệu chiều dài của chiếc cốc có quan trọng đối với thành quả chứng khoán? Tất
cả mẫu hình chiếc cốc và tay cầm toi lựa chọn giảm trong vòng 7 đến 65 tuần. Tuy
nhiên tôi đã đánh dấu để xác định xem liệu chiếc cốc cạn có mang lại tỷ suất sinh lơi
cao hơn chiếc cốc sâu hay không? Kết quả cho thấy mối quan hệ này ngẫu nhiên.

Vậy có phải chiều sâu chiếc cốc làm gia tăng tỷ suất sinh lợi chứng khoán? Đặt
các giới hạn cụ thể đối với chiều sâu chiếc cốc là bất lợi để xác định thành quả. Sự thay
đổi chiều sâu tối thiểu từ 12% đến 30% và chiều sâu tối đa từ 33% đến 55% làm tăng cả
tỷ lệ thất bại (từ 33% lên 38%) và mức lãi trung bình (từ 34% lên 36%). Tôi chọn
không xác đỉnh bất cứ chiều sâu chiếc cốc trong lựa chọn chiếc cốc không đƣợc lọc.

Tất cả mẫu hình chiếc cốc và tay cầm tôi lựa chọn có tay cầm đƣợc hình thành ít
nhất trong 1 tuần. Chiếc cốc có tay cầm ngắn hơn đƣợc loại bỏ ra khỏi thống kê vì thế
thật không rõ ràng để biết quy tắc này có quan trọng hay không?

Quy tăc về xu hƣớng giá và khối lƣợng đi xuống đƣợc phát hiện thấy hạn chế
thành quả chứng khoán. Loại bỏ hai quy tăng này làm gảm tỷ lệ thất bại và làm tăng
mức lãi trung bình. Hai yếu tố này là nguyên nhân chính dẫn đến thành quả kém cỏi của
các lựa chọn chiếc cốc đƣợc lọc.

Tay cầm nằm ở mức thấp có quan trọng hay không? Câu trả lời là có và không.
Tôi phát hiện ra rằng thật quan trọng để tay cầm nằm cao hơn điểm giữa mẫu hình (mặc
dù không phải tất cả mẫu hình đƣợc lựa chọn với suy nghĩ này, vì thế một phân tích hợp
lý không nên đƣợc thực hiện) nhƣng nó không phù hợp rằng nó nằm cao hơn đƣờng
trung bình di động 200 ngày hoặc trong vòng 15% từ miệng cốc bên phải?

Khối lƣợng tại điểm vỡ có quan trọng? Loại bỏ quy tắc lựa chọn này làm giảm
thành quả chứng khoán nhƣng sự thay đổi này là nhỏ.

Hình 9.7- Bảng phân phối tần suất mƣc lãi đối với mẫu hình chiếc cốc và tay cầm.
Mức lãi chắc chắn nhất chỉ nằm trong vùng 10%-20%, nhƣng mức lãi lớn trên
50% bóp méo mức trung bình

Hình 9.8- Chiều dài tay cầm so với mức lãi phần trăm (percentage gain).
Cốc có tay cầm ngắn có vẻ có tỷ suất sinh lợi cao hơn nhƣng mối quan hệ này là
yếu. Đƣờng tuyến tính xác nhận mối quan hệ nhƣng không có ý nghĩa thống kê.
O’Neil đã phân biệt giữa mẫu hình chiếc cốc và tay cầm với mẫu hình chảo và
tay cầm. Tôi tin rằng sự khác nhau giữa hai mẫu hình này chỉ là vấn để chiều sâu chiếc
cốc. Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu chiều sâu chiếc cốc đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định mức lãi trung bình hay không? Các điểm đánh dấu về chiều sâu chiếc cốc
so với mức lãi phần trăm cho các chiếc cốc không đƣợc lọc cho thấy mối quan hệ này là
ngẫu nhiên. Các điểm đánh dấu đối với các chiếc cốc đƣợc lọc cũng cho thấy rằng mối
quan hệ này là ngẫu nhiên, nhƣng mẫu quan sát còn quá ít để có ý nghĩa.

Bảng 9.3 thể hiện các thống kê về mẫu hình chiếc cốc và tay cầm không đƣợc
lọc. Chỉ những quy tắc đƣợc nêu ra trong bảng 9.1 về việc áp dụng lựa chọn không
đƣợc chọn. Có 391 mẫu hình đƣợc xác đỉnh, trong số đó có 302 mẫu hình là củng cố xu
hƣớng hiện tại. 89 mẫu hình là đảo ngƣợc. Phần lớn các mẫu hình này là thất bại. Tỷ lệ
thất bại là 26%, thấp hơn nhiều so với mức 38% đối với các mẫu hình đƣợc lọc. Sự cải
thiện mạnh mẽ trong tỷ lệ thất bại nếu nhƣ bạn chờ điểm vỡ hƣớng lên xảy ra trƣớc khi
đầu tƣ.

Mức tăng trung bình 38% đánh bại mức tăng trung bình 34% của các chiếc cốc
đƣợc lọc. Tuy nhiên, mức lãi chắc chắc nhất chỉ từ 10%-20%. Hình 9.7 thể hiện mức lãi
chắc chắn thậm chí còn chia thành ba cột (10% đến 20%). Cột cao nhất cho thấy rằng
mức lãi lớn làm lệch mức tăng trung bình. ¼ mẫu hình có mức tăng ít hơn 15%, trong
khi một nữa số mẫu hình có mức lãi ít hơn 25%. Thông điệp từ biểu đồ phân phối tần
suất này có nghĩa rằng: Nếu bán có ý định đầu tƣ vào mẫu hình chiếc cốc và tay cầm sẽ
có mức lãi lớn, bạn nên suy nghĩ lại. Thống kê cho thấy rằng chỉ có 27% cơ hội lựa
chọn mẫu hình chiếc cốc có mức lãi hơn 50%. Cơ hội để bạn gấp đôi số tiền chỉ là 7%.

Một thảo luận về quy tắc đo lƣờng đƣợc trình bày trong phần “Bí quyết đầu tƣ”,
nhƣng nó liên quan đến việc cộng chiều cao mẫu hình với giá phá vỡ (miệng bên phải
chiếc cốc là điểm phá vỡ) để dự đoán giá mục tiêu. Giá mục tiêu đƣợc xem nhƣ là mức
giá tối thiểu mà chứng khoán phải đi đến. Chỉ 49% mẫu hình tăng đến giá mục tiêu.
Nếu bạn sử dụng ½ chiều cao chiếc cốc trong tính toát, sẽ có đến 73% mẫu hình đạt đến
mục tiêu giá.
Chiều dài trung bình mẫu hình là 7 tháng, đƣợc tính từ miệng bên trái chiếc cốc
đến điểm vỡ.
O’Neil đề nghị rằng tay cầm nên đƣợc hình thành ít nhất trong 1 đến 2 tuần
nhƣng ông ấy không xác định cụ thể chiều dài tối đa. Tôi đã nhìn thấy một điểm đánh
dấu về chiều dài tay cầm so với mức lãi phần trăm đối với các mẫu hình thành công
(xem hình 9.8). Có một vài mẫu hình có tay cầm ngắn (khoảng 3 tuần) nhƣng có mức
lãi lớn (hơn 200%) và mẫu hình có tay cầm dài hơn nhƣng mức lãi thấp hơn.

Liệu chiếc cốc có bên phải cao hơn có mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn? Câu trả
lời là có. Mức lãi trung bình là 40% cho những chiếc cốc có miêng bên phải cao hơn so
với mức lãi 35% của những chiếc có có miệng trái cao hơn. Sự chênh lệnh này hoàn
toàn có ý nghĩa thống kê.

Bảng 9.4 thể hiện cac thống kê phá vỡ cho các chiếc cóc không đƣợc lọc. Phần
lớn mẫu hình chiếc cốc và tay cầm (79%) có điểm phá vỡ đi lên. Chỉ 10% mẫu hình phá
vỡ đi lên nhƣng tăng thấp hơn 5%. Điều này có nghĩa rằng một khi mẫu hình chiếc cốc
và tay cầm có điểm phá vỡ hƣớng lên, nói chung giá sẽ tiếp tục tăng (nhƣng không chắc
chắn sẽ tăng mạnh; mức lãi chắc chắn nhất chỉ là 10%-20%).

Thời gian trung bình để hoàn tất hiện tƣợng giật lùi là 12 ngày, đây là con số
thƣờng xuất hiện trong nhiều mẫu hình của cuốn sách này. Không một hiện tƣợng giật
lùi nào dài hơn 30 ngày. Mặc dù vài mẫu hình có giá quay trở lại chiếc cốc sau 30 ngày,
nhƣng hiện tƣợng này là hành động giá bình thƣờng chức không phải hiện tƣợng giật
lùi. Hình 9.3 thể hiện hành vi này trong suốt từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1993 (nhớ
rằng, ở đây là biểu đồ dạng tuần).

Nó mất 6.5 tháng để mẫu hình trung bình đạt đến mức đỉnh cao nhất. Tuy nhiên,
phân phối tần suất về thời hạn cho thấy rằng gần ½ mẫu hình (47%) nhanh chóng đạt
đến mức đỉnh cao nhất (chƣa đến 3 tháng). Hơn 1/3 (35%) mất hơn 6 tháng. Mẫu hình
này có sự song song tỏng mức lãi chắc chắn nhất và mức lãi trung bình. Mức lãi chắc
chắn nhất nằm trong vùng 10%-20% trong khi mức lãi trung bình là 38%. Bảng phân
phối tần suất mức lãi trong ngắn hạn, trung hạn và dà hạn cho thấy rằng, càng mất
nhiều thời gian đạt đến mức đỉnh cao nhất, mức lãi trung bình càng lớn.
Tôi đã so sánh mức giá phá vỡ theo biểu đồ giá hàng năm. Mỗi mẫu hình có một
điểm phá vỡ nằm trong mức cao thứ ba. Bạn có thể nhìn thấy phát hiện ngạc nhiên
ngoại trừ tiêu chuẩn lựa chọn nói rằng chiếc cốc thƣờng xuất hiện sau khi giá tăng tối
thiểu 30%. Xu hƣớng giá tăng buộc điểm vỡ (bản thân nó nằm tại đỉnh mẫu hình) vào
vùng giá trên.

Khối lƣợng phá vỡ vào ngày phá vỡ thƣờng là cao- thƣờng cao hơn 80% so với
ngày trƣớc đó (hay tăng 180% so với ngày trƣớc đó). Khối lƣợng vẫn tiếp tục cao trong
suất tuần sau đó.

Bảng 9.4: Thống kê phá vỡ cho mẫu hình chiếc cốc và tay cầm không đƣợc lọc.

Mô tả Thống kê
Điểm phá vỡ hƣớng lên 307 hay 79%
Điểm phá vỡ hƣớng xuống 74 hoặc 19%
Điểm phá vỡ nằm ngang 10 hoặc 3%
Điểm phá vỡ hƣớng lên nhƣng
thất bại 30 hoặc 10%
Hiện tƣợng giật lùi 226 hay 74%
Thời gian trung bình đề hoàn
thành hiện tƣợng giật lùi 12 ngày
Đối với mẫu hình thành công,
số ngày đạt đến đỉnh cao nhất 6.5 tháng (196 ngày)
Xác suất xảy ra điểm vỡ tại
mức đáy (L), giữa ( C) và đỉnh
(H) biểu đồ giá năm L 0%; C (0%) và H 100%
Khối lƣợng tại ngày xuất hiện
điểm vở và 5 ngày tiếp theo so
với ngày trƣớc khi xuất hiện
điểm vỡ 180%, 151%, 127%,112%,108%, 108%
BÍ QUYẾT ĐẦU TƢ

Bảng 9.5 nêu ra một số bí quyết đầu tƣ. Quy tắc đo lƣờng dự báo giá tăng tối
thiểu tới mức nào. Phƣơng pháp truyền thống là xác định chiều cao mẫu hình từ đáy
thấp nhất trong chiếc cốc đến đỉnh tại miệng bên phải chiếc cốc. Cộng mức chênh lệch
vào mức đỉnh tại miệng bên phải chiếc cốc đƣa ra mức giá mục tiêu.

Bảng 9.5- Bí quyết đầu tƣ cho mẫu hình chiếc cốc và tay cầm

Bí quyết đầu tƣ Giải thích


Tính chiều cao mẫu hình bằng cách trừ đáy thấp nhất đến
đỉnh miệng bên phải chiếc cốc. Cộng mức chênh lệch này vào
đỉnh tại miệng bên phải chiếc cốc và kết quả chính là mục
Quy tắc đo lƣờng
tiêu giá mà chứng khoán phải đi đến. Chỉ 49% mẫu hình đạt
đƣợc mục tiêu giá. Sử dụng ½ chiều cao mẫu hình chúng ta
có mức giá thực tế hơn (thƣờng xảy ra tại 73% thời gian)
Sử dụng tiêu chuẩn không đƣợc Để đạt đƣợc thành quả tốt nhất, sử dụng tiêu chuẩn không
lọc đƣợc lọc khi chọn lựa mẫu hình
Không mua chứng khoán cho đến khi xảy ra hiện tƣợng giật
lùi. Một khi giá trƣợt xuống thấp hơn miệng bên phải chiếc
Mua sau khi xảy ra hiện tƣợng cốc saukhi xuất hiện điểm vỡ hƣớng lên, thƣờng xảy ra tại
giật lùi 74% thời gian, chờ cho đến khi giá đóng cửa nằm cao hơn
miêng cốc hãy mua vào. Kĩ thuật này làm giảm tỷ lệ thất bại
và tăng mức sinh lợi.
Nếu bạn phát hiện ra một chiếc cốc nằm trong một chiếc cốc,
hay mua tại điểm phá vỡ của chiếc cốc bên trong (khi giá tăng
Mua chiếc cốc bên trong
cao hơn miệng chiếc cốc bên trong). Chuẩn bị để bán tại mức
đỉnh cũ
Nhiều chiếc cốc có thể thất bại sau khi tăng chỉ 10%-15%.
Quan sát tỷ lệ thất bại 15% Hãy cần trọng bằng cách đặt lệnh dừng lỗ để giới hạn mức
thiệt hai hoặc để xác định mức lãi tối đa
Đặt một lệnh dừng lỗ nằm thấp hơn 1/8 so với tay cầm để giới
Lệnh dừng lỗ hạn mức lô. Nâng mức dừng lỗ tới điểm phá vỡ hoặc chỉ thấp
hơn so với vùng hỗ trợ gần nhất khi giá tăng
VÍ DỤ ĐẦU TƢ

Anh ấy đã không bị thuyết phục chứng khoán này là một cơ hội đầu tƣ tót,
nhƣng không có tiền để mua nó. Anh ấy để quyết định giao dịch giả để xem anh ấy có
thể học đƣợc cái gì. Trên biểu đồ ngày, anh ấy đã nhìn thấy một chiếc cốc bên trong tại
điểm C, và đây là lý do anh ấy quyết định đầu tƣ.

Tuần nối tiếp tuần, anh ấy đã chờ tín hiệu mua nhƣng nó không xuất hiện. Cuối
cùng, chứng khoán tăng cao hơn miệng bên phải chiếc cốc nhƣng anh ấy đã bỏ lỡ nó.
Khi anh ấy nhình lại đồ thị trên máy tính, hiện tƣợng giật lùi đã xảy ra. Vì thế, anh ấy
chờ đợi giá tăng cao hơn miệng bên phải chiếc cốc một lần nữa.

Điều này đã xảy ra vào ngày 9/5, ngày sinh nhật bạn gái của anh ấy. Cảm nhận
một điểm lành, anh ấy đã quyết định mua chứng khoán, tất nhiên là giả thôi, tại mức giá
đóng cửa của ngày sau đó (tại mức 15 ¼). Sau khi anh ấy gặp bạn gái vào ngày tiếp
theo, cô ấy đã không ấn tƣợng với món quà sinh nhật anh ấy đã tặng, và chứng khoán
đã đóng cửa thấp hơn nữa.

Hai tuần sau đó, chứng khoán đi lên. Cody đã đặt lệnh dừng lỗ thấp hơn 1/8 so
với đáy tay cầm, tại mức 14 3/8 (điểm D, cũng là điểm mua vào). Khi chứng khoán tăng
cao hơn miệng cốc, anh ấy đã nâng mức dùng lỗ lên mức thấp hơn 1/8 so với đáy tay
cầm hay tại mức 17 ½. Sau đó, anh ấy đã lƣu ý một vấn đề: mẫu hình đỉnh tam giác
phải mở rộng (right-angled broadening top formation). Đối với anh ấy đây là tín hiệu
đảo chiều,v ì thế anh ấy đã nâng mức dừng lỗ lên chỉ thấp hơn nền tại mức 20 ¼. Anh
ấy tiếp tục chờ đợi.

Anh ấy đã có chứng khoán . Họ không hài lòng với công ty vì vài lý do. Khi anh
ấy kéo chứng khoán lên màn hình vi tính, anh ấy đã chú ý rằng nó đã vƣợt qua đỉnh vào
cuối tháng 8 khi giá bị giảm. Cody nhanh chóng cầm lấy máy tính và tính toán mức lãi.
Anh ấy đã lãi 5 USD mỗi cổ phần. Anh ấy hứa với bản thân rằng lần tới anh ấy sử dụng
lãi ảo để mua cho bạn gái một cái gì đó.
CHƢƠNG 13
MẪU HÌNH HAI ĐỈNH

THỐNG KÊ SƠ LƢỢC

Mẫu hình có hai đỉnh. Mặc dù đƣợc hình thành ở các thời điểm khác
Hình dáng
nhau nhƣng hai đỉnh có cùng một mức giá
Đảo ngƣợc hoặc củng cố Đảo ngƣợc xu hƣớng và tạo nên sự giảm giá trong ngắn hạn (tối đa 3
xu hƣớng tháng)
Tỷ lệ thất bại 65%
Tỷ lệ thất bại nếu chờ đợi
17%
sự xuất hiện của điểm vỡ
Mức lỗ trung bình 20% nhƣng mức lỗ chắc chắn nhất là 10%-15%
Xu hƣớng khối lƣợng
Khối lƣợng giảm cho đến khi điểm vỡ xảy ra
bình quân
Xác suất xảy ra hiện
69%
tƣợng kéo ngƣợc
Tỷ lệ đạt đến mục tiêu
39%
giá
Hai đỉnh gần nhau, vùng trũng sâu, và khối lƣợng phá vỡ cao. Tất cả
Những phát hiện thú vị
các yếu tố này sẽ tạo nên sự sụt giảm mạnh.
Có thể nhầm lẫn với các
Mẫu hình vai-đầu-vai đỉnh, mẫu hình đỉnh nhọn (horn top)
mẫu hình khác

Kết quả nghiên cứu về mẫu hình hai đỉnh có một số điểm khá bất ngờ. Tỷ lệ thất
bại của mẫu hình là 65%, tức tệ hơn cả việc tung đồng xu. Nếu bán các cổ phiếu đang
nắm giữ một cách mù quán trƣớc khi điểm phá vỡ xuất hiện, bạn có thể bỏ mất một
phần lớn lợi nhuận. Ngƣợc lại, nếu chờ đến khi điểm phá vỡ xảy ra, xác suất bạn quyết
định đúng là 83%. Tuy nhiên, khoảng 50% mẫu hình hai đỉnh có mức giảm ít hơn 15%,
và gần 65% mẫu hình không giảm tới giá mục tiêu. Các số liệu thống kê thành quả tệ
hại ở trên có thể khiến bạn nghĩ việc nắm giữ cổ phiếu là rất nguy hiểm.

Xác suất xảy ra hiện tƣợng giật lùi tới điểm phá vỡ là 69%. Một khi điểm phá vỡ
xảy ra, bạn có thể yên tâm chờ đợi hiện tƣợng giật lùi sẽ hoàn tất và giá sẽ tiếp tục giảm
trở lại sau đó.

Mẫu hình có hai đỉnh gần nhau tạo nên mức sụt giảm lớn hơn so với mẫu hình có
hai đỉnh xa nhau. Khi hai đỉnh gần nhau, nhà đầu tƣ dễ dàng nhận diện mẫu hình hai
đỉnh và cố gắng đẩy mạnh bán ra.

Có mối liên hệ giữa độ sâu vùng trũng giữa hai đỉnh và tỷ lệ phần trăm giảm giá.
Các mẫu hình có vùng trũng càng sâu, mức độ giảm giá càng lớn. Khối lƣợng phá vỡ
cao sẽ tạo nên mức giảm lớn hơn so với khối lƣợng phá vỡ thấp. Phần “thống kê” sẽ
giải thích rõ hơn những phát hiện này.

QUAN SÁT

Mẫu hình vai đầu vai và mẫu hình hai đỉnh có lẽ là những mẫu hình phổ biến
nhất. Các nhà đầu tƣ mới tham gia thị trƣờng có thể sẽ thấy đỉnh kép trên đồ thị và nói
rằng đó là hai đỉnh. Các nhà đầu tƣ có thể đã nhầm lẫn. Mẫu hình hai đỉnh thực sự có
một số đặc điểm nhận dạng và tôi sẽ giải thích rõ hơn trong phần dƣới đây. Tuy nhiên,
trƣớc hết, chúng ta hãy xem mẫu hình hai đỉnh là nhƣ thế nào?

Trong hình 13.1, mẫu hình hai đỉnh xuất hiện trên biểu đồ giá cổ phiếu của công
ty Pacific Scientific. Điểm chú ý đầu tiên là hai đỉnh giống nhau. Theo đó, hai đỉnh có
cùng một mức giá và khoảng cách giữa hai đỉnh là khá rộng. Đỉnh đầu tiên đƣợc hình
thành từ một xu hƣớng giá tăng. Sau khi đỉnh thứ hai hình thành, cổ phiếu sụt giảm
mạnh.

Vùng trũng giữa hai đỉnh trong đồ thị thƣờng có mức giảm giá 10% hoặc 20%,
và đôi khi cao hơn. Mức giá thấp nhất tại vùng trũng đƣợc gọi là mức hoặc điểm hỗ trợ.
Điểm hỗ trợ là mức giá thấp nhất giữa hai đỉnh và là tín hiệu của điểm vỡ hƣớng xuống
một khi giá đóng cửa dƣới điểm hỗ trợ. Một mẫu hình có hai đỉnh giống nhau đƣợc xem
là mẫu hình hai đỉnh chỉ khi giá đóng cửa nằm dƣới điểm hỗ trợ. Thông thƣờng, mẫu
hình hai đỉnh sẽ xuất hiện hiện tƣợng kéo ngƣợc nhƣ trong hình 13.1. Hiện tƣợng kéo
ngƣợc tạo nên cơ hội để nhà đầu tƣ thoát ra trƣớc khi xu hƣớng giảm giá hình thành.
Đối với những nhà đầu tƣ mạo hiểm, hiện tƣợng kéo ngƣợc còn là cơ hội để bán khống
với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm.

Hình 13.1- Một mẫu hình hai đỉnh có hai đỉnh giống nhau. Mặc dù khoảng cách
thời gian giữa hai đỉnh là khoảng vài tháng nhƣng có mức giá gần nhƣ nhau. Chỉ khi giá
giảm thấp hơn mức đáy thấp nhất của vùng trũng, mẫu hình hai đỉnh mới có giá trị.

HƢỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MẪU HÌNH

Bảng 13.1 đƣa ra các tiêu chuẩn nhằm xác định đúng mẫu hình hai đỉnh. Tiêu
chuẩn đầu tiên là xu hƣớng giá. Xu hƣớng giá hình thành đỉnh thứ nhất nên là xu hƣớng
tăng giá. Xu hƣớng giá không nhất thiết là một đƣờng thẳng mà thông thƣờng sẽ có
hình dạng bậc thang nhƣ hình 13.2. Tất nhiên, đà tăng giá cần phải đủ mạnh. Tiêu
chuẩn này có nghĩa rằng, giá cần phải tăng trong vòng một vài tháng và điểm cuối cùng
chính là đỉnh thứ nhất của mẫu hình.

Hình 13.2 cho thấy giá cổ phiếu bắt đầu tăng từ tháng 10/1993 và đỉnh đƣợc xác
lập tại tháng 3 năm sau. Giá tăng từ mức đáy 25 ½ tới đỉnh 40. Sau đó giá giảm trong
vài tháng trƣớc khi tăng trở lại để hình thành đỉnh thứ hai. Đỉnh thứ hai có mức giá 39,
tức chỉ thấp hơn 2.5% so với đỉnh thứ nhất.

Thời gian giữa hai đỉnh là khoảng 5 tháng, đủ xa để giá chứng khoán vòng lên
tạo nên một vùng trũng ở giữa hai đỉnh. Mức giá thấp nhất tại vùng trũng là 32 ½ , thấp
hơn nhiều so với mức giá 40 tại đỉnh. Nhƣ vậy, mức giảm giá là 19%, cao hơn nhiều so
với mức yêu cầu tối thiểu 10%.

Bảng 13.1- Các đặc điểm lựa chọn mẫu hình hai đỉnh
Đặc điểm Thảo luận
Mẫu hình phải đƣợc hình thành trong xu hƣớng giá lên trong ngắn
Xu hƣớng giá đi lên hạn hoặc trung hạn (từ 3 đến 6 tháng) và không đƣợc tăng cao hơn
đỉnh trái.
Ít nhất phải có mức giảm 10% giữa hai đỉnh. Một vài nhà phân tích
yêu cầu mức giảm 20% giữa các đỉnh trong vòng 1 tháng (mức sụt
Mức giảm giữa hai đỉnh
giảm càng sâu, mẫu hình càng hiệu quả). Vùng trũng thƣờng có hình
dáng vòng lên nhƣng điều này là không bắt buộc.
Sự khác biệt mức giá giữa hai đỉnh nên là khoảng 3% hoặc ít hơn.
Đỉnh giống nhau Tuy nhiên điều này không phải là bắt buộc và đôi khi chỉ cần hai
đỉnh có vẻ nhƣ có cùng một mức giá.
Khoảng cách giữa hai Khoảng cách giữa hai đỉnh nên từ vài tuần cho đến một năm. Nếu
đỉnh khoảng cách rộng, nên sử dụng đồ thị theo tuần.
Mức giảm giá sau đỉnh Sau khi đỉnh thứ hai hình thành, giá phải đóng cửa thấp hơn mức hỗ
thứ hai trợ và không đƣợc tăng cao hơn đỉnh phải
Khối lƣợng thƣờng cao hơn ở đỉnh trái hơn là đỉnh phải. Nói chúng,
Khối lƣợng
khối lƣợng có xu hƣớng giảm dần.
Khối lƣơng phá vỡ thƣờng cao nhƣng điều này là không bắt buộc.
Khối lƣợng phá vỡ
Nếu khối lƣợng phá vỡ càng cao, mức giảm sẽ càng lớn.
Điểm hỗ trợ là điểm thấp nhất giữa hai đỉnh. Giá đóng cửa thấp hơn
Điểm hỗ trợ
điểm hỗ trợ là sự xác nhận hình thành mẫu hình hai đỉnh

Sau khi rời khỏi đỉnh thứ hai, giá cổ phiếu giảm một cách đều đặn. Sau đó, giá
cổ phiếu đóng cửa nằm dƣới điểm hỗ trợ, là mức giá thấp nhất của vùng trũng, và tiếp
tục đi xuống. Khi điều này xảy ra, sự giảm giá xác nhận đồng thời cả điểm phá vỡ
hƣớng xuống và sự hình thành mẫu hình hai đỉnh. Mẫu hình hai đỉnh đúng phải có giá
phải đóng cửa thấp hơn điểm hỗ trợ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không nên quá xem
trọng.

Tôi nói nhƣ vậy bởi trong thực tế có ba tình huống xảy ra. Tình huống thứ nhất,
giá cổ phiếu thƣờng giảm thấp hơn đỉnh thứ hai sau đó quay đầu và tiếp tục tăng. Tình
huống thứ hai, đôi khi cổ phiếu sẽ hình thành nên đỉnh thứ ba. Và cuối cùng, cổ phiếu
đôi khi chỉ dao động trong khung hẹp. Hai trong 3 tình huống trên, giá cổ phiếu sẽ
không giảm thấp hơn điểm hỗ trợ-nghĩa là giá cổ phiếu sau đó vƣợt qua hai đỉnh và tiếp
tục tăng cao hơn. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này rõ hơn trong phần “quan sát sự thất
bại”.

Khối lƣợng lƣợng giao dịch diễn ra đúng nhƣ bạn kỳ vọng. Thông thƣờng, khối
lƣợng sẽ cao hơn ở đỉnh trái và sau đó giảm dần ở đỉnh thứ hai. Khối lƣợng phá vỡ sẽ
cao hơn mức trung bình.

Khối lƣợng cao hơn ở đỉnh trái và thấp hơn ở đỉnh phải tạo nên xu hƣớng giảm
dần của khối lƣợng trong mẫu hình. Hình 13.2 cho thấy khối lƣợng giao dịch cao hơn ở
đỉnh trái và rất thấp ở đỉnh phải. Khối lƣợng tại điểm phá vỡ gần tƣơng đƣơng với đỉnh
trái – nghĩa là chỉ cao hơn đôi chút. Khối lƣợng phá vỡ không phải là nhân tố quyết
định đến giá trị của mẫu hình, nhƣng mẫu hình có khối lƣợng phá vỡ lớn thƣờng khiến
chứng khoán giảm sâu hơn.

Tại sao mẫu hình hai đỉnh lại đƣợc hình thành? Quan sát hình 13.3, mẫu hình hai
đỉnh hình thành một cách rõ nét và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn. Cổ phiếu thực sự bắt
đầu quá trình tăng giá từ tháng 10/1992 tại mức 9 7/8. Ban đầu, khối lƣợng giao dịch
không đáng kể nhƣng có sự tích lũy. Trong quá trình tăng giá, khối lƣợng giao dịch
tăng vọt đã đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn nhƣ trong tháng 3 và tháng 4.

Nhiều nhà đầu tƣ kém may mắn mua cổ phiếu gần đỉnh trái với hy vọng giá sẽ
tăng hơn nữa. Tuy nhiên, những nhà đầu tƣ am hiểu phân tích kỹ thuật có thể nhận ra
mẫu hình: chuyển động thẳng đứng (measured move up formation). Lần tăng đầu tiên
diễn ra trong ba ngày, sau đó đi ngang trong vài tuần trƣớc khi chuyển sang lần tăng kế
tiếp đến đỉnh đầu tiên.
Hình 13.2- Mẫu hình hai đỉnh theo đồ thị tuần. Giá trong mẫu hình hai đỉnh tăng
từ mức đáy 25 ½ lên đỉnh 40 trong vòng 5 tháng. Giá đóng cửa thấp hơn mức hỗ trợ xác
nhận sự xuất hiện của điểm hỗ phá vỡ hƣớng xuống và mẫu hình hai đỉnh hình thành.

Một khi mẫu hình chuyển động thẳng đứng hoàn tất, khối lƣợng giao dịch trở
nên yết ớt khiến xu hƣớng đi lên bị chặn lại. Giá giảm và hình thành đáy vào đầu tháng
5, tại mức 15 ¾. Giá sau đó chuyển động ngang trong hai tháng với giá trị giao dịch
thấp.

Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, mức giảm giá từ đỉnh tới đáy là không nhiều
nhƣng xét về tỷ lệ, mức giảm là khoảng 20%. Một số nhà đầu tƣ tận dụng cơ hội giá ở
mức thấp để tăng cƣờng vị thế. Các nhà đầu mua ở đỉnh thứ nhất sẽ nghĩ rằng, họ sẽ
bán ngay khi hòa vốn. Chính vì vậy khi giá bắt đầu tăng, nhiều nhà đầu tƣ mua ở đỉnh
thứ nhất tiến hành bán ra. Khối lƣợng giao dịch sau khi tăng tới điểm này, bắt đầu đi
ngang, sau đó tăng đã tạo nên hình dáng nhấp nhô trong đồ thị (diễn ra từ cuối tháng
sáu đến tháng 7). Những nhà đầu khác tin rằng giá khó giảm thêm và bắt đầu mua vào.

Khi giá cổ phiếu tăng trở lại và hình thành đỉnh thứ hai trong suốt tháng 7, một
số nhà đầu tƣ cho rằng mẫu hình hai đỉnh đang hình thành và họ bán gần đỉnh này và
hài lòng với lợi nhuận kiếm đƣợc. Một số nhà đầu tƣ can đảm lại thực hiện bán khống
với hi vọng rằng giá sẽ giảm. Giá giảm nhƣng ngừng mức giá hỗ trợ đƣợc hình thành
giữa hai đỉnh.
Sau một nổ lực kéo dài để tạo ra đỉnh thứ ba vào cuối tháng 8 và trong tháng 9,
khoảng trống giá nằm thấp hơn mức hỗ trợ khoảng 15%. Điểm phá vỡ hƣớng xuống
xuất hiện. Ngay lập tức, các nhà đầu tƣ thông minh thực hiện bán ra cổ phiếu và thu hồi
vốn. Một số nhà đầu tƣ khác nghĩ rằng, thị trƣờng đang bán quá mức trong khi một
nhóm đầu tƣ khác thực hiện bán khống.

Hình 13.3 Một ví dụ mẫu mực về mẫu hình hai dỉnh. Giá không vƣợt qua hai đỉnh
trong vòng 3 năm. Mẫu hình chuyển động thăng đứng (measured move up) hình thành để
tạo nên đỉnh trái.

Vào giữa tháng 10, chứng khoán cố gắng bật trở lại nhƣng không thành. Trong 3
năm tiếp theo, cho đến khi kết thúc việc nghiên cứu này, giá không tăng cao hơn đỉnh
đƣợc thiết lập bởi mẫu hình đỉnh.

QUAN SÁT SỰ THẤT BẠI

Sự thất bại của mẫu hình hai đỉnh sẽ nhƣ thế nào và chúng ta có thể học đƣợc
những kinh nghiệm gì? Hình 14.3 cho thấy sự thất bại điển hình của mẫu hình hai đỉnh.
Mẫu hình hai đỉnh giống nhau đáp ứng tất cả nguyên tắc lựa chọn đặt ra trong bảng
13.1 nhƣng có hai ngoại lệ. Thứ nhất, khối lƣợng giao dịch của mẫu hình rất đáng ngờ.
Khối lƣợng giao dịch ở đỉnh trái tuy cao nhƣng chỉ kéo dài trong 1 ngày. Khối lƣợng
giao dịch ở đỉnh phải là khá cao, dày đặc và duy trì mức cao trong khoảng một tuần lúc
hình thành đỉnh. Tuy nhiên, theo mẫu hình hai đỉnh điển hình, hình dáng khối lƣợng
thƣờng khác với tiêu chuẩn, do đó rất ít manh mối để biết mẫu hình có thất bại hay
không cho đến khi có kết quả cuối cùng.

Tiêu chuẩn lựa chọn thứ hai bị vi phạm là một điểm cần chú ý. Giá đóng cửa
không nằm dƣới điểm hỗ trợ. Khi xem xét tất cả mẫu hình hai đỉnh trong cuốn sách
này, khoảng 65% xảy ra nhƣ hình 13.4. Nói cách khác, chứng khoán có khuynh hƣớng
đi lên. Tại sao?

Hình 13.4- Một mẫu hình hai đỉnh bị thất bại. Giá giảm sau khi đỉnh thứ
hai hình thành nhƣng lại tăng trƣớc khi chạm đến mức hỗ trợ.

Việc đảo ngƣợc đỉnh (chẳng hạn nhƣ mẫu hình hai đỉnh) hoạt động kém trong thị
trƣờng giá lên, trong khi đảo ngƣợc đáy lại diễn ra mạnh hơn. Các mẫu hình khác trong
cuốn sách này cũng cho thấy điều này. Điểm quan trọng cần phải nhớ về hình 13.4 là
bạn phải chờ giá giảm thấp hơn điểm hỗ trợ trƣớc khi mua vào. Nếu không, bạn đứng
trƣớc một cơ hội tốt để rút tiền mặt ra quá sớm.
Nếu bạn chờ đến điểm hỗ trợ, có tới xác suất 83% giá sẽ tiếp tục giảm. Tất
nhiên, có một xác suất nhỏ bạn rơi vào trƣờng hợp thất bại 5%. Hình 13.5 thể hiện một
mẫu hình hai đỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm đóng cửa thấp hơn mức hỗ
trợ.

Xu hƣớng đi lên bắt đầu từ tháng 5/1992 và đạt đỉnh vào tháng 3/1993, tƣơng
ứng với mức tăng hơn 60%. Giá giảm trong thời gian khoảng 1 tháng trƣớc khi tích lũy
và cố gắng để tạo nên một đỉnh mới. Vào đầu tháng 6, giá cổ phiếu đạt đỉnh mới cao
hơn 5/8 so với đỉnh cũ.

Tuy nhiên, đợt tăng giá chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và giá sau đó bất ngờ đổ
nhào. Chứng khoán giảm hơn 20% trƣớc khi gặp mức hỗ trợ tại mức giá 26. Đáy mới
nằm thấp hơn đáy giữa, đƣợc gọi là điểm hỗ trợ, nhƣng sau đó nhanh chóng quay đầu.
Đà tăng giá rất nhanh và không dừng lại cho đến khi chạm ngƣỡng 39 (tức tăng khoảng
50%). Nếu bạn bán cổ phiếu tại mức giá thấp hơn điểm hỗ, bạn đã mất cơ hội giành
đƣợc một khoản tiền lời. Trƣờng hợp này đƣợc gọi là thất bại 5%. Giá phá vỡ đi xuống
nhƣng không giảm nhiều hơn 5% trƣớc khi quay đầu. May mắn thay, thất bại 5% tƣơng
đối hiếm xảy ra đối với mẫu hình hai đỉnh. Sự thất bại 5% chỉ 17% trong số các mẫu
hình có điểm hƣớng xuống.

Hình 13.5- Một mẫu hình hai đỉnh có mức giảm giá không nhiều hơn 5%
THỐNG KÊ

Bảng 13.2 trình bày các số liệu thống kê về mẫu hình hai đỉnh. Tuy nhiên, nó
không phải là tất cả. Có khoảng 1,280 mẫu hình đƣợc xác định từ 500 cổ phiếu trong
hơn 5 năm. Trong số những mẫu hình này, 65% hay 826 mẫu hình có giá chứng khoán
tiếp tục tăng dù không lần nào nằm thấp hơn điểm hỗ trợ. Vì mẫu hình hai đỉnh chỉ có
giá trị sau khi có điểm vỡ thực, 826 mẫu hình này đã loại bỏ khỏi thống kê. Nói ngắn
gọn, 826 trƣờng hợp này không phải là mẫu hình hai đỉnh.

454 mẫu hình còn lại bao gồm 75% mẫu hình đảo chiều và 25% mẫu hình là
củng cố xu hƣớng. Tỷ lệ thất bại của những mẫu hình này là 17%, nghĩa là có 75 mẫu
hình đảo ngƣợc đi ngƣợc nhƣng giá không giảm nhiều hơn 5%. Theo quan điểm của
tôi, những mẫu hình có tỷ lệ thất bại dƣới 20% là đáng tin cậy. Tuy nhiên, tôi phải nhấn
mạnh rằng bạn phải đợi điểm phá vỡ xảy ra trƣớc khi đầu tƣ.

Bảng 13.2- Các thống kê về mẫu hình hai đỉnh


MÔ TẢ THỐNG KÊ
Số lƣợng mẫu hình từ 500 chứng khoán trong khoảng
thời gian 1991-1996 454
Mẫu hình đảo ngƣợc hoặc củng cố xu hƣớng 113 củng cố và 341 đảo ngƣợc
Tỷ lệ thất bại 75 hay 17%
Mức giảm trung bình của mẫu hình thành công 20%
Mức giảm chắc chắn 10%-15%
Trong số các mẫu hình thành công, xác suất đạt đến hoặc
vƣợt mục tiêu giá 177 hay 39%
Chiều dài trung bình mẫu hình 2 tháng (57 ngày)
Mức chênh lệch trung bình mức giá giữa hai đỉnh 1%
Mức giảm trung bình giữa hai đỉnh 15%
Tỷ lệ mẫu hình có đỉnh trái cao hơn đỉnh phải 56% so với 44%

Các mẫu hình thành công có mức giảm trung bình là 20%, tuy nhiên mức giảm
chắc chắn nhất chỉ từ 10% đến 15%. Hình 13.6 chỉ ra mối quan hệ này. Trong đồ thị, tôi
sắp sếp phần trăm mức lỗ theo thứ tự giảm dần thành 10 cột. Kết quả phân phối tần suất
cho thấy một xu hƣớng đáng quan ngại. Gần một nửa mẫu hình (47%) có mức giảm ít
hơn 15% so với hỗ trợ trƣớc khi đạt đến mức đáy cuối cùng.

Câu hỏi đặt ra là, có nên hiện thực hóa lợi nhuận khi gặp mẫu hình hai đỉnh? Nếu
giá tiếp tục giảm thêm 15% và sau đó tăng trở lại, tại sao bạn không sẵn sàng chờ đợi?
Đây là những câu hỏi thú vị.Nếu bạn bán gặp mẫu hình hai đỉnh, rất có thể bạn đang
bán gần đáy cuối cùng.

Hình 13.6- Phân phối tần suất mức lỗ của mẫu hình hai đỉnh. Hình này cho thấy
khoảng ½ mẫu hình hai đỉnh có mức giảm ít hơn 15%.

Mức giảm trung bình từ đỉnh cao nhất tới đáy cuối cùng là 32%. Tại sao không
bán ở đỉnh? Tại sao không hiện thực hóa lợi nhuận sớm hơn trƣớc khi mẫu hình hai
đỉnh hình thành? Nếu làm điều đó, bạn chắc chắn mất cơ hội kiếm thêm lợi nhuận khi
giá tăng sau khi bạn bán (nhớ rằng, 65% mẫu hình hai đỉnh không bao giờ giảm thấp
hơn điểm hỗ trợ). Tất nhiên, bạn có thể bán và mua trở lại khi giá tăng.

Thƣớc đo chiều dài là công cụ ƣớc tính mức giá mà chứng khoán tối thiểu phải
đi đến đó. Trong phần “kinh nghiệm đầu tƣ”, tôi sẽ bàn rõ hơn nguyên tắc này, nhƣng
trƣớc hết có thể hình dung đơn giản rằng, thƣớc đo chiều dài đƣợc tính đơn giản bằng
cách tính chiều cao mẫu hình và trừ cho mức giá tại điểm hỗ trợ. Kết quả có đƣợc là
mục tiêu giá tối thiểu chứng khoán đi đến.
Hình 13.7- Phầm trăm mức lỗ theo từng nhóm khoảng cách đỉnh. Các nhóm có
khoảng cách đỉnh gần hơn có mức lỗ lớn so với nhóm có khoảng cách đỉnh gần nhau

Đối với mẫu hình hai đỉnh, chỉ 39% mẫu hình có mức giảm đạt đến mục tiêu giá.
Tôi cho rằng, một mẫu hình đáng tin cậy phải có tỷ lệ trên 80%. Do đó, kết quả kém cỏi
này cho thấy rằng các mẫu hình hai đỉnh không có mức giảm quá xa và không xứng
đáng để tham gia giao dịch khi xuất hiện mẫu hình này.

Hình 13.8- Phần trăm mức lỗ theo các mức giảm của vùng trũng. Vùng trũng giữa
hai đáy càng sâu, giá chứng khoán giảm càng mạnh
Bảng 13.2 trình bày một vài số liệu thống kê liên quan tới hình dáng của hai
đỉnh. Thời gian trung bình của mẫu hình, đƣợc tính từ đỉnh này đến đỉnh kia, là khoảng
2 tháng (57 ngày). Mức chênh lệch trung bình giá giữa hai đỉnh chỉ là 0.3$ và vùng đáy
giứa hai đỉnh chỉ thấp hơn 15% so với đỉnh cao nhất. Đỉnh bên trái thƣờng cao hơn bên
phải nhƣng tỷ lệ tƣơng đối thấp ( chỉ 56% mẫu hình có đỉnh trái cao hơn).

Trong một nghiên cứu trƣớc đây (ở mức độ nhỏ hơn nhiều), tôi đã nhận xét mẫu
hình hai đỉnh hoạt động tốt hơn khi hai đỉnh gần nhau hơn là xa nhau. Nghiên cứu này
đã ủng hộ cho những phát hiện trên.

Tôi đã đo khoảng cách thời gian giữa hai đỉnh và tạo ra kết quả phân phối tần
suất. Sau đó, tôi kết hợp với những mức lỗ tƣơng ứng từng mẫu hình và kết nối các
điểm này nhƣ trong hình 13.7. Đồ thị cho thấy những mẫu hình có hai đỉnh càng gần,
mức lỗ sẽ càng lớn (nghĩa rằng mẫu hình hoạt động tốt hơn) so với các mẫu hình có
khoảng cách hai đỉnh rộng hơn.

Giống nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây, kích thƣớc mẫu là một vấn đề. Số lƣợng
mẫu trong các nhóm có khoảng cách giữa hai đỉnh trên 77 ngày là khá tốt. Tuy nhiên,
trong nhóm có khoảng cách giữa hai đỉnh là 91 ngày, chỉ có 16 mẫu hình(các nhóm sau
có số lƣợng mẫu hình lần lƣợt là 15, 8 và 8). Mặc dù 4 mẫu là thấp hơn so với tiêu
chuẩn tối thiểu là 30 mẫu hình, nhƣng tôi cho rằng, cho dù có đủ số lƣợng mẫu trong
các nhóm này, kết quả vẫn là đi xuống.

Lý do mẫu hình hai đỉnh có khoảng cách gần nhau hoạt động tốt hơn là vì chúng
dễ nhận diện. Nếu khoảng cách giữa hai đỉnh chỉ là 2 đến 3 tháng, các đầu tƣ sẽ dễ
dàng nhận ra so với khoảng cách đỉnh trên một năm. Một khi nhà đầu tƣ nhận ra mẫu
hình hai đỉnh, nhiều nhà đầu tƣ sẽ bán ra khiến giá giảm xuống sâu hơn.

Trong một số trƣờng hợp thống kê đặc biệt, tôi đã đo độ sâu vùng trũng giữa hai
đỉnh và so sánh với mức lỗ của đáy cuối cùng. Tôi phát hiện rằng, các mẫu hình hai
đỉnh có vùng trũng rộng và sâu, sẽ có mức lổ lớn hơn so với các vùng trũng cạn. Hình
13.8 cho thấy mối quan hệ trên. Ví dụ, những mẫu hình có mức giảm của vùng trũng là
11%, mức lỗ trung bình là 15%, trong khi các mẫu hình có mức giảm vùng trũng là
18%, mức lỗ trung bình là 27%. Mức giảm 18% gần giống với tiêu chuẩn lựa chọn cổ
điển của mẫu hình hai đỉnh là 20%.

Bảng 13.3 trình bày các thông kê về điểm phá vỡ của mẫu hình hai đỉnh. Sau khi
đỉnh thứ hai đƣợc xác nhận, chứng khoán mất nhiều ngày để giá giảm tới điểm hỗ trợ.
Trong nghiên cứu này, các mẫu hình mất trung bình khoảng 5 tuần để chứng khoán đi
từ đỉnh phải xuống điểm hỗ trợ hay điểm phá vỡ.

Nhƣ đã đề cập trƣớc đây, các nghiên cứu chỉ dành cho những mẫu hình hai đỉnh
thành công (nghĩa là có giá đóng cửa thấp hơn so với mức giá thấp nhất trong vùng
trũng giữa hai đỉnh). Theo tiêu chuẩ này, chỉ có tất cả 454 mẫu hình có điểm phá vỡ
hƣớng xuống. Tuy nhiên, 75 mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng xuống nhƣng giá không
giảm nhiều hơn 5% trƣớc khi quay đầu. Kiểu thất bại 5% là khá hiếm đối với mẫu hình
hai đỉnh, với xác suất xảy ra là 17%.

Bảng 13.3- Các thống kê về điểm phá vỡ của mẫu hình hai đỉnh
MÔ TẢ THỐNG KÊ
Số ngày trung bình từ đỉnh phải đến điểm phá vỡ 39 ngày
Tỷ lệ mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng xuống 454 hay 100%
Tỷ lệ mẫu hình có điểm phá vỡ hƣớng xuống nhƣng bị
thất bại (tức giá giảm không nhiều hơn 5%) 75 hay 17%
Xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc 314 hay 69%
Thời gian trung bình hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc 10 ngày
Đối với các mẫu hình thành công, số ngày đạt đến đáy
cuối cùng 3 tháng (83 ngày)
Xác suất điểm vỡ xuất hiện gần mức giá thấp (L), trung
bình (C), hoặc cao (H) trong 12 tháng qua L24%, C50%, H26%
Mức lỗ tƣơng ứng cho từng giai đoạn L17%, C 20%, H20%

Khoảng 69% mẫu hình xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc. Tỷ lệ này là khá cao và
điều này cho thấy giá chứng khoán có sự lƣỡng lự khi tiếp tục giảm sâu hơn từ điểm
phá vỡ. Luận điểm này đƣợc củng cố bởi mức giảm chắc chắn nhất của mẫu hình hai
đỉnh chỉ là 10%- 15%. Trong nhiều trƣờng hợp, giá sẽ giảm 10% hoặc 15% sau đó lại
tăng trở lại về điểm phá vỡ và có thể tiếp tục tăng cao hơn. Vì lý do này, nhà đầu tƣ nên
tham gia thị trƣờng sau khi hiện tƣợng kéo ngƣợc hoàn tất và sau khi giá tiếp tục giảm
trở lại. Thời gian trung bình để chứng khoán hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc đến điểm
phá vỡ là 10 ngày, mức trung bình của nhiều mẫu hình khác trong cuốn sách này.

Một khi điểm phá vỡ xảy ra, chứng khoán mất khoảng ba tháng (83 ngày) để đạt
tới mức đáy cuối cùng. Phần lớn các mẫu hình (khoảng 70%) mất khoảng 3 tháng hoặc
ít hơn để đạt tới đáy cuối cùng. Thậm chí, có 18% mẫu hình chạm tới đáy cuối cùng
trong vòng 6 tháng. Do đó, tôi xếp mẫu hình hai đỉnh vào nhóm chỉ báo đầu tƣ ngắn
hạn.

Điểm phá vỡ xuất hiện ở đâu trong vòng 12 tháng qua? Hầu hết các mẫu hình hai
đỉnh có điểm vỡ nằm ở mức giá trung bình trong 12 tháng qua. Trong thống kê phân
phối tần suất, chúng tôi không nhìn thấy điểm phá vỡ nằm rõ trong một vùng giá nào.
Phần trăm mức lô là gần nhƣ nhau bất kể điểm vỡ nằm ở đâu trong 12 tháng qua.

Bảng 13.4 cho thấy những số liệu thống kê về khối lƣợng giao dịch của mẫu
hình hai đỉnh. Một trong những nguyên tắc xác định mẫu hình là đỉnh trái có khối lƣợng
cao hơn đỉnh phải. Xác suất xảy ra điều này là 57%. Trong khi đó, chỉ khoảng 56% cho
thấy khối lƣợng giao dịch có khuynh hƣớng giảm trong suốt thời gian hình thành mẫu
hình (từ đỉnh trái sang đỉnh phải).

Bảng 13.4- Thống kê khối lƣợng của mẫu hình hai đỉnh
MÔ TẢ THỐNG KÊ
Tỷ lệ mẫu hình có khối lƣợng cao hơn ở đỉnh trái 57%
Số lƣợng mẫu hình cho thấy khối lƣợng có xu hƣớng
giảm 256 hoặc 56%
Khối lƣợng tại ngày phá vớ và 5 ngày tiếp theo so với 191 %, 158%, 124%, 11 3%,
điểm phá vỡ 116%, 112%
Tỷ lệ mẫu hình có khối lƣợng phá vỡ thấp tùy thuộc vào
hiện tƣợng kéo ngƣợc 65%
Tỷ lệ mẫu hình có khối lƣợng phá vỡ cao tùy vào hiện
tƣợng kéo ngƣợc 67%
Tỷ lệ mẫu hình có khối lƣợng phá vỡ cao dẫn đến mức
giảm lớn so với các mẫu hình có khối lƣợng thấp 21% so với 15%
Bảng 13.4 cũng cho thấy khối lƣợng giao dịch tại điểm phá vỡ khi so sánh với
các ngày trƣớc điểm phá vỡ. Khối lƣợng bắt đầu cao (bằng 191% khối lƣợng của ngày
hôm trƣớc) và giảm dần sau đó.

Liệu khối lƣợng phá vỡ thấp có chắc chắn xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc so với
mẫu hình có khối lƣợng phá vớ cao hay không? Câu trả lời là không. Chỉ 65% mẫu
hình có khối lƣợng phá vỡ thấp dẫn đến hiện tƣợng kéo ngƣợc. Trong khi đó, 67% mẫu
hình có khối lƣợng phá vỡ cao xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc.

Tôi định nghĩa khối lƣợng cao bằng 150% và khối lƣợng thấp bằng 75% so với
khối lƣợng của ngày trƣớc khi phá vỡ. Nếu khối lƣợng giảm thấp hơn từ 75% đến 50%
so với khối lƣợng của ngày hôm trƣớc, xác suất 62% mẫu hình có khối lƣợng phá vỡ
thấp sẽ xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc. Do đó, bạn có thể khẳng định rằng các mẫu hình
có khối lƣợng cao chắc chắn sẽ xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc so với các mẫu hình có
khối lƣợng thấp. Điều này có vẻ nhƣ chỉ giải thích bằng cảm giác. Khi các nhà đầu tƣ
bán cổ phiếu ngay sau điểm phá vỡ, lực mua trở nên lớn hơn (vì hầu nhƣ mọi ngƣời đều
đã bán), vì thế giá sẽ tăng và kéo ngƣợc về điểm hỗ trợ.

Liệu khối lƣợng phá vỡ cao có khiến chứng khoán giảm sâu hơn hay không? Câu
trả lời là có, và kết quả thống kê này thực sự có ý nghĩa. Những cổ phiếu có khối lƣợng
giao dịch cao tại điểm phá vỡ sẽ chịu mức lỗ lớn hơn (mức lỗ trung bình khoảng 21%)
so với các cổ phiếu có khối lƣợng phá vỡ thấp (mức lô trung bình khoảng 15%).

KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ

Bảng 13.5 đƣa ra một số kinh nghiệm đầu tƣ. Kinh nghiệm đầu tiên nói về thƣớc đo
chiều dài. Thƣớc đo này giúp chúng ta dự đoán đƣợc mức giá tối thiểu mà chứng khoán
sẽ giảm đến. Hình 13.9 đƣa ra ví dụ minh họa về cách sử dụng thƣớc đo chiều dài. Mẫu
hình hai đỉnh đƣợc thiết lập sau khi tăng từ mức 91/4 lên mức giá 151/8 trƣớc khi giảm
trở lại. Sau đó, chứng khoán tăng một lần nữa tới đỉnh thứ hai. Trong ví dụ này, mẫu
hình hai đỉnh có điều không bình thƣờng ở chỗ giá ở mức cao trong 2 tháng trƣớc khi
tiếp tục giảm. Vì vậy, một lần nữa tôi nghĩ rằng nhà đâu tƣ không nên thực hiện đầu tƣ
với mẫu hình này vì mức lợi nhuận là không đáng kể (nếu bạn đang giữ chứng khoán,
tốt nhất không nên bán). Sau đây, tôi sẽ hƣớng dẫn cách sử dụng thƣớc đo chiều dài.
Trƣớc hết, tính chiều cao mẫu hình bằng cách trừ đỉnh cao nhất cho đáy thấp
nhất. Đỉnh cao nhất là đỉnh trái với mức giá 143/8 và mức đáy thấp nhất là 12 1/8
(chính là vùng trũng giữa hai đỉnh). Trừ mức chênh lệch này, tức 2 ¼ cho mức giá hỗ
trợ (12 1/8) để có đƣợc mục tiêu giá là 9 7/8. Giá đạt đến mức giá mục tiêu vào cuối
tháng 3.

Bảng 13.5- Các kinh nghiệm đầu tƣ đối với mẫu hình hai đỉnh

Kinh nghiệm đầu tƣ Giải thích


Tính chiều cao mẫu hình bằng cách trừ đỉnh cho nhất cho đáy
thấp nhất. Sau đó trừ mức chênh lệch này cho mức đáy thấp
nhất giữa hai đỉnh (mức hỗ trợ). Kết quả có đƣợc chính là mức
Thƣớc đo chiều dài
giá tối thiểu mà chứng khoán phải đi đến. Xác suất đạt đến
mục tiêu giá sẽ cao hơn nếu nhƣ chúng ta sử dụng ½ chiều cao
mẫu hình.
Liệu bạn có nên bán chứng khoán khi mức giảm chắc chắn
nhất của mẫu hình hai đỉnh chỉ là 10%-15%? Nếu bạn muốn
Không nên đầu tƣ
bán, tốt nhất hãy nên bán gần đỉnh thứ 2 và mua lại sau khi giá
đóng cửa trên đỉnh cao hơn.
Chú ý các mẫu hình có hai Các mẫu hình có hai đỉnh gần nhau, trong vòng 60 ngày trở lại
đỉnh gần nhau sẽ có mức giảm lớn hơn.
Các mẫu hình hai đỉnh có vùng trũng giữa hai đáy càng sâu (từ
Đáy sâu
15% trở lên) sẽ có mức giảm lớn hơn.
Vì có đến 65% mẫu hình hai đỉnh có điểm phá vỡ hƣớng lên,
bạn nên chờ đợi sự xuất hiện của điểm vỡ hƣớng xuống trƣớc
Chờ đợi điểm vỡ
khi đầu tƣ. Nếu điểm vỡ hƣớng xuống xảy ra, xác suất 83%
chứng khoán sẽ tiếp tục giảm.
Khoảng 2/3 mẫu hình hai đỉnh xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc về
Chờ đợi hiện tƣợng kéo ngƣợc mức giá phá vỡ. Do đó, hãy chờ cho đến khi hiện tƣợng kéo
ngƣợc xảy ra và giá tiếp tục giảm trở lại.
Hình 13.9- Ví dụ về cách sử dụng thƣớc đo chiều dài cho mẫu hình hai đỉnh. Nên thực
hiện bán khống sau khi chứng khoán hoàn tất hiện tƣợng kéo ngƣợc và giảm trở lại một
lần nữa.

Vì thƣớc đo chiều dài này có tỷ lệ thành công chỉ 39%, nghĩa rằng chỉ 1/3 mẫu
hình đạt đến giá mục tiêu, tôi đề nghị sử dụng một nửa chiều cao của mẫu hình trong
tính toán. Bằng cách này, tỷ lệ thành công sẽ đƣợc cải thiện lên tới 70%. Trong hình
13.9, mức giá mục tiêu khi sử dụng một nửa chiều cao mẫu hình là 11. Chứng khoán
nhanh chóng đạt đến giá mục tiêu sau khi phá vỡ.

Thật sáng suốt để kiểm tra lại các yếu tố cơ bản của chứng khoán trƣớc khi đầu
tƣ. Hầu hết các chứng khoán có yếu tố cơ bản xấu sẽ giảm mạnh khi gặp mẫu hình hai
đỉnh. Thật không may, tin tốt từ một công ty và từ công ty môi giới sẽ khiến cho tình
hình thay đổi. Bạn có thể thấy công ty môi giới sẽ nâng dự báo lợi nhuận của công ty
lúc chứng khoán ở gần đỉnh. Điều này không phải là sự lừa đảo, đơn giản chỉ là vì lợi
nhuận của công ty này rất khó dự báo và nhà môi giới thông báo cho bạn bởi họ muốn
chăm sóc tốt khách hàng mà thôi.

Trong bất cứ lần giao dịch nào, điều quan trọng là bạn phải hiểu tại sao chứng
khoán lại hoạt động tốt. Điều này thực sự rất quan trọng đối với mẫu hình hai đỉnh vì
mức giảm chắc chắn nhất là khá thấp (chỉ 10%-15%). Chỉ khi bạn phát hiện thấy các
yếu tố cơ bản của công ty đang xấu đi, bạn mới nên bán chứng khoán đó.

Liệu bạn có thực sự gặp rủi ro với một mức giảm thấp nhƣ mẫu hình hai đỉnh?
Nếu bạn quyết định không bán, nhiều khả năng chứng khoán sẽ tiếp tục tăng sau khi đã
xuất hiện đỉnh thứ hai, đặc biệt là trong thị trƣờng giá lên (bull market). Chỉ khoảng 1/3
mẫu hình có giá tiếp tục đi xuống. Thỉnh thoảng đôi khi chứng khoán giảm mạnh nhƣng
hình 13.6 cho thấy, chỉ 4% (17 trong số 379 mẫu hình) có giá giảm trên 50% sau khi
xuất hiện điểm vỡ.

Một cách đầu tƣ tốt hơn là bán chứng khoán sau khi đỉnh thứ hai hình thành.
Trong phần lớn các trƣờng hợp, chứng khoán sẽ bật lên và tăng cao hơn nữa. Nếu nhƣ
điều này xảy ra, bạn vẫn có thể mua trở lại. Còn nếu giá đi xuống thì bạn đã thoát khỏi
thị trƣờng tại thời điểm tốt nhất.

Nhƣ đã đề cập trƣớc đây, mẫu hình hai đỉnh có mức giảm lớn hơn khi hai đỉnh
gần nhau và vùng trũng sâu. Hình 13.9 là một ví dụ. Hai đỉnh chỉ cách nhau 35 ngày và
vùng trũng giảm 16% từ đỉnh cao nhất. Với trƣờng hợp này, thƣớc đo chiều dài dự báo
một mức giảm tối thiểu là 2 ¼ hoặc thấp hơn 19% so với điểm hỗ trợ. Đây là một rủi ro
khá lớn. Câu hỏi đặt khi nào bạn nên bán chứng khoán? Bạn nên bán khi giá đóng cửa
nằm thấp điểm hỗ trợ sau khi mẫu hình hai đỉnh hình thành. Trong hình 13.9, chứng
khoán có một lần giảm mạnh ở phiá bên trái điểm phá vỡ, nhƣng đây không phải là
điểm phá vỡ thực sự do giá đóng cửa vẫn không nằm thấp hơn mức hỗ trợ. Chứng
khoán chỉ đóng cửa dƣới mức hỗ trợ vào ngày 2/02, một ngày có khối lƣợng giao dịch
cao.

Xác suất xảy ra hiện tƣợng kéo ngƣợc là 69% nên tốt nhất, bạn hãy chờ giá kéo
ngƣợc trở lại trƣớc khi đầu tƣ. Bạn có thể thấy trong hình 13.9, cổ phiếu kéo ngƣợc về
điểm hỗ trợ và tiếp tục xu hƣớng tăng cao hơn trong vài ngày sau đó. Một khi giá bắt
đầu giảm trở lại, đó là lúc bạn đặt lệnh bán.
CHƢƠNG 18
MẪU HÌNH VAI -ĐẦU- VAI ĐÁY

THỐNG KÊ SƠ LƢỢC

Hình dáng Mẫu hình có 3 đáy trong đó đáy giữa thấp hơn hai đáy còn lại
Mẫu hình đảo ngƣợc hay
củng cố xu hƣớng Đảo ngƣợc xu hƣớng ngắn hạn (tối đa 3 tháng)
Tỷ lệ thất bại 5%
Mức tăng trung bình 38%, trong đó mức lãi chắc chắn nhất là 20%-30%
Xu hƣớng khối lƣợng Xu hƣớng giảm dần. Khối lƣợng vai trái thƣờng cao hơn ở vai phải
Xác suất xảy ra hiện
tƣợng giật lùi 52%
Tỷ lệ đáp ứng hoặc vƣợt
mục tiêu giá 83%
Có thể nhầm lẫn với các
mẫu hình khác nhƣ Vai đầu vai đảo ngƣợc dạng phức tạp

Tôi dễ dàng tìm thấy các mẫu hình vai đầu vai đỉnh hơn là vai đầu vai đáy. Có lẽ
điều này là do tôi mất nhiều thời gian lo lắng về thời điểm bán. Mua thì dễ nhƣng việc
thoát ra khỏi thị trƣờng thực sự là vấn đề khó khăn. Trong quá trình tìm kiếm thời điểm
thích hợp để bán, tôi thƣờng xem mình vào vị trí của mua nhằm tìm kiếm các mẫu hình
đảo chiều đáy. Mẫu hình vai-đầu-vai đáy chính là loại mẫu hình đảo chiều xu hƣớng.
Mẫu hình này dễ dàng nhận ra và hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một mức lợi nhuận lớn.
Phần thống kê sơ lƣợc cho thấy vai-đầu-vai đáy là mẫu hình đảo chiều tăng giá.
Giống nhƣ mẫu hình vai- đầu- vai đỉnh, tỷ lệ thất bại của mẫu hình vai-đầu-vai đáy rất
thấp, chỉ ở mức 5%. Có khá ít mẫu hình tăng hoặc giảm ít hơn 5%. Sau khi phá vỡ,
mẫu hình vai-đầu-vai đáy có mức lãi trung bình từ điểm phá vỡ khoảng 38%.
Giống nhƣ nhiều mẫu hình tăng giá khác, xác xuất mẫu hình vai- đầu - vai đáy
đạt đến mục tiêu giá là khá cao, 83%. Con số này lớn hơn tỷ lệ 80% mà tôi cho là đáng
tin cậy.

QUAN SÁT
Hình dáng mẫu hình vai-đầu-vai đáy nhƣ thế nào? Hình 18.1 thể hiện một ví dụ
mẫu mực về mẫu hình vai - đầu - vai đáy. Cổ phiếu bắt đầu tăng giá từ tháng 11/1993
và tạo đỉnh trong tháng 2, là mốc thời gian khởi đầu trong hình vẽ. Từ thời điểm này, cổ
phiếu lao dốc và tạo nên đáy thấp hơn vào cuối tháng 3 trƣớc khi tăng lại. Chuyển động
này tạo nên vai trái của mẫu hình. Sau đó, giá cổ phiếu giảm trở lại và tạo nên một đáy
mới vào cuối tháng 4, tƣơng ứng với đầu của mẫu hình. Vai phải xuất hiện khi giá cổ
phiếu phục hồi trở lại, sau đó tiếp tục sụt giảm theo chiều đƣờng xu hƣớng (đƣờng xu
hƣớng thể hiện trong hình 18.1 là đƣờng viền cổ).
Giá cổ phiếu xuyên qua đƣờng viền cổ và tạo nên điểm vỡ hƣớng lên. Tuy nhiên,
mức tăng giá không tồn tại lâu. Giá nhanh chóng giảm đến mức giá của vai phải. Trong
suốt 4 tháng tiếp theo, giá gần chuyển động không có xu hƣớng (sideway). Sau đó, cổ
phiếu này lại xuất hiện một mẫu hình vai- đầu - vai đáy khác. Lần này, điểm phá vỡ
hƣớng lên giúp đà tăng kéo dài lâu hơn. Đến giữa tháng 8/1995, cổ phiếu giao dịch ở
mức giá gần 60.
Mẫu hình vai-đầu-vai đáy thể hiện trong hình 18.1 có mẫu hình khối lƣợng
không bình thƣờng. Thông thƣờng, khối lƣợng giao dịch cao nhất ở vai trái, giảm thấp
hơn ở đầu, và tiếp tục thấp hơn ở vai phải. Tuy nhiên, khối lƣợng trong mẫu hình này
tăng từ đầu đến vai phải.
Ngƣợc lại, mẫu hình vai-đầu-vai đáy cho thấy khối lƣợng tăng đôi chút trong
quá trình giá tăng từ đầu đến vai phải. Khối lƣợng ở điểm vỡ là không đúng nhƣ kỳ
vọng và đó là lý do giải thích tại sao chứng khoán giảm. Đà tăng giá chƣa đủ nhanh để
đẩy chứng khoán lên cao hơn. Sau đó, giá chứng khoán vòng trở lại và đi xuống.
Hình 18.1- Mẫu hình vai đầu vai ở đáy. Hai vai có khối lƣợng thấp. Vai trái
thƣờng có khối lƣợng cao hơn vai phải.

Hình 18.2 thể hiện mẫu hình vai-đầu-vai theo khung thời gian tuần. Tôi chọn
mẫu hình này để minh họa cho bạn thấy xu hƣớng điển hình của khối lƣợng trong mẫu
hình vai-đầu-vai đáy. Mẫu hình này đƣợc hình thành sau một quá trình giảm giá kéo
dài. Khi quá trình đảo ngƣợc hoàn tất, giá sẽ tăng.

Tại sao mẫu hình vai-đầu-vai đáy có hình dáng nhƣ vậy? Mẫu hình này thể hiện
sự cố gắng để tạo đáy, giá thấp nhất thể hiện giá trị tốt nhất. Khi chứng khoán giảm giá
trong suốt tháng 2/1994, các nhà đầu tƣ bắt đầu mua dần tƣơng ứng với sự gia tăng của
khối lƣợng. Khối lƣợng tăng mặc dù giá cổ phiếu giảm. Sau đó, khối lƣợng tiếp tục
tăng vọt trong 1 tuần cho đến khi hình thành vai trái. Lực mua vẫn duy trì khá mạnh
trong xu hƣớng sụt giảm giá. Chính điều này khiến cho giá tăng sau đó nhƣng chỉ kéo
dài trong 1 tuần. Một lần nữa, khối lƣợng giảm khi chứng khoán tạo nên một đáy mới
và đây chính là phần đầu của mẫu hình. Dòng tiền thông minh đang tích lũy và chứng
khoán đƣợc dự báo sẽ tăng hoặc sẽ có một sự thay đổi lớn. Chứng khoán tăng trong khi
khối lƣợng giảm dần. Sau đó rớt trở lại và tăng lên để hình thành nên vai phải của mẫu
hình.
Hình 18.2- Mẫu hình vai-đầu-vai đáy theo khung thời gian tuần. Giá chứng khoán
giảm trong vài tháng trƣớc khi mẫu hình vai-đầu-vai đáy hình thành điểm vỡ hƣớng lên.
Khối lƣợng có đặc điểm: cao nhất ở vai trái, giảm dần ở đầu và thấp nhất ở vai phải.

Khối lƣợng ở ba đáy có xu hƣớng giảm dần. Vai trái thƣờng là điểm có khối
lƣợng cao và ít hơn đôi chút ở đầu. Vai phải thƣờng cho thấy khối lƣợng giao dịch thấp
nhất. Chỉ khi giá bắt đầu tăng từ vai phải khốo lƣợng mới bắt đầu tăng trở lại.
Khối lƣợng phá vỡ (phụ thuộc vào nơi bạn xác định xảy ra điểm vỡ) cao hay
thấp không tác động đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán. Vào cuối tháng 8, giá chứng
khoán xuyên mạnh qua đƣờng viền cổ và tạo nên một điểm vỡ có ý nghĩa. Tuy nhiên,
giá chứng khoán chỉ tăng 2 tuần trong sự gia tăng của khối lƣợng.

HƢỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MẪU HÌNH

Bảng 18.1 đƣa ra các tiêu chuẩn xác định mẫu hình vai-đầu-vai đáy. Hãy xem ví
dụ về mẫu hình vai-đầu-vai đáy trong hình 18.3. Mẫu hình này có vẻ không kết thúc
một xu hƣớng giảm dài hạn nhƣng nó kết thúc một xu hƣớng giảm ngắn hạn (tối đa 3
tháng). Xu hƣớng tăng giá bắt đầu vào đầu tháng 6 khi một mẫu hình vai-đầu-vai đáy
xuất hiện. Mẫu hình này đã đảo ngƣợc xu hƣớng giảm ngắn hạn nhƣng vấn tiếp tục xu
hƣớng giảm dài hạn.
Nói chung, mẫu hình dễ hình dung bằng ba đáy: vai trái, đầu và vai phải. Vai trái
có cùng mức giá với vai phải và có vẽ có cùng một chiều sâu. Sự đối xứng là phổ biến ở
các mẫu hình vai-đầu-vai (đỉnh, đáy và cả các mẫu hình phức tạp). Nếu vai trái là nhọn
hoặc chỉ là một điểm, vai phải cũng nên tƣơng tự. Đầu cần nằm thấp hơn hai vai. Đặc
điểm này giúp chúng ta không nhầm lẫn với mẫu hình ba đáy- là mẫu hình mà ba đáy
có cùng một mức giá.

Bảng 18.1- Các đặc điểm nhận diện mẫu hình vai-đầu-vai đáy.
Đặc điểm Miêu tả
Mẫu hình có ba đáy trong đó đáy giữa nằm thấp hơn hai đáy còn lại.
Hình dáng
Mẫu hình tốt thƣờng có ba đáy và hai lần tăng giá nhỏ.
Vai trái và vai phải nên đối xứng với nhau qua đầu về cả khía cạnh
Sự đối xứng thời gian và giá. Mặc dù có sự khác nhau qua nhiều mẫu hình nhƣng
sự đối xứng là tiêu chuẩn tốt để lƣa chọn mẫu hình.
Khối lƣợng Thƣờng cao nhất ở vai trái hoặc đầu và giảm dần ở vai phải
Một đƣờng thẳng liên kết các lần tăng giá giữa hai đáy. Sự xuyên
phá đƣờng viền cổ là tín hiệu của điểm vỡ hƣớng lên. Lờ đi đƣờng
Đƣờng viền cổ
viền cổ nếu nhƣ chúng quá dốc. Trong những trƣờng hợp này, sử
dụng mức tăng cao nhất giữa hai vai nhƣ là một mức phá vỡ
Điểm vỡ là hƣớng lên và thông thƣờng đi kèm với khối lƣợng cao.
Điểm vỡ hƣớng lên Tuy nhiên, điểm vỡ có khối lƣợng thấp không phải là một chỉ báo
của một thất bại mẫu hình

Trong hình 18.3, vai trái bất ngờ giảm trong 3 ngày, sau đó quay trở lại và tăng
đến một đỉnh nhỏ. Tƣơng tự, mức tăng giá từ đầu đến vai phải gần bằng với chiều cao
tăng giá từ vai trái đến đầu. Tất cả 5 yếu tố này, bao gồm ba đáy và hai quá trình tăng
giá nhỏ, đƣợc xác định một cách rõ ràng. Đây là những đặc điểm quan trọng khi bạn
quan sát mẫu hình vai-đầu-vai đáy.
Hình 18.3- Mẫu hình vai đầu vai đáy củng cố cho xu hƣớng giá tăng.
Mẫu hình này rất hiếm khi xảy ra.

Tính đối xứng là tiêu chuẩn quan trọng khác để xác định mẫu hình vai-đầu-vai
hợp lý. Vai phải thƣờng bắt chƣớc lại vai trái. Vai phải có cùng mức giảm giá nhƣ vai
trái và khoảng cách từ hai vai đến đỉnh đầu là nhƣ nhau. Tất nhiên, sẽ có nhiều sự khác
nhau đôi chút giữa các mẫu hình nhƣng tính đối xứng là một tiêu chuẩn tốt để lựa chọn
mẫu hình vai-đầu-vai đáy.
Khối lƣợng là một manh mối khác để xác định đúng mẫu hình. Vai trái thƣờng
có khối lƣợng cao nhất, tiếp theo là đầu, sau đó giảm ở vai phải. Nói tóm lại, khối lƣợng
thƣờng có xu hƣớng giảm dần từ vai phải sang vai trái cho đến khi điểm vỡ xảy ra.
Đƣờng viền cổ là một đƣờng thẳng liên kết hai quá trình tăng giá nhỏ giữa các
vai và đầu. Nó có thể dốc xuống hoặc dốc lên. Trong các mẫu hình đƣợc xem là mẫu
mực, độ dốc của đƣờng viền cổ không lớn lắm, nhƣng một đƣờng viền cổ quá dốc
không phải là một tiêu chuẩn sai của mẫu hình vai-đầu-vai đáy (xem hình 18.1- mẫu
hình này có đƣờng viền cổ dốc hơn các mẫu hình khác).
Khối lƣợng không theo quy tắc cũng không phải tiêu chuẩn sai của mẫu hình
này. Ví dụ, hình 18.1 và 18.3 có khối lƣợng cao nhất tại đầu.
Thông thƣờng, khối lƣợng phá vỡ cao nhằm đẩy giá vƣợt qua đƣờng viền cổ.
Tuy nhiên, ¼ mẫu hình mà giá tăng cao hơn, khối lƣợng phá vỡ thƣờng cao ở trƣớc
ngày phá vỡ. Chúng tôi trình bày trong mục “Quan sát sự thất bại” rằng, khối lƣợng phá
vỡ cao thƣờng có khả năng thất bại cao nhất. Điều này đƣợc xem nhƣ là một quy tắc:
khối lƣợng sẽ tăng cao ở ngày phá vỡ nhƣng điều này không phải là cần thiết.

QUAN SÁT SỰ THẤT BẠI

Giống nhƣ hầu hết các mẫu hình, luôn có hai nhóm thất bại. Loại thứ nhất đƣợc
thể hiện trong hình 18.4, mẫu hình vai-đầu-vai đáy thất bại để xuyên qua đƣờng viền cổ
và tiếp tục tăng cao hơn. Giống nhƣ bạn kỳ vọng, mẫu hình này thƣờng xuất hiện trong
một xu hƣớng giá xuống. Đỉnh giá cao nhất là phần dễ dàng nhìn thấy ở góc bên trái
của hình 18.4. Từ đỉnh 38 ¼ , giá giảm xuống đáy tƣơng ứng với phần đầu, tại mức giá
21 ¼ , tƣơng ứng với mức sụt giảm 45%. Khi đáy này đƣợc thiết lập, nó là một tín hiệu
đảo ngƣợc xu hƣớng.

Hình 18.4- mẫu hình vai-đầu-vai đáy không tạo nên đƣợc một xu hƣớng tăng giá
Một điểm hấp dẫn của mẫu hình này đƣợc trình bày trong hình 18.4 là hình mà
vai trái có hình dáng gần giống vai phải. Hai vai chỉ chênh lệch nhau 1 đôla và phần
đầu thấp hơn cả hai vai. Vai phải có cái gì đó xa hơn đầu so với vai trái. Đây là đặc
điểm thƣờng xảy ra.
Khối lƣợng thấp một cách đáng ngờ xuyên suốt mẫu hình. Vai trái và đầu
thƣờng có mức khối lƣợng nhƣ nhau. Tuy nhiên, khối lƣợng ở vai phải là cao hơn so
với vai trái và đầu. Tất nhiên, mẫu hình khối lƣợng không có quy tắc không phải là lý
do để bác bỏ mẫu hình-nhƣng nó nên đƣợc xem nhƣ là một điều cảnh báo.
Sau khi vai phải đƣợc hình thành và giá bắt đầu tăng, khối lƣợng giảm một cách
đột ngột và nỗ lực xuyên qua đƣờng viền cổ bị thất bại. Nổ lực này thậm chí không làm
cho giá tiến gần đến đƣờng viền cổ.
Quan sát phần lớn các mẫu hình, không có một tín hiệu để nhận biết khả năng
thất bại của mẫu hình. Mặc dù có một số vấn đề bất thƣờng, chẳng hạn nhƣ khối lƣợng
không theo quy tắc, nhƣng điều đó cũng không làm nản “lòng ham muốn” của các nhà
đầu tƣ.
Hình 18.5 cho thấy một loại thất bại khác. Đây đƣợc gọi là thất bại 5%. Hai vai
và đầu có vẻ đã hình thành. Vai trái trông khác với vai phải, nhƣng mức tăng giá giữa
hai vai là nhƣ nhau. Mức giá của hai vai cũng không bằng nhau.
Hình 18.5- Mẫu hình vai-đầu-vai đáy có thất bại 5%. Nghĩa là giá tăng không quá
5% trong số các mẫu hình thành công.
Khối lƣợng không theo đúng quy tắc. Khối lƣợng lƣợng lớn chỉ xuất hiện gần
đầu khi giá tăng đến vai phải. Khối lƣợng tại vai phải trông giống nhƣ một cái gì đó bạn
muốn chặn lại những ngƣời mua: mặc dù có đôi chút vấn đề nhƣng không đáng để cảnh
báo.
Giá tăng sau khi vai phải hình thành. Một khi giá tăng cao hơn bậc thang dốc
xuống, chứng khoán tăng trong 3 ngày và sau đó dừng lại. Chứng khoán chuyển động
sideway trong 2 tuần trƣớc khi bắt đầu rớt trở lại.
Tôi đã nhìn thấy nhiều mẫu hình thất bại trong dữ liệu và đã kiểm tra chúng để
phát hiện xem liệu khối lƣợng thấp tại điểm phá vỡ có dự báo một sự thất bại. Tôi phát
hiện thấy điều này là không đúng. Trong số 18 mẫu hình thất bại, chỉ 8 (44%) mẫu hình
bị thất bại khi có khối lƣợng phá vỡ thấp. Tuy nhiên, kích thƣớc mẫu là nhỏ (30 mẫu
mới cho một kết quả tin cậy) khiến con số này có vẻ nhƣ chƣa thật sự thuyết phục.

THỐNG KÊ

Bảng 18.2 đƣa ra những thống kê tổng quát về mẫu hình vai-đầu-vai đáy. Có 330
mẫu hình đƣợc tìm thấy trong 2,500 ngày. Trong số các mẫu hình này, 85% mẫu hình là
đảo ngƣợc xu hƣớng trong khi phần còn lại củng cố xu hƣớng. Gần nhƣ tất cả mẫu hình
(95%) hoạt động đúng nhƣ kỳ vọng. Điều này có nghĩa rằng, các mẫu hình thƣờng xuất
hiện điểm vỡ hƣớng lên và tăng cao hơn 5%. Mức tăng trung bình của mẫu hình từ
điểm vỡ hƣớng lên là 38%.
Vì các mức lãi lớn có thể làm lệch mức lãi trung bình, tôi tính bảng phân phối
tần suất phần trăm các mức lãi. Hình 18.6 thể hiện các kết quả. Đƣờng cong hình
chuông nghiêng hẳn về một phía là điều thƣờng thấy ở hầu hết các mẫu hình và mẫu
hình vai-đầu-vai đáy cũng không phải là ngoại lệ. Lƣu ý, có nhiều mẫu hình có mức lãi
trên 90%. Điều này có nghĩa mẫu hình có khuynh hƣớng tăng cao hơn mức lãi trung
bình. Phân phối tần suất cho thấy mức lãi chắc chắn nhất là từ 20%-30%, thấp hơn đôi
chút so với mức lãi trung bình.

Trong phần “Kinh nghiệm đầu tƣ” của chƣơng này, tôi giải thích cách tính thƣớc
đo chiều dài. Nó là một cách để dự đoán mức chuyển dịch giá tối thiểu. Đối với mẫu
hình vai-đầu- vai đáy, xác suất vƣợt mục tiêu giá là 83%, cao hơn so với mức 80% mà
tôi cho là tin cậy.
Bảng 18.2- Các thống kê tổng quát về mẫu hình vai-đầu-vai đáy
Mô tả Thống kê
Số lƣợng mẫu hình trong 500 chứng khoán từ năm 1991-1996 330
49 mẫu hình củng cố và 281
Đảo ngƣợc hay củng cố xu hƣớng
mẫu hình đảo ngƣợc
Tỷ lệ thất bại 18 hoặc 5%
Mức tăng trung bình trong số các mẫu hình thành công 38%
Mức tăng chắc chắn nhất 20%-30%
Trong số các mẫu hình thành công, tỷ lệ mẫu hình đáp ứng hoặc
vƣợt mục tiêu giá (đƣợc tính bằng thƣớc đo chiều dài) 258 hoặc 83%
Chiều dài trung bình mẫu hình 2.5 tháng (73 ngày)
Số lƣợng mẫu hình thành công thể hiện xu hƣớng khối lƣợng
giảm dần 193 hoặc 62%
Mức tăng trung bình của các mẫu hình có đƣờng viền cổ dốc lên
so với đƣờng viền cổ dốc xuống 38% so với 40%
Mức tăng trung bình của mẫu hình có vai phải cao hơn so với vai
trái 36% so với 41%

Lưu ý: Với tỷ lệ thất bại 5% và mức lãi trung bình 38%, mẫu hình vai-đầu-vai đáy xứng đáng được
quan tâm

Chiều dài mẫu hình từ vai trái đến vai phải là 2.5 tháng. Con số này có vẻ hơi
ngắn đối với chiều dài mẫu hình vì nó không tính đến quá trình giảm giá đến vai trái và
tăng giá đến điểm phá vỡ. Thông thƣờng, mẫu hình mất khoảng vài tuần hoặc vài tháng
trƣớc khi giá tạo nên điểm phá vỡ.

Khoảng 2/3 (62%) mẫu hình cho thấy khối lƣợng có xu hƣớng dốc xuống. Độ
dốc của đƣờng hồi quy tuyến tính giữa các vai đo lƣờng điều này. Kết quả này trùng
khớp với quan sát thông thƣờng mà vai trái thƣờng có khối lƣợng lớn nhất, theo sau là
đầu, và cuối cùng là vai phải.
Liệu độ dốc của đƣờng viền cổ hoặc chiều cao vai phải có dự đoán đƣợc mức độ
tăng giá? Tôi chú ý đến câu hỏi này nhƣng kết quả lại trái với điều tôi kỳ vọng. Đối với
các đƣờng viền cổ dốc lên (do mức tăng ở vai trái thấp hơn ở vai phải), chứng khoán có
mức lãi trung bình là 38% so với 40% đối với các chứng khoán có đƣờng viền cổ dốc
xuống.
Trong tình huống tƣơng tự, tôi đã quan sát chiều cao của các vai. Liệu vai phải
cao hơn có hàm ý mức sinh lợi lớn hơn? Không, mức tăng trung bình của chứng khoán
có vai phải cao hơn là 36% trong khi các chứng khoán có vai trái thấp hơn là 41%.
Kết quả thống kê về tác động của đƣờng viền cổ và chiều cao của vai đến mức
lãi chứng khoán là không có ý nghĩa. Điều này có nghĩa rằng đƣờng viển cổ và chiều
cao của vai có thể có hoặc không tác động đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán.
Bảng 18.3 trình bày các thống kê về điểm vỡ. Gần 98% mẫu hình vai-đầu-vai
đáy có điểm vỡ hƣớng lên. Chỉ có 8 mẫu hình có điểm vỡ hƣớng xuống. Trong số các
mẫu hình có điểm vỡ hƣớng lên, chỉ 10 mẫu hình có mức tăng giá ít hơn 5%.
Hiện tƣợng giật lùi, tức giá phá vỡ đi lên nhƣng sau đó quay trở lại đƣờng viền
cổ, có xác suất xảy ra là 52%. Điều này đồng nghĩa rằng, mẫu hình có đôi chút sự lƣỡng
lự để giá tăng lên. Trung bình, hiện tƣợng giật lùi mất khoảng 11 ngày để chứng khoán
quay trở lại đƣờng viền cổ và hoàn tất hiện tƣợng giật lùi.
Liệu hiện tƣợng giật lùi có chắc chắn xảy ra nếu khối lƣợng phá vỡ ở mức thấp?
Câu trả lời là không. Tôi đã tách mẫu hình thành hai nhóm: nhóm 1 là các mẫu hình có
điểm vỡ với khối lƣợng lớn (bằng 125% khối lƣợng của ngày trƣớc đó) và nhóm 2 là
các mẫu hình có điểm vỡ khối lƣợng thấp (ít hơn 75% khối lƣợng của ngày hôm trƣớc).
Sau đó tôi tính số lƣợng hiện tƣợng giật lùi ở hai nhóm. Kết quả là 49% cho mỗi nhóm.
Điều này có nghĩa rằng hiện tƣợng giật lùi hoàn toàn độc lập với khối lƣợng phá vỡ.
Sau khi điểm vỡ xuất hiện, nó mất khoảng 7 tháng để đạt tới đỉnh cao nhất. Tuy
nhiên, phân phối tần suất của thời gian đạt đến đỉnh cao nhất cho thấy, thời gian tăng
giá dài nhất của mẫu hình chỉ có 3 tháng. Do đó, tôi sử dụng các hàm ý của mẫu hình
này để đầu tƣ ngắn hạn.
Mẫu hình này xuất hiện trong vùng giá nàotheo khung thời gian ngày? Hầu hết
điểm vỡ hƣớng lên của mẫu hình vai-đầu-vai đáy là ở vùng giá trung bình. Điểm phá vỡ
xảy ra gần đỉnh mẫu hình và đây là lý do giải thích tại sao mẫu hình không xuất hiện ở
vùng giá thấp. Khi phân phối mức lãi phần trăm theo khung thời gian ngày, chúng tôi
phát hiện ra rằng, mẫu hình có điểm vỡ hƣớng lên nằm ở vùng giá cao nhất trong năm
sẽ có mức lãi lớn nhất- 44%. Phát hiện này hàm ý rằng, các nhà đầu tƣ theo xu hƣớng
nên chộp lấy cơ hội và mua nó.
Hình 18.6- Bảng phân phối tần suất phần trăm mức lãi của mẫu hình vai-đầu-vai đáy.
Mức tăng giá chắc chắn là 20%-30%.

Khối lƣợng phá vỡ trung bình cao hơn 63% so với ngày trƣớc đó (hay bằng
163% ngày trƣớc đó) nhƣng giảm nhanh chóng trong 1 tuần sau đó. Tôi chia khối lƣợng
phá vỡ thành hai nhóm: khối lƣợng cao (bằng 125% ngày trƣớc đó) và khối lƣợng thấp
(75% ngày trƣớc đó). Thống kê cho thấy, cứ 3 trong 4 mẫu hình sẽ có khối lƣợng phá
vỡ cao. Tuy nhiên, vẫn còn đó 26% mẫu hình có điểm vỡ hƣớng lên thành công với
khối lƣợng thấp. Mặc dù mẫu hình có thể phá vỡ khối lƣợng thấp nhƣng đó không phải
là lý do để nghi ngờ mẫu hình cuối cùng sẽ thất bại. Nhƣ đã đề cập trƣớc đây, tôi đã
nhìn thấy 18 mẫu hình thất bại và 44%, hay ít hơn một nửa mẫu hình thất bại thất bại
sau khi có khối lƣợng phá vỡ thấp.
KINH NGHIỆM ĐẦU TƢ
Bảng 18.4 đƣa ra các kinh nghiệm đầu tƣ về mẫu hình vai-đầu-vai đáy. Sử dụng
thƣớc đo chiều dài để dự báo mức chuyển dịch giá tối thiểu sau khi giá phá vỡ và đóng
cửa cao hơn đƣờng viền cổ. Trong hình 18.7, đầu có mức giá thấp nhất trong mẫu hình.
Trừ mức giá của đầu cho giá tại đƣờng viền cổ sẽ tạo ra thƣớc đo chiều dài. Trong ví dụ
này, đầu có mức giá thấp nhất là 13 1/8 và mức giá đối diện tại đƣờng viền cổ, là 17 ½ .
Cộng mức chênh lênh, 4 3/8, vào điểm phá vỡ để có đƣợc mức giá mục tiêu. Điểm phá
vỡ xảy ra vào ngày 28/03. Tôi sử dụng mức giá 14 ½ của ngày này để có đƣợc giá mục
tiêu là 18 7/8. Giá đạt đƣợc mục tiêu giá vào giữa tháng 7.
Bảng 18.4- Kinh nghiệm đầu tƣ đối với mẫu hình vai-đầu-vai đáy
Kinh nghiệm đầu tƣ Giải thích
Tính chiều cao mẫu hình bằng cách trừ mức giá tại đầu cho giá tại
đƣờng viền cổ, (thẳng với đầu). Công mức chênh lệch này cho mức
giá xuyên qua đƣờng viền cổ. Kết quả này là giá mục tiêu mà chứng
Thƣớc đo chiều dài
khoán sẽ đi đến. Đối với đƣờng viền cổ quá dốc lên, đo lƣờng bằng
cách trừ giá tại đầu cho giá tại vai phải. Sau đó trừ cho mức giá phá
vỡ
Nếu bạn xác nhận mẫu hình vai-đầu-vai đáy đang hoàn tất, hãy nên
Chờ đợi sự xác nhận của mua chứng khoán. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng mẫu hình này
mẫu hình sẽ xảy ra. Nếu không chắc, tốt nhất bạn nên chờ cho đến khi giá đóng
cửa cao hơn đƣờng viền cổ.
Đặt lệnh dừng lỗ nằm thấp hơn ½ so với mức đáy thấp nhất của hai
Lệnh dừng lỗ vai. Thông thƣờng, giá giảm đến vai trƣớc khi gặp đƣờng hỗ trợ.
Nâng mức giá dừng lỗ khi giá tăng lên.
Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ ở điểm vỡ hƣớng lên, hãy nên chờ đợi.
Quan sát hiện tƣợng giật
Khoảng 50% xác suất, chứng khoán sẽ giật lùi trở lại đƣờng viền cổ.
lùi
Khi điều này xảy ra, hãy mua chứng khoán hoặc bổ sung thêm vị thế.

Nếu bạn có thể xác định rằng, mẫu hình vai-đầu-vai đáy đang hình thành, bạn
không cần phải chờ đợi sự xác nhận của mẫu hình (nghĩa là giá đóng cửa cao hơn
đƣờng viền cổ) trƣớc khi tham gia đầu tƣ. Với tỷ lệ thất bại chỉ 5%, bạn có thể có cơ
hội lớn để nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu bạn sai, bạn bị lỗ rất nhanh chóng.
Nếu bạn không chắc liệu thực sự mẫu hình vai-đầu-vai đáy có diễn ra, hãy chờ đợi cho
đến khi giá đóng cửa cao hơn đƣờng viển cổ.

Hình 18.7- Mẫu hình vai-đầu-vai đáy. Tính thƣớc đo chiều dài bằng cách trừ đáy thấp
nhất cho mức giá đối diện ở đƣờng viền cổ để có đƣợc chiều cao mẫu hình. Cộng mức
chênh lệch này tới điểm mà giá đóng cửa cao hơn đƣờng viền cổ. Kết quả có đƣợc là mục
tiêu giá tối thiểu mà chứng khoán đi đến. Mẫu hình chiếc loa mở rộng ở đỉnh xuất hiện ở
tháng 7.

Tƣơng tự, vì có 50% khả năng xảy ra hiện tƣợng giật lùi, bạn có thể chờ đợi hiện
tƣợng giật lùi xảy ra trƣớc khi đầu tƣ. Măc dù điều này có thể khiến bạn phải mua với
mức giá cao nhƣng chắc chắn xác suất thành công sẽ cao hơn. Nếu bạn đã tham gia vào
thị trƣờng, hay nên bổ sung thêm vị thế khi hiện tƣợng giật lùi hoàn tát và chứng khoán
tăng cao hơn.
Hai vai của mẫu hình thƣờng là các vùng hỗ trợ. Hình 18.7 cho thấy ví dụ này.
Mức giá thấp nhất của hai vai, trong trƣờng hợp này là vai phải, là mức giá hỗ trợ vào
cuối tháng 10.
Sau khi tham gia đầu tƣ, bạn nên đặt một lệnh dừng lỗ thấp hơn 1/8 so với đáy
thấp hơn trong hai vai. Nếu giá giảm, chứng khoán thƣờng bị bật trở lại khi chạm vào
vai cao hơn trƣớc khi giảm đến vai thấp hơn. Nếu chứng khoán đã tăng quá xa so với
mức giá mà bạn mua, nên đặt lệnh dừng lỗ thấp hơn 1/8 so với vùng hỗ trợ gần nhất.
Tăng mức giá dừng lỗ khi giá tăng.

VÍ DỤ ĐẦU TƢ

Nhiều ngƣời có thể nghĩ rằng Bob không may mắn, nhƣng anh ấy đã có một cô
vợ dễ thƣơng và hai đứa con nhỏ. Bob là nhân viên cổ xanh trong một nhà máy ô tô gần
nhà. Anh ấy cảm thấy hạnh phúc khi đang còn làm việc. Thật không may, công đoàn đã
lấy mất khoản tiền tiết kiệm của anh ấy và Bob phải tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung.
Từ khi còn là một cậu bé, anh ấy đã quan tâm nhiều đến phố Wall. Anh muốn
tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và khi Bob nhìn thấy mẫu hình vai-đầu-vai đáy,
anh ấy quyết định sử dụng tất cả tiền tiến kiệm của mình. Bob mua tại mức giá 16, ngày
sau khi chứng khoán vƣợt qua khỏi đƣờng viền cổ.
Trong 1 tuần, quyết định của anh ấy là đúng. Chứng khoán tăng một cách chậm
chạp và đạt đến mức đỉnh 16 5/8. Sau đó chứng khoán quay đầu. Chứng khoán giật lùi
đến đƣờng viền cổ và tiếp tục giảm hơn nữa. Nhƣ vậy, Bob đã lỗ. Anh ấy nên bán và
chấp nhận khoản lỗ hay chấp nhận chờ đơi khi Bob đang dự đoán chứng khoán sẽ tăng
cao hơn?
Bob quyết định chờ đợi. Chứng khoán đạt đáy 14 ½ và nhanh chóng phục hồi.
Nó đạt đến mức giá cao hơn, sau đó chuyển động sideway trong vòng 1 tháng. Bob
không lo lắng vì anh ấy vấn đang lãi. Nó không nhiều, nhƣng nếu kiên nhẫn, Bob nghĩ
mình sẽ làm tốt hơn.
Trong suốt mùa hè, hành khách của các hãng hàng không tăng lên và chứng
khoán nhờ vậy cũng tăng giá. Gần nhƣ chỉ trong một ngày, chứng khoán tăng mạnh và
đạt đến một đỉnh cao hơn. Mẫu hình mở rộng giảm giá ở đỉnh xuất hiện nhƣng Bob lại
không biết mẫu hình này. Anh ấy đang tham lam khi chứng khoán trên đà tăng giá.
Chứng khoán đã đạt đỉnh 21 3/8.
Khi cổ phiếu ngành hàng không rơi vào hoảng loạn vào giữa tháng 9 và sau đó
giảm giá, Bob không tin vào điều mắt mình nhìn thấy. Chứng khoán bổ nhào và tất cả
khoản lợi nhuận của Bob đã biến mất. Bob nói chuyện này cho vợ mình và quyết định
giữ chứng khoán. “ Tôi sẽ giữ nó và chỉ bán khi chứng khoán tăng cao hơn”.
Chứng khoán tiếp tục đi xuống. Ngay lúc này, lợi nhuận của Bob đã ra đi và anh
ấy rơi vào trạng thái lỗ. Bob vẫn tiếp tục giữ nguyên quan điểm chỉ bán sau khi giá tăng
đến mức giá củ.
Trong suốt tháng 10, mọi thức đã thay đổi, chứng khoán tăng trở lại tại mức giá
13 5/8. Bob đã hòa vốn.
Lúc bắt đầu năm mới, mẫu hình chiếc nêm mở rộng tăng dần khiến giá giảm
xuống mức thấp hơn. Nhƣng sau đó lại bật lên hàm ý một dự báo tăng giá. Vào giữa
tháng 1, chứng khoán tăng với khối lƣợng thấp. Khi khối lƣợng tăng cao hơn, chứng
khoán theo đó đạt đến một mức cao mới.
Khi chứng khoán đóng cửa ở mức giá 21 5/8. Bob đã gọi cho nhà môi giới và đặt
lệnh bán với giá này. Vào cuối tháng 2, chứng khoán tăng mạnh gần nhƣ theo đƣờng
thẳng. Một tháng sau, chứng khoán đạt mức giá 30.
Bob nghĩ rằng, mình sẽ không bao giờ đầu tƣ chứng khoán nữa.

----Hết----

You might also like