Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Công nghệ cracking ưu tiên sản xuất propylen

Những năm gần đây nhu cầu về propylen - sản phẩm chủ yếu để tổng
hợp nhựa polypropylen (PP) không ngừng tăng. Các dự báo của
Nexan, Inc. cho thấy tốc độ tăng trưởng nhu cầu PP đạt 5%/năm và xu
hướng này còn tăng hơn nữa trong thời gian tới. Các công nghệ mới
nhằm ưu tiên tạo ra sản phẩm propylen trong quá trình chế biến dầu mỏ
gồm có các phương pháp sau: + Quá trình cracking naphta bằng hơi
nước có xúc tác, + Quá trình cracking dầu thô có xúc tác - quá trình
FCC (fluid cracking catalyst), + Dehydro hóa khí propan, + Tổng hợp
propylen bằng quá trình methathesis + Chuyển hóa metanol thành
propylen. Trong số các phương pháp sản xuất propylen kể trên, hai
phương pháp đầu là phổ biến nhất. Trong đó hiện nay phương pháp
cracking naphta bằng hơi nước chiếm tỉ trọng 67%, phương pháp FCC
chiếm 30%, chỉ có 3% cho các phương pháp còn lại. Tuy nhiên theo dự
báo của CMA, Inc. đến năm 2010, tỉ trọng đó lần lượt sẽ là: cracking
naphta bằng hơi nước: 59%, quá trình FCC: 33% và 8% cho các
phương pháp còn lại. Sau đây chúng ta sẽ phân tích các quá trình nêu
trên: 1. Sản xuất propylen từ quá trình cracking naphta bằng hơi nước
ưu tiên tạo ra propylen Naphta là một sản phẩm của quá trình chưng
tách dầu thô (chiếm khoảng 4%) nằm giữa đoạn tách xăng nhẹ và
benzin nặng hơn. Đây là một nguyên liệu rất quan trọng cho ngành hóa
dầu. Nó là nguyên liệu để sản xuất ra olefin trong quá trình cracking
naphta bằng hơi nước không có mặt oxy không khí. Trong quá trình này
các hydrocacbon bị chuyển hóa, tạo ra các sản phẩm olefin (etylen,
propylen, butadien) và các chất thơm (benzen, toluen, xylen). Các sản
phẩm này lại là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp tiếp theo các chất
khác: nhựa tổng hợp polyetylen, polypropylen, nhựa PS, sợi tổng hợp,
hóa chất công nghiệp, dung môi công nghiệp, v.v... Methathesis là một
phương pháp tuy cổ điển nhưng nay được cải tiến để ưu tiên tách
propylen từ dòng hỗn hợp olefin trong quá trình cracking naphta. Theo
tài liệu của Hãng ABB Lummus, một khi quá trình methathesis được
tích hợp vào quá trình cracking naphta bằng hơi nước, có thể tăng hiệu
suất tách propylen/ etylen từ 0,65/1 lên 1,1/1, đồng thời làm giảm giá
thành của cả 2 sản phẩm, tăng lãi suất của nhà máy. Viện nghiên cứu
dầu mỏ của Pháp cũng nghiên cứu công nghệ methathesis riêng trên
cơ sở phản ứng của etylen với C4 để tạo ra propylen trên xúc tác chứa
rêni. Công nghệ này đã được triển khai quy mô pilot ở đài Loan. Công
nghệ mới nhằm tăng tỉ lệ tách propylen/ etylen từ 0,65/1 lên 0,85/1 cũng
được hãng Lurgi - Oil - Gas - Chemie ở Franfurt (Đức) nghiên cứu.
Công nghệ này có tên là Propylur, trong đó olefin C4 lấy từ các quá
trình cracking naphta bằng hơi nước, từ quá trình cracking FCC hay
raffinat từ nhà máy sản xuất butadien. Phản ứng chuyển hóa xảy ra ở
420oC, áp suất 1,3 - 2 bar, xúc tác là zeolit dạng viên. Hãng UOP cũng
phát triển công nghệ OCP (Olefin - Cracking - Process) chuyển hóa
olefin C4 - C8 thành propylen và etylen nhằm tích hợp với quá trình
cracking naphta bằng hơi nước để tăng hiệu suất tách propylen/ etylen
đến 30%, đạt tỉ lệ 0,8/1,0 và cao hơn. Trong quá trình này olefin phản
ứng trên xúc tác zeolit ở điều kiện nhiệt độ 500 - 800oC, áp suất 1 - 5
bar. Công nghệ này cũng đã được triển khai ở tổ hợp lọc dầu của liên
doanh UOP - ATOFINA ở Antwerp (Bỉ). Công nghệ cracking có xúc tác
(PCC) sản phẩm olefin thành propylen, etylen và butylen trên cơ sở
xúc tác ZSM - 5 được các hãng Exxon Mobil, Lurgi, Kellogg Brown &
Root phát triển. Công nghệ mới này cho kết quả tách từ nguyên liệu
naphta 30 - 40% propylen, 10 - 20% etylen. 2. Sản xuất ưu tiên
propylen từ quá trình cracking FCC Theo các số liệu dự báo, tỉ trọng
propylen sản xuất từ quá trình này chiếm vị trí thứ hai. Quá trình ưu tiên
tách propylen có thể thực hiện hoặc bằng cách sử dụng xúc tác chọn
lọc hoặc thay đổi thông số công nghệ. Hãng UOP đã triển khai công
nghệ Petro FCC nhằm tăng tỉ lệ tách propylen/ propan từ 6 - 8% lên
25% từ quá trình FCC. Công nghệ này cho phép quá trình FCC làm
việc ở cường độ cao hơn bằng cách tăng cường hồi lưu xúc tác nhưng
không làm tăng tiêu tốn nhiệt cho quá trình và một số giải pháp khác.
Tổng hợp tất cả các giải pháp trên có thể nâng hiệu suất tách propylen
lên tới 25% trong các nhà máy lọc dầu sử dụng công nghệ mới FCC
của UOP. Hiện nay, các thiết bị lắp thêm cho quá trình FCC có xúc tác
kiểu RxCat của UOP đã được chào bán rộng rãi. 3. Phương pháp
dehydro hóa propan (PDH) Đây là phương pháp đơn giản nhất để sản
xuất propylen. Có thể dehydro hóa lượng propan thành 88% propylen.
Phương pháp sản xuất này có nhược điểm là giá của sản phẩm
propylen phụ thuộc rất nhiều vào giá của nguyên liệu propan nên hiệu
quả kinh tế của quá trình gia công thấp. Sự thực là một số nhà máy
PDH kiểu này thời gian trước (1980 - 1990) đã phải đóng cửa vì giá
nguyên liệu tăng quá mức chịu đựng. Một số hãng lọc dầu cố gắng
khắc phục bằng các giải pháp cải tiến công nghệ và thiết kế để tiết kiệm
chi phí năng lượng nhằm giảm giá thành sản xuất. Hiện tại chỉ có 2
công nghệ PDH được sử dụng thực tế: đó là quá trình OLEFEX của
Hãng UOP sử dụng xúc tác platin và CATOFIN TECHNOLOGY của
Hãng Lummus sử dụng xúc tác Crom - Al2O3 có hiệu suất chuyển hóa
propan thành propylen khá cao (85%). Các nhà máy lớn chuyển hóa
propan thành propylen thường được xây dựng ở các nước Trung đông,
Nga, Đông Nam Á nơi có giá thành propan thấp. 4. Phương pháp
chuyển hóa metanol thành olefin (MTO: methanol - olefin) Phương
pháp này có ưu điểm lớn tại những vùng có nguồn khí thiên nhiên dồi
dào, giá rẻ, không cần vận chuyển xa. Khí thiên nhiên đầu tiên được
chuyển hóa thành metanol, sau đó chuyển hóa tiếp thành olefin. Một dự
án lớn theo công nghệ này đang được triển khai ở Lagos - Nigeria do
liên doanh UOP và Norsk Hydro A.S. của Na Uy làm chủ đầu tư. Nhà
máy này sản xuất metanol theo công nghệ của Haldor - Topsoe A.S.
lớn nhất thế giới với công suất 7.500 tấn metanol/ ngày, đảm bảo sản
xuất ra 400.000 tấn/năm mỗi loại propylen (và etylen) và tiếp tục sản
xuất ra nhựa PE, PP ngay tại nhà máy. Công nghệ của UOP - Norsk
Hydro A.S. chuyển hóa metanol thành propylen và etylen với tỉ lệ 50/
50. Phản ứng chuyển hóa diễn ra trong tháp phản ứng dạng tầng sôi ở
điều kiện: 350 - 550oC, áp suất 1 - 3 bar, sử dụng xúc tác
silicoaluminophotphat. Theo phân tích của UOP, nhà máy sử dụng công
nghệ MTO xây dựng ở Nigeria hoàn toàn có thể cạnh tranh với các tổ
hợp hóa dầu cracking sản xuất propylen có cùng công suất. Theo tính
toán của UOP thì thời gian thu hồi vốn của nhà máy MTO này là 4 năm,
ít hơn 1 năm so với nhà máy cracking naphta. Hãng Lurgi cũng có công
nghệ của riêng mình cho quá trình chuyển hóa metanol thành propylen.
Đầu tiên metanol chuyển hóa qua xúc tác thành dimetyl ete, metanol dư
và hơi nước. Hỗn hợp này sau đó phản ứng ở tháp phản ứng kiểu tầng
sôi ở 420 - 490oC, áp suất 1,3 - 1,6 bar nhờ xúc tác zeolit để tạo ra
propylen. Công nghệ này được triển khai sản xuất thử tại nhà máy sản
xuất metanol của hãng Statoil, Tjeldbergodden (Na Uy). 5. So sánh các
phương pháp sản xuất propylen Có một vài yếu tố cần phải xem xét khi
lựa chọn, đánh giá về một phương án sản xuất propylen. Yếu tố hàng
đầu, quan trọng nhất tất nhiên là chỉ tiêu kinh tế. Các yếu tố chủ yếu để
xem xét khi đánh giá và so sánh để chọn một phương pháp là: khả
năng cung cấp nguyên liệu, giá nguyên liệu chính, khả năng thay thế
nguồn nguyên liệu; hiệu suất propylen và sản lượng và các đồng sản
phẩm; chi phí đầu tư xây dựng nhà máy, v.v... Khi xác định rõ nguồn
nguyên liệu với giá hợp lý và độ linh động thay thế nguồn nguyên liệu
thì dễ dàng định hướng phương pháp nào có lợi hơn. Hiệu suất chuyển
hóa propylen là yếu tố chủ yếu để xác định lượng nguyên liệu cần thiết,
lượng sản phẩm phụ tạo ra để xác định các yếu tố tác động của nó lên
dòng sản phẩm chính (propylen). Sản lượng sản phẩm, chi phí đầu tư,
xây dựng nhà máy, tính phù hợp của cơ sở có sẵn cũng là những yếu
tố cần tính đến để dự án trở nên hấp dẫn, khả thi. Vấn đề cuối cùng liên
quan tới chính sách cụ thể của nhà đầu tư nhằm tăng và đa dạng hóa
sản phẩm cũng như tận dụng các nguồn tài nguyên, kêu gọi, lôi kéo
đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương đặt nhà
máy. 6. Áp dụng phương án sản xuất ưu tiên propylen nào cho ngành
hóa dầu Việt Nam Trên cơ sở phân tích các công nghệ ưu tiên sản xuất
propylen, dựa trên hoàn cảnh cụ thể của nước ta, lựa chọn phương án
1 là: cracking naphta bằng hơi nước có xúc tác hoặc phương án 2: quá
trình cracking FCC có xúc tác là hợp lý. Các quá trình này được tích
hợp với các dây chuyền lọc tách dầu thô trong các tổ hợp lọc - hóa dầu
của nước ta. Các phương án trên ngoài các ưu điểm như đã phân tích,
còn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của ngành lọc - hóa dầu của nước
ta, đó là: - Căn cứ vào nguồn nguyên liệu, nước ta có trữ lượng hạn
chế về dầu thô, cần phải nhập thêm dầu thô cho các tổ hợp lọc hóa
dầu; Các mỏ khí của nước ta chứa chủ yếu khí metan thích hợp cho
sản xuất điện, đạm và đã được tận dụng tối đa cho mục đích này. - Tạo
ra sản phẩm propylen là sản phẩm hóa dầu có giá trị cao hơn để sản
xuất nhựa PP thỏa mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nâng cao
doanh số và lãi ròng của các tổ hợp lọc - hóa dầu. - Giảm chi phí vận
hành nhờ tận dụng năng lượng và phụ trợ của tổ hợp lọc, hóa dầu. -
Giảm chi phí vận chuyển, chi phí quản lý chung, nâng cao lợi ích tổng
thể của toàn bộ nhà máy. - Chi phí đầu tư thấp hơn - chỉ cần tích hợp
một unit chuyển hóa olefin ưu tiên sản xuất propylen đủ cho một dây
chuyền sản xuất nhựa PP với công suất phù hợp. Trên đây phân tích
các giải pháp nhằm ưu tiên tạo ra sản phẩm propylen trong quá trình
chế biến dầu khí nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Các quá trình
đưa ra đều có ưu khuyết điểm nhất định và phải xem xét, phân tích
trong từng điều kiện cụ thể. Không thể có câu trả lời đơn giản và nhà
đầu tư cần phải lựa chọn, so sánh, cân nhắc để xác định phương pháp
sản xuất nào phù hợp nhất trong điều kiện cụ thể.

Khả năng áp dụng công nghệ cracking hơi nước tạo nguồn nguyên liệu
hóa dầu từ etan và naphta ở nước ta (Đăng ngày 10.10.2007 21:41 &
1528 lượt xem) Trước đây, axetylen (C2H2) đã được sử dụng trong
một thời gian dài làm nguyên liệu đầu cho các quá trình chế biến hóa
dầu. Sau đó, vì lý do giá thành, axetylen đã dần được thay thế bởi
etylen (C2H4), propylen (C3H6) và butadien (C4H6). Hiện nay, etylen
luôn chiếm ưu thế về mặt kinh tế so với axetylen. Khoảng năm 1930 và
trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, etylen là sản phẩm thu được từ
quá trình hóa lỏng và cất phân đoạn các khí lò đốt cốc, từ quá trình
dehydrat hóa rượu etylic và thậm chí cả quá trình hydro hóa riêng phần
axetylen. Khi nhu cầu etylen tăng lên, người ta sử dụng quá trình nhiệt
phân các phân đoạn dầu mỏ (khí nhẹ, naphta) để sản xuất nguyên liệu
này. Ngay từ năm 1950, ba tổ hợp hóa dầu quan trọng xử lý các phân
đoạn dầu mỏ đã được xây dựng, một của BP ở Scotlen (30 nghìn
tấn/năm), một của Petrochemicals Ltd. Ở Lancashire (10 nghìn
tấn/năm) và một của ICI ở Cleverland (30 nghìn tấn/năm). Giữa năm
1940 và 1950, công suất trung bình của các nhà máy đã vào cỡ 10 - 50
nghìn tấn/năm, nhưng chính trong thập kỷ 1950 - 1960 đã xuất hiện các
nhà máy lớn sản xuất etylen từ naphta với công suất 300 nghìn
tấn/năm. để thu được các ôlêfin, người ta đã dùng công nghệ cracking
với hơi nước các phân đoạn dầu mỏ. Quá trình cracking với sự tham
gia của hơi nước (gọi tắt là cracking hơi nước) là quá trình nhiệt phân
các hydrocacbon bão hòa có nguồn gốc từ khí tự nhiên hoặc dầu mỏ
trong sự có mặt của hơi nước. Quá trình này trước tiên để sản xuất
etylen và propylen, là những nguyên liệu hóa dầu quan trọng. Tùy theo
nguồn nguyên liệu sử dụng, người ta có thể tạo ra phân đoạn C4 giàu
butadien và phân đoạn C5+ (hydocacbon có 5 nguyên tử cacbon trở
lên) chứa nhiều chất thơm, đặc biệt là benzen. Ngoài ra, còn phải kể
đến các cấu tử nhẹ và nặng, là sản phẩm của quá trình cracking, được
sử dụng làm nhiên liệu. Thực tế, sự đa dạng của sản phẩm của quá
trình cracking hơi nước đã làm cho quá trình này trở thành một quá
trình then chốt trong công nghiệp hóa dầu. Khí tự nhiên và các phân
đoạn dầu mỏ thu được bằng quá trình chưng cất thường là các cấu tử
hydrocacbon bão hòa có hoạt tính hóa học và khả năng chuyển hóa
hóa học rất thấp và ít chọn lọc. Chúng không cho phép tạo ra nhiều sản
phẩm hóa học khác nhau. Ngược lại, nhờ cracking hơi nước, người ta
có thể thu được các hydrocacbon không no mạch thẳng hoặc
hydrocacbon thơm có khả năng phản ứng rất mạnh nên có rất nhiều
ứng dụng. Tình hình sản xuất và tiêu thụ etylen Thống kê của ngành
Dầu khí cho thấy khả năng sản xuất etylen trên thế giới đạt 95,6 triệu
tấn vào năm 1999 và tăng lên đến 118 triệu tấn vào năm 2005. Sản
lượng propylen bằng một nửa sản lượng etylen. Hiện nay, nước ta
chưa sản xuất được etylen và các dẫn xuất đi từ etylen như polyetylen
(PE), vinyl clorua (VCM), styren (SM), etylen oxyt (EO), v.v... Tuy
nhiên, nhu cầu về các mặt hàng chất dẻo đi từ PE, poly vinyl clorua
(PVC), polystyren (PS) ngày càng lớn. Trình bày nhu cầu tiêu thụ các
loại chất dẻo PE, polypropylen (PP), PVC, PS trong những năm qua và
dự báo nhu cầu và tốc độ tăng trưởng một số loại chất dẻo chủ yếu
trong những năm tới. Để đáp ứng một phần nhu cầu về các loại chất
dẻo chủ yếu của Việt Nam, vừa qua chúng ta đã xây dựng và đưa vào
vận hành một số nhà máy liên doanh sản xuất PVC, công suất 80 - 100
nghìn tấn/năm, đi từ VCM nhập khẩu. Hiện nay, song song với việc xây
dựng Nhà máy Lọc dầu số 1 tại Dung Quất, chúng ta đang triển khai dự
án sản xuất PP. Ngoài ra, trong những năm tới chúng ta cần triển khai
dự án sản xuất PS, PE, sợi tổng hợp polyeste (PET), v.v... Trong
tương lai các dự án này đều cần đến nguyên liệu cơ bản cho hóa dầu
là etylen. Dự kiến nhu cầu etylen cho năm 2010 là 900 nghìn tấn/năm.
Các quá trình cracking với hơi nước Ưu điểm của quá trình cracking hơi
nước là có thể sử dụng nguồn nguyên liệu đa dạng, từ phân đoạn nhẹ
nhất như khí tự nhiên, khí hóa lỏng (LPG), các phân đoạn naphta,
gasoil cho đến các phân đoạn cặn nặng và cả dầu thô. Mỹ là nước có
nhiều khí tự nhiên giầu etan và propan, nên họ thường sử dụng các
hydrocacbon nhẹ này để sản xuất etylen. Ngược lại, ở châu Âu người
ta thường sử dụng các phân đoạn dầu mỏ làm nguyên liệu cho các quá
trình cracking hơi nước. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi quan
tâm đến các quá trình cracking hơi nước các nguyên liệu từ sản phẩm
lọc dầu (etan và naphta) để tạo etylen và propylen. Bản chất nguồn
nguyên liệu có ảnh hưởng mạnh đến hiệu suất quá trình cracking với
hơi nước. Quá trình được tiến hành ở nhiệt độ rất cao cùng với sự hồi
lưu của nguyên liệu chưa chuyển hóa. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
hiệu suất etylen giảm đi khi nguyên liệu nặng hơn và tỷ lệ hiệu suất
etylen và propylen C2/C3 giảm đều đặn từ etan đến gasoil trong khi
hiệu suất của xăng cracking (C5+ -200oC) tăng lên. Cracking etan Ở
Mỹ, người ta sử dụng khí etan tách từ khí tự nhiên để làm nguyên liệu
sản xuất etylen với hiệu suất cao. Tuy vậy, độ chọn lọc etylen giảm khi
hiệu suất chuyển hóa etan tăng. Thực tế, người ta làm việc ở độ
chuyển hóa etan 65% và sau khi hồi lưu etan chưa chuyển hóa, người
ta thu được hiệu suất etylen khoảng 80%. Ở Việt Nam, để đảm bảo
hiệu quả kinh tế cho dự án sản xuất etylen, công suất tối thiểu của tổ
hợp etylen phải đạt trên 300 nghìn tấn/năm. Nhu cầu etan cần có cho
công suất này là 375 nghìn tấn/năm (280 triệu m3/ năm). Khí đồng
hành của bể Cửu Long có hàm lượng etan cao (12 - 13,6%) rất thích
hợp cho việc tách etan để làm nguyên liệu cho sản xuất etylen và phát
triển công nghiệp hóa dầu. Tuy nhiên theo dự kiến, khả năng thu gom
và đưa khí vào bờ từ các mỏ Bạch Hổ, Rặng đông, Ruby/ Emerald và
từ các mỏ khác thuộc khu vực bể Cửu Long (theo phương án cao) vào
giai đoạn cao nhất, nguyên liệu khí cũng chỉ đủ để sản xuất khoảng 210
- 220 nghìn tấn etylen/ năm, đến năm 2015 chỉ còn đủ để sản xuất 190
nghìn tấn/năm và đến năm 2020 thì hầu như cạn nguồn nguyên liệu.
Trong trường hợp này, nếu chỉ dựa vào nguồn khí đồng hành từ bể
Cửu Long thì không đủ nguyên liệu để triển khai và duy trì dự án trong
khoảng 15 - 20 năm. Tiềm năng khí của bể Nam Côn Sơn rất phong
phú. Sau Lan Tây, Lan đỏ còn có các mỏ Rồng đôi, Hải Thạch, Mộc
Tinh sẽ được đưa vào khai thác. Công suất đường ống Nam Côn có
thể đạt tới 6 - 7 tỷ m3 khí/ năm và có khả năng duy trì lâu dài. Từ 6,5 tỷ
m3 khí/ năm với hàm lượng etan 4,2% chỉ có thể tách được 230 triệu
m3 etan/ năm (310 nghìn tấn etan/ năm) và có thể chuyển hóa thành
250 nghìn tấn etylen/ năm. Tuy nhiên, công suất này vẫn nhỏ hơn so
với quy mô kinh tế tối thiểu (300 nghìn tấn/năm). Khí Tây Nam từ lô PM
- 3 - CAA và mỏ Cái Nước với công suất 1,25 - 1,4 tỷ m3/ năm đã có kế
hoạch đưa vào Cà Mau để cung cấp cho cụm khí - điện - đạm Cà Mau.
Khí Tây Nam từ lô B với sản lượng 2 - 3,5 tỷ m3/ năm đang được dự
kiến đưa vào bờ, chủ yếu để cung cấp cho các nhà máy điện - đạm
hoặc cho các ngành công nghiệp khác. Nguồn khí này có thành phần
etan thấp (dưới 3%) và hàm lượng CO2 quá cao (trung bình 20%) và
không thích hợp cho việc tách etan để sản xuất etylen. Nhìn chung,
theo các thông tin hiện có và dự báo khả năng cung cấp khí trong thời
gian tới, trên cơ sở hàm lượng etan trong khí và công suất tối thiểu phải
đạt để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho dự án, cần xem xét kết hợp sử
dụng cả hai nguồn khí của bể Cửu Long và Nam Côn Sơn để triển khai
xây dựng tổ hợp etylen đầu tiên ở nước ta. Với công suất dự kiến 300
nghìn tấn etylen/ năm và sản phẩm HDPE 200 nghìn tấn/năm, LL/LDPE
100 nghìn tấn/năm, tổng vốn đầu tư ước tính là 680 triệu USD. Lượng
etan tiêu thụ hằng năm cho tổ hợp etylen này khoảng 280 triệu m3 và
giá khí có thể chấp nhận được là 2 USD/ triệu BTU. Cracking naphta
Các naphta là nguồn nguyên liệu chính ở châu Âu và Nhật Bản. Quá
trình cracking hơi nước các naphta có khả năng cung cấp nguồn sản
phẩm rất phong phú, từ hydro cho đến các phân đoạn lỏng nặng rất
giàu hợp chất thơm. Nhiệt độ cracking có ảnh hưởng đến hiệu suất thu
hồi etylen. Nhiệt độ càng cao càng cho hiệu suất thu hồi cao. Đối với
một lò phản ứng đã cho, người ta có thể xác định sự ảnh hưởng của
nhiệt độ nhiệt phân bằng cách giữ thời gian lưu và hàm lượng hơi nước
không đổi. Khi nhiệt độ sản phẩm ra khỏi lò tăng lên, hiệu suất etylen
tăng lên trong khi hiệu suất propylen và xăng của quá trình cracking hơi
nước (phân đoạn C5 -200oC) giảm đi. Người ta đã đạt được hiệu suất
thu hồi etylen thực nghiệm là 30,0 - 33,4% so với naphta nguyên liệu. Ở
nhiệt độ rất cao, thời gian lưu trở thành yếu tố quan trọng nhất. Thực
nghiệm cho thấy hiệu suất etylen ở mỗi nhiệt độ sản phẩm ra khỏi lò
đều có một giá trị nhất định. Hiện tại, để đạt được hiệu suất etylen tốt
nhất, người ta thao tác ở điều kiện rất khắc nghiệt, khoảng 850oC, và
với thời gian lưu trong khoảng 0,2 - 0,4 giây. Nhờ đó, hạn chế được sự
cốc hóa và có thể tăng được khoảng thời gian hoạt động giữa hai lần
đốt cốc. Ngoài ra, người ta còn nhận thấy đối với cùng độ khắc nghiệt,
hiệu suất tạo etylen giảm khi áp suất riêng phần của hydrocacbon tăng
lên. Để tối ưu hóa hiệu suất tạo etylen, người ta điều chỉnh áp suất
riêng phần này bằng cách pha loãng hỗn hợp phản ứng với hơi nước.
Thực tế, vì lý do kinh tế, người ta thường giới hạn một giá trị khoảng
0,5 - 0,6 tấn hơi nước/ tấn naphta. Các hiệu suất sản phẩm nhiệt phân
còn phụ thuộc vào thành phần hóa học của nguyên liệu sử dụng. Thực
tế, tính bền nhiệt của các hydrocacbon tăng theo thứ tự sau: parafin,
naphten, hydrocacbon thơm, và tính bền nhiệt giảm khi chiều dài của
mạch cacbon tăng. Vì thế, người ta thường nhận thấy rằng hiệu suất
tạo etylen cũng như propylen cao khi trong nguyên liệu chứa nhiều
parafin. Hiện nay, người ta thường sử dụng quá trình cracking hơi nước
đối với nguyên liệu naphta để ưu tiên sản xuất propylen theo công nghệ
Deep Catalytique Cracking - DCC. Hiệu suất thu olefin trong dây
chuyền DCC có thể đạt được 34,49% hợp chất C3 - C4; 5,59% hợp
chất C2. Cracking naphta cũng là một hướng công nghệ quan trọng có
khả năng áp dụng để sản xuất các nguyên liệu hóa dầu ở nước ta.

You might also like