Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI 31 + 32: ĐÔNG NAM BỘ

1. Vị trí tiếp giáp: Tây Nguyên, Duyên Hải NTB, Cam Pu Chia, Đồng bằng
sông Cửu Long.
* Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; là cầu nối giữa Tây
Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, cầu nối giữa
đất liền và biển. Đây là đầu mối giao lưu văn hóa kinh tế với các tỉnh phía Nam
cả nước và quốc tế.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.
- Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít
khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi
trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội
* Dân cư:
- Số dân: Đông dân: 10,9 triệu người (2002), TP.Hồ Chí Minh là một trong
những thành phố đông dân nhất cả nước.
- Mật độ dân số khá cao: 434 người/km2 (2002)
- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. (55,5%)
- Lao động: Dồi dào với tay nghề cao; thị trường rộng lớn; có sức hút mạnh mẽ
với lao động cả nước.
* Xã hội:
- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả
nước.
- Đời sống dân cư, xã hội khá cao, nhiều khu công nghiệp phát triển, tốc độ đô
thị hóa cao.
- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch: Bến
Nhà Rồng, Côn Đảo, Suối Tiên, Đầm Sen,…
- Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các
đô thị trong vùng.
4. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì:
+ Đông Nam bộ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế: vị trí địa lí, điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công
nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc
làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút
mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có
chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động,
đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
5. Căn cứ vào bảng 31.3 (SGK trang 116). Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện
dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh
1995 – 2002 (%)

- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các
năm

- Nhận xét:
      + Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.
      + Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
TP. Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh.
6.  Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng
sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
+Đất bazan màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công
nghiệp quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại
cây công nghiệp nhiệt đới cho hiệu quả cao.
+ Tài nguyên nước phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai
+ Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất
công nghiệp.
+ Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn
thiện. Đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, phục vụ nông nghiệp (Công
trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh), dự
án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); có nhiều trạm nghiên cứu
sản xuất giống cây công nghiệp, có các cơ sở sản xuất, tư vấn, và bán các sản
phẩm phân bón, thuốc trừ sâu.
+Giao thông vận tải phát triển
+ Thị trường xuất khẩu lớn.
Bài 33:
Bài 3 sgk: + Xử lý số liệu:

Dân số GDP
Diện tích

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 39,3 65,0

Ba vùng kinh tế trọng điểm 100,0 100,0 100,0


+ Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công
nghiệp.
Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

- Nhận xét:

      + Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị
GDP.

      + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối
với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

2. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành
dịch vụ?
- Có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của
Đông Nam Bộ và cả nước.

- Dân số đông, mức sống người dân khá cao.

- Có nhiều đô thị lớn.

- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.


- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng (bãi biển, vườn quốc gia,di tích văn
hóa – lịch sử). Hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm. TP. Hồ Chí
Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.

Bài 35:

1. Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế -
xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa hình thấp và bằng phẳng.

- Đất: gần 4 triệu ha ,đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu
ha,...

- Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.

- Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng
nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...

- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh
năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải
sản.

Bài 36:

1.Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành
vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

      + Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

      + Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu
ha dọc sông Tiền và sông Hậu

      + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

      + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:


      + Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt
với sản xuất hàng hóa.

      + Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

      + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng
khắp.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

You might also like