Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trong xã hội xưa và nay, đã có nhiều người phải vất vả

chống lại những nghiện ngập (nghiện rượu, nghiện ma


tuý, cờ bạc) … Hiện nay, các nhà tâm lý học trên TG
cũng như ở Việt Nam đang lưu ý đến tình trạng khẩn
cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là
nghiện Game online. Cơn sốt trò chơi điện tử đang đem
đến cho thế hệ trẻ những ảnh hưởng to lớn, đặc biệt là
học sinh trung học cơ sở.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử,
có những nhà sáng chế, lập trình viên tài giỏi, có óc
tưởng tượng phong phú đã sáng tạo ra những trò chơi
điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người.
Không thể phủ nhận được lợi ích mà nó đem lại bởi lẽ
trò chơi điện tử thực sự đã trở thành cơn gió mát xoa
dịu tâm trí, giúp học sinh trải nghiệm và học tập nhiều
điều thú vị. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng
phổ biến, đã diễn ra hiện tượng nghiện game rộng khắp
trên TG. “Nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y
tế Thế giới WHO công nhận như một dạng rối loạn tâm
lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có
các cách điều trị đặc dụng riêng. Đặc biệt hiện nay với
học sinh trung học cơ sở, đây là một thực trạng đáng
báo động.
Nghiện game có thể có một số biểu hiện như không thể
kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game,
luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng
game hơn cả việc học, việc ăn, ngủ … trong cuộc sống.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh cấp II nghiện game
vô cùng phổ biến. Có thể thấy trên khắp nẻo đường,
thôn xóm, những quán internet mọc lên như nấm sau
mưa, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao, phục
vụ cho “nhu cầu” của học sinh. Ta có thể bắt gặp những
quán nét đầy bóng dáng những thanh thiếu niên mặc
đồng phục ngồi chơi hàng giờ liền, thậm chí còn chơi
qua ngày. Những clip trên mạng quay lại cảnh những
quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi,
quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Hay tiện lợi hơn,
nhiều bạn trẻ lại chỉ thích ngồi ở nhà, lập nhóm rủ thêm
nhiều “người chơi” kì cựu trong lớp lại chơi chung,
ngồi hàng ngày trước màn hình điện thoại, mê mẩn với
những trò chơi như: liên minh huyền thoại, PUBG, …
Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo
thị hiếu của người chơi, những người tạo ra nó không
ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, hấp dẫn,
đánh vào tâm lý của những bạn học sinh cấp II nông
nổi, thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt, học sinh ý thức
còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình,
không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân.
Chúng như những bông hoa nhưng độc không tưởng –
trong mảnh đất màu mỡ ấy, ai cũng thích chinh phục
thử thách để trở thành game thủ. Nhiều học sinh còn
thiếu nhận thức về tính nguy hại của game, dễ bị bạn bè
rủ rê, lôi kéo. Một phần cũng do cha mẹ thiếu quản lý
con, quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con.
Trong cuộc sống hiện nay, nhiều bậc cha mẹ suốt ngày
bận rộn, cặm cụi làm việc, đêm khuya cũng chưa về đến
nhà, hỏi han con cái. Cái cảm giác cô đơn, chán chường
của đứa trẻ mới lớn càng lớn dần, vì thế chúng tìm đến
game như một người bạn thân thiết.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó
có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ học sinh, cận thị, loạn thị vì sử
dụng máy tính tần số cao. Những đêm thức khuya để
“cày” game online cũng ảnh hưởng tới xương cột sống,
não bộ,… Nguy hiểm hơn là trầm cảm, suy giảm trí
nhở, tốn tiền bạc, … Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số
tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không đủ cho
ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp
tiền,… sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Trò chơi điện tử
khiến tâm hồn ta bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá
khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, dẫn đến việc
luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô.
Rõ ràng thứ ứng dụng này đang trở thành công cụ biến
con người thành những tên ác quỷ, sẵn sàng giết chết
người thân. Đối với học sinh, nghiện game là con
đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém
dần, lượng kiến thức thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào
các trò chơi điện tử.
Đã đến lúc tất cả chúng ta cùng chung tay hành động
cho một môi trường phát triển tốt đẹp và toàn diện của
học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước. Với nhà
trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và
tổ chức những sân chơi giáo dục bổ ích để tất cả các
bạn đều tham gia.Với phụ huynh phải thường xuyên
theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con
cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý
bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện. Tôi nhớ
một câu nói rằng: Nuôi dưỡng và rèn luyện tâm hồn và
thể xác đúng cách sẽ giải phóng tất cả tiềm năng của
bạn. Hãy gặp gỡ và giao lưu với nhiều người hơn, hãy
tìm niềm vui ngay trong chính cuộc sống giản đơn của
mình chứ đừng chạy theo thế giới ảo mộng hão huyền.
Chơi game là một hình thức giải trí tuyệt vời để giải
tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Tuy
nhiên, nếu không thể kiểm soát tốt bản thân ta có thể trở
thành “nô lệ” của trò chơi điện tử lúc nào không hay.
Hãy là một người chơi thông thái bạn nhé.

You might also like