1.bui Thanh Tung

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

tr-êng ®¹i häc giao th«ng vËn t¶i

Bïi thanh tïng

Nghiªn cøu øng dông trô cÇu d¹ng ch÷ V


cho cÇu khung bª t«ng dù øng lùc ë viÖt nam

luËn v¨n th¹c sü kü thuËt

Hµ NéI - 2015
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
tr-êng ®¹i häc giao th«ng vËn t¶i

bïi thanh tïng

Nghiªn cøu øng dông trô cÇu d¹ng ch÷ V


cho cÇu khung bª t«ng dù øng lùc ë viÖt nam

CHUY£N NGµNH: X¢Y DùNG cÇU HÇM


M· sè: 60.58.25

luËn v¨n th¹c sü kü thuËt

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:


PGS-ts nguyÔn thÞ minh nghÜa

Hµ NéI - 2015
i

LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công
trình nào trƣớc đó.

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015


Tác giả

Bùi Thanh Tùng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trải qua thời gian học tập và làm luận án tốt nghiệp tại Trƣờng Đại Học Giao
Thông Vận Tải Hà Nội, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự định hƣớng nội dung
nghiên cứu cũng nhƣ sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nghĩa
- Ngƣời đã động viên và giúp đỡ Em nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn
này, Em cũng xin gửi lời cám ơn đến tất cả các Thầy Cô trong khoa sau đại học đã
tạo điều kiện tốt cho Em làm việc, học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Cám ơn các đồng nghiệp đã tham gia đóng góp ý kiến cho luận văn.
Cám ơn tất cả các bạn học cùng khoá đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và
những kiến thức quý báu, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả nỗ lực của bản thân, nhƣng
chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận
tình chỉ bảo.
Một lần nữa xin gửi đến tất cả mọi ngƣời lời cám ơn chân thành nhất!

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2015


Tác giả

Bùi Thanh Tùng


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG TRỤ CẦU BT DƢL ĐÚC HẪNG
TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .....................................................................3
1.1. Tổng quan về cầu BT DƢL đúc hẫng ................................................................ 3
1.1.1. Lịch sử phát triển cầu BT DƢL đúc hẫng tại Việt Nam ..............................5
1.1.2. Ƣu nhƣợc điểm của cầu BT DƢL đúc hẫng ................................................6
1.2. Các loại trụ trong cầu khung thi công theo công nghệ hẫng............................. 7
1.3. Kết luận chƣơng 1 .............................................................................................. 24
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM LÀM VIỆC, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ TÍNH
TOÁN TRỤ CẦU DẠNG CHỮ “V” CHO CẦU KHUNG BÊ TÔNG DỰ ỨNG
LỰC ĐÚC HẪNG.....................................................................................................26
2.1. Đặc điểm chịu lực, ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng trụ cầu dạng chữ
“V” cho cầu khung bê tông dự ứng lực ở Việt Nam............................................... 26
2.1.1. Đặc điểm chịu lực của các loại trụ khung. .................................................26
2.1.2. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng của các loại trụ cầu khung. ..............29
2.2. Lựa chọn các kích thƣớc cơ bản của trụ cầu dạng chữ V cho cầu khung bê
tông dự ứng lực ở Việt nam. ..................................................................................... 31
2.3. Các tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên trụ cầu đúc hẫng ..................... 36
2.3.1. Tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên trụ cầu đúc hẫng ......................36
2.3.2. Vật liệu dùng trong kết cấu ........................................................................41
2.3.3. Các nội dung kiểm toán và khả năng làm việc của trụ ..............................42
2.4. Nguyên lý tính toán trụ cầu dạng chữ V cho cầu khung bê tông dự ứng lực. . 47
2.5. Công nghệ thi công trụ cầu khung V ................................................................ 51
2.6. Kết luận chƣơng 2 .............................................................................................. 53
iv

CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRỤ CẦU DẠNG CHỮ V CHO
CẦU KHUNG BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC TẠI CẦU BẾN THỦY II (NGHỆ
AN) ............................................................................................................................54
3.1. Tổng quan dự án cầu Bến Thủy II (Nghệ An) ................................................. 54
3.2. Sơ đồ kết cấu nhịp và cấu tạo trụ ...................................................................... 57
3.3. Tính toán và thiết kế trụ khung V cầu Bến Thủy II (Nghệ An) ..................... 58
3.3.1. Cơ sở tính toán và thiết kế .........................................................................58
3.3.2. Dùng phần mềm để mô hình hóa: ..............................................................60
3.3.3. Số liệu đầu vào và tải trọng tác dụng để tính toán trụ khung V cầu Bến
Thủy (Nghệ An) ...................................................................................................62
3.3.4. Kết quả tính toán ........................................................................................66
3.3.5. Bố trí cốt thép DƢL cho trụ khung V cầu Bến Thủy II .............................80
3.3.6. Công nghệ thi công trụ khung V cầu Bến Thủy II ....................................84
3.3.7. Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................88
v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đang khai thác có chiều dài nhịp
L  100m dùng trụ 1 tƣờng (dạng tƣờng đơn I) ......................................10
Bảng 1.2: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác
chiều dài nhịp L  100m dùng trụ 1 tƣờng (dạng tƣờng đơn I) ...............11
Bảng 1.3: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đang khai thác dùng trụ 2 tƣờng
(dạng tƣờng kép II) ..................................................................................13
Bảng 1.4: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác
dùng trụ 2 tƣờng (dạng tƣờng kép II) ......................................................15
Bảng 1.5: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác
dùng dạng trụ chữ V ................................................................................20
Bảng 1.6: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đã xây dựng và đang khai thác
dùng dạng trụ chữ V ................................................................................22
Bảng 2.1: Bảng so sánh ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng của các loại trụ cầu
khung bê tông dự ứng lực thi công theo công nghệ hẫng ........................29
Bảng 2.2: Bảng hệ số tải trọng ..................................................................................37
Bảng 2.3: Bảng hệ số tải trọng dùng cho tải trọng thƣờng xuyên, p .......................37
Bảng 3.1: Bảng thông số về kích thƣớc trú ...............................................................62
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp hợp tải trọng của kết cấu phần trên ..................................63
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp nội lực thân trụ tại mặt cắt 1-1 .........................................65
Bảng 3.4: Bảng tổ hợp nội lực của thân trụ tại mặt cắt 1-1 theo các trạng thái giới hạn..65
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp nội lực thân trụ tại mặt cắt 2-2 .........................................66
Bảng 3.6: Bảng tổ hợp nội lực của thân trụ tại mặt cắt 2-2 theo các trạng thái giới hạn..66
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp khối lƣợng cáp cho 1 trụ chính cầu Bến Thủy .................81
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cầu Gateway đƣợc thi công đúc hẫng tại Mỹ sơ đồ nhịp 145+260+145 ...4
Hình 1.2: Cấu tạo một số dạng trụ 1 tƣờng .................................................................9
Hình 1.3: Cầu Lai Hà (Lai Châu) sơ đồ nhịp 75.5+130+75.5 ..................................10
Hình 1.3: Cầu Mangjiedu (Trung Quốc) có chiều cao thân trụ là 220m. .................12
Hình 1.4: Cấu tạo dạng trụ 2 tƣờng. ..........................................................................13
Hình 1.5: Cầu Hàm Luông (Bến Tre) với sơ đồ nhịp 90+3x150+90. .......................14
Hình 1.6: Cấu tạo trụ cầu Pá Uôn ở Lai Châu. .........................................................14
Hình 1.7: Cầu Honghe (Trung Quốc) .......................................................................18
Hình 1.8: Cầu Tulle Viaduct (Pháp) .........................................................................18
Hình 1.9: Cầu Nanpanjiang trụ chữ Y ở Trung Quốc đƣợc xây dựng năm 2001 .....20
Hình 1.10: Cầu Saint Michel ở Pháp (1962) .............................................................21
Hình 1.11: Cầu Taksin ở Thái Lan (1982) ................................................................21
Hình 1.12: Cầu Nguyệt Viên (Thanh Hóa) năm 2013 ..............................................22
Hình 2.1: Biểu đồ mô men của trụ đơn chữ I có liên kết ngàm ................................26
Hình 2.2:Biểu đồ M của trụ chữ Y có liên kết ngàm cứng .......................................27
Hình 2.3a:Biểu đồ M của trụ 2 tƣờng có liên kết ngàm, không có giằng ngang ......28
Hình 2.3b:Biểu đồ M của trụ 2 tƣờng có liên kết ngàm, có giằng ngang .................28
Hình 2.4: Cấu tạo dạng trụ khung chữ V ..................................................................31
Hình 2.5 Mặt cắt ngang cầu Bến Thủy II (Nghệ An) ...............................................33
Hình 2.6: Thông số kích thƣớc của dạng trụ khung chữ V .......................................33
Hình 2.7: Cấu tạo trụ cầu Thanh Trì dạng trụ đơn vƣợt Sông Hồng (Hà Nội) .........34
Hình 2.8: Cầu Thủ Thiêm (Tp Hồ Chí Minh) ...........................................................36
Hình 2.9: Sơ đồ tính trụ khung V ..............................................................................47
Hình 2.10: Cầu Choisy- Roi (Pháp) ..........................................................................50
Hình 3.1: Cầu Bến Thủy hiện tại ..............................................................................54
Hình 3.2: Vị trí cầu Bến Thủy II (Nghệ An) .............................................................56
Hình 3.3a: Sơ đồ nhịp chính của cầu Bến Thủy II (Nghệ An) .................................57
Hình 3.3b: Cấu tạo trụ khung V cầu Bến Thủy II .....................................................57
Hình 3.4: Mặt cắt ngang đáy nhánh V của trụ ..........................................................58
vii

Hình 3.5: Mặt cắt ngang đỉnh nhánh V của trụ .........................................................58
Hình 3.6: Mô hình hóa cầu cầu Bến Thủy II ............................................................60
Hình 3.7: Liên kết trụ khung V với dầm và bệ móng ...............................................60
Hình 3.8: Các ký hiệu kích thƣớc thân trụ khung V, cầu Bến Thủy II(Nghệ An) ....62
Hình 3.9: Biểu đồ Mz của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................68
Hình 3.10: Biểu đồ Qy của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................69
Hình 3.11: Biểu đồ Nx của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................70
Hình 3.12: Biểu đồ Mz của thân trụ ở trạng thái giới hạn cƣờng độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................71
Hình 3.13: Biểu đồ Qy của thân trụ ở trạng thái giới hạn cƣờng độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................72
Hình 3.14: Biểu đồ Nx của thân trụ ở trạng thái giới hạn cƣờng độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An) ...................................................................................73
Hình 3.15: Biểu đồ mômen do cáp dự ứng lực thân trụ của cầu Bến Thủy II
(Nghệ An) ................................................................................................74
Hình 3.16: Biểu đồ mômen của dầm liên tục ở trạng thái giới hạn cƣờng độ cầu
Bến Thủy II (Nghệ An)............................................................................75
Hình 3.17: Biểu đồ mômen cùa dầm liên tục ở trạng thái giới hạn cƣờng độ dự án
cầu Việt Trì - Ba Vì (Phú Thọ) ................................................................77
Hình 3.18: Sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực dầm liên tục (nhóm cáp đỉnh trụ) dự án
cầu Việt Trì - Ba Vì (Phú Thọ) ................................................................78
Hình 3.19: Sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực dầm liên tục (nhóm cáp đỉnh trụ) dự án
cầu Bến Thủy II (Nghệ An) .....................................................................79
Hình 3.20: Kích thƣớc chung khối K0 dầm liên tục .................................................80
Hình 3.21a, b,c: Bố trí cáp dự ứng lực thân trụ cầu Bến Thủy II (Nghệ An) ...........82
Hình 3.22: Bố Lắp dựng cốt thép trụ khung V cầu Bến Thủy II (Nghệ An) ............84
Hình 3.23: Hệ đà giáo ván khuôn thi công thân trụ và đốt K0 .................................85
1

MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nƣớc mạng lƣới giao
thông đƣờng bộ không ngừng phát triển và hoàn thiện, đóng góp vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển hợp lý, đồng
bộ và bền vững trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp và hợp tác,
liên kết giữa các phƣơng thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một
mạng lƣới giao thông thông suốt và có hiệu quả. Đồng thời, phát triển hệ thống
đƣờng bộ đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống đƣờng bộ trong nƣớc để chủ động
hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.
Hòa vào sự phát triển mạng lƣới giao thông hệ thống cầu đƣờng ngày càng
phát triển đa dạng, đáp ứng đƣợc cả về mặt kỹ thuật và mặt mỹ quan trƣớc yêu cầu
đòi hỏi gắt gao của thời đại. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nên
dần cho phép con ngƣời tìm đến những kết cấu mới, tối ƣu và kinh tế.
Hệ thống cầu ở nƣớc ta phát triển rất đa dạng, hàng loạt loại kết cấu cầu mới
đƣợc xây dựng trong những năm qua nhƣ cầu dây văng, dây võng, cầu vòm thép
nhồi bê tông…mang lại nhiều điểm nhấn đẹp trong sự phát triển của đất nƣớc. Cùng
với đó các loại trụ trong các cầu BT DƢL cũng đƣợc áp dụng ở Việt Nam với nhiều
hình dáng tạo nên sự phong phú tăng thêm tính thẩm mỹ cho những câu cầu.
Ở nƣớc ta các loại trụ hay đƣợc áp dụng là trụ 1 tƣờng, trụ 2 tƣờng và gần
đây một số cầu áp dụng dạng trụ chữ V nhƣ:
+ Cầu Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh).
+ Cầu Bến Thủy II (Nghệ An).
+ Cầu Nguyệt Viên (Thanh Hóa).
+ Và hiện đang đƣợc xây dựng là cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng).
Vì vậy việc nghiên cứu các đặc điểm, các kích thƣớc cơ bản, ƣu nhƣợc điểm
và sự làm việc của loại trụ này để ứng dụng trong xây dựng cầu BT DƢL đúc hẫng
ở Việt Nam là cần thiết.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu vào dạng kết cấu trụ, các
kích thƣớc cơ bản và sự làm việc của trụ chữ V cho cầu BT DƢL đúc hẫng.
2

Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị và 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về các dạng trụ cầu BT DƢL đúc hẫng tại Việt Nam
và trên thế giới.
Chƣơng 2: Đặc điểm làm việc, cấu tạo, nguyên lý tính toán trụ cầu dạng chữ
V cho cầu khung BT DƢL ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Nghiên cứu ứng dụng trụ cầu dang chữ V cho cầu khung BT
DƢL tại cầu Bến Thủy II (Nghệ An).
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG TRỤ CẦU BT DƢL ĐÚC HẪNG
TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về cầu BT DƢL đúc hẫng
Khái niệm về cầu BT DƢL đúc hẫng đến nay không còn xa lạ và đã trở nên
thân quen với các kỹ sƣ cầu ở Việt Nam. Có thể nói tóm tắt thi công hẫng thực hiện
bằng phƣơng pháp đúc tại chỗ trên giàn giáo di dộng (xe đúc) gọi là đúc hẫng, khi
đó giàn giáo tựa vào khối đúc trƣớc để đúc các khối tiếp theo, sau khi hoàn thành
mỗi phân đoạn, ván khuôn đƣợc đẩy ra phía trƣớc và quá trình tái diễn cho đến khi
kết thúc, đốt nối cuối cùng của các cánh hẫng gọi là đốt hợp long. Cùng với các quá
trình đúc là quá trình căng kéo cốt thép DƢL để liên kết các khối đúc lại và đảm
bảo cho việc khai thác sau này. Phƣơng pháp thi công đúc hẫng đảm bảo tính liền
khối giữa các đốt đúc, cốt thép DƢL và cốt thép thƣờng đƣợc bố trí qua tất cả các
khối đúc nên khả năng đảm bảo tính toàn khối và chịu lực cắt lớn.
Xét về mặt sơ đồ kết cấu phƣơng pháp thi công hẫng là phƣơng pháp hình
thành kết cấu dần từng bƣớc từ kết cấu tĩnh định trở thành kết cấu siêu tĩnh, do đó
khi tính toán kết cấu phải xét đến sự thay đổi sơ đồ kết cấu theo các bƣớc thi công
cũng nhƣ sự thay đổi tải trọng, ảnh hƣởng của ứng lực thứ cấp, co ngót và từ biến.
Đây chính là điểm khác biệt so với việc thiết kế kết cấu dầm tĩnh định thông thƣờng.
Lựa chọn phƣơng pháp thi công đúc hẫng đối xứng (cân bằng) hoặc không
đối xứng phụ thuộc vào khả năng bố trí xe đúc trên dầm. Nếu không thể bố trí đồng
thời hai xe đúc trên khối đỉnh trụ thì chọn phƣơng pháp đúc không đối xứng với
một hai khối đầu tiên, các khối còn lại đúc đối xứng. Trái lại nếu đủ diện tích để bố
trí đồng thời hai xe đúc trên khối đỉnh trụ thì chọn phƣơng pháp thi công đúc hẫng
đối xứng.
Dầm cầu đúc hẫng có thể liên kết với thân trụ theo kiểu khung cứng, khi đó
khối trên đỉnh trụ đƣợc nối cứng (liên kết ngàm) với trụ ngay từ đầu. Dầm cũng có
thể liên kết với thân trụ theo kiểu liên kết gối, khi đó trong quá trình đúc hẫng cần
phải đặt gối tạm bằng BTCT và các thanh DƢL tạm thời để chống lật trong quá
trình thi công hẫng. Đốt dầm đầu tiên và thƣờng đƣợc gọi là khối K0, đoạn dầm ở
sát mố của nhịp biên thƣờng đƣợc đúc trên đà giáo cố định và gọi là khối KT và đốt
4

nối giữa KT và đốt cuối cùng trên cách hẫng là đốt hợp long KN. Các đốt dầm Ki
tiếp theo đƣợc thi công đúc hẫng đối xứng qua tim trụ bằng xe đúc chuyên dụng và
đƣợc căng các bó cáp DƢL trên bản nắp để chịu mô men âm trong suốt quá trình thi
công và khai thác sau này. Sau khi thi công xong các cánh hẫng thì tiến hành hợp
long theo một trình tự đã đƣợc tính toán. Thƣờng thì sẽ hợp long nhịp biên nối cánh
hẫng ở nhịp biên với khối đúc trên đà giáo KT, công việc này bao gồm cả việc căng
kéo các bó cáp dƣới. Sau đó tiến hành phá bỏ các liên kết tạm (gối tạm và nới lỏng
thanh thép DƢL) và tiến hành hợp long các nhịp tiếp theo. Đối với cầu nhịp lớn có
thể cần phải căng bổ sung các bó cáp DƢL ngoài để đảm bảo chịu lực.
Nhƣ vậy phƣơng pháp xây dựng đúc hẫng là xây dựng kết cấu nhịp từ những
đốt liên tiếp nhau, mỗi đốt sau khi đã đƣợc thi công sẽ đỡ trọng lƣợng của đốt tiếp
theo và đà giáo ván khuôn cùng thiết bị thi công. Việc thi công hẫng có ƣu điểm nổi
bật là không cần phải làm đà giáo cố định, do đó không phụ thuộc vào địa hình bên
dƣới do đó có thể thích hợp với mọi địa hình đặc biệt là các cầu có trụ cao khi mà
các công nghệ khác tỏ ra không hiệu quả. Thông thƣờng mỗi đốt đúc khoảng 7
ngày, đặc biệt có những cầu chỉ đúc trong 5 ngày.

Hình 1.1: Cầu Gateway được thi công đúc hẫng tại Mỹ sơ đồ nhịp 145+260+145
5

1.1.1. Lịch sử phát triển cầu BT DƯL đúc hẫng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây ngành thi công cầu ở Việt nam đã có những
chuyển biến đáng kể trong việc đầu tƣ vào công nghệ thi công, một trong những
công nghệ đó là “Công nghệ thi công dầm hộp liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực
bằng phƣơng pháp đúc hẫng cân bằng” (gọi tắt là công nghệ đúc hẫng) áp dụng cho
thi công kết cấu nhịp bằng BT DƢL của các cầu liên tục khẩu độ lớn. Vào những
năm cuối thập kỷ 80 việc xây dụng cầu bê tông ứng suất trƣớc theo phƣơng pháp thi
công hẫng chỉ dừng ở khẩu độ lớn nhất xấp xỉ 63m, kết cấu tĩnh định với công nghệ
vật liệu, thiết bị xây dựng và công cụ tính toán còn rất lạc hậu, chƣa kể nhiều vấn đề
về cấu tạo còn khá thô sơ. Thời điểm đó sự kiện đã xây dựng thành công cầu khung
T dầm đeo vƣợt nhịp lớn với sơ đồ nhịp 43+63+42m đƣợc xem là một thành công
nhƣ cầu Rào, cầu Niêm, cầu An Dƣơng tại Hải Phòng hoặc cầu Bo ở Thái Bình, cầu
Bình đƣờng 188, cầu An Thái ở Hải Dƣơng, Cầu Vát tại Bắc Giang…Tuy nhiên sự
cố sập cầu Rào ngày 16/6/1987 cũng nhƣ các yêu cầu thực tiễn là phải nhanh chóng
xây dựng nhiều cầu vƣợt sông, thung lũng hay vị trí cửa biển có khẩu độ lớn, kết
hợp với việc phải sớm tiếp cận, đổi mới và nắm bắt bí quyết về công nghệ xây dựng
cầu với khả năng nhập vật tƣ, thiết bị hiện đại từ những nƣớc có trình độ phát triển
cao ngày càng thuận lợi thì công tác nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ
thi công cầu bê tông ứng suất trƣớc khẩu độ lớn theo phƣơng pháp đúc hẫng đã trở
thành một vấn đề thời sự cần quan tâm.
Cây cầu đầu tiên đƣợc lựa chọn để thực hiện mục tiêu chuyển giao và ứng
dụng công nghệ nêu trên là cầu Phú Lƣơng trên Quốc lộ 5, tỉnh Hải Dƣơng. Cầu
chính có sơ đồ nhịp 65+2x102+65 bằng BT DƢL, mặt cắt ngang gồm hai hộp riêng
biệt vách đứng, mỗi hộp rộng 11m, tổng bề rộng cầu là 23m. Đối tác chuyển giao là
hãng VSL - Thụy Sỹ. Đơn vị tiếp nhận thiết kế là TEDI, đơn vị thi công là công ty
Cầu 12. Ngoài ra, cũng ở thời điểm này trong khuôn khổ viện trợ không hoàn lại từ
chính phủ Pháp đã xây dựng cầu Sông Gianh BT DƢL, thuộc tỉnh Quảng Bình. Cầu
có sơ đồ nhịp 37,4 + 58 + 90,6 + 3 x 120 + 90,6 + 58 + 37,4m; mặt cắt ngang gồm 1
hộp, hai vách xiên, bề rộng tổng cộng bằng 12m. Cầu Sông Gianh có chiều dài toàn
cầu Ltc= 700m, khẩu độ nhịp chính 120, bằng BT DƢL với các bó cáp nằm trong và
ngoài bê tông vƣợt nhịp lớn đến 120m là kết cấu mới trong nƣớc thời bấy giờ.
6

Tham khảo các kinh nghiệm thiết kế, giải quyết thi công cầu Phú Lƣơng và
kinh nghiệm Tƣ vấn giám sát cầu Sông Gianh các kỹ sƣ Tƣ vấn trong nƣớc đã mạnh
dạn đi từng bƣớc vững chắc trong việc triển khai thiết kế, giám sát xây dựng nhiều
cầu dầm hộp dạng liên tục, BT DƢL thi công theo phƣơng pháp đúc hẫng cân bằng.
Khẩu độ nhip chính từ 61m, 63m, 70m, 85m, 90m, 100m, 102m, 110m, 120m,
130m, 135m và gần đây nhịp lớn nhất là 150m ở cầu Hàm Luông ở tỉnh Bến Tre
(năm 2010) và cầu Cửa Đại tỉnh Quảng Nam (năm 2015). Các cầu dầm hộp đã
đƣợc xây dựng trong nƣớc thời gian qua có mặt cắt ngang gồm hai, ba vách đứng,
hoặc hai, ba vách xiên, bề rộng hộp hay đổi từ 11m đến 23m với cáp DƢL nằm
trong hoặc nằm ngoài bê tông. Có thể nói sự phát triển cầu đúc hẫng ở Việt Nam
nhanh chƣa từng có, vì những ƣu điểm vƣợt trội so với cầu khác và sự phù hợp của
nó đối với điều kiện tự nhiên ở nƣớc ta. Tuy nhiên cầu đúc hẫng nhịp lớn trên 150m
chƣa đƣợc nghiên cứu, thiết kế và xây dựng.
1.1.2. Ưu nhược điểm của cầu BT DƯL đúc hẫng
Qua các công trình đã thiết kế, đúc rút kinh nghiệm trong các năm qua có thể
rút ra một số ƣu nhƣợc điểm của cầu đúc hẫng nhƣ sau:
 Ƣu điểm:
- Có khả năng vƣợt nhịp lớn, đáp ứng đƣợc khổ thông thuyền cũng nhƣ vƣợt
qua các thung lũng sâu.
- Khi hoàn thành kết cấu có độ ổn định cao, dao động nhỏ dƣới tác dụng của
hoạt tải xe và gần nhƣ không bị ảnh hƣởng của tác động gió bão. Ngƣời đi trên cầu
không có cảm giác sợ hãi nguy hiểm.
- Trụ cầu có thể rất cao và làm việc liên hợp với dầm tạo ra một hệ khung ổn
định.
- Kiến trúc tƣơng đối đẹp, đáp ứng đƣợc nhu cầu mỹ quan ngày càng cao của
con ngƣời.
- Phù hợp với nhiều điều kiện địa hình, địa chất và các loại khí hậu.
- Việc xử lý mối nối là tƣơng đối đơn giản, kết cấu có tính toàn khối cao vì
đƣợc đổ tại chỗ do đó tuổi thọ cao.
- Công nghệ thi công không quá phức tạp, phù hợp với năng lực thi công của
Nhà Thầu Việt Nam.
7

- Giá thành xây dựng tuy cao hơn cầu dầm giản đơn nhƣng thấp hơn giá
thành xây dựng các cầu dạng liên tục vƣợt nhịp lớn nhƣ cầu dàn thép, cầu dây văng,
extradosed, vòm ống thép nhồi bê tông…
- Không tốn nhiều đà giáo ván khuôn, đà giáo ván khuôn (xe đúc) có thể
luân chuyển, sử dụng nhiều lần cho nhiều cầu và do đà giáo đƣợc treo trực tiếp trên
các đốt dầm đã đúc nên không phụ thuộc vào chiều cao cầu do đó làm giảm đáng kể
kinh phí.
 Nhƣợc điểm:
- Việc khống chế độ vồng của cầu trong những năm đầu là tƣơng đối khó
khăn, tuy nhiên ngày nay với kinh nghiệm nâng cao cùng với công nghệ máy tính
hiện đại việc này không còn gặp khó khăn.
- Trong quá trình thi công cánh hẫng độ ổn định không cao, độ dao động lớn
dƣới tác dụng của gió, mƣa, đặc biệt là đối với cánh hẫng lớn (cầu nhịp lớn). Vì vậy
đòi hỏi phải chọn thân trụ và liên kết phù hợp để hạn chế vấn đề này.
- Khả năng vƣợt nhịp lớn là tƣơng đối hạn chế, theo thống kê đến năm 2010
tại Việt Nam thì nhịp lớn nhất là 150m (Cầu Hàm Luông), còn phần lớn các cầu còn
lại có nhịp nhỏ hơn 130m. Tuy nhiên trên thế giới với cầu đúc hẫng phổ biến là nhịp
200m và cá biệt có nhịp vƣợt 300m.
- Chiều cao kết cấu tƣơng đối lớn, đặc biệt là đối với nhịp lớn ví dụ nhịp
130m chiều cao kết cấu của dầm tại vị trí trụ là 7,3m (nhƣ cầu Thanh Trì), chiều cao
đối với nhịp 150m là 8,3m (nhƣ cầu Hàm Luông).
- Có thể xảy ra vết nứt cục bộ do từ biến co ngót, nhiệt độ hay một số
nguyên nhân chƣa đƣợc xác định.
- Đòi hỏi công nhân và kỹ sƣ có trình độ cao, tuy nhiên hiện nay ở nƣớc ta
đã làm chủ đƣợc công nghệ nên không gặp nhiều khó khăn.
- Khi cầu nằm trong đƣờng cong bán kính nhỏ thì việc thi công cầu là tƣơng
đối khó khăn khi di chuyển xe đúc, theo các nghiên cứu thì chỉ mới thực hiện đƣợc
ở cầu có bán kính trên 250m.
1.2. Các loại trụ trong cầu khung thi công theo công nghệ hẫng
Cầu khung thi công theo công nghệ hẫng hiện nay đƣợc áp dụng nhiều ở Việt
Nam và thế giới do có nhiều ƣu điểm nhƣ khả năng vƣợt đƣợc nhịp lớn, đáp ứng
8

đƣợc khổ thông thuyền cũng nhƣ vƣợt qua các thung lũng sâu, có kiến trúc đẹp đáp
ứng đƣợc nhu cầu mỹ quan ngày càng cao của con ngƣời.
So với trụ cầu dầm liên tục, trụ cầu khung có ƣu điểm là đảm bảo đƣợc độ ổn
định trong quá trình thi công hẫng. Do trong quá trình thi công dầm đúc hẫng từ trụ
ra khó có thể tránh đƣợc mô men lật gây ra bởi mất cân bằng hai cánh hẫng với các
lý do chủ yếu sau:
+ Đổ bê tông không đồng thời (đốt Ki bên trái đã đổ, bên phải chƣa đổ).
+ Vị trí tải trọng thi công tạm thời (Ví dụ nhƣ tải trọng xe đúc ở hai vị trí
không đối xứng nhau)
+ Rủi ro trong thi công (rơi ván khuôn xe đúc + bê tông ƣớt).
+ Trọng lƣợng bê tông hai bên cánh hẫng không cân bằng.
Các loại trụ cầu khung thi công theo công nghệ hẫng thƣờng có dạng: loại 1
tƣờng (dạng tƣờng đơn I), loại 2 tƣờng (dạng tƣờng kép II) và dang trụ chữ V.
 Trụ 1 tƣờng (dạng tƣờng đơn I):
Trụ một tƣờng có cấu tạo đơn giản dễ thi công, chịu va xô tầu bè lớn, phù
hợp áp dụng cho trụ có chiều cao H  40m và chiều dài nhịp L  130m. Về mặt cấu
tạo kích thƣớc thân trụ theo phƣơng dọc cầu tùy theo độ mảnh cần thiết chịu lực mà
đƣợc chọn cho hợp lý, đối với các nhịp có kích thƣớc nhịp chính L<120m thƣờng
có bề dày thân trụ 3,0~3,5m, bề rộng bằng bề rộng đáy hộp (có mở rộng thêm hai
bên để rẽ nƣớc hoặc tạo mỹ quan). Thân trụ thƣờng có kích thƣớc không đổi từ dƣới
móng đến dầm. Với một số trụ đặc biệt, có cấu tạo kích thƣớc bề rộng thân trụ thay
đổi để tiết kiệm vật liệu hay tạo dáng kiến trúc. Đầu trụ hƣớng vuông góc với dòng
chảy thƣờng đƣợc vuốt tròn hay tạo vát nhằm tạo sự êm thuận đối với dòng chảy
tránh xói lớn tại vị trí móng trụ cầu. Đối với cầu cạn, cầu qua thung lũng hoặc sông
nƣớc chảy tốc độ chậm thân trụ có thể hình vuông vát góc tạo mỹ quan đẹp.
9

MÆt chÝnh MÆt bªn


(ngang cÇu) (Däc cÇu)

MÆt b»ng th©n trô

®Çu l-în trßn ®Çu v¸t nhän §Çu v¸t gãc

MÆt chÝnh MÆt bªn


(ngang cÇu) (Däc cÇu)

Hình 1.2: Cấu tạo một số dạng trụ 1 tường


10

Bảng 1.1: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đang khai thác có chiều dài nhịp
L  100m dùng trụ 1 tường (dạng tường đơn I)
Năm Chiều
Bề rộng
TT Tên cầu xây Vị trí Sơ đồ kết cấu cao trụ Ghi chú
cầu (m)
dựng (m)
Phú Hải Một trụ ngàm,
01 1996 65+2x102+65 11,5 20
Lƣơng Dƣơng dạng trụ I
Hàm Thanh Hai trụ ngàm, dạng
02 2009 65+130+65 11
Rồng Hóa trụ I
An Hải Hai trụ ngàm, dạng
03 60+100+60 12 8
Dƣơng II Phòng trụ I
Dạng trụ tƣờng
Cửa Quảng 66 + 3x105 +
04 2007 9 13 đơn I, có 2 trụ
Tùng Trị 66
ngàm ở giữa
Dạng trụ tƣờng
Hòa
05 Tạ Khoa 2003 78+ 2x130+78 11 đơn I, có 2 trụ
Bình
ngàm ở giữa
Dạng trụ tƣờng
Lai
06 Lai Hà 75,5+130+75.5 9 40 đơn I (rỗng), ngàm
Châu
cứng với dầm

Hình 1.3: Cầu Lai Hà (Lai Châu) sơ đồ nhịp 75.5+130+75.5


11

Bảng 1.2: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác chiều
dài nhịp L  100m dùng trụ 1 tường (dạng tường đơn I)
Năm Bề
Sơ đồ cầu hoặc Chiều
Tên cầu xây rộng Ghi chú
nhịp lớn nhất cao trụ
dựng cầu
Chongqing Bridge
86,5+4x138+156+ Các trụ tƣờng đơn I ngàm
over Yangtze ở 1980 10 60~70
174+104,5 cứng với dầm
Trung Quốc
Waihai Bridge ở Các trụ tƣờng đơn I ngàm
1988 55+7x110+55 17,0 50~60
Trung Quốc cứng với dầm
Liuku Bridge over 85+154+85 (dài
Các trụ tƣờng đơn I, kê gối
Nujiang ở Trung 1991 nhất Trung Quốc 10 10
đỡ dầm
Quốc tại thời điểm này)
Dongming Bridge
over Yellow River Trụ dạng tƣờng đơn I, kê
75+7x120+75 9 10
ở Trung Quốc (co gối đỡ dầm
anh)
Chizu Viaduct ở Trụ tƣờng đơn I (hộp rỗng)
2001 80+2x140+80 70~80
Nhật ngàm cứng với dầm
94+301+72 Trụ tƣờng đơn I (hộp rỗng)
(Cầu có nhịp đúc ngàm cứng với dầm, bê
Stolma Bridge 1998 9 20
hẫng dài nhất thế tông tỉ trọng thấp
giới) 1,94T/m3, fc’=60Mpa
Bouira Bridge ở Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
200 130
Angeri rỗng) ngàm cứng với dầm
Labajin Bridge ở Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
200 220
Trung Quốc rỗng) ngàm cứng với dầm
Mangjiedu Bridge Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
2009 220 220
ở Trung Quốc rỗng) ngàm cứng với dầm
Houzihe River
Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
Bridge ở Trung 2010 220 215
rỗng) ngàm cứng với dầm
Quốc
Votonosi Bridge ở Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
2005 230 100
Greece rỗng) ngàm cứng với dầm
Agas-Agas Bridge Trụ dạng tƣờng đơn I (hộp
1982 177 100
ở Philippines rỗng) ngàm cứng với dầm
12

Hình 1.3: Cầu Mangjiedu (Trung Quốc) có chiều cao thân trụ là 220m.
Nhận xét: Mặc dù dạng trụ 1 tƣờng có nhiều ƣu điểm và đƣợc sử dụng rộng
rãi nhƣng vẫn có những nhƣợc điểm riêng nhƣ chiều rộng theo phƣơng dọc cầu
thƣờng lớn để đảm bảo độ ổn định trong quá trình thi công cánh đức hẫng, nhƣ đối
với cầu Thanh Trì bề rộng trụ theo phƣơng dọc cầu lên tới 9m làm giảm mỹ quan
của toàn cầu. Với việc nghiên cứu và xây dựng dạng trụ 2 tƣờng phần nào đã khắc
phục đƣợc những nhƣợc điểm của trụ 1 tƣờng để lại.
 Trụ 2 tƣờng (dạng tƣờng kép II):
Trụ 2 tƣờng phù hợp với cầu có chiều cao thân trụ H  40m và chiều dài nhịp
L  100m (xem bảng 1.3 và 1.4). Về cấu tạo: kích thƣớc thân trụ dạng 2 tƣờng có
liên kết ngang hoặc không có liên kết ngang (thông thƣờng khoảng trên 30m có một
liên kết ngang). Mỗi thân tƣờng có mặt cắt chữ nhật đặc, bề dày thân khoảng
2~2,5m. Khoảng cách giữa 2 tƣờng đƣợc lấy tùy theo sơ đồ nhịp, các yêu cầu chịu
lực mà đƣợc lựa chọn cho phù hợp. Bề rộng theo phƣơng ngang cầu đƣợc lấy phù
hợp với bề rộng đáy dầm (thƣờng lấy bằng đúng bề rộng đáy dầm).
13

mÆt chÝnh trô mÆt bªn trô


(Däc cÇu) (ngang cÇu)

8200

8200
8000
15000

15000
9000

2000 3000 2000 5000 2000 3000 2000


6200 2300 8000 2300 6200
2000 2000
4000

19000 29000

Hình 1.4: Cấu tạo dạng trụ 2 tường.


Bảng 1.3: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đang khai thác dùng trụ 2 tường
(dạng tường kép II)
Bề
Chiều
Tên cầu Vị trí Sơ đồ kết cấu rộng Ghi chú
cao trụ
cầu
Dạng trụ tƣờng kép
Hang
Quốc lộ 12 42+73+120+73+42 8 60 II, ngàm cứng với
Tôm
dầm, có giằng ngang
Dạng trụ tƣờng kép
Quốc lộ
Tà Vinh 75,5 +130 +75,5 9 60 II, ngàm cứng với
14D
dầm, có giằng ngang
Dạng trụ tƣờng kép
Tránh ngập
II, 3 trụ giữa ngàm
Pa Uôn khi có thủy 75,5+4x130+75,5 9 90
cứng với dầm, trụ
điện Sơn La
biên kê một hàng gối
Hàm Dạng trụ tƣờng kép II
Bến Tre 90+3x150+90 16 20
Luông ngàm cứng với dầm
14

Hình 1.5: Cầu Hàm Luông (Bến Tre) với sơ đồ nhịp 90+3x150+90.

Hình 1.6: Cấu tạo trụ cầu Pá Uôn ở Lai Châu.


15

Bảng 1.4: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác dùng
trụ 2 tường (dạng tường kép II)
Năm Bề
Chiều
Tên cầu xây Sơ đồ cầu rộng Ghi chú
cao trụ
dựng cầu
Yicheng
85,8+ Trụ dạng tƣờng kép II có
Bridge over
1990 2x125 15,5 30 1 giằng ngang, kê 2 hàng
Letianxi ở
+85,8 gối đỡ dầm trên 1 trụ
Trung Quốc
Trụ dạng tƣờng kép II
cách nhau 10m, bề dày
Louxi Bridge 65+125+ một tƣờng 2,2m, không
1988 15,5 60
ở Trung Quốc 180+110 giằng, ngàm cứng. Có
thiết kế hệ thống chống
và xô xung quanh hệ cọc
Yuanling
Bridge over Trụ dạng tƣờng kép II,
1991 85+140+85+42 16 70
Yuanshui ở không giằng ngàm cứng.
Trung Quốc
162,5+
Huangshi 3x245+
Trụ dạng tƣờng kép II,
Bridge over 162,5 (chiều dài
1996 20 50 không giằng ngàm cứng
Yangtze River lớn nhất Trung
với dầm
ở Trung Quốc Quốc và lớn thứ
2 thế giới)
Trụ dạng tƣờng kép II,
Kilifi Bridge 100+185+100 20 không giằng ngàm cứng
với dầm
Gateway Trụ dạng tƣờng kép II,
1985 145+260+145 21,93 64,5
Bridge không giằng ngàm cứng.
16

Năm Bề
Chiều
Tên cầu xây Sơ đồ cầu rộng Ghi chú
cao trụ
dựng cầu
Trụ dạng tƣờng kép II,
86+202 không giằng ngàm cứng
Raftsundet 1998 10,3 30
+298+125 với dầm. Khoảng cách hở
giữa hai giằng khoảng 3m.
Schottwien ở Trụ dạng tƣờng kép II,
1991 250 130
Autralia không giằng ngàm cứng.
Talyxbergang Trụ dạng tƣờng II, có 2
Lavant Bridge 2007 95+4x160+95 165 giằng ngàm cứng. (trụ
ở TQ cầu cao nhất Châu Âu)
Trụ dạng tƣờng kép II, có
Liuguanghe
2 giằng ngàm cứng với
Bridge ở 2001 240 297
dầm. (trụ cao nhất thế giới
Trung Quốc
tính đến năm 2003)
Mashuihe Trụ dạng tƣờng kép II,
River Viaduct 2009 3x200 219 có một giằng ngàm cứng
ở Trung Quốc với dầm
Shuanghekou Trụ dạng tƣờng kép II,
Bridge ở 2009 90+2x170+90 203 có 2 giằng và ngàm cứng
Trung Quốc với dầm
Longtanhe Trụ dạng tƣờng kép II,
River Viaduct 2009 3x200 197 có 2 giằng và ngàm cứng
ở Trung Quốc với dầm
Trụ thân phần dƣới dạng
hộp, phần bên trên dạng
Gorsexio tƣờng kép II nối cứng
1977 3x144 177
Bridge ở Italia với dầm. Phần tƣờng kép
II rất mỏng cao khoảng
30m. Trụ bằng thép
17

Năm Bề
Chiều
Tên cầu xây Sơ đồ cầu rộng Ghi chú
cao trụ
dựng cầu
Trụ dạng tƣờng kép II,
Wujiang River
2008 200 173 không giằng ngàm cứng
Viaduct
với dầm
Trụ dạng tƣờng kép II,
Nanpanjiang
2006 220 167 không giằng bằng thép
River Bridge
và ngàm cứng với dầm
Trụ dạng tƣờng kép II, 2
Honghe
2003 4x265 165 giằng bằng thép và ngàm
Bridge
cứng với dầm
Trụ dạng tƣờng kép II,
Tulle Viaduct không giằng ngàm cứng
2003 180 150
ở Pháp với dầm. Đoạn khoảng
20m phía dƣới đặc
Trụ dạng tƣờng kép II,
Sioule Viaduct không giằng ngàm cứng
2005 193 150
ở Pháp với dầm. Đoạn khoảng
20m phía dƣới đặc
Pingzhai Trụ dạng tƣờng kép II,
Bridge ở 2009 235 150 không giằng bằng thép
Trung Quốc và ngàm cứng với dầm
18

Hình 1.7: Cầu Honghe (Trung Quốc)

Hình 1.8: Cầu Tulle Viaduct (Pháp)


19

Nhận xét: Trụ 2 tƣờng có ƣu điểm là đảm bảo sự ổn định trong quá trình thi
công cánh hẫng cao hơn so với trụ 1 tƣờng. Không cần phải mở rộng trụ hoặc làm
trụ tạm trong quá trình thi công khối K0 do khoảng cách 2 tƣờng của trụ lớn, nhƣ
với cầu Pá Uôn ở Lai Châu khoảng cách 2 tƣờng của trụ cách nhau 9m.
Tuy nhiên, trụ 2 tƣờng có nhƣợc điểm là thân trụ to nên có thể gây cản trở
dòng chảy. Mặt cắt ngang trụ thƣờng là hình chữ nhật, hình dáng đơn giản, tuy tạo
đƣợc cảm giác vững chãi những tính thẩm mỹ không cao, thô và đơn điệu.
Từ ƣu điểm của dạng trụ 2 tƣờng và muốn tăng thêm tính thẩm mỹ làm điểm
nhấn cho những cây cầu, từ đó đã xuất hiện dạng trụ chữ V.
 Dạng trụ chữ V:
Trụ chữ V có ƣu điểm là đảm bảo ổn định trong quá trình thi công cánh hẫng
rất cao. Không cần phải bố trí thêm trụ tạm hoặc mở rộng thân trụ để đảm bảo ổn
định cánh hẫng trong quá trình thi công do khoảng cách giữa 2 nhánh chữ V lớn.
Dầm đƣợc liên kết với hai nhánh chữ V bằng liên kết ngàm cứng, thêm nữa là khoảng
cách hai nhánh chữ V đỡ đốt K0 của dầm liên tục là lớn nên chiều cao dầm có thể
giảm. Cầu đúc hẫng có thân trụ dạng chữ V có kiểu dáng kiến trúc đẹp và hiện đại.
Tuy vậy, trụ chữ V cũng có nhƣợc điểm là phần đáy của của 2 nhánh chữ V
thƣờng lớn, bệ trụ thƣờng xấp xỉ với mực nƣớc thông thuyền nên có thể gây cản trở
dòng chảy. Liên kết ngàm giữa hai nhánh chữ V và dầm chịu lực tƣơng đối phức tạp,
cần đƣợc nghiên cứu và tính toán kỹ. Thi công thân trụ trƣơng đối khó khăn do cấu
tạo gồm 2 nhánh chữ V nên đà giáo ván khuôn cũng phức tạp hơn so với các trụ khác.
Trụ chữ V thƣờng đƣợc áp dụng với chiều dài nhịp lớn L  120m và chiều
cao thân trụ cũng tƣơng đối lớn (20~40m). Dạng trụ này đã đƣợc sử dụng nhiều trên
thế giới nhƣng ở Việt Nam mới đang trong quá trình nghiên cứu thiết kế và mới
đƣợc áp dụng ở một số ít cầu nhƣ: cầu Thủ Thiên (TP Hồ Chí Minh), cầu Bến Thủy
II (Nghệ An), cầu Nguyệt Viên (Thanh Hóa) và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện đang
đƣợc thi công ở Hải Phòng.
Về cấu tạo: Thân trụ có hình dáng chữ “V”, phần dƣới chữ “V” đƣợc đặt trên
bệ trụ, phần trên liên kết ngàm với dầm hộp đúc hẫng. Mặt cắt ngang mỗi nhánh
chữ “V” thƣờng có dạng hình chữ nhật với về bề rộng theo phƣơng dọc cầu khoảng
2~3m, còn theo phƣơng ngang cầu bằng chiều rộng đáy dầm nhằm tạo sự vuốt nối
20

liên tục mang tính thẩm mỹ cho trụ cầu. Có một biến thể của cầu dạng chữ “V” khi
phần thân dƣới đƣợc kéo dài ra dài hơi so với chiều dài của hai nhánh còn đƣợc gọi
là dạng trụ chữ “Y” nhƣ cầu Nanpanjiang ở Trung Quốc.
Bảng 1.5: Bảng thống kê một số cầu ở Trung Quốc và thế giới đang khai thác dùng
dạng trụ chữ V
Năm Sơ đồ cầu Bề Chiều
Tên cầu xây hoặc nhịp rộng cao trụ Ghi chú
dựng lớn nhất cầu (m) (m)
Zhishan Bridge Trụ dạng chữ V với góc
67,5+95+
over Lijiang ở 1988 27,5 16 nghiêng 450, liên kết
67,5
Trung Quốc ngàm cứng với dầm
Nanpanjiang Badu
Trụ dạng chữ Y, ngàm
Railway Bridge 2001 120 104
cứng với dầm
(Trung Quốc)
Saint Michel Trụ dạng chữ V liên kết
1962 65.2
Bridge (Pháp) ngàm cứng với dầm
Taksin Bridge ở Trụ dạng chữ V liên kết
1982 66+92+66
Thái Lan ngàm cứng với dầm

Hình 1.9: Cầu Nanpanjiang trụ chữ Y ở Trung Quốc được xây dựng năm 2001
21

Hình 1.10: Cầu Saint Michel ở Pháp (1962)

Hình 1.11: Cầu Taksin ở Thái Lan (1982)


22

Bảng 1.6: Bảng thống kê một số cầu ở Việt Nam đã xây dựng và đang khai thác
dùng dạng trụ chữ V
Năm Bề Chiều
Tên cầu xây Sơ đồ cầu rộng cao Ghi chú
dựng cầu trụ
Cầu Thủ Thiêm Trụ dạng chữ V với
(TP Hồ Chí 2007 120 26 16 góc nghiêng 450, liên
Minh) kết ngàm cứng với dầm
Cầu Bến Thủy II 10 Trụ dạng chữ V, ngàm
2012 72+120+72 25
(Nghệ An) cứng với dầm
Cầu Nguyệt Viên 12 Trụ dạng chữ V, ngàm
2013 80+130+80 20.5
(Thanh Hóa) cứng với dầm
Cầu Tân Vũ - Đang
Trụ dạng chữ V, ngàm
Lạch Huyện (Hải xây 150
cứng với dầm
Phòng) dựng

Hình 1.12: Cầu Nguyệt Viên (Thanh Hóa) năm 2013


Qua bảng thống kê trên nhận thấy sự phát triển rất nhanh của công nghệ xây
dựng cầu đúc hẫng với sự đa dạng của kết cấu.
23

Về sơ đồ nhịp: Sơ đồ nhịp phần lớn là 3 nhịp với nhịp biên khoảng 0,6~0,65
nhịp chính, một số cầu có sơ đồ nhịp gồm nhiều nhịp liên tục nhƣ cầu Phù Đổng với
9 nhịp liên tục 65 + 7 x 100 + 65, cầu Yên Lệnh với 9 nhịp 50 + 90 + 5 x 120 + 90
+ 50, nhƣng chủ yếu vẫn là sơ đồ 3 nhịp…Nhƣ vậy các cầu có sơ đồ nhịp rất đa
dạng, số lƣợng các cầu có nhịp trên 100m khá nhiều, tuy nhiên phần lớn các nhịp
thƣờng nhỏ hơn 120m, cầu lớn nhất có nhịp 150m. Còn đối với các cầu trên thế giới
nói chung và Trung Quốc nói riêng ta dễ dàng nhận thấy trình độ xây dựng cầu bê
tông cốt thép DƢL đúc hẫng đã vƣợt chúng ta rất xa khi các nhịp trên 200m đã trở
nên phổ biến ở trên thế giới ngay từ những năm cuối thế kỷ 20.
Về chiều cao thân trụ: Phần lớn các cầu trong nƣớc có thân trụ thấp thƣờng
trong khoảng 20m đến 40m. Một số cầu đặc biệt có khẩu độ nhịp lớn với thân trụ
cao nhƣ cầu Pá Uôn (nhịp chính L=130m, trụ cao 90m), cầu Hang Tôm (nhịp chính
L=120m, trụ cao 60m), cầu Tà Vinh (nhịp chính L=130m, trụ cao 60m), nhƣ vậy trụ
cầu đúc hẫng có thể đạt đến độ cao rất lớn.
Về cấu tạo thân trụ: Thân trụ thƣờng là dạng đặc, một cột bằng BTCT
thƣờng với các trụ cầu dầm (cấu tạo vát ở hai đầu đảm bảo thoát nƣớc tốt). Kết cấu
trụ phần lớn là dạng thân đơn bằng BTCT thƣờng, đối với các trụ cao có dạng thân
2 cột song song “II” và chữ “V”, trụ thấp cũng có thể dùng dạng trụ này nhƣ cầu An
Dƣơng ở Hải Phòng hoặc thân một cột “I” có mặt cắt rỗng…. Thân trụ có thể liên
kết ngàm hoặc liên kết gối với dầm. Đối với các cầu nhiều nhịp thƣờng sử dụng liên
kết ngàm ở một số trụ chính ở giữa và liên kết gối ở các trụ biên. Đối với các cầu ít
nhịp (3 nhịp) thƣờng sử dụng liên kết gối ở tất cả các trụ. Việc thiết kế liên kết
ngàm, hay gối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là do tác động của lực dọc nhƣ
lực động đất hay va tàu. Do sơ đồ cầu đúc hẫng là siêu tĩnh nên nội lực có thể phát
sinh rất lớn nếu không chọn đƣợc sơ đồ và liên kết thích hợp.
Về móng trụ: Móng trụ hầu hết đƣợc đặt trên hệ cọc khoan nhồi có đƣờng
kính D1,0m đối với nhịp nhỏ, đến D2,0m đối với loại nhịp lớn và thƣờng là D1,5m.
Đối một số cầu có địa chất tốt có thể đặt trực tiếp móng trên nền thiên nhiên (ví dụ
móng có thể đặt trên lớp đá gốc granit, đá vôi, macma…)
Về mặt cắt ngang cầu: Khổ cầu gồm nhiều khổ khác nhau nhỏ nhất là B=7m
(cầu Sông Lô) và lớn nhất là B =24,5m (cầu Thanh Trì), chủ yếu là các cầu có bề
24

rộng B=12m. Mặt cắt ngang toàn bộ các cầu đều là dạng hộp, có thể là hộp đơn hay
hộp kép. Đối với các cầu có B≤14m thƣờng dùng một hộp đơn và các cầu có bề
rộng B>14m thƣờng dùng hai hộp kép. Vách hộp có thể thẳng hoặc xiên, đối với
nhịp lớn hoặc bề rộng cầu lớn thƣờng dùng vách xiên, nhịp nhỏ bề rộng nhỏ thì
dùng vách thẳng. Vách xiên có ƣu điểm là đẹp và tiết kiệm vật liệu tuy nhiên khó
thi công, vách thẳng thì ngƣợc lại dễ thi công nhƣng mỹ quan giảm. Bề rộng đáy
dầm thƣờng bằng 1/2 bề rộng bản nắp (đối với vách xiên là ở vị trí giữa nhịp). Đây
là tỉ lệ chung cho hầu hết các dầm và có thể nói đây là tỉ số đạt đến mức tối ƣu hay
tỉ lệ “vàng”. Một số cầu có sử dụng cáp ngang nhƣ cầu Ka Long 2, Xƣơng Giang,
Tân Đệ…các cầu này bề rộng mặt cắt ngang lớn hơn 14m, cá biệt có cầu Sông
Gianh sử dụng cáp ngang với bề rộng cầu B=12m, nói chung cầu sử dụng cáp
ngang chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Về chiều cao dầm: Chiều cao dầm hộp tại vị trí trụ thƣờng bằng 1/17~1/18
chiều dài nhịp chính và tại giữa nhịp thƣờng là 1/40~1/60 chiều dài nhịp chính
(thƣờng chọn H=2m~3,5m). Chiều cao tại giữa nhip Hmin= 2,0m đảm bảo quá trình
thi công đƣợc thuận tiện, dễ thực hiện các thao tác căng kéo cáp và bảo dƣỡng sau
này.... Chiều cao dầm thay đổi theo từng vị trí lớn nhất tại đỉnh trụ và nhỏ nhất tại
nhịp giữa. Nếu coi mặt dầm là nằm ngang thì đƣờng biên dƣới dầm của các cầu chủ
yếu có dạng đƣờng cong parabol bậc 2 hoặc số ít các cầu có bậc khác 2 nhƣ cầu
Cửa Tùng ở Quảng trị bậc n=1.5. Chiều cao dầm theo đƣờng cong parabol bậc 2
đảm bảo khả năng chịu lực, giảm hiệu ứng co ngót, nhiệt độ, giảm khối lƣợng bê
tông, tăng hiệu ứng có lợi khi căng DƢL ngoài, tăng vẻ đẹp công trình và giảm đất
đắp đầu cầu.
1.3. Kết luận chƣơng 1
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các dạng cầu khung bê tông
đúc hẫng ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Sự
thay đổi về kết cấu đặc biệt là kiểu dáng trụ càng làm phong phú và thêm mỹ quan
cho những cây cầu ngày nay.
Ở Việt Nam, những cây cầu với khẩu độ lớn đã đƣợc chúng ta làm chủ về
mặt công nghệ, kỹ thuật và đƣợc xây dựng ngày càng. Góp phần vào sự phát triển
đó là sự đổi mới về mặt kết cấu, áp dụng những kiểu trụ mới để tăng khả năng khả
25

năng vƣợt nhịp. Ví dự nhƣ cầu Nguyệt Viên và Tân Vũ - Lạch Huyện áp dụng trụ
cầu chữ “V” có chiều dài nhịp lớn 120~150m và có tính thâm mỹ cao. Chƣơng II sẽ
nghiên cứu về đặc điểm chịu lực cấu tạo và nguyên lý tính toán về trụ cầu dạng chữ
“V” cho cầu khung bê tông dự ứng lực đúc hẫng ở Việt Nam.
26

CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM LÀM VIỆC, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN TRỤ
CẦU DẠNG CHỮ “V” CHO CẦU KHUNG BÊ TÔNG
DỰ ỨNG LỰC ĐÚC HẪNG
2.1. Đặc điểm chịu lực, ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng trụ cầu dạng chữ
“V” cho cầu khung bê tông dự ứng lực ở Việt Nam
Để có đƣợc cái nhìn khái quát về đặc điểm chịu lực, ƣu nhƣợc điểm và phạm
vi áp dụng của trụ cầu dạng chữ “V” cho cầu khung bê tông dự ứng lực, luận văn sẽ
so sánh với dạng trụ 1 tƣờng (tƣờng đơn I) và dạng trụ 2 tƣờng (tƣờng kép II).
2.1.1. Đặc điểm chịu lực của các loại trụ khung.
2.1.1.1. Trụ 1 tường (dạng tường đơn I)
Dƣới tác dụng của các tải trọng giai đoạn thi công và khai thác, biểu đồ mô
men của trụ có dạng nhƣ hình 2.1. Trong giai đoạn thi công sở dĩ có biểu đồ mômen
là do phần đúc trên đà giáo tạo ra tải trọng lệch tâm nên sinh ra mômen có giá trị
không đổi suốt chiều cao trụ. Trong giai đoạn khai thác biểu đồ men men sinh ra do
tác động của các lực dọc nhƣ lực hãm xe, động đất...do có liên kết ngàm (đối với trụ
cầu khung) nên ở đỉnh trụ và bệ trụ đều có mô men, nhƣng trái dấu, vị trí mômen có
giá trị bằng 0 nằm ở khoảng giữa tim trụ, tùy theo độ cứng của các liên kết. Dƣới
tác dụng của lực ngang nếu là sơ đồ khung dầm trong thân trụ có thể xuất hiện mô
men uốn.

Giai ®o¹n thi c«ng Giai ®o¹n khai th¸c Céng

NÐn NÐn NÐn


H

+ =

\
Hình 2.1: Biểu đồ mô men của trụ đơn chữ I có liên kết ngàm
27

2.1.1.2. Trụ chữ V (hay chữ Y)


Dƣới tác dụng của các tải trọng giai đoạn thi công và khai thác, biểu đồ mô
men có dạng nhƣ hình 2.2. Đối với dạng trụ này có một điều đặc biệt là dƣới tác
dụng của ngay tải trọng bản thân phần nhánh chữ V xuất hiện mômen. Đây là một
trong những nguyên nhân bất lợi đối với kết cấu bê tông, nhƣng do liên kết ngàm có
thanh căng (là dầm chính) nên mômen giảm rất nhiều do đó không gây bất lợi lớn
đối với kết cấu nhánh chữ V. Trong giai đoạn khai thác mômen xuất hiện do kết cấu
khung cứng siêu tĩnh chịu ảnh hƣởng của hoạt tải, nhiệt độ, co ngót và từ biến. Lực
dọc trong hai nhánh luôn trái dấu dƣới tác dụng của lực ngang, còn dƣới tác dụng
của lực đứng thì luôn chịu nén. Vì là kết cấu siêu tĩnh nên độ cứng của nhánh chữ V
sẽ làm thay đổi giá trị nội lực vì vậy cần lựa chọn kích thƣớc một cách hợp lý.

P P NÐn
NÐn
KÐo
NÐn
KÐo KÐo H

a) b)
Hình 2.2:Biểu đồ M của trụ chữ Y có liên kết ngàm cứng
a) Tác dụng bởi lực thẳng đứng P trong giai đoạn khai thác
b) Tác dụng bởi lực ngang H trong giai đoạn khai thác
2.1.1.3. Trụ 2 tường (tường kép II)
Dƣới tác dụng của các tải trọng giai đoạn thi công và khai thác, biểu đồ mô
men có dạng nhƣ hình 2.3. Trong giai đoạn thi công dƣới tác dụng của tải trọng
thẳng đứng xuất hiện mômen có biểu đồ đối xứng qua tim trụ. Khi chịu tải trọng
ngang biểu đồ mômen có dạng phản đối xứng. Khi tăng cƣờng thêm liên kết giằng
ngang (hình 2.4) giá trị mômen trên thân trụ giảm, tuy nhiên mômen trong giằng
ngang có giá trị bằng tổng mômen thân tại vị trí giằng và xuất hiện lực kéo lớn. Dƣới
28

tác động của lực ngang hay lực đứng không đối xứng sẽ xuất hiện lực nén trong một
thân trụ và kéo ở thân trụ kia. Đây là điều đáng lƣu tâm vì với lực kéo ngang lớn sẽ
gây lực kéo bất lợi với kết cấu bê tông cốt thép. Trong sơ đồ có độ siêu tĩnh cao, với
số lƣợng giằng lớn làm tăng độ cứng tổng thể nên nội lực phát sinh sẽ tăng lên đặc
biệt dƣới tác dụng của tải trọng động đất hay từ biến, co ngót và nhiệt độ.
P P
H

a) b)
Hình 2.3a:Biểu đồ M của trụ 2 tường có liên kết ngàm, không có giằng ngang
a) Tác dụng bởi lực thẳng đứng P trong giai đoạn khai thác
b) Tác dụng bởi lực ngang H trong giai đoạn khai thác
P P KÐo NÐn
H

KÐo KÐo KÐo KÐo

a) b)
Hình 2.3b:Biểu đồ M của trụ 2 tường có liên kết ngàm, có giằng ngang
a) Tác dụng bởi lực thẳng đứng P trong giai đoạn khai thác
b) Tác dụng bởi lực ngang H trong giai đoạn khai thác
29

2.1.2. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các loại trụ cầu khung.
Bảng 2.1: Bảng so sánh ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của các loại trụ cầu
khung bê tông dự ứng lực thi công theo công nghệ hẫng
Loại trụ Ƣu điểm Nhƣợc điểm Phạm vi áp dụng
Trụ 1 - Thi công đơn - Độ ổn định của cánh - Chiều dài nhịp
tƣờng giản. hẫng không cao trong khoảng dƣới 100m và
(trụ đơn - Có khả năng quá trình thi công do EJ chiều cao trụ không
I)- thân thoát nƣớc tốt. theo phƣơng dọc cầu lớn.
đặc - Phù hợp với nhỏ. - Một số cầu ở Việt
chiều cao trụ thấp - Khi thi công cánh hẫng Nam đã đƣợc áp dụng
(H<20m) và nhip phải bố trí thêm đà giáo loại trụ này là cầu Cửa
ngắn (L<100m) ván khuôn mở rộng trụ Tùng (Quảng Trị), cầu
hoặc làm trụ tạm. Phú Lƣơng (Hải
Dƣơng), cầu Tân Đệ
(Nam Định), cầu Thác
Ông, Thác Bà (Yên
Bái), cầu Tạ Khoa
(Sơn La), cầu Vân
Đồn (Quảng Ninh).
Trụ 1 - Tiết kiệm vật - Khó thi công. - Chiều dài nhịp lớn
tƣờng liệu làm trụ, độ - Tốn ván khuôn để làm hơn 100m và chiều
(trụ đơn ổn định tƣơng đối rỗng bên trong lòng trụ, cao trụ lớn(khoảng
I)- thân tốt, đảm bảo ổn một phần ván khuôn phải trên 30m) va xô tàu bè
rỗng định thi công để lại không thu hồi lớn.
cánh hẫng và có đƣợc. - Một số cầu đƣợc áp
thể dùng cho nhịp - Vì EJ của trụ lớn nên sẽ dụng ở Việt Nam nhƣ:
lớn, trụ cao. phát sinh nội lực phụ co cầu Lai Hà (Lai Châu),
- EJ theo cả 2 ngót, từ biến và nhiệt độ cầu Thanh Trì (Hà
phƣơng đều lớn lớn, đặc biệt trong sơ đồ Nội)
nên chống va xô nhiều nhịp.
và động đất tốt
30

Loại trụ Ƣu điểm Nhƣợc điểm Phạm vi áp dụng


Trụ 2 - Đảm bảo ổn - Thân và bệ trụ thƣờng - Chiều dài nhịp lớn
tƣờng định trong quá to nên có thể gây cản trở hơn hoặc bằng 130m,
(trụ kép trình thi công dòng chảy. chiều cao thân trụ lớn
II) cánh hẫng. - Đối với những trụ 2 hơn 40m
- Không phải bố tƣờng có liên kết thanh - Một số cầu ở Việt
trí thêm đà giáo giằng cần đặt biệt lƣu ý Nam đƣợc áp dụng
ván khuôn mở khi thiết kế thanh giằng loại trụ này nhƣ: Tà
rộng trụ hoặc làm trụ vì tại đây sẽ xuất hiện Vinh (Quảng Nam),
trụ tạm để đảm lực kéo thanh giằng gây cầu Hang Tôm (Điện
bảo ổn định thi bất lợi với kết cấu bê Biên), càu Pá Uôn (kỷ
công cánh hẫng tông cốt thép. lục về chiều cao thân
do khoảng cách trụ ở VN), cầu Hàm
thân 2 trụ có thể Luông (kỷ lục về nhịp
chọn lớn. lớn ở VN).
- Do bƣớc nhảy
mômen êm thuận
nên phù hợp với
cầu nhịp lớn và
trụ cao
Trụ chữ - Đảm bảo ổn - Thân và bệ trụ thƣờng - - Chiều dài nhịp
“V” định trong quá to nên có thể gây cản trở lớn hơn hoặc bằng
trình thi công dòng chảy. 120m, chiều cao thân
cánh hẫng. - Thi công tƣơng đối khó trụ lớn (20~40m).
- Không phải bố khăn. - - Trụ này đã
trí thêm đà giáo - Tốn đà giáo ván khuôn đƣợc sử dụng nhiều
ván khuôn mở để lắp dựng thân trụ. trên thế giới nhƣng ở
rộng trụ hoặc làm - Liên kết ngàm giữa hai Việt Nam mới đƣợc áo
trụ tạm để đảm nhánh chữ V và dầm chịu dụng ở 4 cầu: cầu Thủ
bảo ổn định thi lực tƣơng đối phức tạp, Thiêm (tp Hồ Chí
công cánh hẫng cần đƣợc nghiên cứu và Mính), cầu Bến Thủy
do khoảng cách 2 tính toán kỹ II(Nghệ An), cầu
nhánh V lớn. - Vị trí bệ móng hƣờng Nguyệt Viên (Thanh
- Bƣớc nhảy nằm xấp xỉ với mực nƣớc Hóa), cầu Tân Vũ -
mômen êm thuận thông thuyền nên có thể Lạch Huyện (Hải
31

Loại trụ Ƣu điểm Nhƣợc điểm Phạm vi áp dụng


nên phù hợp với gây cản trở dòng chảy Phòng)
trụ cao và nhịp
lớn.
- Dầm liên kết
với 2 nhánh V
bằng ngàm cứng,
khoảng cách giữa
2 đầu V lớn nên
chiều cao dầm có
thể giảm.
- Có kiểu dáng
kiến trúc đẹp và
hiện đại.

2.2. Lựa chọn các kích thƣớc cơ bản của trụ cầu dạng chữ V cho cầu khung bê
tông dự ứng lực ở Việt nam.
mÆt chÝnh trô
mÆt bªn trô
(Däc cÇu) (ngang cÇu)

6600
7000

6000

2000
25500
25000

60800

49800
49300
24300

24300

9000 10000
4500

4500

23000 26000

Hình 2.4: Cấu tạo dạng trụ khung chữ V


32

Trụ chữ V có cấu tạo gồm 2 nhánh đối xứng nhau qua tim trụ theo phƣơng
dọc cầu, 2 nhánh đƣợc ngàm với dầm hộp đúc hẫng. Phần dƣới thân trụ chữ V
thƣờng ngắn và đặt trên bệ móng.
- Mặt cắt ngang nhánh chữ V có dạng đặc hình chữ nhật, chiều dày theo
phƣơng dọc cầu từ 2~3m. Chiều cao mặt cắt có thể không thay đổi hoặc thuôn gọn
về phía dầm hộp
Kích thƣớc mặt cắt ngang nhánh trụ V của cầu Nguyệt Viên không đổi
(2,4x10m) trên suốt chiều dài của nhánh V.
Kích thƣớc mặt cắt ngang nhánh trụ V của cầu Bến Thủy II thay đổi từ
2,75x10m ở sát bệ, thuôn dần về phía đỉnh trụ 2.25x10m.
- Đối với cầu có chiều rộng cầu lớn nhằm đảm bảo chiều dày thân trụ không
quá dày nhằm tiết kiệm vật liệu vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có thể lựa tách riêng
thành 2 trụ V cạnh nhau. Nhƣ dự án cầu Bến Thủy II với mặt cắt ngang cầu 25 m
đƣợc chia làm 2 nhánh chữ V riêng biệt.
33
mÆt c¾t ngang t¹i cÇu chÝnh
(1/150)
T¹i ®Ønh trô T¹i gi÷a nhÞp
25000/2=12500 25000/2=12500

1000

2% 2%

5000 5000

6500 6500

Hình 2.5 Mặt cắt ngang cầu Bến Thủy II (Nghệ An)
mÆt chÝnh trô
(tl: 1/200)


H

Hình 2.6: Thông số kích thước của dạng trụ khung chữ V
34

- Góc xiên ỏ so với phƣơng thẳng đứng của 2 nhánh chữ V phụ thuộc vào
chiều cao thân trụ và khoảng cách giữa 2 đầu chữ V. Tỷ số giữa chiều cao thân trụ
H và khoảng cách 2 đầu chữ V là L thƣờng có tỷ lệ H/L bằng 0,5 đến 0,6 và góc ỏ
sẽ giao động từ 35 đến 40. Ví dụ:
Cầu Nguyệt Viên: tỷ lệ H/L=0.62, góc ỏ =39.
Cầu Bến Thủy II: tỷ lệ H/L=0.56, góc ỏ =36.
Nếu góc ỏ nhỏ (10~20 độ) hay tỷ số H/L lớn thì trụ khung V dần chuyển về
làm việc giống kết cấu trụ 2 tƣờng. Khi đó chiều dài của đốt K0 trên đỉnh trụ sẽ bị
giảm ngắn và sẽ mất đi kiểu dáng kiến trúc đẹp và hiện đại của trụ chữ V.
MÆt chÝnh MÆt bªn

7500 7500
6500 6500

4450 8000 4450

3000 3000

26450 26450
13000 13000

12000 4500 12000

3000 3000
2000 9000 2000
1000 1000
2000 2000

4500

2000 4x6500=27500 2000 2000 25000 2000


Cäc khoan nhåi
31600 29000

MÆt b»ng
500 12000 4500

R4500
2000

5000 9000 13000

R4500 2000

6500 16500 6500


29500

Hình 2.7: Cấu tạo trụ cầu Thanh Trì dạng trụ đơn vượt Sông Hồng (Hà Nội)
Nếu góc ỏ lớn (50~60 độ) hay tỷ số H/L nhỏ thì chiều dài của đốt K0 trên
đỉnh trụ sẽ kéo dài ra so với trụ chữ V thông thƣờng với cùng chiều cao. Nhánh V
35

sẽ vƣơn ra ngoài nhiều hơn ảnh hƣởng đến khổ thông thuyền và mặt cắt ngang dầm
tại vị trí tim trụ sẽ bất lợi vì có mômen lớn.
- Chiều cao dầm ở vị trí đỉnh trụ trong trụ chữ V thƣờng có chiều cao nhỏ
hơn so với trụ khung thông thƣờng có cùng chiều nhịp. Ví dụ:
Cầu Thanh Trì nhịp chính dài 120m có dạng trụ đơn, chiều cao dầm tại vị trí
trụ ngàm là 7,5m.
Cầu Pa Uôn nhịp chính dài 130m có dạng trụ 2 tƣờng, chiều cao dầm tại vị
trí trụ là 8,2m.
Nhƣng đối với cầu Nguyệt Viên & cầu Bến Thủy II có dạng trụ chữ V với
chiều dài nhịp 130m & 120m, chiều cao dầm tại vị trí trụ chỉ là 6m & 5,5m.
- Khi thiết kế trụ cầu ngoài yêu cầu thỏa mãn về khả năng chịu lực cần quan
tâm đúng mức tới yếu tố thẩm mỹ kiến trúc vì rõ ràng nhiều khi vẻ đẹp của cây cầu
đƣợc tôn lên nếu sử dụng dạng trụ hợp lý và các hình dáng kích thƣớc của loại trụ
đƣợc chọn. Vì vậy khi sử dụng kết cấu trụ khung dạng chữ V, nên quan tâm tới cao
độ đặt đỉnh bệ móng trụ, sao cho thấy đƣợc rõ nhất những nét đẹp hiện đại của trụ
chữ V.
Việc đặt cao độ đỉnh bệ móng có mối quan hệ mật thiết giữa chiều dài cọc và
chiều dài thân trụ. Thông thƣờng cao độ đỉnh bệ móng trụ của trụ chữ V thƣờng đặt
xấp xỉ với mực nƣớc thông thuyền. Không nên đặt đỉnh bệ trụ cao hơn mực nƣớc
thông thuyền vì khi mực nƣớc hạ đến Hmin sẽ làm lộ chân cọc mất tính thẩm mỹ
cho trụ cầu (chiều dài thân trụ thấp, chiều dài cọc dƣới bệ sẽ dài). Và cũng không
nên đặt đỉnh bệ trụ quá thấp hơn mực nƣớc thông thuyền khi đó sẽ làm cho thân trụ
luôn bị ngập trong nƣớc và không làm hiện rõ đƣợc hình dáng thân trụ là chữ V. Vì
vậy bài toán chiều cao thân trụ, chiều dài cọc, cao độ bệ móng luôn đƣợc tính toán
rất kỹ cả về vấn đề kết cấu chịu lực và thâm mỹ.
Bệ móng của trụ thƣờng to và rộng và luôn lấp lửng mặt nƣớc không giống
nhƣ các dạng bệ trụ khác thƣờng đặt gần đáy sông nên khi thiết kế nên chú ý hơn về
vấn đề thông thuyền giao thông thủy. Ví dụ:
Với cầu Bến Thủy cao độ mặt đỉnh bệ móng là -2,5m và mực nƣớc thông
thuyền là -1.85m, nhƣ vậy đỉnh bệ móng thấp hơn mực nƣớc thông thuyền là 0,65m
36

Hình 2.8: Cầu Thủ Thiêm (Tp Hồ Chí Minh)


2.3. Các tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên trụ cầu đúc hẫng
2.3.1. Tải trọng và tổ hợp tải trọng tác dụng lên trụ cầu đúc hẫng
2.3.1.1. Tải trọng
Tải trọng tác dụng lên cầu theo 22TCN272-05 bao gồm:
+ Tĩnh tải: tĩnh tải bản thân, lớp phủ và các tĩnh tải khác, DC, DW
+ Hoạt tải: HL9, ngƣời
+ Lực hãm xe: BR
+ Lực li tâm CE
+ áp lực dòng chảy: WA
+ Tải trọng gió: WL và WS
+ Tải trọng do hiệu ứng động đất: EQ
+ Gối lún: giả thiết chênh nhau 2cm
+ Tải trọng gradien nhiệt
+ Từ biến co ngót
+ Va tàu
+ Trụ cầu đúc hẫng còn có tải trọng thi công (xem mục 2.3.1.4)
37

2.3.1.2. Tổ hợp tải trọng


Tổng ứng lực tính toán phải đƣợc lấy nhƣ sau:
Q   ηi γ i Q i

trong đó:
i = hệ số điều chỉnh tải trọng
Qi = tải trọng quy định ở đây
i = hệ số tải trọng lấy theo Bảng 1 và 2
Bảng 2.2: Bảng hệ số tải trọng
LL Cùng một lúc
DC
Tổ hợp tải IM chỉ dùng một
DD
trọng CE trong các tải
DW TU
BR trọng
EH WA WS WL FR CR TG SE
PL
EV SH
Trạng thái LS eq ct cv
ES
giới hạn EL
Cƣờng độ I n 1,75 1,00 - - 1,00 0,5/1.20 TG SE - - -
Cƣờng độ II n - 1,00 1,40 - 1,00 0,5/1.20 TG SE - - -
Cƣờng độ III n 1,35 1,00 0.4 1,00 1,00 0,5/1.20 TG SE - - -
Đặc biệt n 0,50 1,00 - - 1,00 - - - 1,00 1,00 1,00
Sử dụng 1.0 1,00 1,00 0,30 1,00 1,00 1,0/1,20 TG SE - - -
Mỏi chỉ có
LL, IM & - 0,75 - - - - - - - - - -
CE

Bảng 2.3: Bảng hệ số tải trọng dùng cho tải trọng thường xuyên, p
Hệ số tải trọng
Loại tải trọng
Lớn nhất Nhỏ nhất
DC: Cấu kiện và các thiết bị phụ 1,25 0,90
DD: kéo xuống (xét ma sát âm) 1,80 0,45
DW: Lớp phủ mặt cầu và các tiện ích 1,50 0,65
38

Hệ số tải trọng tính cho gradien nhiệt TG và lún SE cần đƣợc xác định trên
cơ sở một luận án cụ thể riêng. Nếu không có thông tin riêng có thể lấy TG bằng:
0,0 ở các trạng thái giới hạn cƣờng độ và đặc biệt
1,0 ở trạng thái giới hạn sử dụng khi không xét hoạt tải, và
0,50 ở trạng thái giới hạn sử dụng khi xét hoạt tải
Đối với cầu thi công phân đoạn, phải xem xét tổ hợp sau đây ở trạng thái giới
hạn sử dụng:
DC + DW + EH + EV + ES + WA + CR + SH + TG + EL
2.3.1.3. Hệ số tải trọng dùng cho tải trọng thi công
Hệ số tải trọng dùng cho tải trọng kết cấu và các phụ kiện không đƣợc lấy
nhỏ hơn 1,25. Hệ số tải trọng cho tải trọng thi công cho các thiết bị và các tác động
xung kích không đƣợc lấy nhỏ hơn 1,5. Hệ số tải trọng gió không đƣợc lấy nhỏ hơn
1,25. Hệ số của các tải trọng khác phải lấy bằng 1,0.
2.3.1.4. Tải trọng và tổ hợp tải trọng trong quá trình thi công
Các tải trọng thi công sau đây phải đƣợc xem xét.
DC: Trọng lƣợng của kết cấu đƣợc đỡ.
DIFF: Tải trọng chênh lệch, chỉ áp dụng cho thi công theo phƣơng pháp cân
bằng hẫng, lấy bằng 2% tải trọng tĩnh tác dụng lên một cánh hẫng (N)
DW: Tĩnh tải giai đoạn II (N) hoặc (N/mm)
CLL: Hoạt tải thi công phân bố: Bao gồm các phụ kiện thi công, máy móc và
thiết bị khác, ngoài thiết bị lắp dựng chuyên dùng chủ yếu, đƣợc lấy bằng 4,8x10-4
MPa diện tích mặt sàn. Trong thi công hẫng, tải trọng này đƣợc lấy bằng 4,8x10-4
MPa trên một cánh hẫng và 2,4x10-4 MPa trên cánh kia. Đối với các cầu thi công
theo phƣơng pháp đúc đẩy, tải trọng này có thể bỏ qua (MPa).
CE: Thiết bị thi công chuyên dùng: là tải trọng từ bất kỳ thiết bị chuyên dùng
nào, bao gồm xe đúc, cần cẩu lao, dầm và tời, dàn hoặc các kết cấu phụ chủ yếu
tƣơng tự, các xe tải chở phân đoạn và các tải trọng lớn nhất tác động vào kết cấu do
thiết bị gây ra trong khi cẩu các phân đoạn (N).
IE : Là tải trọng động do thiết bị gây ra đƣợc xác định theo loại máy dự kiến (N)
CLE: Tải trọng thiết bị thi công theo hƣớng dọc: Tải trọng theo hƣớng dọc từ
thiết bị thi công (N).
39

U: Không cân bằng phân đoạn : là tác động bất kỳ của các phân đoạn nào
mất cân bằng hoặc điều kiện không bình thƣờng khác khi phù hợp. Điều này chủ
yếu áp dụng cho việc thi công hẫng cân bằng nhƣng có thể đƣợc mở rộng bao gồm
bất kỳ trình tự cẩu nhấc không bình thƣờng nào, mà trình tự này không phải là đặc
điểm chủ yếu của hệ thi công chung (N)
WS: Tải trọng gió nằm ngang lên các kết cấu phù hợp với quy định của Phần
3 (MPa)
WE: Tải trọng gió nằm ngang tác động lên thiết bị lấy theo 4,8 x 10 -4 MPa
của mặt lộ (MPa)
WUP : Lực nâng của gió trên một cánh hẫng : 2,4x10-4 MPa của diện tích
mặt sàn đối với phƣơng pháp thi công hẫng cân bằng đƣợc tác động chỉ trên một
bên, trừ khi sự phân tích về các điều kiện tại chỗ hoặc hình dạng kết cấu là khác
(MPa).
A: Trọng lƣợng tĩnh của phân đoạn đúc sẵn đang cẩu (N)
Al: Đáp ứng động học do sự tháo hoặc đặt bất ngờ một tải trọng phân đoạn
đúc sẵn, hoặc đặt đột ngột một tải trọng tĩnh khác đƣợc cộng thêm với tĩnh tải, đƣợc
lấy bằng 100% của tải trọng A (N).
CR: Các tác động từ biến.
SH: Các tác động của co ngót
T: Tác động nhiệt : Tổng các tác động do sự thay đổi nhiệt độ đồng đều (TU)
và građien nhiệt độ (TG) (độ)
B¶ng 2.4-C¸c hÖ sè t¶i träng vµ giíi h¹n øng suÊt kÐo ®èi víi c¸c tæ hîp t¶i träng thi c«ng (5.14.2.3.3-1)
))))0000000)(5.14.2.3.3-1
hÖ sè t¶i träng Giíi h¹n øng suÊt kÐo
Xem
ghi
TÜnh t¶i Ho¹t t¶i T¶i träng giã C¸c t¶i träng kh¸c Kh«ng bao Bao gåm chó
Tæ hîp gåm c¸c t¶i c¸c t¶i
t¶i träng träng kh¸c träng kh¸c

Ghi chú 3 : di chuyển thiết bị.


Ghi chú 1 : thiết bị không làm việc
40

Ghi chú 2 : lắp dựng bình thƣờng, và


41

2.3.2. Vật liệu dùng trong kết cấu


a. Bê tông
 Dầm hộp:
Cƣờng độ chịu nén hình trụ của bê tông sau 28 ngày: f'c=40 Mpa
Cƣờng độ bê tông tại thời điểm truyền lực: f'ci =0.9 x f'c = 36 Mpa
Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec=0.043 yc1.5 sqrt(f'c)= 33995 Mpa
yc -Tỷ trọng bê tông (kg/m3): yc = 2500 kg/m3
Hệ số giãn nở nhiệt: a=1.08E-05 /°C
 Trụ:
Cƣờng độ bê tông sau 28 ngày: f'c= 40 Mpa
Mô đun đàn hồi của bê tông: Ec= 0.043 yc1.5sqrt(f'c)= 29440 Mpa
Hệ số giãn nở nhiệt: a= 1.08E-05/°C
b. Thép
 Thép cường độ cao
Cáp DƢL theo tiêu chuẩn ASTM A416 Grade 270, với các đặc trƣng sau:
Đƣờng kính danh định: 15.2 mm
Diện tích danh định: 140 mm2
Khối lƣợng một mét dài: 1.18 Kg/m
Giới hạn chảy: 1670 Mpa
Giới hạn bền: 1860 Mpa
Lực kéo đứt nhỏ nhất: 260.7 kN / strand
Mô đun đàn hồi của cáp 1950000 Mpa
Hệ số tự chùng 2.5%(Tự chùng thấp) 70% UTS tại 20°C và 1000 giờ
 Thép thanh cường độ cao
Thanh Bar - AS1313, với các đặc trƣng sau:
Đƣờng kính danh định: 32, 36, 38 mm
Giới hạn chảy: 835 Mpa
Giới hạn bền: 1030 Mpa
Mô đun đàn hồi 2050000 Mpa
 Cốt thép thường
Mác thép theo TCVN 1651-08 CB240-T CB300-V CB400-V
42

Giới hạn chảy fy= 240 300 400Mpa


Mô đun đàn hồi Es= 200000Mpa
Loại đƣờng kính 10,12, 14, 16, 18, 20, 25, 28,32 (mm)
2.3.3. Các nội dung kiểm toán và khả năng làm việc của trụ
2.3.3.1. Sức kháng uốn tính toán
Sức kháng tính toán, Mr, phải lấy nhƣ sau :
Mr =  Mn
Trong đó:
Mn = sức kháng danh định (N.mm)
 = hệ số sức kháng quy định ở Điều 5.5.4.2
Với mặt cắt thân trụ chữ T (hoặc trƣờng hợp đặc biệt là chữ nhật)
 h 
Mn = Aps fps  dp   + Asfy  ds    Asfy  ds   + 0,85 fc (b-bw) 1 hf  a  f 
a a a
 2  2  2 2 2 

Trong đó:
Aps = diện tích thép dự ứng lực(mm2)
fps= ứng suất trung bình trong cốt thép dự ứng lực ở sức kháng uốn danh định
dp= khoảng cách từ thớ nén ngoài cùng đến trọng tâm cốt thép dự ứng lực (mm)
As = diện tích cốt thép chịu kéo không dự ứng lực(mm2).
fy = giới hạn chảy quy định của cốt thép (MPa).
ds = khoảng cách từ thớ nén ngoài cùng đến trọng tâm cốt thép chịu kéo
không dự ứng lực (mm).
A's = diện tích cốt thép chịu nén (mm2)
f y = giới hạn chảy của cốt thép chịu nén hoặc ứng suất chịu nén thực tế của

cốt thép (MPa)


d's = khoảng cách từ thớ ngoài cùng chịu nén đến trọng tâm cốt thép chịu
nén (mm)
f c = cƣờng độ chịu nén quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày (MPa)

b = bề rộng của mặt chịu nén của cấu kiện (mm)


bw = chiều dày của bản bản bụng hoặc đƣờng kính của mặt cắt tròn (mm)
1 = hệ số chuyển đổi biểu đồ ứng suất
43

hf = chiều dày bản cánh chịu nén của cấu kiện dầm I hoặc T (mm)
a = c1 ; Chiều dày của khối ứng suất tƣơng đƣơng (mm)
2.3.3.2. Sức kháng lực dọc trục tính toán
Sức kháng tính toán của cấu kiện bê tông cốt thép chịu nén đối xứng qua các
trục chính phải đƣợc xác định nhƣ sau :
Pr =  Pn
trong đó :
Đối với cấu kiện có cốt thép đai xoắn :
Pn = 0,85 [0,85 f 'c (Ag - Ast) + fyAst]
Đối với cấu kiện có cốt thép đai thƣờng :
Pn = 0,8 [0,85 f 'c (Ag - Ast) + fy Ast]
ở đây:
Pr = sức kháng lực dọc trục tính toán có hoặc không có uốn (N)
Pn = sức kháng lực dọc trục danh định có hoặc không có uốn (N)
f 'c = cƣờng độ quy định của bê tông ở tuổi 28 ngày, trừ khi có quy định ở
các tuổi khác.
Ag = diện tích nguyên của mặt cắt (mm2)
Ast = giới hạn chảy quy định của cốt thép (MPa)
 = hệ số sức kháng
2.3.3.3. Uốn hai chiều
Thay cho việc tính dựa trên cơ sở cân bằng và tƣơng thích biến dạng cho
trƣờng hợp uốn hai chiều, các kết cấu không tròn chịu uốn hai chiều và chịu nén có
thể tính theo các biểu thức gần đúng sau :
Nếu lực tính toán dọc trục không nhỏ hơn 0,1 f 'c Ag :
1 1 1 1
  
Prxy Prx Pry Po

trong đó :
Po = 0,85 f 'c (Ag - Ast) + Ast fy
Nếu tải trọng tính toán dọc trục nhỏ hơn 0,10 f 'c Ag :
M ux M uy
  1,0
M rx M ry
44

Trong đó:
 = hệ số sức kháng đối với các cấu kiện chịu nén dọc trục
Prxy = sức kháng dọc trục tính toán khi uốn theo hai phƣơng (N)
Prx = sức kháng dọc trục tính toán đƣợc xác định trên cơ sở chỉ tồn tại độ
lệch ey (N)
Pry = sức kháng dọc trục tính toán đƣợc xác định trên cơ sở chỉ tồn tại độ
lệch ex (N)
Pu = lực dọc trục tính toán (N)
Mux = mô men tính toán tác dụng theo trục X (N.mm)
Muy = mô men tính toán tác dụng theo trục Y (N.mm)
ex = độ lệch tâm của lực dọc trục tính toán tác dụng theo hƣớng trục X
nghĩa là = Muy/Pu (mm)
ey = độ lệch tâm của lực dọc trục tính toán tác dụng theo hƣớng trục Y
nghĩa là = Mux/Pu (mm).
Mrx = sức kháng uốn tính toán đơn trục của mặt cắt theo phƣơng trục X (N.mm)
Mry = sức kháng uốn tính toán đơn trục của mặt cắt thoe phƣơng trục Y (N.mm)
Sức kháng dọc trục tính toán Prx và Pry không đƣợc lấy lớn hơn tích số của hệ
số sức kháng  và sức kháng nén danh định lớn nhất.
2.3.3.4. Các cấu kiện chịu nén có mặt cắt hình chữ nhật rỗng
Tỷ số độ mảnh của vách
Tỷ số độ mảnh của vách của một mặt cắt ngang hình chữ nhật rỗng phải
đƣợc tính theo công thức:
Xu
w 
t
trong đó:
Xu = chiều dài tịnh của một đoạn có chiều dày không đổi của một vách ở
giữa các vách khác hoặc các đƣờng mép tăng cƣờng giữa các vách (mm).
t = bề dày của vách (mm)
w = tỷ số độ mảnh của vách đối với cột rỗng.
Tỷ số độ mảnh của vách lớn hơn 35 chỉ đƣợc dùng khi có đủ tài liệu tính toán
và thực nghiệm chứng minh cho sự làm việc và sức chịu của vách là chấp nhận đƣợc.
45

Phương pháp gần đúng để hiệu chỉnh sức kháng tính toán
Các quy định này và phƣơng pháp khối ứng suất chữ nhật có thể đƣợc sử
dụng thay cho các quy định trên khi độ mảnh của vách  35.
Sức kháng tính toán của cột rỗng đƣợc xác định bằng cách dùng ứng biến
cực đại đƣợc phép sử dụng bằng 0,003 và các hệ số sức kháng phải đƣợc chiết giảm
tiếp bằng một hệ số w nhƣ sau:
Nếu w  15, thì w = 1,0
Nếu 15 < w  25, thì w = 1  0,025 (w 15)
Nếu 25 < w  35, thì w = 0,75
2.3.3.5. Sức kháng cắt danh định
Sức kháng cắt danh định, Vn, phải đƣợc xác định bằng trị số nhỏ hơn của:
Vn = V c + V s + V p

Vn = 0,25 fc bv dv+ Vp
Trong đó :
fc
Vc = 0,083  bvdv
A v fy d v (cotg   cotg )sin
Vs 
s
ở đây:
bv = bề rộng bản bụng hữu hiệu lấy bằng bề rộng bản bụng nhỏ nhất
dv = chiều cao chịu cắt hữu hiệu
s = cự ly cốt thép đai (mm)
 = hệ số chỉ khả năng của bê tông bị nứt chéo truyền lực kéo
 = góc nghiêng của ứng suất nén chéo
 = góc nghiêng của cốt thép ngang đối với trục dọc (độ)
Av = diện tích cốt thép chịu cắt trong cự ly s (mm2).
Vp = thành phần lực dự ứng lực hữu hiệu trên hƣớng lực cắt tác dụng, là
dƣơng nếu ngƣợc chiều lực cắt (N)
2.3.3.6. Sức kháng xoắn
Sức kháng xoắn tính toán, Tr, phải đƣợc xác định nhƣ sau :
Tr =  T n
46

ở đây:
Tn = sức kháng xoắn danh định (N.mm)
 = hệ số sức kháng
Sức kháng cắt tính toán, Vr, phải đƣợc xác định nhƣ sau:
Vr = Vn
Vn = sức kháng cắt danh định
 = hệ số sức kháng
Với bê tông có tỷ trọng thông thƣờng hiệu ứng xoắn phải đƣợc xem xét khi:
Tu > 0,25  Tcr
trong đó:
A 2cp fpc
Tcr  0,328 fc 1
pc 0,328 fc

ở đây:
Tu = mô men xoắn tính toán (N.mm)
Tcr = mô men nứt do xoắn (N.mm)
Acp = toàn bộ diện tích bao bọc bởi chu vi ngoài của mặt cắt bê tông (mm2)
pc = chiều dài chu vi ngoài của mặt cắt bê tông (mm)
fpc = ứng suất nén trong bê tông sau khi các tổn thất dự ứng lực đã xảy ra
hoặc ở trọng tâm của mặt cắt chịu các tải trọng nhất thời hoặc ở chỗ nối giữa bản
bụng và bản cánh dầm khi trọng tâm nằm ở bản cánh dầm (MPa).
= hệ số sức kháng
2.3.3.7. Khống chế nứt bằng phân bố cốt thép
Các cấu kiện phải đƣợc cấu tạo sao cho ứng suất kéo trong cốt thép thƣờng ở
trạng thái giới hạn sử dụng không vƣợt quá fsa tính theo công thức sau:
Z
f sa   0,6f y
(d c A) 1/3

trong đó :
dc = chiều cao phần bê tông tính từ thớ chịu kéo ngoài cùng cho đến tâm
của thanh hay sợi đặt gần nhất; nhằm mục đích tính toán phải lấy chiều dày tịnh của
lớp bê tông bảo vệ dc không đƣợc lớn hơn 50mm.
47

A = diện tích phần bê tông có cùng trọng tâm với cốt thép chủ chịu kéo và
đƣợc bao bởi các mặt của mặt cắt ngang và đƣờng thẳng song song với trục trung
hoà, chia cho số lƣợng của các thanh hay sợi (mm2); nhằm mục đích tính toán, phải
lấy chiều dày tịnh của lớp bê tông bảo vệ không đƣợc lớn hơn 50 mm.
Z = thông số bề rộng vết nứt (N/mm).
2.4. Nguyên lý tính toán trụ cầu dạng chữ V cho cầu khung bê tông dự ứng lực. [12]
2a

n a a n
g
t 
M N m
A A' m
Q
'
A   A'


  ' t' '
 
 '

L
s
i

2 2

b b'


m t

A 

x


L(x)
s(x)
L

Hình 2.9: Sơ đồ tính trụ khung V


48

Mô hình tổng quát của trụ khung V gồm 2 thân nghiêng góc  đối xứng nhau
theo phƣơng thẳng đứng.
Chiều dài của 2 nhánh trụ V giả thiết là L nghiêng góc  đối xứng nhau theo
phƣơng thẳng đứng. Diện tích, mô men quán tính tại mặt cắt ứng với khoảng cách x
từ điểm A (hoặc A’) là s(x) và i(x).
 là diện tích mặt cắt tƣơng đƣơng của tiết diện tƣờng nhƣ sau:
L
1 1 dx
 
 L 0 s ( x)
(1)
Nếu 2 nhánh trụ có mặt cắt không đổi và S và và I là tổng mô mem quán tính
và diện tích của 2 nhánh trụ V tại cao độ AA’ thì:
S=2s
2
I=2i+2sa 0

2a là khoảng cách 2 nhánh của trụ V. Nếu


Sa 2
 0

2i

Thì I=2i(1+2p 0 )
 Thành phần dịch chuyển của trụ khung V:
Đặc tính dịch chuyển của trụ khung V có thể diễn giải bằng phƣơng trình
tuyến tính giữa chuyển vị của đỉnh trụ (, , ) và lực tác dụng (M, Q, N).
2 nhánh trụ V là AB và A’B’ đƣợc giả định là liên kết tại đỉnh và đáy bằng 2
mặt cắt đặt AA’ và mặt cắt BB’ cố định dịch chuyển các thành phần của trụ.
Phƣơng trình dịch chuyển nhƣ sau:
=AM+BQ
=BM+CQ
=KN
Với A, B, C, K là hệ số dịch chuyển của nhánh trụ V.
 Các điều kiện
Thành phần dịch chuyển riêng biệt của tƣờng với mặt cắt thay đổi có M, N,
Q hợp lực xuống trụ đặt tại điểm O (điểm giữa của AA’); (, , ) thành phần dịch
chuyển tại mặt cắt AA’
49

- Nếu m, t, n và m’, t’, n’ là các lực tác dụng lên nhánh trụ V tại A và A’ thì
phƣơng trình có thể viết nhƣ sau với điều kiện cân bằng của hệ tại điểm O:
M= m + m’+ a sin  (t-t’) - a cos  (n-n’)
Q= (t-t’) cos  + (n-n’) sin 
N= -(t-t’) sin  + (n+n’) cos 
- Điều kiện dịch chuyển:
Dùng phƣơng pháp phần tử hữu hạn
Độ dịch chuyển (, , ) và (’, ’, ’) của điểm A và A’ đƣợc tính nhƣ sau:
Nếu gọi [k] là ma trận độ cứng của phần tử AB xét theo tọa độ địa phƣơng
thì ta có phƣơng trình cân bằng ngoại lực sau:
 t
[k ]{ }  { n }
 m
[k ]{}  {P}
I 0 0 I 0 0
0 II C 0  II III
0 III D 0  III V
[k ] 
I 0 0 I 0 0
0  II  III 0 II  III
0 III V 0  III  IV

Với: I=E/ L
3
II=12Ei/ L
2
III=6Ei/ L
IV=4Ei/ L
V=2Ei/ L
Từ đó rút ra (, , ), tƣơng tự cho (’, ’, ’)
Độ dịch chuyển , ,  và ’, ’, ’ đổi theo gốc tọa độ chung nhƣ sau:
= ’=’
= cos+  sin ’=’ cos+ ’ sin
= sin+  cos ’=’ sin+ ’ cos
- Các điều kiện tƣơng thích:
Các điều kiện tƣơng thích giữa chuyển vị của điểm A,A’ và G nhƣ sau:
50

= = ’
= - a
’= + a
Loại trừ các ẩn riêng biệt trong các phƣơng trình trên có thể tính , ,  liên
quan đến M, Q, N. Trong trƣờng hợp tƣờng thẳng mặt cắt không đổi có thể tính đơn
giản nhƣ sau:
2 3
A=L/ EI B=L /2EI C= L (2+p 0 )/6EI
 Đặc trƣng hình học của trụ tƣờng:
Bằng nghiên cứu các phƣơng trình trên cho thấy hệ thống cầu kết cấu trụ chữ
V khác về độ cứng chống xoắn và chống uốn so với kết cấu trụ cầu thông thƣờng ở
2
hệ số. p 0 =Sa /2i
Trong trƣờng hợp của trụ chữ V có liên kết là ngàm 2 đầu nên hệ số này chỉ
xuất hiện ở phƣơng trình dịch vị ngang . Thƣờng chuyển vị của 2 nhánh chữ V
giống nhƣ chuyển vị của dầm về chuyển vị thẳng đứng  và góc xoay . Tƣơng tự
cho trƣờng hợp chuyển vị ngang  chỉ do mô men gây ra. Mặt khác nếu tăng lực

theo phƣơng ngang thì chuyển vị ngang tăng rất lớn (p 0 thƣờng nằm trong khoảng
từ 30-80). Điều này cho thấy độ mềm dẻo theo phƣơng ngang của loại trụ này.

Khi tƣờng có mặt cắt hình chữ nhật với bề dày e, thì hệ số p 0 biểu thị mối
2
quan hệ khoảng cách giữa 2 nhánh của trụ chữ V: p 0 =6(a/ e)

Hình 2.10: Cầu Choisy- Roi (Pháp)


51

Ví dụ khi nghiên cứu Cầu Choisy-Roi qua sông Seine: nghiên cứu chi tiết hệ
số chuyển vị của trụ theo giả thiết 2 nhánh chữ V đƣợc ngàm 2 đầu (Fixed). Chúng
ta có kết quả hệ số chuyển vị của trụ và của móng cọc theo bảng sau
Loại liên kết Ngàm
Hệ số chuyển vị A 3.98
B 54.62
C 973.49
Hệ số đàn hồi Ek 0.918
Tải trọng đặt tại giữa nhịp M- mô men mặt cầu nhịp chính -232s
M- mô men đỉnh trụ -157s
Lực hãm M- mô men mặt cầu nhịp chính +3.4F
M- mô men đỉnh trụ +5.7F
Biến dạng tuyến tính M- mô men mặt cầu nhịp chính +7.4
M- mô men đỉnh trụ +24.7
Q- lực ngang tại đỉnh trụ +2.4
Trong đó: F- lực hãm
s: tải trọng đặt giữa nhịp
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các chƣơng trình
máy tính ứng dụng phƣơng pháp phần tử hữu hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nên việc tính toán trụ khung V cũng đƣợc đƣa vào các phần mềm để mô hình hóa
nhằm đảm bảo độ chính xác và cho kết quả tin cậy hơn. Những phần mềm thƣờng
đƣợc sử dụng để tính toán trụ cầu khung V là Midas civil, RM...
2.5. Công nghệ thi công trụ cầu khung V
Công nghệ thi công trụ cầu khung dạng chữ V cũng đƣợc thi công theo tuần
tự các bƣớc giống nhƣ thi công các trụ cầu khác bao gồm các bƣớc:
Bƣớc 1: Thi công sàn công tác
+ Xác định vị trí tim trụ.
+ Chuẩn bị vật tƣ thiết bị trên hệ nổi.
+ Đóng cọc định vị.
+ Thi công sàn công tác.
Bƣớc 2: Thi công cọc khoan nhồi
52

+ Định vị tim cọc.


+ Lắp máy khoan trên sàn công tác.
+ Rung hạ ống vách thép.
+ Khoan cọc đến cao độ thiết kế.
+ Hạ lồng cốt thép.
+ Đổ bê tông cọc đến cao độ thiết kế.
Bƣớc 3: Tiến hành đóng cọc ván thép và đổ bê tông bịt đáy
+ Lắp khung dẫn hƣớng.
+ Rung hạ cọc ván thép đến cao độ thiết kế
+ Lắp dựng hệ khung chống.
+ Xói hút đất trong vòng vây cọc ván.
+ Đổ bê tông bịt đáy theo phƣơng pháp rút ống thẳng đứng.
Bƣớc 4: Đổ bê tông bệ trụ
+ Hút nƣớc hố móng, hạ hệ khung chống.
+ Định vị tim bệ trụ, đập đầu cọc, đổ bê tông tạo phẳng.
+ Lắp dựng đà giáo ván khuôn, cốt thép văng chống
+ Đổ bê tông bệ đến cao độ thiết kế
+ Bảo dƣỡng bê tông
+Tháo dỡ hệ ván khuôn và đà giáo bệ.
Bƣớc 5: Thi công kết cấu thân trụ chữ V (sẽ đƣợc trình bày chi tiết ở mục 3.3.6)
+ Lắp dựng hệ đà giáo ván khuôn.
+ Lắp dựng cốt thép trụ.
+ Đật ống ghen cáp dự ứng lực thân trụ.
+ Đổ bê tông đến cao độ thiết kế.
+ Bảo dƣỡng bê tông.
+ Tháo dỡ hệ ván khuôn đà giáo hệ.
Bƣớc 6: Thi công đốt K0 trên đỉnh trụ
53

2.6. Kết luận chƣơng 2


Trong chƣơng này luận văn đã tập trung nghiên cứu đến các vấn đề về đặc
điểm chịu lực, ƣu nhƣợc điểm và phạm vi áp dụng của trụ dạng chữ V bê tông dự
ứng lực. Lựa chọn xác định các kích thƣớc cơ bản của trụ khung V khi thiết kế và
nguyên lý tính toán trụ. Từ các nghiên cứu trên chúng ta thấy đƣợc những đặc điểm
nổi bật của trụ khung chữ V so với trụ khung 1 tƣờng và 2 tƣờng là:
- Đảm bảo ổn định trong quá trình thi công cánh hẫng.
- Bƣớc nhảy mômen êm thuận nên phù hợp với trụ cao và nhịp lớn.
- Dầm liên kết với 2 nhánh V bằng ngàm cứng, khoảng cách giữa 2 đầu V
lớn nên giảm đƣợc chiều cao dầm tiết kiệm đƣợc chi phí.
-Có kiểu dáng kiến trúc đẹp và hiện đại.
54

CHƢƠNG 3
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRỤ CẦU DẠNG CHỮ V CHO CẦU KHUNG
BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC TẠI CẦU BẾN THỦY II (NGHỆ AN)
3.1. Tổng quan dự án cầu Bến Thủy II (Nghệ An)
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất
nƣớc, lƣu lƣợng giao thông qua lại trên Quốc lộ 1A thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An và
tỉnh Hà Tĩnh ngày một tăng cao, đặc biệt là đoạn qua thành phố Vinh và cầu Bến
Thủy. Hiện nay tuyến tránh thành phố Vinh đã xây dựng xong và đƣa vào khai thác
nhƣng để vƣợt sông Lam, tuyến vẫn sử dụng cầu Bến Thủy hiện tại. Cầu Bến Thủy
hiện tại nhịp chính là dàn thép, cầu dẫn là bê tông DƢL giản đơn đƣợc xây dựng từ
những năm mà công nghệ vật liệu và công nghệ thi công cầu ở nƣớc ta chƣa phát
triển, lại phải chịu ảnh hƣởng của khu vực gần biển bị nhiễm mặn do thuỷ triều và
luôn trong tình trạng quá tải nên đã có dấu hiệu xuống cấp.

Hình 3.1: Cầu Bến Thủy hiện tại


Việc đầu tƣ xây dựng cầu Bến Thủy II trên Quốc lộ 1A bắc qua sông Lam
nhằm hoàn thiện tuyến tránh Vinh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng lƣới giao thông
trên Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Xuân, tỉnh
55

Hà Tĩnh. Việc đầu tƣ xây dựng cầu Bến Thủy II là rất cần thiết với các lý do chính
sau:
- Cầu Bến Thủy hiện tại đang trong tình trạng quá tải, không thể đáp ứng
đƣợc năng lực vận tải trong tƣơng lai.
- Phù hợp quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ Quốc gia, quy hoạch
của thành phố Vinh và mạng lƣới giao thông khu vực.
- Nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến tuyến tránh thành phố Vinh, đồng
thời kết nối với Quốc lộ 8B đảm bảo giao thông liên tục trên Quốc lộ 1A ngay cả
trong mùa mƣa lũ.
- Cầu Bến Thủy II đƣợc xây dựng góp phần tăng sức hấp dẫn và cải thiện
môi trƣờng đầu tƣ khu vực Bắc Trung bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, ổn định
chính trị, văn hóa và củng cố an ninh quốc phòng cho 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung, góp phần thực hiện thành công đề án
phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ
đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Vị trí và phạm vi dự án
- Địa điểm xây dựng: Thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An và huyện Nghi
Xuân thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
- Vị trí cầu: Cầu vƣợt sông Lam, cách cầu Bến Thủy hiện tại khoảng 800m
về phía thƣợng lƣu.
- Phạm vi dự án:
+ Điểm đầu: Km0+00 (lý trình tuyến nhánh B1) trùng với Km23+830 (lý
trình tuyến tránh Vinh).
+ Điểm cuối: Km2+941,6 (lý trình tuyến chính) trùng với Km18+500 (lý
trình Quốc lộ 8B).
+ Chiều dài toàn bộ tuyến (kể cả cầu) là 3134.32m.
56

NghÖ an
Hµ tÜnh

cÇu bÕn thuû II

khu vùc dù ¸n

Hình 3.2: Vị trí cầu Bến Thủy II (Nghệ An)


Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
- Quy mô: Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT DƢL.
- Tải trọng: HL 93
- Tần suất thiết kế:P= 1%.
- Khổ thông thuyền BxH= 40x6m.
- Động đát cấp VII (thang MSK).
- Bề rộng toàn cầu: B=25m. Trong đó:
4 làn xe cơ giới: 4x3,5=14m.
2 làn xe thô xơ: 2x2,5=5,0m.
Giải phân cách giữa: 2,0m.
Dải phân cách làn thô sơ và làn cơ giới: 2x0,5=1,0m.
Dải an toàn: 4x0,5=2,0m.
Lan can: 2x0,5=1,0m.
57

3.2. Sơ đồ kết cấu nhịp và cấu tạo trụ


Tổng chiều dài cầu của cầu Bến Thủy II là 99630m, gồm nhịp dẫn phía Nghệ
An gồm 15 nhịp Super T 40m, nhịp dẫn phía Hà Tĩnh gồm 3 nhịp Super T 40m và
phần nhịp chính sử dụng trụ cầu khung dạng chữ V với sơ đồ nhịp 72+120+72m.
72000 120000 72000

Hình 3.3a: Sơ đồ nhịp chính của cầu Bến Thủy II (Nghệ An)

KÝch th-íc chung trô t17 mÆt c¾t a-a


(1/200)
A (1/200) 11600 11600

5500
2600 7650 7650 2600
9117

9117
7000 3000 3000 7000

3380 1750 1750 3380


2000
1000

1000
A

Hình 3.3b: Cấu tạo trụ khung V cầu Bến Thủy II


Trụ khung “V” trong dự án cầu Bến Thủy II (Nghệ An) gồm 2 trụ T17 và
T18 là phần trụ chính ở giữa sông đỡ nhịp dầm liên tục 72+120+72m.
Trụ T17, T18 gồm:
+ 36 cọc khoan nhồi đƣờng kính D1,5m với chiều dài 62m.
+ Kích thƣớc của bệ trụ theo phƣơng ngang cầu 33m, dọc cầu 16,5m, cao 3,5m.
+Thân trụ “V” đƣợc chia làm 2 đơn nguyên cùng nằm trên 1 bệ với chiều cao
thân trụ là 9m. Mỗi đơn nguyên trụ đỡ 1 dầm đúc hẫng và làm việc độc lập nhau.
Mặt cắt ngang của nhánh trụ “V” có chiều rộng 7m theo phƣơng ngang cầu,
chiều rộng theo phƣơng dọc cầu thay đổi từ 2,75m ở vị trí đáy nhanh “V” đến
2,25m ở vị trí đỉnh nhánh “V”
Khoảng cách giữa 2 đơn nguyên thân trụ cách nhau 6m.
58

+ Góc xiên  của nhánh chữ “V” là 36 độ.


+ Chiều dài khối dầm hộp trên đỉnh trụ của cầu Bến Thủy là 27m, chiều cao
dầm là 5,5m.
+ Cáp DƢL đƣợc dùng trong thân trụ chữ “V” gồm có 7 bó. Mỗi bó gồm
22tao cáp 15,2mm
ph-¬ng Ngang cÇu

2750

7000

Hình 3.4: Mặt cắt ngang đáy nhánh V của trụ


ph-¬ng Ngang cÇu
2250

7000

Hình 3.5: Mặt cắt ngang đỉnh nhánh V của trụ


3.3. Tính toán và thiết kế trụ khung V cầu Bến Thủy II (Nghệ An)
3.3.1. Cơ sở tính toán và thiết kế
a. Tiêu chuẩn thiết kế:
Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN-272-05 của Bộ GTVT.
b. Tiêu chuẩn vật liệu:
 Bê tông:
Bê tông dầm:
- Cƣờng độ chịu nén cực hạn f’c=45Mpa - sau 28 ngày tuổi (mẫu lăng trụ tròn).

- Mô đun đàn hồi Ec 28 =35000MPa.


- Biến dạng cực hạn =0,003.
- Tiến hành căng kéo thép DƢL khi bê tông đạt cƣờng độ 40,5Mpa.
- Giới hạn nén của bê tông ở i ngày tuổi = 0,45f’ci.
59

- Giới hạn kéo của bê tông ở i ngày tuổi = 0, 25 f ' ci


Bê tông thân trụ V:
- Cƣờng độ chịu nén cực hạn f’c=40Mpa - sau 28 ngày tuổi (mẫu lăng trụ tròn).

- Mô đun đàn hồi Ec 28 =33000MPa.


- Biến dạng cực hạn =0,003.
- Tiến hành căng kéo thép DƢL khi bê tông đạt cƣờng độ 36Mpa.
 Thép thƣờng:
- Theo tiêu chuẩn ASTM A615 hoặc tƣơng đƣơng.
- Cƣờng độ kéo chảy G400, fy(min)=400Mpa.
 Thép cƣờng độ cao:
Các bó cáp cƣờng độ cao đƣợc gồm các tao cáp 7 sợi, đƣờng kính tao cáp
15,2mm có độ tự chùng thấp theo tiêu chuẩn ASTM A416 hoặc tƣơng đƣơng.

- Cƣờng độ kéo chảy: f py =1670Mpa.

- Cƣờng độ kéo đứt: f pu =1860Mpa.

- Mô đun đàn hồi: E p =197000Mpa.

- Ứng suất cho phép trong khai thác: f all =0,8*f py =1336Mpa.

- Ứng suất kích: f jack =0,75*f pu =1395Mpa.


- ống gen cáp dự ứng lực đƣợc chế tạo từ ống gen xoắn có gờ khoảng cách
các điểm đỡ ống ghen không vƣợt quá 750mm.
- Đoạn cáp thẳng từ cuối neo đến điểm bắt đầu uốn cong cáp tối thiểu
1000mm.

- Bán kính cong nhỏ nhất uốn cáp R min =6000mm.


- Trong tính toán các hệ số đƣợc giả thiết nhƣ sau:
 Hệ số ma sát giữa cáp và ống ghen  =0,25/radian
 Hệ số K=0,00066/m.
 Độ tụt nêm tính toán 6mm.
60

3.3.2. Dùng phần mềm để mô hình hóa:


Cầu Bến Thủy II đƣợc mô hình hóa bằng phần mềm RM2006.

Hình 3.6: Mô hình hóa cầu cầu Bến Thủy II

s7111 s7151
s761 s762 s763 s764 s765 s766 s767 s768 s769
b7015 b7055

b7014 b7054

b7013 b7053

b7012 b7052

b7011 b7051

s7999

Hình 3.7: Liên kết trụ khung V với dầm và bệ móng


- Trụ khung V đƣợc liên kết với dầm bởi phần tử [7111,7151] và liên kết với
bệ móng bởi phần tử [7999], dạng liên kết là spring với độ cứng nhƣ sau
61

+Với độ cứng theo 3 phƣơng (Cx, Cy, Cz, CMx, CMy, CMz) đƣợc lấy bằng
109 kN/m.

+Phƣơng liên kết là phƣơng thẳng đứng (alpha 1 bằng 90 độ).


+Điểm liên kết gần nhất là chiều cao dầm tại vị trí đỉnh trụ có khoảng cách
5,5m (Ey-End 5,5m).
Các liên kết [761 đến 769] thể hiện cho quá trình đổ khối đúc K0 trên đà giáo
9
cố định. Với liên kết trên đà giáo chỉ có thành phần Cx đƣợc lấy bằng 10 kN/m, các
thành phần khác bằng 0.
62

3.3.3. Số liệu đầu vào và tải trọng tác dụng để tính toán trụ khung V cầu Bến
Thủy (Nghệ An)
a. Các thông số về vật liệu và kích thƣớc trụ:
bs

hg
E cap
1 1

dc
bc
hc

hc
2 2

E Tb

h
E bb

d b

Hình 3.8: Các ký hiệu kích thước thân trụ khung V, cầu Bến Thủy II(Nghệ An)
Thông số về vật liệu:
- Trọng lƣợng có hiệu của đất = 900 kg/m   s  8,8kN / m3 .
3

- Trọng lƣợng đơn vị của bê tông = 2500 kg/m   c  24,5kN / m3


3

- Cƣờng độ chịu nén của bê tông = 408 kg/m


2
 f  40MPa
c

- Mô đun đàn hồi của bê tông E c =33994 Mpa.


Bảng 3.1: Bảng thông số về kích thước trú
Các thông số về kích thƣớc Các thông số về cao độ
Ký Giá trị Ký Giá trị
Hạng mục Hạng mục
hiệu (mm) hiệu (mm)
Chiều rộng bệ móng b 16.500 CĐ đỉnh tru Ecap -0.50
Chiều dày bệ móng d 16.500 CĐ đỉnh bệ ETb -2.50
Chiều cao bệ móng h 3.500 CĐ đáy bệ Ebb -6.00
Chiều rộng thân trụ bc 7.000 CĐ mặt nƣớc Ew -1.38
Chiều dày thân trụ dc 2.000
Chiều cao thân trụ hc 9.000
Tổng bề rộng bản mặt cầu bs 11.600
Chiều cao dầm tại trụ hg 5.500
Chiều dày lớp bê tông asphal has 0.074
Chiều cao dầm tại trụ+gờ chắn hs 6.000
63

b. Tải trọng tác dụng lên trụ


Các thông số về tải trọng:
- Tốc độ thiết kế đƣờng ôtô: V=60km/h.
- Số làn xe thiết kế: n=3.
- Hệ số làn tính toán: m=0.85.
- Hệ số sức cản của trụ: Cd=1.4.

- Vận tốc nƣớc lũ thiết kế: V flood =2,7m/s.

- Tốc độ gió giật cơ bản: V B =53m/s.


- Hệ số điều chỉnh tốc độ gió tính toán: S= 1.14.

- Tốc độ gió tính toán: V wind =60,4m/s.


Bảng 3.2: Bảng tổng hợp hợp tải trọng của kết cấu phần trên
Dọc cầu Ngang cầu
TT Ký hiệu Loại tải trọng V(kN)
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m)
1 DC Tĩnh tải BT 41707 1630 -19961 - 613
2 DW Tĩnh tải tiện ích 5207 319 12713 - 139
3 LL+IM+PL Hoạt tải 2910 284 35651 - 2679
4 CE Lực ly tâm - - - - -
5 BR Lực hãm xe - 107 1240 - -
6 WS Gió lên kết cấu - 424 2995 1401 17148
7 WL Gió lên hoạt tải - 96 683 198 2770
8 FR Ma sát gối cầu - - - - -
9 TU Nhiệt độ - 1463 14041 - -
10 CR+SH Co ngót từ biến - 1699 33950 - -
11 EQ Động đất từ KCPT 9612 8462 90694 9230 107988

Các tải trọng tác dụng lên trụ:


- Tải trọng bản thân trụ (DC)

Trọng lƣợng thân trụ: DC P1 =3919 kN

Trọng lƣợng bệ trụ: DC P 2 =14022 kN


- Áp lực dòng chảy:
64

Thông số Dọc cầu Ngang cầu Đơn vị


C-Hệ số lực cản trụ - 1.40
p- áp lực chảy tính toán - 4.08 (kN/m2)
Nội lực Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m) Cao độ
WA1- áp lực lên thân trụ - - 41 23 -2.5
WA2- áp lực lên bệ móng - - 235 412 -6.0

- Tải trọng gió lên trụ


Dọc cầu Ngang cầu Đơn vị
Thông số
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m) Cao độ
WS1- áp lực gió lên thân trụ 14 6 18 8 -1.38
WS2- áp lực gió lên bệ trụ - - - - -1.38

- Tải trọng va tàu (CV):


Cấp sông = 4
Mực nƣớc trung bình năm MHW= 0.20m

Vận tốc bình quân năm của dòng chảy V S = 0.53m/s

Tải trọng tàu thiết kế P tàu =200 DWT

Tải trọng xà lan P xà lan =400 DWT

Vận tốc tàu thiết kế V tàu =3,03 m/s

Vận tốc xà lan thiết kế V xà lan =2,13 m/s

Lực va thiết kế ngang cầu CV 1 =5142 kN

Lực va thiết kế dọc cầu CV 2 =2571 kN


- Tải trọng động đất (EQ):

Hệ số điều chỉnh đáp ứng R EQ =1.5


65

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp nội lực thân trụ tại mặt cắt 1-1
V(kN) Dọc cầu Ngang cầu
TT Loại tải trọng
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m)
1 Tĩnh tải bê tông 45613 1631 -10986 - 615
2 Tĩnh tải tiện ích 5207 319 13374 - 139
3 Hoạt tải 2910 284 36209 - 2679
4 Lực ly tâm - - - - -
5 Lực hãm xe - 107 1454 - -
6 Gió lên kết cấu - 508 4488 1672 23192
7 Gió lên hoạt tải - 96 874 198 3166
8 Ma sát gối cầu - - - - -
9 Nhiệt độ - 1463 16960 - -
10 Co ngót từ biến - 2012 39238 - -
11 áp lực dòng chảy - - - 41 23
12 Động đất dọc 8116 7671 101862 2458 33591
13 Động đất ngang 8116 2301 30559 8194 111970
14 Va tàu dọc - 3480 18270 - -
15 Va tàu ngang - - - 6960 36540

Bảng 3.4: Bảng tổ hợp nội lực của thân trụ tại mặt cắt 1-1 theo các trạng thái giới hạn
Dọc cầu Ngang cầu
TT Trạng thái giới hạn V(kN)
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m)
1 TT giới hạn sử dụng 53729 6065 98469 741 13579
2 TT giới hạn cƣờng độ 1 69918 4940 100337 41 5688
3 TT giới hạn cƣờng độ 2 64826 4966 40711 2382 33469
4 TT giới hạn cƣờng độ 3 68754 5082 87941 908 17059
5 Động đất dọc cầu 74397 10384 127022 2499 35931
6 Động đất ngang cầu 74397 5014 55719 8235 114310
7 Va tàu dọc cầu 66281 6193 43430 41 2340
8 Va tàu ngang cầu 66281 2713 25160 7001 38880
66

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp nội lực thân trụ tại mặt cắt 2-2
V(kN) Dọc cầu Ngang cầu
TT Loại tải trọng
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m)
1 Tĩnh tải bê tông 59634 1631 -5278 - 615
2 Tĩnh tải tiện ích 5207 319 14491 - 139
3 Hoạt tải 2910 284 37204 - 2679
4 Lực ly tâm - - - - -
5 Lực hãm xe - 107 1829 - -
6 Gió lên kết cấu - 508 6265 1649 28963
7 Gió lên hoạt tải - 96 1210 198 3859
8 Ma sát gối cầu - - - - -
9 Nhiệt độ - 1463 22081 - -
10 Co ngót từ biến - 2012 46280 - -
11 áp lực dòng chảy - - - 276 579
12 Động đất dọc 5411 5114 85807 1639 28130
13 Động đất ngang 5411 1534 25742 5463 93766
14 Va tàu dọc - 3480 30450 - -
15 Va tàu ngang - - - 6960 60900

Bảng 3.6: Bảng tổ hợp nội lực của thân trụ tại mặt cắt 2-2 theo các trạng thái giới hạn
Dọc cầu Ngang cầu
TT Trạng thái giới hạn V(kN)
Hx(kN) My(kN.m) Hy(kN) Mx(kN.m)
1 TT giới hạn sử dụng 67751 6065 119696 969 16559
2 TT giới hạn cƣờng độ 1 87445 4940 117627 276 6244
3 TT giới hạn cƣờng độ 2 82353 4966 58090 2585 42104
4 TT giới hạn cƣờng độ 3 86281 5082 105730 1134 20616
5 Động đất dọc cầu 89219 7827 120462 1915 31025
6 Động đất ngang cầu 89219 4247 60397 5739 96661
7 Va tàu dọc cầu 83808 6193 65105 276 2895
8 Va tàu ngang cầu 83808 2713 34655 7236 63795

3.3.4. Kết quả tính toán


Trụ khung V có 2 nhánh đối xứng nên khi xuất kết quả ta chỉ xét 1 nhánh của
trụ khung V cầu Bến Thủy II.
67

Nhánh trụ khung V đƣợc mô hình hóa gồm các phần tử [7011;7015]. Phần tử
7011 là phần tử ở đáy thân trụ, phần tử 7015 là phần tử ở đỉnh thân trụ.
68

Hình 3.9: Biểu đồ Mz của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến Thủy
II (Nghệ An)
69

Hình 3.10: Biểu đồ Qy của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến Thủy II
(Nghệ An)
70

Hình 3.11: Biểu đồ Nx của thân trụ ở trạng thái giới hạn sử dụng của cầu Bến Thủy II
(Nghệ An)
71

Hình 3.12: Biểu đồ Mz của thân trụ ở trạng thái giới hạn cường độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An)
72

Hình 3.13: Biểu đồ Qy của thân trụ ở trạng thái giới hạn cường độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An)
73

Hình 3.14: Biểu đồ Nx của thân trụ ở trạng thái giới hạn cường độ của cầu Bến
Thủy II (Nghệ An)
74

Hình 3.15: Biểu đồ mômen do cáp dự ứng lực thân trụ của cầu Bến Thủy II
(Nghệ An)
75

Hình 3.16: Biểu đồ mômen của dầm liên tục ở trạng thái giới hạn cường độ cầu
Bến Thủy II (Nghệ An)
76

 Nhận xét:
Biểu đồ mômen trong thân trụ nhánh V (Mz) có giá trị min ở trị trí đỉnh trụ
tại phần tử 7015 với giá trị là -881 kNm và lớn dần khi sát bệ tại phần tử 7011 với
giá trị max là 57972 kNm.
Biểu đồ lực cắt thân trụ nhánh V (Qy) có giá trị đổi dấu ở hai mặt cắt đáy
thân trụ và đỉnh thân trụ. Với giá trị min tại mặt cắt đỉnh thân trụ -4100kN và max
tại vị trí đáy thân trụ với giá trị 13246kN.
Biểu đồ lực dọc trục trong nhánh trụ V (Nx) có lực nén với giá trị bằng
77149kN.
Qua đây ta thấy tại mặt cắt đáy thân trụ chữ V làm việc bất lợi nhất khi
mômen và lực cắt tại đây đều lớn. Vì thế trong cấu tạo thân trụ cầu Bến Thủy II mặt
cắt tại đáy thân to và thuôn dần về phía đỉnh trụ.
 So sánh:
Để thấy đƣợc rõ ƣu điểm của kết cấu khung ta sẽ so sánh với biểu đồ của dự
án cầu Việt Trì - Ba Vì qua sông Lô cũng với sơ đồ nhịp chính là 4x120m, sử dụng
dạng trụ đơn thân ngàm.
-Biểu đồ mô men (Mz) dầm liên tục của dự án cầu Việt Trì -Ba Vì có giá trị
max ở vị trí đỉnh trụ là 804957 kNm, trong khi với cầu Bến Thủy II có giá trị max là
49788 kNm. Biểu đồ mô men của Bến Thủy II có bƣớc nhảy êm thuận, giảm dần về
ở vị trí tim trụ.
-Do mô men đỉnh trụ của dự án cầu Việt Trì - Ba Vì lớn hơn nên chiều cao
dầm liên tục đốt K0 trên đỉnh trụ cũng lớn hơn nhiều so với cầu Bến Thủy II.
+Chiều cao khối K0 trên đỉnh trụ của cầu Việt Trì - Ba Vì là 6,8m.
+Chiều cao khối K0 trên đỉnh trụ của cầu Bến Thủy II là 5,5m.
- Cùng với đó là số lƣợng bó cáp DƢL bố trí trên dầm liên tục của cầu Việt
Trì - Ba Vì ở vị trí đỉnh trụ cũng nhiều hơn so với cầu Bến Thủy II.
+ Dự án cầu Việt Trì - Ba Vì : bó cáp đỉnh gồm 16 bó cáp (loại 22 tao
15,2mm) và 2 bó dự phòng.
+Cầu Bến Thủy II: bó cáp đỉnh gồm 12 bó cáp (loại 22 tao 15,2mm) và 2 bó
dự phòng.
77

Hình 3.17: Biểu đồ mômen cùa dầm liên tục ở trạng thái giới hạn cường độ dự án
cầu Việt Trì - Ba Vì (Phú Thọ)
c¸p nhãm 1( c¸p ®Ønh)
tc1

tc2

tc3

tc4

tc5

tc6

tc7

tc8

tc9

tc1r

tc10
78

tc11

tc12

tc13

tc14

tc15

Việt Trì - Ba Vì (Phú Thọ)


tc16

tc2R
75000 120000/2=60000

HL
K15 K14 K13 K12 K11 K10 K9 K8 K7 K6 K5 K4 K3 K2 K1 K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 K12 K13 K14 K15
HL
Trô T20
Trô T21

Hình 3.18: Sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực dầm liên tục (nhóm cáp đỉnh trụ) dự án cầu
C¸p nhãm 1
TC1

TC2

TC3

TC4-1

TC4-2

TC5

TC6

TC7

TC1R

TC8

TC9
79

TC10

TC11

TC12

TC2R

Bến Thủy II (Nghệ An)


60000 72000
27000
13500 13500

HL K11 K10 K9 K8 K7 K6 K5 K4 K3 K2 K1 K0 K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 HL DG


Trô T18
Trô T17

Hình 3.19: Sơ đồ bố trí cáp dự ứng lực dầm liên tục (nhóm cáp đỉnh trụ) dự án cầu
80

11700 11600

5500
6800
5000

4400

a) b)
Hình 3.20: Kích thước chung khối K0 dầm liên tục
a. Dự án cầu Việt Trì - Ba Vì
b. Cầu Bến Thủy II
3.3.5. Bố trí cốt thép DƯL cho trụ khung V cầu Bến Thủy II
a. Bố trí cốt thép dự ứng lực cho trụ khung V cầu Bến Thủy II:
Để đảm bảo độ ổn định trong quá trình thi công và tăng liên kết trụ với kết
cấu phần trên và dựa theo biểu đồ mômen gây ra trong thân trụ nên đa số các thân
trụ dạng chữ V đều có cáp dự ứng lực chạy dọc theo chiều dài thân trụ neo vào vị trí
dầm hộp phía trên.
-Thông số cáp DƢL
+Vật liệu làm cáp bằng tao 7 sợi có độ tự chùng thấp. Theo tiêu chuẩn
ASTM 416-99 Grade 270
+Đƣờng kính danh định 15,2mm.
2
+Diện tích mặt cắt ngang 14 mm .
+Cƣờng độ cực hạn 1860Mpa.
+Mô đun đàn hồi 197Gpa.
+Tất cả bó cáp dùng loại 22 tao 15,2mm
+ống luồn cáp dùng ống thép có đƣờng kính ngoài D=113.5mm, dày 3mm
+Lực căng mỗi bó 3437 KN.
+Neo đc sử dụng loại neo chủ động.
+Tất cả các bố cáp thân trụ đều đƣợc căng kéo từ hai đầu.
81

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp khối lượng cáp cho 1 trụ chính cầu Bến Thủy
Ống luồn cáp Vữa lấp
Chiều dài Tổng chiều Tổng khối Neo Cốt thép
Tên bó Số lượng D=113.5mm, dày lòng ống Độ dãn dài
1 bó cáp dài cáp lượng cáp 22C15 cục bộ
cáp 3mm gen

(Bó) (m) (m) (kg) (m) (m3) (bộ) (Bộ) (mm)

N1 4 46.99 187.96 4548.74 175.96 1.06 8 8 225


N2 4 46.99 187.96 4548.74 175.96 1.06 8 8 225
N3 4 46.99 187.96 4548.74 175.96 1.06 8 8 225
N4 4 47.75 191.01 4622.55 179.01 1.07 8 8 224
N5 4 47.75 191.01 4622.55 179.01 1.07 8 8 224
N6 4 47.75 191.01 4622.55 179.01 1.07 8 8 224
N7 4 47.75 191.01 4622.55 179.01 1.07 8 8 224
Tổng 28 1327.95 32136.41 1243.95 7.46 56 56

Bè trÝ c¸p d-l th©n trô T17

A B
1267 600 11633 11633 600 1267
739

736

593

589
N4 N1 N1 N4
N5 N2 N2 N5
N6 N3 N3 N6
N7 N7
36

17
17

36
50
86
10

00
12

R6
60
5

R 0 R6

00
00 00
R6

0
2126 393 369 2131 0

82
A B 30 30

46
0
61

Chi tiÕt B Chi tiÕt A


56

R6
00
0

0
00
R6

R600
1313

0
00
R60

R60
00
5167

70
62

823 0 R3 30
R350 0
27

50
0

1129 974

1527
957

Hình 3.21a. Bố trí cáp DƯL thân trụ T17


82

chi tiÕt a
(1:100)

143 1671 227

518
0
12 43
N4 10 N1
N5 0 N2
N6 43 N3

38
N7

Hình 3.21b. Chi tiết A


1/2 MÆt c¾t A-A 1/2 MÆt c¾t B-B

N4 N5 N6 N7 N1 N2 N3
957

1250 1500 1500 1500 1250


6x250 6x250

Hình 3.21a, b,c: Bố trí cáp dự ứng lực thân trụ cầu Bến Thủy II (Nghệ An)
83

b. Kiểm toán mặt cắt trụ khung V cầu Bến Thủy II cho cốt thép DƢL:
Nội dung kiểm toán: kiểm toán khả năng chịu mô men ở trạng thái giới hạn
cƣờng độ
M n  APS * f PS *(d p  a / 2)

Trong đó
Mn; Sức chịu uốn danh định của mặt cắt
a  1 * c (a: chiều cao khối nén tƣơng đƣơng)

c  AS * f pu / (0,85* f 'c * 1 * b  k * Apu * f pu / d p ) (c: chiều cao từ thớ chịu nén

đến trục trung hòa)

Mặt cắt Mặt cắt


Hạng mục
1-1 2-2 Đơn vị

• Mô men tính toán Mu 100337 117627 kN•m


• Chiều cao mặt cắt h 2000 2800 mm
• Chiều dày lớp bê tông bảo vệ tính đến tim cốt thép dc 300 300 mm
• Chiều cao từ thớ chịu nén đến trọng tâm cốt thép dP 1700 2500 mm
• Hệ số k k 0.28 0.28
• Bề rông bản đỉnh dầm b 7000 7000 mm
• Diện tích một bó thép At 3080 3080 mm2
• Số bó N 14 14
• Tổng diện tích thép As 43120 43120 mm2
• Hệ số kháng ff 1.00 1.00
• Hệ số khối ƢS hình chữ nhật b1 0.76 0.76
• Chiều cao từ thớ chịu nén đến trục trung hoà c 411.07 420.17 mm
• ứng suất trung bính trong cốt thép DƢL fps 1734 1772 Mpa
• Chiều cao khối ƢS hình chữ nhật a 314.17 321.13 mm
• Cƣờng độ kháng uốn có hệ số f•Mn 125368 178800 kN•m
• Mô men tính toán Mu 100337 117627 kN•m
Kiểm tra khả năng chịu uốn theo cƣờng độ O.K. O.K.
84

3.3.6. Công nghệ thi công trụ khung V cầu Bến Thủy II
Nhìn chung việc thi công trụ cầu Bến Thủy II giống với các trụ thông
thƣờng. Chỉ khác ở chỗ thân trụ có 2 nhánh nghiêng với phƣơng thẳng đứng 1 góc
 nên ván khuôn trụ đƣợc đặt toàn bộ lên bộ đà giáo phía dƣới. Đối với các trụ
thông thƣờng khi thi công khối đúc trên đà giáo thƣờng phải mở rộng trụ còn đối
với trụ khung V do có 2 nhánh đỡ nên việc thi công toàn bộ đƣợc làm trên đà giáo.
Cáp dự ứng lực thân trụ của cầu Bến Thủy 2 đƣợc chia làm 2 giai đoạn căng
kéo. Giai đoạn 1 khi hoàn thành thi công thân trụ. Giai đoạn 2 là khi hoàn thanh thi
công xong khối đúc K0 trên thân trụ.
Việc thi công thân trụ V tƣơng đối phức tạp hơn những dạng thân trụ khác do
thân trụ bao gồm 2 nhánh xiên ra 2 bên nên hệ đà giáo ván khuôn để đỡ 2 nhanh
chữ V đòi hỏi lắp dựng phải rất chính xác.

Hình 3.22: Bố Lắp dựng cốt thép trụ khung V cầu Bến Thủy II (Nghệ An)
85

Hình 3.23: Hệ đà giáo ván khuôn thi công thân trụ và đốt K0
3.3.7. Kết luận chương 3
Dựa vào các kết quả của chƣơng 3 chúng ta càng thấy đƣợc nhiều ƣu điểm
về mặt kết cấu của dạng trụ khung chữ V hơn.
- Do có biểu đồ mô men trên đỉnh trụ nhỏ hơn so với cầu khung cùng chiều
dài nhịp cùng với bƣớc nhảy mô men êm thuận nên khả năng áp dụng trụ khung chữ
V vào những cây cầu đòi hỏi vƣợt nhịp lớn là rất hợp lý.
- Khả năng giảm đƣợc chiều cao dầm cũng là một yếu tố quan trọng để tăng
thêm tính thẩm mỹ cho cây cầu.
- Số lƣợng bó cáp trên dầm liên tục giảm đi đáng kể dẫn đến giá thành xây
dựng giảm, việc bố trí hốc neo trên các đốt đúc hẫng cũng dễ dàng hơn.
- Nhƣng kèm với đó trụ khung V còn tồn tại một số nhƣợc điểm: nổi bật nhất
là thi công trụ khó khăn hơn so với các trụ thông thƣờng. Việc tính toán đƣờng đi
của cáp tƣơng đối phức tạp. Biểu đồ nội lực trong các nhánh thân trụ lớn dẫn đến
phải bố trí nhiều cốt thép thân trụ.
86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải có nhiều điều kiện mở
cửa và hội nhập cùng thế giới, xu hƣớng ứng dụng kết cấu cầu dầm bê tông DƢL
nhịp lớn ngày càng phát triển và mở rộng. Đi liền với đó là việc nghiên cứu và phát
triển các loại trụ mới nhằm đa dạng hơn mặt kết cấu cũng nhƣ về mặt kiến trúc. Đề
tài đã nghiên cứu các vấn đề sau:
Tổng quan về kết cấu cầu bê tông xây dung theo phƣơng pháp đúc hãng ở
Việt Nam và trên thế giới.
Nghiên cứu đặc điểm làm việc, cấu tạo và nguyên lý tính toán trụ cầu dạng
chữ V cho cầu khung bê tông dự ứng lực đúc hẫng.
Nghiên cứu ứng dụng trụ cầu dạng chữ V cho cầu khung bê tông dự ứng lực
tại cầu Bến Thủy II (Nghệ An).
Qua nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
Việc sử dụng dạng trụ chữ V ở Việt Nam là cần thiết và phù hợp với những
ƣu điểm nhƣ vƣợt đƣợc nhịp lớn, phù hợp với trụ cao, đảm bảo đƣợc sự ổn định khi
thi công cánh hẫng, không phải bố trí thêm thanh neo giữ dầm với đỉnh trụ. Với liên
kết ngàm cứng với khối đúc K0 cũng làm giảm đƣợc chiều cao của dầm liên tục, tiết
kiệm đƣợc giá thành xây dung. Biểu đồ mô men trên đỉnh trụ có bƣớc nhảy êm
thuận, và nhỏ hơn so với kết cấu cầu có khẩu độ tƣơng đƣơng dẫn đến giảm đƣợc số
lƣợng cáp dự ứng lực trên khối K0. Với kiến trúc đẹp, hiện đại trụ cầu khung V
đƣợc nhiều ngƣời đánh giá là một trong những dạng trụ tạo đƣợc điểm nhấn tốt cho
những cây cầu có chiều dài nhịp lớn.
Tuy nhiên trụ khung V cũng tồn tại những nhƣợc điểm nhƣ thi công trụ khó
khăn, việc tính toán đƣờng đi của cáp trong trụ tƣơng đối phức tạp. Mô men thân trụ
thƣờng lớn phải tính toán cẩn thận và bố trí nhiều cốt thép. Việc đốt K0 đƣợc đỡ
trực triếp bởi 2 nhánh chữ V khiến chiều dài đốt lớn nên việc lắp đặt ván khuôn và
đổ bê tông khó khăn và khối lƣợng cũng nhiều hơn so với các đốt K0 của những cầu
thông thƣờng.
Dẫu vậy với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh nhiệm của đội ngũ tƣ
vấn thiết kế, tay nghề của nhà thầu thi công ở Việt Nam đang xây dung công trình
87

cầu Tân Vũ - Lạch Huyện với chiều dài nhịp chính lớn 150m sử dụng trụ khung V.
Đây cũng là công trình để khẳng định sự phát triển của ngành cầu Việt Nam so với
các nƣớc trong khu vực và thé giới.
2. Kiến nghị
Do những nội dung nghiên cứu đƣợc trong đề tài còn nhiều hạn chế liên quan
đến thời gian và trình độ của tác giả. Kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là ban
đầu, chƣa đánh giá đƣợc hết các tác động của ngoại lực và khả năng chịu lực của
kết cấu trụ khung V trong các quá trình thi công và khai thác. Để có thể vận dụng
dạng trụ khung V hợp lý và phù hợp vào từng vị trí, công trình cần phải có những
nghiên cứu sâu thêm.
88

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Hội nghị khoa học công nghệ Tedi (2010), Tuyển tập các báo cáo khoa học
[2]. Đinh Quốc Kim, Thiết kế dầm hộp bê tông ứng suất trước đúc hẫng, Nhà xuất
bản giao thông vận tải.
[3]. Đào Xuân Lâm - Đỗ Bá Chƣơng, Mỹ học Cầu Đường, Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
[4]. Lê Đình Tâm, Cầu bê tông cốt thép trên đường ôtô, Nhà xuất bản xây dựng.
[5]. Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05 và Quy trình thiết kế cầu cống theo
trạng thái giới hạn 22TCN18-1979, Bộ giao thông vận tải Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
[6]. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu dầm cầu BTCT DƯL, 24-22-TCN-
247-98, Bộ giao thông vận tải Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[7]. Tỉnh Nghệ An, Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cầu Bến Thủy II.
[8]. Tỉnh Phú Thọ, Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cầu Việt Trì - Ba Vì.
[9]. Nguyễn Viết Trung (1997), Giáo trình - Công nghệ hiện đại xây dựng cầu Bê
tông cốt thép, Đại học Giao thông vận tải - Khoa sau đại học.
[10]. Trƣờng đại học Trƣờng An - Trung Quốc, Tuyển tập các báo cáo về thiết kế
trụ cầu đúc hẫng,
[11]. Giude Specidications for Design and Construction of Segmental Concrete
Bridges AASHTO (1989)
[12]. Jacques Mathivat - The cantilever Construction of Prestressed Concrete
Bridge.
89

Email: tungbtt88@gmail.com

ĐT: 0906 157 959

You might also like