Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Tìm hiểu chung


1.1. Tập thơ Quốc âm thi tập
- Là tập thơ Nôm cổ nhất còn lưu giữ đến nay, gồm 254 bài.
- - Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi và trình độ sử dụng thể thơ
thất ngôn Đường luật thuần thục của ông.
- - Tập thơ gồm bốn phần:
+ Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...
+ Môn thì lệnh: về thời tiết.
+ Môn hoa mộc: về cây cỏ.
+ Môn cầm thú: về thú vật.
1.2. Bài thơ Cảnh ngày hè
- Xuất xứ: là bài thơ số 43 thuộc mục Bảo kính cảnh giới, phần Vô đề trong Quốc âm thi
tập.
- Nhan đề: Cảnh ngày hè do người biên soạn đặt.
2. Đọc hiểu văn bản
2.1. Đọc – tìm bố cục
- Thể thơ: thể thất ngôn xen lục ngôn.
- Bố cục:
+ Sáu câu đầu: Bức tranh cảnh ngày hè.
+ Hai câu cuối: Niềm khát khao cao đẹp của tác giả.
2.2. Phân tích
2.2.1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè
a. Câu 1: Tâm thế của nhà thơ:
- Rồi (từ cổ): rỗi rãi, không vướng bận.
- Hóng mát: thư thái, thảnh thơi.
- Ngày trường: ngày dài.
- Câu thơ 6 chữ: cô đọng
- Cách ngắt nhịp: 1/2/3: chậm rãi, thong dong -> Nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của
Nguyễn Trãi: giây phút nghỉ ngơi hiếm có của nhà thơ.
-> Tâm thế ung dung, tự tại, thanh thản khi đến với thiên nhiên.
b. Câu 2, 3, 4: Bức tranh thiên nhiên:
- Hình ảnh:
+ Mộc mạc, giản dị chốn
thôn quê.
Cây hòe, + Đặc trưng của mùa hè,
cây lựu, thể hiện bước đi của thời
gian: đầu hạ -> giữa hạ ->
hoa sen
cuối hạ.

- Màu sắc: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng


-> Đậm đà, rực rỡ.
- Trạng thái của cảnh vật: sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn – dồn dập tuôn ra, giương,
phun, tiễn.
- Nghệ thuật:
Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ
Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương
+ Từ Hán Việt – Từ thuần Việt
+ Nhịp thơ ¾, đăng đối nhịp nhàng.
 Câu thơ đẹp, uyên bác trong cách sử dụng ngôn từ, phóng khoáng, chắc khỏe trong
giọng điệu.
-> Bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống, cảnh vật đang tự thôi thúc, muốn bứt phá
đua nhau tỏa dáng, khoe sắc, toả hương được tác giả cảm nhận bằng thị giác đến khứu
giác.
c. Câu 5, 6: Bức tranh cuộc sống:
- Thời điểm: lầu tịch dương: cuối ngày
- Âm thanh:
Từ láy Lao xao -> gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá.
Dắng dỏi: rộn rã, ngân dài của tiếng ve
- Nghệ thuật đảo ngữ: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve -> Nhấn mạnh không khí nhộn
nhịp, náo nhiệt của chiều hè nơi làng quê.
=> Bức tranh cuộc sống rộn rã, tươi vui, ấm no, hạnh phúc.
* Tiểu kết:
Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống.  Tâm hồn khát
sống, yêu thiên nhiên, yêu đời mãnh liệt của tác giả.
2.2.2. Hai câu cuối: Niềm khát khao cao đẹp của tác giả
- Dẽ (từ cổ): lẽ ra, nên có  Ước mơ, khát vọng cao đẹp của Nguyễn Trãi.
- Dùng điển: Ngu cầm: chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh
thái bình  Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”.
 Bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa, yêu
nước, thương dân.
- Câu kết 6 chữ, ngắn gọn  Sự dồn nén cảm xúc  Mong muốn cuộc sống ấm no,
thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân khắp mọi nơi.
* Tiểu kết: Nguyễn Trãi là người có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng.
3. Tổng kết
3.1. Nội dung
Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân là tư tưởng lớn, xuyên suốt các sáng tác của
Nguyễn Trãi một lần nữa được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh
thiên nhiên ngày hè.
3.2. Nghệ thuật
Cảnh ngày hè là một minh chứng cho sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi ở phương
diện thể thơ (thất ngôn xen lục ngôn) và ngôn từ (kết hợp từ thuần Việt, Hán Việt, dùng
điển).

You might also like