BTL Tot Nghiep

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ 1

----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Môn học: Xử lý tín hiệu trong hệ thống truyền thông

Đề tài: - Kỹ thuật giảm thiểu lỗi kênh truyền hình mặt đất DVB

- Các kỹ thuật điều chế số. Hệ thống PSK. Mô phỏng hệ thống


QPSK qua kênh AWGN.

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quốc Dinh, Bùi Thị Dân
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Mạnh
Lớp : D16DTMT

Hà Nội - 2020

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................................................4
CHƯƠNG I. KỸ THUẬT GIẢM THIỂU LỖI KÊNH TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT DVB...5
I. Truyền hình mặt đất theo chuẩn DVB-T.........................................................................5
1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống DVB-T..................................................................5
2. Chức năng và giải pháp giảm thiểu lỗi kênh truyền trên từng khối..........................6
2.1. Ghép kênh và mã hóa nguồn dữ liệu MPEG-2.........................................................6
2.2. Khối ghép kênh truyền tải và ngẫu nhiên hóa số liệu..............................................6
2.3. Khối mã ngoại và ghép xen ngoại..............................................................................6
2.4. Khối mã nội (inner coder)...........................................................................................6
2.5. Khối ghép nội (inner interleaver)...............................................................................6
2.6. Chòm sao tín hiệu và quá trình ánh xạ (mapper)....................................................7
2.7. Cấu trúc khung OFDM...............................................................................................7
2.8. Các tín hiệu chuẩn.......................................................................................................8
2.9. Khối D/A.......................................................................................................................8
2.10. Khối thiết bị đầu cuối..............................................................................................8
II. Truyền hình mặt đất theo chuẩn DVB-T2....................................................................9
1. Sơ đồ khối DVB-T2.........................................................................................................9
2. Những giải pháp kỹ thuật cơ bản................................................................................10
CHƯƠNG II. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ. HỆ THỐNG PSK. MÔ PHỎNG HỆ
THỐNG QPSK QUA KÊNH AWGN........................................................................................12
I. Các kỹ thuật điều chế số...................................................................................................12
1.Điều chế dịch biên ASK (Amplitude Shilf Keying)........................................................12
2. Điều chế dịch pha PSK( Phase Shilf Keying) ................................................................14
3. Điều chế FSK (Fequency Shilf Keying)..........................................................................17
4.Điều chế QAM (Quadrature Aplitude Modulation)......................................................19
5.Điều chế COFDM :............................................................................................................21
II. Mô phỏng hệ thống QPSK qua kênh AWGN.............................................................24
1. Sơ đồ khối hệ thống mô phỏng.....................................................................................24
2. Mô phỏng.......................................................................................................................24

2
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Dinh và cô Bùi Thị
Dân đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành bài tập lớn của môn học Xử lý
tín hiệu trong hệ thống truyền thông – Module: Ứng dụng Công nghệ truyền thông số.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2021

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………
Giảng viên hướng dẫn
4
CHƯƠNG I. KỸ THUẬT GIẢM THIỂU LỖI KÊNH TRUYỀN HÌNH MẶT
ĐẤT DVB
I. Truyền hình mặt đất theo chuẩn DVB-T
1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống DVB-T

Mã Hóa Phối hợp ghép


Khối Khối Khối
kênh truyền tải
mã ghép mã
Mã Hóa và ngẫu nhiêu
ngoại xen nội
hóa dữ liệu

Mã Hóa
Phối hợp ghép
Khối Khối Khối
Mã Hóa kênh truyền tải
mã ghép mã
và ngẫu nhiêu
ngoại xen nội
Ghép kênh mã hóa nguồn hóa dữ liệu
chuẩn dữ liệu MPEG-2

5
Đây là sơ đồ khối của một hệ thống phát hình số mặt đất đầy đủ. Các tín hiệu hình
ảnh, âm thanh sẽ qua một loạt quá trình xử lý để cuối cùng, tại đầu ra anten cũng vẫn
là tín hiệu cao tần phát đi.
Những tính năng ưu việt của truyền hình số mặt đất lại hoàn toàn được thểhiện
trong các quá trình xử lý này.
Các khối phần giống nhau sẽ được sử dụng khi hệ thống dùng theo cấu hình điều
chế phân cấp. Khi đó từ khối ghép kênh mã hóa nguồn dữ liệu MPEG 2 phân chia
dòng dữ liệu thành 2 luồng với những mức ưu tiên khác nhau, tốc độ bit và tỷ lệ mã

Chòm sao Chèn Thiết bị


Ghép nội Khung và
tín hiệu và khoang D/A đầu RF
OFDM
ánh xạ bảo vệ cuối

Các chuẩn
tín hiệu

hóa khác nhau, có nghĩa là khả năng chống lỗi của từng dòng bit là khác nhau. Sơ đồ
khối cho ta thấy một hệ thống máy phát chủ yếu sẽ gồm phần điều chế OFDM và
phần mã hoá sửa lỗi.

2. Chức năng và giải pháp giảm thiểu lỗi kênh truyền trên từng khối
2.1. Ghép kênh và mã hóa nguồn dữ liệu MPEG-2
Các tín hiệu đầu vào gồm hình ảnh, âm thanh và các dữ liệu phụ sẽ được số hóa
nhờ khối ghép kênh, mã hóa và nén MPEG-2. Đầu ra của khối này sẽ là dòng truyền
truyền tải MPEG-2 với một tốc độ bit nhất định đưa vào máy phát. Đây là quá trình số
hóa tín hiệu.
2.2. Khối ghép kênh truyền tải và ngẫu nhiên hóa số liệu
Để hạn chế tối đa các lỗi trong truyền dẫn, dòng dữ liệu TS đến từ khối nén sẽ
được ngẫu nhiên hoá. Các gói dữ liệu này đầu tiên được nhận dạng bởi chuỗi giả ngẫu
nhiên PRBS. Mục đích của quá trình này là phân tán năng lượng trong phổ tín hiệu số
và xác định số nhị phân thích hợp (loại bỏ các chuỗi dài “0” và “1”), đồng thời đây
cũng được xem là quá trình phối hợp để ghép kênh truyền tải.
2.3. Khối mã ngoại và ghép xen ngoại
6
Dòng dữ liệu sau khi đã được ngẫu nhiên hóa sẽ tiếp tục được xử lý tại khối mã
ngoại và ghép xen ngoại. Sở dĩ gọi là “ngoại” vì việc xử lý ở đây là theo byte, còn mã
nội và ghép xen nội là xử lý theo “bit”. Bộ mã ngoại sử dụng mã ReedSolomon RS
(204, 188, t=8) để mã hoá dữ liệu đã được ngẫu nhiên hoá nhằm tạo ra các gói dữ liệu
đã được bảo vệ lỗi.
Do được mã hoá theo mã RS (204,188, t=8) nên mỗi gói dữ liệu sẽ được thêm 16
bytes sửa lỗi và nó có khả năng sửa tới 8 lỗi trong một gói.
Việc ghép ngoại chính là ghép các byte với một chu kỳ ghép qui định trước,
thường độ sâu ghép là l=12. Đây cũng là việc nhằm giảm tính thống kê của lỗi.
2.4. Khối mã nội (inner coder)
Đây là quá trình mã hoá tiếp theo nhưng việc mã sẽ chi tiết đến từng bit. Thông số
mã hóa ở đây chính là tỷ lệ mã hóa n/m (1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8). Nghĩa là cứ m bít
truyền đi thì chỉ có n bit mang thông tin, các bit còn lại là để sửa lỗi.
2.5. Khối ghép nội (inner interleaver)
Dữ liệu đến đây sẽ được tráo hoàn toàn theo từng bit, thông tin sẽ rất khác so với
ban đầu.
Bộ ghép kiểu bít : Quá trình này để giảm thiểu lỗi đến mức tối đa.
Bộ ghép xen symbol :Mục đích của bộ ghép xen symbol là đặt những ký tự có v bit
lên 1512 (mode 2k) hoặc 6048 (mode 8k) sóng mang. Bộ ghép xen symbol đuợc thực
hiện trên các khối có 1512 (mode 2k) hoặc 6048 (mode 8k) ký tự dữ liệu
2.6. Chòm sao tín hiệu và quá trình ánh xạ (mapper)
Hệ thống phát sóng truyền hình số mặt đất OFDM sử dụng kỹ thuật truyền dẫn
ghép kênh phân chia tần số trực giao OFDM. Mỗi khung OFDM gồm các sóng mang
được điều chế theo một trong các phương pháp QPSK, 16QAM, 64QAM, 16QAM
không đồng nhất, 64QAM không đồng nhất. COFDM cho phép trải dữ liệu để truyền
đi trên cả miền thời gian và miền tần số.
Do có hiện tượng fading tần số giữa các dải tần cận kề, nên COFDM có sử dụng
xen tần số, nghĩa là các bit dữ liệu liên tiếp nhau sẽ được trải ra trên các sóng mang
cách biệt nhau

7
Trong DVB-T việc ánh xạ (mapping) dữ liệu lên các symbol OFDM thực ra là
điều chế từng sóng mang riêng rẽ, và có thể theo một trong ba chòm sao toạ độphức
4QAM, 16QAM, 64QAM. Tại mỗi symbol, mỗi sóng mang sẽ được điều chế bởi một
số phức lấy từ tập chòm sao.
2.7. Cấu trúc khung OFDM
Tín hiệu truyền dẫn được sắp xếp thành các khung. Mỗi khung có chu kỳ TF gồm
có 68 ký tự OFDM. Cứ 4 khung lập thành một siêu khung. Mỗi ký tự được thiết lập
bởi k = 6817 sóng mang ở mode 8k hoặc k = 1705 trong mode 2k, nó có chu kỳ Ts.
COFDM đã thực hiện việc phân chia kênh truyền dẫn cả trong miền thời gian và
miền tần số, tổ chức kênh RF thành tập các "dải tần phụ" hẹp và tập các "đoạn thời
gian" liên tiếp nhau
Mỗi cái có một độ dịch tần Doppler khác nhau, cùng với đường tín hiệu chính.
Trục z miêu tả biên độ đáp ứng kênh.
Ngoài dữ liệu truyền đi, 1 khung OFDM còn chứa:
Các tải phụ TPS (transmission parameter signalling).
Tín hiệu dẫn đường dùng cho đồng bộ khung, đồng bộ tần số, thời gian.
 Giải pháp tại khung COFDM:
Chèn các sóng mang phụ
Trong mỗi đoạn thời gian, gọi là mỗi symbol OFDM, mỗi dải tần phụ được
trang bị một sóng mang phụ. Để tránh nhiễu giữa các sóng mang, chúng được bố trí
vuông góc với nhau, nghĩa là khoảng cách giữa các sóng mang được đặt bằng với
nghịch đảo của một chu kỳ symbol
Đồng bộ kênh

8
Để giải điều chế tín hiệu một cách chính xác, các máy thu phải lấy mẫu chính xác
tín hiệu trong suốt khoảng hữu ích của symbol OFDM (bỏ qua khoảng bảo vệ). Do đó,
Hệ thống DVB-T sử dụng các sóng mang "pilot", trải đều đặn trong kênh truyền dẫn,
đóng vai trò làm các điểm đánh dấu đồng bộ.
2.8. Các tín hiệu chuẩn
Ngoài dữ liệu truyền đi trong khung OFDM còn có các thông tin phụ để giúp cho
thiết bị thu nhận dạng và giải điều chế được luồng dữ liệu. Các tải phụ TPS
(transmission parameter signalling) được truyền song song và mang thông tin về:
Điều chế, gồm giá trị của giản đồ chòm sao QAM; Thông tin mã hoá theo lớp;
Khoảng bảo vệ; Tỷ lệ mã nội; Model truyền (mode 2k hoặc 8k); Số khung trong một
siêu khung ( khi truyền trong mạng SFN); Các tín hiệu dẫn đường (pilot) dùng cho
đồng bộ khung, đồng bộ tần số, đồng bộ thời gian.
2.9. Khối D/A
Thực ra đây không phải là khối biến đổi Digital/Analog thông thường. Mà đó là
quá trình hoàn chỉnh hàng ngàn sóng mang để đảm bảo việc phát tín hiệu lên Anten.
2.10. Khối thiết bị đầu cuối
Là quá trình cuối cùng như khuếch đại, lọc thông dải…..để phát ra không gian.

II. Truyền hình mặt đất theo chuẩn DVB-T2


1. Sơ đồ khối DVB-T2

Điều chế Giải điều chế Giải mã


DVB-T2 DVB-T2 MPEG

Mã hóa Basic-
ghép kênh Điều chế Giải điều chế Giải mã
gateway
video/audio DVB-T2 DVB-T2 MPEG

9
Điều chế Giải điều chế Giải mã
DVB-T2 DVB-T2 MPEG
1.1. Mã hóa và ghép kênh
Khối mã hoá và nghép kênh có chức năng mã hoá tín hiệu video, audio cùng các
tín hiệu phụ trợ kèm theo như thông tin về chương trình/ thông tin dịch vụPSI/SI hoặc
tín hiệu báo hiệu lớp 2 (L2 Signalling) với công cụ điều khiển chungnhằm đảm bảo
tốc độ bit không đổi đối với tất cả các dòng bit. Khối này có chứcnăng hoàn toàn
giống nhau đối với tất cả các tiêu chuẩn của DVB. Đầu ra của khối là dòng truyển tải
MPEG-2TS
♦ Đầu vào của Baisic T2 - Gateway được định nghĩa trong [9], đầu ra là dòng T2 -
MI. Mỗi gói T2-MI bao gồm Baseband Frame, IQ Vector hoặc thông tin báo hiệu
(LI hoặc SFN
♦ Bộ điều chế DVB-T2 sử dụng khung cơ sở (Baseband Frame) và T2- Frame
mang trong dòng T2-MI đầu vào để tạo ra DVB-T2 Frame.
♦ Bộ giải điều chế DVB-T2 nhận tín hiệu cao tần (RF Signal) từ một hoặc nhiều
máy phát (SFN Network) và cho một dòng truyền tải (MPEG-TS) duy nhất tại đầu
ra.
♦ Bộ giải mã dòng truyền tải nhận dòng truyền tải (MPEG-TS) tại đầu vào và cho
tín hiệu video/audio tại đầu ra.
1.2. Lớp vật lý DVB – T2
Mô hình lớp vật lý của DVB-T2 được trình bày trong hình 3.2. Đầu vào hệ
thống có thể bao gồm một hoặc nhiều dòng truyền tải MPEG-TS hoặc dòng GS
(Generic Stream). Đầu ra của lớp vật lý là tín hiệu cao tần RF. Tín hiệu đầu ra cũng có
thể được chia thành hai đường để cung cấp cho anten thứ 2, thường là một máy phát
khác.
Các thông số COFDM của DVB-T2 cũng được mở rộng so với DVB-T, trong
đó bao gồm:
FFT: 1K, 2K, 4K, 8K, 16K, 32K
Khoảng bảo vệ:1/128, 1/32, 1/16, 19/256, 1/8, 19/128, 1/4
Pilot phân tán:8 biến thể khác nhau phù hợp với các khoảng bảo vệ khác nhau.
Pilot liên tục:Tương tự như DVB-T, tuy nhiên tối ưu hơn.
Tráo: Tráo bit, tráo tế bào, tráo thời gian và tráo tần số.

10
2. Những giải pháp kỹ thuật cơ bản
2.1. Ống lớp vật lý (Physical Layer Pipes - PLPs)
Đòi hỏi của thị trường đối với độ tin cậy của các dịch vụ và sự cần thiết phải có
các loại dòng dữ liệu khác nhau đã dẫn tới khái niệm “ống” lớp vật lý hoàn toàn trong
suốt có khả năng truyền tải dữ liệu độc lập với cấu trúc và các thông số PLP khác
nhau.
DVB-T2 còn cho phép “gán” các giá trị: đồ thị chòm sao, tỷ lệ mã và tráo thời
gian cho từng PLP, ngoài ra còn “dạng thức hoá” nội dung theo cùng một cấu trúc
khung như được áp dụng trong DVB-S2.
2.2. Băng tần phụ (1,7 Mhz và 10 Mhz)
Để đáp ứng các dịch vụ chuyên dụng, ví dụ truyền tín hiệu từ camera về một
trường quay (Studio) lưu động, DVB-T2 còn bao gồm tuỳ chọn băng tần 10Mhz. Các
máy thu dân dụng không hỗ trợ băng tần này. DVB-T2 còn sử dụng cả băng tần 1,712
Mhz cho các dịch vụ thu di động (trong băng III và băng L)
2.3. Mode sóng mang mở rộng (đối với 8K, 16K, 32K)
Do phần đỉnh xung vuông trong đồ thị phổ công suất suy giảm nhanh hơn đối
với kích thước FFT lớn. Điểm ngoài cùng của phổ tín hiệu OFDM có thể trải rộng
hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều sóng mang phụ trên một symbol được
sử dụng để truyền tải dữ liệu. Độ lợi (gain) đạt được ở giữa 1,4% (8Kmode) và 2,1%
(32Kmode). Hình 3.5 so sánh phổ của 2K so với 32K ở điều kiện bình thường và 32K
trong mode sóng mang mở rộng. Sóng mang mở rộng là một đặc tính tuỳ chọn, bởi lẽ
với đặc tính này khó có có thể đạt được mặt nạ phổ (spectrum mask) cũng như tỷ số
bảo vệ.
2.4. Symbol khởi đầu (P1 và P2)
Những symbol đầu tiên của khung DVB-T2 ở lớp vật lý là các symbol khởi đầu
(preamble symbols). Các symbol này truyền một số lượng hạn chế các thông tin báo
hiệu bằng phương thức truyền có độ tin cậy cao. Khung đầu tiên được bắt đầu bằng
symbol P1, điều chế BPSK với độ tin cậy cao. Với khoảng bảo vệ ở cả hai đầu,
symbol P1 mang 7 bit thông tin (bao gồm kích thước FFT của symbol dữ liệu).
Các symbol P2, số lượng được cố định cho mỗi kích thước FFT, cung cấp
thông tin báo hiệu lớp 1 kể cả tĩnh, động và khả năng cấu trúc. Các bit đầu tiên của
thông tin báo hiệu (L1 - Pre-signalling) có phương thức điều chế và mã hoá cố định,
các bit còn lại (L1 - Post-signalling) tỷ lệ mã được xác định là 1/2 nhưng phương thức
điều chế có thể được lựa chọn giữa QPSK, 16QAM và 64QAM.
2.5. Điều chế 256-QAM
11
Trong hệ thống DVB-T, phương thức điều chế cao nhất là 64-QAM cho phép
truyền tải 6bit/symbol/sóng mang (có nghĩa là 6bit/tế bào OFDM). Ở DVB-T2,
phương thức điều chế 256QAM cho phép tăng lên 8bit/tế bào OFDM, tăng 33% hiệu
xuất sử dụng phổ và dung lượng dữ liệu đối với một tỷ lệ mã cho trước.
2.6. Chòm sao xoay (Rotated Constellation)
Một trong số các kỹ thuật mới được sử dụng trong DVB-T2 là chòm sao xoay
(Rotated Constellation) và trễ Q (Q-delay). Sau khi đã định vị, chòm sao được “xoay”
một góc trên mặt phẳng I-Q Các thành phần I và Q được tách bởi quá trình tráo sao
cho chúng được truyền trên miền tần số và thời gian khác nhau. Nếu có một thành
phần bị huỷ hoại trên kênh truyền, thành phần còn lại có thể được sử dụng để tái tạo
lại thông tin.
2.7. 16K, 32K FFT và tỷ lệ khoảng bảo vệ 1/128
Tăng kích thước FFT đồng nghĩa với việc làm hẹp khoảng cách giữa các sóng
mang và làm tăng chu kỳ symbol. Việc này, một mặt làm tăng can nhiễu giữa các
symbol và làm giảm giới hạn tần số cho phép đối với hiệu ứng Doppler. Mặt khác,
chu kỳ symbol dài hơn, cũng có nghĩa là tỷ lệ khoảng bảo vệ nhỏ hơn đối với cùng giá
trị tuyệt đối của khoảng bảo vệ trên trục thời gian. Tỷ lệ khoảng bảo vệ bằng 1/128
trong DVB-T2, cho phép 32K sử dụng khoảng bảo vệ có cùng giá trị tuyệt đối như 8K
1/32
2.8. Mã sửa sai LDPC/BCH
Trong khi DVB-T sử dụng mã sửa sai nội và ngoại là mã cuộn và mã R-S
(Convolutional and Reed-Solomon Codes), DVB-T2 và DVB-S2 sử dụng LDPC và
BCH. Các mã này cho phép khả năng bảo vệ tốt hơn, truyền nhiều dữ liệu hơn trên
cùng một kênh thông tin.

2.9. Tráo bit, ánh xạ bit lên đồ thị chòm sao


Tráo bít trong phương thức điều chế 16 QAM, 64 QAM và 256 QAM Dữ liệu
tại đầu ra của bộ mã hóa LDPC được tráo, tráo bit bao gồm tráo chẵn lẻ(parity
interleaving) và tráo cột xoắn(column twist interleaving). Tráo chẵn lẻ được ký hiệu là
U, tráo cột xoắn được ký hiệu là V.
Ánh xạ bit lên đồ thị chòm saoMỗi FECFRAME được ánh xạ sang khối FEC
đã mã hóa và đã điều chế bằng cách trước tiên tách kênh dòng bit đầu vào thành các
từ mã song song và sau đó ánh xạ các từ mã này thành các giá trị tương ứng trên đồ
thị chòm sao.
12
2.10. Tráo tế bào, tráo thời gian
Nhằm nâng cao độ tin cậy trong quá trình truyền sóng, không chỉ sử dụng tráo
bít, tráo symbol như thế hệ đầu, truyền hình số mặt đất thế hệ thứ 2(DVB-T2) còn sử
dụng kỹ thuật tráo tế bào (cell interleaving- CI) và tráo thời gian (time interleaving-
TI).
2.11. Điều chế và mã sửa sai dữ liệu lớp 1
Dữ liệu báo hiệu lớp 1 (L1 - signalling) cung cấp thông tin cho đầu thu để có thể
truy nhập vào lớp vật lý trong khung dữ liệu DVB-T2. Dữ liệu báo hiệu lớp 1 được
bảo vệ bởi mã ngoài BCH và mã trong LDPC.

CHƯƠNG II. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ. HỆ THỐNG PSK. MÔ


PHỎNG HỆ THỐNG QPSK QUA KÊNH AWGN
I. Các kỹ thuật điều chế số
Điều chế số: là quá trình biến đổi các thành phần của song mang như :tần số,
pha ,biên độ theo chuỗi số nhị phân đầu vào. Do đó ta có các điều chế như :ASK,
FSK , PSK …
1. Điều chế dịch biên ASK (Amplitude Shilf Keying).
o Khái niệm : + Trong điều chế ASK biên độ sóng mang hình sine tần số cao
sẽ biến thiên theo mức luận lý của chuỗi tín hiệu số.Tổng quát tín hiệu số sẽ
có m mức tín hiệu khác nhau .
+ m=2 ta có điều chế dịch biên nhị phân BASK.
Biểu thức của tín hiệu ASK :

vASK (t ) = [A 0 +A.d(t)].cos(0 t )


Trong đó : A0 ,0 : là biên độ và tần số sóng mang .
d(t) = 1 : tùy theo mức luận lý của chuỗi số là cao hay thấp
A : là độ dịch biên độ .
Dạng sóng của tín hiệu điều chế số ASK :

13
Hình 1. Dạng sóng của tín hiệu ASK
o Sơ đồ điều chế ASK

Hình 2. Sơ đồ điều chế ASK

Hình 3. Dạng sóng điều chế ASK


o Sơ đồ khối giải điều chế ASK kiểu kết hợp

14
Hình 4. Giải điều chế ASK.
o Ưu, nhược điểm :
-Ưu điểm : + Chỉ dùng một sóng mang duy nhất .
+ Phù hợp với truyền tốc độ thấp ,dễ thực hiện .
-Nhược điểm: + Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu.
+ Khó đồng bộ, ít dùng trong thực tế.
o Ứng dụng trong cáp .
2. Điều chế dịch pha PSK( Phase Shilf Keying) .
Khái niệm : + Pha của sóng mang hình sin tần số cao sẽ biến thiên theo
mức logic 0 và 1 của chuỗi số .
+ M = 2N là số pha trạng thái khác nhau của sóng mang với
N số bit nhị phân.Ta cóm các kiểu điều chế M-ary:BPSK, QPSK.
2.1 Điều chế BPSK :
Biểu thức của tín hiệu BPSK :

vBPSK (t )  A.d (t )cos(0t )


Trong đó : +A : là biên độ, 0 tần số,  là góc pha ban đầu của sóng mang .

+d(t) =+/-1: tùy theo mức luận lý của chuỗi số đầu vào.
o Phổ của tín hiệu BPSK:

15
Nếu ta đặt A = 2Ps trong đó Ps công suất sóng mang thì Eb = PS Tb là năng
lượng mỗi bit thì phổ của tín hiệu PBSK là:

G  PS Tb [( sin  ( f  f 0 )Tb ) 2  sin  ( f  f 0 )Tb ) 2 ]


BPSK 2  ( f  f 0 )Tb  ( f  f 0 )Tb

o Sơ đồ điều chế BPSK

Hình 5. Sơ đồ điều chế BPSK


Dạng sóng của tín hiệu BPSK

Hình 6. Dạng sóng tín hiệu BPSK

16
Mạch giải điều chế BPSK:

Hình 7. Mạch giải điều chế BPSK

2.2 Điều chế QPSK :

-Khái niệm: là quá trình điều chế pha của sóng mang với 4 trạng thái khác nhau
và vuông góc với nhau .
Biếu thức của tín hiệu :
VQPSK ( f ) 2 A.cos[0 t+(t )]

Giá trị của  (t) tương ứng với mỗi ký hiệu 2 bít, gọi b0 (t) , be (t) là bit chẵn và
bít lẻ trong mỗi ký hiệu 2 bit :

b0 (t) be (t) (t)

1 1 π/4

1 0 3π/4

0 0 5π/4

0 1 7π/4

17
Sơ đồ khối bộ giải điều chế :

Hình 8. Sơ đồ khối giải điều chế QPSK

-Ưu nhươc điểm của điều chế PSK :

+Ưu điểm: Ít lỗi, ít nhạy với nhiễu do pha ít bị ảnh hưởng của môi trường và
tần số .

+Nhược điểm: Khó thực hiện các mạch điều chế, dễ sai pha khi điều chế ở mức
cao.

-Ứng dụng: Sử dụng nhiều trong mạng không dây Wifi, di động CDMA .
3. Điều chế FSK (Fequency Shilf Keying).

- Khái niệm: +Dùng 2 tần số khác nhau của sóng mang để biểu diễn bit 1 và 0.

+ Tần số cao với mức 1 và thấp với mức 0.

18
Dạng sóng của tín hiệu FSK

Hình 9. Dạng sóng tín hiệu điều chế FSK.


Phổ của tín hiệu FSK :

19
Hình 10. Phổ của tín hiệu FSK
o Ưu điểm, nhược điểm :
-Ưu điểm : +Ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu và ít lỗi hơn so với ASK .
-Nhược điểm :+Tần số cao dễ bị nhiễu và hạn chế tốc độ truyền .

+Khó đồng bộ.

o Ứng dụng :
+ Dùng rộng dãi trong truyền số liệu .
+ Dùng để truyền dữ liệu tốc độ 1200bp hay thấp hơn trên
mạng điện thoại .
+ Có thể dùng tần số cao (3-30MHz) để truyền sóng
radio hoặc cáp đồng trục .
4.Điều chế QAM (Quadrature Aplitude Modulation).

-Khái niệm : + là sự kết hợp của điều biên và điều pha .


+ trong phương pháp điều chế M-FSK để tăng hiệu suất sử dụng
băng tần với cùng một tốc độ bit ta cần phải tăng bậc điều chế pha nhưng khi tăng
bậc điều chế dẫn đến khoảng cách giữa các trạng thái sẽ gần nhau làm tăng bit lỗi
Các trạng thái pha của tín hiệu 16QAM :

20
Hình 11. Giản đồ chòm sao 16QAM
Biểu thức của tín hiệu QAM :

Trong đó k1và k2=+/-1, +/-3.


-Mạch điều chế 16 QAM :

Hình 12. Mạch điều chế 16QAM

21
Mạch giải điều chế QAM

Hình 13. Mạch giải điều chế QAM


- Ưu điểm: điều chế QAM cho phép tăng dung lượng bit kênh truyền nhưng
không làm tăng dải thông của kênh truyền. Do đó QAM thích hợp cho các ứng
dụng tốc độ cao .
- Nhược điểm: khi cùng công suất phát nếu tăng mức điều chế có thể tăng thêm
lỗi
- Ứng dụng: trong truyền hình số mặt đất DVB-T, DiBEG,….
5.Điều chế COFDM :

Nguyên lý cơ bản của OFDM:


- Nguyên lý cơ bản của OFDM là chia 1 luồng dữ liệu tốc độ cao thành những
luồng dữ liệu tốc độ thấp hơn và phát đồng thời trên 1 số các sóng mang con trực
giao. Vì khoảng thời gian symbol tăng lên cho các sóng mang con song song tốc
độ thấp hơn, cho nên lượng nhiễu gây ra do độ trải trễ đa đường giảm xuống.
Nhiễu xuyên kí tự hầu như được hạn chế hoàn toàn, do đưa vào 1 khoảng thời
gian bảo vệ cho mỗi symbol OFDM. Trong khoảng thời gian bảo vệ, mỗi
symbol OFDM được bảo vệ theo chu kỳ để tránh nhiễu giữa các sóng mang ICI.

22
-Kỹ thuật OFDM sử dụng kiểu điều chế đa sóng mang chồng phổ, điều này cho
phép tiết kiệm băng thông kênh truyền, tuy nhiên ta cần phải triệt xuyên nhiễu giữa
các sóng mang, nghĩa là các sóng mang phải trực giao với nhau.

- Dữ liệu trên mỗi sóng mang con sẽ chồng lên dữ liệu trên các sóng mang
lân cận, đây chính là nguyên nhân làm tăng hiệu quả sử dụng phổ trong
OFDM.

Cấu trúc khối phát OFDM :

Hình 14. Sơ đồ khối điều chế OFDM

Dạng sóng tín hiệu ban đầu và sau khi đã dùng kỹ thuật OFDM :

23
Phổ của một kênh OFDM :

Hình 15. Phổ kênh OFDM


o Sơ đồ khối của kỹ thuật điều chế COFDM :

Hình 16. Sơ đồ khối điều chế OFDM


Các ưu điểm, khuyết điểm của điều chế COFDM :
o Ưu điểm :
- Sử dụng phổ tần hiệu quả do các sóng mang con có phổ chồng lấn lên nhau.
- Giảm thiểu được nhiễu liên ký tự ISI so với điều chế FDM.
- Giảm nhiễu fading, kháng nhiễu băng hẹp tốt.
- Giảm lỗi, và có khả năng phát hiện lỗi và sửa lỗi .
- Có thể truyền với tốc độ cao .
- Phù hợp với các ứng dụng tốc độ cao.

24
o Khuyết điểm :
- Mất mát phô do phải chèn khoảng dự trữ
- Phải có sự đồng bộ chính xác về thời gian và tần số.
- Nhạy với hiệu ứng trải phổ doppler.
- Nhiễu pha do khó đồng bộ giữa máy phát và máy thu.
o Ứng dụng :
- Cho các hệ thống phát thanh quảng bá .
- Cho các hệ thống truyền hình số như: DVB, DiBEG .
- Dịch vụ số tích hợp quảng bá mặt đất (ISDB-T).

II. Mô phỏng hệ thống QPSK qua kênh AWGN


1. Sơ đồ khối hệ thống mô phỏng

2. Mô phỏng
Code mô phỏng
d=randi (1,1000);%chuoi nhi phan dau vao.
L=length(d);
SNR=15; %y so tin hieu tren tap am.
y=1;
N=5*10^6;%toc do du lieu.
Fc=10^7;%tan so song mang.
T=1/N;%thoi gian truyen bit.
25
t=0:T*L/(30*L-1):T*L;
%tao chuoi dk gom 1,-1,j va -j.
for x=1:2:L
if d(x)==0 && d(x+1)==0
dk((y-1)*60+1:y*60)=1;
y=y+1;
elseif d(x)==0 && d(x+1)==1
dk((y-1)*60+1:y*60)=j;
y=y+1;
elseif d(x)==1 && d(x+1)==1
dk((y-1)*60+1:y*60)=-1;
y=y+1;
elseif d(x)==1 &&d(x+1)==0
dk((y-1)*60+1:y*60)=-j;
y=y+1;
end
end

%tao tin hieu phat st voi pha cua tin hieu phat la pi/4.
st=dk*exp(j*pi/4);
st_awgn=awgn(st,SNR,'measured');%tin hieu qua kenh AWGN.
% Ve dang tin hieu ban dau
subplot(3,1,1)
stairs(d)
axis([0 100 -1.5 1.5])
title( 'Chuoi ban dau' )
subplot(3,1,2)
stairs(b)
axis([0 100 -0.5 1.5])
title( 'Chuoi phat' )
subplot(3,1,3)
plot(t,a)
title( 'Chuoi QPSK phat di' )
%Giai dieu che ban tin QPSK.
%tim pha cua tin hieu tai phia thu.
for x=1:60*L/2
if angle(st_awgn(x))<=pi/2 && angle(st_awgn(x))>0
phi(x)=pi/4;
elseif angle(st_awgn(x))<=pi && angle(st_awgn(x))>pi/2
phi(x)=3*pi/4;
elseif angle(st_awgn(x))<=0 && angle(st_awgn(x))>-pi/2
phi(x)= 7*pi/4;
elseif angle(st_awgn(x))<=-pi/2 && angle(st_awgn(x))>-pi
phi(x)=5*pi/4;
end

26
end

%tim lai vecto phat.


z=1;
for x=30:60:60*L/2
if phi(x)==pi/4
r((z-1)*30+1:z*30)=0;
r(z*30+1:z*30+30)=0;
z=z+2;
elseif phi(x)==3*pi/4
r((z-1)*30+1:z*30)=0;
r(z*30+1:z*30+30)=1;
z=z+2;
elseif phi(x)==5*pi/4
r((z-1)*30+1:z*30)=1;
r(z*30+1:z*30+30)=1;
z=z+2;
elseif phi(x)==7*pi/4
7
r((z-1)*30+1:z*30)=1;
r(z*30+1:z*30+30)=0;
z=z+2;
end
end

%ve bieu do chom sao QPSK.


h=scatterplot(st_awgn,1,0,'xb');
hold on
scatterplot(st,1,0,'or',h)
title('bieu do chom sao tin hieu QPSK')
%ve dang song tin hieu.
for x=1:30*L
sdc(x)=cos(2*pi*Fc*t(x)+ angle(st(x)));
sdc_awgn(x)=cos(2*pi*Fc*t(x)+angle(st_awgn(x)));
end
figure(2)
plot(t,sdc)
title('dang song tin hieu tai dau ra bo dieu che')
figure(3)
plot(t,sdc_awgn);
title('dang song tin hieu khi qua kenh awgn')
figure(4)
plot(t,r)
title('dang song tin hieu sau khi duoc khoi phuc')
%ve pho cua tin hieu.

27
%pho tin hieu dieu che.
f=(-30*L/2:30*L/2-1)/(30*L*(t(2)-t(1)));
pho_dc=fft(sdc,30*L);
pho_dc=fftshift(pho_dc);
figure(5)
plot(f,abs(pho_dc).^2/(30*L))
title('pho tin hieu sau dieu che')
%pho tin hieu khi qua kenh awgn.
pho_awgn=fft(sdc_awgn,30*L);
pho_awgn=fftshift(pho_awgn);
figure(6)
plot(f,abs(pho_awgn).^2/(30*L))
title('pho tin hieu qua kenh awgn')
%pho tin hieu khi khoi phuc tai phia thu.
pho_r=fft(r,30*L);
pho_r=fftshift(pho_r);
figure(7)
plot(f,abs(pho_r).^2/(30*L))
title('pho tin hieu khi duoc khoi phuc')
%ve duong cong xac xuat loi.
%tao chuoi bit ngau nhien QPSK.
Dk=randint(1,5*10^5,[0 3]);
Phi=2*pi*Dk/4 + pi/4;
sk=exp(j*Phi);
SNRdB=0:15;%dB
for k=1:length(SNRdB)
st=awgn(sk,SNRdB(k),'measured');
for c=1:length(Dk)
if angle(st(c))<=pi/2 && angle(st(c))>0
phi(c)=pi/4;
elseif angle(st(c))<=pi && angle(st(c))>pi/2
phi(c)=3*pi/4;
elseif angle(st(c))<=3*pi/2 && angle(st(c))>pi
phi(c)= 5*pi/4;
elseif angle(st(c))<=2*pi && angle(st(c))>3*pi/2
phi(c)=7*pi/4;
end
end
end

error=phi-phi;
%tim so symbol sai.
so_loi=length(find(error~=0));
BER(k)=so_loi/(5*10^5);

28
% BER theo ly thuyet truyen dan QPSK la:
BER_lt=erfc(sqrt(10.^(SNRdB./10)));
%ve do thi.
figure(8)
semilogy(SNRdB,BER,'*',SNRdB,BER_lt);
xlabel('SNR')
ylabel('BER')
legend('theo mo phong','theo ly thuyet')
title('duong cong bit loi QPSK')
grid

29

You might also like