HofstedeInsights (Đã Có Feedback)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nhóm: 6

Hofstede Insights

Philippines

1. Power Distance – Khoảng cách quyền lực

Với số điểm 94, Philippines là một xã hội có thứ bậc, mọi người chấp nhận trật
tự thứ bậc đó, mỗi người đều có một vị trí. Điều đó thể hiện các cá nhân trong
xã hội không bình đẳng, quyền lực được phân phối không công bằng. => đưa
ra quyết định công ty nên đi theo tổ chức, cấu trúc nào, cấu trúc thẳng
hàng, hay là cấu trúc tam giác. Mỗi nhóm nên cần có một leader (do họ
chấp nhận việc này, việc được dẫn dắt, chấp nhận quyền lực cao hơn)

Trong tổ chức, cấp dưới mong đợi được chỉ bảo những gì phải làm và người sếp
thường là một người chuyên quyền. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến
quá trình thông tin, vì nhân viên thường là người nhận thông tin không trực
tiếp.

2. Individualism – Chủ nghĩa cá nhân

Xu hướng này thể hiện mức độ phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong một
xã hội.

Với số điểm là 32, Philippines là một nước theo chủ nghĩa tập thể, cộng đồng có
xu hướng làm việc theo nhóm và duy trì nhóm lâu dài. Bên cạnh đó, các mối
quan hệ cũng bền chặt hơn, mọi người có trách nhiệm với nhau hơn. Do đó,
lòng trung thành trong xã hội này được xem là điều vô cùng quan trọng.
Trong xã hội theo chủ nghĩa tập thể, kẻ nào phạm tội tự cảm thấy xấu hổ vì có
cảm giác về bổn phận và trách nhiệm với tập thể. Nhân viên và người tuyển
dụng thường sẽ có mối liên hệ gia đình với nhau (bà con, họ hàng,….). Và các
quyết định bổ nhiệm và thăng chức có mối liên hệ tương quan giữa các thành
viên trong nhóm và quản lý của nhóm đó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải
lưu ý đến sự khác biệt các nhóm chủng tộc, các nền văn hóa và các kiểu nội
nhóm trong doanh nghiệp. => thay đổi về chính sách cụ thể nào: nhân sự,
marketing,…

3. Masculinity – Nam tính

Trên khía cạnh này cho thấy xã hội nam tính sẽ được thúc đẩy bằng sự cạnh
tranh, thành tích và thành công nhất định. Với sự thành công ở đây được xác lập
bởi người chiến thắng/ người giỏi nhất trong một lĩnh vực. Và nó đã hình thành
nên một hệ thống giá trị chuẩn mực đạo đức bắt đầu từ trường học và tiếp tục
trong suốt cuộc đời của tổ chức.

Với số điểm là 64, Philippines là một xã hội nam tính. Ở xã hội này, mọi người
“sống để làm việc”, các nhà lãnh đạo thường được mong đợi là người quyết
đoán, cứng rắn và tập trung vào thành công vật chất. Sự cạnh tranh, hiệu suất và
các xung đột thường được giải quyết bằng cách đấu tranh. Vì vậy các doanh
nghiệp cần chú ý đến sự cạnh tranh trong tổ chức. Cạnh tranh quá mức sẽ dẫn
đến sự cạnh tranh không lành mạnh, từ đó dẫn đến sự căng thẳng trong tổ chức,
tạo ra áp lực nặng nề lên nhân viên, làm việc tăng ca quá nhiều. Ngoài ra, khi áp
lực quá lớn sẽ khiến nhiều người giỏi rời bỏ tổ chức để tìm một môi trường tốt
hơn. Một khi cạnh tranh trở nên không lành mạnh, dẫn đến nhân viên vì lợi ích
cá nhân sẵn sàng hi sinh người khác, tạo ra nhiều mâu thuẫn trong tổ chức và
dần mất đi sự tin tưởng của nhân viên trong tổ chức. => cách để doanh nghiệp
kích thích sự cạnh tranh này mà không dẫn đến mâu thuẫn bùng nổ quá
mức.

4. Uncertainty avoidance – Mức độ e ngại rủi ro

Với số điểm là 44, Philippines là xã hội có xu hướng tránh né rủi ro thấp, thái
độ thoải mái hơn đối với những điều không theo chuẩn mực chung của tập thể
và xã hội. Trong xã hội có chỉ số này thấp thì mọi người tin rằng là những luật
lệ không cần thiết hoặc không rõ thì tốt nhất là nên bị bãi bỏ hoặc thay đổi. Lịch
trình sẽ linh hoạt hơn và mọi người không e ngại trước sự đổi mới. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần dung hòa các hành động và quan điểm khác biệt của các
nhân viên trong tập thể. => mức độ e ngại rủi ro thấp chứng tỏ họ coi các
việc làm ngoài chuẩn mực là có thể chấp nhận được, do đó, việc các nhân
viên không làm việc theo chuẩn mực, theo khuôn khổ đúng của công ty có
thể xảy ra => cần làm gì với vấn đề này để mọi người theo khuôn khổ hơn.

5. Long term orientation – Định hướng dài hạn

Mô tả mức độ liên hệ của một xã hội với truyền thống/ quá khứ trong khi giải
quyết các vấn đề tương lai. Chỉ số này càng cao, mức liên hệ càng thấp và xã
hội đó càng có xu hướng thực dụng.

Với số điểm là 27, Philippines là xã hội có định hướng dài hạn thấp tức chuẩn
mực hơn là thực dụng. Xã hội quy phạm, tôn trọng truyền thống, có thiên hướng
tập trung vào tương lai ngắn hạn hơn, có tính quy luật trong suy nghĩ. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần lưu ý về việc thay đổi quá nhanh, không tuân theo các
truyền thống và chuẩn mực xã hội sẵn có trong tổ chức.

6. Indulgence – Yếu tố tự do

Chiều hướng này được định nghĩa là mức độ mà mọi người cố gắng kiểm soát
ham muốn và xung đột của họ, dựa trên cách họ được nuôi dạy. Khả năng kiểm
soát tương đối yếu được gọi là “Indulgence” và kiểm soát tương đối mạnh được
gọi là “Restraint”.

Với số điểm là 42, Philippines có nền văn hóa kiểm soát tương đối mạnh mẽ.
Trong xã hội này, mọi người có xu hướng hoài nghi và bi quan. Ngoài ra, mọi
người không chú trọng nhiều vào thời gian giải trí và kiểm soát việc thỏa mãn
trong mong muốn của họ. Những người có định hướng này có nhận thức rằng
hành động của họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy việc tự thỏa
mãn có phần sai trái. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưu ý đến việc điều chỉnh
thời gian giải trí và làm việc trong tổ chức, hạn chế sự tự thỏa mãn quá mức
của nhân viên.
Power Distance
100

Indulgence Individualism
50

Long-term Orientation Masculinity

Uncertainty Avoidance

=> có thể làm thang 10 để chính xác hơn

You might also like