Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ 9 – HK2

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:


Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đv: nghìn
tấn)
Phân ngành 2000 2010
Tổng số 1169,0 2972,7
Đánh bắt 803,9 986,1
Nuôi trồng 365,1 1986,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê, 2012)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của
Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 và 2010 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây
là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Miền. C. Cột. D. Đường.
Câu 2: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng
bằng sông Cửu Long là:
A. Xây dựng hệ thống đê điều. B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ. D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 3: Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung
cả nước?
A. Tỉ lệ hộ nghèo B. Tuổi thọ trung bình
C. Tỉ lệ người lớn biết chữ D. Tỉ lệ dân số thành thị
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết vùng đồng
bằng sông Cửu Long không có khoáng sản nào sau đây?
B Đá vôi xi măng. C. Than bùn. D. Bôixit. A. Đá axit.
Câu 5: Điều kiện không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông
Cửu Long là:
A. Đất, rừng. B. Khí hậu, nước.
C. Biển và hải đảo. D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 6:Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước.
D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 7: Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. Gạo, hàng may mặc, nông sản.
C. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. Gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ
công.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết tháng lũ cao
nhất trên sông Mê Công ( Cửu Long ) vào tháng nào sau đây?
A. Tháng 8. B. Tháng 9. C. Tháng 10. D. Tháng 11.
Câu 9. Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau
B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng
C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang
Câu 10: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì:
A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác. B. Hơn 50% sản lượng.
C. Hơn 50% diện tích và sản lượng. D. Điều kiện tốt để canh tác.
Câu 11: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương
ứng là:
A. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2
C. 3 460km và khoảng 2 triệu km2 D. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2
Câu 12: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản
nước ta hiện nay là:
A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
Câu 13. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở vùng thềm lục địa phía Nam
của nước ta vào năm
A. 1966 B. 1976 C. 1986 D.
1996
Câu 14: Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.
Câu 15: Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở Đồng bằng sông Cửu Long không
thuận lợi cho việc:
A. Phát triển nghề nuôi cá, tôm nước ngọt.
B. Phát triển nghề khai thác, chế biến thủy sản.
C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ.
D. Phát triển giao thông vận tải đường thủy.
Câu 16: ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng
điểm lúa số một ở nước ta
A. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước
B. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kg
C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích
D. Chiếm trên 50% sản lượng láu cả nước
Câu 17: Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với đời sống nhân dân vùng
Đồng bằng sông Cửu Long :
A. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
B. Chắn sóng, cố định đất, mở rộng diện tích đồng bằng.
C. Là môi trường sống của các loài sinh vật.
D. Cung cấp gỗ củi, cây dược liệu và nguồn thực phẩm.
Câu 18: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là:
A. Dầu, khí B. Dầu, titan C. Khí, cát thủy tinh D. Cát thủy
tinh, muối
Câu 19: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển:
A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có. B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
C. Phòng chống ô nhiễm biển. D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.
Câu 20: Những đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp
các ngành kinh tế biển là:
A. Cô Tô, Cái Bầu, Thổ Chu B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
C. Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Hòn Khoai D. Các đảo trong vịnh Hạ Long
Câu 21:Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh:
A. Quảng Trị.       B. Kiên Giang. C. Quảng Ngãi.       D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 22: Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng bao nhiêu hải lí?
A. 212 hải lí tính từ giới hạn ngoài của lãnh hải B. 200 hải lí tính từ đường cơ
sở
C. 200 hải lí tính từ đường bờ biển D. 212 hải lí tính từ đường bờ
biển
Câu 23: Ý nghĩa của các đảo, quần đảo đối với an ninh quốc phòng của nước
ta là:
A. nguồn tài nguyên hải sản phong phú
B. nhiều phong cảnh đẹp cho phát triển du lịch.
C. cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.
D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long có những nhóm đất chính là
A. đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
B. đất phù sa ngọt, đất xám, đất mặn.
C. đất phèn, đất mặn, đất badan.
D. đất mặn, đất bạc màu, đất phèn.
Câu 25: Sự xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra mạnh
nhất vào thời gian
A. Từ tháng 3 đến tháng 8 B. Từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
C. Từ tháng 5 đến tháng 10 D. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 26: Khó khăn nhất cho sản xuất cây lương thực ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là :

A. Đất bị ngập úng quá sâu. B. Tình trạng bốc phèn.


C. Đất bị nhiễm mặn. D. 2/3 diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn.
Câu 27: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất
A. ôn đới. B. nhiệt đới.
C. cận nhiệt đới. D. cận xích đạo.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết vùng nào dưới đây có
nhiều vịnh cửa sông đổ ra biển nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hông. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 29: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử
dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.
C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
Câu 30: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lý và cải tạo tự
nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
A. xây dựng các hồ chứa nước ngọt là biện pháp thuỷ lợi quan trọng ở vùng.
B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô.
C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu 31: Dựa vào Atlat trang 28, tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản trong cơ cấu GDP ở Đồng bằng sông Cửu Long bao nhiêu phầm trăm?
A. 42,8% B. 43,8%
C . 44,8% D. 45,8%
Câu 32: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐB
sông Cửu Long. (Đơn vị: triệu tấn)
Năm 1995 2000 2002 2005
Vùng
Cả nước 1,58 2,25 2,64 3,43
Đồng bằng sông Cửu Long 0,82 1,17 1,36 1,84
Nhận định nào sau đây chưa chính xác về sản xuất thuỷ sản của Đồng bằng sông
Cửu Long ?
A. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục.
B. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn cả nước.
C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản cả nước.
D. Năm 2005, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng thấp nhất trong các năm.
Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh nào sau
đây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa ít nhất?
A. Đồng Tháp. B. An Giang. C. Kiên Giang. D. Cà Mau.
Câu 34: Cho bảng số liệu sau:Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của một số
vùng năm 2000 (%)
Loại đất Đồng bằng sông Đồng bằng sông Cửu Long
Hồng
Đất trồng cây hằng năm 84.2 75.0
Đất vườn tạp 5.8 3.9
Đất trồng cây lâu năm 2.5 13.4
Đất cỏ dùng cho chăn 0.2 0.0
nuôi
Đất có mặt nước nuôi 7.3 7.7
thủy sản
Để thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của một số vùng của nước ta năm
2000, Biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ đường
Câu 35: Côn Đảo thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Khánh Hòa B. Bình Thuận C. Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Kiên Giang
PHẦN TỰ LUẬN
Các em ôn trọng tâm vào các câu sau:
Câu 1: Việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý
nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long
Câu 4: So sánh sự giống và khác nhau giữa thế mạnh sản xuất lương thực thực
phẩm của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 6 : Vì sao nói “ Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển –
đảo”? Trình bày sự phát triển của ngành du lịch biển – đảo?
Câu 8: Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển
kinh tế của nước ta? Là học sinh, em cần làm gì để bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển – đảo của quê hương?

PHẦN THỰC HÀNH


1. Tính năng suất lúa : sản lượng (nghìn tấn): diện tích (nghìn ha) x10 (đv tạ/ha)
2. Tính mật độ dân số: Số dân: diện tích (đv: người/km2)
3. Tính bình quân lương thực : sản lượng (nghìn tấn) : số dân (nghìn người) x
1000 (đv kg/người)

CHÚC CÁC EM THI TỐT

You might also like