Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 2:

Mở màn bằng chiến lược cung cấp các sản phẩm chất lượng và giá
cao.
Những ngày đầu ở Việt Nam, Big C đưa ra chiến lược cạnh tranh bằng
chất lượng sản phẩm và dịch vụ- chiến lược đã thành công ở nhiều quốc
gia, áp dụng cho Việt Nam. Tuy nhiên chiến lược này đã không mang lại
hiệu quả do doanh nghiệp không tối thiểu hóa được chi phí và lợi nhuận
thấp.
+ Giá bán sản phẩm của Big C cao hơn đại lý bán lẻ ở Việt Nam nhưng
chất lượng tương đương nhau.
+ Không thương lượng giá với nhà cung cấp mà thương lượng chủ yếu
về chất lượng sản phẩm.
Vào những năm 1998 – 2000, khi Big C bắt đầu hoạt động tại Việt Nam
thì chấtlượng các mặt hàng nông sản này còn chưa cao, tính đồng nhất
trong sản phẩm hầunhư chưa có, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa
đảm bảo, trong khi đó đấy là những yếu tố “sống chết” đối với doanh
nghiệp. Do vậy, Big C với mong muốn tiếp cận với các sản phẩm có chất
lượng và với vị thế thương lượng chưa thực sự mạnh trên thị trường đành
phải chấp nhận các yêu cầu cao về mặt giá cả của nhà cung cấp.
+ Chi nhiều cho các hoạt động marketing, tiếp thị, hậu mãi.
Để được người tiêu dùng đón nhận, Big C cũng như hầu hết các doanh
nghiệp mới đặt chân vào thị trường mới nổi là Việt Nam đều lao vào các
hoạt động Marketing, tiếp thị, quảng cáo rầm rộ trên hầu hết các phương
tiện thông tin đại chúng. Big C không tiếc tay chi cho các đoạn quảng cáo
trên truyền hình ở các khung giờ vàng để tiếp cận được với nhiều nhất
người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời Big C cũng đầu tư mạnh tay vào
đội ngũ tiếp thị, giới thiệu và phát hành các tờ rơi quảng cáo.
+ Chưa tìm ra phương pháp cắt giảm chi phí hậu cần, kho bãi, bảo quản
và chi phí quản lý.
Mới bước vào thị trường Việt Nam, Big C còn chưa thực sự hiểu rõ thị
trường và các phương án để cắt giảm các chi phí liên quan đến hậu cần,
kho bãi, chi phí bảo quản và chi phí quản lý. Sự non yếu trong kinh
nghiệm cũng như thông tin về thị trường Việt Nam còn chưa nhiều thực
sự khiến Big C gặp rất nhiều khó khăn.
Tất cả các yếu tố trên khiến cho chi phí bình quân trên một mặt hàng
được bán tại Big C tăng lên, đồng nghĩa với việc khách hàng phải chi trả
nhiều thêm trong khi không có được các giá trị tăng thên như chính sách
hậu mãi ... cho nên sớm không được người tiêu dùng đón nhận. Đây là
một trong những thất bại đầu tiên và khiến Big C nhận ra được những sai
lầm trong chiến lược kinh doanh của mình tại Việt Nam và để từ đó dưa
ra những điều chỉnh phù hợp.
Chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp
Nhận ra được những sai lầm trong chiến lược kinh doanh của mình tại
ViệtNam,các nhà quản trị của Big C đã đưa ra những điều chỉnh mang
tính sống còn với doanh nghiệp. “ Big C với khẩu hiệu: “giá rẻ cho mọi
nhà”.
+ Tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ từ nhà cung cấp
+ Giảm tồn kho và chi phí cung ứng:
+ Cắt giảm chi phi trong quy trình thu mua và bảo quản hàng hóa.
+ Big C tạo ra nhãn hàng riêng ở hầu hết tất cả các ngành hàng.
+ Cắt giảm chi phí marketing, chi phí quản lý.
+ Liên tục mở các chương trình khuyến mãi, giá sốc, tri ân khách hàng.

You might also like