Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 145

Chương 1: Mở đầu

1.1 Giới thiệu về Autocad Mechanical


CAD là chữ viết tắt của Computer Aided Design - Vẽ thiết kế có sự trợ giúp
của máy tính. Phần mềm CAD đầu tiên là Sketchpad xuất hiện vào năm 1962
được viết bởi Ivan Sutherland thuộc trường kỹ thuật Massachusetts.
Sử dụng phần mềm CAD ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D - chức
năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D - chức năng Modeling), tính toán
kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEA - chức năng Analysis).
Các phần mềm CAD có ba đặc điểm nổi bật sau:
Chính xác
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh) Dễ dàng trao
đổi dữ liệu với các phần mềm khác
Phần mềm AutoCAD Mechanical là một trong ba phần mềm của hang Autodesk,
một hãng được đánh giá là hàng đầu trên thế giới ừong việc viết phần mềm CAD.
Bộ phần mềm này bao gồm:
AutoCAD để vẽ thiết kế hai chiều
- AutoCAD Mechanical để vẽ thiết kế hai chiều với thư viện các chi tiết máy hai
chiều
- Autodesk Inventor chuyên về vẽ thiết kế ba chiều, mô hình hóa ba chiều, mô
phỏng lắp ráp, mô phỏng động học, tính toán thiết kế các chi tiết máy... AutoCAD
Mechanical là phần mềm CAD được sử dụng để thiết kế cơ khí và vẽ kỹ thuật.
Ngoài các chức năng vẽ như trong AutoCAD, AutoCAD Mechanical còn có chức
năng mới như các chi tiết tiêu chuẩn thông minh, các tính năng kỹ thuật để có thể
tối ưu hóa bản thiết kế. AutoCAD Mechanical cung cấp các chi tiết cơ khí theo các
tiêu chuẩn như: DIN, ISO, ANSI, JIS, GOST. .
1.2 Khởi động Autocad Mechanical
Để khởi động Autocad có thể thực hiện bằng các cách sau :

 Double click vào biểu tượng AutoCAD Mechanical 2018 trên màn hình Desktop

 Click vào nút Start/All Programs/Autodesk/AutoCAD Mechanical 2018.


Click AutoCAD Mechanical 2018
Biểu tượng khởi động của AutoCAD Mechanical

1.3 Cấu trúc màn hình đồ họa của AutoCAD Mechanical2018


Sau khi khởi chạy AutoCAD Mechanical 2018 thì trên màn hình sẽ xuất hiện cửa
sổ thiết lập các thông số ban đầu cho môi trường làm việc.
• Get Started cho phép lựa chọn các tiêu chuẩn sẵn có hoặc tiêu chuẩn do người
dùng tạo ra trước đó
• Recent Documents cho phép nhanh chóng mở ra các bản vẽ được mở gần nhất

Dao diện chính của cửa sổ làm việc


1.4 Mở bản vẽ
Mở bản vẽ mới
• Từ thanh Quick Access click New
• Từ bàn phím Ctrl+N
• Từ Application menu

Mở bản vẽ có sẵn
• Từ Application menu
• Từ bàn phím Ctrl+O
• Từ thanh Quick Access click Open

1.5 Lưu bản vẽ


Lưu bản vẽ với tên mới: Khi mở một bản vẽ mới để vẽ, ta nên đặt tên ngay, bằng
cách:
Từ Application menu
Từ Menu bar
Từ Bàn phím
Từ Quick Access toolbar

Lưu bản vẽ đã có sẵn với một tên khác

Từ Application menu
Từ Menu bar
Từ Bàn phím
Từ Quick Access toolbar

1.6 Đóng flie AutoCAD Mechanical


Ta có thể thực hiện theo cách sau:
• Từ Application menu, chọn Close
• Từ Command line gõ Close
Trong trường hợp file đóng chưa được lưu thì AutoCAD Mechanical sẽ xuất
hiện hộp thoại thông báo yêu cầu người dùng xác nhận lại thông tin:
• Chọn Yes để lưu lại file
• Chọn No không lưu lại file
• Chọn Cancel hủy bỏ lệnh đóng file
1.7 Thoát khỏi AutoCAD Mechanical
Ta có thể thực hiện theo các cách sau:
• Từ Application menu chọn Exit

• Từ bàn phím nhấn Alt+X hoặc Alt+F4


• Từ Command line gõ chữ Quit hoặc Exit

• Cick vào nút ở góc bên phải

1.8 Lệnh Export (xuất bản vẽ sang định dạng khác)


Ta có thể thực hiện theo cách sau
• Từ Application menu chọn Export
Lệnh này cho phép xuất bản vẽ dưới các dạng khác nhau hỗ trợ cho việc trao đổi với
các phần mềm khác.

1.9 Lệnh Recover (phục hồi flie bị lỗi)


Từ Application menu chọn Drawing Utilities/Recover..
Khi thực hiện lệnh này xuất hiện hộp thoại Select file,chọn file cần phục hồi và nhấn
OK.

1.10 Các phím chọn thông dụng


Các phím chức năng thường sử dụng trong AutoCAD Mechanical 2014
gồm:

F1: Thực hiện lệnh Help


F2: Dùng để chuyển từ màn hình đồ hoạ sang màn hình văn bản hoặc ngược lại
F3 hoặc Crt + F: Tắt/mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Osnap)
F5 hoặc Crt + E: Khi Snap và Grid chọn là Isometric thì phím này sử dụng để
chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt trục đo khác
F6 hoặc Crt + D: Sử dụng để hiển thị động tọa độ của con chạy trên vùng đồ
hoạ (Dues)
F7 hoặc Crt + G: Sử dụng để mở (tắt) mạng lưới điểm (Grid)
F8 hoặc Crt + L: Mở/tắt Ortho, khi chế độ này được mở thì đường thẳng
luôn luôn là thẳng đứng hoặc nằm ngang
F9 hoặc Crt + B: Sử dụng để mở hoặc tắt chế độ Snap
F10 hoặc Crt + U:Tắt/mở Polar tracking (Polar)
F11 hoặc Crt + W:Tắt/mở Object Snap Tracking (Atrack)
F12: Tắt/mở Dynamic Input (Dyn)
Shift+nút phải của chuột: Danh sách các phương thức truy bắt chuột điềm, còn
gọi là Cursor menu hoặc Shortcut menu.
Enter, Spacebar :Kết thúc lệnh, kết thúc việc nhập dữ liệu hoặc lặp lại lệnh thực
hiện trước đó.
ESC: Huỷ bỏ một lệnh hoặc xử lý đang tiến hành
R (Redraw): Tẩy sạch một cách nhanh chóng những dấu cộng “+”
(Blipmode)
Up Arrow (mũi tên hướng lên): Gọi lại lệnh thực hiện trước đó tại hướng dòng
“Command” và kết hợp với Down Arrow (mũi tên hướng xuống)
Del: Thực hiện Erase
Ta có thể xem danh sách phím tắt bằng cách sử dụng lệnh Customize (nhập
lệnh CUI vào dòng command), trên hộp thoại Customize Use Interface ta
chọn trang Customize. Trên trang Customize, ta chọn Keyboard
Shortcut>Shortcut Keys. Khung Shortcuts bên phải hiển thị danh sách các phím
tắt.
Chương 3 Nhập tọa độ,truy bắt điểm và vẽ hình học cơ bản
Ưu điểm của phần mềm CAD là độ chính xác cao, do đó nó đòi hỏi cần phải có công
cụ để nhập chính xác khi vẽ. Trong chương này chúng ta tìm hiểu phương pháp
nhập tọa độ và phương thức truy bắt điểm trong AutoCAD Mechanical để vẽ các đối
tượng hình học đơn giản.

2.1 Các phương pháp nhập tọa độ điểm


Các lệnh vẽ nhắc chúng ta phải nhập tọa độ các điểm vào trong bản vẽ. Ví dụ khi ta
thực hiện lệnh Line xuất hiện các dòng nhắc
“Specify first point:”
“Specify next point or [Undo]: ”
.. .yêu cầu ta nhập tọa độ điểm đầu và điểm cuối vào bản vẽ. Trong bản vẽ 2 chiều
(2D) thì ta chỉ cần nhập hoành độ (X) và tung độ (Y)
Có 6 phương pháp nhập tọa độ một điểm vào trong bản vẽ
- Dùng phím chọn (Pick) của chuột
- Tọa độ tuyệt đối: Nhập tọa độ tuyệt đối X, Y của vị trí điểm theo gốc tọa độ 0(0,0).
(Hình 3.la)
- Tọa độ cực: Nhập tọa độ cực của điểm (D< a ) theo khoảng cách D từ điểm đang
xét đến gốc tọa độ 0(0,0) và góc nghiêng a so với đường chuẩn.
(Hình 3.1b)
- Tọa độ tương đối: Nhập tọa độ của điểm theo điểm cuối cùng nhất xác định trên
bản vẽ, tại dòng nhắc ta nhập @x, Y. Dấu @ (At sign) có nghĩa
là Last point (điểm cuối cùng nhất mà ta xác định trên bản vẽ)
- Tọa độ cực tương đối: Tại dòng nhắc ta nhập @D< a, với:
• D (Distance) là khoảng cách giữa điểm ta cần xác định và điểm
xác định cuối cùng nhất (last point) trên bản vẽ.
• Góc a là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối hai điểm
• Đường chuẩn là đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ tương đối và nằm theo chiều
dương của trục X
• Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ, góc âm là góc cùng chiều kim đồng
hồ.
- Nhập khoảng cách trực tiếp (Direct distance entry): Nhập khoảng cách tương đối
so với điểm cuối cùng nhất, định hướng bằng con trỏ chuột và nhấn Enter.
2.2 Vẽ lệnh line
Nét cơ bản nhất của các đối tượng là đoạn thẳng, Line. Đoạn thẳng có thể nằm
ngang, thẳng đứng hoặc nghiêng. Trong lệnh này ta chỉ cần nhập tọa độ các đỉnh và
đoạn thẳng sẽ nối các đỉnh này lại với nhau.
Gọi lệnh Line bằng các cách sau:
• Nhập từ Line hoặc L 
• Nhấn vào biểu tượng trong nhóm lệnh line

Sau khi gọi lệnh line phần mềm sẽ yêu cầu xác định điểm đầu và điểm kế tiếp cho
đến khi enter kết thúc lênh line.

Command: L 

Specify first point:


- Nhập tọa độ điểm đầu hoặc click một điểm tùy ý Specify next point or [Undo]’.
- Nhập tọa độ điểm kế tiếp để kết thúc lệnh Line nhấn Enter.
Các lựa chọn lệnh Line
Undo (U)
Để hủy bỏ một phân đoạn (segment) vừa vẽ tại dòng nhắc:
Specify next point or [Close/Undo]: Ta nhập U 
Close (C)
Để đóng một hình đa giác đang vẽ bằng lệnh line tại dòng nhắc:
Specify next point or [Close/Undo]: Ta nhập C 
• Lưu ý
1. Khi ta nhập điểm bằng tọa độ, phải Enter để xác nhận với AutoCAD
Mechanical.
2. Khi ta nhập điểm bằng click mouse trên màn hình, thì không sử dụng Enter
sau mỗi lần click.
• Nếu tại dòng nhắc “Specify first point: ” ta nhập Enter thì AutoCAD Mechanical sẽ
lấy điểm cuối cùng nhất ta xác định trên vùng đồ họa làm điểm đầu tiên của đoạn
thẳng. Nếu trước đó ta vừa vẽ cung tròn thì đoạn thẳng sắp vẽ tiếp xúc với cung
tròn này.
Ví dụ 01: Dùng phương pháp nhập tọa độ để vẽ tam giác sau

Command: LINE 
- Specify first point: dùng chuột trái
chọn một điểm trên màn hình (điểm A)
- Specify next point: nhập 50,click Tap và nhập 0
để chọn điểm B

- Specify next point: nhập 43,3 click Tap nhập


150 (điểm C)
- Specify next point: nhập 25 click Tap nhập 240
(trở về điểm A)
- Specify next point:  (kết thúc lệnh)
Ví dụ 02: Dùng các phương pháp vẽ hình chữ nhật có kích thước 50x30
1. Dùng tọa độ tuyệt đối Command:
LINE 
2. Specify first point: 100 ,100
Specify next point or [Undo]
150,100 
Specify next point or [Undo]: 150,130 
Specify next point or [Close/Undo]:
100,130 
Specify next point or [Close/Undo]: c 

2. Dùng tọa độ tương đối Command: LINE


Specify first point: Chọn P1 bất kì
Specify next point or [Undo]: 50 Tab 0 
Specify next point or [Undo]: 0 Tab 30
Specify next point or [Close/Undo]: 30 Tab 0
Specify next point or [Close/Undo]: C 

3. Dùng tọa độ cực tương đối


Command: LINE 
Specify first point: Chon P1 bất kì
Specify next point or [Undo]: 50 Tab 0
Specify next point or [Undo]: 30 Tab 90
Specify next point or [Close/Undo]: 50 Tab
Specify next point or [Close/Undo]: C 

2.3 Lệnh vẽ đường tròn-Lệnh Circle


Gọi lệnh đường tròn bằng các cách sau:
• Gõ Circle 
• Click vào lệnh trong nhóm lệnh Circle
a. Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính R
Mặc định khi gọi lệnh bằng dòng
Command, chương trình sẽ cung cấp
cho ta cách vẽ đường tròn có tâm và bán
kính. Đây cũng là phương pháp cơ bản
và thường sử dụng nhất của lệnh vẽ
đường tròn.

Command: C 
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan
radius)]'.
- Xác định tọa độ tâm
Specify radius of circle or [Diameter] <30.0000>:
- Nhập giá trị bán kính
Ngoài ra AutoCAD Mechanical còn cung cấp cho chúng
ta 5 hình thức khác
để xác định hình tròn với 5 tùy chọn sau:

_Center, Diameter: vẽ đường tròn biết tâm và đường kính


_2 points: vẽ đường tròn qua hai điểm
_3 points: vẽ đường tròn qua ba điểm
_Tan, Tan, Radius: vẽ đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng,
với bán kính R
_Tan, Tan, Tan: vẽ đường tròn tiếp xúc 3 đối tượng

b. Vẽ đường tròn biết tâm và đtròng kính D


Command: C 
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]:
- Xác định tọa độ tâm

Specify radius of circle or [Diameter] <30.0000>: D 


- Nhập D (chuyển sang chế độ vẽ qua đường kính)
Specify diameter of circle <60.0000>:
Nhập giá trị đường kính
c. Đường tròn đi qua 2 điểm
Command: C
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan
tan radius)]'. 2P 
- Nhập 2P (chuyển sang chế độ vẽ qua 2 điểm)
Specify first end point of circle's diameter
- Xác định điểm thứ 1 trên đường kính
Specify second end point of circle's diameter.
- Xác định điểm thứ 2 trên đường kính

d. Đường tròn đi qua 3 điểm


Command: C 
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan
tan radius)]: 3P 
- Nhập 3P (chuyển sang chế độ vẽ qua 3 điểm)
Specify first point on circle:
- Xác định điểm thứ 1 đường tròn đi qua
Specify second point on circle:
- Xác định điểm thứ 2 đường tròn đi qua
Specify third point on circle :
- Xác định điểm thứ 3 đường tròn đi qua

e. Đường tròn tiếp xúc với hai đối tượng và


có bán kính R
Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan
tan radius)]’. TTR 

- Nhập TTR (chuyển sang chế độ vẽ qua 2 đối


tượng tiếp xúc và bán kính R)
Specify point on object for first tangent of circle:
- Chọn đối tượng tiếp xúc thứ nhất
Specify point on object for second tangent of
circle
- Chọn đối tượng tiếp xúc thứ hai
Specify radius of circle <>:
- Nhập giá trị bán kính.
f. Đường tròn tiếp xúc với ba đối tượng
Gọi lệnh:
- Cách 1: Menu/ Draw/ Circle/Tan, tan, tan.
- Cách 2 : Ribbon => chọn công cụ vẽ đường
tròn trên panel Draw

Specify point on object for first tangent of circle:


Chọn đối tượng tiếp xúc thứ nhất
Specify point on object for second tangent of
circle:
Chọn đối tượng tiếp xúc thứ hai
Specify point on object for third tangent of circle:
Chọn đối tượng tiếp xúc thứ 3
3.4 Công cụ bắt điểm trong AutoCAD Mechanical-OSNAP
a. Chế độ truy bắt điểm thường trú: tự động bắt chính xác vị trí các điểm dựa
trên các đối tượng đã có thông qua các phương thức truy bắt điểm được chọn.
Khi cần truy bắt vị trí điểm của các đối tượng một cách thường xuyên, ta nên sử
dụng truy bắt điểm thường trú, vì gọi lệnh chỉ một lần.
Click phải chuột lên icon OSNAP để tắt hoặc mở chức năng truy bắt điểm
Click phải chuột lên icon OSNAP để chọn các truy bắt điểm thường dung.
ENDpoint: Điểm cuối
MIDpoint: Điểm giữa
CENter: Điểm tâm
INTersection: Điểm Giao
QUAdrant: Điểm phần tư đường tròn
PERpendicular: Điểm vuông góc
TANgent: Điểm tiếp xúc
Chú ý: Để chọn nhiều phương thức truy bắt điểm thường trú cùng một lượt,
ta nên thực hiện theo cách như sau: Nhập vào từ bàn phím lệnh OSNAP hoặc
Click phải chuột lên icon OSNAP chọn Setting..., lúc này AutoCAD
Mechanical sẽ xuất hiện hộp thoại Drafting Settings cho phép ta khai báo các
phương thức truy bắt thường trú.

b. Chế độ truy bắt điểm Tạm trú: chỉ có tác dụng truy bắt vị trí điểm trong một lần
gọi lệnh
Cách 1: Dùng tổ hợp phím SHIFT + Right Click để xuất hiện Sub – menu truy bắt
điểm.
Một số phương pháp truy bắt điểm thường dùng khi sử dụng phương pháp truy bắt
điểm tạm trú này
- Referfrom: truy bắt có tọa độ tương đối so với điểm được chọn.
- Mid of 2 Points: truy bắt có tọa độ nằm giữa 2 điểm được chọn.
- Tangent: truy bắt điểm tiếp xúc.
- Rectangle center: trọng tâm hình chữ nhật.
- Nearest: gần nhất
Cách 2: Chọn trên thanh công cụ Object Snap
Tại dòng nhắc lệnh yêu cầu chỉ định điểm (Specify a point), ta chọn phương
thức truy bắt điểm bằng cách click chọn vào biểu tượng truy bắt điểm tương
ứng trên thanh công cụ Object Snap.
3.5. Quan sát nhanh trong bản vẽ bằng con lăn chuột (Lệnh Zoom và
Pan)

Chúng ta có thể sử dụng con lăn chuột để phóng to, thu nhỏ hoặc di chuyển màn
hình quan sát. Tương ứng với lăn lên là phóng to, lăn xuống là thu nhỏ, nhấn-giữ-
di chuyển chuột là di chuyển màn hình quan sát và nhấp đúp con lăn chuột là quan
sát đầy màn hình (tất cả các đối tượng đã vẽ sẽ hiện lên màn hình).
3.6. Xóa nhanh một đối tượng bằng phím Delete (Lệnh Erase)
Để xóa nhanh một đối tượng ta có thể thực hiện bằng cách dùng chuột chọn đối
tượng (pick box) và nhấn phím Delete.
Gọi lệnh Undo bằng các cách sau:
a. Hủy bỏ lênh đã thưc hiên - Lênh Undo
Gọi lệnh undo bằng các cách sau:
Click vào lênh trên Quick Access

Gõ lệnh U 
Sau khi gọi lệnh AutoCAD Mechanical sẽ thực hiện ngay việc phục hồi lại lệnh trước
đó.

b. Phục hồi lệnh Undo - Lệnh Redo.


Gọi lệnh Redo bằng những cách sau:
Click vào lệnh trên Quick Access

Gõ lệnh Redo 
Sau khi gọi lệnh AutoCAD Mechanical sẽ thực hiện ngay việc phục hồi lại lệnh Undo.

3.7. Bài tập áp dụng


Sử dụng lệnh Line, Circle, kết hợp với các phương thức truy bắt điểm vẽ các hình
sau (không ghi kích thước và ký hiệu dấu tâm)
CHƯƠNG 4 CÁC LỆNH VẼ HÌNH HỌC TRONG AUTOCAD MECHANICAL
Trong chương này chúng ta tìm hiểu các đối tượng mà AutoCAD Mechanical có thể vẽ
và cách thức dùng cách lệnh vẽ trong AutoCAD Mechanical để thực hiện việc vẽ một
số đối tượng
Trước khi vẽ các đối tượng hình học, chúng ta tìm hiểu những đối tượng này như thế
nào trong AutoCAD Mechanical.

4.1. Các đối tượng vẽ 2D của AutoCAD Mechanical


Thành phần cơ bản nhất (nhỏ nhất) trong bản vẽ AutoCAD Mechanical được gọi là
đối tượng (object hoặc entity), ví dụ một đối tượng có thể là đoạn thẳng (line), cung
tròn (arc)... vẽ hình nhật bằng lệnh Line gồm bốn đối tượng.
Các lệnh vẽ (Draw Commands) tạo nên các đối tượng. Thông thường tên lệnh vẽ
trùng tên với đối tượng mà nó tạo nên (tiếng Anh). Trong AutoCAD Mechanical các
đối tượng được tạo có thể là các đối tượng sau:
- Các đối tượng đơn bao gồm: point (điểm), line, arc, circle.
- Các đối tượng phức là 1 hình gồm có: Ellipse (đường elip), Polygon (đa giác đều),
Pline (đa tuyến), Donut (hình vành khăn), Spline, Xline, Mline,
... Các đối tượng phức được cấu tạo từ một hoặc nhiều phân đoạn (segment) và liên
kết chúng thành một đối tượng duy nhất. Phân đoạn trong đối tượng phức có thể là
đoạn thẳng hoặc cung tròn.
- Các chi tiết tiêu chuẩn (standard part): Ngoài việc tạo các chi tiết bất kỳ, trong
AutoCAD Mechanical ta còn có thể tạo các chi tiết tiêu chuẩn thông minh theo tham
số như: chi tiết trục, bánh răng, bánh đai, bánh xích, bulông, vít, đai ốc, vòng đệm,
chốt, đinh tán, vòng chặn, phớt chắn đầu, ổ lăn, các thép định hình tiêu chuẩn...

4.2. Vẽ cung tròn - Lệnh Arc


- Gọi lệnh vẽ cung tròn bằng các cách sau
• Gõ lệnh Arc hoặc A 
• Click vào biểu tượng trên nhóm lệnh Draw

Mặc định khi gọi lệnh bằng dòng Command,


chương trình sẽ cung cấp cách vẽ cung tròn
đi qua 3 điểm.
Command: A 
Specify start point of arc or [Center]:
- Nhập tọa độ điếm bắt đầu cung tròn (điểm 1)
Specify second point of arc or [Center/End]:
- Nhập tọa độ điểm thứ 2 mà cung tròn đi qua
(điểm 2)
Specify end point of arc:
- Nhập tọa độ điểm kết thúc cung tròn(điểm 3)
Ngoài ra AutoCAD Mechanical còn cung cấp cho
chúng ta
nhiều hình thức khác để xác định cung tròn
bàng các cách gọi lệnh như sau:
Chúng ta có các vẽ cung tròn sau.
_Cung tròn có Điểm bắt đầu, Tâm và Điểm kết thúc
_Cung tròn có Điểm bắt đầu,Tâm và Góc ở tâm
_Cung tròn có Điểm bắt đầu, Tâm và Chiều dài dây cung
_Cung tròn có Điểm bắt đầu, . Điểm kết thúc và Góc
_Cung tròn có Điểm bắt đầu, Điểm kết thúc và Hướng tiếp
tuyến của cung tại điểm bắt đầu
_Cung tròn có Điểm bắt đầu, Điểm kết thúc và Bán kính R
_Cung tròn có Tâm, Điểm bắt đầu và Điểm kết thúc
_Cung tròn có Tâm, Điểm bắt đầu và Góc ở tâm
_Cung tròn có Tâm, Điểm bắt đầu và Chiều dài dây cung
_Cung tròn nối tiếp với đoạn thẳng hoặc cung tròn trước đó

Lưu ý: để vẽ cung tròn ta cần thực hiện theo các bước sau
1. Xác định điều kiện cung tròn cần vẽ
2. Gọi một lệnh vẽ cung tròn phù hợp
3. Thực hiện theo đúng trình tự theo yêu cầu của lệnh

Ví dụ 1: Để vẽ cung tròn có Điểm bắt đầu, Tâm và Điểm kết thúc ta thực
hiện như sau:
Gọi lệnh:
_Cách 1: Menu bar/ Draw / Arc/Start, End, Radius
_Ribbon => Chọn công cụ vẽ cung tròn trên panel Draw

Specify start point of arc or [Center]:


Nhập tọa độ điểm bắt đầu cung tròn (điểm 1)
Specify end point of arc:
Nhập tọa độ điểm kết thúc cung tròn (điểm 2)
Specify radius of arc:
Nhập bán kính R
4.3. Vẽ hình Ellipse và cung Ellipse - Lệnh Ellipse
Gọi lệnh vẽ hình Ellipse bằng các cách sau:
• Gõ lệnh Ellipse hoặc EL 
• Click vào biểu tượng trong nhóm lệnh Draw

Mặc định khi gọi lệnh bằng dòng Command,


chương trình sẽ cung cấp cho ta cách vẽ
Ellipse qua tọa độ một trục và khoảng cách
nữa trục còn lại

Command: EL 
Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]:
Nhập tọa độ điểm thứ nhất của trục 1 (điểm 1)
Specify other endpoint of axis:
Nhập tọa độ điểm thứ hai của trục 2 (điểm 2)
Specify distance to other axis or [Rotation]'.
Chọn điểm thứ ba làm khoảng cách nửa trục còn lại
hoặc có thể nhập khoảng cách trực tiếp (điểm 3).

Các lựa chọn lệnh Ellipse


Arc (A)
Tùy chọn Arc trong lệnh Ellipse cho phép ta vẽ cung Elippse. Cung Ellipse sẽ được vẽ
theo chiều dương tương tự lệnh Arc. Đầu tiên, ta định dạng Ellipse, sau đó định điểm
đầu và điểm cuối của cung.
Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: A 
Specify axis endpoint of elliptical arc or [Center]:
Nhập tọa độ điểm thứ nhất của trục 1
Specify other endpoint of axis:
Nhập tọa độ điểm thứ hai của trục 2
Specify distance to other axis or [Rotation]:
Chọn điểm thứ ba làm khoảng cách nửa trục còn lại hoặc có thế nhập khoảng cách
trực tiếp
Specify start angle or [Parameter]:
Nhập góc giữa trục ta vừa định với đường thẳng từ tâm đến điểm đầu cung.
Center (C)
Tùy chọn này cho phép vẽ Ellipse qua tâm và khoảng cách các trục
Specify axis endpoint of ellipse or [Arc/Center]: c 
Specify center of ellipse: Chọn điểm làm tâm của Ellipse
Specify endpoint of axis: Nhập tọa độ điểm thứ nhất của trục 1
Specify distance to other axis or [Rotation]: Chọn điểm thứ hai làm khoảng cách nửa
trục còn lại hoặc có thể nhập khoảng cách trực tiếp.
Specify first corner point or
[Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]: F 
Specify fillet radius for rectangles <10.000>: Nhập bán kính R cần bo tròn enter
Rotation (R)
Dùng để xác định nửa khoảng cách trục còn lại theo góc
Specify rotation around major axis: Nhập góc so với trục thứ nhất

4.4. Vẽ hình chữ nhật - Lệnh Rectang


Dùng để vẽ hình chữ nhật. Đặc điểm lệnh Rectang là 4 đoạn thẳng tạo nên
hình chữ nhật là 1 đối tượng duy nhất
Gọi lệnh vẽ hình chữ nhật bằng các cách sau:
• Gõ lệnh Rectang hoặc Rec 
• Click vào biểu tượng

Sau khi gọi lệnh Rectang, chương


trình yêu cầu ta xác định tọa độ gốc
thứ nhất (điểm 1) và sau đó là tọa
độ góc đối diện (điểm 2)

Command: REC 
Specify first corner point or
[conRner/Base/Heỉght/Center/chaMfer/
Fillet/centerLine/ Dialog]:
Nhập tọa độ góc thứ nhất hoặc click
một điểm tùy ý (điểm 1)
Specify other corner point or
[Area/Rotation]:
Nhập tọa độ góc đối diện (điểm 2)
Các lựa chọn lệnh Rectang ChaMfer (M)
Vẽ hình chữ nhật có vát mét ở 4 đỉnh
Specify corner point or conRner/Base/Heỉght/Center/chaMfer/Fillet/
centerLine/Dialog]: M 
Enter option [use Existing/Setup] < use Existing>: .$> 
=> Xuất hiện hộp thoại chamfer cho phép nhập khoảng cách vát
Fillet (F)
Vẽ hình chữ nhật cho phép bo tròn ở 4 đỉnh
Specify first corner point or [conRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/
centerLine/Dialog]: F 
Enter option [use Existing/Setup] < use Existing>: s 
=> Xuất hiện hộp thoại fillet cho phép nhập bản kỉnh R cần bo cung
Ngoài ra AutoCAD Mechanical còn cung cấp cho chúng ta nhiều hình thức khác để
xác định hình chữ nhật bằng các cách gọi lệnh như sau:

Cách 1: Từ dòng command với lựa chọn Dialog


Specify first corner point or[conRner/Base/Height/Center/chaMfer/Fillet/
center Line/ Dialog]: Nhập D 
=> Xuất hiện hộp thoại Rectangles
Cách 2: Ribbon => Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật trên panel Draw/
Chọn More rectang
=> Xuất hiện hộp thoại Rectangles
Trong hộp thoại Rectangles cung cấp cho ta 13 cách thức khác nhau để vẽ
hình chữ nhật và 7 cách thức khác nhau để vẽ hình vuông
4.5. Vẽ đa tuyến - Lệnh Polyline
Dùng để vẽ đa tuyến. Lệnh này tương tự như lệnh Line, tuy nhiên Pline có nhiều
chức năng hơn. Lệnh Pline có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Lệnh Pline tạo các đối tượng có chiều rộng Width, còn Line thì không.
- Các phân đoạn Pline liên kết thành đối tượng duy nhất, còn Line các phân đoạn
là các đối tượng đơn.
- Lệnh Pline tạo nên các phân đoạn và các đoạn thẳng hoặc cung tròn Arc. Nên
Pline vừa có thể vẽ các phân đoạn là đoạn thẳng và vừa có thể vẽ các phân đoạn
cung tròn, là sự kết họp giữa lệnh Line và Arc
Gọi lệnh bằng các cánh sau:
• Menu bar/Draw/Polyline

• Gõ lệnh Polyline hoặc PL 


Sau khi gọi lệnh Polyline, chương
trình yêu cầu ta xác định điểm đầu
và các điểm kế tiếp cho đến khi ta
Enter để kết thúc lệnh Polyline

Command: PL 
Specify start point:
Nhập tọa độ điểm đầu hoặc click một điểm tùy ý
Current line-width is 0.0000
Specify next point or [Arc/Half width/Length/Undo/Width]:
Nhập tọa độ điểm kế tiếp
Để kết thúc lệnh Polyline nhấn Enter.
Các lựa chọn lệnh Polyline:

Arc (A)
Chuyển sang chế độ vẽ cung
Specify next point or [Arc/Halfwidth/Length/Undo/Width]: A J Line (L)
Chuyển sang chế độ vẽ đường thẳng
Specify endpoint of arc or [Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/
Radius/Second pt/Undo/Width]: L 
Width (W)
Vẽ nét có bề rộng
Specify next point or [Arc/Half width/Length/Undo/Width]: w 

Ví dụ 01: Dùng lệnh Polyline để vẽ hình sau:

Command: PL 
Specify start point:
Click một điểm tùy ý chọn làm điềm bắt đầu (điểm A)
Current line-width is 0.0000 Specify next point or [Arc/Half width/Length/Undo/Width]:
64 Tab 0 (điểm B)
Specify next point or [Arc/CLose/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
A  (vẽ cung)
Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Secondpt/Undo/Width]:
A  (vẽ cung theo góc ở tâm)
Specify included angle: 90 
Specify endpoint of arc or [CEnter/Radius]:
32 Tab -32  (điểm C)
Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]:L 
(vẽ đường thẳng)
Specify next point or [Arc/CLose/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
0 Tab -40  (điểm D)
Specify next point or [Arc/CLose/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
-64 Tab 0  (điểm E)
Specify next point or [Arc/CLose/Half width/Length/Undo/Width]:
A  (vẽ cung)
Specify endpoint of arc or
[Angle/CEnter/CLose/Direction/Halfwidth/Line/Radius/Second pt/Undo/Width]:
CE  (vẽ cung theo tọa độ tâm)
Specify center point of arc: -32 Tab 0  (tâm cung EF)
Specify endpoint of arc or [CEnter/Radius]: 0 Tab 32  (điểm F)
Specify next point or [Arc/CLose/Halfwidth/Length/Undo/Width]:
C  (kết thúc lệnh và đóng polyline)
4.6. Vẽ đường cong - Lệnh Spline
Dùng để vẽ đường cong đa tuyến (đường cong bật cao) hoặc đường có biên dạng
bất kỳ. Gọi lệnh Spline bằng các cách sau:
• Menu bar/Draw/Spline

• Gõ lệnh Spline hoặc SPL 


Sau khi gọi lệnh Spline, chương
trình yêu cầu ta xác định điểm đầu
và các điểm kế tiếp cho đến khi ta
Enter để kết thúc lệnh Spline

Command: SPL 
Specify first point or [Method/Knots/Object]:
- Nhập tọa độ điểm bắt đầu hoặc click một điểm tùy ý
Specify next point [start Tangency/toLerence]:
- Nhập tọa độ điểm kế tiếp
Specify next point [start Tangency/toLerence/Undo/Close]:
- Nhập tọa độ điểm kế tiếp hoặc Enter để kết thúc lệnh.
4.7. Vẽ đa giác đều - Lệnh Polygon
Polygon là một đa giác đều có thể nội hoặc ngoại tiếp với đường tròn cùng tâm,
AutoCAD Mechanical có thể tạo một Polygon có tối thiếu là 3 cạnh và tối đa là 1024
cạnh.
Gọi lệnh bằng cách sau:
• Menu bar/Draw/Polygon

• Gõ lệnh Polygon hoặc POL 

Sau khi gọi lệnh Polygon, chương trình


yêu cầu chọn tâm và bán kính đường
tròn, đây là môt đường tròn ảo làm ca
sở để xác định Polygon.

Mechanical AutoCAD cung cấp cho chúng ta 3 hình thức xác định Polygon:
nội tiếp đường tròn (Inscribed in Circle), ngoại tiếp đường tròn (Circumscribe
about Circle) và xác định theo cạnh Polygon bằng 2 điểm (Edge).
Command: POL 
Enter number of sides <>:
- Nhập số cạnh của đa giác
Specify center of polygon or [Edge]:
Nhập tọa độ tâm Polygon (tâm đường tròn)
Enter an option [Inscribed in circle/circwnscribed about circle] <c>:
- Nhập I nếu đa giác nội tiếp (bán kính R cho từ tâm ra đến đỉnh đa
giác)
- Nhập C nếu đa giác ngoại tiếp (bán kính R cho từ tâm ra đến trung điếm cạnh)
Specify radius of circle:
- Nhập bán kính vòng tròn ảo
Lựa chọn Edge lệnh Polygon: dùng để vẽ polygon với cạnh được xác định bởi 2 điếm.

Command: POL 
Enter number of sides <>: 5
Nhập so cạnh của da giác :
Specify center of polygon or [Edge]'. E 
Chuyển sang chế độ vẽ theo chiều dài cạnh
Specify first endpoint of edge:
Chọn điềm 1 bất kỳ.
Nhập tọa độ điểm thứ nhất của cạnh
Specify second endpoint of edge: 60 Tab 0 
Nhập tọa độ điểm thứ hai của cạnh

4.8. Chia đối tượng thành nhiều đoạn bằng nhau - Lệnh Devide
Dùng để chia các đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn... thành nhiều đoạn bằng nhau.
Tại vị trí các điểm chia, AutoCAD Mechanical sẽ vẽ các điểm và các điểm này có thể
truy bắt bằng lựa chọn Node trong phương thức truy bắt điểm (OSNAP)
Gọi lệnh Divide bằng các cách sau:
• Menu bar/Draw/Multiple Points/Divide

• Gõ lệnh Divide hoặc DIV 

Sau khi gọi lệnh


Devide, chương trình yêu cầu ta
chọn đổi tượng (đối tượng này có
thể là đoạn thẳng, cung tròn, đường
tròn, spline, polyline, ellipse...) và
sau đó là nhập số phân đoạn cần
chia.

Command: DIV 
Select object to divide:
- Chọn đối tượng cần chia
Enter the number of segments or [Block]:
- Nhập số phân đoạn cần chia (sau khi nhập số phân đoạn cần chia, AutoCAD
Mechanical sẽ thực hiện ngay việc chia đối tượng).
4.9. Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau cho trước -Lệnh Measure
Dùng để chia các đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn... thành các đoạn bằng nhau
với kích thước xác định cho trước. Tại vị trí các điểm chia, AutoCAD Mechanical sẽ
vẽ các điểm và các điểm này có thể truy bắt bàng lựa chọn Node trong phương thức
truy bắt điểm (OSNAP).
Gọi lệnh Measure bằng các cách sau:
• Menu bar/Draw/Multiple Points/Measure

• Gõ lệnh Measure hoặc ME 

Sau khi gọi lệnh Measure, chương


trình yêu cầu ta chọn đối tượng (đối
tượng này có thể là đoạn thẳng,
cung tròn, đường tròn, spline,
polyline, ellipse...) và sau đó là
nhập chiều dài mỗi đoạn.

Command: ME 
Select object to measure:
- Chọn đối tượng cần chia
Specify length of segments or [Block]:
- Nhập số chiều dài mỗi đoạn (sau khi nhập chiều dài mỗi đoạn, AutoCAD Mechanical
sẽ thực hiện ngay việc chia đối tượng)

4.10. Bài tập áp dụng


Sử dụng lệnh vẽ trong AutoCAD Mechanical, kết hợp với các phương thức truy bắt
điểm vẽ các hình sau (không ghi kích thước và ký hiệu dấu tâm)
CHƯƠNG 5: DỰNG HÌNH, VẼ CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG
AUTOCAD MECHANICAL
Các lệnh vẽ đã học trong bài trước cho phép ta vẽ các đối tượng hình học và những
đối tượng này thường có dạng đường nét (linetype) và bề dày nét (lineweight) theo
mặc định của chương trình, thường là nét mảnh (0.18mm) và là đường liên tục
(continuous). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu các đối tượng đặc biệt mà
AutoCAD Mechanical có thể tạo ra được như đường zigzag, đường tâm... đây cũng
là một điểm khác của AutoCAD Mechanical so với AutoCAD đơn thuần

5.1. Các lệnh vẽ đường tâm


Trong AutoCAD Mechanical ta có thể tạo tự động các đường tâm. Các đặc điểm
đường tâm bao gồm tất cả các lệnh liên quan đến đường tâm, đường đối xứng và
trục xoay. Khi đường tâm được tạo, chúng được tự động gán màu và sẽ có dạng
đường nét là nét chấm gạch (nằm trên lớp AM_7).
a. Vẽ đường tâm - Lệnh Center Line
Gọi lệnh theo các cách sau:
• Menu bar/Centerlines/Centerline

• Gõ lệnh Amcenterline hoặc AMC 

b. Sử dụng lệnh Center Line để vẽ đoạn thẳng có dạng đường tâm


Lệnh Center Line tự động cung cấp cho ta một đường thẳng có nét chấm gạch và
hai đoạn thẳng ngắn (Overshoot Length) nằm ngoài điểm chọn.
Command:. AMCentline 
Specify centerline starting point <Dialog box>:
- Chọn tọa độ điểm đầu của đường center line (điểm 1)
Specify centerline endpoint:
- Chọn tọa độ điểm cuối của đường center line (điểm 2)
Lựa chọn Dialog box: dùng để gọi hộp thoại Centerlines, cho phép lựa chọn các
hình thức khác để dựng đường tâm Command: AMCentline

Specify centerline starting point <Dialog box>:


=> Xuất hiện hộp thoại Centerlines
Ngoài ra có thể chọn trực tiếp các tùy chọn trong lệnh centerline trên menubar
c. Vẽ đường tâm giao - Lệnh Centerline Cross
Sử dụng lệnh Centerline Cross để vẽ hai đoạn thẳng vuông góc và giao nhau có dạng
đường tâm (đường tâm giao).
Gọi lện Centerline Cross bằng các cách sau:
• Menubar/Draw/Centerlines/Centerline Cross

• Gõ lệnh AMCencross
Lệnh Centerline Cross tự động cung cấp cho ta hai đường thẳng vuông góc nhau có
nét chấm gạch và các đoạn thẳng ngắn (Overshoot Length) nằm ngoài điểm chọn.
Command: AMCencross
Specify center point < Dialog box>:
- Chọn tọa độ hình tron (giao điểm 2 đường tâm) (điểm 1)
Specify diameter <0.000>:
- Nhập đường kính hoặc truy bắt điểm bán kính (điểm 2)
• Hộp thoại Centerlines
Hộp thoại Centerlines ngoài việc cung cấp cho ta cách vẽ các đường tâm, hộp
thoại này còn cho phép gọi lệnh vẽ các đường ứòn đồng tâm theo nhiều hình
thức khác nhau
Cách 1: Menu bar/ Draw / Centerlines/...
Cách 2: Từ dòng command với lựa chọn Dialog
Specify centerline starting point < Dialog box>: 
=> Xuất hiện hộp thoại Centerlines
Ví dụ : Vẽ đường tâm giao và các đường tròn trên nằm cách đều quanh
tâm:
Command: AMCentline
Specify centerline starting point <Dialog box>: 
=> Xuất hiện hộp thoại Centerlines
Specify center point <Dialog box>:
- Chọn tâm hình tròn
Specify diameter(s) or point on circle <60|120>; 42 
- Nhập đường kính hình tròn
Specify diameter of hole or [Standard part/No hole] <30|50|70>: 4|7|11 
- Nhập đường kính các lỗ
How many centerlines distributed through 360 deg <4>: 6 
- Nhập số lỗ cần quay quanh hình tròn
Specify rotation angle <0>: 
- Nhập góc bắt đầu

Lưu ý: Diameter <30|45|60> có nghĩa là tạo 3 đường tròn có đường kính lần lượt
là 30, 45 và 60. Ta có thể vẽ 1, 2, 3 hoặc nhiều hơn các đường tròn theo các giá trị
đường kính định trước. Các giá trị đường kính nhập được ngăn cách bởi dấu “|”.

5.2. Các lệnh liên quan đường thẳng


a. Vẽ đường Zigzag - Lệnh Zig-Zag Line
Gọi lệnh Zig-Zag Line bằng các cách sau:
• Menubar/Draw/line/Zigzag line

• Gõ lệnh AMZigzagLine hoặc AMZ


Lệnh Zig-zag Line tương tự như lệnh Line, sau khi gọi lệnh, chương trình yêu
cầu ta xác định điểm đầu và các điểm kế tiếp cho đến khi Enter để kết thúc lệnh
Zig-zag Line
Command: AMZigzagLine 
Specify first point'.
- Nhập tọa độ điểm đầu hoặc click một điểm tùy ý
Specify next point or [Undo]:
- Nhập tọa độ điểm kế tiếp
Để kết thúc lệnh Zig-zag Line nhấn Enter.
b. Vẽ và tạo đối tưọng đối xứng đồng thòi qua trục - Lệnh Symmetrical Lines
Sử dụng lệnh Symmetrical Lines để tạo các đường đối xứng qua một trục đối xứng,
trục đối xứng này được xác định bởi hai điểm (AutoCAD Mechanical sẽ tự tạo đường
đối xứng này) hoặc chọn đường sẵn có trên bản vẽ.
Gọi lện Amsymline bằng các cách sau:
• Menubar/Draw/line/Symmetrical Line

• Gõ lệnh AMSymline hoặc AMS

Sau khi gọi lệnh Symmetrical Lines, chương trình sẽ yêu cầu ta chọn 2 điểm của
trục đối xứng và sau đó là lần lượt nhập tọa độ các điểm của các đoạn thẳng,
cung tròn làm cơ sở, AutoCAD Mechanical sẽ tự tạo phần đối xứng còn lại
Command: AMSymlỉne 
Select existing centerline or first point:
- Nhập tọa độ điểm đầu của đường đối xứng
Select next point or [Undo]:
- Nhập tọa độ điểm thứ 2 của đường đối xứng
Select start point:
- Nhập tọa độ điểm đầu của đường cơ sở
Select next point or [Arc/Half width/Length/Undo/Width]:
- Nhập tọa độ kế tiếp của đường cơ sở (hoặc chọn các lựa chọn như vẽ cung, bề
dày nét tương tự như lệnh PolyLine)
Select next point or [Arc/Half width/Length/Undo/Width]:
- Enter để kết thúc lệnh

5.3. Vẽ mặt cắt và ký hiệu vật liệu - Lệnh Hatch


Trong AutoCAD Mechanical cung cấp các lệnh để gọi trực tiếp các
mẫu mặt cắt với góc nghiêng (Angle) và khoảng cách giữa các đường cắt
(Scale) cho trước đối với các mặt cắt vật liệu cơ khí, chủ yếu là đối với vật
liệu kim loại nhằm giúp ta rút ngắn được thời gian hoàn thành bản vẽ.
a. Vẽ mặt cắt cho vật liệu cơ khí (theo mẫu có sẵn)
Gọi lệnh vẽ mặt cắt bằng các cách sau:
Cách 1 : Menu bar/ Draw / Hatch
Cách 2: Gõ lệnh Hatch hoặc H 

Sau khi gọi lệnh (chọn lệnh tương ứng với mẫu mặt cắt) chương trình sẽ xuất hiện
dòng nhắc yêu cầu ta chọn một điểm trong miền tạo mặt cắt.
Select addỉtionnal boundary or point in area to be hatched or [Select object]:
- Chọn một điểm trong miền tạo mặt cắt.
Lưu ý: miền tạo mặt cắt phải là một miền kín và không có sự chồng đè các đối
tượng
5.4. Dựng hình và các lệnh liên quan
Trong AutoCAD Mechanical cung cấp cho chúng ta công cụ tạo các đường dựng
hình (đường C-Line), từ những đường dựng hình này giúp ta phác thảo và hoàn
thiện bản vẽ nhanh chóng và chính xác hơn, đặc biệt là trong việc phác thảo hình
chiếu thứ
. a. Tạo C-Line
Trong AutoCAD Mechanical các C-line và C-line Circle hỗ trọ chúng ta tạo các
hình hình học.
Ta sử dụng lệnh Amconstlines để tạo C-line và C-line Circle. Sau khi tạo các C-line
ta sử dụng lệnh Trace Contour để tạo đường viền bằng cách lần dò theo các
đường C-line hoặc C-line Circle. Sau khi tạo hình xong ta có thể xóa tất cả C-line
bằng lệnh Amearseallcl.
Gọi lệnh C-Line bằng các cách sau:
• Menubar/Draw/Construction Line

• Gõ lệnh AMConstlines

Khi thực hiện lệnh Draw Construction Line sẽ xuất hiện hộp thoại Construction Lines,
trên hộp thoại này bạn chọn dạng đường cần tạo.
Các dòng nhắc xuất hiện phụ thuộc vào dạng đường đã chọn trên hộp thoại
Construction Lines. Các dòng nhắc chính bao gồm:
Second point or Angle (xx/xx/xx...) <30|45|60>:
(chọn điểm hoặc nhập góc)
Base angle:
(chỉ định điểm để xác định góc cơ sở)
Relative Angle (xx/xx/xx...) or 2nd pointfor relative angle <30|45|60>:
(chọn điểm hoặc nhập giá trị góc)
Select XLINE, RAY or LINE:
(chọn một trong các đối tượng)
[Rotate ray though 180 deg]/Distance(xx/xx/xx...) or Insertion point
<10|20|30>:
(quay tay một góc 180° hoặc nhập khoảng cách)
Side to offset:
(chọn một điểm để định hướng C-line sắp tạo)
Base point for perpendicular line:
(định một điểm).
Select first line/ Return =Define bi-section points:
63
(chọn đường thứ nhất và thứ hai của góc hoặc nhấp ENTER để định góc)
❖ Lưu ý:
Angle <30|45|60> có nghĩa là bạn tạo 3 đường C-line tại vị trí 30°, 45° và 60° từ
một đường đã chọn hoặc so với đường chuẩn.
Tương tự Distance <10|20|30> có nghĩa là ta có thể vẽ ba đường Cline tại các
khoảng cách 10 đơn vị, 20 đơn vị, 30 đơn vị so với điểm đã chọn.
Chúng ta có thể vẽ 1, 2, 3 hoặc vài C-line theo các giá trị khoảng cách hoặc góc
định trước. Các khoảng cách và giá trị góc nhập được ngăn cách bởi dấu “I”
Dưới đây là ý nghĩa các nút chọn trên hộp thoại Construstion Line
b. Lênh Trace Contour
Sau khi tạo các C-line ta sử dụng lệnh Trace Contour để đường viền bằng cách
lần dò theo các đường C-line hoặc C-line Cir Sau đó xóa tất cả C-line bằng lệnh
Ameraseallcl
Gọi lện Trace Contour bằng các cách sau:
• Menubar/Draw/Construction line/Trace Contour

• Gõ lệnh ATMrcont

Sau khi gọi lênh Contour Trace, dùng


công cụ truy bắt điểm lần lượt chọn
các điểm để tạo nên biên dạng đối
tượng và kết thúc bằng phím Enter.

Command: Amtrcont 
First point, (bắt điểm Pl)
Select next point for line or [Undo/Cìose]<draw ARC>: (bắt điểm P2)
Select next point for line or [Undo/Close] <draw ARC>: (bắt điểm P3)
Select next point for line or [Undo/CJose]<draw ARC>: (bắt điểm P4)
Select next point for line or [Undo/Close] <draw ARC>: (bắt điểm PI)
Select next point for line or [Undo/Close]<draw ARC>: 
Select point on arc:
c. Lệnh Erase construstion line (xóa tất cả các đường C-Lỉne)
Sau khi tạo hoàn thành các đối tượng được dựng hình từ C-Line, ta có thể xóa thể
xóa hết các đường dựng hình này.
Gọi lệnh Erase construstion line bằng các cách sau.
• Menubar/Construction/Erase all construction line

• Gõ lệnh AMEraseallcl
CHƯƠNG 6 : PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐỐITƯỢNG VÀ CÁC LỆNH
HIỆU CHỈNH CƠ BẢN.

Các lệnh vẽ hình học đã học trong bài trước được sử dụng để tạo các đối tượng
mới. Khi cần hiệu chỉnh các đổi tượng này ta sẽ dùng các lệnh hiệu chỉnh tạo hình
(Modify command). Nhóm lệnh này được tập trung trong menu Modify (hoặc panel
Modify ừong tab Home).

6.1. Các phương pháp lựa chọn đối tượng


Khi thực hiện các lệnh hiệu chỉnh (Modify Command) tại dòng nhắc "Select objects ”
ta chọn đối tượng hiệu chỉnh theo các phương pháp khác nhau.
Khi dòng nhắc "Select objects ” xuất hiện thì các sợi tóc biến mất chỉ còn một ô
vuông gọi là ô chọn “Pickbox”. Ta dùng ô chọn này để chọn đối tượng, nếu đối
tượng được chọn thì đối tượng này sẽ có dạng đường đứt. Để kết thúc việc lựa
chọn ta nhấn phím Enter tại dòng nhắc “Select objects ”
a. Pickbox: Dùng ô vuông chọn, mỗi lần ta chỉ chọn được một đối tượng. Tại dòng
nhắc “Select objects” xuất hiện ô vuông, ta kéo ô vuông này giao với đối tượng cần
chọn và nhấp phím chọn.

b. Window (W): Dùng khung cửa sổ để lựa chọn đối tượng.


Tại dòng nhắc "Select objects” ta nhập w.
- Chọn hai điểm 1 và 2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nằm hoàn toàn
trong khung cửa sổ sẽ được chọn.
Select Window Select Crossing Window
c. Crossing Window (C): Dùng cửa sổ cắt để lựa chọn đối tượng.
- Tại dòng nhắc “Select objects" ta nhập c
Chọn hai điểm 1 và 2 để xác định khung cửa sổ, những đối tượng nằm trùng hoặc
giao với khung cửa sổ sẽ được chọn.
d. Auto:
Tại dòng nhắc “Select object” ta chọn hai điểm để xác định khung cửa sổ. Nếu điểm
đầu tiên bên trái, điểm thứ hai bên phải thì những đối tượng nào nằm trong khung
cửa sổ mới được chọn (tương tự cách chọn Window). Nếu điểm đầu tiên bên phải,
điểm thứ hai bên trái thì những đối tượng nào nằm trong và giao với khung cửa sổ sẽ
được chọn (tương tự cách chọn Crossing Window).
e. Window Polygon (WP):
Giống như Window nhưng khung cửa sổ là một đa giác, những đối tượng nằm trong
khung cửa sổ sẽ được chọn.
- Tại dòng nhắc “Select objects” ta nhập WP.
First polygon point: Chọn điểm thứ nhất P1 của Polygon.
Specify endpoint of line or [Undo]: Chọn điểm cuối P2 của một cạnh
Specify endpoint of line or [Undo]: Chọn điểm cuối P3 của một cạnh hoặc
nhấn Enter để kết thúc việc lựa chọn.
f.
Crossing Polygon (CP)
Giống như Crossing Window nhưng khung cửa sổ là một hình đa giác.
g. Fence (F):
Lựa chọn nàv cho phép định các điểm để tạo một đường cắt bao gồm
nhiều phân đoạn, đối tượng nào giao với đường cắt này sẽ được chọn.
h. Last (L):
Đối tượng nào được tạo bởi lệnh vẽ (Draw commands) sau cùng nhất sẽ được chọn
i. Previous (P):
Chọn lại các đổi tượng đã chọn tại dòng nhắc “Select objects” của một lệnh hiệu
chỉnh hoặc dựng hình thực hiện cuối cùng nhất.
j. All:
Tất cả các đối tượng trên bản vẽ hiện hành sẽ được chọn.
k. Undo (U):
Huỷ bỏ đối tượng vừa chọn.
l. Group:
Dùng lựa chọn này để gọi lại các đối tượng được tạo bằng lệnh Group trước đó.
Groups là các nhóm đối ’Tơne được đặt tên.
Tại dòng nhắc “Select objects” ta nhập G
Enter group name: Nhập tên nhóm các đối tượng đã được đặt tên.
Lệnh Group: Dùng để tạo nhóm các đối tượng và sau đó tại các dòng nhắc “Select
Objects ” sử dụng Group để chọn các đối tượng này.
6.2. Xóa đối tượng - Lệnh Erase
Đây là lệnh cơ bản nhất trong nhóm lệnh hiệu chỉnh đối tượng sau khi vẽ. Lệnh này
dùng đề xóa hoàn toàn một đối tượng không cần thiết.
Gọi lệnh Xóa đối tượng bằng các cách sau:
• Menubar/ Modify/Erase

• Gõ lệnh Erase hoặc E


Command: E 
Select object:
- Chọn đối tượng cần xóa
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng cần xóa hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn và xóa.

6.3. Xén một phần đối tượng - Lệnh Trim


Lệnh Trim chỉ dùng để xén một phần đối tượng. Đoạn cần xén trong lệnh Trim được
giới hạn bởi một hoặc hai đối tượng giao, nên lệnh này yêu cầu chúng ta cần phải
có đối tượng giao.
Gọi lệnh Trim bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Trim

• Gõ lệnh Trim hoặc TR

Sau khi gọi lệnh trim, chương


trình yêu cầu ta chọn đối tượng (đối
này là đối tượng giao với đối tượng
cần xén) và sau đó là chọn đối
tượng cần xén.
Command: TR 
Select objects or <select all>:
- Chọn đối tượng giao với đoạn mà ta muốn xóa (hoặc Enter để chọn tất cả)
Select objects or <select all>:
- Chọn tiếp đối tượng giao hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng giao.
Select object to trim or shift-select to extend or
[Fence/Crossing/Project/Edge/eRase/ Undo]:
- Chọn đối tượng cần xén, cần cắt bỏ.
Select object to trim or shift-select to extend or
[Fence/Crossing/Project/Edge/eRase/ Undo]:
- Chọn tiếp đối tượng cần xén, cần cắt bỏ hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.
6.4. Kéo dài đối tượng đến đổi tượng giao - Lệnh Extend
Lệnh này chỉ dùng để kéo dài một hoặc nhiều đường đến một đường giới hạn. Tương
tự như lệnh Trim, lệnh Exten cũng yêu cầu chúng ta cũng phải có đối tượng giao.
Gọi lệnh Extend bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Extend

• Gõ lệnh Extend hoặc EX 

Sau khi gọi lệnh Extend, chương trình


yêu cầu ta chọn đối tượng (đối tượng
này là đường giới hạn sẽ kéo đến) và
sau đó là chọn đối tượng muốn kéo
đến đường giới hạn này.

Command: EX 
Select objects or <select all>:
- Chọn đối tượng giao (hoặc Enter để chọn hết)
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng giao hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng giao.
Select object to extend or shift-select to trim or
[Fence/Crossing/Project/Edge/eRase/ Undo]:
- Chọn đối tượng cần kéo dài
Select object to extend or shift-select to trim or
[Fence/Crossing/Project/Edge/eRase/ UndoJ:
- Chọn tiếp đối tượng cần kéo dài hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh
6.5. Tạo đối tượng song song - Lệnh Offset
Lệnh Offset dùng để tạo các đối tượng song song theo hướng vuông góc với đối
tượng được chọn theo một khoảng cách xác định. Các đối tượng này có thể là line,
circle, arc, pline, spline.
Gọi lệnh Offset bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Offset

• Gõ lệnh Offset hoặc O


Tùy vào đối tượng được chọn ban đầu ta có:
_Nếu là đoạn thẳng ta sẽ có đoạn thẳng mới song song cùng độ dài.
_Nếu là cung tròn hoặc đường tròn ta sẽ có cung tròn hoặc đường tròn mới cùng
tâm, khác bán kính.
_Nếu là Spỉine, Polylỉne thì tạo 1 hình dáng song song cách đều khoảng cách.

Command: O 
Specify offset distance or [Through/Mode] <10|20|30>:
- Nhập vào khoảng cách giữa hai đối tượng
Select object to offset or <Exit>
- Chọn đối tượng để tạo đối tượng song song với nó
Specify point on side to offset:
- Chọn phía cần tạo đối tượng mới song song
Select object to offset or <Exit>:
- Tiếp tục chọn đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc
Lưu ý: ta có thể tạo nhiều đối tượng song song cùng một lượt bằng cách nhập dòng
“Distance ” các khoảng cách, phân cách nhau bởi dấu “ | ”.
6.6. Vẽ nối tiếp hai đối tượng bởi một cung tròn - Lệnh Fillet
Lệnh Fillet giúp ta vẽ nối tiếp hai đoạn thẳng (hoặc đoạn thẳng với cung
tròn hoặc cả hai đều là cung tròn) bởi một cung tròn theo bán kính mà ta định
sẵn, nghĩa là tạo góc lượn hoặc bo tròn hai đối tượng.
Gọi lệnh Filet bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Fillet

• Gõ lệnh Fillet hoặc F


Trong quá trình thực hiện lệnh Fillet, nếu bán kính R không phù hợp ta phải dùng
tùy chọn Setup, khi đó xuất hiện hộp thoại Fillet cho phép thiết lập các lựa chọn của
lệnh Fillet
Command: F 
F (Dimension mode: OFF) (Trim mode) Current fillet Radius = 2.5
Select first object or [Polyline/Setup/add Dimension]: <Setup>
- Chọn đối tượng 1 tiếp tuyến với cung tròn hoặc Enter để xuất hiện hộp thoại Fillet
Select second object or < Re turn for polyline>:
- Chọn đối tượng 2 tiếp tuyến với cung tròn.

Hộp thoại Filet:


1. Hiệu chỉnh bàn kính cung
2. Lựa chọn cho phép hoặc không cho
phép vát bỏ các cạnh thừa (Trim
Geometry)
3. Lựa chọn cho phép hoặc không cho
phép ghi kích thước lên cung R (Insert
Dimension )
Fillet với Trim Geometry.
6.7. Vát mép các cạnh - Lệnh Chamfer.
Lệnh Chamfer giúp ta tạo một đường vát góc tại điểm giao nhau của 2 đoạn thẳng
hoặc tại các đỉnh đa tuyến có hai phân đoạn là hai đoạn thẳng
Gọi lệnh Chamfer bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Chamfer

• Gõ lệnh Chamfer hoặc CHA


Trong quá trình thực hiện lệnh Chamfer, nếu khoảng cách cạnh vát không phù hợp
ta phải dùng tùy chọn Setup, khi đó xuất hiện hộp thoại Chamfer cho phép thiết lập
các lựa chọn của lệnh Chamfer.
Command: CHA 
CHA (Distances method) (Dimension mode) (Trim mode) Current chamfer
setting=2.5,2.5
Select first object or [Polyline/Setup/add Dimension]: <Setup>
- Chọn đối tượng là cạnh vát thứ nhất hoặc Enter để xuất hiện hộp thoại Chamfer
Select second object
- Chọn đối tượng là cạnh vát thứ hai.

1. Hiệu chỉnh khoảng cách vát cạnh đầu.(First chamfer)


2. Lựa chọn cho phép vát theo khoảng cách cạnh hai và nhập khoảng cách
vát.(Second Chamfer)
3. Lựa chọn cho phép vát theo góc và nhập góc vát.(Angle)
4. Lựa chọn cho phép hoặc không cho phép vát bỏ các cạnh thừa.(Trim Geometry)
5. Lựa chọn cho phép hoặc không cho phép ghi kích thước lên cạnh vát (Insert
Dimension)
6. Ngoài ra còn có các tùy chọn nhanh để thực hiện lệnh chamfer
Chamfer theo góc:

6.8. Nối các phân đoạn thành đa tuyến - Lệnh Edit Polyline (lựa chọn
Join)
Gọi lệnh Edit Polyline bằng cách sau:
• Menubar/Modify/Object/Polyline

• Gõ lệnh Polyline hoặc PEDIT

Lệnh Edit Poly line có nhiêu tùy chọn, tuy


nhiên để nối các phân đoạn thành đa tuyến
ta chỉ quan tâm đến lựa chọn Join (nối)
Command: PEDIT 
Select polyline or [Multiple]:
- Chọn 1 đối tượng trong nhóm đối tượng cần nối
Doyou want to turn it ĨYìto one? <Y>: Nhập Y 
- Nhập Y để để chuyển đối tượng vừa chọn thành polyline, nếu đối tượng vừa chọn đã
là polyline thì sẽ không có dòng nhắc này.
Enter an option [Close/Join/Width/Edit vertex/Fix/Spỉine/Decurve/Ltype
gen/Reverse/
Undo]: Nhập J 
- Nhập  để để dùng lựa chọn nối các đối tượng
Select object:
- Chọn hết tất cả các đối tượng cần nối với đối tượng đã chọn..
Select object: 
- Enter để kết thúc việc chọn đối tượng
Enter an option [Close/Joỉn/Width/Edỉt vertex/Fix/SpIine/Decurve/Ltype
gen/Reverse/Undo]: 
Enter để kết thúc lệnh.
6.9. Tách rời đa tuyến thành từng phân đoạn - Lệnh Explore
Gọi lệnh Explode bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Explode

• Gõ lệnh Explode hoặc X

❖ Lệnh Explode lần lượt yêu cầu ta chọn các đa tuyến cần tách thành đối tượng
đơn
❖ Nhấn Enter để kết thúc lệnh
Command: X 
Select object:
- Chọn đối tượng là đa tuyến cần tách thành đối tượng đơn
Select object:
- Tiếp tục chọn đa tuyến cần tách hoặc Enter để kết lệnh.

6.10. Bài tập áp dụng


Sử dụng lệnh vẽ trong AutoCAD Mechanical, kết hợp với các lệnh hiệu
chỉnh Trim, Extend, Offset, Fillet, Chamfer, Explode, PEdit vẽ các hình sau
(không ghi kích thước)
CHƯƠNG 7: BIẾN ĐỐI VÀ SAO CHÉP HÌNH
Các lệnh biến đổi và sao chép hình dùng để tạo các đối tượng mới trên cơ sở
những đối tượng sẵn có. Nhờ những lệnh này nên ta có thể thực hiện bản vẽ nhanh
chóng giúp tăng năng suất giảm được thời gian thực hiện bản vẽ.
7.1. Dời hình - Lênh Move
Lệnh Move dùng để dời hình một hoặc nhiều đối tượng từ vị trí hiện tại đến một vị trí
bất kỳ trên bản vẽ.
Gọi lệnh Move bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Move

• Gõ lệnh Move hoặc M


Trong quá trình thực hiện, lệnh
Move yêu cầu ta chọn điểm chuẩn
(base point), điểm chuẩn này ta có
thể chọn bất kỳ. Tuy nhiên để dời đối
tượng đến vị trí xác định ta phải chọn
chính xác điểm chuẩn này (thường
chọn trên đối tượng cần dời kết hợp
với truy bắt điểm)

Command: M 
Select object:
- Chọn đối tượng cần di dời.
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng cần di dời hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng.
Specify base point or [Displaycement/mOde]< Displaycement >:
- Chọn điểm chuẩn.
Specify second point or <use first point as displaycement>:
- Chọn điểm chèn cho các đối tượng cần dời đến so với điểm chuẩn.
❖ Lựa chọn Displaycement: Dời hình bằng cách nhập khoảng dời theo phương X và
Y.
Specify base point or [Displaycement]< Displaycement >:  (Lựa chọn
Displaycement) Specify display cement <0.000,0.00ơ>: Nhập khoảng dời “X,Y”
Ngoài ra lệnh Move còn cung cấp các tùy chọn khác như:

7.2. Sao chép hình - Lệnh Copy


Lệnh Copy dùng để sao chép (giữ nguyên đối tượng gốc) một hoặc nhiều đối tượng
theo phương tịnh tiến đến các vị trí xác định.
Gọi lệnh Copy như sau:
• Menubar/Modify/Copy

• Gõ lệnh Copy , CO hoặc CP

Command: CO 
Select object:
- Chọn đối tượng gốc cần sao chép
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng cần saochép hoặc nhấn
Enter để kết thúc việc chọn đối tượng.

Specify base point or [Displaycement/mOde]< Displaycement >:


- Chọn điểm chuẩn
Specify second point or <use first point as displaycement>:
- Chọn điểm đến mà các đối tượng mới được sao chép đến so với điểm chuẩn
" Specify second point or [Exit/Undo]< Exit>:
- Tiếp tục chọn điểm chèn cho các đối tượng mới khác được sao chép đến so với
điểm chuẩn hoặc nhấn Enter để kết thúc lệnh.
7.3. Phép biến đổi tỷ lệ - Lệnh Scale
Lệnh Scale dùng để tăng hoặc giảm kích thước các đối tượng trên bản vẽ theo một
tỷ lệ nhất định.
Gọi lệnh Scale ra như sau:
• Menubar/Modify/Scale

• Gõ lệnh Scale hoặc SC


Trong quá trình thực hiện, lệnh
Scale yêu cầu ta chọn điểm chuẩn
(base point), điểm này là điểm đúng
yên khi thay đổi tỷ lệ. Điểm này có
thể chọn bất kỳ, tuy nhiên để không
thay đổi quá lớn đối tượng thường
chọn điểm chuẩn ở tâm đối tượng.

Select object:
- Chọn đối tượng cần thu nhỏ hoặc phóng to
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng
Specify base point:
- Chọn điểm chuẩn (điểm đúng yên khi thay đổi tỷ lệ)
Specify scale factor or [Copy/Reference]<1>:
- Nhập hệ số tỷ lệ (nếu hệ số này lớn hơn 1 là phóng to và nhỏ hơn 1 là thu nhỏ).
Các lựa chọn lệnh Scale
Copy (C)
Giữ nguyên đối tượng được chọn, đối tượng mới được tạo ra theo tỷ lệ nhập vào.
Specify scale factor or [Copy/Reference] < Ị>: Nhập c 
Reference (R)
Lấy tỷ lệ theo chiều dài tham chiếu
Specify scale factor or [Copy/Reference]< 1>: Nhập R 
Specify the reference lentgh <l>: Chiều dài tham chiếu, có thể truy bắt 2 điểm.
Specify the new angle </>: Nhập giá trị chiều dài mới.

7.4. Xoay đối tượng quanh một điểm - Lệnh Rotate


Lệnh Rotate cho phép xoay các đối tượng được chọn quanh một điêm
chuẩn (base point), điểm chuẩn này còn được gọi là tâm quay.
Gọi lệnh Rotate bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Rotate

• Gõ lệnh Rotate hoặc RO

Trong quá trình thực hiện, lệnh


Rotate yêu cầu ta chọn tâm quay (base
point), để quay đối tượng đến vị trí xác
định ta phải chọn chính xác điểm
chuẩn này (thường chọn trên đối tượng
cần quay kết họp với truy bắt điểm).
Command: RO 
Select object:
- Chọn đối tượng cần quay quanh một điểm.
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng cần quay hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đối tượng.
Specify base point:
- Chọn điểm chuẩn (tâm quay).
Specify rotation angle or [Copy/Reference]<0>:
- Nhập góc quay.
Các lựa chọn lệnh Rotate:
Copy (C)
Giữ nguyên đối tượng được chọn (đối tượng ban đầu), tương tự như Copy quanh
một điểm.
Specify rotation angle or [Copy/Reference]<0>: Nhập c 
Reference (R)
Quay đổi tượng theo góc tham chiếu.
Specify rotation angle or [Copy/Reference]<0>: Nhập R 
Specify the reference angle <0>: Góc tham chiếu, có thể truy bắt 2 điểm (cạnh)
Specify the new angle <>: Nhập giá trị góc mới

7.5. Lấy đối xứng qua trục - Lệnh Mirror


Lệnh Mirror dùng để tạo đối tượng mới đối xứng với các đối tượng được chọn qua
một trục (2 điểm).
Gọi lệnh Mirror bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Mirror

• Gõ lệnh Mirror hoặc MI

Trong quá trình thực hiện, lệnh


Mirror yêu cầu ta chọn 2 điểm nằm
trên đường đối xứng (first point và
second point of mirror line), 2 điểm
này ta có thể chọn bằng cách truy bắt
điểm.
Command: MI 
Select object:
- Chọn đối tượng gốc cần lấy đối xứng
Select object:
- Chọn tiếp đối tượng hoặc nhấn Enter để kết thúc việc chọn đổi tượng
Specif}’ first point of mirror line:
- Chọn điểm thứ nhất của trục đối xứng
Specify second point of mirror line:
- Chọn điểm thứ hai của trục đối xứng
Erase source objects? [Yes/No] <N>:
- Xóa đối tượng được chọn hoặc không?
Nhập “N” nếu không muốn xóa đối tượng được chọn
Nhập “Y” nếu muốn xóa đổi tượng được chọn.
Lưu ý: Trường hợp chữ (Text) đối xứng bị ngược (MIRRTEXT=1) thì trước khi thực
hiện lệnh Mirror ta phải đổi biến MIRRTEXT=0 (mặc định AutoCAD Mechanical 2014
biến MIRRTEXT=0)
7.6. Sao chép dây - Lệnh Array
Lệnh Array dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành dãy theo hàng và
cột (Rectangular array); hoặc sắp xếp chúng xung quanh một điểm (Polar array),
các dãy này được sắp đều nhau.
Gọi lệnh Array bằng các cách sau:
• Menubar/Modify/Array

• Gõ lệnh Array hoặc AR


Khi gọi lệnh Array sẽ xuất hiện hộp thoại Array, tùy vào hình cần sao chép (thao
hàng và cột hoặc quay quanh tâm) ta chọn
Rectangular array: sao chép theo hàng và cột.

Polar array: sao chép quay quanh tâm.

Path Array: sao chép trên một đường cong

a. Rectangular Array
Dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành dãy có số hang (rows) và số
côt (columns) nhất đinh.

Thực hiện theo các bước sau:


1. Chọn biểu tượng Rectanguglar array
2. Select object: chọn đối tượng cần array. Nhấn Enter
Phần mềm sẽ xuất hiện tùy chọn như trên hình.
Ta lần lượt thực hiện thêm các bước sau:
3. Nhập số dòng vào cột Rows
4. Nhập số cột vào cột Columns
5. Nhập khoảng cách giữa các dòng vào cột Row offset
6. Nhập khoảng cách giữa các cột vào cột Column offset
7. Nhấn OK để thực hiện lệnh
Hoặc bạn có thể nhập tổng khoảng cách muốn sao chép vào Total, phần
mềm sẽ tự chia đều khoảng cách giữa các đối tượng.
b. Polar array
Dùng để sao chép các đối tượng được chọn thành dãy quay quanh một
điểm với khoảng cách bằng nhau.
Thực hiện theo các bước sau:
1. Chọn biểu tượng Rectanguglar array
2. Select object: chọn đối tượng cần array. Nhấn Enter
3. Base point, axis of rotation: chọn tâm xoay. Nhấn Enter.
Phần mềm sẽ xuất hiện tùy chọn như hình..
Ta lần lượt thực hiện các bước sau:
1. Items: số lượng đối tượng cần sao chép
2. Between: góc độ giữa các đối tượng.
3. Fill: giới hạn góc độ quay. AutoCAD Mechanical sẽ lấy tổng góc
quay chia cho tồng số đối tượng
7.7. Bài tập áp dụng
Sử dụng lệnh vẽ trong AutoCAD Mechanical, kết hợp với các lệnh hiệu
chỉnh đã học vẽ các hình sau.
CHƯƠNG 8: QUAN SÁT BẢN VẼ
Giới hạn bản vẽ (limit) thực hiện có giá trị khác nhau (từ một vài mm đến vài trăm
mét), nhưng màn hình máy tính có kích thước cố định, do đó trong quá trình thực
hiện bản vẽ để quan sát chúng ta cần phóng to hoặc thu nhó màn hình. Trong
AutoCAD Mechanical ta có thể phóng to, thu nhỏ hoặc kéo ngang hình ảnh trên màn
hình nhờ vào lệnh: Zoom, Pan, Dsviewer, View hoặc sử dụng Scrolll bar.
Nếu sử dụng giao diện Ribbon, để quan sát bản vẽ chúng ta chọn tab View và sử
dụng panel Navigate hoặc dùng thanh công cụ Navigation.

Chúng ta có thể sử dụng con lăn chuột để phóng to, thu nhó hoặc di chuyển màn
hình quan sát. Tương ứng với lăn lên là phóng to, lăn xuống là thu nhỏ, nhấn-giữ-di
chuyến chuột là di chuyển màn hình quan sát và nhấp đúp con lăn chuột là quan sát
đầy màn hình (tât cả các đối tượng đã vẽ sẽ hiện lên màn hình).

8.1. Di chuyển màn hình quan sát - Lệnh Pan.


Lệnh Pan cho phép di chuyển vị trí bản vẽ so với màn hình để quan sát các phần
cần thiết của bản vẽ. Khi đó không làm thay đối độ lớn hình ảnh của bản vẽ.
• Gõ lệnh Pan hoặc P
• Click vào lệnh trên thanh Navigation
Command: P 
Press ESC or ENTER to exit, or right-click to display shortcut menu.
- Khi thực hiện lệnh Pan, con trỏ chuột sẽ có dạng bàn tay, lúc này ta có thể nhấp
phím trái chuột và kéo đến vị trí bất kì thì bản vẽ hiện hành sẽ kéo theo con trỏ chuột.
Khi ta thả nút trái chuột đến vị trí khác và nhấp phím trái chuột để tiếp tục Pan.
Để thoát khỏi Pan ta nhấn ESC, Enter hoặc nhấp phải chuột sau đó chọn Exit để kết
thúc lệnh Pan hoặc chuyển sang lựa chọn của lệnh Zoom
8.2. Thu phóng màn hình - Lệnh Zoom
Lệnh Zoom dùng để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh các đối tượng trên khung nhìn
(viewport) hiện hành. Lệnh này không làm thay đổi kích thước các đối tượng mà chỉ
thay đổi sự hiển thị của các đôi tượng trên màn hình.
• Click vào lệnh trên thanh Navigation

• Gõ lệnh Zoom hoặc Z


Trên thanh Navigation hỗ trợ chọn nhiều kiểu zoom khác nhau như:

Command: z 
Các lựa chọn lệnh Zoom:

Extents: phóng to hoặc thu nhỏ các đối tượng bản vẽ đến khả năng lớn
nhất có thể, tất cả các đối tượng đã vẽ sẽ hiện lên trên màn hình

Window: phóng to lên màn hình phân hình ảnh xác định bởi khung cửa sổ
hình chữ nhật bằng cách xác định hai điểm (tương tự như cách vẽ hình chữ nhật).

Realtime: là lựa chọn mặc định của lệnh Zoom. Sau khi thực hiện lệnh
Zoom và nhấn Enter sẽ thực hiện lựa chọn này.
- Khi thực hiện lựa chọn này con trỏ chuột sẽ có dạng như biểu tượng dấu ± , nhấn
phím trái chuột và kéo biểu tượng này đi lên thì ta phóng to, kéo xuống thì ta thu
nhỏ hình ảnh bản vẽ
- Thoát khỏi chế độ Zoom Realtime bằng cách nhấn phím ESC hoặc nhấp phím
phải chuột xuất hiện shortcut menu thì chọn Exit.
All: AutoCAD Mechanical tạo lại toàn bộ màn hình và phóng để hiển thị bản
vẽ trên màn hình (kể cả các đối tượng nằm ngoài phạm vi miền vẽ).

Dynamic: hiện lên màn hình hình ảnh trong khung cửa sổ mà ta có thể thay
đổi vị trí và kích thước. Đầu tiên, khi thực hiện lựa chọn này sẽ xuất hiện khung nhìn
chữ nhật có dấu X ở giữa (cho phép ta di chuyển vị trí của khung cửa sổ). Muốn
chuyển sang chế độ thay đổi độ lớn khung cửa sổ (hoặc ngược lại) ta nhấn phím trái
chuột, khi đó sẽ xuất hiện hình mũi tên ngay cạnh phải của khung. Tiếp tục di
chuyển vị trí và thay đổi kích thước khung cửa sổ đến khi nào muốn phóng hình ảnh
trong khung cửa sổ này lên toàn bộ màn hình ta chỉ cần nhấn phím Enter.

Scale (nX/nXP): nhập tỷ lệ để hiện lên hình ảnh mong muốn.


Giá trị lớn hơn 1: phóng to, giá trị nhỏ hơn 1: thu nhỏ
- Không có phần theo sau giá trị: có nghĩa là phóng to hoặc thu nhỏ so với giới hạn
bản vẽ.
- Theo sau giá trị là chữ X (ví dụ 2X): có nghĩa là phóng to hoặc thu nhỏ so với hình
ảnh hiện hành.
- Theo sau giá trị là nXP: có nghĩa là phóng to hoặc thu nhỏ so với giới hạn bản vẽ
trong không gian giấy (khi ta đang ở trong không gian giấy).

Center: phóng to màn hình quanh một tâm điểm với chiều cao cửa sổ khi
nhập c.
Specify center point: chọn tâm khung cửa sổ Enter magnification or height <>:

Object: phóng to đối tượng, đối tượng được chọn sẽ hiện đầy màn hình

In: phóng to đối tượng trên hình ảnh lên 2 lần (hệ số zoom 2x).

Out: thu nhỏ đối tượng trên màn ảnh xuống 2 lần (hệ số zoom 0.5x).

Previous: phục hồi lại lệnh Zoom trước đó. Chức năng này có thể nhớ và phục
hồi đến 10 lần.
CHƯƠNG 9: GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC
Sau khi hoàn thành phần vẽ hình học hoặc các hình chiếu cơ bản, tạo mặt cắt, hình
cắt và đường tâm ta tiến hành ghi kích thước và nhập các yêu cầu kỹ thuật để xác
định giá trị độ lớn và khả năng đo đạc của các hình học.
Khi ghi kích thước phái chọn theo tiêu chuấn sao cho phù hợp với yêu câu thiết kế
và công nghệ và phù hợp với các tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật.
9.1. Các thành phần ghi kích thước
Một kích thước được ghi bất kì bao gồm các thành phần chủ yếu sau đây:

_Dimension text (Chữ số kích thước).


Chữ số kích thước là độ lớn của đổi tượng được ghi kích thước, mặc định là một
biến kích thước. Trong chữ số kích thước có thể ghi dung sai (tolerance), nhập tiền
tổ (prefix), hậu tố (suffix) của kích thước. Chiều cao chữ sô kích thước trong các
bản vẽ kỳ thuật là các giá trị tiêu chuẩn.
_Dimension line (Đường kích thước)
Đường kích thước được giới hạn hai đầu bởi hai mũi tên. Nếu là kích thước thẳng
thì nó vuông góc với các đường gióng, nếu là kích thước góc thì nó là một cung tròn
có tâm là đỉnh góc.
_Arrowhead (Mũi tên)
Ký hiệu hai đầu của đường kích thước, thông thường là mũi tên hoặc dấu chấm
(trường hợp không đủ chỗ cho 2 đầu mũi tên). Theo TCVN cho phép chọn đầu mũi
tên là “Open 30” hoặc “ClosedflUed”)
_Extension line (Đường gióng)
Thông thường đường gióng là các đường thẳng vuông góc với đường kích thước.
Tuy nhiên có thể hiệu chỉnh nó thành xiên góc với đường kích thước. Trong trường
hợp ghi kích thước bán kính hoặc đường kính thì đường gióng được thay thế bằng
dấu tâm (center mark). Đường going được kéo dài quá đường kích thước một đoạn
(Extend beyond dimline) bằng hai đến ba lần chiều rộng đường cơ bản.
9.2. Tạo và quản lý kiểu kích thước - Lệnh DimStyle
AutoCAD Mechanical cho phép định nghĩa các kiểu ghi kích thước với các tên khác
nhau. Trong một bản vẽ ta có thể thiết lập nhiều kiêu ghi kích thước, khi cần ta chỉ
gọi kích thước mà không cần phải thay đổi từng thông số.
Command: DimStyle (hoặc D ).
Xuất hiện hộp thoại Dimension Style Manager

AutoCAD Mechanical mặc định nếu chọn bản vẽ theo tiêu chuẩn hệ thống ISO, sẽ
cung cấp cho ta 3 kiểu kích thước: AM-JIS, Annotative và ISO-
❖ Các lựa chọn hộp thoại Dimension Style
Manager Set Current
Gán một kiểu kích thước đang chọn làm hiện hành (khi sử dụng các lệnh ghi kích sẽ
sử dụng kiểu kích thước này)
New...
Tạo một kiểu kích thước mới
Modify...
Hiệu chỉnh một kiểu kích thước đã có
Override...
Gán chồng tạm thời các biến kích thước trong kiểu kích thước hiện hành
Compare...
So sánh giá trị các biến giữa hai kiểu kích thước.
a. Tạo kiểu kích thước Command: DimStyle  (hoặc D )
Xuất hiện hộp thoại Dimension Style Manager
Để tạo mới một kiểu kích thước (dimension style), trong hộp thoại
Dimension Style Manager chọn New
Xuất hiện hộp thoại Create new dimension style
Trong ô soạn thảo New Style Name ta nhập tên kiểu kích thước mới
- Trong ô Start With chọn kiểu
thước làm cơ sở cho kiểu kích
thước mới (thường chọn IS025)
Chọn Continue để tiếp tục .

Trở lại chọn hộp thoại Dimension Style


Các chức năng chính của hộp thoại New Dimension
Trang Line
Thiết lập các lựa chọn liên quan đến đường kích thước và đường gióng.
Trang Symbols and Arrows
Định dạng đầu mũi tên, dấu tâm và đường tâm.
Trang Text
Hiệu chỉnh chữ kích thước (kiểu chữ, màu sắc, chiều cao, vị trí và hướng của
chữ kích thước).
Trang Fix
Quản lý cách ghi kích thước trong trường hợp không đủ chỗ để đặt chữ
kích thước và đầu mũi tên trên đường kích thước.
Trang Primary Units
Quản lý đơn vị ghi kích thước (đơn vị đo, tỷ lệ đo, độ chính xác phép đo) và ký hiệu
các tiền tổ (prefix), hậu tố (suffix) trên dòng kích thước.
Trang Alternate Units
Gán đơn vị chuyển đổi Trang
Trang Tolerances
Ký hiệu dung sai.
b. Tạo kiểu kích thƣớc theo TCVN (dùng trong ngành cơ khí)
Command: DimStyle  (hoặc D ).
=> Xuất hiện hộp thoại Dimension Style Manager.
Chọn New trong hộp thoại Dimension Style Manager
=> Xuất hiện thoại Create New Dimension Style:
Trong ô soạn thảo New Style Name nhập TCVN Trong ô Start With chọn kiểu
thước ISO-25.
Chọn Continue để tiếp tục
=> Xuất hiện thoại. New Dimension Style
Tiến hành hiệu chỉnh các thông số sau

Trang Line
Baseline spacing nhập 10
Extend beyond dim line nhập 1
Offset from origin nhập 1
Trang Symbol and arrows
Areowheads chọn Open 30
Arrow side nhập 3.5
Trang Text
Text height nhập 3.5
Text Alignment chọn ISO Standard
Offset from dim line nhập 1
Trang Fix: giữ nguyên theo kiểu kích thước ISO-25 (như hình bên dưới)

Trang Primary Units: giữ nguyên theo kiểu kích thước ISO-25
Lưu ý: Units format chọn Decimal
Trang Atemate Units: giữ nguyên theo kiểu kích thước ISO-25
Lưu ý: Không chọn Display alternate units
Trang Tolerances: giữ nguyên theo kiểu kích thước ISO-25
Lưu ý: Method chọn None
Chon OK để tạo kiểu kích thước TCVNMEC
9.3. Ghi kích thước
Các lệnh này có thể gọi ra ở Menubar Annotate hoặc dùng thanh công cụ Dimension.

Các lệnh ghi kích thước chia làm các nhóm chính:
Nhóm ghi kích thước thẳng (power)

Power Dimension: Ghi kích thước thẳng dứng, ngang và nghiêng hoặc ghi kích
thước bán kính, đường kính nếu đối tượng dirợc chọn là là cung hoặc hình tròn.

Aligncd: Ghi kích thước nghiêng theo đoạn thẳng cẩn ghi (hoặc ghi khoảng
cách giữa hai đối tượng)
Horizontal: Ghi kích thước theo phương năm ngang

Vertical: Ghi kích thước theo phương thẳng đứng

Rotated: Ghi kích thước thẳng với đường gióng nằm nghiêng một góc nhất
định.

_ Kích thước góc

Angular: ghi kích thước góc


_ Chiều dài cung:

Arc length: ghi chiều dài dây cung


_ Nhóm kich thước hướng tâm

Radius: ghi kích thước bán kính

Diameter: ghi kích thước đường kính

Jogged: ghi kích thước bán kính với tâm không xác định.

Nhóm chuỗi kích thước.

Multiple Dimension (Auto Dimension): Ghi kích thước tự động, dung để ghi
chuỗi kích thước song song, tọa độ điểm hoặc các chi tiết (part) trục, hoặc chi tiết đối
xứng

Baseline: Chuỗi kích thước song song

Chain: Chuỗi kích thước nối tiếp.

a. Ghi kích thước thẳng, bán kính và đường kính bằng lệnh Power Dimension
Lệnh Power Dimension là một lệnh ghi và hiệu chỉnh kích thước đa tính năng
trong AutoCAD Mechanical tùy vào đối tượng được chọn ta sẽ có:
_ Nếu đối tượng được chọn là đoạn thẳng ta có thể ghi kích thước nằm ngang
(Horizontal), thẳng đứng (Vertical) hoặc nghiêng (Aligned)
_ Nếu đối tượng là cung tròn ta có thể ghi kích thước bán kinh (Radius)
_ Nếu đối tượng là hình tròn ta có thể ghi kích thước đường kính (Diameter)
_ Nếu đối tượng là kích thước ta có thể hiệu chỉnh kích thước đang có.
Gọi lệnh Power Dimension theo các cách như sau:
• Menubar/Annotate/Power Dimension

• Gõ lệnh AmPowerDim
Command: AmPowerDim 
Specify first extension line origin or
[Linear/A ngular/R adial/Baseline/Chain/Update] <select object>: 
Chuyển sang chế độ chọn đối tượng
Elect arc, circle, ỉine or dỉmension:
- Chọn đối tượng là cung tròn, đường tròn, đoạn thẳng hoặc đường kích thước
Specy dimemion line location or [Diameter/Jogge radius/Arc ỉength/Lỉnear/ Optỉons]:
Chọn điểm để xác định vị trí đường kích thước (kéo lê kích thước ra ngoài cho đến
khi đường kích thước chuyển thành màu đỏ thì nhấp phím chọn chuột.

b. Ghi kích thước thẳng bằng lệnh DimLinear (DLI)


Command: DLI 
Specify first extension line origin or <select object>:
- Chọn điểm gốc đường gióng 1 (điếm Pl)
Specify second extension line origin:
- Chọn điểm gốc đường gióng 2 (điểm P2)
Specify dimension line location or
[Mtext/Text/Angle/Horizontal/Vertical/Rotated]:
- Chọn điểm để xác định vị trí đường kích thước (điểm 3)

c. Ghi kích thước cho đoan thăng năm nghiêng hoặc khoáng cách hai đối
tượng bằng lệnh DimAligned (DAL)

Command: DAL 
Specify first extension line origin or <select object>:
- Chọn điểm gốc đường gióng 1 (điểm Pl)
Specify second extension line origin:
- Chọn điểm gốc đường gióng 2
(điểm P2)
Specify dimension line location or [Mtext/Text/Augle]:
- Chọn điểm để xác định vị trí đường kích thước
(điểm 3)

d. Ghi kích thước bán kính bằng lệnh DimRadius (DRA)


Command: DRA 
Select arc or circle:
- Chọn đối tượng là cung tròn hoặc đường tròn
Specify dimension line location or [Mtext/Text/Ángle]:
- Chọn điểm để xác định vị trí đường kích thước

e. Ghi kích thước đường kính bằng lệnh DimDiameter (DDI)


Command: DDI 
Select arc or circle:
- Chọn đối tượng là cung tròn hoặc đường tròn
Specify dimension line location or [Mtext/Text/Angle]:
- Chọn điểm để xác định vị trí đường kích thước.
f. Ghi chuỗi kích thước (song song hoặc nối tiếp) bằng lệnh Multiple Dimension
(Auto Dimension)
Command: AMAutoDim 

Hoặc click vào biểu tượng

Xuất hiện hộp thoại Mutiple Dimensioning:

- Chọn Trang Parallel


Mục Type chọn Baseline (nếu ghi kích thước song song) hoặc Chain (nếu ghi kích
thước nối tiếp). - Chọn OK
Xuất hiện dòng nhắc: Select objects [Block]:
- Chọn toàn bộ khối chi tiết Select objects [Block]: 
- Enter - đồng ý với sốđối tượng đã chọn First extension line origin: (Bắt điểm P1)
- Chọn điểm gốc của đường gióng
Specify dimension line location or [Horizontal/Vertical/Rotated/ Placement options]:
- Kéo lê các kích thước xuống phía dưới đến khi kích thước đổi thành màu đỏ thì
nhấp phím chọn chuột
Starting point for next extension line: 
Enter - kết thúc lệnh.
g. Ghi kích thước cho chi tiết trục hoặc chỉ tiết đối xứng bằng lệnh Multiple
Dimension (Auto Dimension)
Command: AMAutoDim 
Xuất hiện hộp thoại Mutiple Dimensioning

- Chọn Trang Shaft/ Symmetric


- Mục Type chọn Shaft (nếu ghi kích thước cho chi tiết trục hoặc Symmetric (nếu
ghi kích thước cho chi tiết đối xứng)
- Chọn OK
Xuất hiện dòng nhắc:
Select objects [Block]:
- Chọn toàn bộ khối chi tiết
Select objects [Block]: 
- Enter - đồng ý với số đối tượng đã chọn
Select Centerline or new starting point:
- Chọn đường tâm trục
Specify dimension line location or [Placement options]:
- Kéo lê các kích thước đến khi kích thước đối thành màu đỏ thì nhấp phím chọn
chuột.
Starting point for next extension line: 
- Enter - kết thúc lệnh
Lưu ý: Để xóa một kích thước trong chuỗi kích thước được tạo bởi lệnh Multiple
Dimension (Auto Dimension) nên dùng lệnh Power Erase {Modify/ Power Erase
hoặc nhập PER  ) khi đó chuỗi kích thước sẽ được tự động điều chỉnh lại cho phù
hợp với chuỗi kích thước mới.
9.4. Hiêu chỉnh kích thưóc - Lênh DimtEdit
Command: DDEdit 
Lệnh DimtEdit cho phép thay đổi vị trí dòng chữ kích thước hoặc vị trí của đường
gióng.

Ta cũng có thể dùng lệnh Power Dimension hoặc DDEdit để hiệu chỉnh
nội dung chữ kích thước (hoặc nháy kép vào dòng kích thước) sẽ xuất hiện tab
Power Dimension.

Tại đây các bạn có thể chèn các kí tự đặc biệt, hiệu chỉnh lại kích thước, ghi dung
sai, chon kiểu lắp ghép để phần mềm tự tính toán các kích thước giới hạn.

9.5. Bài tập áp dụng


Sử dụng lệnh vẽ trong AutoCAD Mechanical, vẽ các chi tiết sau và ghi đầy đủ các
kích thước.
CHƯƠNG 10: GHI VĂN BẢN VÀ CHÚ THÍCH
Dòng chữ trong bản vẽ kỹ thuật là một đối tượng tương tự như line, Circle, Arc... Do
đó ta có thể dùng các lệnh sao chép và biến đổi hình (Move, Copy, Rotate, Array...)
đối với các dòng chữ.
Ta có thể liên kết dòng chữ với các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu hoặc soạn thảo
văn bản như Word, Excel... nhờ vào các chức năng OLE của Window.
Để nhập và hiệu chỉnh văn bản ta tiến hành theo ba bước:
- Tạo các kiểu chữ cho bản vẽ bằng lệnh Style. -
Nhập dòng chữ bằng lệnh Single Line Text hoặc Multiline Text.
- Hiệu chỉnh nội dung hoặc định dạng văn bản bằng lệnh TextEdit (hoặc nhấp đúp
chuột)

10.1 Tạo và hiêu chỉnh kiểu chữ - Lênh Style


Hình dáng (form) câu chữ được xác định trong AutoCAD Mechanical bởi các kiểu
chữ (Text style). Để định kiểu chữ ta sử dụng lệnh Style, kiểu chữ mới vừa tạo ra bởi
lệnh Style sẽ trở thành hiện hành. Trong một bản vẽ ta có thể tạo nhiều kiểu chữ, tuy
nhiên chỉ có một kiếu chữ là hiện hành.
Command: Style  (hoặc ST )
=> Xuất hiện hộp thoại Test Style
Các lựa chọn hộp thoại Text Style.
_Font Name
Chọn loại font chữ có trong hệ thống Windows
_Font Style
Chọn kiểu chữ cho loại font chữ (đậm, nghiêng ...)
_Height
Chiều cao kiểu chữ. Nếu muốn chiều cao của các kiểu chữ là không đổi thì tại ô này
ta nhập giá trị khác 0.
_Width factor
Tỷ lệ chiều rộng chữ, nếu bằng 1 thì có tỷ lệ bình thường, nếu nhổ hơn 1 thì chữ sẽ
co lại, nếu lớn hơn 1 thì chữ sẽ giãn ra.
_Obliquing angle
Độ nghiêng của chữ. Nếu bằng không thì chữ sẽ thẳng đứng, nếu dương thì sẽ
chuẩn, chữ nhập trong bản vẽ là thẳng đứng (0°) hoặc nghiêng với phương thẳng
đứng một góc 15°.
_Backwards
Nếu check chọn thì chữ sẽ đối xứng gương theo phương thẳng đứng.
_Upside-down
Chữ sẽ đối xứng gương theo phương ngang.
_Set Current
Đặt kiểu chữ đang chọn là hiện hành.
_New
Tạo kiểu chữ mới.
_Delete
Xóa kiểu chữ.
a. Tạo kiểu chữ
Command: Style  (hoặc ST )
Xuất hiện hộp thoại Test Style
Để tạo mới một kiểu chữ (text style), trong hộp thoại Text Style chọn New
=> Xuất hiện thoại New Text Style
Trong ô soạn thảo Style Name ta nhập tên kiểu chữ mới sau đó nhấp OK.
Trở lại hộp thoại Text Style
_Chọn lại kiểu chữ vừa tạo
_ Chọn Font chữ (thường chọn Arial).
_Chọn kiểu chữ (thường chọn Regular) Nhập chiều cao chữ (H2.5, H3.5,H5.0,...)
_ Chọn Apply
_ Chọn Close để đóng hộp thoại.

b. Hiệu chỉnh kiểu chữ


Trong AutoCAD Mechanical cung cấp các lệnh để gọi
trực tiếp các kiểu chữ với chiều cao cho trước (H2.5,
H3.5, H5.0 và H7.0) nhằm rút ngắn được thời gian
hoàn thành bản vẽ, mặc định những lệnh này sẽ sử
dụng kiểu chữ (Text style) là Standard. Vì vậy, muốn
sử dụng những công cụ này ta chỉ việc hiệu chỉnh lại
kiểu chữ Standard
10.2 Nhập dòng chữ vào bản vẽ - Lệnh Single Line Text
Lệnh Single Line Text cho phép nhập các dòng chữ vào trong bản vẽ. Trong một
lệnh Single Line Text có thể nhập nhiều dòng chữ nằm ở các vị trí khác nhau, các
dòng chữ này sẽ xuất hiện trên màn hình khi ta nhập từ bàn phím.
Gọi lệnh Single Line Text bằng các cách sau:
_Cách 1: Annotate panel/ Multiline Text/ Single Line Text
_Cách 2: Command line => Nhập Text  (Hoặc DT )
Command: DT 
Current text style: "Standard" Text height: 2.5 Anotation: No Specify start point of
text or [Justify/Style];
- Chọn điểm căn lề trái (Hoặc điểm bắt đầu dòng chữ)
Specify height <2.5>:
- Chiều cao dòng chữ. Theo tiêu chuẩn chiều cao chọn theo tiêu chuẩn và có giá trị
là 2.5; '3.5; 5; 7; 10; 14mm.
Specify rotation angle of text <0>:
- Nhập góc nghiêng của dòng chữ.
Specify rotation angle of text <0>:
- Nhập dòng chữ từ bàn phím
Specify rotation angle of text <0>:
- Tiếp tục nhập hoặc ấn Enter để kết thúc
Lưu ý: cần chú ý là ta nên kết thúc lệnh Text bằng phím Enter. Nếu sử dụng ESC
thì sẽ huỷ bỏ lệnh vừa thực hiện.
10.3 Nhập đoạn văn bản - Lệnh Multiline Text
Lệnh Multiline Text cho phép tạo một đoạn văn bản được giới hạn bởi đường biên là
khung hình chữ nhật. Đoạn văn bản này là một đối tượng của AutoCAD Mechanical
Gọi lện Multiline Text bàng các cách sau:
Cách 1: Annotate panel/ Multiline Text/ Multiline Text...
Cách 2: Command line => Nhập Mtext  (hoặc T  )
Command: T 
MTEXT Current text style: "Standard" Text height: 2.5 Anotation: No Specify first
corner:
- Chọn điểm gốc thứ nhất của đoạn văn bản.
Specify opposite corner or [Height/Justify/Line
spacing/Rotation/Style/Width/Columns]:
- Chọn điểm gốc đối diện của đoạn văn bản.
Xuất hiện hộp thoại Text Formatting

Bạn có thể nhập văn bản vào như hình:


Tab Text Editor:
Một số tính năng chính của hộp thoại Text Formatting

10.4 Hiệu chỉnh văn bản - Lệnh TextEdit.


Lệnh TextEdit hoặc DDEdit (Dynamic Dialog Edit) cho phép thay đổi nội dung
dòng chữ và các định nghĩa thuộc tính (Attribute Definitions). Ta có thể gọi lệnh
hoặc nháy kép vào dòng chữ cần hiệu chỉnh (hoặc click chuột phải chọn Edit) sẽ
xuất hiện hộp thoại Edit Text.
Command: DDEdit 
Select an annotation object or [Undo]: -
Chọn dòng chữ cần thay đổi nội dung
Tùy vào văn bản được tạo bởi lệnh Single Line Text hoặc Multiline Text sẽ xuất
hiện hộp thoại tương ứng cho phép hiệu chỉnh nội dung
Hoặc định dạng của văn bản
Sau khi hiệu chỉnh văn bản, dòng nhắc
“Select an annotation object or [Undo]: ”
Liên tục xuất hiện cho phép ta chọn tiếp dòng chữ khác để hiệu chỉnh, muốn kết
thúc ấn Enter.
10.5 Chèn các chú thích
Các chú thích là các đối tượng được sử dụng để mô tả bản thiết kế như: độ
nhám bề mặt, ký hiệu mối ghép hàn... Trong AutoCAD Mechanical có một số tiện
ích liên quan đến các dòng chú thích cho chi tiết như:
• Ghi dòng chú thích bằng lệnh Leader Note (Amnote)
• Ghi độ nhám bề mặt bằng lệnh Surface Texture (Amsurfsym)
• Ký hiệu mối hàn bàng lệnh Welding Symbol (Amweldsym)
• Ký hiệu độ côn, độ dốc bằng lệnh Taper & Slope (Amtapersym)
• Ký hiệu mặt chuẩn bằng lệnh Datum Identifier (Amdatumid)
• Ghi dung sai vị trí bằng lệnh Feature Control Frame (Amfrcframe)...
Các lệnh này có thể gọi ra ở Tab Annotate (Ribbon) hoặc Menu Annotate (Classis)
hoặc dùng thanh công cụ AmSymbol

a. Lệnh ghi chú thích – leader note


Sử dụng lệnh Amnote để tạo ký hiệu chú thích nhiệt luyện và độ rắn bề mặt cho
trục hoặc các chú thích khác
Gọi lệnh bằng cách sau:
• Menubar/Annotate/Leader Note
• Gõ lệnh Amnote
• Click vào biểu tượng

Lệnh Leader Note yêu cầu ta


chọn đối tượng để chú thích, ta có
thể chọn trực tiếp lên đối tượng
hoặc click chọn một điểm bất kỳ
trên, màn hình
Ký hiệu về đầu mũi tên và
chiều cao chữ được quy định bằng
lệnh Options (chương 3 - mục 2.2)
trang Am: Standard/ Standard
Elements/ Note
Command: Amnote 
Select object to attach or [rEorganize/Library]:
- Chọn đối tượng trên bản vẽ để gắn ký hiệu
Specify start point:
- Chọn điểm bắt đầu cho đường dẫn chú thích
Specify next point or [Symbol/startPoint] <Symbol>:
- Chọn điểm tiếp theo của đường dẫn
Specify next point or <Symbol>:
- Tiếp tục chọn điểm tiếp theo của đường dẫn hoặc Enter để ghi chú thích.
Xuất hiện hộp thoại. Node Symbol

b. Ghi ký hiệu độ nhám - Lệnh Surface Textur


Sử dụng lệnh Surface Texture để tạo ký hiệu độ nhám lên bề mặt chi tiết
Gọi lệnh Surface Texture bằng các cách sau:
• Menubar/Annotate/Symbol/Suface Texture
• Gõ lệnh Amsurfsym
• Click vào lệnh

Lệnh Surface Texture yêu cầu ta chọn đối tượng để chú thích, ta có thể chọn trực
tiếp lên đối tượng hoặc click chọn một điểm bất kỳ trên màn hình .
Ký hiệu về dấu nhám, đầu mũi tên và chiều cao chữ được quy định bằng lệnh
Options (chương 3 - mục 2.2) Am: Standard/ Standard Elements/ Surface Texture.
Command: Amsurfsym 
Select object to attach or [rEorganize/Library]:
- Chọn đối tượng trên bản vẽ để gắn ký hiệu
Specify start point:
- Chọn điểm bắt đầu cho đường dẫn chú thích Specify next point or
[Symbol/startPoint] <Symbol>:
- Chọn điểm tiếp theo của đường dẫn hoặc Enter để chọn hướng đặt dấu ký hiệu
(Select side)
Specify next point or <Symbol>:
Tiếp tục chọn điểm tiếp theo của đường dẫn hoặc Enter để ghi kí hiệu độ nhám.
Nhập ký hiệu độ nhám hoặc các yêu cầu về công nghệ và chọn OK để kết thúc
lệnh
10.6 Bài tập áp dụng
Sử dụng lệnh đã học vẽ chi tiết sau. Ghi đầy đủ kích thước và các ký hiệu sai lệch
hình dáng, vị trí.
CHƯƠNG 11: QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THEO LỚP (LAYER) TRONG AUTOCAD
MECHANICAL
Trong các bản vẽ CAD, các đối tượng có cùng chức năng thường được nhóm
thành lớp (Layer). Ví dụ lớp các đường nét chính, lớp các đường tâm, lớp ký hiệu
mặt cắt, lớp lưu các kích thước, lớp lưu văn bản... Mỗi lóp ta có thể gán các tính chất
như: màu (color), dạng đường (Linetyle), chiều rộng nét vẽ (lineweight). Ta có thể
hiệu chinh các trạng thái của lớp: mở (On), tắt (Off), khoá (Lock), mở khoá (Unlock),
đóng băng (Freeze) và tan băng (Thaw) các lớp để cho các đối tượng nằm trên lớp
đó xuất hiện hoặc không xuất hiện trên màn hình hoặc trên giấy vẽ.
Các tính chất ta có thể gán cho từng đối tượng., Tuy nhiên để dễ điều khiển các tính
chất đối tượng trong bản vẽ và khi in ta nên gán các tính chất cho lớp. Khi đó các
tính chất này có dạng Bylayer. Khi thực hiện lệnh vẽ một đối tượng nào đó, ví dụ vẽ
đường tâm thì ta gán lớp có tính chất đường tâm (ví dụ lóp Đường - tâm) ià hiện
hành (current) và thực hiện lệnh Line để vẽ, đoạn thẳng vừa vẽ sẽ có tính chất của
lớp Đường - tâm.
Số lớp trong một bản vẽ không giới hạn, tên lóp thường phản ánh nội dung của các
đổi tượng nằm trên lớp đó. Mỗi khi khởi động AutoCAD Mechanical, mặc định sẽ có
một lớp 0 là hiện hành, lóp này không thể xóa (chỉ có thể hiệu chỉnh). Ngoài ra khi
chúng ta gọi các chi tiết tiêu chuẩn (như trục, bánh răng, bulông, đai ốc, đường
centerlinr, đường zig-zag...) AutoCAD Mechanical sẽ gọi thêm các Layer mặc định
của chi tiết bổ xung vào các Layer do chúng ta tạo ra.
Các Layer này được tiêu chuẩn hóa và được đặt tên sẵn:
• Lớp AM_0 đến lớp AM_12, ngoại trừ lớp AM_9 được tắt, được gọi là các lớp làm
việc (working layers).
• Các lớp chứa chi tiết tiêu chuẩn {Standard parts) và các lóp AM_0N đến lớp AM9N.
• Các lớp riêng lẻ cho đường bao bản vẽ (lớp AM_BOR), đòng mô tả chi tiết (lớp
AM_PAREF), construction lines (lớp AM_CL), centerline (AM_7), đường zig-zag
(AM_4), (viewports (lớp AM_VIEW) và không nhìn thấy (lớp AMJNV).

11.1. Tạo và quản lý các lóp - Lệnh AmLayer


Gọi lệnh AMLayer bằng các cách sau:
• Menubar/Format/Mechanical Layer Manager
• Gõ lệnh Amlayer

Command: AmLayer 
Xuất hiện hộp thoại Mechanical Layer Martag
Các chức năng chính của hộp thoại Mechanical Layer Manager.
New: Tạo một lớp mới

Delete: cho phép xóa lớp đã tạo. Tuy nhiên trong một số trường hợp lớp được
chọn không được xóa. Các lớp không được xóa bao gồm: lóp 0, lớp hiện hành,
các lớp bản vẽ tham khảo ngoài, các chi tiết chuẩn, lớp chứa các đối tượng vẽ
hiện hành.

Set Current: Gán một lớp được chọn làm hiện hành, khi sử dụng các
lệnh vẽ sẽ dùng lớp này.

On/ Off : Lựa chọn cho phép mở (On) hoặc tắt (Off) lớp. Khi một lóp được tắt
thì cá đối tượng nằm trên lớp đó không hiện trên màn hình. Các đối tượng của lớp
được tắt vẫn có thể được chọn nếu như tại dòng nhắc “Select Object” của lệnh
hiệu chỉnh (Erase, Move, Copy,...) ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng.

Thaw/ Freeze: Lựa chọn cho phép đóng băng (Freeze) hoặc làm tan băng
(Thaw) lớp trên tất cả các khung nhìn. Các đối tượng của lớp đóng băng không
xuất hiện trên màn hình và ta không thể hiệu chỉnh các đối tượng (không thể chọn
đối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All). Trong qua trình tái hiện bản vẽ
bằng lệnh Regen, Zoom... các đối tượng của lớp đóng băng không tính đến và
giúp cho qua trình tái hiện được nhanh hơn. Lóp hiện hành không thể đóng băng.
Lock/ Unlock : Lựa chọn cho phép khoá (Lock) hoặc mở khoá (Unlock) cho
lóp. Đối tượng của lớp bị khoá sẽ không hiệu chỉnh được, tuy nhiên ta vẫn thấy trên
màn hình và có thể in chúng ra được.
Color
Dùng để gán hoặc đổi màu sắc cho các lớp.
Linetype
Dùng để gán hoặc đổi dạng đường nét cho các lớp.
Lineweight
Dùng để gán hoặc đổi chiều rộng nét in cho các lớp.
Plot Style
Lựa chọn cho phép in hoặc không in ra giấy cho các lớp
Lưu ý: ta vẫn có thể sử dụng hộp thoại Layer Properties Manager để tạo và quản lý
đối tượng như trong AutoCAD Mechanical bằng cách gọi lệnh từ thanh công cụ
Layer hoặc nhập lệnh Layer (LA), các chức năng tương tự như hộp thoại
Mechanical Layer Manager

Trước khi vẽ một đối tượng ta nên chọn trước một lớp làm hiện hành, để các đối tượng
sau khi vẽ có tính chất của lớp này. Ngoài cách dùng hộp thoại Mechanical Layer
Manager để chọn lớp là hiện hành ta còn có thể thay đổi bằng thanh công cụ Object
Properties.
11.2. Các lệnh liên quan đến dạng đường.
a. Nhập dạng đường vào bản vẽ - Lệnh Line type
Thông thường khi bắt đầu bản vẽ thì trong hộp thoại Layer Properties Manager chỉ có
một số dạng đường nhất định. Để gọi những dạng đường từ trong thư viện của
AutoCAD Mechanical vào trong bản vẽ hiện hành ta sử dụng theo cách như sau:
Command: Linetype  (LT )
Xuất hiện hộp thoại linetype Manager

Để gọi thêm các dạng đường vào bản vẽ, chọn Load
Xuất hiện hộp thoại Line Manager
Trên hộp thoại Load or Reload Linetype ta chọn dạng đường cần tải về bản vẽ và
chọn OK.
b. Định tỷ lệ cho dạng đường - Lệnh LTScale.
Các dạng đường không liên tục như: HIDDEN, DASHDOT, CENTER... thông
thường có khoảng trống giữa các đoạn gạch liền. Lệnh LTScale dùng để định tỷ lệ
cho dạng đường, nghĩa là định chiều dài cho khoảng trống và gạch liền.
Command: LTScale  (LTS )
LTSCALE Enter new line type scale factor <1.000>:
- Nhập giá trị tỷ lệ (số dương bất kỳ)

11.3. Hiệu chỉnh tính chất đối tượng


a. Thay đổi lóp bằng thanh công cụ Object Properties
Thực hiện theo trình tự như sau
- Chọn các đối tượng bằng Windows hoặc Pickbox, khi đó xuất hiện
các dấu GRIP (ô vuông màu xanh) trên các đối tượng được chọn.
- Trên danh sách kéo xuống
Layer ta chọn lớp cần thay đổi đến
(ví dụ chuyển đối tượng sang lớp
Center line như trong hình).
Bấm phím ESC trên bàn phím để
kết thúc lệnh
b. Thay đổi lóp bằng lệnh Matchprop (Ma)
Lệnh Matchprop dùng đê gán tính chất của đối tượng được chọn đầu
tiên cho các đối tượng được chọn sau đó.
Command: Ma 
Select sourse object:
- Chọn đối tượng có tính chất mong muốn (đối tượng nguồn)
Select distinction object(s) or [Setting]:
- Chọn đối tượng cần thay đổi
Select distination object(s) or [Setting]:
- Tiếp tục chọn đối tượng cần thay đổi hoặc Enter để kết thúc lệnh

11.4. Bài tập áp dụng


Tạo các layer và thực hiện quản lý theo Layer các bản vẽ sau:
CHƯƠNG 12: TẠO LỖ, ĐINH TÁN VÀ CHÓT
Ngoài các chi tiết trong mối ghép ren đã giới thiệu, trong chương này chúng ta tìm hiểu
công cụ để tạo ra các lỗ, đường ren lên chi tiết (Hole). Các lỗ này có thể là lỗ suốt, lỗ
khoan, lỗ ren, đường ren ngoài, rãnh then... Và từ các dạng lỗ này ta có thể tạo ra các
mối ghép như mối ghép ren, mối ghép then, mối ghép đinh tán, hoặc chốt...
12.1. Tạo lỗ và đường ren.
Lệnh tạo lỗ và đường ren có thể gọi ra từ Tap Content (Ribbon) hoặc từ Menu bar:
Content/ Hole/..., hoặc từ thanh công cụ Hole

AutoCAD Mechanical cung cấp cho chúng ta 12 công cụ tạo lỗ và đường ren khác
nhau bao gồm

Lệnh Through Hole (AmTHole2D) - Tạo lỗ suốt

Lệnh Blind Hole (AmBHole) - Tạo lỗ khoan

Lệnh Tapped Through Hole (AmTapTHole2D) - Tạo ren lỗ suốt

Lệnh Tapped Blind Hole (AmTapBHole2D) - Tạo ren lỗ cạn

Lệnh External Thread (AmExThread2D) - Tạo ren trụ ngoài

Lệnh Thread End (AmThreađEnd2D) - Tạo đoạn cuối ren trụ ngoài

Lệnh Counterbore (AmCountb2D) - Tạo lỗ khoét trụ (lỗ bậc)

Lệnh Countersink (AmCounts2D) - Tạo lỗ khoét côn


Lệnh Through Slot (AmTSlot2D) - Tạo rãnh then suốt

Lệnh Blind Slot (AmBSlot2D) - Tạo rãnh then cạn

Lệnh Taper External Thread (AmTapEThread2D) - Tạo đoạn ren côn ngòai.

Lệnh Taper Internal Threađ (AmTapIThread2D) - Tạo đoạn ren côn trong

Trình tự tạo các dạng lỗ hay đường ren tương tự nhau. Dưới đây chúng ta
tìm hiểu một số công cụ điển hình.

a. Tạo lỗ suốt:
Gọi lệnh Though Hole bằng các cách sau:
• Content/Hole/Though Hole
• Gõ lệnh AmTHole2D

Sử dụng lệnh Though Hole để mở hộp thoại Select a Though Hole để chèn lỗ
từ các chi tiết tiêu chuẩn đã cài đặt.
Command: Amthole2D 
Xuất hiện hộp thoại Select a Though Hole.
Chọn dạng tiêu chuẩn lỗ
Lưu ý: đê tạo lô theo đường kính có săn ta nên chọn User Though Hole tại hộp
thoại này
Chon hình chiếu đứng/ chiếu bằng (Front View/ Top View

Xuất hiện dòng nhắc.


Specify insertion point". (Chọn một điểm để chỉ định điểm chèn Pl)
Specify hole length: (Nhập giá trị chiều dài lỗ hoặc chỉ định bằng chuột P2)

Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter ta chọn đường kính lỗ => Finish
Sau khi chèn lỗ, chi tiết có thể có dạng như sau:

b. Tạo ren lỗ cạn


Gọi lệnh
• Content/Hole/Tapped Blind Hole
• Gõ lệnh AmTapBHole2D
Sứ dụng lệnh Tapped Blind Hole đẻ mở hộp thoại Select a Tapped
Blind Hole để chèn đường ren từ các dạng tiêu chuẩn đã cài đặt.
Xuất hiện hộp thoại Select a Tapped Blind Hole.
chọn dạng tiêu chuẩn ren
Chọn hình chiếu đứng/ hình chiếu băng (Front View/ Top View)
Xuất hiện dòng nhắc
Specify insertion point: (Chọn một điểm để chỉ định điểm chèn Pl)
Specify rotation angle <()>: (Chỉ định góc quay của chi tiết P2)
=> Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter ta chọn đường kính danh nghĩa ren
=> Finish

=> Xuất hiện dòng nhắc.


Drag size: (Nhập giá trị chiều dài ren)
Sau khi chèn ren, chi tiết có thể có dạng như sau:

12.2. Tạo đinh tán mũ chỏm cầu - Lệnh Plain Rivet


Gọi lệnh Plain Rivet bằng cách sau:
• Content/Fasteners/Plain Rivet
• Gõ lệnh AmPlRivet2D
Command: AmPlRivet2D 
=> Xuất hiện hộp thoại Select a Plain Rivet.
Chọn dạng tiêu chuẩn đinh tán.
Chọn hình chiếu đứng/ hình chiếu cạnh
Xuất hiện dòng nhắc.
Specify insertion point:
- Chọn một điểm để chỉ định điểm chèn P1
Specify hole length:
- (Nhập giá trị chiều dài đinh hoặc chỉ định bằng chuột P2)
Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter ta chọn đường kính đinh tán
=> Finish

Sau khi chèn đinh tán vào 2 tấm ghép, chi tiết có thể có dạng như sau:

12.3. Tạo đinh tán mũ chìm - Lệnh Countersunk Rivet.


Gọi lệnh Plain Rivet bằng các cách sau :
• Content/Fasteners/Countersunk Rivet
• Gõ lệnh AmCRivet2D
Command: AmCRivet2D 
Xuất hiện hộp thoại Select a Countersunk Rivet
- Trên hộp thoại Select a Countersunk Rivet, ta chọn tiêu chuẩn cho đinh tán, cũng
như hình chiếu của đinh.
- Sau đó thực hiện tương tự như tạo đinh tán mũ chỏm cầu. Ta có thể có chi tiết
như sau:
12.4. Tao chốt tru - Lênh Cylindrical Pin
Gọi lệnh Cylindrical Pin bằng các cách sau:
• Content/Fasteners/ Cylindrical Pin
• Gõ lệnh : AmCylPin2D
Command: AmCylPin2D 
=> Xuất hiện hộp thoại Select a Cylindrical Pin
Chọn dạng tiêu chuẩn chốt:

chọn hình chiếu đứng/ hình chiếu cạnh


Xuất hiện dòng nhắc:
Specify insertion point'. (Chọn điểm cuối của chốt P1)
Specify rotation angle <0>: (Chỉ định góc quay của chi tiết P2)
Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter : ta chọn đường kính chốt
Finish.

Xuất hiện dòng nhắc


Drag size: (Nhập giá trị chiều dài sơ bộ của chốt, chọn điểm P3), chiều dài chính
thức sẽ được chọn ở hộp thoại Select Part Size
Xuất hiện hộp thoại Select Part Size, ta chọn chỉnh xác kích thước theo tiêu chuẩn
chốt => OK.
Sau khi chèn đinh tán vào 2 tấm ghép, chi tiết có thể có dạng như sau:

12.5. Tạo chốt côn - Lệnh Taper Pin


Gọi lệnh Taper Pin bằng các cách sau:
• Content/Fasteners/ Taper Pin
• Gõ lệnh : AmTaperPin2D
Command: AmTaperPin2D 
Xuất hiện hộp thoại Select a Taper Pin
- Trên hộp thoại Select a Taper Pin, ta chọn tiêu chuẩn cho chốt, cũng như hình
chiếu của chốt.
- Sau đó thực hiện tương tự như tạo chốt trụ.

12.6. Tạo Các chi tiết tiêu chuẩn từ hộp thoại Content Libraries.
Sử dụng lệnh Content Libraries để mở hộp thoại Content Libraries. Từ hộp thoại
này ta có thể gọi tất cả các chi tiết tiêu chuẩn từ trong thư viện được cài đặt sẵn
để chèn vào trong bản vẽ
Gọi lệnh Content Libraries bằng các cách sau:
• Content/Content Libraries
• Gõ lệnh : AmContentLib
Command: AmContentLib 
=> Mở hộp thoại Content Libraries.
Trên hộp thoại Content Libraries, ta chọn tiêu chuẩn cho chi tiết. Tùy
vào lúc cài chương trình ta có thể có các tiêu chuẩn như ISO, DIN,
ANSI, GOST, JIS,…
Chọn dạng chi tiết như Features, Fasteners, Shaft Parts, Steel Shapes
Features: các chi tiết định hình như lỗ, ren, rãnh thoát dao, rãnh then,...

Fasteners: Bulông, đai ốc, vòng đệm, chốt, đinh tán, bạc lót.
Shaft Parts: các chi tiết trên trục như ổ lăn, ổ trượt, vòng hãm, vòng định vị,...

Steel shapes: thép định hình.


12.7. Bài tập áp dụng
Sử dụng lệnh đã học vẽ chi tiết sau. Ghi đầy đủ kích thước và các ký hiệu sai lệnh
hình dạng,vị trí
CHƯƠNG 13 MỐI GHÉP REN.
Trong chương này chúng ta tìm hiểu về lệnh Screw Connection để tạo ra mối ghép
ren để ghép các tấm ghép. Các chi tiết trong mối ghép ren bao gồm: bulông, đai
ốc, vòng đệm và lỗ. Một mối ghép ren phải có ít nhất một trong các chi tiết kể trên.
Mặc khác ta cũng có thể dùng các lệnh như Srew, Nuts, Washer, Hole... để gọi các
chi tiết tiêu chuẩn như bulông, đai ốc, vòng đệm, các dạng lỗ...được cài đặt sẵn từ
trong thư viện AutoCAD Mechanical. Chúng ta có thể gọi các lệnh này từ Tap
Content (Ribbon) hoặc từ Menu bar: Content/Fasteners/...
Khi chèn các chi tiết tiêu chuẩn ta chỉ chọn được một hướng chiếu chính để hiển
thị, muốn bổ sung thêm hướng chiếu còn lại ta dùng lệnh AmPowerView
(Ctrl+Alt+V).
13.1. Tạo các chi tiết tiêu chuẩn trong mối ghép ren
a. Tạo Bulông/ Vít - Lệnh Screw
Sử dụng lệnh Screw để vẽ vít hoặc bulông từ các chi tiết tiêu chuẩn đã cài đặt.
Gọi lệnh Screw băng các cách sau:
• Content/Fasteners/Screw
• Gõ lệnh AmScew2D
Command: AmScrew2D 
Xuất hiện hộp thoại Select a Srew
• Chọn dạng bulông
Chọn dạng tiêu chuẩn

Chọn hình chiếu đứng/ chiếu cạnh... (Front View/ Side View...)
Xuất hiện dòng nhắc
Specify insertion point: (Chọn một điểm để chỉ định điểm chèn)
Specify rotation angle <0>: (Chỉ định góc quay bằng cách sử dụng chuột hoặc nhập
giá trị)
Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter ta chọn kích thước bulông => Finish

=> Xuất hiện dòng nhắc


Drag size: (Nhập giá trị chiều dài bulông)
Sau khi chèn chi tiết và dùng thêm lệnh AmPowerView
(Ctrl+Alt+V) để bổ sung thêm hướng chiếu ta, chi tiết có dạng như
sau:
b. Tạo đai ốc - Lệnh Nut
Sử dụng lệnh Nut để vẽ đai ốc từ các chi tiết tiêu chuẩn đã cài đặt.
Gọi lệnh Nut bằng các cách sau:
• Content/Fasteners/Nuts
• Gõ lệnh AmNut2D

Command: AmNut2D 
Xuất hiện hộp thoại Select a Srew
Chọn dạng bulông

Chọn dạng tiêu chuẩn:


Chọn hướng chiếu:

Xuất hiện dòng nhắc


Specify insertion point: (Chọn một điềm để chỉ định điểm chèn)
Specify rotation angle <0>: (Chỉ định góc quay bàng cách sử dụng chuột hoặc nhập
giá trị)
=> Xuất hiện hộp thoại Nominal Diameter ta chọn kích thước bulông
Sau khi chèn chi tiết và dùng thêm lệnh AmPowerView (Ctrl+AIt+V) để bổ xung
thêm hướng chiếu, chi tiết có dạng như sau:

c. Tạo vòng đệm - Lệnh Washer


Sử dụng lệnh Amwasher để chèn vòng đệm từ các chi tiết chuẩn đã cài đặt
• Content/Fasteners/Washers
• Gõ lệnh AmWasher2D

Command: AmWasher2D 
Xuảt hiện hộp thoại Select a Washer
Chọn dạng vòng đệm.
Chọn dạng tiêu chuẩn:

Chọn hình chiếu đứng, chiếu bằng


Sau khi chèn chi tiết và dùng
thêm lệnh AmPowerView
(Ctrl+Alt+V) để bổ sung
thêm hướng chiếu ta, chi tiết
có dạng như sau

13.2. Chèn mối ghép ren - Lệnh Screw Connection


Lệnh Screw Connection được sử dụng để chèn mối ghép ren vàc các tấm ghép
và có thể tính toán toàn bộ mối ghép ren. Phụ thuộc vàc hình chiếu được chọn
ta có trình tự chèn mối ghép ren khác nhau, trong khi chèn ta có thể tính toán
mối ghép ren.
Gọi lệnh Screw Connection bằng các cách sau:
• Content/ Screw Connection
• Gõ lệnh AmScrewCon2D
a. Chèn mối ghép ren giữa haỉ tấm thép không có khe hở
Ta thực hiện chèn mối ghép ren giữa hai tấm ghép theo trình tự:
Command: AmScrewCon2D
=> Xuất hiện hộp thoại Screw Connection - Front View
Trên hộp thoại Screw Connection, ta chọn các chi tiết muốn chèn vào mối ghép ren
hoặc chọn nút Back đế gọi các mối ghép ren đã sử dụng
Chọn đường kính danh nghĩa của mối ghép ren. => Next
Lưu ý: bạn có thể chọn thêm các vòng đệm cũng như đai ốc bằng cách click
chuột vào biều tượng trong hộp thọai. Khi bạn click chuột vào thì phần mềm sẽ xuất
hiện hộp thoại mới. các tùy chọn trong hộp thoại này các bạn làm tương tự như tạo
mối ghép ren, vòng đệm ở mục trên.

Specify insertion point of first hole: (Chọn điểm chèn PI)


Specify endpoint of first hole: (Chọn điểm cuối của lỗ thứ nhất P2)
Specify endpoint of second hole [Gap between holes]: (Chọn điểm cuối của lỗ thứ
hai P3)
=> Xuất hiện hộp thoại Screw Connection New Part Front View – Front View
Kiểm tra các thông số mối ghép => Next
=> Xuất hiện hộp thoại Screw Assembly Grip Represention - Front View
Chọn hình thức hiển thị mối ghép => Finish
Sau khi chèn mối ghép vào hai tấm ghép, chi tiết có dạng như sau

b. Chèn mối ghép ren giữa hai tấm ghép có khe hở


Command: AmScrewCon2D 
Xuất hiện hộp thoại Screw Connection - Front View
• Trên hộp thoại Screw Connection, ta chọn các chi tiết muốn chèn vào mối ghép
ren hoặc chọn nút Back để gọi các mối ghép ren đã sử dụng.
• Chọn đường kính danh nghĩa của mối ghép ren => Next
=> Xuất hiện dòng nhắc
Specify insertion point of first hole: (Chọn điểm chèn PI)
Specify endpoint of first hole: (Chọn điểm cuối của lỗ thứ nhất P2)
Specify endpoint of second hole [Gap betvi’een holes]: G  (lựa chọn Gap)
Specify endpoint of Gap: (Chọn điểm cuối của khe hở P3)
Specify endpoint of second hole: (Chọn điểm cuối của lỗ P4)
=> Xuất hiện hộp thoại Screw Connection New Part Front View – Front View
• Kiểm tra các thông số mối ghép => Next
=> Xuất hiện hộp thoại Screw Assembly Grip Represention - Front View
• Chọn hình thức hiển thị mối ghép => Finish.
13.3. Bài tập áp dụng
Sử dụng lệnh đã học vẽ chi tiết sau. Ghi đầy đủ kích thước và các ký hiệu sai lệnh
hình dáng, vị trí
CHƯƠNG 14: THIẾT KẾ TRỤC, BÁNH RĂNG VÀ CÁC CHI TIẾT
TRÊN TRỤC.
AutoCAD Mechanical cung cấp cho ta một công cụ để thiết kế các chi tiết dạng
tròn xoay đối xứng là Shaft Generator. Với công cụ này ta có thể vẽ và hiệu chỉnh,
sao chép và xóa các đoạn trục, bánh răng, đồng thời chèn các chi tiết tiêu chuẩn
một cách nhanh chóng so với các công cụ vẽ thông thường.
Ngoài các đoạn trục như hỉnh trụ và côn, bạn có thể vẽ các đoạn trục vát phẳng,
đoạn trục có ren. báng răng và đoạn trục định hình. Ngoài ra bạn còn có thể vẽ
đoạn trục bị cắt hoặc vẽ rãnh, góc lượn và vát mép.
Công cụ Shaft Generator còn có thể tạo ra các hình chiếu cạnh, hình cắt của trục
một cách tự động. Đồng thời ta có thể chèn các chi tiết tiêu chuẩn như then, ổ
trượt, ố lăn, vòng đệm, vòng chắn dầu, đai ốc hãm...
14.1. Giới thiêu hôp thoai Shaft Generator - Lênh Shaft Generator
Sử dụng lệnh Shaft Generator để vẽ các đoạn trục đối xứng và để tạo các đường
bao trong và ngoài của trục. Ngoài ra ta còn có thế chèn các chi tiết tiêu chuấn lắp
trên trục trong quá trình chèn trục.
• Content/ Shaft Generator
• Gõ lệnh Amshaft2D

Command: Amshaft2d 
Specify Start point or select centerline [New shaft]:
- Chọn điểm bắt đầu đường tâm trục
Specify centerline endpoint
- Chọn điểm kết thúc đường tâm trục (sơ bộ)
=> Xuất hiện hộp thoại Shaft Generator
1. Trang Outer Contour: Vẽ đường bao trục ngoài
2. Trang Left Inner Contour: Vẽ đường đường bao trục trong từ trái.
3. Trang Right Innner Contour: Vẽ đường đường bao trục trong từ phải
Các chức năng chính của hộp thoại Shaft Generator

Cylinder (hàng trên): Chèn đoạn trục trụ sử dụng phương pháp nhập điểm.
Specify other corner point: (Nhập tọa độ điểm góc đối diện

Cylinder (hàng dưới): Chèn một đoạn trục trụ bằng cách nhập kích thước
chiều dài và đường kính đoạn trục
Specify length <12>: (Nhập chiều dài đoạn trục)
Soecifv diameter <25>: (Nhập đường kính trục

và Cone/Slope l:x Có hai phương pháp trên hộp thoại Shaft


Generator để tạo hình dạng đoạn trục côn: Cone và Slope. Cả hai phương pháp
cho phép nhập bằng phương pháp chọn điểm trên màn hình và nhập từ bàn phím,
nhưng phương pháp Slope giúp cho bạn kiểm tra chính xác hơn. Ta có thể định
các kích thước của đoạn trục côn bàng cách nhập bằng bàn phím hoặc sử dụng
hộp thoại.

Thread: Chèn các đoạn trục có rcn.


Khi chọn sẽ xuât hiện hộp thoại Thread
Wrench: Chòm một đoạn trục được vát phẳng. Khi chọn sẽ xuất hiện hộp
thoại Wrcnch Opening. Trên hộp thoại này ta chọn hình dạng và tiêu chuẩn.

Profile: Chèn một đoạn trục định hình. Khi chọn sẽ xuất hiện hộp thoại
Profile.
Gear: Tạo bánh rang than khai trên đoạn trục. khi chọn sẽ xuất hiện trên hộp
thoại Gear. Trên hộp thoại này ta xác định các thông số hình học chủ yếu của bánh
răng.

Groove: Chèn các rãnh vòng vào đoạn trục. Định vị trí rãnh và nhập chiều
rộng cũng như đường kính theo các dòng nhắc sau:
Specify point: (chọn điểm chèn)
Specify length <5>: (nhập chiều rộng)
Specify diameter <50>: (nhập đường kính)

Break: vẽ đường cắt tách trục.

Chamfer: Vát mép đoạn trục.


Select object: (chọn cạnh)
Specify length: (max. 54.01) <2.5>: (nhập chiều rộng mép vát)
Specify Angle (0-83) or [Distance] <45>: (nhập góc vát).
Fillet: Tạo góc lượn giữa các đoạn trục
Select object: (chọn cạnh)
Enter radius (max. 20.45) <2.50>: (nhập bán kính góc lượn)

Hatch: Vẽ mặt phẳng cắt cho nửa trục hoặc cả trục. Khi chọn sẽ xuất hiện
dòng nhắc yêu cầu chọn điểm chèn (điểm trong miền gạch mặt cắt).
Specify Internal point: (chọn điểm trong miền gạch mặt cắt). Xuất hiện hộp thoại
Hatch parameters (chọn toàn bộ hoặc một nửa mặt cắt của trục và nhập các thông
số mặt cắt, khoảng cách spasing và góc angle của các đường măt cắt).

Break Line: Vẽ nét lượn sóng vào đoạn trục khi vẽ hình cắt riêng phần.
Specify point: (chọn điểm)
Specify Length <5>: (nhập chiều rộng)
Section: Vẽ mặt cắt rời cho trục. Khi chọn sẽ xuất hiện các dòng nhắc.
Specify position of cut: (chọn vị trí mặt cắt)
Specify start point of section line: (chọn điểm đầu nét cắt)
Specify end point of section line <symmetrical>: (chọn điểm cuối nét cắt)
Enter letter for sectional view <A>: (nhập tên mặt cắt)
Side of cutting plane: (chọn hướng cắt)
Specify insertion point: (chọn điểm chèn cho hình cắt

Side view: tạo hình chiếu cạnh cho trục.

Std.Parts...Hiển thị hộp thoại Please Select a Part. Khi cho Shaft Generator chèn
các chi tiết như là một đoạn trục. Các chi tiết tiêu chuẩn có thể chèn với trục bao
gồm: ổ lăn (Roller Bearing), ổ trượt (Plain Bearings), then bằng (Parallel Key), then
bán nguyệt (Woodruf Key), vòng hãm (Ciclips/O-rings), phớt chắn dầu (Sheals), vòng
đệm (Shim rings), đai ốc hãm (Shaft Locknut), vòng định vị (Adjusting Rings), lỗ
chống tâm (Center Bores).
Insert
Xác định điếm dầu tiên của đoạn trục mới trên trục sẵn có. Phụ thuộc vào các thiết
lập của cấu hình trục, đoạn trục mới có thế ghi chồng đoạn sẵn có hoặc có thể
chèn giữa hai phân đoạn.
Edit
Hiệu chinh các đoạn trục riêng biệt trên trục. Chức năng này coi như là lệnh A 111
powered it bèn trong lệnh Amshaft2d.
Delete
Xoá một phân đoạn trục. Các phân đoạn trục sau đoạn vừa xóa sẽ tự dịch chuyển
dế tạo kết cấu liên tục cho trục theo hướng chỉ định trên cấu hình. Chức năng này
coi như là lệnh Ampowererase
Copy
Sao chép các đoạn trục, tương tự lệnh Ampowercopy
Note
Dòng mô tả đoạn trục
Select object: (chọn đoạn trục)
Start point: (chọn điểm đầu tiên của dòng mô tả)
Next point <Symboỉ>: (chọn điếm kế tiếp của dòng mô tả) Next point
<Symbol>: (nhấn ENTER sẽ xuất hiện hộp thoại
Undo
Hủy một thao tác vừa thực hiện
Đóng tạm thời hộp thoại đế bạn có thế quan sát chi tiết đã vẽ.
Options
Làm xuất hiện hộp thoại Shaft Generator - Configuration để định lại các thiết lập
cho shaft generator.
14.2. Bài tập áp dụng.

You might also like