Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Mã số Ngày sửa đổi:

Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 1/29 Ngày hiệu lực:

Mục lục:

Tên Mục Trang


I.1. Liên động và bảo vệ hệ thống băng tải than 1

I.2. Liên động máy đánh đống/ phá đống 3


II.1. Hệ thống cân than 4
II.2 Thiết bị tách sắt kiểu băng tải 10
II.3. Thiết bị tách sắt kiểu đĩa 17
II.4. Thiết bị phát hiện kim loại 25
II.6. Thiết bị giám sát độ ẩm 29

1
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 2/29 Ngày hiệu lực:

I. MỘT SỐ LIÊN ĐỘNG BẢO VỆ


I.1. Liên động và bảo vệ hệ thống băng tải than.
1. Liên động với tín hiệu âm thanh:
Liên động với tín hiệu âm thanh có nghĩa là trang thiết bị không thể khởi động khi tín
hiệu âm thanh chưa dừng hay tín hiệu âm thanh phát ra không đủ thời gian
2. Liên động trình tự:
Liên động dùng để ngăn ngừa lỗi logic trong việc khởi động thiết bị cơ khí, tức là các
thiết bị này sẽ được khởi động theo chiều ngược lại với luồng chuyển động của than nguyên và
chúng sẽ được dừng lại cùng hướng với luồng chuyển động của than.
3. Liên động khẩn cấp:
Liên động khẩn cấp có nghĩa là tất cả các thiết bị được liên động theo chiều ngược chiều
dòng than. Trong khi vận hành nếu một thiết bị có lỗi hoặc hỏng hóc nghiêm trọng thì toàn bộ
thiết bị phía trước nó sẽ liên động dừng theo.
4. Nút dừng khẩn cấp “Emergency stop”:
Nút này được đặt trên màn hình điều khiển trong phòng điều khiển trung tâm hoặc tủ
điều khiển tại chỗ của băng 1A/B, ấn vào nút này thì toàn bộ thiết bị trong trình tự sẽ ngừng
ngay lập tức.(Hiện tại phòng ĐKTT chưa có)

5. Công tắc chống lệch hai mức:

Công tắc chống lệch hai mức được lắp đặt cạnh mép nhánh trên băng tải. Công tắc lệch
2 mức (1để cảnh báo, một để cắt điện), cảm biến lưu lượng than nguyên, đồng hồ đo tốc độ
băng tải, chuyển mạch kéo dây 2 hướng, thiết bị bảo vệ băng tải khỏi bị xé theo chiều dọc,
thiết bị phát hiện than nguyên bị nghẽn và thiết bị bảo vệ quá tải động cơ.

a) Chuyển mạch lệch: chuyển mạch lệch của băng tải được lắp đặt cách mép băng tải 50-
100 mm. Giá trị mức lệch thứ nhất được đặt để cảnh báo rằng băng tải va vào chuyển mạch
lệch và bị dịch khoảng 20 mm; giá trị mức lệch thứ hai được thiết lập để dừng lại vì băng tải va
vào chuyển mạch lệch và bị lệch khoảng 100 mm.

6. Cảm biến lưu lượng than:

2
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 3/29 Ngày hiệu lực:

Cảm biến lưu lượng than được đặt phía trên băng tải, dùng để phát hiện sự thay đổi lưu
lượng than bằng cách thay đổi độ nghiêng của lưỡi cao su của thiết bị. (Có trên tất cả các
băng)
7. Thiết bị đo tốc độ băng tải:
Thiết bị đo tốc độ băng tải được lắp đặt bên cạch tang tăng góc ôm gần động cơ băng tải
để đo tốc độ thực tế băng tải. Máy sẽ bắt đầu đưa ra một cảnh báo khi tốc độ di chuyển hiện
thời đạt 0,8 – 0,3 lần tốc độ danh định trong 15 giây liên tục. Sẽ ngừng cảnh báo khi tốc độ di
chuyển hiện thời đạt 0,3 lần tốc độ danh định trong 4 giây liên tục.
8. Thiết bị chống rách dọc băng:

Thiết bị này được lắp đặt phía dưới nhánh mang tải của băng tải trong phạm vi hộp chất.
Khi mẫu than có khối lượng lớn hơn 400 g rơi lên thiết bị này và giá trị tải đầu ra của thiết bị
nhỏ hơn 2kΩ, nó sẽ khởi động thiết bị bảo vệ.

9. Dây Dật sự cố:


Dây dật sự cố được lắp đặt dọc 2 bên các tuyến băng, khi có sự cố nghiêm trọng thì
người vận hành dật mạnh dây lúc này toàn bộ hệ thống sẽ ngừng ngay lập tức.
10. Công tắc chống tắc than:
Công tắc chống tắc than được lắp đặt trong ống chuyển tải gần hộp chất tải. khi than tắc
trong hộp chất tải sẽ tác động thiết bị chống tắc lúc này liên động bảo vệ sẽ tác động ngừng
toàn bộ thiết bị.
11. Thiết bị bảo vệ quá tải động cơ:
Thiết bị này nó sẽ tác động bảo vệ khi giá trị dòng động cơ lớn hơn khoảng 1.1-1.3 lần
dòng định mức.

I.2. Liên động, bảo vệ máy đánh đống/ phá đống (Stacker/reclaimer interlocks )

I.2.1 Nguyên lý hoạt động mạch liên động

Tuỳ theo yêu cầu của chu trình xử lý, mạch liên động điện được nối giữa các thiết bị cấp
cao và các thiết bị cấp thấp, các thiết bị cấp thấp chỉ có thể khởi động sau khi các thiết bị cấp
cao đã khởi động. Ngược lại, khi có ngắt các thiết bị cấp cao xảy ra thì các thiết bị cấp thấp
cũng sẽ được liên động. Để trang bị chức năng giám sát điểm lỗi trên thiết bị, tất cả các cơ cấu

3
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 4/29 Ngày hiệu lực:

liên động đặc trưng hoá bằng biểu tượng cho các chế độ làm việc. Chuyển mạch đảo chiều trên
bệ điều khiển buồng lái có thể tạm thời giải trừ mạch liên động, toàn bộ chu trình cũng như
chức năng liên động được thực thi bởi máy tính ngoại trừ chức năng bảo vệ trong tình trạng
khẩn cấp.

I.2.2 Mô tả cơ chế liên động nói chung

Xe goòng không thể di chuyển khi thiết bị kẹp đường ray bị nới lỏng ra; xe goòng vẫn
không thể di chuyển khi có di dời của gió bão; nó sẽ tự động dừng lại khi tay đòn đỡ băng tải
quay tròn hoặc thay đổi hướng và đập vào giới hạn an toàn.

I.2.3 Liên động giữa máy dồn /gom than và chương trình điều khiển băng tải than. Khi
đang thực hiện chức năng dồn than lên băng tải, hệ thống dồn than của băng tải sẽ liên động
các điểm điều khiển; tương tự như vậy hệ thống gom than cũng sẽ liên động các điểm điều
khiển khi nó đang hoạt động. Máy dồn/gom than phải được điều khiển theo yêu cầu của
phòng điều khiển, được điều khiển theo điều kiện hoạt động của hệ thống trong khi vẫn đảm
nhận yêu cầu dồn và/hoặc gom than. Có một chuyển mạch đảo chiều liên động ở bên trái bàn
điều hành để điều khiển chức năng liên động giữa máy dồn /gom và phòng điều khiển chuyển
tải than.

2.3 Thiết bị bảo vệ máy đánh đống/phá đống

Hệ thống chuyển tải này có chức năng bảo vệ điểm “không”, bảo vệ quá tải, bảo vệ ngắn
mạch, bảo vệ vượt phạm vi, bảo vệ chống va đập cần trục khuỷu, bảo vệ lệch băng tải, bảo vệ
báo cháy và bảo vệ khi làm việc trong điều kiện tốc độ gió lớn v.v...

2.3.1 Thiết bị bảo vệ cơ cấu di chuyển:

a) Liên động thiết bị kẹp đường ray và xe goòng, thiết bị néo xe goòng.

b) Một công tắc giới hạn được đặt trên cả hai đầu cuối của đường ray.

2.3.2 Thiết bị bảo vệ cơ cấu quay

a) Bộ hãm hạn chế góc quay;

b) Bộ hãm mômen quay;

4
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 5/29 Ngày hiệu lực:

c) Bộ hiển thị vị trí góc quay;

2.3.3 Thiết bị bảo vệ cơ cấu nâng :

a) Bộ hãm hạn chế góc nâng;

b) Màn hiển thị vị trí góc;

c) Khi cần cẩu quay qua băng tải, chức năng liên động thông thường sẽ được kích
hoạt để liên động giữa cơ cấu nâng và quay. Nó sẽ được giải phóng trở lại khi hệ thống hoạt
động trong điều kiện bình thường.

II. HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG


II.1. Hệ thống cân than.
Cân than là thiết bị đo khối lượng than vận chuyển trên băng tải có độ chính xác ±1%.
Cân than được lắp đặt trên các băng tải TKV, 3A/B, 8, 9, 2A/B. Ngoài ra cân than còn được
trang bị trên các máy đánh đống, máy phá đống.

Hình 1: Khung băng

5
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 6/29 Ngày hiệu lực:

Hình 2: cảm biến tốc độ băng tải

II.1.1. Sơ đồ cấu tạo cân than.

6
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 7/29 Ngày hiệu lực:

4 3
5

6 7 89

Hình 3: Sơ đồ cấu tạo cân băng


Chú thích:
1. Khung băng 6. Thanh chống dao động ngang.
2. Nhánh trên băng tải. 7. Khung cân (phần tĩnh)
3. Cảm biến tốc độ băng tải 8. Cảm biến lưu lượng (4 chiếc)
4. Khung cân (Phần động) 9. Thanh chống dao động dọc
7
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 8/29 Ngày hiệu lực:

5. Nhánh dưới băng tải


II.1.2. Nguyên lý làm việc của cân than:
Khung cân cảm nhận khối lượng trên một đơn vị chiều dài băng và chuyển thành tín
hiệu đưa về bộ vi xử lý (kg/m). Cùng lúc đó thiết bị chiều dài băng tải đưa ra được chiều dài
của băng sau một khoảng thời gian vận hành. Hai tín hiệu này được đưa về bộ vi xử lý, đồng
thời để tính ra được lượng than vận chuyển trên băng sau một khoảng thời gian.(Bộ VXL đặt
trong tủ điều khiển ở gần thiết bị cân than)
II.1.3. Chế độ vận hành:
Cân băng được thiết lập với chế độ vận hành tự động, nó được liên động với hệ thống
băng tải, khi băng tải có cân than được kích hoạt thì cân băng cũng được khởi động theo và
khi băng tải dừng thì cân cũng dừng theo.
II.1.4. Các bước kiểm tra trước và trong khi vận hành cân băng:
1. Các bước kiểm tra trước khi vận hành:
- Khung cân chắc chắn, nguyên vẹn không có tạp chất trên máy đo.
- Con lăn cân nguyên vẹn, quay linh hoạt, không kẹt than.
- Băng tải phải tiếp xúc tốt, con lăn không ở trạng thái treo trong không khí.
- Không bị tắc than và lẫn tạp vật giữa máy đo và băng tải than.
- Bộ quang điện, cảm biến tốc độ nguyên ven, dây điện chắc chắn và tin cậy.
- Tay đòn của cảm biến tốc độ nâng hạ linh hoạt, bánh xe của cảm biến không bị tắc
than, và tiếp xúc tốt với băng tải than.
- Hiển thị đúng lượng than trên màn hình máy tính, dung lượng tiêu chẩn đặt ở vị trí “0”.
- Các bulông cảm biến siết chặt và đúng vị trí
2. Các bước kiểm tra cân than trong khi vận hành:
- Đối với nhân viên trực tại phòng điều khiển trung tâm luôn theo dõi các tín hiệu cân
than trên màn hình điều khiển (Dòng, nhiệt độ, hiển thị cân than…) và ghi vào sổ nhật ký vận
hành.
- Đối với nhân viên vận hành tại chỗ, theo dõi các bộ phận của cân than định kỳ để phát
hiện và xử lý kịp thời những bất thường (Tiếng ồn lạ từ con lăn, con lăn bị kẹt, cảm biến tốc
độ không quay, khung cân có bị lỏng không…)
II.1.5. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục với cân than:

8
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 9/29 Ngày hiệu lực:

1. không có tín hiệu cân than.


a) Nguyên nhân:
- Dây cáp nguồn bị đứt, tiếp xúc không tốt.
- Bộ vi xử lý, PLC bị lỗi.
b) Cách khắc phục:
- Kiểm tra dây điện nguồn bộ VXL, PLC.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng sửa chữa.
2. Cân than không thay đổi khối lượng than.
a) Nguyên nhân:
- Cảm biến lưu lượng không tiếp xúc với băng tải.
- Cảm biến đo tốc độ băng tải không quay.
- Bộ VXL bị lỗi.
b) Cách khắc phục:
- Kiểm tra cảm biến lưu lượng than đảm bảo tiếp xúc tốt với băng tải:
- Kiểm tra cảm biến đo tốc độ băng tải đảm bảo tiếp xúc tốt với băng tải và không
bị kẹt.
- Liên hệ với nhân viên bảo dưỡng sửa chữa
II.1.6. Các biện pháp an toàn khi làm với cân băng:
Cân băng là thiết bị phụ khi lắp đặt trên một tuyến băng tải nên yêu cầu nhân viên vận
hành, sửa chữa phải tuân thủ các yêu cần an toàn về bảo hộ lao động.
II.2 Thiết bị tách sắt kiểu băng tải.
Thiết bị tách sắt kiểu băng tải lắp đặt trên các băng tải 7, 10 để loại bỏ sắt lẫn trong than
vận chuyển trên băng tải tránh gây rách băng, hỏng băng tải.

9
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 10/29 Ngày hiệu lực:

Hình 3: Thiết bị tách sắt kiểu băng tải

II.2.1. Sơ đồ cấu tạo.

10
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 11/29 Ngày hiệu lực:

4 3 2 1

5
10

Hình 4: Thiết bị tách sắt


Chú thích:
1. Khung băng tải. 6. Thùng chứa sắt.
2. Băng tải tách sắt. 7. Hộp đỡ tải
3. Cơ cấu treo thiết bị tách sắt. 8. Băng tải than.
4. Khung dầm treo thiết bị tách sắt. 9. Cơ cấu căng băng tải
5. Cơ cấu dẫn động băng tải tách sắt 10. Nam châm
II.2.2. Thông số kỹ thuật thiết bị tách sắt kiểu băng tải

Kiểu và kết cấu RCD-12T2 băng tải tách sắt PDC-12T2 nam châm

Chiều cao khung 350mm 350mm

11
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 12/29 Ngày hiệu lực:

Chiều rộng băng tải 1200mm 1200mm

Độ dày vật liệu <300mm <300mm

Công suất nguồn 17,5kW 17,5kW

Điện áp nguồn 513V 513V

Cường độ điện trường 120MT 120MT

Tải trọng thiết bị cảm ứng 0,1÷45kg 0,1÷45kg

Kích thước bao 3270x1950x1280mm Ф1750x945mm

Vận tốc băng tải 2,5m/s 2,5m/s

Công suất động cơ dẫn động 4kW

Nhiệt độ cho phép 1150C 1150C

Số lượng 2 2

Tải trọng một chiếc 6800kg 4900kg

Phương pháp điều khiển Tại chỗ/từ xa Tại chỗ/từ xa


II.2.3. Nguyên lý làm việc:
Sau khi phát tín hiệu khởi động thiết bị tách sắt sẽ phát ra tín hiệu báo động. Sau đó nam
châm điện được kích thích và hút kim loại, băng tải xả kim loại cũng bắt đầu chạy. trong quá
trình than đổ xuống ống, truyền tải tách sắt sẽ được hút về phía nam châm và bám trên bề mặt
băng tải. Khi băng tải chuyển động tịnh tiến, sắt sẽ tịnh tiến theo băng tải tách sắt rồi rơi
xuống thùng chứa sắt khi hết giới hạn từ tính của nam châm.
II.2.4. Cách chế độ vận hành:
Thiết bị tách sắt kiểu băng tải được trang bị hai chế độ vận hành là chế độ vận hành tại
chỗ và chế độ vận hành tự động.
1. Chế độ vận hành tại chỗ:
a) tủ điều khiển tại chỗ:
Hình 5: Tủ điều khiển tại chỗ thiết bị tách sắt kiểu băng tải

12
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 13/29 Ngày hiệu lực:

Power indicator

V 400 600 A 30 40 50

200 20
10
0 0

Start Excitation Excitation Stop Excitation

Belt Start Belt running Belt Stop

Overtamp Alarm
Spot 0 Remote
operation control
0
C

13
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 14/29 Ngày hiệu lực:

Chú thích:
- Power indicator: chỉ thị nguồn.
- V: Vôn kế
- A: ampe kế
- Start Excitation: Khởi động kích thích nam châm (Đèn Excitation sáng)
- Stop Excitation: Dừng kích thích nam châm
- Belt start: Khởi động băng tải tách sắt (Đèn running sáng)
- Belt stop: Dừng băng tải tách sắt.
- Spot operation: Vận hành tại chỗ.
- Remote control: Điều khiển từ xa.
- “0” Vị trí trung gian
- Overtemp Alarm: Báo động quá nhiệt
b) Chế độ vận hành tại chỗ:
Chế độ này được được thực hiện bởi nhân viên vận hành tại chỗ. Người điều khiển xoay
công tắc lựa chọn chế độ vận hành trong tủ điều khiển tại chỗ đưa về vị trí “Spot operation”.
Lúc này toàn bộ thao tác vận hành được tiến hành tại tủ điều khiển tại chỗ, người vận hành ấn
nút “Start Excitation” hoặc “Stop Excitation” để kích thích hoặc ngừng kích thích nam châm
hút sắt sau đó ấn nút “Belt Start” hoặc “Belt Stop” để khởi động hoặc dừng động cơ băng tải
tách sắt. Ở chế độ này mọi liên động trình tự, liên động tự động đều được dỡ bỏ.
2. Chế độ vận hành tự động:
Người vận hành tại chỗ chuyển công tắc lựa chọn chế độ trong tủ điều khiển tại chỗ về
vị trí “Remote control”. Chế độ vận hành tự động được thực hiện nhờ bộ điều khiển từ xa
trong phòng điều khiển trung tâm. Trong chế độ này người vận hành có thể khởi động hoặc
dừng một nhóm các thiết bị mà nó đã được lập trình sẵn theo một chu trình vận chuyển nhất
14
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 15/29 Ngày hiệu lực:

định để thực hiện việc vận chuyển nguyên liệu bằng cách ấn vào nút “Start” hoặc “Stop” của
chu trình vận chuyển trên màn hình điều khiển ở phòng điều khiển trung tâm mà vẫn bảo đảm
những liên động và bảo về của hệ thống. Lúc này thiết bị tách sắt kiểu băng tải cũng tự động
được kích hoạt. Để cho một trình tự vận chuyển nhiên liệu có thể khởi động thì nó phải được
sẵn sàng, không có một lỗi nào trong trình tự và từng thiết bị riêng lẻ của trình tự.
II.2.5. Các bước kiểm tra trước và trong khi đưa thiết bị tách sắt kiểu băng tải vào
làm việc:
1. Các bước kiểm tra trước khi vận hành tách sắt kiểu băng tải:
- Kiểm tra, đảm bảo cơ cấu treo phải tốt, các bộ phận kết nối không bị lỏng.
- Kiểm tra, đảm bảo việc lắp ráp motor và máy phát hiện kim loại phải tốt không bị lỏng
các lõi điện từ và không bị lỏng cáp.
- Độ căng của băng tải thải kim loại phải phù hợp, băng tải thải kim loại không bị rách,
đứt.
- Các đèn chỉ thị và nút trong tủ điện phải tốt, nguyên vẹn và kim chỉ thị ban đầu của
ampe kế phải là “0”.
- Công tắc chỉ đúng vị trí.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng không có tạp vật giữa băng tải thải kim loại và nam châm.
- Kiểm tra và đảm bảo khe hở giữa băng tải thải kim loại và nam châm không lớn hơn trị
số cho phép.
- Kiểm tra độ bôi trơn của các bộ phận quay đảm bảo đủ và tốt.
2. Các bước kiểm tra trong khi vận hành tách sắt kiểu băng tải:
- Đối với nhân viên trực tại phòng điều khiển trung tâm luôn theo dõi các tín hiệu của
thiết bị trên màn hình điều khiển ( Dòng, điện áp, nhiệt độ,…) và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
- Đối với nhân viên vận hành tại chỗ, theo dõi các bộ phận của thiết thị định kỳ để phát
hiện và xử lý kịp thời những bất thường (tiếng ồn lạ từ con lăn, động cơ con lăn bị kẹt, băng
tải không quay, nam châm không hút sắt…)
II.2.6. Các lỗi thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục với thiết bị tách sắt
kiểu băng tải:
1. Ngắt mạch trong khi vận hành:
a) Nguyên nhân:
15
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 16/29 Ngày hiệu lực:

- Công tắc nguồn chính bị lỗi.


- Ngắn mạch.
b) Khắc phục:
- Đặt lại vị trí công tắc
- Đặt lại vị trí bộ chỉnh lưu.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Thiết bị tách sắt không kích hoạt:
a) Nguyên nhân:
- Bộ kích hoạt không mở.
- Bộ kích hoạt lỗi.
- Công tắc nguồn bị hỏng.
b) Khắc phục:
- Nỗi lại mạch kích hoạt.
- Kiểm tra dây dẫn mạch nam châm điện.
- Đặt lại vị trí công tắc nguồn.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
3. Dụng cụ đo, đèn tín hiệu không chỉ thị:
a) Nguyên nhân:
- Dụng cụ đo, đèn tín hiệu hỏng.
- Mạch hở.
b) Khắc phục:
- Kiểm tra dụng cụ đo, đèn tín hiệu.
- Kiểm tra mạch, dây dẫn.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
4. Băng tải tách sắt không chuyển động.
a) Nguyên nhân:
- Hệ thống dẫn động lỗi (Khớp nối hỏng, HGT gẫy bánh răng, phanh không
nhả…).
- Kẹt con lăn.
- Cơ cấu căng băng không làm việc.
16
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 17/29 Ngày hiệu lực:

b) Khắc phục:
- Kiểm tra và giải trừ lỗi hệ thống dẫn động.
- Kiểm tra hệ thống con lăn dẫn động.
- Kiểm tra cơ cấu căng băng.
II.2.7. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị tách sắt kiểu băng tải:
Thiết bị tách sắt kiểu băng tải là thiết bị phụ lắp đặt trên một tuyến băng tải nên yêu cầu
nhân viên vận hành, sửa chữa phải tuân thủ các yêu cầu an toàn như đối với băng tải.
II.3. Thiết bị tách sắt kiểu đĩa.
Thiết bị tách sắt kiểu đĩa lắp đặt trên các băng tải 3A/B để loại bỏ sắt lẫn trong than vận
chuyển trên băng tải tránh gây rách, hỏng băng tải.

Hình 4: Thiết bị tách sắt kiểu đĩa


II.3.1. Sơ đồ cấu tạo.
II.3.2. Thông số kỹ thuật.
Kiểu và kết cấu PCD-12T2 nam châm kiểu đĩa
Chiều rộng băng tải 1200mm
Chiều cao khung 350mm
17
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 18/29 Ngày hiệu lực:

Độ dầy vật liệu <300mm


Công suất nguồn 17.5kW
Điện áp nguồn 513V
Cường độ điện trường 120MT
Tải trọng thiết bị cảm ứng 0.1-45kg
Kích thước bao Φ1750X945mm
Vận tốc băng tải 2.5m/s
Công suất động cơ dẫn động 0.4kW
Nhiệt độ cho phép 1150C
Số lượng 2
Tải trọng một chiếc 4900kg
Phương pháp điều khiển Tại chỗ/ Từ xa

Bảng 3: Thông số kỹ thuật thiết bị tách sắt kiểu đĩa

II.3.3. Nguyên lý làm việc:


II.3.3.1 Vận hành tại chỗ:

1. Khởi động và dừng khay tách sắt: dừng tại chỗ hay tại trung tâm điều khiển, chuyển
công tắc điểu khiển về vị trí “Local”, tắt băng tải chuyển mạch vị trí A (hoặc B), ấn
nút di chuyển tách sắt 1#(hay 2#) hoặc di chuyển tách sắt về vị trí băng A (hoặc B),
thiết bị tách sắt được kích thích, tín hiệu khởi động phát ra. Để dừng, ấn nút “Return”,
tách sắt sẽ nhả sắt về vị trí, việc tăng tốc tự động dừng, dừng tín hiệu hút sắt.

2. Khởi động và dừng băng tải tách sắt: dừng tại chỗ hay trung tâm điều khiển, chuyển
công tắc về vị trí “Local”, ấn nút khởi động băng tải trên cabin, băng tải sẽ bắt đầu
vận hành, tín hiệu khởi động phát ra. Sau đó ấn nút tăng tốc trên cabin, công tắc nguồn
xoay chiều KM1 trong cabin, thiết bị tách sắt tăng tốc để hút sắt, tín hiệu phát sáng,
quan sát giá trị dòng và điện áp trên đồng hồ điện.

Nếu bạn muốn dừng, ấn “Stop” trên panel. Thiết bị tách sắt dừng, tín hệu dừng
sáng lên trên panel, điện áp về không. Hoặc ấn “Stop” điều khiển băng tải, băng tải
tách sắt sẽ dừng, đèn tín hiệu phát sáng và bộ ngắt hoạt động.

II.3.3.2. Điều khiển từ xa thiết bị tách sắt

1. Điều khiển từ xa thiết bị tách sắt.

18
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 19/29 Ngày hiệu lực:

a) Dừng tại chỗ hay chuyển công tắc trên panel về vị trí điều khiển trung tâm, phòng
điều khiển nhận tín hiệu điều khiển, tách sắt chuyển về vị trí vận hành tại chỗ. Tín hiệu vận
hành tới băng tải A gửi đi từ trung tâm điều khiển, thiết bị tách sắt 1# sẽ di chuyển ngay lập
tức tới băng tải A và dừng ở đó, kích thích hút sắt.

b) Tín hiệu vận hành tới băng tải B gửi đi từ phòng điều khiển, thiết bị tách sắt 2# di
chuyển ngay lập tức tới băng B và dừng ở đó, kích thích hút sắt, thiết bị điều khiển điện khởi
động, thời gian điều chỉnh 15÷20ph bởi thang đo 0÷7 trên cabin, lúc này chiết áp 0# chỉ giá trị
lớn nhất, khi chiết áp về giá trị nhỏ nhất, thang đo về 0 trong khoảng 2 phút, tách sắt 1# khởi
động trên băng tải B, sau đó dừng kích thích hút sắt. 10 giây sau, thiết bị 2# rời vị trí và dừng
để nhả sắt. Sau đó 2# tới băng tải để hút sắt. Sau khi tín hiệu từ trung tâm điều khiển tắt, thiết
bị tách sắt tự động dừng, trở về vị trí ban đầu và dừng kích thích hút sắt.

c) Trong khi thiết bị tách sắt vận hành trên băng tải A, trung tâm điều khiển sẽ gửi tín
hiệu trên băng tải B. Nếu tách sắt 1# vận hành tại chỗ trên băng A, thì tách sắt 2# sẽ điều
khiển di chuyển đến băng B và kích hoạt hút sắt; nếu 2# vận hành tại chỗ trên băng A, 2# sẽ
quay lại vị trí và dừng hút sắt, sau khi dời vị trí khoảng 20s, nó di chuyển đến băng B và kích
thích hút sắt, trong khi đó 1# di chuyển trên băng A và kích thích hút sắt. Trong khi tách sắt
vận hành xen kẽ trên băng B, phòng điều khiển sẽ gửi tín hiệu trên băng A, nếu 2# vận hành
tại chỗ trên băng B, 1# sẽ di chuyển tới băng A và kích thích hút sắt; nếu 1# đang vận hành tại
chỗ trên băng B, 1# sẽ quay lại vị trí và dừng hút sắt, sau khoảng 20s, nó sẽ di chuyển tới
băng A và kích thích hút sắt; trong khi 2# đang vận hành trên băng B. Sau khi rời tín hiệu từ
trung tâm điều khiển, tách sắt trên sẽ quay lại vị trí và dừng hút sắt, tách sắt còn lại vẫn ở trên
băng tải và tiến tới vận hành xen kẽ.

2. Vận hành tại chỗ cho băng tải tách sắt: dừng tại chỗ hay tác động công tắc SA1 trên
panel ở trung tâm điều khiển về vị trí điều khiển trung tâm, sau khi tiếp nhận tín hiệu sẵn
sàng, phòng điều khiển trung tâm sẽ gửi tín hiệu khởi động, tách sắt sẽ khởi động và kích
thích hút sắt, một thiết bị tách sắt bắt đầu chạy, trung tâm điều khiển sẽ gửi tín hiệu ngược
kích thích băng tải vận hành; nếu phòng điều khiển gửi tín hiệu dừng hay huỷ tín hiệu duy trì
tới trung tâm điều khiển, tách sắt sẽ dừng và băng tải sẽ nhận tín hiệu điều khiển khác từ
phòng điều khiển.

19
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 20/29 Ngày hiệu lực:

II.3.4. Các chế độ vận hành:


Thiết bị tách sắt kiểu đĩa được trang bị hai chế độ vận hành là chế độ vận hành tại chỗ
và chế độ vận hành tự động.
1. Chế độ vậnh hành tại chỗ:
a) Tủ điều khiển tại chỗ:

Power indicator
V 400 600 A 50 75 V 400 600 A 50 75

200 Auto 25 200 Auto 25

0 0 0 0

1. Catching 1. Troley 1. Troley 1. Troley 1. Releasing


Iron forward Stop Return Iron

2. Catching 2. Troley 2. Troley 2. Troley 2. Releasing


Iron forward Stop Return Iron

0
C C
0

1. Overtemp Spot Operation/ Belt A Working/ 2. Overtemp


Alarm Remote Control Belt B Working Alarm

20
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 21/29 Ngày hiệu lực:

Hình 7: Tủ điều khiển tại chỗ thiết bị tách sắt kiểu đĩa
Chú thích:
- V: Vôn kế.
- A: Ampe kế.
- Power indication: Tín hiệu nguồn.
- 1: Tách sắt số 1
- 2: Tách sắt số 2.
- Catching Iron: Chạy thiết bị tách sắt số 1; số 2.
- Troley Forward: Đưa tách sắt vào vị trí hút sắt.
- Troley Return: Lùi tách sắt ra vị trí nhả sắt.
- Releasing Iron: Nhả sắt.
- Troley Stop: Dừng thiết bị tách sắt.
- Overtemp Alarm: Báo động quá nhiệt.
- Spot Operation: Vị trí vận hành tại chỗ.
- Remote Control: Vị trí điều khiển từ xa.
- Belt A Working: Chọn tách sắt hoạt động trên băng tải 3A
- Belt B Working: Chọn tách sắt hoạt động trên băng tải 3B
b) Chế độ vận hành tại chỗ:
Chế độ này được thực hiện bởi nhân viên vận hành tại chỗ. Người điều khiển xoay công
tắc lựa chọn chế độ vận hành trong tủ điện điều khiển tại chỗ về vị trí “Spot Operation”. Lúc
này toàn bộ thao tác vận hành được tiến hành tại tủ điều khiển tại chỗ, người vận hành lựa
chọn vận hành theo băng 3A hoặc 3B rồi ấn nút “Troley Forward” hoặc “Troley Return” Của
thiết bị tách sắt tương ứng để đưa thiết bị vào vị trí hút sắt hoặc lùi ra vị trí nhả sắt. Nút

21
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 22/29 Ngày hiệu lực:

“Troley Stop” Để dừng thiết bị tách sắt. Ở chế độ này mọi liên động trình tự, liên động tự
động đều được dỡ bỏ.
2. Chế độ vận hành tự động:
Ngừơi vận hành tại chỗ chuyển công tắc lựa chọn chế độ trong tủ điều khiển tại chỗ về
vị trí “Remote Control”. Chế độ vận hành tự động được thực hiện nhờ bộ điều khiển từ xa
trong phòng điều khiển trung tâm. Trong chế độ này, người vận hành có thể khởi động hoặc
dừng một nhóm các thiết bị mà nó đã được lập trình sẵn theo một chu trình nhất định để thực
hiện việc vận chuyển nhiên liệu bằng cách ấn vào nút “Start” hoặc “Stop” của chu trình vận
chuyển trên màn hình điều khiển ở phòng điều khiển trung tâm mà vẫn đảm bảo những liên
động và bảo vệ của hệ thống và lúc đó thiết bị tách sắt kiểu đĩa cũng kích thích hoạt động. Để
cho một trình tự vận chuyển nhiên liệu có thể khởi động thì nó phải được sẵn sàng, không có
một lỗi nào trong trình tự và từng thiết bị riêng lẻ của trình tư.
II.3.5. Các bước kiểm tra trước và trong khi vận hành thiết bị tách sắt kiểu đĩa:
1. Các bước kiểm tra trước khi vận hành thiết bị tách sắt kiểu đĩa:
- Kiểm tra, đảm bảo cơ cấu treo phải tốt, các bộ phận kết nối không bị lỏng.
- Kiểm tra, đảm bảo việc lắp ráp motor và máy phát hiện kim loại phải tốt không bị lỏng
các lõi điện từ và không bị lỏng cáp.
- Các đèn chỉ thị và nút trong tủ điện phải tốt, nguyên vẹn và chỉ thị ban đầu của các
đồng hồ đo phải là “0”.
- Công tắc chỉ thị đúng vị trí.
- Kiểm tra cơ cấu dẫn động hoạt động tốt
2. Các bước kiểm tra trong khi vận hành tách sắt kiểu đĩa:
- Đối với nhân viên trực tại phòng điều khiển trung tâm luôn theo dõi các tín hiệu của
thiết bị trên màn hình điều khiển (Dòng, điện áp, nhiệt độ, động cơ…) và ghi vào sổ nhật ký
vận hành.
- Đối với nhân viên vận hành tại chỗ, theo dõi các bộ phận của thiết bị định kỳ để phát
hiện và xử lý kịp thời những bất thường (Tiếng ồn lạ từ động cơ, động cơ con lăn bị kẹt, nam
châm không hút sắt…).
II.3.6. Các lỗi thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục với thiết bị tách sắt
kiểu đĩa:
22
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 23/29 Ngày hiệu lực:

1. Ngắt mạch trong khi vận hành:


a) Nguyên nhân:
- Công tắc nguồn chính không nhả.
- Ngắn mạch.
b) Khắc phục:
- Đặt lại vị trí công tắc.
- Đặt lại vị trí bộ chỉnh lưu.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Thiết bị tách sắt không kích hoạt:
a) Nguyên nhân.
- Bộ kích hoạt không mở
- Bộ kích hoạt lỗi.
- Công tắc nguồn bị hỏng.
b) Khắc phục:
- Nối lại mạch kích hoạt.
- Kiểm tra dây dẫn mạch nam châm điện.
- Đặt lại vị trí công tắc nguồn
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
3. Dụng cụ đo, đèn tín hiệu không chỉ thị:
a) Nguyên nhân:
- Dụng cụ đo, đèn tín hiệu hỏng.
- Mạch hở.
b) Khắc phục:
- Kiểm tra dụng cụ đo, đèn tín hiệu.
- Kiểm tra mạch, dây dẫn.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
4. Thiết bị tách sắt không trở về vị trí thả sắt khi hết thời gian làm việc:
a) Nguyên nhân:
- Cơ cấu dẫn động bị lỗi (Động cơ không có điện, bánh xe dẫn động bị kẹt).
b) Khắc phục:
23
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 24/29 Ngày hiệu lực:

- Kiểm tra hệ thống nguồn động cơ


- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
II.3.7. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị tách sắt kiểu đĩa.
Thiết bị tách sắt kiểu đĩa là thiết bị phụ lắp đặt trên một tuyến băng tải nên yêu cầu nhân
viên vận hành, sửa chữa phải tuân thủ các yêu cầu an toàn như đối với băng tải.
II.4. Thiết bị phát hiện kim loại.
Thiết bị phát hiện kim loại là thiết bị phụ lắp trên các băng tải 3A/B, 6A/B để phát hiện
để loại bỏ sớm kim loại vận chuyển trên băng tránh gây rách băng.
II.4.1. Sơ đồ cấu tạo:

1 2

Hình 8: Thiết bị phát hiện kim loại

Ghi chú:
1. Khung thiết bị phát hiện kim loại.
2. Nhánh mang tải băng tải than.
3. Đầu nối điện cho thiết bị
II.4.2.1. Nguyên lý làm việc:
Thiết bị phát hiện kim loại làm việc dựa vào sự biến thiên điện trường trong phạm vi
điện trường mà nó phát ra. Ở trạng thái bình thường, giữa hai phần khung trên và dưới của
thiết bị tồn tại một điện trường không đổi, khi có kim loại ( hay vật dẫn điện khác) đi qua nó

24
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 25/29 Ngày hiệu lực:

sẽ làm thay đổi điện trường trên. Sự thay đổi này sẽ được báo về trung tâm điều khiển và
đồng thời kích thích thiết bị đánh dấu sau đó kích hoạt liên động bảo vệ (Dừng băng)
II.4.2.2 Bảng tóm tắt trang thiết bị phụ cho thiết bị phát hiện kim loại.

Quy cách và Nhà máy


TT Tên Đơn vị Số lượng Xuất xứ
kiểu sản xuất

R67DV112M4 Trung
1 HGT động cơ Khối 2 SEW
tỉ số 163, 4kW Quốc

2 Xe điện DX-1,1-5 Khối 2


Trung
3 Xe goòng SDX-1,1-3 Khối 8
Quốc
4 Khoá xích Lắp ráp 2

5 Cabin điều khiển GLA-D Khối 2 Trung


6 Cabin điều khiển GLA-XIII Khối 1 Quốc

Công tắc di
7 Khối 6 Pháp
chuyển

II.4.3. 1. Chế độ vận hành:


Thiết bị phát hiện kim loại được thiết lập với chế độ vận hành tự động, nó được liên
động với hệ thống băng tải, khi băng tải có thiết bị phát hiện kim loại được kích hoạt thì thiết
bị phát hiện kim loại cũng được khởi động theo và khi băng tải dừng thì thiết bị này cũng
dừng theo.

II.4.3.2. Đặc tính kỹ thuật thiết bị Phát hiện kim loại.

TT Miêu tả Đặc điểm

1 Nhà máy sản xuất

2 Nước sản xuất Trung Quốc

25
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 26/29 Ngày hiệu lực:

3 Kiểu LJT-12

4 Kiểu lắp đặt Bulông kẹp chặt

5 Phương pháp điều khiển Tại chỗ/từ xa

6 Độ nhạy/độ chính xác Thanh sắt Ф20x20mm

7 Miêu tả vận hành Tác động vận hành nếu thanh sắt nhỏ hơn Ф20x20mm

8 Cách đánh dấu tại chỗ Xác định bằng túi cát

9 Chỗ chứa vật liệu Túi

10 Tải trọng thiết bị 50kg/một chiếc

11 Nguồn xoay chiều 230V

12 Dòng xoay chiều 0,5A

II.4.4. Các bước kiểm tra trước và trong khi vận hành thiết bị phát hiện kim loại:
1. Các bước kiểm tra trước khi vận hành thiết bị phát hiện kim loại:
- Kiểm tra và đảm bảo khung thiết bị chắc chắn, không bị biến dạng.
- Kiểm tra và đảm bảo hệ thống dây dẫn nguyên vẹn, không bị đứt, tiếp xúc tốt.
2. Các bước kiểm tra trong khi vận hành thiết bị phát hiện kim loại:
- Đối với nhân viên vận hành tại phòng điều khiển trung tâm luôn luôn theo dõi trên
màn hình sự thay đổi của thiết bị, kiểm tra các thông số về nhiệt độ, cường độ dòng điện,…
Để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời những bất thường.
- Đối với nhân viên trực tại chỗ luôn phải kiểm tra thiết bị xem có gì bất thường không
về độ rung động, tín hiệu điện…
II.4.5. Các lỗi thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục khi vận hành thiết bị
phát hiện kim loại:
1. Thiết bị không phát hiện được kim loại:
a) Nguyên nhân:
- Dây dẫn nguồn bị đứt, chỗ nối tiếp xúc kém.
- Lỗi thiết bị

26
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 27/29 Ngày hiệu lực:

b) Khắc phục:
- Kiểm tra dây dẫn nguồn và các đầu nối.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Không tác động đánh dấu khi phát hiện kim loại:
a) Nguyên nhân:
- Dây dẫn nguồn bị đứt, chỗ nối tiếp xúc kém.
- Lỗi thiết bị.
b) Khắc phục:
- Kiểm tra dây dẫn nguồn và các đầu nối.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng sửa chữa.
3. Không tác động dừng khi phát hiện kim loại.
a) Nguyên nhân;
- Lỗi hệ thống liên động.
b) Khắc phục:
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa.
II.4.6. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị phát hiện kim loại:
Thiết bị phát hiện kim loại là thiết bị phụ lắp đặt trên một tuyến băng tải nên yêu cầu
nhân viên vận hành, sửa chữa phải tuân thủ các yêu cầu an toàn như đối với băng tải.
II.6. Thiết bị giám sát độ ẩm.
Thiết bị giám sát độ ẩm là thiết bị phụ lắp trên các băng tải 3A/B; 2A/B để đo và giám
sát độ ẩm của than vận chuyển trên băng tải.

27
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 28/29 Ngày hiệu lực:

Hình 5: Thiết bị giám sát độ ẩm


II.6.1. Sơ đồ cấu tạo.

1 BB
5 2

CALLIDAN INTRUMENTS
MA-500 MOISTRURE METER

B 3
4

Hình 11: Thiết bị giám sát độ ẩm


Chú thích:
1. Đầu phát sóng
2. Khung thiết bị.
28
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 29/29 Ngày hiệu lực:

3. Băng tải than.


4. Đầu thu.
5. Tủ điều khiển tại chỗ.
II.6.2. Nguyên lý làm việc:
Thiết bị giám sát độ ẩm làm việc dựa vào sự thất thoát năng lượng sóng viba trong phạm
vi sóng viba mà nó phát ra. Đầu phát sẽ phát sóng viba mang một năng lượng sóng nhất định,
năng lượng này sẽ bị than trên băng tải hấp thụ tùy vào độ ẩm của than. Đầu thu sẽ thu sóng
với năng lượng còn lại. Dựa vào năng lượng sóng bị hấp thụ cho ta độ ẩm của than.
II.6.3. Chế độ vận hành:
Thiết bị giám sát độ ẩm được thiết lập với chế độ vận hành tự động, nó được liên động
với hệ thống băng tải, khi băng tải có thiết bị giám sát độ ẩm được kích hoạt thì thiết bị giám
sát độ ẩm cũng được khởi động theo và khi băng tải dừng thì thiết bị này cũng dừng theo. Khi
than có độ ẩm nằm trong giới hạn cho phép thì hệ thống làm việc bình thường. Khi độ ẩm của
than vượt quá giới hạn. Bộ vi xử lý sẽ nhận biết điều đó, nó sẽ tác động để ngừng hệ thống
cung cấp than.
II.6.4. Các bước kiểm tra trước và trong khi vận hành thiết bị giám sát độ ẩm.
1. Các bước kiểm tra trước khi vận hành thiết bị giám sát độ ẩm:
- Kiểm tra và đảm bảo hệ thống giám sát phải thẳng hàng với đường tâm băng tải.
- Khung cứng vững và lắp ráp ổn định trên khung băng tải, không bị biến dạng.
- Kiểm tra nguồn xoay chiều 110/240V thông qua các đèn tín hiệu.
- Kiểm tra hệ thống dây điện, hệ thống ánh sáng
- Kiểm tra và đảm bảo rằng khoảng cách giữa đáy của băng tải và mặt dưới cửa
kết cấu chữ “C” nhỏ hơn 20mm.
- Kiểm tra và đảm bảo hệ thống dây dẫn nguyên vẹn, không bị đứt, tiếp xúc tốt.
2. Các bước kiểm tra trong khi vận hành thiết bị giám sát độ ẩm:
- Đối với nhân viên vận hành tại phòng điều khiển trung tâm luôn luôn theo dõi trên
màn hình sự thay đổi của thiết bị, kiểm tra các thông số về độ ẩm… để phát hiện và có
phương án xử lý kịp thời những bất thường.
- Đối với nhân viên trực tại chỗ luôn phải kiểm tra thiết bị xem có gì bất thường không
về độ rung động, tín hiệu điện…
29
Mã số Ngày sửa đổi:
Mục: Lần sửa đổi :

Trang: 30/29 Ngày hiệu lực:

II.6.5. Các lỗi thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục khi vận hành thiết bị
giám sát độ ẩm;
1. Thiết bị không giám sát được độ ẩm
a) Nguyên nhân:
- Dây dẫn nguồn bị đứt, chỗ nối tiếp xúc kém.
- Lỗi thiết bị.
b) Khắc phục:
- Kiểm tra dây dẫn nguồn và các đầu nối.
- Liên hệ nhân viên bảo dưỡng , sửa chữa.
II.6.6. Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị giám sát độ ẩm:
Thiết bị giám sát độ ẩm là thiết bị phụ lắp đặt trên một tuyến băng tải nên yêu cầu nhân
viên vận hành, sửa chữa phải tuân thủ các yêu cầu an toàn như đối với băng tải.

30

You might also like