Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Báo cáo công nghệ chế tạo vật liệu composite sandwich.

I. Mục đích báo cáo.


- Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu composite sandiwich phù hợp với điều
kiện vật tư, công nghệ của VTX.
- Dựa trên thông tin, kiến thức nắm được qua nghiên cứu, tìm hiểu. Ta chế tạo
mẫu thử vật liệu composite để kiểm chứng công nghệ.
- Đánh giá công nghệ chế tạo thông qua việc chế tạo mẫu thử.
II. Công nghệ chế tạo vật liệu composite sandwich.
Trên thế giới có nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo vật liệu composite
sandwich, trong đó có thể kể tới các phương pháp như RTM, VARTM, BMC,
Hand lay-up, Filament winding, … Tuy nhiên, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất
của VTX, nhóm nghiên cứu thấy rằng hiện nay sử dụng công nghệ VARTM
( Vacuum Assisted Resin Tranfer Molding) để chế tạo mẫu composite sandwich là
phù hợp nhất. Do có những đặc điểm sau:
- Quy trình quen thuộc với cán bộ công nhân kỹ thuật của VTX.
- Chi phí đầu tư thấp do sử dụng lại vật tư, thiết bị sẵn có ( bơm hút chân
không, bẫy nhựa, các lớp vải tạo bề mặt hay dẫn nhựa đều sẵn có … )
- Khả năng chế tạo được sản phẩm sử dụng composite sandwich với chất lượng
cao ( 1 bề mặt nhẵn đẹp, tỷ lệ rỗng thấp, độ đồng đều giữa chất lượng vật liệu trong
sản phẩm, …)
Hình 1. Quy trình VARTM trong sản xuất composite sandwich.

Các bước chính của quy trình VARTM:


Bước 1: Chuẩn bị mặt khuôn
- Chuẩn bị khuôn
- Chuẩn bị vật liệu gia cường
- Chuẩn bị vật liệu lõi
Bước 2: Chuẩn bị đường dẫn nhựa và chân không
- Chuẩn bị lưới dẫn nhựa
- Chuẩn bị ống dẫn nhựa
- Chuẩn bị ống dẫn chân không
Bước 3: Bao chân không
- Đóng túi chân không
Bước 4: Bơm chân không
- Đảm bảo bơm phù hợp
- Gắn bơm
- Gắn bẫy nhựa
Bước 5: Chuẩn bị chất lỏng
- Chuẩn bị nhựa
- Bố trí thùng đựng nhựa
Bước 6: Truyền nhựa
- Pha chất xúc tác vào nhựa
- Mở khóa ống dẫn nhựa
Bước 7: Tách mẫu khỏi khuôn

Hình ảnh và quy trình tóm gọn nói trên đã cho ta cái nhìn tổng quan về việc sử
dụng công nghệ VARTM trong sản xuất composite sandwich. Các bước chuẩn bị
và thực hiện gần tương tự với quy trình VARTM trong sản xuất composite
laminate mà tại VTX đang sử dụng. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là xử lý lõi foam
sao cho hợp lý để đảm bảo nhựa thấm đều hai bề mặt tấm composite sandwich.
Điều này sẽ quyết định phần lớn chất lượng của sản phẩm sau chế tạo.
Qua nghiên cứu, tham khảo các nguồn tại liệu cũng như sử dụng kiến thức
trong quá trình học tập, nhóm nghiên cứu đề xuất đục lỗ các lõi foam. Việc này
hoàn toàn phổ biến ở các nước trên thế giới, có nhiều nhà sản xuất còn đục sẵn lỗ
trên foam để người sử dụng có thể dùng luôn, không mất công đục lại. Tuy nhiên,
vì còn hạn chế trong vấn đề kinh phí và cần có một cái nhìn tổng quan về công
nghệ chế tạo nên nhóm nghiên cứu sử dụng lại foam không đục lỗ và tự tạo các
loại lỗ khác nhau như hình dưới:

Hình 2. Foam được đục lỗ Ø 2mm cách đều nhau 25mm.

Hình 3. Foam được đục lỗ Ø2 mm ,cách hàng lỗ cách đều nhau theo phương dọc
là 12,5mm.
Hình 4. Foam được đục lỗ Ø4 mm ,cách hàng lỗ cách đều nhau theo phương
dọc là 12,5mm.
Như đã trình bày ở trên, việc tạo lỗ trong lõi foam ngoài mục đích để dẫn nhựa
thấm đều hai bề mặt sandwich ra thì việc này còn có tác dụng giúp lõi foam cứng
hơn cũng như hai bề mặt sandwich có khả năng làm việc đồng thời thông qua các
cột nhựa trong lõi foam. Tuy nhiên việc này có thể dẫn tới sự tăng khối lượng lớn,
làm cho khối lượng sản phẩm sau chế tạo tăng đáng kể. Ngoài ra việc đục lõi foam
như nào để tấm sandwich sau chế tạo có khả năng làm việc theo nhiều phương
cũng cần phải được nghiên cứu thêm.
Hình 5. Foam được đục lỗ so le và gia cố sợi để tăng cường khả năng làm
việc.
Ngoài ra, lõi foam cũng cần được vát mép 45 0, việc này là đặc biệt cần thiết để
không tạo không trống giữa mặt vải và lõi foam. Nếu có khoảng trống thì nhựa sẽ
theo đó chạy ra cổng hút với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ thấm nhựa
vào vải, như vậy ngoài việc mất đi lượng lớn nhựa thì việc nhựa không thấm hết
vào vải là hoàn toàn có thể xẩy ra. Thực tế, nhóm nghiên cứu đã thử một mẫu
sandwich không vát mép và hiện tượng như hình dưới dây:

Hình 6. Khoảng trống được tạo ra khi foam không vát mép.
III. Chế tạo mẫu composite sandwich.
Tiến hành chế tạo mẫu theo quy trình VARTM.

Hình 7. Chế tạo composite sandwich theo quy trình VARTM.


Mẫu sau chế tạo:

Hình 8. Mẫu composite sandwich sau khi chế tạo xong.


Thấy rằng mẫu composite sandwich sử dụng loại foam không đục lỗ thì mặt
dưới không có khả năng thấm nhựa hoàn toàn, điều này được giải thích là do dòng
nhựa chỉ được dẫn vào từ mép tấm, dẫn tới không khí bị giữ lại bên trong không có
khả năng thoát ra, đồng thời nhựa đi theo dòng từ cổng vào tới cổng ra nên không
thể có khả năng điền đầy mặt vải dưới tấm. Điều này cho thấy rằng bắt buộc phải
đục lỗ foam trong khi chế tạo composite sandwich bằng quy trình VARTM.

Hình 9. Foam được đục lỗ Ø 2mm cách đều nhau 25mm.


Ta thấy rằng nhựa đã điền đầy hết cả 2 mặt vải trên và dưới, đồng thời ítthấy
xuất hiện bọt khí trên bề mặt mẫu. Tuy nhiên về mặt cơ tính thì cần phải thử
nghiệm thêm để có cái nhìn chính xác nhất về độ bền.
Hình 10. Mẫu composite sandwich sử dụng foam được đục lỗ Ø2 mm ,cách
hàng lỗ cách đều nhau theo phương dọc là 12,5mm.
Thấy rằng ở trường hợp này, tuy nhựa có thấm xuống mặt dưới nhưng vẫn còn
tồn tại nhiều bọt khí trên bề mặt. Điều này được giải thích là số lượng lỗ theo
hướng dòng chảy ít hơn so với trường hợp lỗ đục thẳng hàng nên khả năng thoát
khí kém hơn.

Hình 11. Mẫu composite sandwich sử dụng foam được đục lỗ Ø4 mm ,cách
hàng lỗ cách đều nhau theo phương dọc là 12,5mm.

Đối với ở trường hợp này, khi foam được đục lỗ Ø4 mm ,cách hàng lỗ cách
đều nhau theo phương dọc là 12,5mm. Nhựa có thấm xuống mặt dưới tốt hơn
trường hợp lỗ Ø2 mm nhưng vẫn còn tồn tại bọt khí trên bề mặt. Có thể do tốc độ
dẫn nhựa còn cao nên bọt khí không thoát được ra đều khắp chi tiết mẫu. Điều này
được khẳng định qua hình ảnh dưới đây:
Hình 12. Bọt khí tồn tại trong lỗ đục foam.
IV. Kết luận và đề xuất.
Kết luận:
- Có khả năng ứng dụng công nghệ VARTM trong chế tạo composite sandwich
dùng trong các sản phẩm của VTX.
- Đặc điểm bắt buộc khi chế tạo composite sandwich bằng công nghệ VARTM
là foam phải được đục lỗ và vát mép.
- Cần phải hoàn thiện thêm về công nghệ chế tạo để chất lượng sản phẩm sau
sản xuất đạt tốt nhất ( tốc độ dẫn nhựa, đường kính lỗ, khoảng cách lỗ , … )

Đề xuất:
- Thử nghiệm cơ tính các mẫu composite sandwich đã chế tạo với các trường
hợp đục lỗ khác nhau để hoàn thiện công nghệ chế tạo.
- Thử nghiệm thêm một số loại foam với chiều dày lớn để hoàn thiện công nghệ
chế tạo.

You might also like