Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Tiêu chuẩn 

xây dựng nhà thuốc GPP


Một nhà thuốc chuẩn đạt chuẩn GPP cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Chủ nhà thuốc phải có bằng đại học và chứng chỉ hành nghề dược do Bộ Y Tế
cấp
- Nhân viên trực tiếp bán thuốc phải có bằng chuyên môn dược
- Nhân viên nhà thuốc phải mặc áo blouse trắng, đeo biển tên, chức danh
- Diện tích nhà thuốc tối thiểu 10 m2, có chỗ rửa tay cho người bán và người
mua
- Nhà thuốc phải đảm bảo điều kiện trong bảo quản sản phẩm.
- Nhà thuốc phải trang bị máy lạnh và máy vi tính
- Cách bố trí, sắp xếp trong nhà thuốc phải phù hợp với quy định, hạn chế tối đa
các nhầm lẫn.
- Đảm bảo cung cấp thuốc chất lượng kèm theo đầy đủ các thông tin về thuốc.
Tư vấn sử dụng thuốc thích hợp cho người dùng và theo dõi việc sử dụng thuốc
của họ.
Cơ sở vật chất nhà thuốc
Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có diện tích tối thiểu 10m2; có đầy đủ các không
gian bố trí, có chỗ rửa tay cho người bán và người mua, có đủ thiết bị để bảo
quản thuốc, sắp xếp thuốc theo đúng quy định (khu trưng bày, khu bảo quản,
khu mỹ phẩm…).
Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm
lượng, nồng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể…

Quy trình hoạt động chuẩn của nhà thuốc GPP


Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải  xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao
tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân
viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:
Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
- Quy trình bán thuốc theo đơn;
- Quy trình bán thuốc không kê đơn;

- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;


- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn
Lưu ý: Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc,
bán thuốc lưu giữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

Chất lượng thuốc phải đạt tiêu chuẩn


Nhà thuốc GPP phải có nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc
hợp pháp.
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh; Cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối -
chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì
phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; trường hợp -
không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.

Nhân viên tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Đối với người bệnh đòi hỏi
phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc.

- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi
bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc và khuyến khích
người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết…
Người chủ nhà thuốc GPP phải có chứng chỉ hành nghề
Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP phải có bằng dược sĩ đại học và có
chứng chỉ hành nghề dược của Bộ Y tế cấp. Nhân viên làm việc tại nhà thuốc
phải mặc áo Blouse trắng, đeo biển ghi họ tên, chức vụ, ăn mặc gọn gàng, sạch
sẽ.

Dược sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc
theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho bệnh nhân và tuân thủ các
nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Nguyên tắc sắp xếp thuốc của nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Nhà thuốc chuẩn GPP - “Thực hành tốt nhà thuốc” là điều mà bất cứ nhà thuốc
nào cũng mong muốn hướng đến. Việc cần làm đầu tiên đó là sắp xếp thuốc
một cách khoa học để vừa đáp ứng được tiêu chuẩn nhà thuốc GPP, vừa thuận
tiện cho chính người Dược sĩ đứng ở quầy thuốc.
Nguyên tắc 1: Từng loại thuốc được sắp xếp một cách riêng biệt
Tại mỗi nhà thuốc có đến hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm thuốc, để thuận tiện
bạn cần sắp xếp theo nhóm thuốc. Chẳng hạn như thuốc điều trị, thực phẩm
chức năng phải được phân loại theo từng nhóm.

Như vậy, nếu nhà thuốc có kinh doanh bao nhiêu mã thuốc hay dự định kinh
doanh dụng cụ Y tế cũng không bị nhầm lẫn.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo bảo quản thuốc trong điều kiện phù hợp
Mỗi loại thuốc có một đặc tính bảo quản riêng, do đó bạn cần đặc biệt lưu ý
trong nguyên tắc này:
Các loại thuốc bảo quản ở điều kiện thường: thuốc kháng sinh, thuốc hạ
sốt.
Các loại thuốc cần phải được bảo quản ở điều kiện đặc biệt (không được
để nơi quá sáng, nhiệt độ không quá cao): thuốc có mùi, dễ bay hơi hay
dễ phân hủy, nhất là các loại vắc – xin.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo thực hiện đúng quy định về chuyên môn hiện hành
Những loại thuốc độc bảng A, B cần được để ở một tủ riêng, khóa lại cẩn
thận và bảo quản, quản lý theo các quy chế chuyên môn hiện hành của
ngành Dược.
Các loại thuốc chờ xử lý cần được gán nhãn “Thuốc chờ xử lý” và phải
được xếp vào khu vực riêng.
Nguyên tắc 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra
Việc sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuốc không chỉ giúp các Dược sĩ dễ
nhìn thấy, giúp kê đơn nhanh cũng như kiểm tra đơn giản và kịp thời phát
hiện những loại thuốc đã quá hạn. Trong trường hợp, nếu các cơ quan
quản lý có tiến hành kiểm tra định kỳ cũng dễ dàng hơn.
Các loại thuốc khi sắp xếp cần được quay nhãn, tên thuốc, hình ảnh ra
phía ngoài vừa dễ dàng trong hoạt động bán vừa giúp thu hút khách.
Nguyên tắc 5: Sắp xếp thuốc đảm bảo nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo
chất lượng hàng Dược phẩm
FEFO: với nguyên tắc này, những loại thuốc có hạn sử dụng ngắn xếp ở
ngoài còn những loại thuốc có hạn dùng nhiều hơn thì sắp xếp phía bên
trong.
FIFO: những loại thuốc nào nhập trước thì bán trước, những loại nào sản
xuất trước cũng cần phải được xuất trước.
Đối với những loại thuốc bán lẻ: Dược sĩ cần lưu ý để hộp dở cần được
bán hết rồi mới mở hộp mới, không nên mở nhiều hộp cùng một lúc.
Hạn chế hư hỏng thuốc bên ngoài bởi đổ vỡ bằng cách thuốc nhẹ để phía
trên, nặng để phía dưới. Các loại thuốc dạng chai, lọ, ống tiêm tuyệt đối
không được xếp chồng lên nhau.
Nguyên tắc 6: Sắp xếp tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang ngăn nắp
Ngoài các loại thuốc thì tài liệu, văn phòng phẩm, đồ tư trang… là những đồ
dùng không thể thiếu tại các nhà thuốc. Khi sắp xếp loại đồ dùng này, bạn
cần:
Để ở một tủ riêng
Các tờ thông tin giới thiệu thuốc phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng
nơi quy định.
Tài liệu, văn phòng phẩm phải được sắp xếp gọn gàng và để đúng nơi
quy định.
Tư trang tuyệt đối không để trong khu vực quầy thuốc.
Xây dựng nhà thuốc đúng chuẩn GPP là việc cần làm đầu tiên trước khi
muốn kinh doanh nhà thuốc. Nhưng nó mới chỉ là bước đầu, để kinh doanh hiệu
quả bạn cần có quy trình quản lý bán hàng nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời
gian và mang đến sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Để giúp những nhà thuốc đáp ứng được các tiêu chuẩn, nguyên tắc của Nhà
thuốc đạt chuẩn GPP, phần mềm quản lý nhà thuốc là phần mềm ứng dụng
chuyên nghiệp ra đời với các tính năng như bán hàng bằng mã vạch, quản lý các
loại thuốc nhập và xuất chính xác, quản lý nhân viên hiệu quả hay kết xuất báo
cáo linh hoạt, nhanh chóng.
3.1. Về nhân sự:

Người phụ trách hoặc chủ Nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược (Dược
sĩ Đại học).

Nhân lực thích hợp và đáp ứng quy mô hoạt động.

Nhân viên có văn bằng chuyên môn về dược và thời gian thực hành nghề
nghiệp phù hợp, đủ sức khỏe, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị kỷ luật từ
cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dược.

3.2. Về diện tích xây dựng và thiết kế, bố trí các vị trí trong Nhà thuốc:

Diện tích tối thiểu 10 m2 (Diện tích cơ sở thực tập – Nhà thuốc Thiên Ân là
12m2, phù hợp với quy mô kinh doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao
tiếp khách hàng, có nơi rửa tay dành cho người bán thuốc, khu vực dành riêng
cho tư vấn khách hàng và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho những sản
phẩm không phải là thuốc.

Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô
nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và đủ ánh sáng

3.3. Thiết bị bảo quản thuốc

Nhà thuốc có đủ thiết bị bảo quản thuốc, tránh được những ảnh hưởng bất lợi
đối với thuốc.
Nhà thuốc có tủ, quầy, giá, kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho
bày bán, bảo quản và đảm bảo thẩm mỹ, có nhiệt ẩm kế, có hệ thống thông gió
và chiếu sáng.

3.4. Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn

Nhà thuốc có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy chế được hiện
hành.

Có hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, gồm sổ sách và
máy tính, có phần mềm quản lý thuốc tồn trữ, hồ sơ, sổ sách lưu dữ liệu về bệnh
nhân, về hoạt động mua bán thuốc, pha chế thuốc.

Các hồ sơ sổ sách phải lưu trữ ít nhất là 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho tất cả quy trình chuyên
môn.

4. Các hoạt động chủ yếu của một cơ sở bán lẻ thuốc

4.1. Mua thuốc

Nguồn thuốc được mua tại cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.

Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.

Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy
đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ
hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng và có kiểm soát trong
quá trình bảo quản.

Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C
trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.

4.2. Bán thuốc

Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:

Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi có liên quan đến bệnh, đến thuốc
mà người mua yêu cầu.

Người bán lẻ thuốc tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc,
hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc
kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay
hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.

Người bán lẻ thuốc cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu thuốc bán ra
về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.

4.3. Các quy định về tư vấn cho người mua

Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.

Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin
về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
Đối với người bệnh cần phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần phải tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên
môn thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.

Đối với người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc
cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.

Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư vấn
lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức
thấp nhất khả năng chi phí.

Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích
người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và không khuyến khích người
mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.

4.4. Bán thuốc theo đơn

Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán lẻ có
trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành
của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.

Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán
thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai
sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm mục đích chữa bệnh.

Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng môt thuốc
khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của
người mua.

Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở thực hiện
đúng đơn thuốc.

Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
bản chính.

4.5. Bảo quản thuốc

Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.

Thuốc được sắp xếp theo tác dụng dược lý.

Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận tiện, tránh nhầm lẫn.

5. Yêu cầu đối với người bán lẻ thuốc

5.1. Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc

Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc.
Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng
thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Giữ bí mật các thông tin về người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật,
các thông tin người bệnh yêu cầu.

Trang phục áo Blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng và phải đeo bản tên.

Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.

Thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và
pháp luật Y tế..

5.2. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán thuốc:

Phải thường xuyên có mặt trong lúc hoạt động

Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua thuốc.

Đào tạo hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ.

Theo dõi và thông tin cho cơ quan Y tế về tác dụng có hại của thuốc.

You might also like