Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I. Cách mạng tư sản Anh.

1. Tình hình nước Anh trước cách mạng tư sản


Nước Anh phong kiến cát cứ được thống nhất vào thế kỷ 15 do dòng họ Stuart
nắm chính quyền.
Vào thế kỷ 16, chủ nghĩa tư bản Anh ra đời và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
ở miền Nam nước Anh. Nghề kéo sợi, dệt len, dạ ở Anh phát triển, từ đó mọc lên
rất nhiều công xưởng thủ công. Trong nông nghiệp, quý tộc Anh ở miền Nam và
Đông Nam cướp đoạt ruộng đất của nông dân để trồng cỏ nuôi cừu. Việc làm đó
khiến cho 40 vạn nông dân bị phá sản, không có ruộng đất, phải ra nhập vào đội
quân vô sản đông đảo.
Những quý tộc đó trở thành tầng lớp quý tộc mới (quý tộc tư sản hoá) gia
nhập vào hàng ngũ quý tộc Anh, khiến cho giai cấp phong kiến Anh bị phân hoá
sâu sắc. Quý tộc phong kiến: kinh doanh ruộng đất và thu tô. Quý tộc mới: vừa
kinh doanh ruộng đất, vừa kinh doanh theo kiểu tư bản, có lợi ích với giai cấp tư
sản.
Về chính trị, trước cách mạng, nước Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên
chế phong kiến do họ nắm quyền lực kinh tế nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Trong
chính sách cai trị, nhà vua không tôn trọng Nghị viện, tăng thuế và đặt ra nhiều thứ
thuế mới. Thành viên của Hạ nghị viện hầu hết là giai cấp tư sản và quý tộc mới.
Do đó, giai cấp tư sản đã dùng Nghị viện làm pháo đài để đấu tranh chống lại giai
cấp phong kiến.
Giai cấp tư sản Anh cũng đã chuẩn bị tư tưởng cho mình, dưới lá cờ tôn giáo
họ nêu cao “Thanh giáo” (đạo Tin lành) chống lại Anh giáo (Thiên chúa giáo).
Cuộc đấu tranh tôn giáo này thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp.

2. Diễn biến của cách mạng tư sản

Vào những năm đầu thế kỷ 17, mâu thuẫn giữa một bên là tư sản, nông dân,
thị dân, thợ thủ công với một bên là giai cấp phong kiến chuyên chế, phản động do
Charles I cầm đầu đã rất gay gắt. Năm 1640, cách mạng tư sản Anh bùng nổ và
phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ 1640 đến 1642:
Là giai đoạn chuẩn bị và bùng nổ cách mạng. Năm 1639, người Scottland vũ
trang khởi nghĩa, tràn vào miền bắc nước Anh. Để có tiền đàn áp khởi nghĩa, năm
1640, Charles I triệu tập Nghị viện họp đòi tăng thuế. Thành viên chủ yếu của
Nghị viện là quý tộc mới và tư sản đã chống lại đề nghị của nhà vua. Giai cấp tư
sản thông qua dự luật (còn gọi là Dự luật 1640) với các nội dung như tước bỏ
quyền lãnh đạo quân đội của nhà Vua; giải tán toà án chuyên chế và huỷ bỏ giáo
hội (công cụ thống trị tinh thần của nhà vua). Năm 1642, cách mạng tư sản bùng
nổ với hình thức nội chiến giữa hai lực lượng: quý tộc phong kiến do nhà Vua lãnh
đạo mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp tư sản với sự ủng hộ của quần chúng.
Charles I dùng vũ lực để chống lại Nghị viện. Nhân dân Luân Đôn xuống đường
bảo vệ Nghị viện. Thấy thủ đô không tuân theo lệnh mình, Charles I chạy lên miền
bắc tập trung lực lượng tuyên chiến với Nghị viện. Cách mạng Anh đã bùng nổ
dưới hình thức một cuộc nội chiến giữa quân đội của nhà vua và quân đội của Nghị
viện.
Giai đoạn 2:
Nội chiến lần thứ 1 (1642 – 1646): Tháng 8/1642, nhà vua tuyên chiến với
Nghị viện. Quân Nghị viện dưới sự chỉ huy của Oliver Cromwell, một lãnh tụ
thuộc tầng lớp quý tộc mới , với 22.000 ngàn quân lính được mệnh danh là quân
sườn sắt đã đánh bại quân của nhà vua ở Naseby ngày 14/6/1645, bắt sống 5.000 tù
binh của Charles I. Năm 1646, Charles I bị bắt trên đường chạy trốn. Quân đội
Cromwell tiến vào Luân Đôn nắm chính quyền.
Nội chiến lần thứ 2 (1648): Cuối năm 1647, Charles I trốn thoát và chiêu mộ
quân đội, gây nội chiến lần 2. Tháng 8 năm 1648 Charles I bị thất bại và bị bắt giữ
lần 2. Ngày 30/01/1649, trước áp lực của nhân dân, Nghị viện Anh đưa Charles I
lên máy chém về tội danh phản quốc và gây chiến tranh chống lại nhân dân.
Ngày 04/01/1649, Nghị viện thông qua nghị quyết, khẳng định quyền tối cao
của Hạ nghị viện trong bộ máy nhà nước (nhân dân do nhân dân bầu ra, có quyền
lực tối caotrong quốc gia; những gì Hạ viện tuyên bố là pháp luật thì nó có hiệu
lực, dù cho các Thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác).
Ngày 19/5/1649, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nền cộng hoà
được tuyên bố chính thức thành lập. Hạ nghị viện nắm quyền lập pháp, thượng
nghị viện bị giải tán. Quyền hành pháp được giao cho nội các do nghị viện bầu ra.
Như vậy, ban đầu nhà nước tư sản Anh mang hình thức chính thể Cộng hòa Nghị
viện, hình thức này chỉ tồn tại được trong một khoản thời gian ngắn và đây là thành
công cao nhất của cuộc cách mạng tư sản Anh.

Giai đoạn 3: (1649 – 1688)


Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh đòi
chính quyền tư sản phải thực hiện lời hứa với quần chúng cách mạng. Lo sợ trước
phong trào của quần chúng, giai cấp tư sản một mặt đàn áp phong trào quần chúng,
một mặt sẳn sàng thủ tiêu nền cộng hoà để xây dựng một chính quyền mới.
Trong Chính quyền mới, Cromwell mang danh nhà bảo hộ và trở thành kẻ
độc tài; công dân phải có thu nhập từ 200 bảng mới có đủ tư cách cử tri bầu hạ
viện; chế độ hai viện được khôi phục.
Cuối cùng, năm 1688, giai cấp tư sản Anh đã lựa chọn hình thức Quân chủ
Nghị viện với việc lên ngôi của Wihelm Orange, thống đốc Hà Lan, con rể vua
Anh. Lấy niên hiệu là Wihelm III.

Việc lựa chọn hình thức Quân chủ Nghị viện chứng minh cuộc cách mạng
Anh là cuộc cách mạng không triệt để. Hình thức nhà nước này chỉ là sự bắt tay,
liên minh với phong kiến của tư bản. Cách mạng chỉ đưa giai cấp tư sản lên nắm
chính quyền, còn nó vẫn duy trì phong kiến cả ở cơ cấu chính trị, xã hội và kinh tế.
Giai cấp tư sản Anh dựa vào nhân dân để bước lên vũ đài chính trị, khi đã đạt được
mục đích, chúng quay lại phản bội nhân dân.
Cách mạng tư sản Anh đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến,
đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển. Nhà nước tư sản được xây dựng theo hình thức chính thể cộng hoà nghị viện
(tồn tại từ năm 1648 đến năm 1689).
Sau cuộc cách mạnh chính trị này, cuối thế kỷ 18, Anh đi tiên phong trên con
đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa với sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào các
ngành kinh tế, kỹ thuật, quân sự. Anh trở thành cường quốc tư bản số 1 và được
mệnh danh là công xưởng thế giới, thay vị trí của Hà Lan. Anh vươn lên làm bá
chủ mặt biển, từ đó có điều kiện đi xâm lược khắp thế giới, do đó, Anh còn là
cường quốc số 1 về thuộc địa. Cách mạng tư sản Anh không chỉ kết thúc chế độ
phong kiến, mở ra một thời đại mới cho nước Anh mà cón kết thúc thời kỳ trung
đại, mở đầu lịch sử cận đại trên toàn thế giới.

You might also like