TIỂU LUẬN Thực Hành Nguyên Lý Kế toán

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN KÝ TÊN


1 PHẠM MINH THY
2 LÊ THỊ HUỲNH NHƯ
3 ĐẶNG NGỌC THANH THƯ
4 ĐỖ BÍCH NGỌC
5 NGUYỄN THỊ MINH THƯ
LỜI CAM KẾT
Nhóm tác giả xin cam kết rằng tiểu luận này do bản thân tự thực hiện. Các dữ liệu và kết
quả nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và có tài liệu tham khảo, có nguồn gốc trích
dẫn rõ ràng. Nhóm tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
tiểu luận.

Bình Dương, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài...........................................................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................1
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................................1
5. Ý nghĩa đề tài.............................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................2
1. Tìm hiểu về luật kế toán [1].....................................................................................................2
1.1. Thời gian ban hành và thời điểm áp dụng Luật kế toán hiện hành...........................2
1.2. Phân tích tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán.........................2
1.2.1. Tiêu chuẩn của người làm kế toán.....................................................................2
1.2.2 Quyền của người làm kế toán.............................................................................2
1.2.3 Trách nhiệm của người làm kế toán....................................................................3
1.3 Những người không được làm kế toán......................................................................3
2. Những nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực kế toán VAS01 [2]........................................3
2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accruals)......................................................................3
2.2. Nguyên tắc nhất quán (Consistency)........................................................................4
2.3. Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern).......................................................4
2.4. Nguyên tắc thận trọng (Prudence)...........................................................................4
2.5. Nguyên tắc giá gốc (History cost)............................................................................5
2.6. Nguyên tắc trọng yếu ( Materility)...........................................................................6
2.7. Nguyên tắc phù hợp (Matching)...............................................................................6
3. Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán...........................................................................6
3.1 Nhận thức về nghề nghiệp kế toán [3].......................................................................6
3.2. Nhận thức về đạo đức [3].........................................................................................7
3.3. Ví dụ thực tế [4].......................................................................................................9
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................11
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
- Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kế toán, kiểm
toán Việt Nam đã và đang tiếp cận với nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ quốc tế
và tham gia tích cực vào việc phát triển nghề nghiệp kế toán trong khu vực và thế
giới. Trong nền kinh tế thị trường, đa thành phần, đa sở hữu, nền kinh tế mở cửa và
hội nhập, kế toán, kiểm toán Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là
sự đổi mới về trách nhiệm, nghĩa vụ của kế toán, kiểm toán, của nghề nghiệp và
người làm kế toán với sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản
trị đất nước.
2. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu về luật kế toán hiện hành.
- Nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực kế toán VAS01.
- Rút ra được bài học về vai trò, về đạo đức nghề nghiệp kế toán.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập các tài liệu: từ sách, Internet, các giáo trình liên quan.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề về kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.
5. Ý nghĩa đề tài
- Nâng cao vai trò và tăng cường hơn nữa trách nhiệm của kế toán.
- Hoàn thiện các quy định pháp lý về hoạt động kế toán, đảm bảo tính hệ thống và
nhất quán các quy định trong hệ thống pháp luật.
- Phát triển và nâng cao chất lượng các tổ chức nghề nghiệp kế toán phù hợp với
thể chế kinh tế của Việt Nam.

1
PHẦN NỘI DUNG

1. Tìm hiểu về luật kế toán [1]


1.1. Thời gian ban hành và thời điểm áp dụng Luật kế toán hiện hành
- Luật Kế toán số 88/2015/QH13 là văn bản pháp luật hiện hành quy định về
nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt
động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề
nghiệp về kế toán.
- Luật Kế toán được ban hành ngày 20/11/2015. Bộ luật kế toán mới này quy
định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế
toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; … và
nhiều điểm nổi bật khác so với Luật Kế toán 2003.
- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (Điều 72 Luật kế
toán)
1.2. Phân tích tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1.2.1. Tiêu chuẩn của người làm kế toán
- Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp
hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
1.2.2 Quyền của người làm kế toán
Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ được hiểu là: Người làm công tác kế toán có
quyền và trách nhiệm độc lập, thực hiện đúng đắn và đầy đủ những quy định về
chuyên môn, nghiệp vụ. Không một tổ chức, cá nhân nào vì bất kỳ lý do gì mà
ép buộc tổ chức và người làm công tác kế toán vi phạm các phương pháp
chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2
1.2.3 Trách nhiệm của người làm kế toán
Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế
toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên
môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán
cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm
kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán
trong thời gian mình làm kế toán.
1.3 Những người không được làm kế toán
- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực
hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người
đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế
toán mà chưa được xóa án tích.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em
ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng
giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám
đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn
vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá
nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài
sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do
Chính phủ quy định.
2. Những nguyên tắc cơ bản trong chuẩn mực kế toán VAS01 [2]
- Trong Kế toán hiện có 7 nguyên tắc cơ bản được thừa nhận như sau:
2.1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích (Accruals)

3
- Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn
chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được Kế toán ghi Sổ Kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền. Các báo cáo tài
chính được lập trên cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Doanh nghiệp A ghi nhận một khoản thu 30 triệu đồng vào tháng 6
nhưng đến tháng 7 mới nhận được tiền; tuy nhiên, Kế toán vẫn phải ghi Sổ Kế
toán ở thời điểm tháng 5.
2.2. Nguyên tắc nhất quán (Consistency)
- Các chính sách và phương pháp Kế toán mà doanh nghiệp đã chọn phải được
áp dụng thống nhất trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp xảy ra sự thay
đổi phải tiến hành giải trình lý do (thông báo với cơ quan thuế) và nêu đầy đủ
những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kế toán trong phần thuyết
minh báo cáo tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp A lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ theo số lượng,
khối lượng sản phẩm thì trong suốt quá trình hạch toán Kế toán năm, nhân viên
Kế toán chỉ được áp dụng theo đúng phương pháp này.
2.3. Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)
- Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp vẫn đang
hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian vài năm
tới. Trường hợp thực tế khác với giả định, tức doanh nghiệp có ý định hoặc bị
buộc ngừng hoạt động có xác định thời gian cụ thể thì báo cáo tài chính phải
được lập trên một cơ sở khác và phải giải thích chi tiết cơ sở đã sử dụng để lập
báo cáo tài chính đó. Thực hiện theo nguyên tắc này, nhân viên Kế toán phải
phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá phí (giá gốc) chứ không
phải theo giá thị trường.
2.4. Nguyên tắc thận trọng (Prudence)
- Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán các yếu tố cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu Kế toán
phải: lập các khoản dự phòng đúng nguyên tắc và không được lập quá lớn; các
4
khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu
nhập; không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế; chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng phát sinh chi phí. Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp
doanh nghiệp bảo tồn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động
liên tục.
– Ví dụ: Doanh nghiệp xuất bán 2.000 xe ô tô các loại, thời hạn bảo hành là 3
năm. Tại thời điểm bán xe chưa phát sinh chi phí bảo hành sửa chữa nhưng
theo nguyên tắc thận trọng doanh nghiệp phải trích trước chi phí bảo hành Nợ
335 / Có 641
2.5. Nguyên tắc giá gốc (History cost)
- Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc (giá mà doanh nghiệp bỏ ra để có
được tài sản đó). Giá này được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền
đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản
được ghi nhận. Nguyên tắc này đòi hỏi Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá
gốc, trừ trường hợp có quy định khác trong Pháp luật hoặc Chuẩn mực Kế toán
cụ thể.
Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt, chạy thử – Chiết
khấu giảm giá (nếu có)
– Ví dụ: Ngày 1/1/2019, công ty Dân Tài Chính mua 1 chiếc xe ôtô tải để phục
vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Giá mua là 10 tỷ đồng (chưa có thuế GTGT),
thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt, chạy thử là 100 triệu đồng (đã bao gồm thuế
GTGT là 10%). Nếu tính giá của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế
GTGT: Giá gốc của chiếc ô tô = 10.000 + 100
Đến ngày 12/12/2019, giá ngoài thị trường của chiếc ô tô tăng lên là 11.000
triệu đồng. Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi
nhận là giá tại thời điểm công ty Dân Tài Chính mua nó (vẫn là 10.100tr),
không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

5
2.6. Nguyên tắc trọng yếu ( Materility)
- Kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có
tính chất trọng yếu; đó là những thông tin mà nếu thiếu hoặc sai sẽ có thể làm
sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
người sử dụng thông tin. Những thông tin còn lại không mang tính trọng yếu, ít
tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể đến người sử dụng thì có thể bỏ
qua hoặc được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất, chức năng.
2.7. Nguyên tắc phù hợp (Matching)
- Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu
gồm chi phí của kì tạo ra doanh thu và chi phí của các kì trước hoặc chi phí
phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kì đó. Nguyên tắc phù hợp chỉ có
thể áp dụng trong điều kiện kế toán dồn tích.
3. Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán
3.1 Nhận thức về nghề nghiệp kế toán [3]
- Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng gắn liền với nguy cơ và rủi ro,
cho dù chúng ta kinh doanh với hình thức gì? Quy mô như thế nào? Thì cũng
không tránh khỏi. Đạo đức hành nghề của kế toán luôn luôn là vấn đề được coi
trọng và đặt lên hàng đầu.
- Trong quá trình làm việc các kế toán thường phải đối mặt với những
trường hợp rắc rối thậm chí liên quan đến pháp luật. Các kế toán viên thường
phải làm việc dưới các áp lực về trách nhiệm với những nỗi lo lắng và sợ hãi
bởi chỉ cần một sai sót nhỏ trong nghiệp vụ kế toán công ty sẽ bị thua thiệt
thậm chí còn có thể xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nỗi sợ hãi,
lo lắng, stress luôn đồng hành với kế toán trong công việc hàng ngày họ cần
những người lãnh đạo có thể hiểu được cho họ nhưng không phải nhà lãnh đạo
nào cũng có thể hiểu và thông cảm được những khó khăn áp lực của người làm
kế toán. Để đáp ứng được yêu cầu của công việc đồng thời không vi phạm pháp
luật các kế toán viên viên cần phải hiểu rõ và ghi nhớ nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp của mình trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh.
6
- Dù là kế toán hay bất cứ ngành nghề nào đều phải cần có đạo đức nghề
nghiệp bởi vì đạo đức nghề nghiệp chính là kim chỉ nam để phát triển nghề
nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì
được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín của
một công ty. Đạo đức hành nghề kế toán chính là một công cụ hữu hiệu giúp kế
toán tự điều chỉnh bản thân mình, đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kế toán viên
cần phải cân nhắc hậu quả của từng giải pháp khả thi. Do vậy, bản thân các kế
toán viên cần phải xem xét lại các sự kiện, vấn đề đạo đức có liên quan, nguyên
tắc đạo đức cơ bản, các thủ tục nội bộ được thiết lập, các giải pháp thay thế, sau
đó kế toán viên cần phải xác định hậu quả của từng hậu quả và đưa ra những
giải pháp thích hợp nhất.
3.2. Nhận thức về đạo đức [3]
- Kế toán cần phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất được quy
định trong thông tư 70/2015/TT-BTC:
1. Tính chính trực.
- Kế toán viên cần phải thắng thắng trung thực trong tất cả các mối quan hệ
chuyên môn và kinh doanh. Tính chính trực cũng yêu cầu việc hành xử công
bằng và đáng tin cậy.
2. Tính khách quan.
- Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không
hợp lí nào chi phối các xét đoán chuyên môn
3. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng.
- Làm việc dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật
đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
được áp dụng.
- Nguyên tắc về năng lực chuyên môn và tính thận trọng yêu cầu các kế toán
viên phải:
+ Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết để đảm bảo cung
cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh
nghiệp.
7
+ Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ
thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.
- Các kế toán cần phải thể hiện, duy trì sự hiểu biết và các kĩ năng chuyên
môn cần thiết nhằm đảm bảo rằng khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được
cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất
về chuyên môn, pháp luật và kĩ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng
và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp, kĩ thuật được áp dụng. Hầu hết
mọi người không nắm rõ được tường tận các văn bản quy định về tài chính và
thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp thường có bộ phận kế toán trong doanh nghiệp
hoặc là thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp từ bên ngoài. Nhân viên kế toán sẽ
giúp doanh nghiệp thực hiện các vấn đề tài chính một cách hiệu quả nhất và
theo đúng pháp luật. Một nhân viên kế toán chuyên nghiệp phải chịu trách
nhiệm về những việc mình làm.
4. Tính bảo mật.
- Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh
doanh, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự
đồng ý của bên có thẩm quyền trừ khi có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo
yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp.
5. Tư cách nghề nghiệp.
- Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan, tránh bất kì hành động nào
làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình.
- Đạo đức của nhân viên được thể hiện qua thái độ luôn luôn có ý thức giữ
gìn thể diện nghề nghiệp. Giữ gìn danh tiếng, hình ảnh bản thân bằng cách:
Làm đúng quy định của pháp luật, không làm những việc ảnh hưởng đến uy tín
của cá nhân và doanh nghiệp.

8
3.3. Ví dụ thực tế [4]
- Kế toán trưởng 'rút ruột' 200 tỷ đồng của công ty
Lợi dụng tin tưởng của lãnh đạo công ty thủy sản, Nguyễn Trung Thành, 40
tuổi, nhiều lần lập khống ủy nhiệm chi, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Ngày 29/9, Thành bị Công an Đồng Tháp bắt tạm giam bốn tháng để điều tra
hành vi Tham ô tài sản.
Thành ở huyện Tháp Mười, là kế toán trưởng của công ty chuyên sản xuất thức
ăn thuỷ sản, chăn nuôi ở Khu công nghiệp Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Theo điều tra, từ năm 2017 đến tháng 4 năm nay, Thành lợi dụng chức vụ
quyền hạn được giao, cùng sự tin tưởng của lãnh đạo, nhiều lần lập khống nội
dung ủy nhiệm chi rút 200 tỷ đồng của công ty. Số tiền này, Thành dùng để mở
cơ sở kinh doanh, mua bán bất động sản và tiêu xài...
Đến khi công ty kiểm tra, đối chiếu sổ sách mới phát hiện chênh lệch số tiền
quá lớn nên cho Thành nghỉ việc và trình báo công an.

9
PHẦN KẾT LUẬN

- Cho đến nay, kế toán là một công cụ quan trọng, không thể thiếu trong việc
quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Kế toán đang ngày càng được nâng
cao và phát huy mạnh mẽ sức mạnh của bản thân, giúp các doanh nghiệp nắm
bắt các hoạt động kinh doanh, sản xuất, quản lý,…thông qua các công việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính. Nhờ
vậy mà doanh nghiệp có thể đưa ra những phương án kịp thời để nắm bắt và
theo kịp sự phát triển của thị trường.
- Để kế toán phát huy hiệu quả tối đa, người làm kế toán trước hết phải đảm
bảo quyền và trách nhiệm của mình. Họ phải thực hiện các công việc được
phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy
định của pháp luật về kế toán.
- Chuẩn mực kế toán VAS01 bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán, trong
đó nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc thận trọng là
quan trọng nhất. Ba nguyên tắc này giúp hoàn thiện các chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán theo khuôn mẫu một cách thống nhất, đảm bảo cho các thông tin
trong báo cáo tài chính được phản ánh trung thực và hợp lý.
- Tóm lại, dù nghề kế toán hoặc bât kỳ ngành nghề nào đều cần phải có đạo đức
nghề nghiệp. Đạo đức kế toán củng vậy, nó chính là một công cụ hiệu quả giúp
kế toán tự điều chỉnh bản thân. Do vậy, kế toán cần phải nhìn lại các vấn đề đạo
đức có liên quan, thiết lập lại các giải pháp thay thế, sau đó cân nhắc kỹ những
hậu quả có thể xảy đến và đưa ra những quyết định thích hợp nhất.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thư viện pháp luật, khai thác từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/ke-toan-
kiem-toan/Luat-ke-toan-2015-298369.aspx.
2. Thông tư 70/2015/TT-BTC Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm
toán, khai thác từ https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/ke-toan-kiem-
toan/Thong-tu-70-2015-TT-BTC-Chuan-muc-dao-duc-nghe-nghiep-ke-
toan-kiem-toan-290066.aspx.
3. Báo pháp luật, khai thác từ https://plo.vn/phap-luat/bi-phat-thue-dn-kien-
doi-nguoi-lam-cong-boi-thuong-754586.html.
4. Báo VN Express, khai thác từ https://vnexpress.net/ke-toan-truong-rut-ruot-
200-ty-dong-cua-cong-ty-4169061.html.

11

You might also like