6188 - Evn-At

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

Ký bởi: Văn thư-Văn phòng Ký bởi: Văn thư-Văn phòng

TCTY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM Công ty Điện lực Bạc Liêu
Email: vanthu@evnspc.vn Email: pcbl@evnspc.vn
Thời gian ký: 15/09/2020 14:29 Thời gian ký: 15/09/2020 16:53

TẬP ĐOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 6188/EVN-AT
Số: /EVN-AT Hà Nội,
Hà Nội, ngày
ngày15 tháng
tháng09 năm
năm2020
2020
V/v phổ biến, rút kinh nghiệm tai nạn
tháng 7, 8 và chấn chỉnh công tác an
toàn 08 tháng đầu năm 2020

Kính gửi: Các đơn vị thành viên

I. Phổ biến, rút kinh nghiệm tai nạn tháng 7, tháng 8 năm 2020
Ngày 19/3/2020, Tập đoàn đã ban hành văn bản số 1655/EVN-AT về việc
phổ biến và rút kinh nghiệm các vụ tai nạn 02 tháng đầu năm 2020.
Ngày 15/7/2020, Tập đoàn đã ban hành văn bản số 4785/EVN-AT về việc
phổ biến và rút kinh nghiệm các vụ tai nạn 06 tháng đầu năm 2020.
Tháng 7, 8 các đơn vị để xảy ra 04 vụ tai nạn (làm 03 người chết, 01 người
bị thương nặng) cần được phổ biến và rút kinh nghiệm, cụ thể như sau:
1. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 20/7/2020 tại Công ty Điện lực
Lào Cai, Tổng công ty Điện lực miền Bắc
1.1. Thời gian xảy ra: Khoảng 10h00 ngày 20/7/2020.
1.2. Nơi xảy ra: Tại khoảng cột 19 sang cột 20 đường dây 35 kV lộ 371
E20.65 nhánh rẽ TBA Bản Trà (thuộc Bản Khao, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai).
1.3. Thông tin nạn nhân: Ông Lương Văn Thủy, nam giới, sinh năm 1977;
Công nhân quản lý vận hành thuộc Đội QLVH ĐD&TBA; Bậc thợ 6/7, bậc an
toàn điện 5/5.
1.4. Diễn biến:
- Ngày 20/7/2020 Đội QLVH ĐD&TBA Điện lực Bảo Yên có kế hoạch
kiểm tra định kỳ thiết bị, đường dây bằng camera nhiệt và phát dọn đường lên
móng néo, chân cột. Để thực hiện công việc, đơn vị cấp LCT số 00136/07/20 và
được lãnh đạo duyệt ngày 19/7/2020: i) Nội dung công việc “Kiểm tra định kỳ
thiết bị đường dây bằng camera nhiệt và phát dọn đường lên móng néo, chân
cột”; ii) Địa điểm tiến hành công tác “từ cột 81 đến cột 122 - lộ 371 - E20.65
Bảo Yên - Điện Quan, từ cột 01 đến cột 03 nhánh rẽ TBA Đội 4, cột 01, 02
nhánh rẽ TBA Ủy ban Thượng Hà”; iii) Đơn vị công tác (ĐVCT) gồm 03 người:
ông Lương Văn Thủy (người CHTT - nạn nhân), ông Phan Vũ và ông Trần Đức
Nam là nhân viên ĐVCT.
- Khoảng 06h50, Đội QLVH ĐD&TBA họp phổ biến an toàn lao động đầu
giờ hàng ngày.
2

- Khoảng 07h30, ông Thủy đến Tổ trực vận hành nhận LCT số
00136/07/20 để thực hiện công việc.
- Khoảng 07h35, ông Phan Vũ ký rút khỏi LCT số 00136/07/20 theo chỉ
đạo của ông Nguyễn Văn Du (PGĐ phụ trách Điện lực Bảo Yên) để đi nghiệm
thu cơ sở công trình bão lũ cùng ông Đào Xuân Giảng (Cán bộ an toàn chuyên
trách). LCT số 00136/07/20 còn ông Thủy và ông Nam thực hiện.
Do trời mưa chưa thực hiện được công việc, ông Thủy đi ăn sáng cùng ông
Nguyễn Thống Nhất (trực vận hành ca đêm ngày 19/7/2020, đã hết ca) và uống
mỗi người 01 cốc rượu (loại cốc sắt có quai).
- Khoảng 08h40, ĐVCT bắt đầu di chuyển đến hiện trường để thực hiện
công việc được giao theo LCT số 00136/07/20 (02 người đi chung một xe, ông
Thủy là người lái).
- Khoảng 09h15, ĐVCT đến vị trí TBA Trang A kiểm tra không phát hiện
gì (vị trí này không có trong LCT). Sau đó, ĐVCT quay ra, đến cột 19 sang cột
20 đường dây 35kV lộ 371 E20.65 nhánh rẽ TBA Bản Trà (thuộc thôn Bản
Khao, xã Điện Quan), phát hiện một bụi tre nằm ngoài hành lang cách khoảng
05 m, có 03 cây mọc cao có nguy cơ chạm vào đường dây 35 kV. Ông Thủy và
ông Nam xuống khu vực bụi tre, cầm dao phát chặt cây tre, lúc đó trời mưa nhỏ
(vị trí và công việc chặt cây không có trong LCT).
Vị trí tai nạn cách Điện lực Bảo Yên khoảng hơn 25 km, cách vị trí kiểm
tra theo LCT (từ cột 81 đến cột 122 - lộ 371 - E20.65 Bảo Yên - Điện Quan) khi
đi từ ngoài đường vào khoảng 02 km. Vị trí chặt cây sát suối Bản Trà (nước
nông khoảng 0,5 m - 0,6 m), người dân không cho chặt sát gốc để giữ đất bờ
suối không bị sạt lở.
- Khoảng 10h00, sau khi đã chặt xong 02 cây và tiến hành chặt cây thứ ba
(ông Thủy thực hiện), khi đó ông Nam đứng gần bờ ao nhà ông Lý Seo Sẻng thì
nghe thấy tiếng ông Thủy kêu và có tiếng nổ tại vị trí ngọn tre, ông Nam thấy
ông Thủy rơi từ bụi cây tre cách mặt đất khoảng 3,5 m xuống suối. Ông Nam đã
nhảy xuống suối kéo ông Thủy vào bờ, hô hoán người dân hỗ trợ đưa lên trên bờ
để sơ cứu, đồng thời gọi điện báo cho ông Du biết sự việc và nhờ người dân liên
lạc với y tế xã Điện Quan.
- Khoảng 10h30, cán bộ y tế của Trạm y tế xã Điện Quan tới hiện trường tổ
chức sơ cứu cho ông Thủy.
- Khoảng 10h40, cán bộ y tế của Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên đến
hiện trường, tiếp tục sơ cứu và đưa ông Thủy về Bệnh viện để cấp cứu. Tại Bệnh
viện các bác sĩ xác định ông Thủy đã tử vong vào khoảng 12h00 ngày 20/7/2020.
1.5. Nguyên nhân:
a. Ông Lương Văn Thủy trong khi trèo lên chặt cây tre tại khoảng cột 19
sang cột 20 đường dây 35 kV lộ 371 E20.65 nhánh rẽ TBA Bản Trà đã khiến
cây nghiêng, đổ vào đường dây, bị phóng điện, rơi xuống suối gây tai nạn.
3

b. Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn:


- Vi phạm Quy trình an toàn điện:
+ ĐVCT vi phạm Khoản 1 Điều 3 Quy trình An toàn điện: nội dung LCT
là kiểm tra định kỳ thiết bị, đường dây bằng camera nhiệt và phát dọn đường lên
móng néo, chân cột. Tuy nhiên ĐVCT đã phân công nhau chặt cây tre tại
khoảng cột 19 sang cột 20 đường dây 35 kV lộ 371 E20.65 nhánh rẽ TBA Bản
Trà, đây là nội dung công việc và vị trí làm việc không có trong LCT được giao,
không xin ý kiến của người có thẩm quyền.
+ ĐVCT vi phạm Khoản 7 Điều 65 Quy trình An toàn điện: thực hiện chặt
cây mà không đánh giá hết các mối nguy hiểm và đưa ra biện pháp phòng tránh,
không thực hiện các biện pháp an toàn về điện như chằng néo chống cây đổ vào
đường dây hoặc phải cắt điện.
+ Ông Thủy (Người CHTT) vi phạm Điều 33 Quy trình An toàn điện:
không nắm rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an toàn phù hợp với
công việc; không thực hiện đúng nhiệm vụ chỉ huy và giám sát an toàn, trực tiếp
thực hiện chặt cây.
+ Ông Nam (Nhân viên ĐVCT) vi phạm Điều 35 Quy trình an toàn điện:
không ngăn cản, không từ chối, thống nhất cùng ông Thủy phân công nhau chặt
cây tre là công việc không có trong LCT và không đảm bảo an toàn khi thực
hiện công việc.
- Vi phạm quy định pháp luật, nội quy lao động:
+ Ông Lương Văn Thủy đã uống rượu trong giờ làm việc, ngay trước khi
thực hiện công việc (theo bản kết luận giám định pháp hóa số
319/325/433/20/ĐC ngày 30/7/2020 của Viện pháy y quốc gia, ông Thủy có sử
dụng rượu với hàm lượng Ethanol trong mẫu máu là 38,61mg/100ml); lái xe sau
khi uống rượu là vi phạm Luật giao thông đường bộ.
+ Ông Nguyễn Thống Nhất đã không ngăn cản, từ chối uống rượu với ông
Thủy dù biết ông Thủy chuẩn bị thực hiện công việc.
- Vấn đề quản lý đường dây:
+ Đội QLVH ĐZ&TBA của Điện lực Bảo Yên có 04 người (01 đội trưởng,
01 đội phó, 02 công nhân quản lý vận hành) quản lý 350 km đường dây trung áp,
(trung bình 01 người/88 km) cao hơn so với quy định (khoảng 01 người/ 50 km).
+ Chưa thực hiện đầy đủ kiểm tra định kỳ tuyến nhánh rẽ TBA Bản Trà
(tuyến có xảy ra tai nạn) theo Quy trình vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa
chữa đường dây trung áp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định số 267/QĐ-EVN ngày 04/3/2019. Tháng 05/2020 đơn vị
đã thực hiện kiểm tra tuyến đường dây có xảy ra tai nạn, tuy nhiên tháng 06,
07/2020 chưa thực hiện kiểm tra, đặc biệt trong mùa mưa bão cây măng tre mọc
nhanh, có khả năng ngã đổ vào đường dây gây sự cố.
4

- Vấn đề bảo vệ đường dây: mạch nhị thứ báo chạm đất 01 pha đường dây
35 kV không báo chạm đất tại E20.65 và TTĐK (Điều độ B20). EVNNPC đã có
văn bản số 1343/EVNNPC-KT ngày 25/3/2020 về việc triển khai đưa bảo vệ
trung tính chạm đất lưới điện trung tính cách ly vào vận hành, CTĐL Lào Cai đã
có văn số 922/PCLK-ĐĐ ngày 31/3/2020 gửi Công ty TNHH MTV Thí nghiệm
điện miền Bắc về việc cung cấp thông tin để lập phương án đầu tư hệ thống bảo
vệ lưới điện trung tính cách ly.
c. Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Lào Cai kết luận “Vụ tai nạn xảy ra
vào khoảng 10 giờ 00 phút ngày 20/7/2020 tại vị trí giữa cột số 19-20 đường
dây 35 kV lộ 371 E20.65 nhánh rẽ Trạm biến áp Bản Trà thuộc địa phận thôn
Bản Khao, xã Điện Quan, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai làm chết ông Lương Văn
Thủy - lao động của Điện lực Bảo Yên, Công ty Điện lực Lào Cai khi ông Lương
Văn Thủy thực hiện công việc không do người sử dụng lao động phân công (vị
trí xảy ra tai nạn nằm ngoài phạm vi làm việc được giao theo Lệnh công tác số
00136/07/20) không phải là tai nạn lao động”.
2. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 26/7/2020 tại Công ty Điện lực
Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miền Nam
2.1. Thời gian xảy ra: Khoảng 16h30 ngày 26/7/2020.
2.2. Nơi xảy ra: Tại cột điện số 1/22 (BTLT, 12m), trên lưới điện hạ áp 1
pha 2 dây, có lớp bọc cách điện, thuộc trạm biến áp Tà Kiết 2, được cấp điện từ
ĐD nhánh rẽ 1 pha 12,7 kV Thạnh Lộc 6, tuyến 477 Chung Sư (địa bàn khu vực
ấp Thạnh Bình, xã Thạnh Lộc 6, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang).
2.3. Thông tin nạn nhân: Ông Trần Thanh Hòa, nam giới, sinh năm 1993;
Công nhân quản lý vận hành thuộc Đội QLVH ĐD&TBA; Bậc thợ 1/7, bậc an
toàn điện 4/5.
2.4. Diễn biến:
- Ngày 26/7/2020, ca trực QLVH lưới điện trung, hạ áp tại Điện lực Châu
Thành, Công ty Điện lực Kiên Giang được bố trí như sau:
Trực ban vận hành (TBVH) kiêm Trưởng ca trực thao tác và sửa chữa
lưới điện (SCLĐ): ông Phạm Thái Bình, bậc thợ 2/5.
Phụ ca trực thao tác và SCLĐ, gồm các ông: Võ Văn Bình, bậc thợ 6/7;
Trần Trung Hiếu, bậc thợ 1/7; Lại Đức Hoàng Huy, bậc thợ 1/7; Vương An
Khang, bậc thợ 6/7 và Trần Thanh Hòa (nạn nhân), bậc thợ 1/7.
- Khoảng 13h30, TBVH Phạm Thái Bình nhận được tin báo mất điện của
khách hàng (trạm BTS Mobifone), TBVH giao nhiệm vụ 02 ông Vương An
Khang và Trần Thanh Hòa đi kiểm tra tìm điểm sự cố. Sau khi kiểm tra hiện
trường sự cố, ông Hòa báo về TBVH: sự cố do xe cuốc (xe máy xúc) làm đứt
dây hạ thế thuộc TBA 22/0,4 kV Tà Kiết 2 (01 dây pha hạ áp, vị trí đứt tại điểm
cách trụ 1/22 khoảng 30 cm).
5

- Khoảng 14h00, TBVH cấp và ký tên ra LCT số 125/07/20 giao các nhân
viên đang trực ca thao tác SCLĐ thực hiện “Xử lý đứt dây hạ áp trạm Tà Kiết 2”.
ĐVCT gồm 04 người: ông Võ Văn Bình (người CHTT) và ông Trần Trung Hiếu,
ông Vương An Khang, ông Trần Thanh Hoà là nhân viên ĐVCT. Thời điểm này,
người ra lệnh chưa ghi các nội dung/hạng mục công việc vào LCT, chưa cấp
LCT qua phần mềm giám sát an toàn của EVNSPC.
- Khoảng 15h30, ĐVCT tập hợp tại hiện trường cột số 1/22 (trước đó trời
mưa). Ông Bình giao nhiệm vụ cho 01 mình ông Hòa đến TBA Tà Kiết 2 tại cột
số 1/15 để thực hiện biện pháp an toàn.
- Khoảng 16h00, ông Hòa trở lại báo cho ông Bình đã thực hiện xong (ông
Hòa chỉ thực hiện cắt CB tại TBA, nhưng không khóa cửa tủ CB tại TBA, không
thực hiện nối đất hạ áp tại TBA).
Từ vị trí TBA Tà Kiết 2 cột 1/15 đến vị trí xảy ra tai nạn cột 1/22 (theo kết
cấu lưới điện 1 pha trung, hạ áp hỗn hợp và trước đó đã cô lập lưới 12,7 kV)
cách xa khoảng 800 m và có một số đặc điểm sau: i) Tại TBA Tà Kiết 2 có tủ
CB đặt ngay trước sân nhà dân, ở độ cao chỉ cách mặt đất 1,2 mét, không có ổ
khóa tủ CB (ổ khóa đã bị hư hỏng, nên thường xuyên vận hành ở tình trạng
không khóa tủ CB, chỉ chốt tủ); ii) Sự cố đứt dây do xe cuốc san lấp mặt bằng
mở rộng khu công nghiệp.
- Tiếp theo, ông Bình báo về TBVH đã thực hiện xong biện pháp an toàn
(lúc này, TBVH mới ghi chép các nội dung/hạng mục, đánh máy bổ sung, hợp
thức hóa LCT và chuyển lên phần mềm giám sát an toàn). Người CHTT cho các
nhân viên ĐVCT ký tên vào Mục 1.2 LCT, ghi điền các nội dung vào LCT và
tiến hành công việc.
- Sau đó, ông Hoà trèo lên cột 1/22 để làm việc và 03 người còn lại đứng
dưới đất.
- Trên cột 1/22, sau khi đã kích néo tạm đầu dây dẫn vào cột 1/21, đấu nối
xong phần dây hướng về phía nguồn, khoảng 16h30 ông Hòa thực hiện tiếp mối
nối thứ 2 hướng về phụ tải thì bất ngờ bị điện hạ áp giật (khi tay nắm chạm vào
kẹp wire hở cách điện, hướng về phía nguồn), người có quàng dây an toàn vào
trụ. Lúc này, ông Bình chạy đến nắm giật sợi dây luộc (dây thừng) đang móc
vào người ông Hòa để kéo tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện trên cột, giao ông
Hiếu chạy đến TBA Tà Kiết 2 xem xét nguồn điện thì thấy CB tại TBA này
đang ở trạng thái đóng và được ông Hiếu cắt CB, thông báo cho ông Bình leo
lên cột đưa ông Hoà xuống đất, sơ cứu nạn nhân, ông Khang điện thoại gọi xe
cấp cứu.
- Khoảng 16h45, các nhân viên ĐVCT đã đưa nạn nhân ra xe cứu thương
đang đậu ở đầu hẻm (xa khoảng 400 m) và chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh
Kiên Giang nhưng ông Hoà đã tử vong trên đường đi.
2.5. Nguyên nhân:
6

a. Ông Trần Thanh Hòa sau khi đấu nối xong phần dây hướng về phía
nguồn, khoảng 16h30 khi thực hiện tiếp mối nối thứ 2 hướng về phụ tải thì bất
ngờ bị điện hạ áp giật (khi tay nắm chạm vào kẹp wire hở cách điện, hướng về
phía nguồn). ĐVCT có cắt điện tại CB TBA Tà Kiết 2, nhưng không thực hiện
nối đất để đảm bảo an toàn, trong quá trình công tác, có người dân thấy mất điện
nên tự ý đóng CB trạm dẫn đến ông Hoà bị điện giật.
b. Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn:
- Vi phạm Quy trình an toàn điện:
+ ĐVCT vi phạm khoản 3 Điều 6 và khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Quy
trình an toàn điện: chỉ cắt điện CB tại TBA mà không treo biển cảnh báo, không
khóa cửa tủ, không cử người giám sát (nếu cần) do đó chưa ngăn ngừa rủi ro nếu
có người tự ý đóng điện.
+ ĐVCT vi phạm khoản 1 Điều 14 của Quy trình an toàn điện: không thực
hiện nối đất trên đường dây hạ áp nên bị điện giật khi chạm vào điểm hở cách
điện. Trong đó, tại vị trí làm việc đã bị đứt dây rời ra (đoạn dây phía sau có nối
07 dây nhánh rẽ hạ áp đấu vào 07 công tơ khách hàng, nhiều nguy cơ rủi ro nếu
có nguồn điện phát ngược đến vị trí làm việc).
+ TBVH (người ra lệnh công tác) vi phạm tại khoản 1 Điều 14; khoản 1,
khoản 2 Điều 19; Điều 32 của Quy trình an toàn điện: đưa ra biện pháp cắt điện,
tiếp đất chưa phù hợp tại hiện trường; ký tên ra LCT khống (chưa ghi nội dung,
hạng mục vào LCT).
+ Người CHTT vi phạm khoản 2 Điều 33 của Quy trình an toàn điện:
không tổ chức kiểm tra lại hiện trường để xác minh ông Hòa đã thực hiện xong
việc tiếp đất hạ áp; không thực hiện nối đất tại vị trí làm việc, không phổ biến
cho các nhân viên trong ĐVCT về biện pháp an toàn tại hiện trường.
+ Người CHTT vi phạm khoản 1 Điều 16 của Quy trình an toàn điện: chỉ
giao 01 mình ông Hòa (nạn nhân) thực hiện việc cắt CB, đi làm tiếp đất hạ áp,
trong khi 03 nhân viên trong ĐVCT không được phân công nhiệm vụ để cùng
nhau hỗ trợ, giám sát, xác minh rõ đã thực hiện các biện pháp an toàn.
+ Các nhân viên ĐVCT vi phạm tại khoản 3 Điều 35 của Quy trình an toàn
điện: chưa nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc; ký
tên LCT để làm việc khi thấy LCT chưa được người CHTT ghi đủ các nội
dung/hạng mục về biện pháp an toàn; không từ chối thực hiện công việc khi hiện
trường chưa thực hiện đủ các biện pháp an toàn.
- Vấn đề phân công, bố trí ca trực QLVH lưới điện:
+ Điện lực Châu Thành phân công, bố trí các ca trực vận hành chưa phù
hợp, không đồng bộ theo quy định, cụ thể: i) Trực ban vận hành kiêm Trưởng ca
trực thao tác SCLĐ: có thời gian trực từ 06h00 ngày 26/7/2020 đến 18h00 ngày
26/7/2020, trực 12 giờ; ii) Trực thao tác và SCLĐ: có thời gian trực từ 14h00
ngày 25/7/2020 đến 14h00 ngày 26/7/2020, trực 24 giờ.
7

+ Sự cố đứt dây do xe cuốc san lấp mặt bằng mở rộng khu công nghiệp,
tuy nhiên trước đó Điện lực Châu Thành chưa quan tâm theo dõi, chưa kịp thời
có văn bản gửi đến các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương để cảnh báo,
ngăn ngừa vi phạm lưới điện, giảm thiểu rủi ro về sự cố.
- Vấn đề thực hiện LCT, áp dụng phần mềm giám sát an toàn theo quy
định của EVNSPC:
+ TBVH nhận thông tin báo mất điện của 01 khách hàng. Sau đó TBVH
giao 02 nhân viên đi kiểm tra dò tìm sự cố, nhưng không cấp LCT, không ghi
chép vào Sổ nhật ký vận hành (NKVH)/Sổ lệnh công tác.
+ TBVH ký tên khống LCT, sau đó căn cứ theo báo cáo của người CHTT
để gõ chữ trên máy tính, điền bổ sung các hạng mục vào LCT (để hợp thức hóa
việc cấp LCT) và chuyển LCT này lên phần nội dung/ phần mềm GSAT.
+ Mục 2.3 của LCT- Phần B: người CHTT không ghi để xác minh có thực
hiện các biện pháp cắt điện, thử điện, tiếp đất hạ áp tại TBA, khóa tủ (chỉ ghi
“treo biển báo cấm đóng điện”).
+ TBVH không kiểm tra, yêu cầu ĐVCT chụp hình ảnh, gửi lên phần mềm
GSAT để xác minh đã thực hiện các biện pháp an toàn (sau khi xảy ra tai nạn:
TBVH truy cập, đưa các tấm hình chụp tiếp đất sau CB lên phần mềm GSAT,
những hình này đã chụp trước đó ở vị trí TBA khác).
- Vấn đề ghi chép sổ sách và việc xử lý thông tin mất điện hạ áp:
+ TBVH ghi chép không đầy đủ thông tin về thời gian mất điện, thông tin
các nhân viên trực vận hành thao tác, về nội dung, thời gian thực hiện công tác
xử lý sự cố, việc cắt CB, đóng CB tại TBA; bôi xóa, có dấu hiệu xé bỏ 01 trang
giấy trong Sổ NKVH liên quan đến ca trực xảy ra tai nạn ngày 26/7/2020.
+ TBVH không ghi chép nội dung, thời gian cử người đi kiểm tra dò tìm
sự cố, về tình hình, kết quả thực hiện công việc trong ca trực.
+ TBVH không thông báo cho Trung tâm CSKH về vụ sự cố mất điện hạ
áp (09 công tơ khách hàng bị mất điện), về việc cắt điện ngoài kế hoạch để xử lý
sự cố đứt dây (cắt CB phục vụ công tác đã gây mất điện toàn bộ phụ tải thuộc
TBA Tà Kiết 2).
- Vấn đề sơ cấp cứu người bị nạn: công tác sơ cấp cứu người bị điện giật
chưa tốt, ĐVCT đưa nạn nhân (nhân viên y tế không vào hỗ trợ) ra xe cứu
thương đang đậu ở đầu hẻm, cách xa khoảng 400 m đi cấp cứu trong khi nạn
nhân còn rất yếu.
c. Cơ quan công an đã xác định được người dân đóng CB tại TBA Tà Kiết
2. Hiện nay cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ tai nạn.
3. Vụ tai nạn nặng xảy ra ngày 14/8/2020 tại Công ty Điện lực Hà
Giang, Tổng công ty Điện lực miền Bắc
3.1. Thời gian xảy ra: Khoảng 07h50 ngày 14/8/2020.
8

3.2. Nơi xảy ra: trạm biến áp 110 kV Hà Giang (E22.1).


3.3. Thông tin nạn nhân: Ông Vũ Văn Tuấn, nam giới, sinh năm 1967;
Trạm trưởng E22.1; Bậc thợ 5/5, bậc an toàn điện 5/5.
3.4. Diễn biến:
- Thực hiện công tác sửa chữa lớn tại trạm E22.1 theo hợp đồng số
09/2020/HĐ-SCL ngày 21/4/2020. Từ ngày 11/8/2020, nhà thầu xây lắp là Công
ty cổ phần kinh doanh Điện lực I bắt đầu tiến hành hạng mục thay thế tủ máy cắt
hợp bộ 474, 476 và TU C42, đấu nối thanh cái C42 (theo các PCT số 02/08/20,
03/08/20, 04/08/20, 06/08/20, 14/08/20), trong quá trình thực hiện, E22.1 đã
thực hiện cắt điện, làm biện pháp an toàn và cho phép ĐVCT thực hiện công
việc theo các PCT.
- Phân công trực ca tại trạm E22.1:
Ông Tuấn (Trưởng trạm - Trực chính), bà Nông Diệu Linh (Trực phụ) thực
hiện trực ca 02 ngày 13/8/2020 từ 15h00-22h00.
Ông Tuấn đã bàn giao ca trực cho bà Bà Nguyễn Thị Thúy (trực chính), bà
Lê Thị Thanh Loan (trực phụ) thực hiện trực ca 03 từ 22h00 ngày 13/8/2020 đến
08h00 ngày 14/8/2020.
- Rạng sáng ngày 14/8/2020, ĐVCT thuộc Công ty cổ phần kinh doanh
Điện lực I thực hiện các công việc:
Khoảng 02h15-02h50, ĐVCT (có 08 người) do ông Trần Bá Hùng là người
CHTT thực hiện công việc theo PCT số 00011/08/20 do ông Tuấn cấp, bà Thúy
(Trực chính - người cho phép) với nội dung công việc “tháo lèo từ DCL 372-7
lên xà phóc tích xuất tuyến ĐZ 372”, địa điểm công tác “Ngăn lộ 372 TBA 110
kV Hà Giang”.
Khoảng 04h16-05h20, ĐVCT (có 08 người) do ông Trần Bá Hùng là người
CHTT thực hiện công việc theo PCT số 00012/08/20 do ông Tuấn cấp, bà Thúy
(Trực chính - người cho phép) với nội dung công việc “tháo đầu cáp xuất tuyến
374 tại VT 01 trạm 110 kV Hà Giang”, địa điểm công tác “cột xuất tuyến 01 lộ
374 trạm 110 kV Hà Giang”.
Khoảng 06h20-06h48, ĐVCT (có 08 người) do ông Trần Bá Hùng là người
CHTT thực hiện công việc theo PCT số 00013/08/20 do ông Tuấn cấp, bà Thúy
(Trực chính - người cho phép) với nội dung công việc “tháo thanh cái C32, tháo
lèo từ DCL 312-1 lên thanh cái C31 và dây nối đầu cực TI 332 sang DCL 332-
2”, địa điểm công tác “tại thanh cái C32, lèo từ DCL 312-1 lên thanh cái C31 và
tại dây nối đầu cực TI 332 sang DCL 332-2 trạm 110 kV Hà Giang”.
Khoảng 05h45-06h10, ĐVCT (có 04 người) do ông Trần Bá Hùng là người
CHTT thực hiện công việc theo PCT số 00014/08/20 do ông Tuấn cấp, bà Thúy
(Trực chính - người cho phép) với nội dung công việc “đấu nối thanh cái C42”,
địa điểm công tác “tại thanh cái C42 trạm 110 kV Hà Giang”.
9

Các PCT 11/08/2020, 12/08/2020, 13/08/2020, 14/08/2020 được ông Tuấn


cấp và lãnh đạo duyệt vào rạng sáng ngày 14/8/2020.
- Khoảng 06h15 ngày 14/8/2020, ĐVCT thuộc Công ty cổ phần kinh doanh
Điện lực I đã thực hiện xong hạng mục thay thế tủ máy cắt hợp bộ 474, 476 và
TU C42, đấu nối thanh cái C42, đã khóa PCT số 14/08/20.
- Sau đó, E22.1 tiếp tục cho phép ĐVCT thuộc Công ty TNHH MTV Thí
nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) thực hiện thí nghiệm cao áp giàn thanh cái
C42 theo PCT số 09/08/20 (Phương án TCTC&BPAT tại chỗ, do người CHTT
Nguyễn Văn Thọ, thuộc ĐVCT NPCETC lập và được Đội trưởng đội QLVH
Lưới điện cao thế Nguyễn Duy Hiếu ký duyệt).
- Khoảng 07h48, ĐVCT thực hiện PCT số 09/08/20 đã thực hiện xong công
việc và đã thu dọn dụng cụ thiết bị tập kết ra xe và thông báo trực ca để chuẩn bị
thủ tục khóa PCT. Kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật và trị số cách điện
hơi thấp do độ ẩm cao, cần có biện pháp khắc phục.
- Khoảng 07h50, có tiếng nổ lớn trong buồng thiết bị, đồng thời máy cắt
431 nhảy, ca trực, Đội trưởng đội QLVH Lưới điện cao thế và một số người
chạy vào kiểm tra thì thấy ông Vũ Văn Tuấn (Trạm trưởng E22.1) bị điện 22 kV
phóng, ngã nằm trên nắp tủ ngăn lộ DCL 412-2, gây bỏng.
- Sau khi xảy ra tai nạn, nhân viên trực E22.1 kiểm tra xác định thanh cái
C41 đã mất điện (MC 431 nhảy khi tai nạn) cùng một số người tiến hành đưa
ông Tuấn xuống đất và thực hiện các biện pháp sơ cứu tại chỗ, sau đó đưa nạn
nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang, rồi tiếp tục chuyển xuống
Viện bỏng Quốc gia.
3.5. Nguyên nhân:
a. Ông Vũ Văn Tuấn một mình trèo lên tháo nắp tủ các ngăn lộ để vệ sinh:
TD 442, MC 472 và khi đến DCL 412-2 đã vi phạm khoảng cách an toàn và bị
phóng điện từ đầu thanh cái C41 của tủ MC 412 gây tai nạn.
b. Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn:
- Vi phạm Quy trình an toàn điện:
+ Ông Tuấn vi phạm khoản 1 Điều 3 Quy trình an toàn điện: dù trong thời
gian nghỉ hết ca và không có nhiệm vụ được giao, tuy nhiên ông Tuấn đã trèo
lên, tháo nắp tủ các ngăn lộ để vệ sinh khi không có PCT hoặc LCT.
+ ĐVCT trong khi chưa thực hiện xong công việc theo PCT số
00013/08/20, 04 người thuộc ĐVCT trong đó có ông Hùng (người CHTT) chưa
làm thủ tục rút khỏi PCT đã sang thực hiện công việc khác theo PCT số
00014/08/20.
+ ĐVCT vi phạm Điều 11, Điều 13 Quy trình an toàn điện: khi thực hiện
hạng mục công việc đưa 03 tủ hợp bộ MC 474, MC 476, TUC42 vào vị trí vận
hành và đấu nối lại thanh cái C42 không đảm bảo an toàn, do khi tháo tủ TUC42
10

cũ thì dao tiếp địa thanh cái TUC42-24 cũng đã bị tháo bỏ, ĐVCT không làm
tiếp địa di động.
+ Ông Đặng Minh Dương thuộc NPCETC mặc dù không có tên trong
ĐVCT nhưng vẫn vào trạm E22.1 và tham gia thực hiện công việc cùng ĐCVT.
- Vấn đề tổ chức thực hiện công việc:
+ Khảo sát hiện trường: công trình sửa chữa lớn trạm E22.1 có khối lượng
lớn, dài ngày, thực hiện cả trên lưới điện 110 kV, 35 kV, 22 kV, phương thức
cắt điện phức tạp tuy nhiên không có sự tham gia của điều độ CTĐL Hà Giang.
Ông Hùng (người CHTT của ĐVCT thuộc Công ty Cổ phần kinh doanh Điện I)
không tham gia khảo sát hiện trường ngày 01/7/2020 để lập phương án
TCTC&BPAT (ông Hùng được cử tham gia thực hiện công việc theo Giấy đề
nghị đăng ký thay đổi bổ sung NVĐVCT ngày 08/8/2020 của Công ty cổ phần
kinh doanh điện lực I gửi CTĐL Hà Giang).
+ Phương án TCTC&BPAT công trình sửa chữa lớn trạm E22.1 được phê
duyệt ngày 15/7/2020. Để thực hiện công việc đơn vị thi công (Công ty cổ phần
kinh doanh điện lực I) đã đăng ký và lập biểu đồ nhân lực (Chỉ huy trực tiếp: 01
người; Đội công tác: 01 đội; Tổng số người: 16 người). Ngày 08/8/2020 Công ty
cổ phần kinh doanh điện lực I có Giấy đề nghị đăng ký thay đổi NVĐVCT với
danh sách 10 người và thực tế đơn vị này chỉ có từ 04 - 08 người thực hiện công
việc. Do không đủ nhân lực thực hiện theo biểu đồ nhân lực đã được phê duyệt
dẫn tới ĐVCT không thực hiện được công việc theo phương án được duyệt mà
phải hủy các công việc theo kế hoạch, sau đó lập các phiên làm việc đột xuất và
phải thay đổi phương thức để thực hiện công việc so với ban đầu. Khi thay đổi
phương án TCTC&BPAT không duyệt lại theo quy định.
+ Phương thức cắt điện và các PTT thực tế khác so với phương thức đã
được duyệt tại phương án TCTC&BPAT. Điều độ B22 đã liên hệ với ông Tuấn
(Trạm trưởng) thời điểm đó đã nghỉ hết ca và Trưởng ca TTĐK để thay đổi
phương thức khi thực hiện các công việc sửa chữa lớn tại trạm E22.1.
+ Thực hiện công việc:
Tại trạm E22.1 có 01 phiên làm việc đăng ký theo kế hoạch (ĐVCT là
Công ty cổ phần kinh doanh điện lực I) tuy nhiên bị hoãn với lý do đơn vị thi
công xin hoãn; có 07 phiên đăng ký đột xuất: 04 phiên của Công ty cổ phần kinh
doanh điện lực I, 02 phiên của trạm E22.1, 01 phiên làm việc của ĐVCT
NPCETC (thực hiện bổ sung). Các PCT đột xuất cấp cho ĐCVT thuộc Công ty
cổ phần kinh doanh điện lực I đều do ông Tuấn cấp (khi không còn trong ca trực)
và được lãnh đạo đơn vị duyệt trong khoảng thời gian 01h00-03h30 ngày
14/8/2020.
Tại trạm E22.1 có 04 PTT: 634/2020/KH/B22, 636/2020/KH/B22,
12/2020/KH/E22.1, 12/2020/KH/E22.1; trong đó có 02 PTT tại trạm không
đúng chữ ký của ông Tuấn duyệt. Các PTT thực hiện phương thức không đúng
so với phương thức đã được duyệt.
11

- Vấn đề ghi chép sổ sách:


Sổ nhật ký vận hành trạm E22.1 và điều độ B22 không ghi đầy đủ các nội
dung trao đổi của điều độ B22 với trực ca E22.1 cũng như với ông Tuấn. Điều
độ B22 không ghi số lượng, thời điểm triển khai các ĐVCT, không treo thẻ đánh
dấu ĐVCT trên sơ đồ vận hành.
- Vấn đề về sơ đồ, thiết bị trạm E22.1:
+ Sơ đồ nối điện trạm E22.1 không đúng với thực tế bố trí các ngăn lộ 22
kV.
+ Tại tủ MC 412 (MC liên lạc) đầu thanh cái C41 rất gần với đầu đầu
thanh cái C42 tại tủ DCL 412-2 (chỉ khoảng 0,5 m), hơn nữa giữa 02 tủ không
có vách ngăn.
+ Hệ thống ghi âm tại trực ca và camera giám sát an ninh trạm E22.1 đã
hỏng, chưa được sửa chữa, thay thế.
- Vấn đề kiểm tra, giám sát người ra vào trạm:
Việc kiểm tra, giám sát người không có nhiệm vụ vào/ra, thực hiện công
việc trong trạm E22.1 của trực ca trạm không đảm bảo theo quy định.
4. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 21/8/2020 tại Công ty Điện lực
Long An, Tổng công ty Điện lực miền Nam
4.1. Thời gian xảy ra: Khoảng 17h15 ngày 21/8/2020.
4.2. Nơi xảy ra: Tại cột số 206 Nhánh rẽ Chợ Tân Trụ, tuyến 477 Tân An
(thuộc đường dây hạ áp trạm Huyện Đội - Khu phố Tân Bình, thị trấn Tân Trụ,
huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
4.3. Thông tin nạn nhân: Ông Nguyễn Văn Thuật, nam giới, sinh năm
1979; Công nhân điện; Bậc thợ 7/7, bậc an toàn điện 5/5.
4.4. Diễn biến:
- Khoảng 15h45 ngày 21/8/2020, ĐVCT gồm 02 người: ông Nguyễn Văn
Thuật - Người chỉ huy trực tiếp (nạn nhân, bậc thợ 7/7, bậc AT 5/5) và ông
Nguyễn Văn Sang - Nhân viên (bậc thợ 3/7, bậc AT 4/5), thực hiện công tác gắn,
đấu nối công tơ 3 pha khách hàng (Công ty CP Thế giới di động) tại cột điện số
206 đường dây trung hạ áp hỗn hợp trạm Huyện Đội 160 kVA, thuộc nhánh rẽ
Chợ Tân Trụ tuyến 477 Tân An theo LCT số 57/08/20, với biện pháp an toàn:
không cắt điện, mang găng tay cách điện hạ áp khi thực hiện công tác.
- Khoảng 17h00, sau khi thao tác lắp hoàn chỉnh điện kế dưới đất (gồm
thùng điện kế, điện kế, CB, cáp muller trước và sau điện kế, bấm chì thùng),
chưa đấu nối vào lưới điện thì ĐVCT tiến hành cố định điện kế vào cột điện số
206. Lúc này, ông Nguyễn Hiệp Nguyên (nhân viên Điện lực Tân Trụ) đi xe
máy ngang qua và vào xem, ông Thuật nhờ ông Nguyên phụ giúp cố định thùng
12

điện kế vào cột điện số 206. Sau khi đã cố định thùng điện kế vào trụ điện số
206 xong thì ông Nguyên rời đi còn lại ĐVCT ở lại tiếp tục công việc.
- Sau đó ông Thuật phân công ông Sang trèo lên cột điện số 206 để đấu nối
cáp muller trước điện kế, còn ông Thuật đứng dưới đất. Thời điểm này có ông
Lê Văn Linh (nhân viên bảo trì thiết bị cho Công ty CP Thế giới di động) đứng
xem ĐVCT thực hiện công việc.
- Ông Sang trèo lên trụ điện bằng thang để đấu nối cáp muller trước điện kế
vào lưới điện hạ áp 3 pha (có mang găng tay hạ áp), khoảng 17h15, ông Sang
đấu nối cáp muller trước điện kế vào lưới hạ áp xong thì báo ông Thuật buộc cáp
muller sau điện kế vào dây luộc (dây thừng) để ông Sang kéo lên cố định dây
sau điện kế vào trụ điện. Trong khi buộc dây luộc vào dây cáp muller, ông Thuật
chạm lòng bàn tay vào đầu dây cáp muller sau điện kế thì bị điện giật ngã ra
đường (ông Thuật không mang găng tay, giày chuyên dụng - đi dép). Lúc này
ông Linh nhìn thấy CB điện kế đang ở chế độ đóng (có điện dây phía sau điện
kế) nên đi lại cắt CB điện kế xuống. Lúc này ông Ngô Tường Duy (người dân
nhà đối diện cột điện 206) chạy đến đỡ ông Thuật ngồi dậy. Cùng lúc đó, ông
Sang leo xuống trụ bằng thang và cùng ông Duy và người người dân xung quanh
đưa ông Thuật đến Trung tâm Y tế huyện Tân Trụ (cách vị trí tai nạn khoảng
600m) cấp cứu. Tại Trung tâm y tế, ông Thuật đã được nhân viên y tế cấp cứu
khoảng gần 60 phút nhưng không qua khỏi.
4.5. Nguyên nhân:
a. ĐVCT lắp ráp hoàn chỉnh điện kế, không phát hiện CB điện kế ở vị trí
đóng, nên khi đấu nối cáp muller trước điện kế vào lưới điện thì phần cáp muller
sau điện kế 3 pha có điện. Khi ông Thuật buộc dây luộc vào cáp muller sau điện
kế, dùng tay bẻ cong các sợi trong đầu cáp tạo móc để đưa lên trụ thì chạm vào
đầu cáp muller đang có điện, dẫn đến bị điện hạ áp giật gây tai nạn (lòng bàn tay
phải có 02 vết bỏng, bong tróc da: 01 vết tại giữa ngón cái và ngón trỏ, 01 vết tại
vị trí lòng bàn tay).
b. Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn:
- Vi phạm quy trình an toàn điện:
+ Người ra lệnh công tác vi phạm Điều 19 Quy trình an toàn điện và Mục
27 Quy định trình tự thực hiện từng loại hình công việc trên lưới 22 kV ban
hành kèm theo Quyết định số 1285/QĐ-PCLONGAN ngày 21/5/2020: cấp LCT
để thực hiện công việc lắp điện kế 03 pha trực tiếp là không đúng theo quy định,
đây là công việc có kế hoạch và để thực hiện công việc có nhiều yếu tố nguy
hiểm (trèo cao, thực hiện công việc khi không cắt điện, gần đường giao thông)
phải cấp PCT.
+ ĐVCT không kiểm tra, thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi tiến
hành thực hiện công việc (CB điện kế đang ở vị trí đóng, chưa bọc cách điện đầu
cáp muller phía sau điện kế).
13

+ ĐVCT vi phạm Quyết định số 1285/QĐ-PCLONGAN ngày 21/5/2020


và Quyết định số 472/QĐ-EVNSPC ngày 16/02/2016: không thực hiện đúng
trình tự công việc khi đấu nối cáp muller vào lưới điện trước, trong khi các công
việc phía sau chưa hoàn thiện.
+ ĐVCT thực hiện công việc gần đường giao thông (dựng thang tại lòng
đường) nhưng không có các biện pháp cảnh báo, chỉ dẫn để đảm bảo an toàn.
+ Ông Thuật (người CHTT) không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động (không
mang găng tay và giầy chuyên dùng) khi thực hiện công việc.
+ Ông Nguyên (nhân viên Điện lực Tân Trụ) không có tên trong LCT
nhưng có tham gia hỗ trợ thực hiện công việc khi chưa làm thủ tục bổ sung
người.
- Vi phạm quy định thực hiện PCT, LCT qua phần mềm giám sát an toàn
của EVNSPC: không thực hiện việc cấp LCT và gửi các ảnh lên phần mềm giám
sát an toàn.
- Vấn đề sơ cấp cứu người bị nạn: công tác sơ cấp cứu người bị điện giật
chưa tốt, vội vàng đưa người bị nạn đi cấp cứu khi nạn nhân còn rất yếu. Trong
khi đó nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải
để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y,
bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
c. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Trụ đã có Thông báo số
473/TB ngày 26/8/2020 kết luận ông Nguyễn Văn Thuật thực hiện theo LCT số
57/08/20 bị điện giật dẫn đến tử vong, qua xác minh không có dấu hiệu của tội
phạm. Hiện nay cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ tai nạn.
II. Các giải pháp ngăn ngừa tai nạn tương tự
Để ngăn ngừa, giảm thiểu và không để xảy ra tai nạn tương tự trong tương
lai; phấn đấu không có tai nạn trong các tháng còn lại của năm 2020, Tập đoàn
yêu cầu các đơn vị:
1. Tổ chức phổ biến, phân tích và viết bài thu hoạch về các vụ tai nạn để
người lao động rút kinh nghiệm, ngăn ngừa tai nạn tương tự. Đối với các vụ tai
nạn có tính lặp lại phải có hình thức xử lý kỷ luật tăng nặng.
2. Thực hiện nghiêm Quy trình An toàn điện:
- Cấp và thực hiện PCT, LCT theo đúng quy định.
- PCT, LCT phải ghi rõ ràng, đúng và đầy đủ các yêu cầu để thực hiện
công việc, đặc biệt là các biện pháp an toàn.
- Thực hiện đúng và đầy đủ biện pháp tổ chức, biện pháp kỹ thuật đảm
bảo an toàn khi thực hiện công việc; biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị
điện; các điều kiện để tiến hành công việc.
- Thực hiện đúng trách nhiệm của Người CHTT.
14

- Thực hiện đúng trách nhiệm của Nhân viên ĐVCT trong đó có chấp
hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo
an toàn khi làm việc; từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an
toàn, nếu Người CHTT không chấp thuận thì báo cáo cấp trên để giải quyết.
3. Tăng cường thực hiện công tác nhận diện, đánh giá rủi ro trong quản lý
vận hành để phát hiện các tồn tại, thiếu sót, điểm nguy hiểm có nguy cao dẫn
đến tai nạn; thống kê, tổng hợp và có kế hoạch xử lý đồng thời phổ biến đến
người lao động để phòng ngừa.
4. Khi cứu người bị nạn cần nhanh chóng, kịp thời nhưng phải lưu ý loại
trừ hết các nguy cơ, rủi ro còn tồn tại để đảm bảo an toàn, tránh gây tai nạn cho
người thực hiện.
5. Rà soát nội dung huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo quy định tại Thông
tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế để đảm bảo huấn luyện đầy
đủ các nội dung theo quy định. Phối hợp với các cơ sở y tế uy tín để hướng dẫn,
huấn luyện sơ cấp cứu nhằm nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu cho người lao động
(từ lúc bị tai nạn cho đến khi đưa người bị tai nạn đến cơ sở y tế).
6. Các Tổng công ty Điện lực: i) thông báo, phổ biến cho khách hàng liên
hệ đến Trung tâm CSKH khi có sự cố mất điện; ii) nghiên cứu mở rộng phương
thức để cung cấp thông tin nhanh nhất cho khách hàng khi liên hệ với Trung tâm
CSKH, trong đó lưu ý số lượng cuộc gọi sẽ tăng trong thời gian tới; iii) rà soát
trang bị điện thoại có ghi âm tại trực ban vận hành điện lực, thay thế số điện
thoại cũ khách hàng hay sử dụng để báo mất điện và/hoặc hướng dẫn khách
hàng liên hệ về Trung tâm CSKH khi nhận cuộc gọi báo mất điện.
7. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Lào Cai:
- Chặt cây, tỉa cành gần đường dây điện áp cao phải thực hiện theo Lệnh
công tác; tại những vị trí có yếu tố rủi ro, nguy cơ cao cần thực hiện biện pháp
kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc phải thực hiện theo Phiếu công tác. Thực hiện
quy định tại Điều 65. Chặt (cưa) cây ở gần đường dây trong Quy trình An toàn
điện.
- Kiểm tra thiết bị, đường dây định kỳ theo quy định.
- Rà soát lực lượng lao động để phân bổ khối lượng công việc đồng đều
theo định mức.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội quy lao động, đặc biệt sử
dụng chất kích thích, đồ uống có cồn trong khi làm việc.
8. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Kiên Giang:
Tăng cường công tác thống kê rà soát các công trình xây dựng có sử dụng
xe gầu, xe múc gần hành lang để phối hợp, tuyên truyền, xử lý tránh sự cố do vi
phạm hành lang.
9. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Hà Giang:
15

- Kiểm tra, giám sát người không có nhiệm vụ vào/ra, thực hiện công việc
trong trạm theo quy định.
- Rà soát sơ đồ, đánh số và bố trí thiết bị theo đúng quy định; khắc phục
các tồn tại, thiếu sót (vách ngăn giữa các tủ để đảm bảo an toàn khi thực hiện
công việc trên thanh cái).
- Đối với các công việc nguy hiểm, phức tạp dài ngày phải lập, duyệt
phương án TCTC&BPAT (khi có thay đổi phải lập, duyệt lại nội dung thay đổi).
Khi thực hiện công việc này, lãnh đạo đơn vị phải tăng cường kiểm tra, giám sát
để đảm bảo an toàn.
- Giao nhiệm vụ giám sát phải phân công nhiệm vụ cho từng người thực
hiện, những người này phải đủ điều kiện để thực hiện giám sát theo quy định.
Lập sổ giám sát theo quy định.
10. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Long An:
Thực hiện theo đúng các quy định trong Quy trình kinh doanh điện năng và
quy định của Tổng công ty, đơn vị về cấp điện khách hàng, lắp đặt công tơ. Khi
khách hàng chưa có dây đấu nối sau công tơ phải có giải pháp đảm bảo không
mất cắp thiết bị đã đấu nối trên lưới; cắt CB điện kế, bọc cách điện đầu cáp
muller sau điện kế để đảm bảo an toàn.
11. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Kiên Giang, Hà Giang
- Phân công trực ca hợp lý, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi theo quy định.
- Ghi đầy đủ thông tin trong sổ nhật ký vận hành, sổ theo dõi cấp
PCT/LCT theo quy định.
- Các sổ (giấy) phục vụ trong quá trình theo dõi vận hành phải có dấu giáp
lai để nhận diện được khi có hiện tượng xé, thay đổi trang. Khi xảy ra tai nạn
nặng, chết người phải niêm phong sổ ngay để phục vụ điều tra, phân tích.
12. Đối với vụ tai nạn tại Công ty Điện lực Lào Cai, Kiên Giang, Hà Giang,
Long An:
- Không thực hiện công việc khi không có PCT/LCT hoặc công việc
không có trong phạm vi được phép làm việc của PCT/LCT.
- Thực hiện nghiêm việc cấp PCT/ LCT và kiểm tra, giám sát an toàn trên
lưới điện bằng hình ảnh theo quy định của đơn vị.
13. Các đơn vị để xảy ra tai nạn phải thực hiện nghiêm công tác thống kê,
báo cáo, tổ chức phân tích các vụ tai nạn tìm rõ nguyên nhân để đưa ra các biện
pháp ngăn ngừa đồng thời phổ biến đến toàn thể người lao động nhằm rút kinh
nghiệm, phòng tránh các tai nạn tương tự. Xác định rõ trách nhiệm, xử lý
nghiêm các tập thể, cá nhân có vi phạm theo quy định của pháp luật, Tập đoàn
và đơn vị.
III. Chấn chỉnh công tác an toàn lao động 08 tháng đầu năm 2020
16

1. Tình hình tai nạn lao động


Đến 31/8/2020 các đơn vị để xảy ra 05 vụ tai nạn lao động làm 03 người
chết (CTCP NĐ Hải Phòng, PC Nghệ An, PC Yên Bái), 02 người bị thương
nặng (PC Bắc Giang, PC Hà Tĩnh).
Số người
Phân theo yếu tố gây
Số Phân theo mức độ
TT Đơn vị TNLĐ
vụ Tổng
số Ngã
Nhẹ Nặng Chết Điện Khác
cao
I EVNGENCO2 1 1 1 1
Cty CP NĐ Hải 1 (đuối
1 1 1 1
Phòng nước)
II EVNNPC 4 4 0 2 2 3 1 0
1 PC Bắc Giang 1 1 1 1
2 PC Yên Bái 1 1 1 1
3 PC Nghệ An 1 1 1 1
4 PC Hà Tĩnh 1 1 1 1
Đến 31/8/2020 5 5 0 2 3 3 1 1
Năm 2019 10 11 2 6 3 5 1 5
Ngoài ra còn có 05 vụ tai nạn:
- Tai nạn chết người xảy ra ngày 08/02/2020 tại CTĐL Cà Mau thuộc
EVNSPC không được công nhận là tai nạn lao động theo kết luận của Thanh tra
lao động tỉnh Cà Mau do tự ý đi sửa chữa điện cho khách hàng trong giờ làm việc.
- Tai nạn chết người xảy ra ngày 20/7/2020 tại CTĐL Lào Cai thuộc
EVNNPC không được công nhận là tai nạn lao động theo kết luận của Thanh tra
lao động tỉnh Lào Cai do thực hiện công việc không do người sử dụng lao động
phân công.
- Tai nạn chết người xảy ra ngày 26/7/2020 tại CTĐL Kiên Giang thuộc
EVNSPC. Hiện nay cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ tai nạn.
- Tai nạn nặng xảy ra ngày 14/8/2020 tại CTĐL Hà Giang thuộc EVNNPC.
- Tai nạn chết người xảy ra ngày 21/8/2020 tại CTĐL Long An thuộc
EVNSPC. Hiện nay cơ quan chức năng chưa có kết luận về vụ tai nạn.
Qua phân tích các vụ tai nạn có thể nhận thấy nguyên nhân chính là do
công tác quản lý người lao động từ lãnh đạo đơn vị đến các phòng, phân xưởng,
tổ đội tuân thủ theo nội quy lao động, quy trình quy định chưa được thực hiện
nghiêm túc; người lao động trực tiếp vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy định
của Tập đoàn, đơn vị trong quá trình thực hiện công việc nên đã dẫn đến cái
chết thương tâm cho bản thân, hậu quả là con mất cha, bố mẹ mất con, vợ mất
chồng, chúng ta mất đi đồng nghiệp, ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh
17

tận tâm, trách nhiệm, chuyên nghiệp của người công nhân ngành điện Việt Nam,
ảnh hưởng đến thành tích của các tập thể, cá nhân có liên quan.
Hơn nữa nếu không được công nhận là tai nạn lao động thì người lao động
sẽ không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động; gia đình sẽ mất đi lực
lượng lao động chính trong khi không được hưởng chế độ tai nạn lao động của
người đã chết hoặc phải tự chi trả các khoản chi phí lớn để chữa trị cho người
bị thương (đặc biệt bị thương nặng do bỏng, ngã cao) dẫn đến thiệt thòi cho
người lao động và gia đình.
2. Các tồn tại sau kiểm tra tổng thể công tác an toàn
Thực hiện văn bản số 1195/EVN-AT ngày 03/3/2020 về việc kiểm tra tổng
thể công tác an toàn năm 2020, từ đầu năm đến nay, Tập đoàn đã tổ chức các
Đoàn kiểm tra công tác an toàn tại các Tổng công ty, đơn vị trực thuộc.
Qua kiểm tra, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty đã nghiêm túc
triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo trong văn bản số 1195/EVN-AT nêu
trên và cơ bản thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên tại một số đơn vị triển
khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ theo kế hoạch,
chưa kiểm tra được theo chương trình đã đề ra. Các tồn tại, thiếu sót đã được
Đoàn kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở thực hiện trong các Biên bản. Một số tồn tại,
thiếu sót chính như sau:
a. Xây dựng và triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động:
- Một số đơn vị đã lập và triển khai thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao
động tuy nhiên kế hoạch chưa bao gồm đầy đủ các nội dung hoặc chưa lấy ý
kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 76 Luật an toàn, vệ
sinh lao động.
- Việc triển khai thực hiện theo kế hoạch bị chậm do ảnh hưởng của dịch
COVID-19.
b. Thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình, quy định và biện pháp an
toàn:
- Quy trình an toàn điện, Quy định công tác an toàn do Tập đoàn ban hành
được áp dụng đến đơn vị cấp III, tuy nhiên tại một số đơn vị vẫn ban hành quy
định thực hiện. Một số đơn vị căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, quy
trình, quy định đã hết hiệu lực, chưa kịp thời cập nhật và rà soát sửa đổi, bổ sung
theo chỉ đạo tại văn bản số 6109/EVN-AT ngày 11/11/2019 của Tập đoàn.
- Kiểm tra thực hiện PCT/LCT: một số PCT/LCT chưa ghi đầy đủ các nội
dung, chưa có đầy đủ các biện pháp an toàn theo quy định; thực hiện công việc
ngoài phạm vi cho phép trong PCT/LCT; thực hiện công việc khi không có
PCT/LCT; không thực hiện cấp PCT/LCT qua phần mềm giám sát an toàn theo
quy định của đơn vị.
c. Công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:
18

- Các đơn vị đã tổ chức huấn luyện theo quy định tại Nghị định số
44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, tuy nhiên nội dung huấn luyện nặng về lý
thuyết, chưa sát với thực tế thực hiện công việc của người lao động; phân nhóm
đối tượng huấn luyện chưa phù hợp (đặc biệt các nhóm 3, 4).
- Có một số đơn vị thuê tổ chức huấn luyện chưa đảm bảo yêu cầu năng lực
hoặc thời gian huấn luyện chưa đủ theo quy định. Chưa có rằng buộc trách
nhiệm đối với tổ chức huấn luyện, sát hạch phải đảo bảo thời gian, chất lượng
đào tạo khi người lao động vẫn để xảy ra tai nạn.
d. Công tác huấn luyện an toàn điện:
- Các đơn vị đã tổ chức huấn luyện an toàn điện định kỳ hàng năm tuy
nhiên chỉ tập trung nội dung về Quy trình an toàn điện là chưa theo các nội dung
yêu cầu tại Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 (Quy trình an toàn
điện chỉ là một trong các nội dung chính cần huấn luyện).
- Chỉ huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết; chưa huấn luyện và sát hạch
phần thực hành theo quy định tại Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày
02/10/2014.
e. Công tác quản lý, đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Căn cứ hướng dẫn tại văn bản số 42/EVN-AT ngày 04/01/2018 về quản lý,
đánh giá rủi ro, các đơn vị đã tổ chức thực hiện. Tuy nhiên một số đơn vị chưa
thực hiện hoặc nội dung thực hiện chưa cụ thể hóa tại đơn vị, chưa huấn luyện
cho người lao động theo từng vị trí chức danh công việc, chưa phổ biến nhận
diện trước khi thực hiện công việc.
- Đối với các vị trí, khu vực có nguy cơ rủi ro cao chưa có kế hoạch để xử
lý nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.
- Chưa thực hiện đánh giá, bổ sung các nguy cơ, rủi ro sau khi có sự cố, tai
nạn xảy ra.
f. Việc trang bị và sử dụng, bảo quản trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá
nhân; phương tiện, dụng cụ đảm bảo công tác an toàn:
- Các đơn vị đã tổ chức kiểm tra, thí nghiệm định kỳ tuy nhiên một số thiết
bị, dụng cụ chưa được kiểm định theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-
BCT ngày 27/10/2015 Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng
cụ điện.
- Chưa thống kê, lập sổ quản lý cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày
12/02/2014.
- Hồ sơ quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn phải có chứng
nhận phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam.
g. Việc quản lý máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động:
19

- Chưa kiểm định theo chu kỳ kiểm định.


- Thiết bị khi không sử dụng chưa khai báo lại với Sở LĐTBXH.
- Tem kiểm định dán trên thiết bị mờ, không rõ ngày kiểm định và thời hạn
kiểm định tiếp theo.
h. Công tác thống kê, báo cáo, điều tra tai nạn lao động và việc phổ biến rút
kinh nghiệm:
Tại một số đơn vị, phổ biến rút kinh nghiệm mang tính hình thức như chỉ
chuyển để xem qua mail, Eoffice.
i. Công tác kiểm tra, tự kiểm tra và giải quyết các đề xuất, kiến nghị của
các đoàn kiểm tra và của người lao động:
Tại một số đơn vị chưa thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định tại Thông
tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016. Chưa kiểm tra kết quả thực hiện
các kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
j. Kiểm tra thực tế tại hiện trường:
Chưa treo đầy đủ các các biển cảnh báo, chỉ dẫn tại các vị trí nguy hiểm, có
nguy cơ nguy hiểm cao; tại mặt sau các tủ điện thiếu biển tên, đánh số để tránh
nhầm lẫn.
3. Yêu cầu đối với các đơn vị
Trong năm 2019 và 08 tháng đầu năm 2020 Tập đoàn đã ban hành các văn
bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các giải pháp để ngăn ngừa,
giảm thiểu tai nạn: i) số 3618/EVN-AT ngày 10/7/2019 phổ biến rút kinh
nghiệm các vụ tai nạn 06 tháng đầu năm 2019; ii) số 5553/EVN-AT ngày
15/10/2019 phổ biến rút kinh nghiệm các vụ tai nạn Quý III/2019; iii) số
6109/EVN-AT ngày 11/11/2019 tai nạn lao động tại NMTĐ Hòa Bình; iv) số
7162/EVN-AT ngày 30/12/2019 về việc giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động; v) số
459/EVN-AT ngày 22/01/2020 về phổ biến và rút kinh nghiệm các vụ tai nạn
năm 2019; vi) số 463/EVN-AT ngày 22/01/2020 về việc tai nạn lao động tại PC
Quảng Ngãi thuộc EVNCPC; vii) số 1655/EVN-AT ngày 19/3/2020 về việc phổ
biến rút kinh nghiệm các vụ tai nạn 02 tháng đầu năm 2020; viii) số 1752/EVN-
AT ngày 20/03/2020 về việc tăng cường biện pháp an toàn, giảm thiểu tai nạn,
tai nạn lao động trong Tập đoàn; ix) số 4785/EVN-AT ngày 15/7/2020 về việc
phổ biến rút kinh nghiệm tai nạn 06 tháng đầu năm 2020. Tại văn bản số
459/EVN-AT ngày 22/01/2020, TGĐ, GĐ đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước
lãnh đạo Tập đoàn nếu để xảy ra tai nạn do vi phạm quy trình, quy định, tuy
nhiên các đơn vị vẫn để xảy ra 10 vụ tai nạn làm 07 người chết, 03 người bị
thương nặng.
Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình sản xuất kinh
doanh, đặc biệt không để xảy ra tai nạn do vi phạm nội quy, quy trình, quy định,
Tập đoàn yêu cầu các đơn vị:
20

a. TGĐ, GĐ đơn vị các cấp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tập đoàn nếu
để xảy ra tai nạn do vi phạm nội quy, quy trình, quy định.
b. TGĐ/GĐ đơn vị cấp II chủ trì phân tích rút kinh nghiệm các vụ tai nạn
nặng hoặc chết người đến tất cả các đối tượng có liên quan chậm nhất trong 07
ngày làm việc (đối với Tổng công ty/Đơn vị quản lý nhiều cơ sở tổ chức Hội
nghị trực tuyến đến tất cả đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất).
c. Nếu để xảy ra tai nạn chết người (trừ tai nạn giao thông, nhà thầu, trong
dân, rủi ro), Tập đoàn mời lãnh đạo đơn vị các cấp về Tập đoàn báo cáo, học tập,
kiểm tra về công tác an toàn: i) GĐ/PGĐ phụ trách an toàn các đơn vị trực thuộc;
ii) TGĐ/PTGĐ phụ trách an toàn và GĐ đơn vị cấp III của Tổng công ty.
d. Quán triệt trách nhiệm về công tác an toàn đối với người sử dụng lao
động, lãnh đạo các cấp và người lao động. Đặc biệt yêu cầu lãnh đạo và cán bộ
an toàn tại các đơn vị trực tiếp sản xuất (Điện lực quận/huyện, Truyền tải điện
khu vực,...) phải tham gia vào việc kiểm soát các biện pháp an toàn trong sản
xuất từ việc khảo sát hiện trường, phương án tổ chức thi công và biện pháp an
toàn, cấp PCT/LCT, kiểm tra giám sát thực hiện công việc. Việc đảm bảo an
toàn phải luôn luôn song hành và là một trong các ưu tiên hàng đầu trong điều
hành của đơn vị.
e. Kiện toàn nhân sự làm công tác an toàn các cấp để đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
f. Đánh giá và có giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo về an
toàn và kỹ năng đánh giá rủi ro theo hướng sát với thực tế công việc, cụ thể, dễ
hiểu, dễ nhớ; nâng cao ý thức tự giác tuân thủ quy trình, quy định về an toàn đối
với người tham gia thực hiện công việc.
g. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện công việc trên lưới điện qua
phần mềm, hiện trường và công tác ATVSLĐ tại đơn vị nhằm chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn kịp thời tai nạn có thể xảy ra. Xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm nội quy, quy trình, quy định có nguy cơ dẫn đến mất an toàn lao động để
răn đe, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động và phổ biến trong
đơn vị. Xây dựng cơ chế khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tập thể, cá nhân
thực hiện tốt công tác an toàn.
h. Trang cấp đầy đủ, đảm bảo chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân,
dụng cụ an toàn cho người lao động để thực hiện công việc. Thu hồi phương tiện
bảo vệ cá nhân cũ sau khi cấp mới hoặc khi hết thời hạn sử dụng, khi người lao
động chuyển làm công việc khác. Nghiêm cấm và có hình thức xử lý khi người
lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân ngoài quá trình thực hiện công
việc, nhiệm vụ được giao.
i. Có các kênh thông tin để người lao động trao đổi, phản ánh về nguy cơ
gây mất an toàn. Người lao động có quyền từ chối thực hiện công việc khi thấy
không đảm bảo an toàn, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì báo cáo cấp trên
để giải quyết.
21

j. Các đơn vị phổ biến văn bản này đến toàn thể người lao động. Tiếp tục
thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Tập đoàn về công tác an toàn nêu trên.
k. Các đơn vị để xảy ra tai nạn do vi phạm nội quy, quy trình, quy định từ
nặng trở lên phải tập hợp các hồ sơ liên quan: i) Hồ sơ tổ chức, quản lý và các
quy định, hướng dẫn về an toàn; ii) Hồ sơ tuyên truyền, huấn luyện về an toàn;
iii) Hồ sơ quản lý, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ; iv) Hồ sơ tổ chức thực hiện công
việc liên quan đến vụ tai nạn; v) Hồ sơ điều tra, phân tích về vụ tai nạn; vi) Báo
cáo đề xuất các giải pháp khắc phục và phòng tránh tai nạn tương tự. Gửi về
Ban An toàn Tập đoàn: i) Các hồ sơ nêu trên chậm nhất là 08 ngày làm việc sau
tai nạn; ii) Biên bản điều tra tai nạn, Biên bản công bố Biên bản điều tra tai nạn
ngay sau khi có kết luận của Đoàn điều tra; iii) Báo cáo kết quả điều tra vụ tai
nạn và hình thức xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan.
l. Khẩn trương rà soát các nội dung tồn tại để xử lý, khắc phục đến đơn vị
cơ sở; tổ chức kiểm tra, tự kiểm tra các đơn vị cơ sở trong việc thực hiện công
tác an toàn, vệ sinh lao động và xử lý các tồn tại theo các nội dung nêu tại Mục
III.2.
Báo cáo Tập đoàn kết quả thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra
(trường hợp chưa thực hiện xong phải có kế hoạch, tiến độ khắc phục): i) Các
đơn vị trực thuộc báo cáo trước ngày 30/9/2020; ii) Các Tổng công ty báo cáo
trước ngày 15/10/2020.
Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện./.
* Đính kèm: i) Phụ lục 1. Sơ đồ hiện trường và hình ảnh các vụ tai nạn; ii)
Phụ lục 2. Hình thức xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân để xảy ra tai nạn; iii) Phụ lục
3. Hoàn cảnh gia đình, thân nhân người bị tai nạn.
Nơi nhận: KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
- Như trên; PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
- HĐTV (để b/c);
- TGĐ (để b/c);
- Các PTGĐ;
- CĐ ĐLVN;
- Các Ban/ Văn phòng EVN;
- Lưu: VT, AT.

Ngô Sơn Hải


22

Phụ lục 1. Sơ đồ hiện trường và hình ảnh các vụ tai nạn


I. Sơ đồ và hình ảnh vụ tai nạn tại CTĐL Lào Cai
Hình 1. Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn

Hình 2. Các hình ảnh vụ tai nạn

1. Bụi tre nằm giữa 2. Vị trí gốc tre đang chặt


khoảng cột 19-20 khi xảy ra tai nạn
23

II. Sơ đồ và hình ảnh vụ TNLĐ tại CTĐL Kiên Giang


(EVNSPC đã tổ chức Hội nghị phổ biến)
Hình 1. Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn

Hình 2. Các hình ảnh vụ tai nạn

1. TBA Tà Kiết 2 tại cột 2. Tủ CB TBA Tà 3. Cột điện số 1/22


số 1/15 Kiết 2 (vị trí xảy ra tai nạn)
24

III. Sơ đồ và hình ảnh vụ tai nạn tại CTĐL Hà Giang


Hình 1. Sơ đồ TBA 110 kV Hà Giang

Hình 2. Các hình ảnh vụ tai nạn

412-2

472

TD442

LINK

1. Tủ DCL 412-2 2. Nắp trên tủ các tủ ngăn lộ


25

IV. Sơ đồ và hình ảnh vụ tai nạn tại CTĐL Long An


(EVNSPC đã tổ chức Hội nghị phổ biến)
Hình 1. Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn

NR Chợ Tân Trụ


(tuyến 477 Tân An)
TGDĐ
Chợ Tân Trụ Đường Nguyễn Trung Trực Đường tỉnh 833

T206 T205 T202A


T204 T203
TBA Huyện Đội
(160KVA)
Vị trí xảy ra tai
nạn ĐDHA trạm Huyện Đội

Hình 2. Các hình ảnh vụ tai nạn

Đầu cáp muller


sau điện kế

1. Đầu cáp muller sau điện kế gây tai nạn

2. Hiện trường vụ tai nạn


26

Phụ lục 2. Hình thức xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân để xảy ra tai nạn
1. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 08/02/2020 tại CTĐL Cà Mau
Các hình thức xử lý kỷ luật:
- Ông Trần Văn Hòa - Giám đốc Điện lực Ngọc Hiển: Khiển trách.
- Ông Nguyễn Thanh Đoàn - Phó giám đốc Điện lực Ngọc Hiển: Khiển
trách.
- Ông Võ Minh Tánh - Trực ban vận hành Điện lực Ngọc Hiển: Khiển
trách.
- Ông Trần Quốc Thẩm - Đội trưởng QLVH ĐD&TBA Ngọc Hiển: Khiển
trách.
2. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 26/02/2020 tại CTCP NĐ Hải
Phòng
Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đã họp rút kinh nghiệm và đưa ra các
hình thức xử lý liên đới trách nhiệm:
a. Giảm thưởng an toàn điện tháng 02/2020
- Đối với Tập thể: Phòng Kế hoạch vật tư giảm 100% thưởng ATĐ.
- Đối với cá nhân:
+ Phòng Kế hoạch vật tư:
Giảm 100% thưởng ATĐ đối với ông Nguyễn Xuân Đặng - Trưởng phòng;
ông Lại Đức Linh - Tổ trưởng; ông Nguyễn Trọng Toản, ông Nguyễn Văn Đức,
ông Lê Đình Hưng - Nhân viên Tiếp nhận than - đá vôi.
Giảm 80% thưởng ATĐ: Đối với ông Đặng Anh Huy - Phó phòng.
Giảm 50% thưởng ATĐ: Đối với ông Nguyễn Kim Thinh - Phó phòng; ông
Nguyễn Xuân Bình - Nhân viê Tiếp nhận than - đá vôi
+ Phòng An toàn - Môi trường: Giảm 50% thưởng ATĐ đối với ông Cao
Xuân Nhường - Trưởng phòng; ông Tạ Quốc Tuấn - Kỹ thuật viên.
+ Phân xưởng Nhiên liệu: Giảm 50% thưởng ATĐ đối với ông Đỗ Văn Hải
- Quản đốc; ông Nguyễn Thọ Cương - Kỹ thuật viên; ông Hồ Văn Thuận - Tổ
trưởng Tổ tiếp nhận; ông Lê Quỳnh - Nhân viên Tổ tiếp nhận.
b. Xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong tháng 02/2020
- Đối với tập thể
+ Phòng Kế hoạch vật tư: loại C
+ Phân xưởng Nhiên liệu: loại B
+ Phòng An toàn Môi trường: loại B
- Đối với các nhân
+ 05 cá nhân xếp loại C gồm các ông: Đặng, Linh, Toản, Đức, Hưng.
27

+ 09 cá nhân xếp loại B gồm các ông: Nhường, Tuấn, Huy, Thinh, Bình,
Hải, Cương, Thuận, Quỳnh.
3. Vụ TNLĐ nặng xảy ra ngày 27/3/2020 tại CTĐL Bắc Giang
Các hình thức xử lý kỷ luật:
- Ông Nguyễn Hữu Bách - PGĐ ĐL TP.Bắc Giang: Khiển trách.
- Ông Nghiêm Đức Quế - Đội trưởng Đội QLVH số 4: Kéo dài thời hạn
nâng lương không quá 6 tháng.
- Ông Lưu Đình Hưng - Đội trưởng Đội QLVH số 4: Kéo dài thời hạn
nâng lương không quá 6 tháng.
- Ông Tạ Văn Dũng - CBAT ĐLTP Bắc Giang: Kéo dài thời hạn nâng
lương không quá 6 tháng.
- Ông Lưu Đình Hưng - Trực vận hành đương ca ĐLTP Bắc Giang: Khiển
trách.
- Bà Ngô Thị Thúy - Nhân viên TVH theo dõi KTKS ATLĐ ĐL TP. Bắc
Giang: Khiển trách.
- Ông Giáp Tùng Lâm - Người CHTT trong LCT số 376/03/20: Khiển
trách.
- Ông Đỗ Xuân Dũng - Nhân viên ĐVCT trong LCT số 376/03/20: Khiển
trách.
4. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 06/4/2020 tại CTĐL Yên Bái
Các hình thức xử lý kỷ luật:
- Ông Cù Văn Tĩnh (sinh năm 1989) - Đội trưởng Đội QLVH Nguyễn
Thái Học: Cách chức;
- Ông Lý Minh Đạo (sinh ngày 26/10/1960) - Công nhân QLVH Đội
Nguyễn Thái Học: Chấm dứt Hợp đồng lao động (theo nguyện vọng cá nhân).
5. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 07/5/2020 tại CTĐL Nghệ An
Chưa xét kỷ luật.
6. Vụ TNLĐ nặng xảy ra ngày 27/6/2020 tại CTĐL Hà Tĩnh
Chưa xét kỷ luật.
7. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 20/7/2020 tại CTĐL Lào Cai
Chưa xét kỷ luật.
8. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 26/7/2020 tại CTĐL Kiên Giang
Trong thời gian chờ các cơ quan chức năng/ cơ quan có thẩm quyền kết
luận. Đơn vị không bố trí công tác có liên quan về điện, công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ đối với các cá nhân liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn/
vi phạm để: i) phục vụ điều tra tai nạn/ vi phạm; ii) kiểm điểm trách nhiệm vi
phạm an toàn lao động của cá nhân đối với vụ tai nạn; iii) chuyển về phòng an
28

toàn tập huấn Quy trình an toàn điện; iv) trình và xếp loại không hoàn thành
nhiệm vụ trong tháng để xảy ra tai nạn/ vi phạm.
Các cá nhân bị xử lý:
- Trực ban vận hành kiêm Trưởng ca trực thao tác SCLĐ: người ra lệnh
công tác.
- Người CHTT và 02 nhân viên ĐVCT.
9. Vụ tai nạn nặng xảy ra ngày 14/8/2020 tại CTĐL Hà Giang
Công ty đã họp xét kỷ luật “Khiển trách” 13 cá nhân:
- Ông Đàm Hà Sơn - Trưởng phòng An toàn.
- Ông Nguyễn Thanh Bộ - Phó Trưởng phòng An toàn.
- Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Trưởng phòng An toàn.
- Ông Nguyễn Quang Liệu - Trưởng phòng Điều độ.
- Ông Phạm Quốc Trị - Điều độ viên phòng Điều độ.
- Ông Ngô Văn Phòng - Điều độ viên phòng Điều độ.
- Ông Nguyễn Xuân Tuyến - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật.
- Ông Ngô Duy Hiếu - Đội trưởng Đội QLVH LĐCT.
- Ông Lò Tiến Thủy - Đội phó Đội QLVH LĐCT.
- Ông Trần Thân Thiện - Cán bộ an toàn chuyên trách, Đội QLVH LĐCT.
- Bà Nguyễn Thị Thúy - Công nhân trực ca, Đội QLVH LĐCT.
- Bà Lê Thị Thanh Loan - Công nhân trực ca, Đội QLVH LĐCT.
- Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng - Công nhân trực ca, Đội QLVH LĐCT.
Đối với ông Vũ Văn Tuấn - Trạm trưởng (nạn nhân) đang trong thời gian
điều trị, sẽ tổ chức kiểm điểm kỷ luật sau.
10. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 21/8/2020 tại CTĐL Long An
Trong thời gian chờ các cơ quan chức năng/ cơ quan có thẩm quyền kết
luận. Đơn vị không bố trí công tác có liên quan về điện, công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ đối với các cá nhân liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn/
vi phạm để: i) phục vụ điều tra tai nạn/ vi phạm; ii) kiểm điểm trách nhiệm vi
phạm an toàn lao động của cá nhân đối với vụ tai nạn; iii) chuyển về phòng an
toàn tập huấn Quy trình an toàn điện; iv) trình và xếp loại không hoàn thành
nhiệm vụ trong tháng để xảy ra tai nạn/ vi phạm.
Các cá nhân bị xử lý:
- Đội phó Đội QLVH ĐD&TBA: người ra lệnh công tác.
- Trực ban vận hành (kiêm trưởng ca trực thao tác SCLĐ).
- Nhân viên ĐVCT xảy ra vụ tai nạn.
29

Phụ lục 3. Hoàn cảnh gia đình, thân nhân người bị tai nạn
1. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 08/02/2020 tại CTĐL Cà Mau
- Họ và tên nạn nhân: Nguyễn Văn Sơn; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 20/06/1979.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Nguyễn Văn Hoạt, sinh năm: 1948; Nghề nghiệp: Làm ruộng.
+ Mẹ đẻ: Phùng Thị Chiến, sinh năm: 1947; Nghề nghiệp: Làm ruộng.
+ Vợ: Trần Diệu Hiền, sinh năm: 1984; Nghề nghiệp: Nội trợ.
+ Con gái: Nguyền Trần Mỹ Quyền, sinh năm: 2004; Nghề nghiệp: Nội trợ.
+ Con trai: Nguyễn Hải Thịnh, sinh năm: 2009; Nghề nghiệp: Học sinh.
2. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 26/02/2020 tại CTCP NĐ Hải
Phòng
- Họ và tên nạn nhân: Trần Việt Hưng; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1981.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Trần Tiến Đình, sinh năm: 1956; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Đính, sinh năm: 1955; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Vợ: Bạch Thùy Dung, sinh năm: 1981; Nghề nghiệp: Văn thư lưu trữ,
phòng Hành chính lao động, CTCP Nhiệt điện Hải Phòng.
+ Con trai: Trần Việt Hải Anh, sinh năm: 2007; Nghề nghiệp: Học sinh.
+ Con gái: Trần Việt Thùy Anh, sinh năm: 2007; Nghề nghiệp: Học sinh.
3. Vụ TNLĐ nặng xảy ra ngày 27/3/2020 tại CTĐL Bắc Giang
- Họ và tên nạn nhân: Đào Kiều Cơ; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 07/04/1966.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Đào Huyền, sinh năm: 1930; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Mẹ đẻ: Dương Thị Mùi, sinh năm: 1933; Nghề nghiệp: Đã chết.
+ Vợ: Hoàng Ánh Tuyết, sinh năm: 1968; Nghề nghiệp: Giáo viên mầm
non.
+ Con gái: Đào Tố Uyên, sinh năm: 1991; Nghề nghiệp: Công tác tại Công
ty Thép, Tp. Hà Nội.
+ Con gái: Đào Vân Nga, sinh năm: 1999; Nghề nghiệp: Sinh viên.
4. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 06/4/2020 tại CTĐL Yên Bái
- Họ và tên nạn nhân: Cù Duy Nam; Giới tính: Nam.
30

- Ngày, tháng, năm sinh: 09/05/1991.


- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Cù Huy Chung, sinh năm: 1960; Nghề nghiệp: Kinh doanh.
+ Mẹ đẻ: Tạ Thị Minh Thoa, sinh năm: 1965; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Vợ: Trần Thi Vân Anh, sinh năm: 1991; Nghề nghiệp: Nhân viên Trung
tâm kiểm định thuốc – mỹ phẩm – thực phẩm Yên Bái trực thuộc Sở Y tế.
+ Con trai: Cù Duy Anh, sinh năm: 2016; Nghề nghiệp: Học sinh.
+ Con gái: Cù Nhã Lan, sinh năm: 2020.
5. Vụ TNLĐ chết người xảy ra ngày 07/5/2020 tại CTĐL Nghệ An
- Họ và tên nạn nhân: Nguyễn Bá Sơn; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 20/3/1982.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Nguyễn Bá Ninh, sinh năm: 1954; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm: 1955; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Vợ: Lê Thị Thương, sinh năm: 1985; Nghề nghiệp: Tự do.
+ Con trai: Nguyễn Bá Mạnh Quân, sinh năm: 2009; Nghề nghiệp: Học
sinh.
+ Con gái: Nguyễn Lê Quỳnh, sinh năm: 2020.
6. Vụ TNLĐ nặng xảy ra ngày 27/6/2020 tại CTĐL Hà Tĩnh
- Họ và tên nạn nhân: Nguyễn Viết Thông; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 04/11/1984.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Nguyễn Viết Hợi, sinh năm: 1959; Nghề nghiệp: Hưu trí.
+ Mẹ đẻ: Uông Thị Minh, sinh năm: 1962; Nghề nghiệp: Nông dân.
+ Vợ: Trần Thị Huyến, sinh năm: 1990; Nghề nghiệp: Kế toán.
+ Con gái: Nguyễn Tú Anh, sinh năm: 2014; Nghề nghiệp: Học sinh.
+ Con trai: Nguyễn Minh Quân, sinh năm: 2019.
7. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 20/7/2020 tại CTĐL Lào Cai
- Họ và tên nạn nhân: Trần Thanh Hòa; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 27/6/1993.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Trần Vận Cường, năm sinh 1968, nghề nghiệp: nông dân
+ Mẹ đẻ: Huyền Tôn Nữ Hạnh Phước; năm sinh: 1971; nghề nghiệp: nông
dân
31

+ Vợ: Trắc Mỹ Oanh; năm sinh: 1993; nghề nghiệp: nông dân
+ Con: chưa có.
8. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 26/7/2020 tại CTĐL Kiên Giang
- Họ và tên nạn nhân: Lương Văn Thủy; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 15/01/1977.
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):
+ Bố đẻ: Lương Văn Thiệt, sinh năm: 1954, Đã mất.
+ Mẹ đẻ: Hoàng Thị Ly, sinh năm: 1954, Nghề nghiệp Hưu trí.
+ Vợ: Hoàng Thị Thu Điệp, sinh năm: 1983, Nghề nghiệp: Giáo viên
+ Con: Lương Hoàng Du, sinh năm: 2006; Nghiề nghiệp: Học sinh.
+ Con: : Lương Anh Dương, sinh năm 2016; Nghề nghiệp: Học sinh.
9. Vụ tai nạn nặng xảy ra ngày 14/8/2020 tại CTĐL Hà Giang
- Họ và tên nạn nhân: Vũ Văn Tuấn; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 1967.
- Hoàn cảnh gia đình:
+ Bố đẻ: Vũ Đình Thế, sinh năm 1938, già yếu.
+ Mẹ đẻ: Đã mất.
+ Vợ: Hà Thị Tuyết, sinh năm 1974, nghề nghiệp: Công nhân Điện lực TP.
Hà Giang.
+ Con gái: Vũ Thị Cẩm Nhung, sinh năm 1997, nghề nghiệp: Sinh viên.
+ Con trai: Vũ Tuấn Vinh, sinh năm 2002, nghề nghiệp: học sinh.
10. Vụ tai nạn chết người xảy ra ngày 21/8/2020 tại CTĐL Long An
- Họ và tên: Nguyễn Văn Thuật; Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 24/4/1979.
- Hoàn cảnh gia đình:
+ Bố đẻ: Nguyễn Văn Bân, sinh năm 1955, nghề nghiệp: làm ruộng.
+ Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Hiếu, sinh năm 1957, nghề nghiệp: làm ruộng.
+ Vợ: Phạm Kim Hậu, sinh năm 1981, nghề nghiệp: nội trợ.
+ Con gái: Nguyễn Phạm Yến Nhi, sinh năm 2007, nghề nghiệp: học sinh.
+ Con trai: Nguyễn Duy Khoa, sinh năm 2012, nghề nghiệp: học sinh.

You might also like