Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Bài tập chương 7 (chuẩn độ axit – baz)

Câu 1: Người ta hòa tan 2,5000 g mẫu NaOH có chứa ẩm và tạp chất Na2CO3 vào nước và định
mức thành 500 ml (dd A). Lấy 10,00 ml dung dịch A và đem chuẩn độ bằng dung dịch HCl
0,050 N với chỉ thị phenolphthalein và methyl da cam thì thu được Vtđ1 = 19.45 ml, Vtđ2 = 21,70
ml
1.1/ Vẽ đường cong chuẩn độ sơ bộ và cho biết giá trị pH của dung dịch tại điểm tương đương
1 và điểm tương đương 2.
1.2/ Tính CM, CN và C% của NaOH và Na2CO3 trong dung dịch A.
1.3/ Tính hàm lượng % của NaOH, % Na2CO3 trong mẫu rắn ban đầu.

Câu 2: Để xác định một mẫu dung dịch H2SO4 công nghiệp, người ta tiến hành hút 10,00 ml
dung dịch mẫu này rồi pha loãng thành 200 ml (dung dịch B). Lại hút tiếp 10,00 ml dung dịch
A rồi pha loãng và định mức thành 250,0 ml thì được dung dịch C. Chuẩn độ 5,00 ml dung dịch
C bằng NaOH 0,050 N thì được 6,15 ml dung dịch NaOH (biết rằng H2SO4 được trung hòa
hoàn toàn khi chuẩn độ).

2.1. Tính nồng độ Cg/L và CM của H2SO4 trong dung dịch B

2.2. Tính %H2SO4 trong dung dịch mẫu axit công nghiệp ban đầu biết phân tử lượng của H2SO4
bằng 98.

Câu 3: Để phân tích một mẫu axit phosphoric công nghiệp có lẫn một axit H2SO4, người ta cân
2,000 g và hòa tan thành 100 ml dung dịch (dd D). 5,00 ml dung dịch D được đem chuẩn độ
bằng NaOH 0,100 N thì được Vtđ1 (theo chỉ thị bromocresol lục) là 8,60 ml và Vtđ2 (theo chỉ thị
phenolphthalein) là 16,85 ml.
9.1/ Hãy cho biết pH tại 2 điểm tương đương ở trên và tính toán CM của H3PO4 và H2SO4 rrong
dung dịch D
9.2/ Tính C% của H3PO4 và HCl trong mẫu ban đầu.

Câu 4: Một mẫu giấm ăn được phân tích xác định hàm lượng axit acetic bằng phương pháp
chuẩn độ axit – baz.
4.1. Hãy cho biết nên dùng dung dịch chuẩn nào để chuẩn độ và chất chỉ thị nào là thích hợp
trong trường hợp này ? Cách thức tiến hành như thế nào ?
4.2. Khi chuẩn độ 5,00 ml dung dịch giấm ăn bằng NaOH 0,400 N theo chỉ thị thích hợp thì tiêu
tốn hết 9,60 ml. Tính C% của axit acetic (biết tỷ trọng của dd giấm ăn là 1,00 g/ml)
4.3. Hỏi cần pha bao nhiêu ml dd giấm ăn với nước để thành 100 ml dd có pH = 2.88 (xem như
trong dấm ăn chỉ chứa axit duy nhất là axit acetic và các chất khác không ảnh hưởng tới pH của
dung dịch).

1-1
Chuẩn độ oxy hóa khử

Câu 5: Để xác định hàm lượng của mẫu dung dịch Fe2(SO4)3 công nghiệp, người ta cân 0,250
g mẫu dung dịch này rồi hòa tan vào nước có chứa H2SO4 loãng trong erlen rồi khử toàn bộ Fe3+
thành Fe2+ bằng kẽm kim loại. Chuẩn độ toàn bộ lượng Fe2+ tạo thành bằng dung dịch chuẩn
K2Cr2O7 0,100 N thì tiêu tốn hết 3,85 ml dung dịch K2Cr2O7.
5.1. Viết phản ứng chuẩn độ giữa Cr2O72- và Fe2+ trong môi trường axit (H+) biết sản phẩm tạo
thành là Cr3+, Fe3+ và H2O. Nêu chất chỉ thị sử dụng trong chuẩn độ và cho biết màu sắc dung
dịch thay đổi thế nào khi chuẩn độ.
5.2. Tính hàm lượng Fe ở dạng %Fe2(SO4)3 và %Fe trong mẫu ban đầu.

Câu 6: Để xác định mẫu H2O2 dùng trong dược phẩm, người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ
với dung dịch chuẩn là KMnO4 0,050 N.
6.1/ Nêu phản ứng chuẩn độ giữa KMnO4 và H2O2 (biết một trong các sản phẩm là O2). Hãy
cho biết dùng axit nào để tạo môi trường khi chuẩn độ là thích hợp nhất ? Tại sao ?
6.2/ Người ta lấy 10,00 ml dung dịch mẫu H2O2 pha thành 200,0 ml. Hút chính xác 10,00 ml
dung dịch pha loãng và đem chuẩn độ bằng KMnO4 0,050 N trong môi trường thích hợp thì
được 15,45 ml. Tính CM và C% của mẫu H2O2 ban đầu, biết tỷ trọng dung dịch ban đầu là 1,005.

Bài 7: Để xác định hàm lượng Cr trong mẫu thép đặc biệt, người ta tiến hành hòa tan 1,00 g
mẫu thép trong hỗn hợp HNO3 – H2SO4 và định mức thành 100 ml (dung dịch A). Lấy 20,00
ml A và oxy hóa Cr có trong dung dịch thành Cr2O72-, pha loãng với nước thành 50,0 ml và có
pH 0,75. Tiến hành chuẩn độ bằng Fe2+ với chỉ thị axit phenylanthranilic thì tiêu tốn hết 15,40
ml Fe2+ 0,030 M
7.1/ Xác định CM ở dạng Cr2O72- trong dung dịch A.
7.2/ Tính %Cr trong mẫu thép ban đầu và cho biết thép này có phải là thép không rỉ hay không
khi yêu cầu đối với thép không rỉ là %Cr phải lớn hơn hay bằng 10,5%.

Bài 8: Nhằm xác định độ tinh khiết của một mẫu KMnO4, người ta hòa tan 0,3185 g mẫu này
vào nước và định mức thành 100 ml (dd B). Chuyển dung dịch B này vào buret và chuẩn độ
20,00 dd chuẩn axit oxalic chuẩn 0,100 N thì tiêu tốn hết 21,05 ml dd B.
8.1/ Có thể tiến hành chuẩn độ trong môi trường axit HCl được không ? Tãi sao ? có cần sử
dụng chỉ thị hay không và chỉ thị là sử dụng là gì ? Màu biến đổi tại điểm cuối như thế nào
8.2/ Tính Cg/L của KMnO4 trong dung dịch B và tính %KMnO4 trong mẫu ban đầu
8.3/ Cần bao nhiêu gam H2C2O4.2H2O để pha được 100 ml dung dịch chuẩn H2C2O4 0,100 N
ở trên, biết độ tinh khiết của H2C2O4.2H2O là 99,5%.

1-2
Chuẩn độ tạo tủa
Câu 9: Một mẫu MgBr2 bị hút ẩm nên cần được xác định lại hàm lượng chính xác. Kỹ thuật
viên cân chính xác 1,000 g muối, hòa tan thành 100,0 ml dung dịch (dung dịch C). Sau đó, hút
10,00 ml này cho vào erlen, thêm vào 10,00 ml AgNO3 0,100 N. Sau đó tiến hành chuẩn độ
ngược lượng AgNO3 dư bằng NH4SCN thì tiêu tốn hết 3,25 ml NH4SCN 0,100N
9.1/Hãy nêu tên phương pháp chuẩn độ tạo tủa sử dụng và chỉ thị sử dụng là gì ? Viết các
phương trình phản ứng chuẩn độ và phản ứng chỉ thị ? Điều kiện chuẩn độ ra sao ?
9.2/ Tính nồng độ MgBr2 trong dung dịch C ở dạng CM, Cg/L và tính % MgBr2 trong mẫu rắn.

Câu 10: Để xác định hàm lượng Cl- (MCl- = 35,5) trong mẫu nước biển. Tiến hành hút 25,00 ml
mẫu dung dịch cho vào bình định mức rồi pha loãng thành 250 ml (dung dịch B). Chuẩn độ
20,00 ml dung dịch B bằng dung dịch AgNO3 theo phương pháp chuẩn độ trực tiếp ở pH 7 thì
tiêu tốn hết 11,85 ml dung dịch AgNO3 0,100 N.
10.1. Hãy cho biết tên của phương pháp chuẩn độ tạo tủa có thể sử dụng ở đây và viết các
phương trình chuẩn độ và phương trình chỉ thị và giải thích sự biến đổi màu sắc trong quá trình
chuẩn độ
10.2. Hãy xác định C% của NaCl trong mẫu dung dịch nước biển ban đầu và nồng độ NaCl
trong dung dịch B là bao nhiêu g/L(tỷ trọng của nước biển = 1,025) ?

Câu 11: Để phân tích một mẫu KI cần được xác định lại hàm lượng chính xác, kỹ thuật viên
cân chính xác 4,0000 g muối và hòa tan thành 250,0 ml dung dịch (dung dịch C). Sau đó, hút
10,00 ml này cho vào erlen, chuẩn độ bằng AgNO3 0,050 N theo phương pháp Mohr thì tiêu
tốn hết 19,00 ml
11.1/ Tính nồng độ KI ở dạng CM, Cg/L trong dung dịch C và %KI trong mẫu rắn.
11.2/ Nếu mẫu KI này có chứa tạp chất KCl thì KCl có thể gây ảnh hưởng gì đến kết quả chuẩn
độ hay không ? giải thích ngắn gọn trên cơ sở của phương pháp

Câu 12: Nhằm phân tích mẫu muối biển thu hoạch từ ruộng muối, nhân viên phân tích xác định
hàm lượng NaCl (MNaCl = 58,5) bằng phương pháp chuẩn độ như sau: Hòa tan 0,5950 g mẫu
muối biển vào trong nước và định mức thành 200 ml (dung dịch B). Hút 20,00 ml mẫu dung
dịch B cho vào erlen rồi thêm vào chính xác 20,00 ml dung dịch AgNO3 chuẩn 0,100 N. Lượng
thừa AgNO3 được chuẩn độ bằng dung dịch KSCN 0,100 N với chỉ thị thích hợp thì tiêu tốn hết
10,55 ml dung dịch NH4SCN.
12.1. Hãy cho biết tên của phương pháp chuẩn độ. Khi chuẩn độ theo phương pháp này thì có
những bất lợi gì và có cần phải tách tủa AgCl bằng cách lọc hay bao tủa lại bằng dung môi
nitrobenzene hay không ?
12.2 Hãy tính toán nồng độ Cg/L NaCl trong mẫu dung dịch B (biết tỷ trọng d = 1,00 g/mL) và
% NaCl trong mẫu muối biển rắn ban đầu.

1-3
Chuẩn độ tạo phức

Câu 13: Để xác định hàm lượng Al2O3 và Fe2O3 trong một mẫu quặng chứa nhôm và sắt, người
ta tiến hành cân 1,000 g mẫu rắn và phá toàn bộ lượng rắn này bằng HCl đậm đặc rồi định mức
thành 250 ml dung dịch (dung dịch A). Kỹ thuật viên liền hút 20,00 ml dung dịch A cho vào
erlen, chỉnh tới pH 2 – 3 rồi chuẩn độ với chỉ thị sulfosalicylic acid đến khi dung dịch vừa
chuyển từ màu đỏ hoa cà sang màu vàng nhạt thì phải dùng hết 6,80 ml EDTA 0,040 M. Sau
đó, người ta thêm tiếp chính xác 20,00 ml EDTA 0,040 M vào erlen ở trên rồi chỉnh tới pH 5,
đun sôi dung dịch 2 phút rồi chuẩn độ ngược bằng dung dịch Cu2+ 0,040 M với chỉ thị PAN.
Lượng Cu2+ tiêu tốn cho phép chuẩn độ ngược là 9,50 ml.
13.1/ Hãy cho biết nồng độ CM ở dạng AlCl3 và FeCl3 trong dung dịch A (biết MAlCl3 = 133,5
và MFeCl3 = 162,35)
13.2/ Hãy tính %Al2O3 và %Fe2O3 trong mẫu quặng ban đầu (biết MAl2O3 = 102 và MFe2O3 =
159,7)
13.3/ hãy giải thích tại sao phải chuẩn độ Al3+ bằng phép chuẩn độ ngược ở pH 5. Chỉ thị sử
dụng trong trường hợp này là chỉ thị cho ion Al3+ hay ion nào khác ?

Câu 14: Để xác định hàm lượng CaCO3 và MgCO3 trong một mẫu đá vôi, người ta hòa tan
1,000 g mẫu rắn bằng lượng HCl thích hợp rồi định mức thành 200 ml dung dịch (dung dịch F).
Trong 1 thí nghiệm, người ta hút 20,00 ml dung dịch F cho vào erlen và chuẩn độ bằng EDTA
với chỉ thị thích hợp ở pH 10 thì ghi nhận được 9,85 ml EDTA 0,100 M. Với thí nghiệm thứ 2,
người ta hút 10,00 ml dd F cho vào erlen và chuẩn độ với chỉ thị tại pH 12,5 thì tiêu tốn 8,75 ml
dung dịch EDTA 0,100 M.
14.1/ Hãy cho biết có thể sử dụng chất chỉ thị nào cho phép chuẩn độ ở pH 10, chất chỉ thị này
là cho ion nào ? và giải thích tại sao ở pH này ta chuẩn được tổng Ca+Mg ?
14.2/ Hãy cho biết nồng độ CM và Cg/L của CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch F (biết MCaCl2 =
111, MMgCl2 = 95)
14.3/ Hãy tính %CaCO3 và % MgCO3 trong mẫu quặng đá vôi ban đầu (biết MCaCO3 = 100,
MMgCO3 = 84)

Câu 15: Để xác định độ cứng gây ra bởi Ca và Mg trong mẫu nước, trong thí nghiệm 1, người
ta chuẩn độ 200 ml mẫu nước tại pH 10 thì được 2,05 ml EDTA 0,010 M. Với thí nghiệm 2,
chuẩn độ 200 ml mẫu nước với chỉ thị thích hợp tại pH 12,5 thì thu được 1,60 ml dung dịch
EDTA 0,010 M.
15.1/ Hãy tính nồng độ mol/L của Ca và Mg trong mẫu nước và quy về dạng mg/L CaCl2 và
mg/L MgCl2 ? (MCaCl2 = 111 và MMgCl2 = 95)
15.2/ Hãy trình bày điều kiện chuẩn độ, cách tiến hàng, chỉ thị sử dụng và sự chuyển màu tại
điểm cuối của bài chuẩn độ Canxi và magie ở trên.

1-4

You might also like