Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐIỆN - QUANG

A. Lý thuyết cơ bản
1. Định lý Ostrogradsky-Gauss
2. Điều kiện cân bằng tĩnh điện
3. Định luật Biot-Savait-Laplace về cảm ứng từ của dòng điện
4. Định luật Ampere về tương tác từ của dòng điện

B. Giải thích hiện tượng (xem video)


1. Giải thích tại sao người ở trong lồng Faraday không bị nhiễm điện
https://www.youtube.com/watch?v=od2nBKRw2Aw
https://www.youtube.com/watch?v=Mmi1fGkaH_s
2. Giải thích hiện tượng xảy ra trong Turbin tạo năng lượng từ gió do phương tiện đi lại
trên đường tạo ra.
https://www.facebook.com/stem.vn/videos/2170991066515841/
3. Giải thích cơ chế hoạt động của nam châm ứng dụng trong công nghiệp dân dụng
https://www.facebook.com/stem.vn/videos/2169885563293058/
4. Giải thích nguyên lý hoạt động của động cơ một chiều sau đây
https://www.facebook.com/stem.vn/videos/2133861343562147/
5. Nêu cấu tạo và giải thích nguyên lý hoạt động của bếp điện từ. Ưu và nhược điểm
của loại bếp này so với bếp hồng ngoại và bếp điện
https://www.youtube.com/watch?v=LE4tWMYtMQw

C. Bài tập phần điện


1. (19E) Trong vật lý thực nghiệm, người ta hay dùng từ trường để làm cong chùm điện
tử. Hỏi phải cần một từ trường đều bằng bao nhiêu để khi đặt nó vuông góc với một
chùm điện tử chuyển động với vận tốc 1,3x106 m/s thì làm cho các điện tử này
chuyển động theo cung tròn bán kính 0,35m
2. (7P) Điện tử trong chùm tia của đèn hình ti vi có động năng là 12,0 keV. Đèn hình
được đặt sao cho điện tử chuyển động trên đường nằm ngang theo hướng từ nam
địa từ đến bắc địa từ. Thành phần thẳng đứng của địa từ hướng xuống dưới và có độ
lớn là 55,0x10-6 T
a) Hỏi chùm tia lệch về hướng nào
b) Tìm gia tốc a
c) Quãng đường mà điện tử đi được
3. (15E) Chứng minh rằng mật độ hạt tải điện cho bằng công thức n=JB/eE
4. (16P) Trong thí nghiệm đo hiệu ứng Hall, một dòng điện 3A chạy trong một vật dẫn
rộng 1cm, dài 4cm và dày 10x10-6m. Điện thế Hall sinh ra theo chiều rộng là 10x10-6V
khi từ trường là 1,5T vuông góc với bản vật dẫn mỏng này. Tính
a) Vận tốc trôi của các hạt tải điện
b) Mật độ các hạt tải điện
c) Xác định chiều hiệu điện thế Hall với chiều được cho trước của dòng điện và từ
trường, trong trường hợp tải điện là điện tử
5. (20E) Trong từ trường B=0,5T một điện tử có tốc độ bằng 10% tốc độ của ánh sáng
sẽ chuyển động trên quỹ đạo có bán kính bằng bao nhiêu. Tính động năng theo eV.
Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính
6. (44E) Một dây tải điện nằm ngang có dòng điện 5000A chạy qua theo hướng từ nam
tới bắc. Từ trường trái đất 60x10-6 T hướng về phương Bắc, và nghiêng xuống dưới,
hợp với đường nằm ngang một góc 70o. Xc định chiều và cường độ của lực từ do từ
trường Trái đất tác dụng lên 100m dây.
7. (46P) Một sợi dây dài 62cm khối lượng 13g treo trên một đôi dây đàn hồi trong từ
trường 0,44T. Hỏi chiều và cường độ dòng điện bằng bao nhiêu để dây treo không bị
căng.
8. (69P) Một nguồn phóng điện tử với tốc độ v=1,5x107 m/s vào trong một từ trường
B=1x10-3T. Vận tốc của điện tử làm với từ trường một góc 10o. Tìm khoảng cách d từ
điểm điện tử được phóng ra đến điểm mà điện tử cắt ngang đường sức từ đi qua
điểm phóng lần thứ hai.
9. Cho các điện tích được đặt ở các đỉnh của một tam giác đều. Hỏi giá trị của Q (cả dấu
và độ lớn) để cho điện trường tổng hợp triệt tiêu ở tâm C của tam giác.
10. Một điện tử đã được gia tốc bằng một hiệu điện thế 1 kV bay vào giữa hai bản cực
song song cách nhau 20 mm, hiệu điện thế giữa chúng là 100V. Khi bay vào miền
giữa hai bản cực điện tử chuyển động vuông góc với điện trường. Hỏi phải tác dụng
một từ trường vuông góc đồng thời với điện trường và quỹ đạo điện tử bằng bao
nhiêu để cho điện tử bay theo đường thẳng
11. Cho hai điện tích q và 4q đặt cách nhau 12 cm. Hỏi tại điểm nào trên đường nối hai
điện tích ấy điện trường triệt tiêu.
12. Một electron có năng lượng W=1,1×103eV bay vào một điện trường đều có cường độ
điện trường E =600V/cm theo hướng vuông góc với đường sức điện trường.
- Từ trường và cảm ứng từ có phương chiều như thế nào để chuyển động của
electron không bị lệch phương (vẽ hình minh họa).
- Độ lớn của cảm ứng từ B.
13. Cho một tụ điện cầu bán kính hai bản R1 =1cm, R2 = 3cm, hiệu điện thế giữa hai bản
là U=2300V. Tính vận tốc của điện tử chuyển động dọc theo đường sức điện trường
từ một điểm cách tâm một khoảng r1=3cm đến điểm cách tâm một khoảng r2=2cm.
Biết vận tốc ban đầu bằng 0
14. Cho tụ điện hình trụ bán kính hai bản r=1.5cm, R=3.5cm. Hiệu điện thế giữa hai bản
tụ U=2300V. Tính vận tốc của điện tử chuyển động dọc theo đường sức điện trường
từ khoảng cách 2.5cm đến 3cm. Biết vận tốc ban đầu bằng 0.
15. Và các bài tập đã làm và chữa trên lớp.
Thuyết tương đối thường phải được tính đến trong những quá trình có vận tốc là lớn
đáng kể so với tốc độ ánh sáng (thường là trên 10% tốc độ ánh sáng) hoặc có trường
hấp dẫn khá mạnh và không thể bỏ qua được. Ở vận tốc tương đối tính, các hiệu ứng
của thuyết tương đối hẹp trở nên quan trọng và ảnh hưởng tới kết quả tiên đoán cũng
như miêu tả hiện tượng vật lý
Thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề:

 Tốc độ ánh sáng trong chân không có độ lớn bằng c (=299792458 m/s) trong mọi hệ quy
chiếu quán tính, không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn sáng hay máy thu
 Các định luật vật lý có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính
(nguyên lý tương đối). Những hệ quy chiếu chuyển động đều gọi là hệ quy chiếu quán tính.

You might also like