Bai4 - KDB - CS1 - ver2.1-đã chuyển đổi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTOR LỒNG SÓC ver2.

BÀI 4: ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTOR LỒNG SÓC

I. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM

Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành các thí nghiệm cơ bản của động cơ như: thí nghiệm không tải;
thí nghiệm ngắn mạch (khóa rotor); thí nghiệm khi động cơ hoạt động có tải, qua đó xác định thông số
trên mạch tương đương thay thế của động cơ không đồng bộ 3 pha (ĐC KĐB 3P) cũng như khảo sát các
đặc tính làm việc của động cơ. Sinh viên cũng được làm quen với nguyên tắc thống kê trong thu thập số
liệu, đảm bảo độ tin cậy nhất định của dữ liệu thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM


 Sinh viên cần ôn lại kiến thức về mạch tương đương pha thay thế cho động cơ không đồng bộ ba
pha, các tổn hao công suất trong các thí nghiệm không tải, ngắn mạch; giản đồ năng lượng.
 Cách tính toán thông số của mạch tương đương thay thế cho động cơ, cách ước lượng và tính toán
các tổn hao trong động cơ.
 Các đặc tính cơ bản, đặc tuyến làm việc của động cơ.

Thí nghiệm không tải:


Tiến hành: Cấp điện áp ba pha đối xứng, ở tần số nguồn định mức đặt vào dây quấn stator, rotor của
động cơ quay tự do và không kéo bất kỳ tải cơ nào.
Khi quay không tải, tốc độ quay của động cơ xấp xỉ tốc độ đồng bộ: s  0, động cơ tiêu thụ công suất để
bù vào các tổn hao trong máy. Các tổn hao khi không tải bao bao gồm:
 Tổn hao trên dây quấn stator: P  3* I 2 * R
R1 10 1

 Tổn hao trên lõi sắt: tổn hao dòng xoáy và từ trễ, tỉ lệ với bình phương điện áp đầu vào
 Tổn hao do ma sát, quạt gió: tỉ lệ với tốc độ quay.

Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ động cơ gần như không thay đổi nhiều khi thay đổi điện áp, tổn
hao quay và tổn hao trên lõi thép có thể xem là hằng số và bằng giá trị tại điện áp định mức, các tổn hao
này bằng: P  P  3* R * I 2
R o 1 10

R2'
Khi không tải, độ trượt không tải s  0, do đó:  , mạch tương đương lúc này được trình bày ở
s
Hình 4.2.

Trang 1/12
Điện kháng không tải: X  X  X (X1; điện kháng tản của cuộn dây stator, XM: điện kháng từ hóa)
0 1 M

được tính:

 Tổng trở pha không tải: Z0


V
 I1
10

 Điện trở không tải: R  P0 với P0 là tổn hao không tải (không bao gồm tổn hao quay)
0
3 102
I
 Điện kháng không tải: X  Z 2 00 R2
0

Hình 4. 1 – Mạch tương đương chính xác Hình 4. 2 – Mạch tương


đương khi không tải

Thí nghiệm ngắn mạch:


Tiến hành: Giữ chặt rotor của động cơ (khóa rotor không cho quay), tăng dần điện áp ba pha đối xứng
đặt vào dây quấn stator đến khi dòng điện đạt tới dòng điện định mức thì dừng.
Khi ngắn mạch, độ trượt s = 1. Do điện áp cấp cho động cơ trong thí nghiệm khóa rotor là nhỏ, nên tổn
hao lõi thép được bỏ qua, mạch tương đương thay thế cho động cơ lúc này như sau (Hình 4.3)

Hình 4. 3 – Mạch tương đương thay thế động cơ khi ngắn mạch
Nếu bỏ qua dòng từ hóa khi làm thí nghiệm ngắn mạch, điện kháng ngắn mạch ở tần số định mức là
Xn  X
1  X 2' . Đối với các máy không đồng bộ thông thường, ta chọn tỉ lệ giữa hai thành phần điện
kháng này là 50% - 50%. Lúc này, điện kháng từ hóa tính từ thí nghiệm không tải và thí nghiệm ngắn
Pn
mạch là: XM  Xn  X1 . Điện trở ngắn mạch: Rn  = R1  R .
3* In
2

Nếu xem xét đến nhánh từ hóa trong thí nghiệm ngắn mạch, thì điện trở R bằng với phần thực của tổng
 X 2
trở tương đương: (R' 2 jX ' )2 / / jX và có giá trị: R  R2' . M
. Từ đây ta tính ra giá trị điện trở
 X X
'
M
2 M 

 X '2  X M 2
rotor quy đổi về stator: R  '
 R ).  .
(R X
2 n 1  
M

Thí nghiệm có tải:


Tiến hành: Dùng máy phát điện xoay chiều một pha làm tải cho động cơ không đồng bộ, khi thay đổi
dòng phần ứng của máy phát xoay chiều, tải của động cơ không đồng bộ thay đổi.
Dạng đồ thị trên lý thuyết của các đường đặc tính cơ bản của động cơ không đồng bộ ba pha:

Hình 4. 4 – Các đặc tính làm việc của động cơ không đồng bộ

Các công thức thường dùng trong tính toán máy không đồng bộ:
 Công suất truyền qua khe hở được tính từ công suất đầu vào: P  P  P  3* R * I 2 .
g in Rc 1 1

 Công suất cơ đầu ra:


Pm  Pg (1 s) với Pg là công suất truyền qua khe hở không khí.

 Công suất ngõ ra P2 = Pm – Ppq (Ppq: tổn hao quay và tổn hao do ma sát, quạt gió).

 Độ trượt s: s  ns  n .
n s
Moment đầu ra:

P2 Pg .60
Tm  .60 
2 n 2s n

Hệ số công suất đầu vào:

PF  Pin
3Vd Id

 Hiệu suất:   P2  P2
PinP2  Ploss

Đặc tuyến cơ của động cơ không đồng


bộ có dạng: Hình 4.5
Hình 4. 5 – Đặc tuyến cơ của động cơ không đồng bộ

III. THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


1. Động cơ không đồng bộ ba pha

 Công suất 3HP

 Điện áp định mức: 380V/220V.

 Model: TECO - AESV

2. Máy phát điện một pha


 Phase: 01.

 Công suất định mức: 2,5kW

 Điện áp định mức: 220V.

 Model: Dynamo HTA2.8S (Hữu Toàn)

3. Bộ nguồn ba pha

Hướng dẫn khởi động bộ nguồn: Gạt


chìa khóa nguồn sang mức ON; bật ON
MCCB ba pha 4 dây; bật ON CB RKN;
kiểm tra các con chạy ở mức MIN, CB cấp nguồn các khối con ở mức OFF, nhấn nút START.
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA ROTOR LỒNG SÓC ver2.1

4. Thiết bị đo ba pha (thiết bị đo đa năng)


 Đo điện áp ba pha (áp pha). Tầm đo: 11V -
300V (L-N). Độ chính xác: 0.5% toàn tầm.
 Đo dòng điện ba pha (dòng dây). Tầm đo:
11mA - 6A. Độ chính xác: 0.5% toàn tầm
 Watt kế ba pha, Var kế 3 pha, hệ số công
suất ba pha. Độ chính xác: 1%.
 Hệ số công suất. Độ chính xác: 0.01%.
 Nguồn cung cấp cho thiết bị: 220V (AC).

5. Thiết bị đo dòng điện/ điện áp AC

 Nguồn cung cấp cho thiết bị: 220V (AC)


 Tầm đo: 10A – 600V (DC)
 Cấp chính xác: 0.5% toàn tầm.

6. Thiết bị đo tốc độ

 Nguồn cung cấp cho thiết bị: 220V (AC)


 Tầm đo: 3000 vòng/ phút
 Cấp chính xác: 0.1% toàn tầm.

7. Bộ tải điện trở


 Công suất 2200W.
 Gồm 10 nấc điện trở mắc song song.
 Điện áp danh định thiết kế: 220V.
 Có quạt tản nhiệt, cần chú ý bật quạt trước
khi đóng tải.

Trang 5/12
8. Biến trở chỉnh kích từ (Re)

 Giá trị: 0 – 150 .


 Dòng điện định mức: 2A

9. Dây nối
 Đầu nối banana chống giật.
 Dòng điện tối đa 15A
 Có các chiều dài khác nhau bao gồm: 0.25m;
0.5m, 1.0m; 1.5m, 2.0m

IV. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

BẢNG KÝ HIỆU
Ký hiệu Diễn giải Đơn vị
Rs Điện trở cuộn dây stator (trung bình trên ba pha) Ω
V1 Điện áp pha U (cuộn U1 – U2) V
V2 Điện áp pha V (cuộn V1 – V2) V
V3 Điện áp pha W (cuộn W1 – W2) V
Vp Trung bình điện áp pha trên ba pha V
V12 Điện áp dây giữa pha U – pha V (U1 – V1) V
V23 Điện áp dây giữa pha V – pha W (V1 – W1) V
V31 Điện áp dây giữa pha W – pha U (W1 – U1) V
Vd Trung bình điện áp dây V
Id1 Dòng điện dây (U) A
Id2 Dòng điện dây (V) A
Id3 Dòng điện dây (W) A
Id Trung bình dòng điện dây A
P1 Công suất pha U W
P2 Công suất pha V W
P3 Công suất pha W W
P Tổng công suất ba pha W
n Tốc độ trên trục quay của động cơ vòng/phút
Tm Moment cơ trên trục quay N.m
PF Hệ số công suất đầu vào trung bình trên ba pha
 Hiệu suất của động cơ không đồng bộ ba pha
IAC Dòng điện phần ứng của máy phát AC A
VAC Điện áp phần ứng của máy phát AC V
Vkt Điện áp kích từ cho máy phát AC V

THÍ NGHIỆM 1: GHI NHẬN THÔNG SỐ TRÊN NHÃN MÁY CỦA ĐC KĐB 3P

Mục đích thí nghiệm: Đọc hiểu, xác định được các thông số định mức được ghi trên nhãn máy của động
cơ không đồng bộ ở các chế độ đấu dây Y và .
Tiến hành thí nghiệm:
1. Sinh viên đọc thông số được ghi trên nhãn máy. Ghi nhận vào Bảng 4.1.

Bảng 4. 1 - Nhãn máy động cơ KĐB

Thông số Kiểu đấu Y Kiểu đấu 


Điện áp định mức [V]
Dòng điện định mức [A]
Công suất định mức [W]
Tốc độ định mức [rpm]

2. Nhờ GVHD kiểm tra bảng số liệu trước khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

THÍ NGHIỆM 2: THÍ NGHIỆM KHÔNG TẢI

Mục đích thí nghiệm:


 Xác định dòng không tải, công suất không tải, ước lượng tổn hao quay (ma sát, quạt gió).
 Xác định các thông số trên mạch tương đương của động cơ.
Sơ đồ thí nghiệm:

L1
L1 U1 U2
ĐỘNG BỊ
THIẾT CƠ KĐB BA PHA (Y)
L2 L2 V1 V2
ĐO BA
PHA L3 W1 W2
L3
N

N
ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA
Hình 4. 6 – Thí nghiệm không tải động cơ KĐB 3P
Tiến hành thí nghiệm:

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 Bộ nguồn:MCB OFF
 Module 0-380V/8A: con chạy ở MIN, CB OFF
2. Nối mạch như Hình 4. 6
 Motor: đấu Y.
 Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ mạch 3 pha 4 dây (3W4P) ở mặt trước của thiết bị.
 Thiết bị đo: cấp nguồn 220V từ khối nguồn chính (MAIN)
 TRỤC ĐỘNG CƠ CHẠY TỰ DO.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.

4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Bộ nguồn: Theo hướng dẫn ở phần thiết bị.


 Module 0-380V/8A: CB ON.
 Thiết bị đo ba pha: Chế độ hiển thị điện áp dây V12, V23, V31 (nhấn nút VI trên thiết bị)

5. Điều chỉnh Variac ba pha sao cho điện áp trên motor đạt giá trị điện áp định mức. Cho động cơ chạy
trong vòng 3 phút để ổn định thông số. Ghi nhận thông số vào Bảng 4.2.

Bảng 4. 2 – Bảng số liệu đo không tải tại điện áp định mức

V12 = V23 = V31 = Vd =


Id1 = Id2 = Id3 = Id =
P1 = P2 = P3 = P =

6. Giảm điện áp của động cơ cho tới khi tốc độ giảm còn 1480 rpm. Ghi nhận các thông số đo vào cột
đầu tiên của Bảng 4.3, sau đó căn cứ giá trị đo đạc được, CHIA CÁC KHOẢNG ĐIỆN ÁP từ giá
trị tại tốc độ 1480 rpm tới giá trị điện áp định mức. Tại mỗi giá trị điện áp, ghi nhận thông số đo vào
Bảng 4.3.

7. Thực hiện lại thí nghiệm ở bước 6 để có kết quả đo lần 2.


8. Tắt nguồn theo thứ tự sau:
 Module 0-380V/8A: chỉnh con chạy về MIN, OFF
 Bộ nguồn: nhấn STOP.
Bảng 4. 3 – Bảng số liệu đo không tải khi thay đổi điện áp

Lần đo 1 1480
n [rpm]
Lần đo 2

Vd Lần đo 1 Vđm
[V] Lần đo 2
Lần đo 1
Id [A]
Lần đo 2
Lần đo 1
P [W]
Lần đo 2
Lần đo 1
PF
Lần đo 2

THÍ NGHIỆM 3: THÍ NGHIỆM KHÓA ROTOR (TN NGẮN MẠCH)

Mục đích thí nghiệm: Xác định bộ thông số khi thí nghiệm ngắn mạch: công suất ngắn mạch, điện áp
ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch, qua đó xác định các thông số trên mạch tương đương của động cơ.

Sơ đồ nguyên lý: Hình 4. 6 (như sơ đồ phần thí nghiệm không tải)

Tiến hành thí nghiệm

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 Bộ nguồn:MCB OFF
 Module 0-380V/8A: con chạy ở MIN, CB OFF
2. Nối mạch như Hình 4. 6 (phần không tải)
 Motor: đấu Y.
 Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ mạch 3 pha 4 dây (3W4P) ở mặt trước của thiết bị.
 Thiết bị đo: cấp nguồn 220V từ khối nguồn chính (MAIN)

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.


4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Bộ nguồn: Theo hướng dẫn ở phần thiết bị.


 Module 0-380V/8A: CB ON.
 Thiết bị đo ba pha: Chế độ hiển thị dòng điện dây I1, I2, I3 (nhấn nút VI trên thiết bị)
 GIỮ CHẶT ROTOR.
5. Điều chỉnh Variac ba pha sao cho DÒNG ĐIỆN TRÊN MOTOR ĐẠT GIÁ TRỊ ĐỊNH MỨC.
Đợi 1 phút để ổn định thông số. Ghi nhận thông số vào Bảng 4.4.

Bảng 4.4 – Bảng thông số đo thí nghiệm khóa rotor

V12 = V23 = V31 = Vd =

Id1 = Id2 = Id3 = Id =

P1 = P2 = P3 = P =

6. Tắt nguồn theo thứ tự sau:


 Module 0-380V/8A: chỉnh con chạy về MIN, OFF
 Bộ nguồn: nhấn STOP.

THÍ NGHIỆM 4: THÍ NGHIỆM ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA HOẠT ĐỘNG CÓ TẢI

Mục đích thí nghiệm:

 Xác định hiệu suất, hệ số công suất, tốc độ, moment cơ của động cơ khi hoạt động có tải.
 Xây dựng các đặc tuyến Tm = f(n), cos = f(P2),  = f(P2).

Sơ đồ khối + sơ đồ nối dây:

L1
THIẾT ĐỘNG 
L2 MÁY
BỊ ĐO PHÁT LOAD
BA PHA CƠ KĐB AC (1P)
L3

F1
1L U1 U2 A
A1
2L V1 V2 Vkt (kích từ, nguồn tự kích)

3L W1 W2 Re G V
RL
N
F2 A2

ĐỘNG CƠ KĐB BA PHA


MÁY PHÁT AC MỘT PHA

Hình 4. 7 – Thí nghiệm động cơ KĐB mang tải


Tiến hành thí nghiệm

1. Thiết lập trạng thái ban đầu của các thiết bị như sau:
 Bộ nguồn:MCB OFF
 Module 0-380V/8A: con chạy ở MIN, CB OFF
 Điện trở Re: dùng VOM đo, chỉnh điện trở Re về mức thấp nhất.
2. Nối mạch như Hình 4. 7
 Motor: đấu Y.
 Thiết bị đo ba pha: Lắp theo sơ đồ mạch 3 pha 4 dây (3W4P) ở mặt trước của thiết bị.
 Thiết bị đo, quạt tản nhiệt của tải: cấp nguồn 220V từ khối nguồn chính (MAIN)
 Tải một pha: Toàn bộ công tắc ở trạng thái OFF.

3. Nhờ GVHD kiểm tra mạch trước khi đóng điện.

4. Đóng điện theo thứ tự sau:

 Bộ nguồn: Theo hướng dẫn ở phần thiết bị.


 Module 0-380V/8A: CB ON.
 Thiết bị đo ba pha: Chế độ hiển thị dòng điện dây I1, I2, I3 (nhấn nút VI trên thiết bị),
 Giữ rotor động cơ, điều chỉnh Variac ba pha sao cho dòng điện motor đạt giá trị định mức.
 Thả trục rotor chạy tự do cho động cơ khởi động.
 Khi tốc độ động cơ đạt trên 1400 rpm thì chuyển đồng hồ đo sang chế độ hiển thị điện áp dây
(chế độ hiển thị V12, V23, V31), tiếp tục tăng điện áp cho đến khi bằng với điện áp định mức.
 Cho động cơ chạy trong vòng 3 phút để ổn định thông số.
5. Bật ON công tắc tải S1, điều chỉnh Re sao cho điện áp phát ra trên tải là 210V thì dừng. Ghi nhận
các thông số theo yêu cầu vào cột 1 (lần 1) của Bảng 4.5.
6. Tăng tải bằng cách bật tiếp công tắc tải S2 (công tắc tải S1 vẫn ON), điều chỉnh điện áp phát ra trên
máy phát vẫn là 210V, tiếp tục ghi nhận thông số vào cột 2 (lần 1) của Bảng 4.5.
7. Thực hiện tương tự cho các cột còn lại của Bảng số liệu.
8. Thực hiện lại thí nghiệm ở bước 4 - 7 để có kết quả đo lần 2.
9. Tắt nguồn theo thứ tự sau:
YÊU CẦU:
 Tắt toàn bộ tải.  Điện áp trên tải RL luôn bằng 210V.
 Module 0-380V/8A: chỉnh con chạy về MIN.  Điện áp ba pha Vd luôn bằng định mức
 Bộ nguồn: nhấn STOP.
Bảng 4.5 – Bảng thông số đo thí nghiệm có tải

Số tải ON 1 2 3 4 5 6 7 8
Id Lần đo 1
[A] Lần đo 2
P Lần đo 1
[W] Lần đo 2
Lần đo 1
PF
Lần đo 2
VAC Lần đo 1
[V] Lần đo 2
IAC Lần đo 1
[A] Lần đo 2
n Lần đo 1
[rpm] Lần đo 2

V. YÊU CẦU

- Sinh viên phải hoàn thành tất cả các bảng số liệu, kể cả bảng số liệu tính toán và nộp lại cho
GVHD kiểm tra trước khi kết thúc buổi thí nghiệm

- Bài chuẩn bị được chấp nhận phải có chữ ký của GVHD phụ trách, sinh viên nộp kèm theo
bài báo cáo thí nghiệm và để ở đầu mỗi bài báo cáo.

VI. NỘP BÁO CÁO

- Báo cáo nộp trễ nhất 1 tuần sau khi kết thúc TN.

- Báo cáo ghi rõ Họ tên, MSSV, Nhóm, Tổ, ngày thực hiện bài thí nghiệm.

- Các kết quả đo và kết quả thí nghiệm phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ các yêu
cầu theo bài hướng dẫn báo cáo thí nghiệm.

- GV có quyền cho điểm 0 những báo cáo như sau:

 Những bài sao chép lẫn nhau dưới mọi hình thức.

 Số liệu báo cáo không trùng khớp với số liệu trên bảng thu thập số liệu của SV.

 Không ghi thông tin của sinh viên (Tên, MSSV, nhóm, buổi thí nghiệm).

You might also like