Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CHẴN

Câu 1:
a. Các loại ý kiến kiểm toán:
Có 2 loại, đó là:
- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý kiến kiểm toán không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần bao gồm 3 loại:
+ Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần
+ Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)
+ Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến)
b. Ví dụ về Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (cụ thể là ý
kiến trái ngược)
Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được
với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới
mức độ mà kiểm toán viên cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể
hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu. Câu chữ thường sử dụng là “theo ý kiến
của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của các vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản
ánh không trung thực và hợp lý các vấn đề trọng yếu”. Loại báo cáo này được phát
hành khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ,
không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định.
Ví dụ: Khi Doanh nghiệp có một khoản vay lớn trong báo cáo tài chính, nhưng vì một
số lý do mà Doanh nghiệp nhất định không ghi nhận trong sổ sách kế toán và không
có chứng từ kế toán xác minh khoản nợ này.
Câu 2:
 Trình tự, cách thức thực hiện phần hành tiền và tương đương tiền
a. Chứng kiến kiểm kê (Physical observation)
- Ngồi quan sát việc đếm tiền của thủ quỹ.
- Sau khi chứng kiến kiểm kê, lấy biên bản kiểm kê về cho quản lý.
b. Đối chiếu số dư (Reconciliation)
- Lấy số dư mà kế toán ghi trên sổ kế toán, để lọc trên bảng cân đối thử ra từng tài
khoản.
- Sau đó so sánh với số dư trên Sổ phụ ngân hàng, chính là bảng kê giao dịch mà
các ngân hàng gửi cho mình hàng tháng.
- Đối chiếu xong thì bạn ghi nhận vào file rồi kiểm tra xem có sai gì không. Nếu
sai có vượt qua mức trọng yếu không?
c. Thủ tục đánh giá lại (Revaluation)
- Đây là thủ tục quy đổi các số dư ngoại tệ ra đồng Việt Nam để lên Báo cáo tài
chính.
- Phần này truy cập lên trang Web của các ngân hàng để lấy tỷ giá mua vào
(không lấy tỷ giá bán ra). Lấy phần ngoại tệ nhân với tỷ giá quy đổi rồi so sánh
đối chiếu với số dư đã ghi nhận của kế toán để tìm ra các sai sót trọng yếu.
d. Thủ tục gửi thư xác nhận (Confirmation)
- Lấy số dư trên sổ, tên và địa chỉ của các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài
khoản. Sau đó điền thông tin rồi gửi thư xác nhận đi, và chờ ngày thư về sau đó
đối chiếu với các ghi nhận kế toán.
e. Thủ tục cut-off (Test Cut-off)
- Lấy sổ kế toán rồi lọc ra những giao dịch giữa hai ngân hàng với nhau vào
những ngày cuối năm nay và đầu năm sau.
- Sau đó đối chiếu giao dịch với sao kê ngân hàng để xem chúng có bị ghi nhận
nhầm giữa hai năm hay không.
 Trình tự, cách thức thực hiện phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp
a. Xin tài liệu phần hành chi phí quản lý doanh nghiệp
- Sổ cái, sổ chi tiết
- Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế tài chính của đơn vị
- Chứng từ, hóa đơn của đơn vị liên quan đến chi phí
b. Phân tích dữ liệu
- Phân tích xem chi phí quản lý kỳ này so với kỳ trước thế nào? Có phù hợp với
doanh thu không? Ví dụ doanh thu tăng 2 lần mà chi phí tăng 5 lần thì phải tìm
hiểu nguyên nhân? Chính sách thế nào? Khoảng nào kỳ này phát sinh tăng lớn
thế?
- Kết thúc bước này chúng ta sẽ khoanh vùng thêm được các biến động bất
thường để kiểm tra chi tiết
c. Kiểm tra chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
- Nội dung kiểm tra chủ yếu là:
+ Chi phí có đủ chứng từ không?
+ Có đúng kỳ không?
+ Có phù hợp quy định thuế và nội bộ không?
+ Tìm hiểu qua bộ chứng từ thanh toán chi phí của các đơn vị thường gồm
những gì? Thế nào là đủ, thế nào là thiếu?
Câu 3:

You might also like