CA Lâm Sàng Rối Loạn Lipid Máu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CA LÂM SÀNG

RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH


NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
LÝ DO HỌC

 Rối loạn lipid máu và đái tháo đường là những bệnh lý đã được
chứng minh làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng tim mạch.

 Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid, vì thế lâu
dần sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid máu, và khi rối loạn
chuyển hóa lipid máu lâu ngày cũng kéo theo rối loạn chuyển hóa
glucid. Vì vậy hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

 Qua ca lâm sàng này SV hiểu được rối loạn chuyển hóa lipid máu
trên bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ
làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện sớm và nặng
lên rất nhiều, nhất là biến chứng về tim mạch.
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong sinh viên có thể:
1. Giải thích được cơ chế rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường.
2. Giải thích được cơ chế tăng triglycerid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 1,2.
3. Lựa chọn đúng các chỉ số đánh giá rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái
tháo đường.
4. Biến chứng ở bệnh nhân do tình trạng rối loạn lipid máu.
5. Các lipoprotein trong sinh bệnh học xơ vữa động mạch ở bệnh nhân
đái tháo đường
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ

SV phải đọc những tài liệu dưới đây trước khi vào buổi thảo luận CLS

1. Bộ môn Sinh hóa, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên, Bài giảng Hóa
sinh, Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thiện Ngọc và cs (2013),
“Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng”, Nhà xuất
bản Y học, trang 103-106.
3. Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyễn Thị Hà, Hoàng Bích Ngọc, Phạm Thiện
Ngọc, Đỗ Thị Thu, Tạ Thành Văn, (2007), “Hoá sinh”, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội.
4. Lê Đức Trình, Hoàng Thị Bích Ngọc, Đỗ Đình Hồ, Hoàng Văn Sơn, Lương
Tấn Thành (2009), “Hóa sinh lâm sàng ý nghĩa lâm sàng của các xét nhiệm”,
Nhà xuất bản Y học, 391 trang.
Sinh viên hãy đọc tài liệu và tìm hiểu các thuật ngữ:
- Rối loạn lipid máu,
- Đái tháo đường typ 1,
- Đái tháo đường typ 2
CA LÂM SÀNG 1
BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP 1
Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường typ 1 không
kiểm soát được đường huyết.
Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân:
- Nồng độ đường huyết lúc đói 11 mmol/l
- Triglycerid huyết tương 8,6 mmol/l,
- Cholesterol 5,4 mmol/l,
- HDL-C 1,2 mmol/l,
- LDL-C 3,5 mmol/l.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Nhận định kết quả xét nghiệm của bệnh nhân?
20 phút

2. Cơ chế tăng triglycerid máu ở bệnh nhân này (đái tháo đường typ
1)?
20 phút

3. Các chỉ số đánh giá rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ngoài xét
nghiệm triglyceride huyết tương?
20 phút

4. Các biến chứng có thể có ở bệnh nhân do rối loạn lipid máu?
20 phút

5. Các thay đổi về lipoprotein gây xơ vữa động mạch ở bệnh nhân?
20 phút
CA LÂM SÀNG 2

BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP 2


Bệnh nhân nam, 62 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường typ 2. Gần
đây có biểu hiện đau ngực trái, bệnh nhân đến viện khám kiểm tra.
Kết quả xét nghiệm:
- Nồng độ đường huyết lúc đói 9,5 mmol/l,
- HbA1C 7,2% và
- Triglycerid huyết tương 8,6 mmol/l,
- Cholesterol 5,7 mmol/l,
- HDL-C 0,6 mmol/l,
- LDL-C 4,0 mmol/l.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Nhận định kết quả xét nghiệm của bệnh nhân?


10 phút

2. Cơ chế rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
30 phút

3. Giải thích được cơ chế tăng triglycerid máu ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2
30 phút

4. Biểu hiện đau ngực trái của bệnh nhân có thể nguyên nhân do…?
20 phút

5. Điều chỉnh chế độ ăn ở bệnh nhân này như thế nào để hạn chế tăng
lipid máu?
20 phút

You might also like