Câu 13-14 NCKH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 13: Trung bình mỗi ngày bạn dành ra bao nhiêu thời gian cho gia đình

của bạn?
(trừ thời gian ngủ)
Thực trạng nhịp sống hiện đại vội vã khiến chúng ta chạy theo những deadline
công việc, mà quên đi giây phút ở bên gia đình. Cùng ở trong một không gian sống mỗi
ngày, nhưng chúng ta không ở bên nhau nhiều như nó cần phải. Các bạn sinh viên Giao
Thông cũng ngày càng năng động hơn. Họ dành nhiều thời gian bên ngoài cho các bạn
bè, những hoạt động xã hội, tham gia các câu lạc bộ trong trường lớp. Đây cũng là yếu tố
khiến cho thời gian các bạn dành cho gia đình cũng đang dần bị thay thế. Một ngày chỉ có
24 tiếng, dành bao nhiêu cho gia đình là đủ và làm cách nào để có những khoảng thời
gian thực sự chất lượng? Tuy nhiên, không có con số chính xác nào về thời gian mà bạn
phải dành ra cho gia đình. Suy cho cùng, việc ưu tiên gia đình, công việc hay thậm chí
việc giải trí sẽ quyết định gần như số thời gian mà bạn bỏ ra cho người thân.

Thời gian trung bình sinh viên Giao Thông dành cho
gia đình

22% 18%
Dưới 1h Từ 1h-3h

28% 32% Từ 3h-5h Trên 5h

Trong câu hỏi này, chúng ta thấy sự chênh lệch không nhiều giữa các khoảng thời
gian sinh viên dành ra cho gia đình. Có đến 32,4% các bạn sinh viên Giao Thông dành từ
1h-3h cho gia đình. 27,9% sinh viên dành từ 3h-5h cho gia đình. Có 21,6% các bạn sinh
viên dành trên 5h với gia đình. Họ là chủ yếu là những người đang ở cùng gia đình. Thời
gian gặp mặt và ở bên gia đình dễ dàng hơn với các nhóm còn lại. Còn lại là 17,9% sinh
viên dành dưới 1h cho gia đình của họ. Ở nhóm này, các bạn sinh viên đã đi làm hoặc
tham gia nhiều các hoạt động xã hội. Công việc ngoài giờ cộng với khối lượng bài tập
trên lớp đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày, hiển nhiên thời gian dành cho gia đình bị
chiếm gần hết.
Một bạn nữ K61 khoa Vận tải - Kinh tế chia sẻ: “ Khoảng cách thế hệ cũng là lí do
khiến các mình không còn dành nhiều thời gian cho gia đình. Bố mẹ thường không hiểu
vấn đề mà mình đang gặp phải, nên mình ít khi chia sẻ với họ. Mỗi cuộc điện thoại
thường diễn ra khá ngắn, chủ yếu là những câu hỏi cơ bản, thiếu những câu chuyện.”
Việc cha mẹ thiếu sự thấu hiểu con cái khiến các bạn trẻ ngày càng e ngại trong việc chia
sẻ vấn đề cuộc sống với người thân. Họ thường đi tìm bạn bè để chia sẻ vì dễ thấu hiểu
nhau. Các bạn trẻ cũng rời xa bố mẹ của họ nhiều hơn. Họ sẵn sàng đi ăn ngoài với bạn
bè thay vì trở về nhà tham gia bữa cơm gia đình.
Sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 cũng là một trong những lí do gây lên sự
xa cách giữa những người thân. Thay vì cùng nhau trò chuyện, các thành viên trong gia
đình lại tự giải trí với các thiết bị công nghệ khác nhau. Thêm vào đó, nhiều bạn trẻ lạm
dụng các thiết bị điện tử, điện thoại với nhiều hình thức giải trí như mạng xã hội, chơi
game, nghe nhạc khiến thời gian cá nhân chiếm nhiều hơn, quỹ thời gian cho gia đình
ngày càng ít đi. Mỗi thành viên chìm đắm trong không gian riêng của mình, để kết nối
với thế giới chứ không còn kết nối lẫn nhau, làm cho hạnh phúc gia đình bị suy giảm
đáng kể. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nó khiến tình cảm dần lạnh nhạt, khô cứng, con
người cô đơn trong chính tổ ấm của mình.
Mặc dù thế, với dung lượng thời gian từ 2 tiếng đến 5 tiếng một ngày dành cho gia
đình là khoảng thời gian phù hợp nhất với các bạn sinh viên.
Câu 14: Nếu trường Đại học Giao Thông Vận Tải tổ chức một buổi ngoại
khóa chia sẻ những kiến thức về gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bạn có muốn tham gia không?
Mức độ quan tâm về gia đình và biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay đối với sinh viên GTVT, khảo sát cho thấy 87,7% sinh viên
tương ứng với 526/602 sinh viên lựa chọn dồng ý tham gia buổi ngoại khoá tìm hiểu.
Còn lại 12,3% sinh viên không muốn tham gia buổi thảo luận về vấn đề này.
Qua kết quả khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy đa số sinh viên GTVT đều mong
muốn được tham gia và tìm hiểu thêm về gia đình và biến đổi gia đình Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

You might also like