Nhóm 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN XÃ HỘI


- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là vùng văn hóa thuộc các: Tỉnh Hà Tây, Nam
Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,Thành phố Hà Nội, hải
Phòng,Phần đồng bằng các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng,
sông Mã
- Những đặc điểm của môi trường tự nhiên Bắc Bộ:
+ Vị trí địa lí: là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo 2 trục
chính: Tây – Đông và Bắc – Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền
đề để tiến tới các vùng khác trong nước và ĐNA, tạo điều kiện thuận lợi
giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Địa hình: là địa hình xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng
phẳng, dốc thoải từ Tây bắc xuống Đông Nam, địa hình cao thấp không đều
+ Khí hậu: độc đáo, khác hẳn những vùng khác. Vùng duy nhất ở VN có một
mùa đông thực sự ,khí hậu 4 mùa tương đối rõ nét => cày cấy vụ lúa ít hơn
những vùng khác. Khí hậu thất thường, gió mùa đông bắc lạnh ẩm, gió mùa
hè nóng ẩm.
+ Sông ngòi: có mạng lưới sông ngòi khá dày. Sông có 2 mùa rõ rệt : mùa
cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục.
Ngoài khơi thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có 1
lần nước lên và 1 lần nước xuống => sắc thái riêng biệt trong tập quán canh
tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng trong khu vực, tạo
nên nền văn minh lúa nước.
 Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những
điểm riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.
II. ĐẶC ĐIỂM VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
- Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt và các nền văn hóa lớn, phát triển
nối tiếp lẫn nhau
- Xã hội:
+ Dân cư: sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp. Biển rừng bao
bọc đồng bằng Bắc Bộ nhưng trong tâm thức , người nông dân là những cư
dân `xa rừng nhạt biển ` => người dân đồng bằng đắp đê lấn biển trồng lúa,
làm muối và đánh cá ở ven biển.
+ Ngoài ra còn làm thêm nghề thủ công. Một số nghề đã rất phát triển, lịch
sử phát triển lâu đời như nghề gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng...
- Văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng của văn hóa Việt
nhưng có những nét riêng của vùng này.
- Nhà ở: thường là loại nhà không có chái, kèo phát triển. Sử dụng vật liệu
nhẹ cũng tiếp thu kĩ thuật và sử dụng các vật liệu bền như xi măng, sắt thép.
ngôi nhà xây theo kiểu bền chắc, to đẹp vẫn hòa hợp với cảnh quan và trồng
cây cối cho ngôi nhà.
- Ăn uống: cơm + rau + cá, chủ yếu là cá nước ngọt. Hải sản đánh bắt ở biển
giới hạn ở các làng ven biển, ở sâu trong đồng bằng, hải sản chưa là thức ăn
chiếm ưu thế. Chú ý tăng thành phần thịt và mỡ , nhất là vào đông lạnh để
giữ nhiệt cho cơ thể. Gia vị cay, chua, đắng không có mặt nhiều trong bữa ăn
người Bắc Bộ.
- Trang phục: sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên là màu nâu. Đàn ông y
phục đi làm là quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng. Đàn bà với chiếc váy thâm
, áo nâu. dịp lễ thì đàn bà với áo dài mớ 3 mớ 7, đàn ông với chiếc quần
trắng, áo dài the, chít khăn đen.
- Là 1 vùng văn hóa có bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích
văn hóa.
- Các di tích khảo cổ, di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp địa phương: đền,
chùa, miếu... Nhiều di tích nổi tiếng trong và ngoài nước: đền Hùng, khu vực
Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến,...
- Các di sản văn hóa vô thể cũng đã dạng, phong phú
- Văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi là 1 loại mỏ với nhiều khoáng sản quý
hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết, ca dao tục ngữ, truyện cười mang
đậm nét dân gian bắc bộ.
- Cư dân trồng lúa nước tín ngưỡng : thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các ông
tổ nghề
- Hội hè ở Bắc Bộ khá nhiều ở các làng nghề theo vòng quay thiên nhiên và
mùa vụ. Có thể chia hội làng, hội vùng theo thời gian ra thành lễ hội mùa
xuân và lễ hội mùa thu.
- Những trò diễn trong các lễ hội gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Như1 bảo
tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
của cư dân nông nghiệp.
- Truyền thống trọng tri thức tạo nên đội ngũ tri thức đông đảo nhiều danh
nhân văn hóa tiếp nhận nhiều nguồn văn hóa và tạo nên văn hóa bác học
- vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài và với nội dung
phong phú hơn cả. Quá trình này là đặc điểm chung của văn hóa VN.
- Phật Giáo vào Bắc Bộ nó đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản
địa, hóa thành phật giáo dân gian.
- Bắc Bộ là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ và từ vùng đất
cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở những vùng khác.
- Có thể chia thành nhiều tiểu bang văn hóa khác nhau nhưng không lầm phá
vỡ đặc điểm chung của toàn vùng.
 Là vùng đất lịch sử lâu đời của người VN, nơi khai sinh các vương triều Đại
Việt ,là quê hương của các nền văn hóa Đông Sơn, Thăng Long – Hà Nội,.
Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện
cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả. Trên
đường đi tới xây dựng 1 nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

You might also like