Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 277

KHÓA HUẤN LUYỆN

AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH


LAO ĐỘNG DÀNH CHO CẤP QUẢN LÝ
Theo yêu cầu Thông tư 27/2013-TT-BLĐTBXH ban hành ngày 18/10/2013
Giới thiệu:
 Tài liệu huấn luyện này được biên soạn dựa trên chương trình
khung huấn luyện tại Phụ lục III, Thông tư 27/2013-TT-
BLĐTBXH, ban hành này 18/10/2013.
Có 4 phần chính:
 Phần 0: Mở đầu
 Phần 1: Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động
 Phần 2: Tổ chức quản lý, thực hiện các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở
 Phần 3: Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và
biện pháp khắc phục, phòng ngừa
 Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

BẠN SẼ HỌC GÌ TRONG KHÓA HỌC NÀY?


Phần 0: Mở đầu
An toàn & Sức
khỏe nghề nghiệp
(OH&S) là gì?
Những điều kiện và yếu tố ảnh hưởng, hoặc có thể
ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và sự an toàn
nhân viên hoặc người lao động (bao gồm cả nhân
viên thời vụ, nhà thầu…), khách viếng thăm và bất
kỳ người nào khác ở nơi làm việc.

3.12 - OHSAS18001:2007

AN TOÀN & SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP LÀ GÌ?


Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật,
tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Điều 3 - Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, issued on June 25th 2015

AN TOÀN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?


Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố
có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.

Điều 3 - Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, issued on June 25th 2015

VỆ SINH LAO ĐỘNG LÀ GÌ?


Hệ thống quản lý an toàn &
sức khỏe nghề nghiệp là gì?
Là một phần trong các hệ thống quản lý của tổ chức
được dùng để phát triển và thực thi các chính sách
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và kiểm soát các
mối nguy về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

3.13 - OHSAS18001:2007

HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S LÀ GÌ?


(Chính sách)

(Chỉ tiêu)

(Nỗ lực) (Tổ chức nhân sự)


(Mục tiêu)
(Thời gian)
(Phân định trách nhiệm)
(Tài chính)

(Thông tin an toàn)


(Đánh giá)

(Điều tra sự cố)


(Nhân viên)
(Sự tham gia của nhân viên)

(Động viên)
(Đào tạo)

(Sự cam kết của lãnh đạo) (Tiêu chuẩn)

(Các nguyên tắc an toàn)

Nguồn: DuPont Safety Resources

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỆ THỐNG ATSKNN HOẠT


ĐỘNG HIỆU QUẢ TẠI DOANH NGHIỆP?
Các lợi ích được
mang đến từ Hệ
thống Quản lý
OH&S?
 Chủ động phòng ngừa tai nạn hoặc sự cố
 Chủ động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, tăng cường
sức khỏe thể chất và duy trì sức khỏe tinh thần cho
toàn thể nhân viên
 Tuân thủ các yêu cầu luật pháp địa phương hoặc các
yêu cầu khác
 Tạo ra môi trường làm việc không có các yếu tố nguy
hiểm hoặc có hại
 Tối ưu hóa sử dụng chi phí từ việc làm đúng ngay từ
đầu theo cách đúng
 Tạo dựng văn hóa an toàn – Safety is put at first

CÁC LỢI ÍCH ĐƯỢC MANG ĐẾN TỪ HỆ THỐNG


QUẢN LÝ OH&S
(Chính sách)

(Chỉ tiêu)

(Nỗ lực) (Tổ chức nhân sự)


(Mục tiêu)
(Thời gian)
(Phân định trách nhiệm)
(Tài chính)

(Thông tin an toàn)


(Đánh giá)

(Điều tra sự cố)


(Nhân viên)
(Sự tham gia của nhân viên)

(Động viên)
(Đào tạo)

(Sự cam kết của lãnh đạo) (Tiêu chuẩn)

(Các nguyên tắc an toàn)

Source: DuPont Safety Resources

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỆ THỐNG AN TOÀN HOẠT


ĐỘNG HIỆU QUẢ TẠI DOANH NGHIỆP?
 Cam kết lãnh đạo

 Sự tham gia của nhân viên

2 YẾU TỐ VẬN HÀNH HỆ THỐNG


QUẢN LÝ ATSKNN
 Trong 6 tháng gần đây, đã có bao nhiêu vụ tai nạn
nghiêm trọng xảy ra tại đơn vị của bạn?
 Hãy kể những hành động quan trọng nhất được
triển khai gần đây để ngăn ngừa tại nạn hay sự cố
xảy ra tại nơi làm việc?
 Hãy kể về điều làm bạn thức giấc lúc nửa đêm khi
nghĩ về sự an toàn của nhân viên?

CÂU HỎI DÀNH CHO CẤP QUẢN LÝ


 Tất cả tai nạn đều có thể ngăn ngừa
 An toàn luôn bắt đầu từ cấp quản lý
 Trách nhiệm an toàn được trao cho cấp quản lý trực
tiếp
 Đánh giá bởi cấp quản lý là điều bắt buộc
 Cam kết lãnh đạo phải được thực hiện và rõ ràng
 Sự tham gia của nhân viên là điều cốt lõi
 An toàn nhà thầu = An toàn nhân viên
 Huấn luyện an toàn là một quá trình liên tục
 An toàn trong công việc = An toàn ngoài công việc

CÁC NGUYÊN TẮC (NIỀM TIN) AN TOÀN


CỦA DUPONT
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong
điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động
trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng
ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có
hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người
sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động
các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật,
chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 5 – Luật an toàn, vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

3 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN,


VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
Câu hỏi: Làm thế nào để đảm bảo quyền của
NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ?

THIẾU KIỂM TỔN


NGUYÊN
NHÂN GỐC
NGUYÊN
SỰ CỐ
SOÁT NHÂN TT
THẤT
KHÔNG PHÙ • YẾU TỐ CON • Hành vi • Tai nạn
HỢP: NGƯỜI không an toàn • Thiệt hại vật Những thiệt
• YẾU TỐ CÔNG • Không tuân chất
• HÊ THỐNG VIÊC
thủ các nguyên • Sự cố suýt bị hại hoặc tai
• YẾU TỐ HÊ
THỐNG tắc AT • Ảnh hưởng nạn không
• TIÊU CHUẨN
• CÁC ĐIỀU KIÊN • Điều kiện môi trường mong muốn
• TUÂN THỦ KHÁC không an toàn • Uy tín công ty

NGƯỠNG
Sơ đồ phân tích nguyên nhân tổn thất theo DNV

#1: Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc
trong điều kiện ATVSLĐ
Hãy xem các số liệu thống kê dưới đây
Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình TNLĐ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VN - http://antoanlaodong.gov.vn/catld/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=1580

Số liệu 2011 2012 2013 2014 YTD Jun 2015

Tổng số vụ TNLĐ tại nơi +15.04% +14.9% + 0.2% -1.1%


5.896 6.777 6.695 -1.2% 6,709 3,416
làm việc

Tổng số nạn nhân 6.154 +15.96% 6.967 +13.2% 6.887 -1.2% 6,943 + 0.8% 3,499 -0.17%

Số vụ chết người được -9.02% +5.3% -0.3%


504 552 +9.5% 562 +1.8% 592 257
báo cáo

Tổng số người chết 574 -4.49% 606 +5.6% 627 630 +0.47% 277 -1.07%
+3.5%

Tổng số vụ tổn thương +4.28% +11.9% +2% +2.9%


1.314 1.407 1.506 +2.5% 1,544 680
nghiêm trọng

Tính đến Tháng 6/2015: so với cùng thời điểm năm 2014
Bạn hãy cập nhật số liệu thống kê về tình
hình tai nạn lao động tại nơi làm việc của bạn
Hãy nhớ về sự cố
gần đây…
Bạn hãy chèn hình ảnh về tai nạn lao
động/sự cố xảy ra gần đây nhất tại nơi làm
việc của bạn
Những nguyên tắc
nào đã không được
tuân thủ ?
NHÓM 1 & 3
Bạn có thể làm gì
tốt hơn để ngăn
ngừa tai nạn?
NHÓM 2 & 4
1. Con người

2. Chi phí

3. Sự tuân thủ

TẠI SAO ATVSLĐ QUAN TRỌNG?


Các chi phí có
thể thống
kê được
Các chi phí
không thể
thống kê được

CÁC TỔN THẤT TÀI CHÍNH DO BỞI TAI NẠN


LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC
Thảo luận nhóm trong 5’

Điều gì ảnh hưởng tới bạn nếu bạn bị thương tại nơi làm
việc hoặc trong khi lái xe?

THẢO LUẬN
Hữu hình Chi phí thuốc men và chi phí khác
Mất thu nhập

Bồi thường & Bảo hiểm


Chi phí cho những sự thay thế tạm thời
Vô hình Các hình thức phạt, tiền phạt
Chi phí thuê các dịch vụ tìm nguồn nhân sự mới
Chi phí cho các khóa đào tạo bổ sung
Những sự thay đổi/xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày
Áp lực (Bạn và những người khác)
Thành tích
Sự tự tin, tin cậy và niềm tin

PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA MỘT VỤ TNLĐ


Video: Chi phí tai nạn
Putting Your Safety First

Chi phí của các


vụ tai nạn
VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
Bạn hãy chèn nội dung Sứ mệnh/Chính sách/Cam
kết về ATSKNN của công ty bạn

SỨ MỆNH VỀ AN TOÀN CỦA CÔNG TY


Quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng lao động
Điều 7 – Luật an toàn vệ sinh lao động,
84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

I.3
1. Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi
làm việc;
2. Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người
lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao
động;
3. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
4. Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc
phục sự cố, tai nạn lao động.

Điều 7 – Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

# 4 QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


1.
 Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với
các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc.
 Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho
người lao động.

 Luật Bảo hiểm xã hội, Số 58/2014/QH13, ban hành ngày 20/11/2014


 Circular 04/2015/TT-BLDTBXH, issued on Feb 2nd 2015

# 7 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


2.
 Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
 Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động
 Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

 Thông tư 27/2013/TT-BLDTBXH, ban hành ngày 18/10/2013


 Thông tư 04/2014/TT-BLDTBXH, ban hành ngày 12/02/2014
 Thông tư 19/2011/TT-BYTban hành ngày 06/06/2011
 Thông tư 14/2013/TT-BYT, ban hành ngày 06/05/2013

# 7 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


BẢNG MA TRẬN VỀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
VỀ ATSKNN TẠI DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ ATSKNN
TẠI DOANH NGHIỆP
3. Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc
hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của
người lao động.

4. Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy
trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc theo quy định của pháp luật

 Điều 7 – Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

# 7 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


5.
 Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ
sinh lao động
 Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành
lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
 Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác
an toàn, vệ sinh lao động;

 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT, ban hành ngày 10/01/2011

# 7 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


6. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an
toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình
hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp
hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ
sinh lao động;

7. Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế
hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động.

Điều 7 – Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

# 7 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


Bạn có ý thức được các
vai trò và trách nhiệm
của bạn không?
Điều 7 – Luật an toàn vệ sinh lao động,
84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015
Bài tập nhóm
 Chia nhóm từ 5-7 người
 Câu hỏi thảo luận:
1. Điều này có ý nghĩa gì với tổ chức?
2. Tổ chức đã làm gì để thể hiện trách
nhiệm này?
 Các trách nhiệm # 2, 3, 5 and 6

BÀI TẬP NHÓM


Người sử dụng lao động cần làm
gì để đảm bảo ATSKNN khi xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo
công trình

I.4
Lập phương án ATSKNN
Điều 10, Nghị định 45/2013/ND-CP ban hành ngày 10 /05/2013
 Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng
cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công
trình khác
 Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ
sở;
 Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát
sinh trong quá trình hoạt động;
 Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố
nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn
cấp.

PHƯƠNG ÁN ATSKNN PHẢI CÓ:


Quyền, trách
nhiệm của công
đoàn cơ sở trong
ATVSLĐ
Điều 10 – Luật an toàn vệ sinh lao động,
84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

II.10
1. Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám
sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình,
biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện
điều kiện lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký
kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về an toàn, vệ
sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể; có trách
nhiệm giúp đỡ người lao động khiếu nại, khởi kiện khi
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.

QUYỀN & TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


3. Đối thoại với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn
đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động,
người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức
kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; giám sát và yêu
cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định về
an toàn, vệ sinh lao động; tham gia, phối hợp với người sử
dụng lao động điều tra tai nạn lao động và giám sát việc giải
quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

QUYỀN & TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


5. Kiến nghị với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh
lao động, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động, tai nạn lao động và xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6. Tuyên truyền, vận động người lao động, người sử dụng lao
động thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
tại nơi làm việc. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức
tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ
công đoàn và người lao động.

QUYỀN & TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


7. Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động, kể cả trường hợp phải tạm
ngừng hoạt động nếu cần thiết khi phát hiện nơi làm việc có
nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người
lao động.

8. Tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo quy
định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này; tham gia, phối hợp
với người sử dụng lao động để ứng cứu, khắc phục hậu quả
sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao
động; trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện
nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì
công đoàn cơ sở có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35
của Luật này để tiến hành điều tra.

QUYỀN & TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


9. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong
trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ
sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm
việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ
sinh viên.

10. Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập công
đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện
quyền, trách nhiệm quy định tại Điều này khi được người lao
động ở đó yêu cầu.

QUYỀN & TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ


Quyền và Nghĩa vụ của
người lao động
Điều 6 – Luật An toàn vệ sinh lao động,
84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

I.3
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
quyền sau đây:
1. Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an
toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao
động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an
toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi
làm việc
2. Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện
pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an
toàn, vệ sinh lao động;

# 6 QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


3. Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức
khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử
dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định
thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng
lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp
kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng
mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
4. Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù
hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp;

# 6 QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


5. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn
được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật
lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe
dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình
nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có
phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý
trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao
động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động;
6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp
luật.
Điều 6 – Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

# 6 QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


1. Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn,
vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động
tập thể;
2. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc;
3. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu,
khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao
động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6 – Luật an toàn vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

#3 NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


1. Bạn đã làm gì để hỗ trợ nhân viên thực hiện
các trách nhiệm của họ?
2. Bạn sẽ làm gì thêm để hỗ trợ họ hoàn thành
các trách nhiệm của họ?

CÂU HỎI THẢO LUẬN


Bạn đã học được gì trong phần này?
 ATSKNN là gì
 Hệ thống quản lý ATSKNN là gì
 Lợi ích có được từ hệ thống quản lý OH&S hiệu quả
 Làm thế nào để hệ thống quản lý ATSKNN hoạt động hiệu
quả
 Tại sao ATSKNN quan trọng
 3 nguyên tắc xây dựng an toàn tại Việt Nam
 Sơ đồ phân tích nguyên nhân tổn thất
 I.3- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
 I.3- Quyền và nghĩa vụ của người lao động
 I.4- Phương án an toàn khi xây mới, cải thiện/mở rộng

TÓM TẮT
Phần 1: Chính sách, pháp
luật về an toàn lao động,
vệ sinh lao động
Tổng quan về CẤU TRÚC Luật pháp về ATSKNN
Hiến Pháp
Nước CHXHCN Việt Nam

Luật (Bộ luật)


Pháp lệnh

Nghị định Chính phủ


Quyết định Thủ tướng

17 Chương
242 Điều
Thông tư
Thông tư liên tịch

Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật


(Ban hành kèm thông tư)

I.1
Sau ngày 01/07/2016
Hiến Pháp
Nước CHXHCN Việt Nam

Luật (Bộ luật)


Pháp lệnh

Nghị định Chính phủ


Quyết định Thủ tướng
7 Chương
93 Điều
Thông tư
Thông tư liên tịch

Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật


(Ban hành kèm thông tư)
3 NGHỊ ĐỊNH SẼ ĐƯỢC BAN HÀNH CÙNG
VỚI LUẬT ATVSLĐ

NGHỊ ĐỊNH NGHỊ ĐỊNH NGHỊ ĐỊNH


Hướng dẫn thi hành Luật An Quy định về huấn luyện, quan Hướng dẫn thi hành luật An
toàn vệ sinh lao động trắc môi trường làm việc và toàn vệ sinh lao động về bảo
kiểm định kỹ thuật các thiết hiễm bắt buộc đối với Tai nạn
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động và bệnh nghề
ATVSLĐ nghiệp
Luật lao động bao gồm 17 Chương & 242 Điều:
 Chương 1: Quy định chung (8 Điều)
 Chương 2: Việc làm (6 Điều)
 Chương 3: Hợp đồng lao động (44 Điều)
 Chương 4: Học nghề, ĐT, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ
năng nghề (4 Điều)
 Chương 5: Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể,
thỏa ước lao động tập thể (27 Điều)
 Chương 6: Tiền lương (14 Điều)
 Chương 7: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (14 Điều)
 Chương 8: Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất (15 Điều)
 Chương 9: An toàn lao động, vệ sinh lao động (20 Điều)

Bộ Luật Lao động 2012 (Luật số 10/2012/QH13)


 Chương 10: Những quy định riêng đối với lao động nữ (8
Điều)
 Chương 11: Những quy định riêng đối với lao động chưa
thành niên và một số loại lao động khác (25 Điều)
 Chương 12: Bảo hiểm xã hội (2 Điều)
 Chương 13: Công đoàn (6 Điều)
 Chương 14: Giải quyết tranh chấp lao động (41 Điều)
 Chương 15: Quản lý nhà nước về lao động (2 Điều)
 Chương 16: Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật
về lao động (3 Điều)
 Chương 17: Điều khoản thi hành (3 Điều)

Bộ Luật Lao động 2012 (Luật số 10/2012/QH13)


Chương 9:
Hiến Pháp
Nước CHXHCN Việt Nam - 20 Điều từ 133
đến 152
Luật (Bộ luật)
- 3 Mục:
Pháp lệnh 1. Quy định chung
2. Tai nạn và Bệnh
Nghị định Chính phủ
nghề nghiệp
Quyết định Thủ tướng 3. Phòng ngừa

Thông tư
Thông tư liên tịch

Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật


(Ban hành kèm thông tư)

Chương IX: An toàn lao động, Vệ sinh lao động


Bộ Luật Lao Động2012
• Mục 1. Những quy định chung về ATVSLĐ
 6 Điều (Điều 133 – Điều 138)
Cấp quản lý cần lưu ý hơn:
• Mục 3. Phòng ngừa tai nạn Điều 136, 137 và 138.
lao động, bệnh nghề nghiệp
 6 Điều (Điều 147 – Điều
152)
Cả 6 Điều này đều rất
quan trọng. Cấp quản lý cần
lưu ý.

• Mục 2. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


 8 Điều (Điều 139 – Điều 146)
Cả 8 Điều này đều rất quan trọng. Cấp quản
lý cần lưu ý.

Chương IX: An toàn lao động, Vệ sinh lao động


3 Mục, 20 Điều (Điều 133 - Điều 152)
Những Điều khoản quan trọng liên quan đến Cấp quản lý
❑ Điều 136: Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động,
vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi
làm việc.
❑ Điều 137: Người sử dụng lao động phải lập phương án ATSKNN,
các quy trình làm việc khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các
công trình.
❑ Điều 138: Vai trò và nghĩa vụ
❑ Điều 139: Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
❑ Điều 140: Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp
❑ Điều 142: Tai nạn lao động
❑ Điều 145: Quyền của người lao động bị TNLĐ, BNN
❑ Điều 146: Các hành vi cấm trong ATLĐ, VSLĐ

Chương IX: An toàn lao động, Vệ sinh lao động


3 Mục, 20 Điều (Điều 133 - Điều 152)
Những điều khoản quan trong đối với Doanh Nghiệp
❑ Điều 148: Kế hoạch ATLĐ, VSLĐ
❑ Điều 149: Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
❑ Điều 150: Huấn luyện về ATLĐ, VSLĐ
❑ Điều 152: Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Chương IX: An toàn lao động, Vệ sinh lao động


3 Mục, 20 Điều (Điều 133 - Điều 152)
 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Luật số 58/2014/QH13, hiệu lực từ
1/1/2016)
 Luật Bảo hiểm Y tế 2008 (Luật số 25/2008/QH12, hiệu lực từ
1/7/2009)
 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (Luật số 46/2014/QH13, hiệu lực
từ 1/1/2015)
 Luật Phòng cháy và Chữa cháy 2001 (Luật số 27/2001/QH10, hiệu
lực từ 04/10/2001)
 Luật Phòng cháy và Chữa cháy sửa đổi 2013 (Luật số
40/2013/QH13, 1/7/2014)
 Luật Bảo vệ môi trường 2014 (Luật số 55/2014/QH13, hiệu lực từ
1/1/2015)
 Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 15/2012/QH13, hiệu lực
1/7/2013)

CÁC VĂN BẢN LUẬT, PHÁP LỆNH KHÁC


LIÊN QUAN
Khung Luật Pháp về ATVSLĐ gồm có:

B C D

OHS GENERAL REQUIREMENTS A

I.1
TỔNG QUAN VỀ KHUNG LUẬT PHÁP ATVSLĐ
Là hệ thống về:
 Các quy trình và tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật
VD. Quyết định 64/2008/QĐ-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực ban hành ngày 27/11/2008

 Các quy trình đăng ký, kiểm định và cấp chứng


nhận cho các thiết bị hoặc vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt
VD. Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH về 27 quy trình kiểm định kỹ
thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động ban hành ngày 06/03/2014

KHUNG LUẬT PHÁP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG


Là hệ thống về:
 Các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động
VD. Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao
động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động ban hành ngày
10/10/2002

 Các nguyên tắc về tư thế lao động


 Các yêu cầu về quản lý sức khỏe và sức khỏe
nghề nghiệp đối với người lao động

KHUNG LUẬT PHÁP VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG


(SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP)
Là hệ thống các tiêu chuẩn và yêu cầu về:
 Chính sách về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi
VD. Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
ban hành ngày 10/05/2013
 Chính sách về cung cấp trang thiết bị bảo vệ cá
nhân (PPE)
VD. Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ban hành ngày 12/02/2014

KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ,


CHÍNH SÁCH ATVSLĐ
Tiếp theo ...
 Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
VD. Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi
thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với
người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành ngày
02/02/2015

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ATVSLĐ
Tiếp theo.…..
 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người
lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại
VD. Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu
tố nguy hiểm, độc hại ban hành ngày 18/10/2013

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ATVSLĐ
Tiếp theo...
 Chế độ chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe
cho người lao động
VD. Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động,
sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp ban hành ngày
06/06/2011
Hoặc
Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe ban hành ngày
06/05/2013

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ATVSLĐ
 Tạo nguồn truy cập thông tin luật pháp (VD.
http://thuvienphapluat.vn/)
 Luôn được cập nhật
 Chuyển các văn bản luật pháp thành “Bảng câu
hỏi tự đánh giá”
 Thực hiện tự đánh giá để đánh giá mức độ tuân
thủ
 Đề xuất các hành động khắc phục và/hoặc phòng
ngừa để luôn duy trì sự tuân thủ

CHIA SẺ CÁC THỰC HÀNH TỐT TRONG VIỆC


ĐẢM BẢO TUÂN THỦ LUẬT PHÁP VỀ ATVSLĐ
VÍ DỤ MỘT THỰC HÀNH TỐT
VÍ DỤ MỘT THỰC HÀNH TỐT
NGHỊ ĐỊNH 45/2013/NĐ-CP
Hiệu lực từ 01/06/2013 Hiến Pháp
Nước CHXHCN Việt Nam
Gồm 5 chương, 27 điều
Chương I: Phạm vi & Đối tượng áp
dụng
Luật (Bộ luật)
Chương II: Thời giờ làm việc, thời giờ
Pháp lệnh
nghỉ ngơi
Chương III: An toàn lao động, vệ sinh
lao động
Chương IV: Quản lý nhà nước về thời Nghị định Chính phủ
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và Quyết định Thủ tướng
ATLĐ, VSLĐ
Chương V: Điều khoản thi hành 17 Chương
242 Điều
Thông tư
Thông tư liên tịch

Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật


(Ban hành kèm thông tư)

Nghị định 45/2013/ND-CP, hiệu lực từ


ngày 01/07/2013
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho
người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả
trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện
vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh,
chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Điều 12, Nghị định 45/2013/ND-CP ban hành ngày 10/05/2013

I.1
TAI NẠN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?
 Tai nạn lao động chết người: là tai nạn mà người bị
nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn hoặc chết trên
đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết
trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính
vết thương do tai nạn lao động gây ra (theo kết luận tại
biên bản khám nghiệm pháp y)
Tai nạn lao động nặng: là tai nạn mà người bị nạn bị ít
nhất một trong những chấn thương được quy định tại
Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tai nạn lao động nhẹ: là tai nạn mà người bị nạn
không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 4, Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ban hành ngày 21/05/2012

PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG


Thống kê tai nạn lao động

Chết người Chết người


LTI – TN mất giờ công
RWI – TN hạn chế công tác Tai nạn nặng
MTI – TN điều trị y tế
Chỉ số tiêu cực FAI – TN sơ cứu Tai nạn nhẹ
Sự cố suýt bị

Chỉ số tích cực

THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG


Tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động là tai nạn
xảy ra:
 Tại địa điểm hợp lý khi người lao động đang lái xe từ
nhà đến chỗ làm hoặc từ chỗ làm về nhà.
 Trong thời gian hợp lý
Điều 12, Nghị định 45/2013/ND-CP ban hành ngày 10/05/2013

KHI NÀO THÌ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỢC XỬ


LÝ NHƯ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về
tài sản của người lao động, người sử dụng lao động

Điều 12, Nghị định 45/2013/ND-CP ban hành ngày 10/05/2013

SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG LÀ GÌ?


Là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy
ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động.

Luật An toàn Vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

TAI NẠN LAO ĐỘNG LÀ GÌ?


Là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới
hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao
động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con
người, tài sản và môi trường.

Luật An toàn Vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN,


VỆ SINH LAO ĐỘNG ?
Là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn,
xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc
liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa
phương.

Luật An toàn Vệ sinh lao động, 84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015

SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN,


VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG?
Là người quản lý, bạn sẽ làm gì
khi có tai nạn hoặc sự cố lao
động xảy ra tại nơi làm việc?

Điều 13, Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT


ban hành ngày 21/05/2012

II.8
 Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn và giữ
nguyên hiện trường những vụ tai nạn
 Khai báo tai nạn lao động với cơ quan có chức
năng
Theo hướng dẫn theo Điều 5, TTLT 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ban hành ngày 21/05/2012

 Tổ chức điều tra & thông tin


Theo hướng dẫn theo Điều 9, TTLT 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ban hành 21/05/2012

 Thực hiện trách nhiệm thi hành chế độ bồi


thường, bồi dưỡng và chi trả chi phí y tế
Theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày
02/02/2015

#4 HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


 Ngay lập tức thực hiện sơ cứu cho người bị thương,
chuyển nạn nhân dến trung tâm y tế gần nhất hoặc bệnh
viện nếu thấy an toàn để thực hiện
 Bảo vệ và giữ nguyên hiện trường tai nạn
 Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan
đến vụ tai nạn theo yêu cầu của những người có trách
nhiệm hoặc của Đoàn điều tra
 Tạo điều kiện cho Đoàn điều tra thực hiện điều tra khi
được yêu cầu

#1: SƠ CỨU VÀ GIỮ NGUYÊN HIỆN TRƯỜNG


 Đối với tai nạn làm chết người hoặc làm từ hai người bị tai
nạn nặng trở lên thì cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo
bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, cơ quan Công an
cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và cơ quan cấp trên quản lý
trực tiếp của cơ sở
 Thông báo có thể thực hiện thông qua điện thoại, fax,
công điện, thư điện tử ngay khi có thể
 Tai nạn xảy ra ở tỉnh nào thì khai báo tại tỉnh đó
 Nội dung khai báo như file đính kèm ở trang kế tiếp

#2: KHAI BÁO TAI NẠN


NỘI DUNG KHAI BÁO
Phụ lục 2, TTLT12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ban hành ngày 21/05/2012
 Khi nhận được thông báo tai nạn lao động tại cơ sở,
người sử dụng lao động phải tiến hành điều tra vụ tai nạn
đó.
 Thành phần Đoàn điều tra gồm có:
 Người sử dụng lao động hoặc người được người sử
dụng lao động uỷ quyền bằng văn bản (Trưởng đoàn)
 Ðại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại
diện tập thể người lao động
 Người làm công tác an toàn - vệ sinh lao động
 Cán bộ y tế của cơ sở
 Một số thành viên khác nếu cần thiết

#3.1: ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG


 Đối với tai nạn làm chết người hoặc làm từ 2 người bị tai
nạn nặng trở lên, cuộc điều tra sẽ được thực hiện bởi
Thanh tra Sở LĐTBXH tỉnh
 Quy trình điều tra tai nạn lao động tuân theo hướng dẫn
tại Điều 9, TTLT 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ban hành
ngày 21/05/2012

#3.1: ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG


 Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động được tính từ thời
điểm xảy ra tai nạn đến khi công bố Biên bản điều tra tai
nạn lao động:
 Không quá 02 ngày làm việc đối với tai nạn nhẹ;
 Không quá 05 ngày làm việc đối với tai nạn nặng
 Không quá 15 ngày làm việc đối với tai nạn lao động
làm từ hai người bị tai nạn nặng trở lên
 Không quá 20 ngày làm việc đối với các vụ tai nạn chết
người

THỜI HẠN
Phụ lục 6
Phụ lục 6
 Người sử dụng lao động phải tổ chức cuộc họp công bố
biên bản điều tra TNLĐ
 Ai là người tham dự?
• Tất cả thành viên Đoàn điều tra
• Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn
• Công đoàn hoặc người đại diện người lao động

 Thảo luận và thống nhất về nội dung và kết luận của báo
cáo điều tra tai nạn sau cùng.

#3.2: THÔNG TIN VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG


Appendix 8
Appendix 8
 Trong vòng 03 ngày kể từ ngày hoàn thành việc lập biên bản
cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, đoàn
điều tra phải gửi:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ
Trực tiếp hoặc thông qua những người khác như:
- Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn
- Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh
(DOLISA)
- Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
- Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của cơ sở (nếu có)

#3.2: CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TNLĐ


1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí
không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối
với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán
toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều
trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo
hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ
việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật
này.
II.5
#4: BỒI THƯỜNG HOẶC TRỢ CẤP
Thống kê và Báo cáo tai nạn,
sự cố
Điều 15, Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ban hành 21/05/2012

II.9
Thống kê tai nạn lao động theo phụ lục 9,
Thông tư liên tịch 12/2012
Báo cáo tình hình tai nạn lao động theo
Phụ lục 10, TTLT 12/2012
Thời hạn gửi báo cáo:
 Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm
đối với báo cáo 6 tháng đầu năm
 Trước ngày 10 tháng 01 năm sau
đối với báo cáo cả năm
Bạn hãy chèn báo cáo ATSKNN nội bộ của doanh
nghiệp

HỆ THỐNG BÁO CÁO ATSKNN NỘI BỘ


Bạn hãy chèn bảng mục tiêu, chỉ tiêu ATSKNN của
doanh nghiệp

MỤC TIÊU - CHỈ TIÊU VỀ ATSKNN


CỦA DOANH NGHIỆP - 2016
Các hành vi bị cấm
trong an toàn lao động,
vệ sinh lao động

Điều 146, Chương IX – Luật lao động 2012


Điều 12, Luật an toàn vệ sinh lao động (Hiệu lực
ngày 01/07/2016)
 Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật
 Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 146, Chương IX – Luật Lao Động 2012

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ATVSLĐ


1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu
cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn
hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi
trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không
được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của
họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các
nguy cơ đó chưa được khắc phục.

Điều 12, Luật an toàn vệ sinh lao động (Hiệu lực vào ngày 01/07/2016)

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ATVSLĐ


2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm TNLĐ, BNN; chiếm
dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả
mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN;
không chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao
động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN không
đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp
luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm TNLĐ, BNN
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết
quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm
chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
Điều 12, Luật an toàn vệ sinh lao động (Hiệu lực vào ngày 01/07/2016)

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ATVSLĐ


4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ
sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa
để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại
đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao
động của người lao động, người sử dụng lao động.

5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc
hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình;
phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo
đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác
an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công
tác y tế.
Điều 12, Luật an toàn vệ sinh lao động (Hiệu lực vào ngày 01/07/2016)

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ATVSLĐ


6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện
về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

Điều 12, Luật an toàn vệ sinh lao động (Hiệu lực vào ngày 01/07/2016)

CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ATVSLĐ


Quy định xử phạt hành
chính vi phạm pháp luật
về an toàn lao động, vệ
sinh lao động
Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP, ban hành ngày
22/08/2013

II.11
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây
dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao
động, vệ sinh lao động;

b) Không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm
việc;

c) Không cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;

d) Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của
pháp luật.

Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,


VỆ SINH LAO ĐỘNG
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử
dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;
b) Không lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới,
mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,
lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động, vệ sinh lao động;
c) Không bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà
xưởng theo quy định;
d) Vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố
áp dụng trong sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại
máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay
đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới;
Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,


VỆ SINH LAO ĐỘNG
Tiếp theo.….
đ) Không định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng
theo quy định;
e) Không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy,
thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi
làm việc;
g) Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo
đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
h) Không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về an
toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong
các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,


VỆ SINH LAO ĐỘNG
Tiếp theo.….
i) Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế
độ theo quy định;
k) Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;
l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm
trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia
bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y
tế;
m) Không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Điều 16, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,


VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với NGƯỜI LAO ĐỘNG có một trong các
hành vi sau đây:

a) Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc
sự cố nguy hiểm;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động
khi có lệnh của người sử dụng lao động;
c) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc
sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,


VỆ SINH LAO ĐỘNG
Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn
lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập
nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động

 Từ 01 - 10 người: Phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

 Từ 11 - 50 người: Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 Từ 51 - 100 người: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 Từ 101 - 300 người: Phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

 Từ 301 người trở lên: Phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử
dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc ngừng hoạt
động của máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;

b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe
riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Tiếp theo.…..
c) Không có giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao
động theo quy định;

d) Sử dụng người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mà
không có chứng chỉ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
theo quy định;

đ) Không thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các
yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động;

e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy
định;

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Tiếp theo.…..
g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy
định;

h) Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh
nghề nghiệp, bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y
khoa;

i) Không thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động
làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng khi hết giờ làm việc.

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang
bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt
tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người
làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu
tố nguy hiểm, độc hại; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo
một trong các mức sau đây:

a) Từ 3 – 6 triệu đồng: từ 1 – 10 người lao động


b) Từ 6 – 10 triệu đồng: từ 11 – 50 người lao động
c) Từ 10 – 15 triệu đồng: từ 51 – 100 người lao động
d) Từ 15 – 20 triệu đồng: từ 101 – 300 người lao động
e) Từ 20 – 30 triệu đồng: từ 301 trở lên

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Phạt tiền người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng
các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo
cơ quan có thẩm quyền việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo
trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử
dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã
thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu;
d) Từ 02 đến 03 lần tổng giá trị phí kiểm định máy, thiết bị vật tư vi phạm.

Điều 17, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành 22/08/2013

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA


TAI NẠN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO
Bạn đã học được gì từ phần này?
 An toàn vệ sinh lao động là gì?
 Hệ thống quản lý ATVSLĐ là gì?
 Lợi ích đem lại từ hệ thống quản lý OH&S hiệu quả
 Làm thế nào để hệ thống quản lý OH&S hoạt động hiệu
quả?
 Tại sao OH&S thực sự quan trọng?
 3 nguyên tắc về An toàn tại Việt Nam
 Mô hình phân tích tổn thất
 I.3- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
 I.3- Quyền và nghĩa vụ của người lao động
 I.4-Phương án an toàn cho dự án mới, cải thiện nhà
xưởng…

TÓM TẮT
Phần 2: Tổ chức
quản lý và thực hiện
các quy định về an
toàn lao động, vệ
sinh lao động ở cơ
sở
2.1 Trách nhiệm cụ thể
của người sử dụng lao
động trong việc đảm bảo
về An toàn & sức khỏe
cho người lao động tại
nơi làm việc
 Điều 16, Luật An toàn Vệ sinh Lao động,
84/2015/QH13, ban hành ngày 25/06/2015
 Điều 138, Chương IX, Luật Lao động 2012

II.1
 Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không
gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện
từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy
chuẩn kỹ thuật liên quan
 Định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm
có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi
làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Quyết định 3733/2002/QD-BYT ban hành ngày 10/10/2002

# 1. TẠI NƠI LÀM VIỆC


 Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và
ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh
lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc,
nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng
 Các bảng cảnh báo, bảng chỉ dẫn phải đặt ở vị trí dễ đọc,
dễ thấy

Nhận diện mối nguy & đánh giá rủi ro tại nơi
làm việc về ATSKNN sẽ đưa ra các tiêu chuẩn
an toàn khu vực, như bảng cảnh báo , bảng chỉ
dẫn an toàn…

# 1. TẠI NƠI LÀM VIỆC


 Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận
hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ
thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn
kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp
dụng
 Đảm bảo vận hành hoặc bảo trì các thiết bị, vật tư theo
Quy trình vận hành an toàn - Standard Operating
Procedure (SOP) hoặc Quy trình bảo đảm an toàn - Safe
Work Procedure (SWP)
 Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà
xưởng, kho tàng.

# 2. ĐỐI VỚI THIẾT BỊ, VẬT TƯ


Phân tích an toàn công việc - Job Safety Analysis
(JSA) hoặc Đánh giá Rủi ro cho công việc sẽ tạo ra
Quy trình bảo đảm an toàn - Safe Work Procedure
(SWP)

# 2. ĐỐI VỚI THIẾT BỊ, VẬT TƯ


 Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương
tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu
tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
 Trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc.

PPE không ngăn ngừa tại nạn hay sự cố


PPE chỉ được cân nhắc là giải pháp cuối
cùng

# 3. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG


 Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người
lao động quy định, nội quy, quy trình về an toàn, vệ
sinh lao động, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan
đến công việc, nhiệm vụ được giao.

# 3. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG


1. Nhận thức cơ bản về An toàn Vệ sinh Lao động
cho Người lao động (Nhóm 4 – Thông tư
27/2013/TT-BLDTBXH);
2. Các buổi chia sẻ an toàn với người lao động
3. Các kháo huấn luyện đặc biệt về ATVSLĐ
(Nhóm 3 – Thông tư 27/2013/TT-BLDTBXH);
4. Các khóa huấn luyện khác (nếu cần)

DANH SÁCH CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN VỀ


ATVSLĐ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
 Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra,
đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công
nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện
điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người
lao động.

# 4. CẢI TIẾN LIÊN TỤC


 Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng
cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố,
ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo
kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử
dụng lao động.

# 5. ỨNG CỨU KHẨN CẤP


1. Các quy trình/hướng dẫn PCCC chung và cụ
thể
2. Quy trình/hướng dẫn sơ tán khẩn cấp
3. Quy trình ứng phó khi tràn đổ hóa chất
4. Quy trình cứu nạn
5. Quy trình sơ cứu, cấp cứu y tế
6. Quy trình tắt nguồn năng lượng
7. Quy trình ngừng hoạt động trong tình huống
khẩn cấp

DANH SÁCH CÁC THỦ TỤC ỨNG PHÓ KHẨN


CẤP ĐỀ XUẤT
2.2 Tổ chức quản lý
và thực hiện về
ALVSLĐ
 Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT,
ban hành ngày 10/01/2011
Tổ chức về ATSKNN được phân theo các
cấp sau:
1. Nhân viên phụ trách ATSKNN
2. Nhân viên y tế
3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
4. Hội đồng BHLĐ

TỔ CHỨC VỀ ATSKNN
Bài tập cá nhân
 Đọc 24 trách nhiệm an toàn trong handout đính
kèm
 Xem xét và đánh dấu vào ô mà bạn nghĩ trách
nhiệm đó thuộc về bộ phận an toàn hoặc đóa
là trách nhiệm thuộc về cấp quản lý
 Chia sẻ và thảo luận cùng người khác

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Ít nhất 01 cán Ít nhất 01 cán bộ an toàn Thành lập Phòng hoặc Ban
bộ an toàn vệ sinh lao động làm việc ATVSLĐ hoặc bố trí tối thiểu 2
kiêm nhiệm theo chế độ chuyên trách cán bộ chuyên trách về ATLĐ-
VSLĐ

Tổng số LĐTT < Tổng số LĐTT từ 300 Tổng số LĐTT trên 1000
300 người đến 1000 người người

Tổng số LĐTT dưới 500 người thì phải 500-1000: Ít Tổ chức trạm y tế hoặc phòng
có Hợp đồng chăm sóc sức khỏe với nhất 01 hoặc ban y tế có ít nhất 01 y sĩ
một trong các cơ quan y tế địa phương nhân viên y hoặc 01 bác sỹ đa khoa
sau: tế có trình
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn độ trung
+ Phòng khám đa khoa khu vực học chuyên
+ BV huyện, quận, thành phố ngành Y

TTLT 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT – Hướng dẫn tổ chức thực hiện


công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động

THIẾT LẬP BỘ PHẬN AN TOÀN


Chức năng và Quyền hạn
của người phụ trách ATSKNN
Một người làm công tác ATVSLĐ cần phải:
1. Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ
thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường,
vệ sinh lao động.
2. Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ của cơ sở.

NHỮNG NĂNG LỰC ĐƯỢC YÊU CẦU ĐỐI VỚI


NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ATVSLD
• Câu hỏi: Người làm công tác ATVSLĐ có
vai trò gì?
• Trả lời:
 Tham mưu, tư vấn
 Hỗ trợ người sử dụng lao động triển khai,
đánh giá và kiểm tra việc thực hiện các chế
độ, nội quy, quy định và các yêu cầu về
ATVSLĐ
Điều 5 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC ATVSLĐ


1. Phối hợp với các bộ phận có liên quan
Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp
bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống
cháy nổ trong cơ sở lao động;
Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy,
thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn - vệ sinh lao động;

Điều 5 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ


Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động
hằng năm và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế
hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng
cứu khẩn cấp;
Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền,
phổ biến các quy định về an toàn - vệ sinh lao
động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong
phạm vi cơ sở lao động;
Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động
cho người lao động;
Điều 5 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ


 Kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động theo định
kỳ ít nhất 1 tháng/1 lần các bộ phận sản xuất và
những nơi có các công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm;
 Kiểm tra môi trường lao động, an toàn thực phẩm
(nếu đơn vị tổ chức bữa ăn công nghiệp);
 Theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh
do nghề nghiệp; đề xuất với người sử dụng lao
động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe
lao động.
Điều 5 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ


2. Đề xuất, tham gia kiểm tra việc chấp hành
các quy định về an toàn - vệ sinh lao động trong
phạm vi cơ sở lao động
 Tối thiểu 6 tháng/lần cho khu vực
 Tối thiểu 3 tháng/lần cho từng vị trí
3. Đề xuất với người sử dụng lao động biện
pháp khắc phục các tồn tại về an toàn - vệ sinh
lao động
Điều 5 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

II.6
CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ
a. Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn - vệ sinh lao động có
liên quan đền quyền hạn của cấp kiểm tra;
b. Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn - vệ sinh
lao động
c. Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
d. Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
e. Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
f. Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm điểm để xét duyệt thi
đua;
g. Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của
cơ sở.

Phụ lục III – TTLT01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

II.6
KHI NÀO THỰC HIỆN KIỂM TRA
 Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công
việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong
trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động,
đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
 Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc
đã hết hạn sử dụng.
 Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao
động theo quy định pháp luật hiện hành.
 Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình
hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch
ATVSLĐ

Điều 6 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ


 Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề
án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa
vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.
 Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất,
kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới
hoặc của người lao động.
 Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen
thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao
động, an toàn - vệ sinh lao động.

Điều 6 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN ATVSLĐ


Vai trò và Trách nhiệm của
bộ phận y tế
Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao
động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe
của người lao động.
Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


Nhân viên y tế có nhiệm vụ:
a. Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông
thường tại cơ sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các
trường hợp tai nạn lao động;
b. Quản lý tình hình sức khỏe của người lao động, bao
gồm: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ; khám bệnh
nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe
tuyển dụng, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ
bệnh nghề nghiệp (nếu có);
Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


c. Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ
sơ cứu, cấp cứu theo ca sản xuất (nếu có) và
theo phân xưởng sản xuất;
d. Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các
yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và các biện
pháp dự phòng để người lao động tham gia
phòng tránh;

Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


đ) Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở;
chuẩn bị sẵn sàng các phương án và tình huống cấp
cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp
cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai
nạn;
e) Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống
dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ
phận an toàn - vệ sinh lao động để triển khai thực hiện
đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi
trường lao động, hướng dẫn các phân xưởng và
người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao
động;

Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


g) Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức
năng cho người lao động làm công việc nặng nhọc,
độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ là
loại IV, loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;
h) Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người
lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát
sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và
các biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến
yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu
tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;
Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


i) Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ
sinh lao động của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải
thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe cho người lao động;
k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
(cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho
những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức
khỏe;
l) Tham gia hoàn chỉnh các thủ tục để giám định tổn hại sức khỏe,
thương tật cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao
động;
m) Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y
tế Bộ, ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp
nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y
tế địa phương và y tế Bộ, ngành;
n) Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề
nghiệp của người lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế
Bộ, ngành (nếu có).
Điều 8 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


1. Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình
sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ
sinh lao động;
2. Tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập
và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào
sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị để tham gia ý kiến về lĩnh vực an
toàn và vệ sinh lao động;
3. Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc
hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp
khẩn cấp) khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây
ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời
phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
Điều 9 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


4. Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh
lao động;
5. Tham gia việc tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập
thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao
động;
6. Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa
phương hoặc y tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp
công tác.

Điều 9 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN Y TẾ


Mạng lưới an toàn -
vệ sinh viên

II.1
 Trong tổ sản xuất tại các doanh nghiệp, phải có ít nhất 01 an
toàn - vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
 Yêu cầu tối thiểu của An toàn - Vệ sinh viên là:
- Người lao động trực tiếp,
- Người am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an
toàn - vệ sinh lao động)
- nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy
định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động
trong tổ bầu ra.
 Hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người
lao động, trên cơ sở "Quy chế hoạt động của mạng lưới an
toàn - vệ sinh viên".

Điều 10 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

AI LÀ AN TOÀN - VỆ SINH VIÊN?


1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo
quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ
trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về an toàn
- vệ sinh lao động.

2. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội
quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về
an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, khoa;
phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị.

3. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp,
phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng,
khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người
lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa.
Điều 10 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA AN TOÀN - VỆ SINH VIÊN


4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ
bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và
khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của
máy, thiết bị và nơi làm việc.

Điều 10 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ CỦA AN TOÀN - VỆ SINH VIÊN


1. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các
nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên; riêng đối với an toàn -
vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian
thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách
nhiệm như tổ trưởng sản xuất.
2. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực
hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động,
nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
3. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và
người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
Điều 12 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

QUYỀN HẠN CỦA AN TOÀN – VỆ SINH VIÊN


Tổ chức Hội đồng Bảo hộ
Lao động

II.1
1. Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên
1.000 người thì phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao
động
2. Chức năng chính:
 Tổ chức phối hợp, tư vấn về các hoạt động an toàn -
vệ sinh lao động ở cơ sở lao động
 Bảo đảm quyền được tham gia và kiểm tra giám sát
về công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ của tổ chức
công đoàn

Điều 13 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

VỀ HỘI ĐỒNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG


3. Thành viên:
 Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng;
 Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện người
lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó chủ tịch Hội đồng;
 Trưởng bộ phận hoặc cán bộ an toàn - vệ sinh lao động của cơ sở là
ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; nếu cán bộ an toàn - vệ
sinh lao động là hợp đồng thuê từ tổ chức khác thì ủy viên thường
trực kiêm thư ký Hội đồng sẽ do người sử dụng lao động chỉ định.
Tùy đặc điểm, điều kiện thực tế của cơ sở lao động, Hội đồng bảo hộ
lao động có thể có thêm các thành viên khác có liên quan nhưng số
lượng không được vượt quá 09 người.

Điều 13 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

ABOUT OH&S COMMITTEE


 Nhiệm vụ
 Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối
hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý,
chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải
thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động

 Quyền hạn
 Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ
sinh lao động ở cơ sở lao động theo định kỳ 6 tháng và
hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ
mất an toàn, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động
thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.

Điều 14 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NHIỆM VỤ & QUYỀN HẠN CỦA HĐBHLĐ


CEO

HỖ TRỢ THỰC HIỆN

HỘI ĐỒNG BHLĐ KHU VỰC A KHU VỰC B KHU VỰC C

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH


HỘI ĐỒNG LÂM THỜI ATSKNN TẠI KHU VỰC

AN TOÀN VẬN CHUYỂN

AN TOÀN NHÀ THẦU


OH&S OH&S OH&S
… PILLAR PILLAR PILLAR

GỢI Ý VỀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ


ATSKNN TẠI CƠ SỞ
2.3 Trách nhiệm của
người sử dụng lao
động trong việc đảm
bảo ATVSLĐ tại nơi
làm việc cho người
lao động
 Điều 16, Luật An toàn Vệ sinh Lao động,
84/2015/QH13, ban hành 25/06/2015
 Điều 138, Chương IX, Luật lao động 2012
 Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về an toàn,
vệ sinh lao động của người sử dụng lao động hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến
công việc, nhiệm vụ được giao.
 Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các
biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm
việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá
nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công
việc, nhiệm vụ được giao.

# 1. VỀ MẶT TUÂN THỦ


 Phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

# 2. VỀ MẶT NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC


 Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất an toàn, vệ sinh lao
động, hành vi vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc;
 Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn
lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
 Chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao
động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc
khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

# 3. VỀ MẶT PHÒNG NGỪA


2.4 Lập kế hoạch An
toàn - Vệ sinh lao
động
 Chương III, TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban
hành ngày 10/01/2011

II.2
1. Chi phí công tác ATVSLĐ năm trước;
2. Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình
hình lao động của năm kế hoạch
3. Những thiếu sót tồn tại trong công tác ATVSLĐ được rút
ra từ các sự cố, vụ TNLĐ, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp
4. Các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác ATVSLĐ
năm trước
5. Các kiến nghị của người lao động, của tổ chức công
đoàn và của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
6. Các quy định của pháp luật hiện hành về ATVSLĐ,
BHLĐ
Điều 15 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH ATVSLĐ


HÀNG NĂM
1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy
nổ;
2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều
kiện làm việc: lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi
khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống
chống rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà
tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao động …;
3. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

Điều 15 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ATVSLĐ


4. Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh
nghề nghiệp;
5. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao
động.

Điều 15 – TTLT 01/2011/TTLT-BLDTBXH-BYT ban hành ngày 10/01/2011

NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ATVSLĐ


Rất hiệu quả - đo lường chính xác; phản ánh xác thực tình trạng; áp dụng rộng rãi
• # Tai nạn tử vong
• # Tai nạn / Sự cố nặng
• # Tai nạn nhẹ (Sơ cứu) Các chỉ số
• # Đào tạo ATVSLĐ cơ bản cho nhân viên tích cực phải
• # Thiết bị có YCNN được đăng ký, kiểm định và linh hoạt và
dán nhãn
• # Nhân viên được khách sức khỏe định kỳ không ngừng
• # Sự cố suýt bị hoàn thiện.
• # Cuộc nói chuyện an toàn/người
• # Đánh giá tuân thủ/Đánh giá chuyên sâu
Tính khả thi
• # Đánh giá điểm (thống kê và
• # Hành vi không an toàn/giờ* đo lường)
• % Quan sát an toàn đã thực hiện*
phải liên tục
• # Các nói chuyện an toàn đã ghi chép*
• Vệ sinh
được xem xét
• Chất lượng đào tạo và cải tiến
• Sự tham gia của nhân viên
• Thái độ an toàn của nhân viên/quản lý
• Tinh thần của nhân viên
Không hiệu quả - rất khó để đo lường; không phản ánh xác thực tình trạng; áp dụng hạn chế

GỢI Ý CÁC CHỈ SỐ THỐNG KÊ VỀ ATSKNN


Bạn hãy chèn mục tiêu về ATVSLĐ của doanh nghiệp

MỤC TIÊU VỀ ATVSLĐ 2016 – DOANH NGHIỆP


Bạn hãy chèn Kế hoạch ATVSLĐ của doanh nghiệp

KẾ HOẠCH ATVSLĐ - 2016 – DOANH NGHIỆP


2.5 Xây dựng và phổ
biến nội quy, quy
chế quản lý công tác
ATVSLĐ và các quy
trình an toàn của các
máy, thiết bị, các
chất;

II.3
NỘI QUY QUY ĐỊNH

 Phạm vi: Áp dụng toàn khu vực  Phạm vi: chỉ áp dụng ở một vị trí
(site) công tác cụ thể (location)
 Ai sẽ tuân theo: Mọi người, bao  Ai sẽ tuân theo: Chỉ những nhân
gồm khách viếng thăm, nhà thầu, viên hoặc những người làm việc hoặc
nhà cung cấp… thăm quan trong vị trí cụ thể đó
 Cách thức xây dựng: Dựa trên các  Cách thức xây dựng: Dựa trên
mối nguy chung hoặc mối nguy đặc hoạt động nhân diện mối nguy &
thù bản chất của hoạt động kinh đánh giá rủi ro cho khu vực, thiết bị
doanh hoặc công việc được thực hiện
 Tuân thủ: Sự tuân thủ được củng cố trong vị trí cụ thể đó
và quản lý thông qua biện pháp kỷ  Tuân thủ: Sự tuân thủ được củng cố
luật và quản lý bởi biện pháp kỷ luật
hoặc khen thưởng

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NỘI QUY & QUY ĐỊNH


Nội quy hoặc quy định phải:
 Thực tế
- được xây dựng dựa trên hoạt động thực tế
 Ngắn gọn, dễ hiểu
 Dễ truyền thông, phổ biến
 Được kiểm tra trước khi thực hiện và được quan
sát đánh giá sự tuân thủ

NỘI QUY & QUY ĐỊNH VỀ ATVSLĐ


Quy trình bảo đảm an toàn là gì?
 Là một bản tóm tắt của bảng phân tích an toàn
công việc (Job Safety Analysis - JSA), tập trung
vào hành vi của người lao động
 Là tài liệu cung cấp các hướng dẫn, chỉ dẫn
từng bước và cụ thể giúp NLĐ thực hiện một
công việc hoặc nhiệm vụ một cách an toàn.

QUY TRÌNH BẢO ĐẢM AN TOÀN


(SAFE WORK PROCEDURE - SWP)
SWP không phải là quy trình vận hành tiêu chuẩn
(Standard Operating Procedure - SOP)
SWP không phải là….

 Các hướng dẫn chung chung


 Danh sách những điều không
được làm

SWP KHÔNG PHẢI LÀ…


SOP SWP
 Hình thức: Tài liệu được viết tốt  Hình thức: Tài liệu được viết tốt
 Phê duyệt: Được phê duyệt bởi  Phê duyệt: Phê duyệt bởi
người có thẩm quyền Trưởng khu vực
 Nội dung: Hướng dẫn cách thức  Nội dung: Hướng dẫn cách làm
thực hiện một công việc thế nào để nhân viên thao tác
thực hiện công việc an toàn
 Mô tả: Quy trình
 Mô tả: theo 6 nhóm hành vi
 Phạm vi: có thể bao gồm một
chuỗi các công việc  Phạm vi: chỉ cho 1 công việc
 Kiểm soát tài liệu: Kiểm soát  Kiểm soát tài liệu: Kiểm soát
bởi hệ thống tài liệu nội bộ bởi hệ thống tài liệu nội bộ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA SWP VÀ SOP


Mã số của JSA

Mối nguy và Rủi ro


Các biện pháp kiểm soát hiện tại
PPEs
Các yêu cầu khác về PPE nếu cần

Tiêu chuẩn thao tác an toàn: Trước – Trong


khi - Kết thúc
Các hành vi khác: Tư thế, Dụng cụ và trang
thiết bị, vệ sinh
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp

VÍ DỤ VỀ MỘT BẢNG SWP


2.6 Thực hiện chính
sách, chế độ bảo hộ
lao động đối với
người lao động

I.2 & II.5


Khung Luật pháp về ATVSLĐ gồm có:

B C D

OHS GENERAL REQUIREMENTS A

I.2 & II.5


TỔNG QUAN KHUNG LUẬT PHÁT VỀ ATVSLĐ
Là hệ thống các tiêu chuẩn và yêu cầu về:
 Chế độ, chính sách về thời giờ làm việc và thời
giờ nghỉ ngơi
VD. Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
ban hành ngày 10/05/2013
 Chế độ, chính sách về cung cấp trang thiết bị bảo
vệ cá nhân (PPE)
VD. Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ban hành ngày 12/02/2014

KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ,


CHÍNH SÁCH VỀ ATVSLĐ
Tiếp theo ...
 Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
VD. Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi
thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với
người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ban hành ngày
02/02/2015

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ,
CHÍNH SÁCH VỀ ATVSLĐ
Tiếp theo.…..
 Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người
lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại
VD. Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu
tố nguy hiểm, độc hại ban hành ngày 18/10/2013

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ,
CHÍNH SÁCH VỀ ATVSLĐ
Tiếp theo...
 Chế độ chăm sóc sức khỏe và khám sức khỏe
cho người lao động
VD. Thông tư 19/2011/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động,
sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp ban hành ngày
06/06/2011
Hoặc
Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe ban hành ngày
06/05/2013

I.2
KHUNG LUẬT PHÁP VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ,
CHÍNH SÁCH VỀ ATVSLĐ
2.6.1 Phương tiện
bảo vệ cá nhân

 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH, ban hành vào


ngày 12/02/2014
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một
trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
 Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
 Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
 Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao
động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;

Điều 4, Thông tư 04/2014/TT-BLDTBXH

PPE ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?


Tiếp theo.…..
 Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm
việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra
tai nạn lao động
 Làm việc trên cao
 Làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí
 Làm việc trên sông nước, trong rừng
 Làm việc trong điều kiện lao động nguy hiểm, độc
hại khác

PPE ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?


#1. PPE luôn là giải pháp cuối cùng

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#2. Lựa chọn PPE:
Người sử dụng lao động thực hiện việc trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục tại Phụ
lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp
các nghề, công việc chưa được Bộ LĐTBXH ban hành mà
xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an
toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao
động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công
việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở LĐTBXH địa phương
hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ LĐTBXH bổ sung vào
danh mục.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#3. Thời hạn sử dụng PPE:
Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của
từng nghề hoặc công việc cụ thể tại cơ sở của mình, tham
khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người đại
diện tập thể người lao động để quyết định thời hạn sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công
việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.

TLV: Thời hạn sử dụng PPE có thể theo đề xuất


của nhà sản xuất hoặc Trung tâm kiểm nghiệm và
nghiên cứu có thẩm quyền.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#4. Cấp phát PPEs:
Người sử dụng lao động phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và phải có chữ ký của
người lao động nhận phương tiện bảo vệ cá nhân theo mẫu
tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#5. Bổ sung hoặc thay PPE mới
Người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động
bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân
quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho
phù hợp với điều kiện thực tế. Người sử dụng lao động
tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở hoặc người
đại diện tập thể người lao động trước khi quyết định.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#6. PPE cho khách viếng thăm và thực tập sinh
Người đến thăm quan, học tập thì tùy theo yêu cầu cụ thể,
người sử dụng lao động cấp phát các phương tiện bảo vệ
cá nhân cần thiết để sử dụng trong thời gian thăm quan, học
tập.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#7. Hành vi nghiêm cấm
Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho
việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động hoặc giao tiền cho người lao động tự đi mua.

7 NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT PHƯƠNG TIỆN


BẢO VỆ CÁ NHÂN
#1. Hướng dẫn người lao động cách sử dụng PPE
 Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người
lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ
cá nhân thích hợp

 Người sử dụng lao động phải kiểm tra chặt chẽ việc sử
dụng.

4 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PPE


#2. PPEs chuyên dùng; kiểm định PPE trước khi sử
dụng
 Người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền
cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách
trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình
sử dụng
 Ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không
đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.

4 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PPE


#3. Trách nhiệm của người sử dụng PPE
Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử
dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc.
Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm
phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở
mình hoặc theo quy định của pháp luật.

4 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PPE


#4. Các trách nhiệm pháp lý khác
• Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ
cá nhân.

• Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động
phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng.

• Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người


lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở.

• Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người
lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử
dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

4 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PPE


2.6.2 Chế độ bồi
thường, trợ cấp đối
với người lao động bị
tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày
02/02/2015
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng
lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết
b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội
đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm
quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:
- Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước
khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước
khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề
nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề
nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG


a) Đối với người bị tai nạn lao động:
• Việc bồi thường được thực hiện từng lần.
• Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường
lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các
lần trước đó;
b) Đối với người bị bệnh nghề nghiệp:
• Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng
lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

• Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả
năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch
mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả
giám định lần trước liền kề.

NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG


a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động
từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp:

Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương

b) Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5%


đến 10%;

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương

c) Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% :
Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

MỨC BỒI THƯỜNG ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO?


Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất
xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi
thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:
Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy
giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm
khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%).
Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:
Tbt = 20 x 0,4 = 8.0 (tháng tiền lương).

VÍ DỤ
Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao
động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp
sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn
do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của
biên bản điều tra tai nạn lao động;
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến
nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và
thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn
của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền
địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại
nơi xảy ra tai nạn).

AI ĐƯỢC TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG?


a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị
suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do
tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm
khả năng lao động từ 5% đến 10%;
c) Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra
bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm
theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Tbt: Tham khảo phụ lục 2 đính kèm thông tư 04/2015/TT-BLDTBXH

CÁCH TÍNH MỨC TRỢ CẤP


- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm
quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám
định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của
ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho
ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

VÍ DỤ
2.6.3 Chương trình
chăm sóc sức khỏe
và sức khỏe nghề
nghiệp
 Thông tư 19/2011/TT-BYT, ban hành ngày
06/06/2011
 Thông tư 14/2013/TT-BYT, ban hành ngày
06/05/2013
Nội dung quản lý sức khỏe người lao động:
1. Quản lý sức khỏe tuyển dụng
2. Khám sức khỏe định kỳ
3. Khám bệnh nghề nghiệp
4. Cấp cứu tai nạn lao động
5. Các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao
động được giám định y khoa để xác định mức độ suy
giảm khả năng lao động theo quy định hiện hành

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỨC KHỎE


NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.6.4 Chế độ bồi
dưỡng bằng hiện vật
đối với người lao
động làm việc trong
điều kiện có yếu tố
nguy hiểm, độc hại
 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ban hành ngày
18/10/2013
Là những người lao động:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
>>>Thông tư 36/2012/TT-BLDTBXH<<<
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít
nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại
không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy
định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các
nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

AI ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ NÀY?


a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng
ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
 Mức 1: 10.000 đồng;
 Mức 2: 15.000 đồng;
 Mức 3: 20.000 đồng;
 Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo
điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này

MỨC BỒI DƯỠNG


Example:
#1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong
ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
#2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương
(gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi
dưỡng.
#3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không
thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm
việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao
động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao
động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong
trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh
sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao
động.

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG


BẰNG HIỆN VẬT
#4. Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở
lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi
dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường
của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi
dưỡng
>>> Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực
hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 đối với người lao
động làm các công việc không thuộc danh mục nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhưng đang làm việc
trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố
nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh
truyền nhiễm.

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG


BẰNG HIỆN VẬT
Người sử dụng lao động phải:
 Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các
thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện
lao động;
 khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm,
độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho
người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức
khỏe cho người lao động
Note: Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp
kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện
điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm,
độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


Người sử dụng lao động phải:
 Tổ chức đo môi trường lao động định kỳ hằng năm
 Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư và quy định
của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người
lao động.
 Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật
dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng
cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức
bồi dưỡng.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


D – Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động

B C D

OHS GENERAL REQUIREMENTS A

I.2 & II.5


CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Nội dung quản lý vệ sinh lao động:
1. Lập hồ sơ vệ sinh lao động (Phụ lục 1)

2. Lập kế hoạch về quản lý vệ sinh lao động theo định kỳ hằng


năm bao gồm các thông tin về dự kiến thời gian thực hiện
việc đo, kiểm tra môi trường lao động, giải pháp xử lý, phòng
ngừa.

3. Thực hiện việc đo, kiểm tra các yếu tố vệ sinh lao động (Phụ
lục 2)
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, thành lập mới cơ sở lao
động phải thực hiện việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động
sức khỏe theo quy định
Điều 4 – TT 19/2011/T-BYT ban hành ngày 06/06/2011

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG


Phụ lục 1, Thông tư 19/2011/TT-BYT, ban hành 06/06/2011
Phụ lục 2,
Thông tư
19/2011/TT-
BYT, ban
hành
06/06/2011
C – Đăng ký, kiểm định và cấp chứng nhận các
thiết bị hoặc vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt

B C D

OHS GENERAL REQUIREMENTS A

II.7
CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH về danh mục máy, thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
ban hành ngày 06/03/2014
2. Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH về 27 quy trình kiểm
định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành ngày
06/03/2014

CÁC YÊU CẦU LUẬT PHÁP


Phần 3: Các yếu tố
nguy hiểm, có hại trong
sản xuất và biện pháp
khắc phục, phòng ngừa
Theo OHSAS 18001:2007, mối nguy có thể là
một nguồn, tình trạng hoặc hành vi tiềm ẩn gây
hại cho người lao động về khía cạnh tổn thương
hoặc sức khỏe hoặc kết hợp cả hai.

MỐI NGUY LÀ GÌ
Là những yếu tố gây tai nạn lao động, gây chấn
thương hoặc ảnh hưởng đến tính mạng người lao
động tại nơi làm việc khi thực hiện các nhiệm vụ lao
động.
(Nguồn: Phần IV – Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất – Tài liệu
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, Trang 40 – Cục An toàn Lao động)

YẾU TỐ NGUY HIỂM (MỐI NGUY)


Là những yếu tố gây bệnh cho người lao động tại
nơi làm việc khi thực hiện các nhiệm vụ lao động.
Những bệnh đó gọi là bệnh nghề nghiệp
(Nguồn: Phần IV – Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất –
Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, Trang 40 – Cục An
toàn Lao động)

YẾU TỐ CÓ HẠI (MỐI NGUY)


Một người bị đụng bởi xe
Xe nâng
nâng tại khu vực hạn hẹp
và góc khuất. Người này bị
gãy chân sau tai nạn Người

Mối nguy là gì?

MỐI NGUY LÀ GÌ TRONG BỨC HÌNH NÀY?


Một người bị đụng và bị thương bởi xe
nâng, người tài xế điều khiển xe nâng
chưa được huấn luyện và cấp chứng
chỉ. Tai nạn xảy ra trên đường dành
riêng cho người đi bộ

Mối nguy là gì?

MỐI NGUY LÀ GÌ TRONG BỨC HÌNH NÀY?


Một người đang đứng trên
thang tre ở độ cao 2.5m thì
thang tre đột ngột bị gãy và
anh ấy bị té ngã xuống sàn.

Mối nguy là gì?

MỐI NGUY LÀ GÌ TRONG BỨC HÌNH NÀY?


Bạn hãy chèn hình mối nguy tại nơi làm việc

MỐI NGUY LÀ GÌ TRONG BỨC HÌNH NÀY?


Bạn hãy chèn hình mối nguy tại nơi làm việc

MỐI NGUY LÀ GÌ TRONG BỨC HÌNH NÀY?


Điều kiện không an toàn
4%

Hành vi không an toàn

96%

Theo Tổ Chức Dupont

NGUYÊN NHÂN CỦA TAI NẠN/SỰ CỐ


Người sử dụng lao động có trách nhiệm :
 Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại,
 Đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy
hiểm, có hại
 Cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động;
 Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong
một năm
 Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu,
sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
 Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và
tổ chức đội cấp cứu tại chỗ

Nghị định 45/2013/ND-CP

KIỂM SOÁT CÁC MỐI NGUY


Hóa Hố, hào Truyền
chất sâu động

Khu vực Chuyển


kín động
YTNH

Độ cao Điện

Vật văng, Nhiệt Nổ


bắn

CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM THƯỜNG GẶP


Nhiệt độ Độ ẩm
Ánh
không không khí
sáng
khí

Bụi Vận tốc


gió
YTCH
Yếu tố Bức xạ
sinh học nhiệt, ion
hóa
Ergo- Rung
Tiếng ồn
nomic động

CÁC YẾU TỐ CÓ HẠI THƯỜNG GẶP


Thảo luận
Chia nhóm 4 người và Lập danh mục các
mối nguy thường gặp tại nơi làm việc

CÁC MỐI NGUY TẠI NƠI LÀM VIỆC


Bài tập
Nhận diện
Các mối nguy
Các mối nguy có thể được nhận diện thông qua nhiều cách:
 Các hoạt động và Chương trình HIRA
 Kiểm tra tại nơi làm việc
 Thống kê tai nạn/sự cố
 Điều tra tai nạn
 Đóng góp ý kiến của người lao động
 Đánh giá về an toàn
 Các nguồn thông tin (E.g. MSDS, Bản tin về ATVSLĐ…)

NHẬN DIỆN MỐI NGUY


Hãy liệt kê các mối nguy thường gặp của
doanh nghiệp

CÁC MỐI NGUY THƯỜNG GẶP TẠI DOANH NGHIỆP


Thời gian khám bệnh nghề nghiệp lần
Tên các Nội dung khám
đầu từ khi bắt đầu tiếp xúc (tháng)
TT Tên bệnh chất tiếp
xúc 6 12 24 36 36-60 Lâm sàng Cận lâm sàng

1 Bệnh bụi phổi-silic Bụi silíc + Hệ hô hấp, tuần hoàn - Chụp X-quang phổi; đo chức
TTLT 08/1998 năng hô hấp.
- Xét nghiệm máu: Công thức máu,
tốc độ lắng máu... Tìm BK trong
đờm (nếu cần).
2 Bệnh bụi phổi- Bụi amiăng + Hệ hô hấp, tuần hoàn, da (theo dõi - Chụp X quang phổi, chụp cắt lớp
amiăng các khối u...). (nếu cần); đo chức năng hô hấp.
TTLT 08/1998 - Máu: Công thức máu, tốc độ lắng
máu...; tìm BK trong đờm.
3 Bệnh bụi phổi bông Bụi bông, + Hệ hô hấp, tuần hoàn (theo dõi hội - Đo chức năng hô hấp.
TTLT 08/1998 đay chứng sốt ngày thứ hai). - Máu: Công thức máu, tốc độ lắng
Khám chuyên khoa TMH. máu...
- Chụp X quang phổi (nếu cần).
4 Bệnh viêm phế Yếu tố gây + Hệ hô hấp, tuần hoàn. - Đo chức năng hô hấp; thử đờm;
quản mạn tính viêm phế chụp X-quang phổi (nếu cần).
TTLT 08/1998 quản

5 Bệnh hen phế quản Chất gây + Hệ hô hấp, theo dõi triệu chứng - Đo chức năng hô hấp trước và
QĐ27/2006/QĐ- mẫn cảm, của cơn hen phế quản. sau ca làm việc (FEV1, thể tích thở
BYT kích thích Hệ tuần hoàn, theo dõi biến chứng ra tối đa giây đầu tiên).
gây hen phế tâm phế mạn. - Test dị nguyên dương tính (khi cơ
quản sở y tế có đủ điều kiện trang thiết
bị và hồi sức cấp cứu).

DANH SÁCH BỆNH NGHỀ NGHIỆP


ĐƯỢC CẬP NHẬT
6 Bệnh nhiễm Chì vô cơ, + Hệ tiêu hóa (chú ý phát hiện đường - Máu: Công thức máu, hồng cầu hạt kiềm,
độc chì chì hữu viền ), hệ tuần hoàn, thần kinh, hệ huyết sắc tố, định lượng chì máu (nếu
TTLT cơ tạo máu, các chuyên khoa TMH, không làm chì niệu)...
08/1998 mắt, thần kinh, xương khớp. - Nước tiểu:  niệu, định lượng chì niệu (nếu
không làm chì máu), trụ niệu, hồng cầu.

7 Bệnh Benzen + Hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết - Máu: Công thức máu, huyết sắc tố, tiểu
nhiễm độc niệu, da, niêm mạc và hệ tạo máu. cầu, thời gian máu đông, máu chảy, dấu
Benzen hiệu dây thắt, tủy đồ (nếu cần).
TTLT - Nước tiểu: Albumin, trụ niệu, hồng cầu,
08/1998 phenol niệu.
8 Bệnh nhiễm Thủy ngân + Hệ thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, - Máu: Công thức máu, tủy đồ (nếu cần).
độc thủy mắt, da, niêm mạc và răng. - Nước tiểu: Định lượng thủy ngân, albumin,
ngân trụ niệu, hồng cầu.
TTLT
08/1998
9 Bệnh nhiễm Man gan + Hệ hô hấp, thần kinh, vận động, tiêu - Máu: Công thức máu, tủy đồ (nếu cần).
độc man hóa. - Nước tiểu: Định lượng man gan, albumin,
gan trụ niệu, hồng cầu.
TTLT
08/1998
10 Bệnh nhiễm Hóa chất + Hệ thần kinh, da và niêm mạc, hệ - Máu: Công thức máu, định lượng
độc TNT TNT tiêu hóa, tiết niệu, mắt... Methemoglobin, Hb, tủy đồ (nếu cần).
TTLT - Nước tiểu: Định tính TNT niệu, albumin,
08/1998 hồng cầu, trụ niệu.

DANH SÁCH BỆNH NGHỀ NGHIỆP


ĐƯỢC CẬP NHẬT
11 Bệnh Asen + Hệ thần kinh, tiết niệu, tiêu hóa, - Nước tiểu: Định lượng asen niệu,
nhiễm độc hô hấp, tuần hoàn, da. albumin, hồng cầu, trụ niệu.
Asen - Định lượng asen trong tóc, móng.
TTLT
08/1998

12 Bệnh Nicôtin + Hệ thần kinh (Chú ý hội chứng - Máu: Công thức máu.
nhiễm độc suy nhược thần kinh), tuần hoàn, - Nước tiểu: Định lượng nicôtin hoặc
Nicôtin hô hấp. cotinin niệu.
TTLT
08/1998

13 Bệnh Hóa chất + Hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần - Công thức máu, định lượng men
nhiễm độc BVTV hoàn. cholineste raza.
hóa chất - Nước tiểu: albumin, hồng cầu, trụ niệu,
BVTV hóa chất trừ sâu hay chất chuyển hóa
TTLT (nếu cần).
08/1998

DANH SÁCH BỆNH NGHỀ NGHIỆP


ĐƯỢC CẬP NHẬT
14 Bệnh nhiễm Monoxit + Hệ thần kinh cơ, hệ tuần hoàn, tim - Máu: Định lượng HbCO hoặc đo nồng độ
độc cacbon cacbon mạch. CO máu.
monoxit (CO) - Đo điện tim, đánh giá sức căng cơ,...
QĐ27/2006/
QĐ-BYT
15 Bệnh do Yếu tố + Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ - Máu: Huyết đồ, tủy đồ (nếu cần).
quang phóng xạ thống hạch bạch huyết. - Đo liều phóng xạ tiếp xúc cá nhân.
tuyến X và - Nhiễm sắc thể đồ nếu cần.
các chất
phóng xạ
TTLT
08/1998
16 Bệnh điếc Tiếng ồn + Hệ thần kinh - Đo thính lực đơn âm.
nghề Chuyên khoa tai mũi họng. - Chụp X quang xương chũm (nếu cần).
nghiệp
TTLT
08/1998
17 Bệnh rung Sử dụng + Hệ xương khớp (chú ý các xương, - Chụp X quang khớp cổ tay, khuỷu tay,
chuyển tần máy, khớp vai, khuỷu và cổ tay), hệ thần khớp vai.
số cao công cụ kinh (chú ý các rối loạn cảm giác) - Nghiệm pháp lạnh.
TTLT cầm tay và mao mạch ngoại vi. - Soi mao mạch (nếu cần).
08/1998 rung tần - Đo ngưỡng cảm nhận rung, cảm nhận đau
số cao (nếu cần).
18 Bệnh giảm Làm việc + Hệ thần kinh (chú ý hệ thần kinh - Chụp X-quang xương, khớp.
áp trong điều vận động), hệ xương khớp (chú ý - Đo thính lực đơn âm.
TTLT kiện có áp dấu hiệu hoại tử khớp), hô hấp, - Máu: Công thức máu, định lượng canxi
08/1998 suất cao tuần hoàn, tiết niệu, khám tai mũi (nếu cần).
họng. - Nước tiểu: Tìm albumin trụ niệu, hồng cầu.

DANH SÁCH BỆNH NGHỀ NGHIỆP


ĐƯỢC CẬP NHẬT
19 Bệnh sạm da Yếu tố gây + Tổ chức da, niêm mạc, gan. - Đo liều sinh học (biodose).
nghề nghiệp sạm da - Nước tiểu: Định lượng porphyrin niệu, albumin,
TTLT trụ niệu, hồng cầu.
08/1998
20 Bệnh loét da Crôm + Hệ hô hấp, da và niêm mạc. - Test áp bì (patch test) với bichromat kali 0,25%.
nghề nghiệp Chuyên khoa TMH, RHM. - Máu: Công thức máu, tốc độ máu lắng.
do Crôm - Nước tiểu: Crôm, albumin, trụ niệu, hồng cầu
niệu.

21 Bệnh Xoắn khuẩn + Hệ tiêu hóa, (chú ý chức năng của gan), - Tìm hiệu giá kháng thể.
Leptospira hô hấp, tuần hoàn. - Tìm xoắn khuẩn trong máu (nếu cần)
TTLT
08/1998
22 Bệnh nốt dầu Dầu, mỡ, + Tổ chức da, niêm mạc. - Test lẩy da (prick test).
QĐ27/2006/ xăng và các - Kỹ thuật xác định hạt dầu, hạt sừng.
QĐ-BYT sản phẩm - Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp
công nghiệp Burchardt.

23 Bệnh viêm Môi trường + Tổ chức da, niêm mạc, hệ thống móng - Đo pH da (cẳng tay, mu tay và gan bàn tay)
loét da, viêm ẩm ướt, chân, móng tay. - Xét nghiệm nấm da, nấm móng trực tiếp.
móng và lạnh kéo dài - Thử nghiệm trung hòa kiềm theo phương pháp
quanh móng Burchardt.
QĐ27/2006/
QĐ-BYT
24 Bệnh lao nghề Vi khuẩn + Khám lâm sàng căn cứ vào cơ quan mắc - Chụp X-quang phổi.
nghiệp lao bệnh để khám như: phổi, hạch... - Tìm BK trong đờm, phản ứng Mantoux, tốc độ
TTLT máu lắng.
08/1998
25 Bệnh viêm Virus gây + Hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn. - Mỏu: Xột nghiệm HbSAg, SGOT, SGPT, cụng
gan do virus viêm gan thức mỏu.
TTLT - Nước tiểu: Albumin, sắc tố mật, muối mật,...
08/1998 - Siờu õm gan, mật.
26 Bệnh nhiễm Tiếp xúc với +
Cd trong
độc Cadimi không khí
nghề nghiệp môi trường
lao động có
TT42/2011 nồng độ cao
hơn Tiêu
chuẩn vệ
sinh lao động
cho phép
27 Nhiễm HIV Dịch sinh
do tai nạn rủi học, máu
ro nghề người
nghiệp nhiễm HIV
TT42/2011 dây dính
lên da,
niêm mạc
bị tổn
thương

DANH SÁCH BỆNH NGHỀ NGHIỆP


ĐƯỢC CẬP NHẬT
Theo OHSAS 18001:2007 - Rủi ro là một tổ
hợp của khả năng xảy ra của một sự kiện
nguy hiểm hoặc tiếp xúc nguy hiểm và mức độ
nghiêm trọng của tai nạn hoặc bệnh tật gây ra
bởi sự kiện hoặc sự tiếp xúc nguy hiểm.

RỦI RO LÀ GÌ?
Đánh giá rủi ro thường được ước tính theo:
 Khả năng xảy ra chấn thương hoặc bệnh nghề nghiệp
 Mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của chấn thương hoặc
bệnh nghề nghiệp
 Tần suất tiếp xúc
 Mức độ tiếp xúc
 Thời gian tiếp xúc
 Số người tiếp xúc
 Các đặc điểm khác nhau của mỗi người

ĐÁNH GIÁ RỦI RO


MA TRẬN ĐÁNH GIÁ RỦI RO 271
Hãy mô tả cách Bạn

Băng qua
Một đoạn đường
đông đúc?
Ví dụ: Đi bộ sang đường – một việc mà ai trong số chúng ta
cũng đều làm mỗi ngày

Đầu tiên – Mối nguy là gì?

Thứ hai – Các rủi ro liên quan đến việc sang đường là gì?

Thứ ba - Biện pháp kiểm soát nào đang được thực hiện?

Bạn hãy phán đoán – Mức độ rủi ro có thể dẫn đến tai nạn giao thông?

……..Bạn sẽ chấp nhận rủi ro này chứ?

BẠN CÓ TỪNG THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO?


Giảm thiểu các mối nguy theo các cách thức sau:

CÁC CẤP ĐỘ KIỂM SOÁT


Your current corrective/preventive action to manage existing hazard

Bạn hãy chèn hình biện pháp khắc phục,


phòng ngừa được thực hiện để quản lý mối
nguy tại nơi làm việc

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ TỐT HƠN


ĐỂ KIỂM SOÁT RỦI RO?
Kiểm tra cuối khóa
HỎI ĐÁP?
Trainer: Dr. Quan Hong Duc

You might also like