Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Khí phách và hoài bão của người anh hùng của thời đại

mang âm hưởng hào khí Đông A luôn là nguồn cảm hứng


sang tác cho nhiều nhà thơ Việt Nam, trong đóm không
thể không kể đến tác phẩm “Thuật hoài” của nhà thơ
Phạm Ngũ Lão. Đây có thể xem là một trong những tác
phẩm xuất sắc nhất còn được lưu trữ lại của ông, vì nó đã
cho người đọc cảm nhận được + ĐỀ.
Explain từ ngữ trong đề. Thuật hoài được viết bằng thể
thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh hào hùng với giọng điệu
đầy tự hào, Phạm Ngũ Lão đã cho người đọc thấy được
khí phách của người anh hùng trong thời đại nhà Trần.
Ngay từ dòng thơ đầu tiên, tác giả đã cho ta cảm nhận
được vẻ đẹp của con người Việt Nam thời đại xưa:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
Bằng việc sử dụng những từ ngữ gợi hình ảnh tráng lệ với
âm hưởng hào hùng, ông đã làm bật lên được tư thế
“hoành sóc” của những đấng nam nhi xưa, ấy là tư thế cắp
ngang ngọn giáo, một tư thế hiên ngang, tự tin, luôn sẵn
sàng, tư thế mang tầm vóc thời đại, sử thi. Ngọn giáo của
binh lính nhà Trần như phải đo bằng chiều ngang của non
sông, vừa mang tầm vóc về không gian lại vừa mang kích
thước thời gian qua từ “kháp kỉ thu”. Chúng ta nhận thấy
được chủ nghĩa yêu nước được tác giả biểu hiện qua vần
thơ cổ kính trang nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha
trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ đất nước, đem lại
cuộc sống yên bình cho nhân dân. Và hình ảnh của đội
quân Sát Thát dũng mãnh ấy được thể hiện rất rõ qua câu
thơ tiếp theo:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh và thủ
pháp thậm xưng, PNL đã thể hiện được sức mạnh của
quân đội nhà Trần lấn át cả thiên nhiên, vũ trụ. Khí thế
hào hùng trùng điệp mà ta thấy được trong từ “tam quân”
và sức mạnh phi thường, sánh nganng “tì hổ”, quyết đánh
tan mọi kẻ thù xâm lược non sông. “Tam quân” không chỉ
mang hàm ý chỉ quân đội nhà Trần, nó còn biểu tượng
cho sức mạnh dân tộc Việt Nam ta, toàn dân đoàn kết một
lòng chống giặc. Khí thế ấy đã được so sánh như “khí
thôn Ngưu” – nuốt cả sao Ngưu, lấn át, làm mờ cả chòm
sao trên bầu trời. Đây là một hình ảnh rất độc đáo, không
chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội
quân Sát Thát đánh đâu thắng đó, nó còn khơi nguồn cảm
hứng trong nền văn học dân tộc, như trong bài “Bạch
đằng giang phú”:
“Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ 3 quân, giáo gươm sáng chói.”
Nếu như hai câu đầu cho ta thấy giọng điệu sôi nổi, hà
hùng thì hai câu cuối lại mang âm hưởng trầm lắng, mang
tâm tự của nhà chính trị yêu nước:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Bằng việc sử dụng âm hưởng thâm trầm, da diết, PNL đã
cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách lý tưởng của
người anh hùng. Vẻ đẹp của những người tráng sĩ ấy
không chỉ thể hiện ở tư thế, khí phách, mà còn thể hiện ở
cái chí, tâm hồn của họ. Theo tác giả, làm trai thường gắn
liền với hai chữ công danh, được làm nên bằng máu, bằng
tinh thần quả cảm, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời
chứ không phải thứ “công danh” tầm thường. Hai chữ
“công danh” ấy cũng chính là món nợ đời phải trả, như
NCT đã từng khẳng định:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Người làm trai ngày xưa quan niệm sống trên đời phải lập
công, để lại tiếng thơm cho đời. Nhưng PNL lại thấy thẹn,
cảm thấy rằng mình chưa trả xong nợ đời. Ông thẹn vì
chưa có tài mưu lược như GCL để khôi phục đất nước, trả
hết nợ cho núi sông. GCL nổi tiếng với lòng trung thành
tuyệt đối. Chính vì thế, ông để câu thơ “luống thẹn tai
nghe chuyện Vũ hầu” là câu kết của “Thuật hoài” thực
chất là một lời thề suốt đời tận tụy với chủ tướng Trần
Hưng Đạo, với nhân dân. Sự thẹn ấy không làm con
người ông thấp bé đi mà lại còn nâng cao nhân cách con
người, thể hiện được hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm
nhường đã làm nên nhân cách cao quý của PNL.
Chỉ vỏn vẹn có bốn dòng thơ, bằng việc sử dụng hàng loạt
các phép tu từ đặc sắc, tác giả đã bày tỏ được tâm trí cùng
hoài bão lớn lao của những người tráng sĩ mang đậm hào
khí Đông A. Đã mang chí làm trai thì phải lập công vinh
hiển, để lại tiếng thơm cho đời, như Phan Bội Châu đã
từng khẳng định:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời”
Bài thơ có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan
và lối sống tích cực, đặc biệt với thanh niên trong mọi
thời đại. Nó mang đến tinh thần trách nhiệm của người
thanh niên đối với đất nước khi có giặc ngoại xâm. Người
thanh niên nói chung trong mọi thời đại phải luôn có ý
thức, thấy được trách nhiệm cao cả của mình đối với công
cuộc bảo vệ Tổ quốc.

You might also like