Bai Tap Lon Quang Hoc VLKT2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ BỀN VỮNG KHOA HỌC KIẾN TRÚC

KHOA KIẾN TRÚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUANG HỌC KIẾN TRÚC – VẬT LÝ KIẾN TRÚC 2

THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG CHO KHÔNG


GIAN TRƯNG BÀY - TRIỂN LÃM

GVHD: TRẦN NGỌC NAM


NHÓM SVTH: LỚP MSSV SỐ ĐT
BÙI VĂN TRUNG PHONG KT16A1 16510201028 0393519798
NGUYỄN CAO ĐÌNH DUY KT16A1 16510200865 0387863893
NGUYỄN HOÀNG MINH KT16A1 16510200980 0934377029
NGUYỄN MẠNH PHƯƠNG NHI KT16A1 16510201012 0388481545
TRẦN TUẤN HIỆP QH12 12510504346 0906854640
MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM:
1.1. Khái niệm về không gian trưng bày - triển lãm
1.2. Phân loại các không gian trưng bày vật phẩm:
1.2.1. Trưng bày thường xuyên:
1.2.2. trưng bày mở:
1.2.3. Trưng bày chuyên đề:
1.2.4. Trưng bày ngoài trời:
1.2.5. Trưng bày lưu động:
1.3. Phân loại các vật phẩm:
1. 3.1. Vật phẩm trưng bày là mặt phẳng:
1.3.2. Vật phẩm trưng bày có nền phẳng trên đó có hình lồi, lõm:
1.3.3. Vật phẩm trưng bày có hình khối:
1.3.4. Vật phẩm trưng bày kết hợp:
1.4. Phân loại các dạng trưng bày vật phẩm:
1.4.1. Trưng bày theo dạng khối:
1.4.2. Trưng bày theo dạng vách:
1.4.3. Trưng bày theo dạng treo:
II. CHIẾU SÁNG TRONG KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM:
2.1. Sự cần thiết của ánh sáng với không gian trưng bày – triển lãm:
2.2. Thiết kế chiếu sáng với ánh sáng tự nhiên:
2.2.1. Giới thiệu:
+ Định nghĩa:
+ Vai trò:
+ Nguyên tắc:
+ Ưu – khuyết điểm:

1|P a g e
2.2.2. Giải pháp kỹ thuật thiết kế chiếu sáng tự nhiên:
+ Chiếu sáng trên:
+ Chiếu sáng bên:
+ Chiếu sáng hỗn hợp:
2.2.3. Giải pháp mỹ thuật thiết kế chiếu sáng tự nhiên:
2.3. Thiết kế chiếu sáng với ánh sáng nhân tạo:
2.3.1. Giới thiệu:
+ Định nghĩa:
+ Vai trò:
+ Nguyên tắc:
+ Ưu – khuyết điểm:
2.3.2. Giải pháp kỹ thuật thiết kế chiếu sáng nhân tạo:
+ Chiếu sáng chếch hướng khếch tán
+ Chiếu sáng tập trung theo một hướng chủ đạo
+ Chiếu sáng trang trí
2.3.3. Giải pháp mỹ thuật thiết kế chiếu sáng nhân tạo
2.3.4. Các loại đèn và các đại lượng đo lường của đèn
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2|P a g e
I. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY - TRIỂN LÃM
1.1 KHÁI NIỆM TRƯNG BÀY - TRIỂN LÃM
Trưng bày – triển lãm, theo nghĩa chung nhất, là sự giới thiệu những vật được sắp xếp một
cách có chủ đích. Trong thực tế, sự trưng bày – triển lãm thường được xuất hiện trong không gian
bảo tàng, phòng triển lãm và sảnh trưng bày, và các kì Hội chợ. Không gian trưng bày – triển lãm
có thể nằm trong các Bảo tàng Nghệ thuật hay không gian triển lãm tranh, không gian nghệ thuật
trình diễn, hay trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Bảo tàng Lịch sử, triển lãm thương mại hay
trong các Hội chợ triển lãm.
Trưng bày – triển lãm có thể mang tính chất tạm thời hoặc lâu dài. Trưng bày nói chung và
trưng bày hay trưng bày trong bảo tàng nói riêng, nhằm một trong những mục đích sau:
- Sưu tầm, lưu giữ, bảo quản , trưng bày hiện vật.
- Giáo dục, nghiên cứu
- Tham quan, nghỉ ngơi
- Thỏa mãn tò mò, giới thiệu vật mẫu, kích thích
mua bán, kinh doanh
Khi nói đến “trưng bày - triển lãm”, người ta
thường nghĩ đến những sự kiện. Tuy nhiên, khái niệm
“trưng bày – triển lãm” thực ra khá rộng và không cố
định. Phạm vi của trưng bày – triển lãm có thể rất lớn,
như Hội chợ triển lãm Quốc tế cho đến những phần
trưng bày nhỏ hơn như cuộc triển lãm của một nghệ
sĩ. Người phụ trách không gian trưng bày thỉnh thoảng
là người chọn các vật trưng bày trong một cuộc triển
lãm.
Việc tạo nên một không gian triển lãm
Một số hình ảnh của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ
thường là sự phối hợp công việc giữa kiến trúc sư,
(American Museum of Natural History)
nhà thiết kế không gian trưng bày, thiết kế đồ họa và
một số các lĩnh vực khác.

3|P a ge
1.2 PHÂN LOẠI KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
1.2.1. Trưng bày thường xuyên:

Trưng bày các hiện vật một cách thường xuyên, thường
được tổ chức ở các bảo tàng. Nhằm để tưởng nhớ các sự
kiện lịch sử hoặc các cổ vật quý hiếm cũng như các đồ vật
đặc trưng của từng thời kì đã đi qua mang đậm dấu ấn thời
gian và có giá trị tinh thần.
Tượng chủ tịch Hồ Chí Minh trong
Bảo tàng Hồ Chí Minh

1.2.2. Trưng bày mở:

Là tổ chức trưng bày – triển


lãm theo hình thức mở vào
cửa tự do nhằm phục vụ mọi
người đến với không gian
trưng bày đồng thời cũng có
thể là các buổi trưng bày triễn
lãm mang tính chất thương
mại. Trưng bày mở thường
được tổ chức tại các sảnh
trưng bày, các kì hội chợ, lễ
hội.

Gian hàng trưng bày của Viettel tại sảnh trưng bày của sự kiện
MWC 2017

4|P a g e
1.2.3. Trưng bày chuyên đề:
Ở mỗi bảo tàng, bên cạnh hình thức trưng bày thường xuyên cố định , vẫn tổ chức các cuộc trưng
bày chuyên đề (trưng bày tạm thời). Đây là hình thức trưng bày có vai trò rất quan trọng, góp
phần làm phong phú, đa dạng và “mới” cho hoạt động bảo tàng. Nếu như trưng bày thường
xuyên giới thiệu nội dung tổng thể, khái quát theo đề cương chính trị được phê duyệt thì trưng
bày chuyên đề có thể khai thác một khía cạnh chuyên sâu nào đó mà trưng bày thường xuyên
không đáp ứng được. Trưng bày chuyên đề cũng phản ánh kết quả nghiên cứu của các hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ của bảo tàng đồng thời phục vụ những nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà nước trong từng giai đoạn
lịch sử cách mạng. Vì vậy, hình
thức trưng bày này thể hiện
tính đa dạng, thường xuyên
đổi mới, từng bước đáp ứng
nhu cầu của nhiều đối tượng
công chúng khác nhau.

Trưng bày chuyên đề đi qua


cuộc chiến tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh

1.2.4. Trưng bày ngoài trời:


Tổ chức các không gian sảnh
trưng bày ngoài trời, có hoặc
không có mái che, tùy vào mục
đích cũng như yêu cầu của vật
phẩm và đối tượng trưng bày
cũng như đối tượng tham
quan.

Trưng bày ngoài trời tại Bảo


tàng Tỉnh Quảng Trị

5|P a ge
1.2.5. Trưng bày lưu động:
Khác với trưng bày cố định trưng bày lưu động là hình thức trưng bày có sự di chuyển có thể
trong các khu trưng bày, sảnh trưng bày ở các địa điểm khác nhau trong cùng hoặc khác thời
điểm. Mang tính hất linh hoạt và khá giống với trưng bày chuyên đề.

Triển lãm “Chủ quyền biển đảo Việt Nam” tại Thái Thụy, Thái Bình, tháng 7-2014.

1.3. PHÂN LOẠI CÁC VẬT PHẨM


1. 3.1. Vật phẩm trưng bày là mặt phẳng:

6|P a g e
1.3.2. Vật phẩm trưng bày có nền phẳng trên đó có hình lồi, lõm:

Các tác phẩm triển lãm là không gian và các bức tượng đều có xu hướng bứt ra khỏi mặt phẳng
trưng bày
1.3.3. Vật phẩm trưng bày có hình khối:

7|P a g e
1.3.4. Vật phẩm trưng bày kết hợp:

1.4. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG TRƯNG BÀY VẬT PHẨM:


1.4.1. Trưng bày theo dạng khối: Các tác phẩm trưng bày – triển lãm được bố trí thành
từng khối riêng hoặc 1 khôi lớn có nhiều các tác phẩm trưng bày

1.4.2. Trưng bày theo dạng vách: các vách được dựng nhằm tạo không gian cũng như tùy
theo mục đích của người trưng bày các tác phẩm. Các vách có thể cố định hoặc di động.
Phương pháp này thường áp dụng đối với các vật phẩm trưng bày dạng mặt phẳng như tranh,
ảnh...

8|P a g e
1.4.3. Trưng bày theo dạng treo:
Sử dụng các loại dây kéo khác nhau để treo vật phẩm trưng bày. Nhằm tối ưu không gian triển
lãm và kết cấu dưới đất cố định như trưng bày theo dạng khối.

9|P a g e
II. CHIẾU SÁNG TRONG KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM:
2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ÁNH SÁNG VỚI KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY – TRIỂN LÃM:
Sự cần thiết của ánh sáng với không gian trưng bày – triển lãm:
Ánh sáng là một bộ phận quan trọng của công
trình kiến trúc.Ánh sáng làm cho công trình có giá
trị công năng sử dụng, làm tăng giá trị thẩm mỹ
cho công trình, cả nội – ngoại thất.
Khi thiết kế chiếu sáng một cuộc triển lãm, điều
quan trọng là xem xét không chỉ số lượng mà còn
chất lượng của ánh sáng được sử dụng. Đối với
vấn đề màu sắc, một vật thể phát sáng quan trọng
thì sẽ giữ nguyên màu sắc ban đầu của nó.

The Field Museum of Natural History, Chicago

Nguồn: https://openhousechicago.org/sites/site/the-
field-museum-of-natural-history/

Ngoài chiếu sáng chung trong không gian lưu thông và không gian trưng bày – triển lãm,
các hiện vật được trưng bày cũng có một yêu cầu nhất định về các thông số chiếu sáng.
Những điểm sau đây sẽ giúp hướng dẫn ta thể hiện ánh sáng một cách thích hợp:
 Ánh sáng ban ngày hỗ trợ dãy quang phổ đầy đủ màu sắc của nó.
 Ánh sáng nhân tạo phải được thiết kế theo cách như vậy để kết hợp đầy đủ, nhưng
điều này rất khó thực hiện.
 Tránh xa ánh sáng với tia cực tím hoặc tia hồng ngoại quang phổ. Tất cả các bức
xạ cực tím có thể được lọc theo các loại kính với các chi tiết kỹ thuật thích hợp.

2.2. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG VỚI ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN:


2.2.1. Giới thiệu:
Định nghĩa:
Thiết kế chiếu sáng với ánh sáng tự nhiên là kết hợp ánh sáng ban ngày vào không
gian trưng bày – triển lãm đồng thời cân nhắc các yêu cầu cụ thể của các hiện vật
trưng bày.

10 | P a g e
Vai trò:
Ánh sáng tự nhiên quyết định độ tinh tế, ấn tượng cho nội thất.
Ánh sáng tự nhiên đem lại hiệu ứng cảm xúc cho không gian: ánh sáng là nguồn năng
lượng kết nối giữa con người và vạn vật. Ánh sáng tự nhiên đem lại hiệu ứng cảm xúc
thiêng liêng.
Tạo điểm nhấn, thu hút có tính định hướng hoặc trang trí, nhấn mạnh những điểm quan
trọng trong một không gian lớn.
Tạo không gian mở thân thiện với môi trường.
Nguyên tắc:

Ánh sáng mặt trời trực tiếp nên tránh hoàn toàn trong không gian trưng bày.
Tia UV nên được giới hạn sử dụng bộ lọc UV. Các bộ lọc có thể được xây dựng thành
các lớp kính và cần được quy định một cách thích hợp.
Một loạt các thành phần cần được xem xét:
 Những bề mặt chiếu sáng (tầm nhìn cửa sổ)
 Ánh sáng trên cao (phần mái vòm nhà thờ và giếng trời)
 Hệ thống che chắn(nội – ngoại thất)
 Hệ thống cảm biến (ánh sáng và thời gian sử dụng),…
Các quy tắc của ngón tay cái từ IESNA – Bảo tang triển lãm nghệ thuật chiếu sáng – sẽ
giúp ta thiết kế chiếu sáng tự nhiên trong bảo tàng:
 Độ sáng của vật trưng bày nên gấp 5 lần độ sáng của khu vực xung quanh.
 Các khách tham quan nên dành từ 5 – 8 phút ở trong khu vực chuyển tiếp
 Lắp kính để loại bỏ tất cả bước sóng dưới 400 nm.
 Độ rọi bên trong không gian có thể dẫn đến khả năng bức xạ bên trong kính lớn
hơn 5% năng lượng mặt trời nhìn thấy được.

Ưu – khuyết điểm:
 Ưu điểm:
o Việc kết hợp chiếu sáng tự nhiên vào không gian trưng bày giúp làm nổi bật
những hiện vật trưng bày.
o Trong thực tế, chiếu sáng tự nhiên cho cảm giác về màu sắc tốt hơn so với
chiếu sáng nhân tạo, khi đó hiện vật sẽ được quan sát rõ ràng và thực tế hơn,
giống với thực trạng của nó.
o Ánh sáng tự nhiên có thể tràn khắp không gian, mang lại cảm giác rộng rãi và
sáng hơn.
o Hơn nữa, việc đón ánh sáng tự nhiên vào không gian trưng bày – triển lãm
được phát huy một cách tối đa thì sự kết hợp cũng tạo nên một hiệu quả ánh
sáng mạnh hơn, tăng sự thú vị khi trải nghiệm không gian, tạo sự liên kết về
đường đi của ánh sáng từ bên ngoài vào bên trong.
o Ánh sáng tự nhiên làm không gian thật hơn, giảm ẩm mốc, có thể tiêu diệt một
số vi khuẩn, nấm mốc trong vật thể trưng bày.
o Chiếu sáng tự nhiên góp phần giảm kinh phí sử dụng công trình – tiết kiệm
điện năng.

11 | P a g e
 Khuyết điểm:
o Với ánh sáng tự nhiên, ta không thể điều chỉnh được nguồn sáng, chỉ có thể
điều chỉnh ở nơi đón nhận theo hướng giảm bớt (làm giảm độ sáng – chứ rất
khó làm tăng độ sáng).
o Gây hiện tượng chói loá mắt.
o Bố trí chiếu sáng không hợp lý có thể gây hiện tượng “méo”, biến dạng hình,
chất liệu của vật trưng bày.
o Ánh sáng có cường độ lớn, bức xạ cao nên tác động lên vật thể được chiếu
sáng, làm giảm chất lượng, độ bền cấu trúc và bề mặt. Những nhận thức
nghèo nàn khi sử dụng ánh sáng ban ngày có thể dẫn đến kết quả là giá thành
xây dựng cao, độ chói sáng tăng, tiếng ồn ngưng tụ.

2.2.2. Giải pháp kỹ thuật thiết kế chiếu sáng tự nhiên:


 Chiếu sáng trên: khai thác ánh sáng qua các hệ thống kết cấu bao che ở trên.
o Trần kính: mái vòm trắng acrylic cung cấp ánh sáng trong suốt cả ngày. Cửa
sổ trần nhận nhiều ánh sáng cho mỗi đơn vị diện tích so với cửa sổ, và phân
bố đồng đều hơn trong không gian nội thất.

Louvre Museum, France

Nguồn: https://www.civitatis.com/es/paris/entrada-museo-louvre/

12 | P a g e
o Cửa chiếu sáng trên mái: cửa chiếu sáng trên mái là một giải pháp chiếu sáng
tự nhiên rất phù hợp với các công trình trưng bày do các diện tường đã là
những nơi trưng bày, không thể khai thác ánh sáng.

Modern Art Oxford Museum, UK

Nguồn: http://www.contemporaryartdaily.com/2011/07/haegue-yang-at-modern-art-
oxford/haegue-yang_upper-gallery/

Antoine Wiertz Museum, Brussels

Nguồn: https://www.brusselsmuseums.be/en/museums/wiertz-museum

13 | P a g e
Cửa sổ mái đón ánh sáng tự nhiên vào trong không gian trưng bày tạo cho khách tham
quan có cảm giác không gian rộng, thoáng, các hiện vật trở nên thật sống động.
Diện tích tối ưu của cửa sổ ở mái nhà thay đổi theo vĩ độ, khí hậu và các đặc tính của
ánh sáng bầu trời, nhưng thường là 4 – 8% diện tích sàn. Hiệu suất nhiệt của cửa sổ ở
mái nhà là bị ảnh hưởng bởi sự phân tầng, tức là xu hướng của không khí ấm áp để
thu thập trong các giếng khai thác ánh sáng bầu trời, ở vùng khí hậu mát mẻ làm tăng
tỷ lệ thất thoát nhiệt

The Field Museum of Natural History, Chicago

Nguồn: https://openhousechicago.org/sites/site/the-field-museum-of-natural-history/

o Khe lấy sáng trên mái:

Các khe lấy sáng trên mái không chỉ cung cấp ánh sáng cho bên trong bảo tàng, mà
còn làm phần mái này mang “tính khí động học” cao.

Enzo Ferrari Museum, Italy

Nguồn: https://www.dezeen.com/2012/03/15/enzo-ferrari-museum-by-future-systems/

14 | P a g e
Louvre Abu Dhabi Musseum, Abu Dhabi

Nguồn: https://www.dezeen.com/2017/11/07/jean-nouvel-louvre-
abu-dhabi-art-museum-united-arab-emirates/

o Kết hợp lấy sáng trên mái và hình thức mái công trình:

Phần lớn các khu trưng bày – triển lãm ban ngày không sử dụng thiết bị chiếu sáng,
thay vào đó là mái đều được làm bằng vật liệu xuyên sáng. Kiểu dáng mái kết hợp với
hệ kính và các chất liệu khác tạo nên những cấu trúc độc đáo, hấp dẫn cho công trình.

Liner Appenzell Museum, Switzerland

Nguồn: https://archello.com/project/museum-liner-appenzell

15 | P a g e
Museo De Zamora, Emilio Tuñón
Nguồn:
http://www.emiliotunon.com/portfolio/023-
museo-de-zamora-1992-1996/

Kalmar Museum of Art, Sweden


Nguồn:
https://www.designboom.com/architecture/kalmar-
museum-of-art-by-tham-videgard-hansson-
arkitekter/

16 | P a g e
o Kết hợp lấy sáng trên mái và khung thép kính:

Khung thép và kính đã làm nên cảm hứng sáng tạo mới cho thiết kế mái công trình.
Những tấm kính lớn được bọc bởi những hệ khung kết cấu vững chắc không chỉ có tác
dụng lấy ánh sáng từ bền ngoài chiếu vào cung cấp nguồn sáng lớn cho công trình,
đồng thời tạo ra những hiệu ứng ánh sáng phản chiếu đẹp, lạ mắt, tạo ra không gian
mở với thiên nhiên. Những hệ kết cấu mái này cũng tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho công
trình.

Miho Museum, Japan

Nguồn: https://www.archdaily.com/639108/miho-museum-i-m-pei

National Gallery of Art East Building Museum, US


Nguồn: https://washington.org/dc-guide-to/national-gallery-of-art-east-building-washington-dc

17 | P a g e
British Museum, England
Nguồn:
https://www.britishmuseum.org/about_us/the_m
useums_story/architecture/great_court.aspx

Milwaukee Museum, US
Nguồn: https://inhabitat.com/amazing-calatrava-
shade-pavilion-for-the-milwaukee-art-museum/

18 | P a g e
o Kết hợp lấy sáng trên mái với giếng trời:

San Francisco Museum of Modern Art, US


Nguồn:
https://www.dezeen.com/2015/08/10/postmoder
nism-architecture-sfmoma-san-francisco-museum-
of-modern-art-mario-botta-snohetta-craig-dykers-
extension/

Vulcania Museum, France


Nguồn:
https://www.dezeen.com/2015/09/13/hans-
hollein-vulcania-centre-europeen-du-volcanisme-
france-postmodernism-architecture/

19 | P a g e
 Chiếu sáng bên:

Tạo được ánh sáng tốt hơn đối với nhóm hiện vật cũng như từng hiện vật. Làm cho
không gian trưng bày – triển lãm thông thoáng hơn, tránh được ảnh hưởng của nhiệt
độ, ẩm mốc. Làm giảm sự căng thẳng cho người xem vì các ô cửa làm sáng các không
gian xung quanh.
o Cửa sổ: Là cách phổ biến nhất nhận ánh sáng ban ngày vào không gian. Định
hướng thẳng đứng của nó chọn lọc ánh sáng mặt trời và khếch tán ánh sáng
ban ngày vào các thời điểm khác nhau trong ngày và năm.

Louvre Museum, France


Nguồn: https://www.alamyimages.fr/photos-images/gallery-apollo-museum.html

Calouste Gulbenkian Museum, Portugal


Nguồn: https://gulbenkian.pt/museu/en/the-founders-collection/building/

20 | P a g e
o Bức tường bê tông sợi quang:

Một cách khác để làm cho một cấu trúc an toàn cụ thể tường mờ là để nhúng quang
cáp trong đó: ánh sáng ban ngày (và hình ảnh bóng tối) có thể sau đó vượt qua trực
tiếp thông qua một bức tường bê tông chắc dày. Loại xi măng trong suốt này có tên là
I.light, bên trong có rất nhiều lỗ li ti, những lỗ nhỏ này sẽ không phá vỡ kết cấu mang
tính chỉnh thể của công trình và ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua.

Shanghai Expo 2010 Italian Pavilion, China


Nguồn: https://www.archdaily.com/21180/italy-pavillion-for-shanghai-expo-2010-iodice-architetti

21 | P a g e
o Lam: để giảm bớt tác hại của ánh sáng tự nhiên đối với các vật phẩm trưng
bày, hệ thống lam che nắng để sử dụng như một giải pháp cần thiết nhằm
giảm bức xạ, giảm nhiệt độ trong phòng khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Gallery of Horyuji Treasures, Japan


Nguồn: https://arcspace.com/feature/the-gallery-of-horyuji-treasures/

Musée Des Beaux-Art, Espagne


Nguồn:
http://www.spainisculture.com/fr/museos
/castellon/museo_de_bellas_artes.html
 Chiếu sáng hỗn hợp:

Chiếu sáng tập trung (gồm chiếu sáng trên và chiếu sáng bên) còn gọi là chiếu sáng
cục bộ: sử dụng kính để lấy sáng cho toàn bộ không gian trưng bày vào ban ngày. Lấy
ánh sáng từ nhiều hướng, bao gồm tất cả các cách chiếu sáng, chính vì vậy nhiệm vụ

22 | P a g e
của các kiến trúc sư thiết kế bảo tàng cần phải nghiên cứu về chiếu sáng thật kỹ nếu
không sẽ làm cho không gian trở nên tồi tệ, gây hậu quả khó lường.

The board Museum, USA


Nguồn: https://www.archdaily.com/101909/design-unveiled-for-the-broad-museum-by-diller-
scofidio-renfro

Canadian Museum of Nature, Canada

Nguồn: https://archello.com/project/canadian-museum-of-nature

2.2.3. Giải pháp mỹ thuật thiết kế chiếu sáng tự nhiên:


 Hiệu quả bóng đổ của ánh sáng:

Ngoài việc sử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho không gian nội thất, người ta
đã khéo léo vận dụng bóng đổ của ánh sáng để tạo nên những hiệu quả chiếu sáng thú
vị, đó là cách tận dụng những chi tiết của cột, đà, tường,.. để tạo nên những khoảng
sáng bất ngờ, tạo điểm nhấn cho không gian.

23 | P a g e
The Metropolitan Museum of Art, US Brandhorst Museum, Munich
Nguồn: https://archpaper.com/2019/03/met- Nguồn: http://www.museum-
premiers-annual-facades-art-series/ brandhorst.de/en/building/interior-views.html

Sự lan toả của ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong làm cho không gian sinh
đông, phấn khích hơn, hoặc cũng có thể tăng tính chất suy tưởng hoài niệm.

New Salvador Daily Museum, USS


Nguồn: https://www.archdaily.com/103728/salvador-dali-
museum-hok

24 | P a g e
 Sử dụng những “khe lấy sáng” để tạo nên những vệt sáng:

Ánh sáng được khai thác một cách khéo léo, khoảng hở trên trần được tận dụng cho
ánh sáng chiếu vào bên trong, tạo nên vệt sáng trên tường.

Imperial War Museum North, England


Nguồn: https://www.arch2o.com/imperial-war-museum-north-studio-daniel-libeskind/

Royal Ontario Museum, Canada

Nguồn: https://libeskind.com/work/royal-ontario-museum/

Thủ pháp lấy sáng được sử dụng ở đây là những khe nhỏ trên tường, khi ánh sáng đi
qua những khe này sẽ tạo thành những vệt sáng mạnh, tạo nên hiệu quả đặc biệt cho
không gian.
Những vệt sáng này còn đóng vai trò trang trí cho không gian, làm phức tạp cho không
gian đơn giản bên dưới.

25 | P a g e
 Nghệ thuật sử dụng tranh kính:

Nghệ thuật tranh kính đã có từ xưa, tranh kính được vẽ thủ công có nhiều màu sắc. Vì
vậy, ánh sáng rọi qua tranh kính sẽ có màu, hoà lẫn với nhau tạo nên ánh sáng lung
lính, mang nét đẹp lãng mạn, cổ điển và sang trọng.

Casa Roig Museum, Humacao


Nguồn:
https://www.puertoricodaytrips.com/mus
eo-casa-roig/

Museum of Ice cream,


Nguồn:
http://www.bstandingwater.com/201
7/10/22/the-color-factory/

Washington National Cathedral, US


Nguồn: https://www.alamy.com/stock-photo-space-
stained-glass-window-warren-bay-washington-national-
cathedral-173355777.html

26 | P a g e
2.3. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG VỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO:
2.3.1. Giới thiệu:
Định nghĩa:
Chiếu sáng nhân tạo :là một loại hình chiếu sáng sử dụng phương thức chiếu sáng sử dụng năng
lượng thông qua thiết bị sử dụng điện năng sinh nhiệt và phát sáng, có sự can thiệp của con
người và công nghệ kỹ thuật .

Vai trò:
Chiếu sáng nhân tạo trong không gian trưng bày : chiếu sáng làm rõ không gian, vật thể , chủ đề,
cảm xúc hay ý nghĩa của tác phẩm trưng bày, hình khối Kiến trúc thông qua sử dụng hợp lý có
tính toán về cường độ chiếu sáng, màu sắc, độ chói…của các thiết đèn chiếu sáng sử dụng. Để
đạt được giá trị thẩm mỹ cao nhất của đối tượng .
Ưu – khuyết điểm:
-Ưu điểm :
+ Ứng dụng chiếu sáng nhân tạo trong không gian trưng bày đã tạo nên sự thay đổi trong hình
thức, cách thức triển lãm . Tạo nên những giá trị mới cho những tác phẩm Kiến trúc
+ Tạo nên những hình thái, tâm lý, cảm xúc thẩm mỹ của con người cũng như tự thân tác phẩm
gợi nên những vẻ đẹp thẩm mỹ đầy sức biểu cảm của nghệ thuật.
- Khuyết điểm :
+Phục hồi màu xấu ,tốn kém chi phí , phạm vi chiếu sáng ngắn , nhiệt phân tán.
*Một số tiêu chuẩn thiết kế cần lưu ý :

a. Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc gian triển lãm :
Bảng 1
Tên công trình, Nhóm Cấp Mặt phẳng Độ rọi nhỏ nhất (lx) Ghi chú
gian, phòng phòng công quy định độ
Chiế u sáng bằng Chiếu sáng bằng
việc rọi - độ cao
đèn huỳn h quan g đèn nung sáng
cách mặt sàn
(m)

1 2 3 4 5 6 7

Gian triển lãm 2 Iib Ngang-0,8 200 100 Độ rọi tăng một cấp
khi công trình có y
nghĩa chính trị quan
trọng

27 | P a g e
b. Độ rọi trụ nhỏ nhất trong không gian triển lãm

Bảng 2

Yêu cầu bão hòa ánh sáng trong phòng Độ rọi trụ nhỏ nhất (Lx)

Khi dùng đèn Khi dùng đèn nung sáng


huỳnh quang

Bình thường (Ví dụ: gian triển lãm, phòng trưng bày 100 50
tranh, gian khán giả và phòng giải lao của câu lạc bộ,
nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, phòng giải lao của rạp xiếc
v.v...)

c. Trong trường hợp cần thiết kế chiếu sáng bổ sung cho những đối tượng kiến trúc - mĩ thuật để trang
trí các phòng của nhà công cộng (tượng, tấm panô, phù điêu v.v...) phải tuân theo những quy định trong
bảng bên dưới :

Bảng 3

Hệ số phản xạ của vật liệu trên Độ rọi trung bình trên đối Từ 75 đến 100
mặt các đối tượng được chiếu tượng được chiếu sáng với độ
sáng rọi trụ (l.x)

Nhỏ hơn 0,5 1.250 1.500

Từ 0,5 đến 0,8 750 1.250

Trên 80 400 750

d. Chỉ số chói loà mất tiện nghi M khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung không được lớn hơn các trị số
ghi trong bảng 4

Bảng 4

Những điều kiện của công việc Chỉ số chói lòa mất tiện nghi M khi độ rọi
trên mặt làm việc

Từ 200 lx trở Từ 300 lx trở lên


xuống

Hướng nhìn chủ yếu theo đường thẳng nằm ngang hoặc 60 40
hướng xuống dưới đường thẳng nằm ngang (tất cả các
phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2)

28 | P a g e
2.3.2. Giải pháp kỹ thuật thiết kế chiếu sáng nhân tạo:
* Chiếu sáng chếch hướng khếch tán:
-Là loại chiếu sáng tạo ra ánh sáng về mọi hướng, và bao trùm lên đồ vật trưng bày trong
không gian ,là loại chiếu sáng có chu vi chiếu khá lớn và độ chói không quá mạnh, trải đều nên
không tạo ra bóng đổ
+ Cách tạo chiếu sáng khuếch tán: Sử dụng đèn có chao đèn điều chỉnh góc chiếu nên trần nhà
nền trắng hay màu ánh sáng sẽ được phản chiếu nhẹ nhàng ánh sáng ra xung quanh.
- Chiếu ánh sáng tới lên bề mặt tường đối màu trắng, bức tường sẽ đóng vai trò là tấm
khuếch tán luồng sáng ra xung quanh.
- Sử dụng vật liệu kính mờ,vật liệu mờ.
- Bố trí ở nơi kín đáo,xa tầm mắt và không quá chói
+ Hiệu quả không gian: tạo sự êm dịu, phẳng lặng, không làm chói mắt khi hoạt động trong
không gian , tạo ánh sáng nền tạo cảm giác mang tính cổ xưa, gợi không khí lịch sử ,truyền thống.

* Chiếu sáng tập trung theo một hướng chủ đạo:


Chiếu sáng nhấn
- Là loại ánh sáng chiếu có mục tiêu làm nổi bật các đồ vật hay đối tượng trưng bày . Nó áp
dụng để chiếu sáng một diện tích hoặc một không gian đơn lẻ có giới hạn

29 | P a g e
+ Cách tạo chiếu sáng nhấn: Sử dụng đèn có chao đèn chiếu trực tiếp vào đối tượng
- Sử dụng chóa trong chao đèn được tráng bằng vật liệu có độ bóng cao để phản xạ lại ánh
sáng.
- Lắp thiết bị chiếu sáng có chao đèn trên trần chiếu xuống. hoặc các thiết bị đeng đi động
đẽ di chuyển để gần vật thể trưng bày .
+ Hiệu quả không gian: tạo tính tập trung, nổi bật tạo cảm giác hấp dẫn thú vị lôi cuốn thị
giác,vùng chiếu sáng nhỏ nhưng cường độ chiếu sáng mạnh tạo ra bóng đổ đậm và sắc nét làm
rõ đối tượng trong trưng bày.

30 | P a g e
Chiếu sáng công năng
- Là loại chiếu sáng làm rõ,tạo sự tập trung cung cấp đầy đủ ánh sáng cho các hoạt động
diễn ra tránh sự mệt mỏi có hại cho thị lực.Nó tạo ra nguồn sáng hướng về một phía
nhất định trong không gian .
+ Cách tạo chiếu sáng công năng:Sử dụng thiết bị có chóa đèn được tráng bằng vật liệu
bong cao trên bề mặt để tạo phản xạ của ánh sáng theo 1 hướng xác định, vì cường độ
chiếu sáng của loại chiếu sáng này cao nên phải sử dụng chóa đèn để tránh gây hại cho
mắt và làm chói ảnh hưởng tới mục đích sử dụng của không gian.
- Lắp ráp trên hệ thống đèn âm trần để dấu đèn lấy ánh sáng rọi trực tiếp vòa vùng làm
việc và vùng hoạt động đang diễn ra.
+ Hiệu quả không gian: tạo tính tập trung, rõ ràng của không gian tạo cảm giác dễ chịu
cho mắt tạo định hướng và tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng . Nó cũng làm nổi bật
những chủ thể chính trong một không gian triển lãm nếu các tác phẩm vật thể đó cùng
mang được một chủ đề tạo tính độc lập quan trọng trong toàn bộ khu trưng bày đó.

31 | P a g e
* Chiếu sáng trang trí
- Là loại hình chiếu sáng sử dụng các hình thức chiếu sáng với nhiều chủng loại đèn, hình
thức chiếu sáng đèn và màu sắc của đèn có khả năng lôi cuốn hấp dẫn và tạo được sự
nhìn ngắm thưởng thức của con người. Hình thức chiếu sáng này sẽ có khuyết điểm lớn là
tạo bóng đổ nhiều hướng(loạn bóng đổ)sử dụng hợp lý khi thiết kế trong không gian
trưng bày để phù hợp với ý nghĩa và nội dung truyền tải.

+ Cách tạo chiếu sáng trang trí: Sử dụng các hình thức chiếu sáng với các thiết bị chiếu sáng
trang trí chuyên dụng. đèn nhấp nháy, đèn led, bảng đèn sử dụng điều khiển, đèn fa, đèn có
lớp lọc màu….
+ Hiệu quả không gian: tạo sự hấp dẫn thú vị cho không gian và đối tượng trưng bày, ảnh
hưởng trực tiếp tới tâm lý cảm thụ thị giác muốn nhing nhắm của con người.
- Là loại ánh sáng trung gian để liên kết không gian và kiến trúc, đối tượng triển lãm với
không gian , hay tạo điểm nhấn trung tâm cho không gian trưng bày .

32 | P a g e
* Chiếu sáng năng động – lung linh
- Là loại chiếu sáng tạo sự rực rỡ , vui vẻ với việc sử dụng các thủ pháp về chiếu sáng bằng
các hình thức sử dụng một hệ thống chiếu sáng với nhiều đèn và cường độ lớn, nhấp
nháy hay biến thiên theo màu sắc hay theo thời gian tắt–sáng,thay đổi hướng chiếu sáng
…để tạo sự hấp dẫn lôi cuốn của không gian.

+ Cách tạo chiếu sáng năng động – lung linh:Sử dụng hệ thống chiếu sáng từ nhiều nguồn
kết hợp đeng far, đèn led, đèn màu, hay hệ thống đèn điều khiển biến thiên về thời gian và
cường độ, màu sắc ánh sáng …
+ Hiệu quả không gian:tạo tính hấp dẫn vui vẻ, kích thích cho không gian, lôi cuốn sự chú
ý, tạo ra nét đẹp độc đáo cho công trình hay không gian, đối tượng triển lãm

33 | P a g e
* Chiếu sáng lazer
Như vậy việc sử dụng, lựa chọn các kiểu chiếu sáng , bố trí chiếu sáng trong không gian triển
lãm bảo tàng thì vai trò của chiếu sáng nhân tạo là việc cực kỳ quan trọng mang tới cảm xúc, hiệu
quả thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật và sức biểu cảm của không gian triển lãm.

2.3.3. Giải pháp mỹ thuật thiết kế chiếu sáng nhân tạo:


-Cảm giác buồn khi vào căn phòng ánh sáng nhạt nhòa, mờ(xanh dương, lam,tím, vàng nhạt(
tạo cảm xúc trong không gian triển lãm các giá trị văn hóa cổ xưa, truyền thống , cách mạng)

A small portion of the closed Civil War exhibition.

34 | P a g e
Studio Designs War Horse Exhibition for
National Army Museu
-Kích thích, kích động khi gặp ánh sáng rực rỡ như đỏ, vàng, cam(cho cảm giác về sự nguy
hiểm, đột phá trong cảm xúc của không gian triển lãm về chiến tranh, các vấn đề xã hội như ma
túy, chết chóc,tai nạn giao thông các cảnh báo về tệ nạn xã hội…

-Cảm xúc phấn khởi,


vui vẻ khi nhận được
các màu sắc rực rỡ
như hồng, vàng, xanh
dương.. với cường độ
chiếu sáng đủ(áp dụng
khi trưng bày triển lãm
các sản phẩm công
nghệ, ô tô, xe máy, các
chuyên đề về các tiến
bộ xã hội, Các thành tự
về chiếu sáng, công
nghệ thiết kế các lĩnh
vực thuộc đa truyền
thông.

35 | P a g e
-Cảm xúc đơn giản công năng vơi các triển lãm về công nghệ cơ khí, sản phẩm thiết bị công
nghiệp, nông nghiệp…

International Helicopter Industry Exhibition HELIRUSSIA-2009

Turboshaft engine at the international exhibition of the helicopter industry, HeliRussia on May 19,
2011 in Moscow

36 | P a g e
-Chiếu sáng trên xuống bề mặt cho cảm giác tạo sự hốc hác, tiều tụy ,mang một ý nghĩa thần
thánh, nối thoát.

Ánh sáng chiếu từ trên xuống tạo cảm


xúc về lối thoát ,hướng mở

Ánh sang chiếu từ trên xuống cho cảm xúc về thần thánh ánh hào quang

37 | P a g e
Ánh sáng chiếu từ trên xuống làm rõ chủ đề truyền tải.

38 | P a g e
-Chiếu sang tạo tâm lý suy tư, âu lo,
-Chiếu sáng từ dưới lên tạo sự ma quái , lo âu, sợ sệt, thần bí

-Chiếu sáng từ bên tạo ánh sáng đẹp và khối điêu khắc nổi bật và đẹp nhất.Đảm bảo được thẩm
mỹ.

39 | P a g e
2.3.4. Các loại đèn và các đại lượng đo lường của đèn:
Đèn sợi đốt:
Đèn sợi đốt phát ra ánh sáng khi dòng điện được truyền qua sợi dây vonfram. Những bóng đèn
này chỉ chuyển một phần nhỏ dòng điện thành ánh sáng; phần còn lại tỏa ra nhiệt, gây hại đến vật
thể. Vì vậy bóng đèn sợi đốt truyền thống đang dần được loại bỏ.
Chúng có nhiều dạng bóng đèn khác nhau (trong suốt, mờ, trắng đục, màu, v..v.). Phần lớn hiện
nay là loại trong suốt có công suất trong khoảng 15 đến 1000 watts có đui xoáy hoặc đui ngạnh.
Một số loại của bóng đèn này thuộc loại để trang trí có hình dạng như ngọn nến hoặc hình chữ
nhỏ. Những loại bóng này rất không hiệu quả, hiệu suất chỉ khoảng 11-19 lm/W. Thông thường
chúng có thời gian sống tương đối ngắn khoảng 1000 giờ, nhưng chúng có giá thành ban đầu thấp
và CRI=100, CT=2700K.

40 | P a g e
Đèn Halogen:
Hay còn gọi là bóng đèn vonfram thạch anh là một sự biến đổi trên bóng đèn sợi đốt truyền thống;
chúng chứa khí halogen bên trong cho phép ánh sáng phát sáng hơn và lâu hơn. Đèn halogen
thường được sử dụng trong chiếu sáng triển lãm vì chúng cho ra quang phổ ánh sáng rất tốt nhưng
mặt khác lại phát ra rất nhiều nhiệt. Có những trường hợp bóng đèn phát nổ vì quá nóng.
Theo truyền thống, đèn halogen đã được sử dụng rộng rãi trong các triển lãm vì chất lượng màu
sắc của ánh sáng; chúng thường có nhiệt độ màu từ 2800 đến 3000 Kelvin và phân bố quang phổ
tự nhiên (nghĩa là chúng tạo ra quang phổ khá liên tục) khiến chúng trở nên lý tưởng để chiếu sáng
tranh, điêu khắc, đồ gỗ, dệt, nhạc cụ và hầu như mọi vật thể trong đó yêu cầu độ chính xác màu
sắc cao.

Quang phổ halogen và đèn huỳnh quang so sánh. Lưu ý các đỉnh phát xạ ở các bước sóng cụ thể
điển hình của đèn huỳnh quang. Nguồn: https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-
for-exhibition-design-part-1/

41 | P a g e
Đèn halogen có nhiều mức công suất khác nhau, linh hoạt từ 75 đến 10.000 Watts, với hiệu suất
phát sáng điển hình là 20 lumens mỗi watt; tuổi thọ lý thuyết của bóng đèn halogen trung bình là
2000 giờ, nhưng trong thực tế, nó có thể ngắn hơn nhiều. Hầu như tất cả các đèn halogen tuyến
tính đều cần nguồn cung cấp 110 hoặc 230 volt, trong khi đèn lưỡng sắc có thể có các yêu cầu
khác nhau. Một tính năng hữu ích của nhiều thiết bị chiếu sáng dựa trên bóng đèn halogen là khả
năng hỗ trợ bộ điều chỉnh độ sáng, cung cấp một điều chỉnh tốt của cường độ ánh sáng.

Khi màu sắc tự nhiên và tính linh hoạt là cần thiết, đèn halogen thường là giải pháp tốt nhất, mặc
dù thường được thay thế bằng đèn LED, bằng cách nào đó thực tế hơn nhưng thường có giá chất
lượng ánh sáng thấp hơn một chút.

Một đèn halogen tuyến tính 300W được sử dụng để chiếu sáng một bảng đồ họa lớn. Nguồn:
https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-1/

42 | P a g e
Đèn Dichroic halogen và PAR:
Dichroic là một nhánh phụ của đèn halogen và có cùng chất lượng ánh sáng; trong đèn lưỡng sắc,
một bóng đèn halogen được kết hợp với một gương phản xạ nhỏ bằng thủy tinh hoặc nhôm, thu
được một loại ánh sáng định hướng nhỏ gọn với chùm tia thường bao gồm từ 10 đến 60 độ, tùy
thuộc vào kiểu máy.

Bóng đèn Dichroic. Bóng đèn PAR.


Đèn Dichroic có công suất điện từ 20 đến 50 Watts và thường được cấp nguồn điện 12 V. Chúng
được sử dụng rộng rãi để chiếu sáng điểm nhấn trên các vật thể tương đối nhỏ, chẳng hạn như
tranh vẽ và điêu khắc, và thường được gắn trên đường ray trong các phòng trưng bày lớn. Đèn đặc
biệt phù hợp cho mục đích triển lãm, như Philips Mastercolour hoặc GE ConstantColor, luôn được
trang bị bộ lọc UV và cung cấp phân bố quang phổ rất cân bằng. Đồ đạc dựa trên Dichroic thường
nhỏ hơn và ít xâm nhập hơn các giải pháp khác, bao gồm các giải pháp dựa trên halogen tuyến
tính. Một nhược điểm nhỏ trong các triển lãm thường trực là cần số lượng đèn cao hơn, nếu so
với halogen tuyến tính mạnh hơn, và do đó tỷ lệ thay thế bóng đèn cao hơn nhiều.

43 | P a g e
Đèn định hướng gắn trên đường ray, dựa trên đèn lưỡng sắc, trong một bảo tàng nghệ thuật
(Musée Chagall ở Nice) và trong triển lãm Khoa học (Muse in Trento). Nguồn:
https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-1/
Các bóng đèn halogen (PAR Phản xạ Anodized Reflector) về cơ bản tương tự như Dichroic, nhưng
thường lớn hơn, với một gương phản xạ khác và cũng có sẵn với công suất điện (và ánh sáng) cao
hơn (thường từ 30W đến 300W trở lên); phạm vi ứng dụng của chúng về cơ bản là giống nhau của
đèn lưỡng sắc.

Ánh sáng định


hướng dựa trên đèn
lưỡng sắc dùng để
làm nổi bật các
nhạc cụ, đèn chiếu
sáng cao được
trang bị bộ khuếch
tán thủy tinh satin,
cũng hoạt động như
một bộ lọc UV bổ
sung.
Nguồn: https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-1/

44 | P a g e
Đèn PAR gắn trên đường ray được sử dụng để làm nổi bật những phát hiện của La Mã trong một
bảo tàng khảo cổ (bảo tàng San Lorenzo ở Cremona). Nguồn: https://www.inexhibit.com/case-
studies/light-sources-for-exhibition-design-part-1/
Đèn halogen kim loại (MH).
Đèn halogen kim loại (MH) thường được sử dụng để tạo ra ánh sáng khuếch tán trong phòng triển
lãm và phòng trưng bày.
Bóng đèn MH là một phần của họ đèn phóng khí, trong đó ánh sáng được tạo ra bằng cách kích
thích các electron của khí thông qua phóng điện (ánh sáng thực sự được tạo ra khi các electron bị
kích thích trở lại trạng thái năng lượng thấp hơn, giải phóng một photon) .

Cùng với các halogen công suất cao, chúng là loại đèn mạnh nhất phù hợp cho các ứng dụng nội
thất, và trong số các loại hiệu quả nhất và lâu dài.

45 | P a g e
Thật không may, phổ điển hình của chúng, do các đỉnh phát xạ mạnh của nó ở các bước sóng rất
đặc biệt đối với đèn tự nhiên ánh sáng (có nghĩa là đèn thường có nhiệt độ màu là 2800K-3000K),
khiến chúng không phù hợp để chiếu sáng tác phẩm nghệ thuật. màu sắc là bắt buộc.
Một nhược điểm khác của bóng đèn MH không được che chở là sự phát xạ phi thường của chúng
ở các bước sóng cực tím ngắn, luôn đòi hỏi phải bổ sung bộ lọc UV để tránh làm hỏng tác phẩm
nghệ thuật.

Quang phổ điển hình của đèn halogen kim loại, cho thấy các đỉnh phát xạ ở các bước sóng cụ thể.
Nguồn:https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-2-
fluorescent-metal-halide-lamps/
Do đó, đèn MH thường để tạo ra ánh
sáng nền khuếch tán được hoàn
thành với đèn định hướng mang lại
hiệu suất màu sắc tốt hơn, chẳng hạn
như đèn halogen chùm hẹp.

Đèn halogen kim loại đã được sử


dụng trong bảo tàng này để tạo ra
ánh sáng nền của phòng triển lãm
tạm thời.
nguồn: https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-2-
fluorescent-metal-halide-lamps/

46 | P a g e
Đèn huỳnh quang:
Đèn huỳnh quang có chứa hơi thủy ngân trong một ống thủy tinh bên trong được sơn bằng bột
huỳnh quang trắng. Đèn huỳnh quang không đắt tiền để sử dụng, nhưng các loại đèn huỳnh quang
thông thường đều phát ra tia UV. Đèn huỳnh quang sẵn có rất nhiều hình dạng khác nhau:tuyến
tính, tròn và hình cầu, và với rất nhiều ổ cắm.

Một cách sử dụng sáng tạo các bóng đèn huỳnh quang nhỏ tại Venice Biennale. Nguồn:
https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-2-fluorescent-
metal-halide-lamps/
Bóng đèn huỳnh quang có công xuất phát sáng cao, thường là khoảng 80 lumens mỗi watt, và tuổi
thọ dài được đánh giá cao trong ánh sáng triển lãm, mặc dù không phải là tốt nhất khi xem xét
màu sắc và do đó không phù hợp để chiếu sáng trực tiếp, ví dụ như tranh.

Quang phổ của đèn huỳnh quang.

47 | P a g e
Tuy nhiên, đèn huỳnh quang là một đối tượng rất tốt cho các ứng dụng liên quan đến triển lãm,
chẳng hạn như để làm hộp đèn và bề mặt phát sáng lớn hoặc để chiếu sáng đối tượng, nếu độ
chính xác màu không phải là cơ bản. Đèn huỳnh quang cũng đã được sử dụng rộng rãi trong lắp
đặt chiếu sáng lớn, vì nhiệt độ bề mặt thấp, tuổi thọ cao và giảm tiêu thụ điện cụ thể. Tuy nhiên,
sự ra đời gần đây của đèn LED cải tiến (ví dụ được bố trí trong dải đèn LED) ngày nay cung cấp một
sự thay thế tốt hơn cho đèn huỳnh quang, chủ yếu là do chi phí bảo trì thấp hơn của đèn LED.

Đèn huỳnh quang tròn kết hợp với bộ khuếch tán polycarbonate hình học. nguồn:
https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-for-exhibition-design-part-2-fluorescent-
metal-halide-lamps/

Đèn huỳnh quang tuyến tính được sử dụng để chiếu sáng. Nguồn: https://www.inexhibit.com/case-
studies/light-sources-for-exhibition-design-part-2-fluorescent-metal-halide-lamps/

48 | P a g e
Đèn led-Điốt phát sáng.
Đèn LED hiện đang đạt được sử dụng rất nhiều trong chiếu sáng triển lãm.
Chúng có hiệu suất rất cao, thường từ 30 đến 100 lumens mỗi watt, có thời gian làm việc cao và
chúng có thể được đặt rất gần với các vật thể trưng bày vì nhiệt độ bề mặt thấp.
Hiện nay người ta thường sử dụng đèn led có một diode bằng cách thêm phốt pho, do đó đèn LED
chất lượng cao đã cải thiện đáng kể quang phổ của chúng hiệu suất và ánh sáng họ tạo ra thường
gần như không thể phân biệt được với đèn halogen so với trước đây thường rất khó để có được
độ chính xác màu chính xác.

Quang phổ của bóng đèn led 8.5W,cho thấy sự phát xạ quang phổ cân bằng hơn ở tất cả các bước
sóng ánh sáng nhìn thấy. nguồn: https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-museum-
exhibition-design-part-3-led-optical-fibers-electroluminescence/
Do đèn LED, trước đây chủ yếu được sử dụng thay thế cho đèn huỳnh quang trong cùng phạm vi
ứng dụng, như trong hộp đèn hoặc cho các vật thể và tác phẩm nghệ thuật khi độ chính xác màu
ánh sáng không quan trọng lắm, giờ đây đã trở thành một sự thay thế hợp lý cho đèn halogen
trong các ứng dụng triển lãm đòi hỏi.
Một ưu điểm khác được khẳng định của đèn LED so với đèn halogen và đèn halogen kim loại là
phát xạ thấp ở tần số tia cực tím, giúp bảo toàn sắc tố và vật liệu của các tác phẩm nghệ thuật dễ
vỡ.

49 | P a g e
Nguồn: https://beelight.vn/giai-phap-he-thong-chieu-sang-phong-trien-lam/

Nguồn: https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-museum-exhibition-design-part-3-
led-optical-fibers-electroluminescence/

Hệ thống chiếu sáng sợi quang.


Sợi quang không phải là đèn thực tế, chúng là phương tiện vận chuyển ánh sáng từ nguồn tới
nguồn phát.
Tuy nhiên khi chúng được kết hợp với một nguồn sáng, thường được gọi là đèn chiếu sáng , chúng
góp phần vào các hệ thống chiếu sáng rất đặc biệt, có thể làm những việc mà không hệ thống nào
khác có thể làm được. Cáp sợi quang thường được chế tạo bởi một bó sợi thủy tinh hoặc nhựa, có
khả năng vận chuyển ánh sáng từ điểm này sang điểm khác với tốc độ phân tán và hấp thụ rất
thấp.

50 | P a g e
Có hai loại sợi quang được sử dụng để chiếu sáng triển lãm: phát ra bên và phát cuối. Nguồn sáng
của hệ thống chiếu sáng dựa trên Sợi quang có thể là đèn chiếu sáng được cung cấp với halogen
kim loại hoặc bóng đèn halogen, thường có công suất điện từ 70 đến 250 Watts.

Một hỗn hợp các sợi quang phát ra bên và đầu cuối được sử dụng để đạt được các hiệu ứng ánh
sáng khác nhau
Một lợi thế của hệ thống sợi quang là hiệu suất màu sắc tốt mà chúng cung cấp, đặc biệt là khi kết
hợp với đèn chiếu sáng halogen, đồng thời không làm quá nóng vật thể được chiếu sáng, thường
là một yêu cầu cho các tác phẩm nghệ thuật, tạo tác và mẫu vật rất mỏng manh.
Một ưu điểm khác, ví dụ như trên đèn halogen lưỡng sắc, đó là một đèn chiếu sáng duy nhất có
thể cung cấp cho một số bộ phát ánh sáng, có thể gắn nhiều loại thấu kính khác nhau để thu được
chùm sáng rộng hoặc hẹp và chiếu sáng chính xác các vật nhỏ kích thước và hình dạng khác nhau,
như tiền xu, huy chương, tem, khách mời, trang sức, đá quý, côn trùng và như vậy.
Những nhược điểm chính của sợi quang là chi phí cao cho các hệ thống hoàn chỉnh, thông lượng
phát sáng giảm được cung cấp bởi mỗi bộ phát duy nhất và cần đặt đèn chiếu sáng gần với mục
tiêu (đối với sợi quang phát ra bằng nhựa thường không nên sử dụng vượt quá khoảng cách 7m từ
đèn chiếu sáng đến đầu sợi) và trong không gian an toàn và thông thoáng.

51 | P a g e
Hai sợi cáp quang đơn sợi: cáp bọc PVC mỏng và sợi nhựa dày không bọc. nguồn:
https://www.inexhibit.com/case-studies/light-sources-museum-exhibition-design-part-3-led-
optical-fibers-electroluminescence/

Tụ điện phát quang / phát sáng.


(LEC) là một công nghệ tương đối mới, nó khai thác khả năng của một số chất hóa học để phát ra
ánh sáng khi bị kích thích bởi một dòng điện.
Đèn LEC thường có các tấm mỏng linh hoạt phát ra ánh sáng đồng nhất, rất tinh tế từ một phía
của toàn bộ bề mặt của chúng. Trong thiết kế triển lãm, chúng có thể được sử dụng để chiếu sáng
các bảng đồ họa hoặc để tạo ra các bề mặt phát sáng lớn, ngay cả với các hình dạng cong.
Mức tiêu thụ năng lượng thường rất thấp và độ bền có thể chấp nhận được, vẻ ngoài thường gây
ngạc nhiên và quyến rũ bởi vì ánh sáng dường như đến từ đâu đến đâu, do độ mỏng của bộ phát.
Màu sáng thường khá lạnh, nhiệt độ bề mặt không bao giờ vượt quá 40 °. Phổ điển hình của ánh
sáng điện phát quang thường có hình dạng chuông hẹp tập trung vào tần số chính xác, đặc trưng
của chất hóa học được sử dụng. Một vấn đề lớn với LEC là thông lượng ánh sáng yếu của chúng
kết hợp với sự phức tạp của hệ thống, lá chiếu sáng phải được kết nối với cả máy biến áp và biến
tần, làm cho toàn bộ gói nặng và đắt tiền. Tuy nhiên, vì công nghệ này phù hợp để tạo ra màn hình
rất mỏng và nhẹ cho máy tính xách tay và thiết bị di động.

52 | P a g e
Hình ảnh này cho thấy quang phổ điển hình của các Polyme phát sáng khác nhau được sử dụng
cho chiếu sáng điện phát quang. Nguồn: Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, UCLA

Các tấm LEC được sử dụng trong triển lãm này để tạo ra các tấm đồ họa có đèn nền mỏng, hình
ảnh lịch sự. Nguồn: Bianchini & Lusiardi Architects.

53 | P a g e
* Các đại lượng đo lường ánh sáng.
A. Cường độ sáng(I).
Là khoảng không gian nhận được ánh sáng chiếu tới kí hiệu là(I)và đo bằng candela(cd). Candela là
một đơn vị cơ bản dùng trong việc đo thông số nguồn sáng và được tính như sau: 1 candela là
cường độ mà một nguồn sáng phát ra 1 lumen đẳng hướng trong một góc đặc. Một nguồn sáng 1
candela sẽ phát ra 1 lumen trên một diện tích 1 mét vuông tại một khoảng cách một mét kể từ
tâm nguồn sáng. Có thể thấy cường độ nguồn sáng giảm theo khoảng cách kể từ nguồn sáng. 1cd
= 1lm/ 1steradian.
Cường độ chiếu sáng một số nguồn sáng nhân tạo thông dụng
- Ngọn nến 0.8cd
- Đèn sợi đốt 40W – 220V 35cd (theo mọi hướng)

- Đèn sợi đốt 300W– 220V 40cd (theo mọi hướng)


- Đèn sợi đốt có bộ phản xạ 1500cd (ở giừa chum tia)
- Đèn điốt kim loại 2Kw 14800cd (theo mọi hướng)
- Đèn Đioots có bộ phản xạ 250000cd (ở giữa chùm tia)
B. Luồng sáng.

Là khoảng không gian mà được ánh sáng chiếu tới kí hiệu là(F)và đo bằng (lumen)
1cd=12,56 lm.
C. Độ chói(L).
Là độ sáng trên bề mặt vật thể mà mắt nhận thấy là đại lượng quan trọng vì nó tác động trực tiếp
vào mắt người nhìn được kí hiệu là (L) và đo bằng (cd/m2)
Độ chói một số nguồn sáng nhân tạo thông dụng
- Đèn sợi đốt 100W/220V 6.10cd/m2

- Đèn huỳnh quang 7000cd/m2


- Giấy trắng khi có độ roi 400lux 80cd/m2
- Đọ chói chưa gây cảm giác lóa mắt ≤ 5000cd/m2
D. Độ chiếu sáng.
Được đo bằng luồng sáng chiếu trên một diện tích (lm/m2)hay còn gọi là lux(lx)

E. Quang thông(Φ) .

54 | P a g e
Đại lượng thông lượng ánh sáng dùng trong kỹ thuật chiếu sáng được đo trong đơn vị lumens (lm).
Một lumen của ánh sáng, không phụ thuộc vào bước sóng của nó (màu), tương ứng với độ sáng
mà mắt người cảm nhận được. Mắt người cảm nhận khác nhau đối với các ánh sáng có bước sóng
khác nhau, cảm nhận mạnh nhất đối với bước sóng 555 nm.
F. Độ rọi(E).
Độ rọi E(đơn vị lux) là đại lượng đặc trưng cho thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích.
Một diện tích mặt cầu 1m2 có một nguồn sáng cường độ 1 candela sẽ có độ rọi là 1 lux. 1lux =
1lm/ 1m2.
G. Hệ số hấp thụ(α).
Hệ số hấp thụ của một vật thể là đại lượng đo bằng tỷ số giữa quang thông được hấp thụ (Φa) của
vật thể so với quang thông tới của nó(Φ).
α= Φa/ Φ.
H. Phân bố phổ.
Phân bố phổ trình diễn phổ của bức xạ vùng nhìn thấy nêu lên mối tương quan giữa công suất bức
xạ phụ thuộc vào bước sóng.

J. Nhiệt độ màu.
Nhiệt độ màu(đo bằng đơn vị Kenvin) là màu của ánh sáng mà nguồn sáng phát ra. Nhiệt độ màu
được định nghĩa là nhiệt độ tuyệt đối của một vật bức xạ đen có phổ bức xạ giống phổ bức xạ của
nguồn sáng.
K. Độ hoàn màu.
Độ hoàn màu được biểu diễn bằng chỉ số hoàn màu(CRI) có độ lớn từ 0 đến 100, diễn tả độ hoàn
màu của các vật được chiếu sáng trong mắt người so với màu thực của nó. CRI càng cao thì khả
năng hoàn màu càng lớn.
L. Hiệu suất của đèn.
Hiệu suất của đèn là đại lượng đo hiệu suất của nguồn sáng trong đơn vị lumen trên Oát(LPW), là
tham số xác định lượng ánh sáng phát ra khi tiêu thụ một Oát năng lượng điện.
M. Thời gian sống trung bình.
Thời gian sống trung bình là thời gian mà 50% số lượng đèn sử dụng bị cháy(thường được xác định
trong phòng thí nghiệm).

55 | P a g e
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sự liên hệ giữa các loại vật phẩm khác nhau và những yêu cầu về bố trí sắp xếp chính là yếu tố
quyết định trong việc trưng bày – triển lãm. Để vật phẩm được miêu tả một cách chính xác hoặc
có chủ đích theo ý đồ người thiết kế, việc kết hợp giữa các hình thức chiếu sáng khác nhau cần
phải được tính toán kỹ lưỡng. Ánh sáng cần phải đảm bảo một mức độ chiếu áng hợp lý cho
phép mắt người tham quan có thể nhìn vật trưng bày một cách thoải mái và giúp cho việc di
chuyển thuận lợi nhất.
Những yêu cầu khắt khe trong chiếu sáng không gian trưng bày – triển lãm đòi hỏi người thiết kế
phải có một sự am hiểu nhất định về ánh sáng và xử lý ánh sáng như thế nào để đạt hiệu quả cao
nhất. Việc quan tâm đến chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo trong không gian trưng bày
– triển lãm một cách đúng đắn và sử dụng nguồn sáng sao cho phù hợp sẽ mang đến những giá
trị thẩm mỹ nhất định, mang công trình gắn kết với mọi người và cảnh quan hơn, đồng thời giúp
bảo vệ vật phẩm trưng bày một cách lâu dài và tăng thêm giá trị cho vật phẩm.

Ngoài các nguồn cóc ghi trực tiếp trong ảnh gồm có các nguồn tham khảo khác:
http://thunghiem.baotanglichsu.vn/trung-bay-chuyen-de-32pg.html

http://baotanghochiminh.vn/gioi-thieu-chung-ve-trung-bay-thuong-xuyen-cua-bao-tang-ho-chi-
minh.htm

https://tinhte.vn/threads/mwc17-tham-quan-gian-hang-viettel.2682452/

http://baotangquangtri.vn/HỆ-THỐNG-TRƯNG-BÀY/Trưng-bày-ngoài-trời/Một-số-hình-ảnh

https://pixabay.com/photos/statue-a-museum-art-museum-history-2648579/

https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/khai-mac-trien-lam-my-thuat-tre-tphcm-2019-lan-v-1491853653

https://www.berlin.de/en/museums/3108456-3104050-pergamonmuseum.en.html

...

56 | P a g e

You might also like