Hoàng Max Max Max Max

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO CUỐI KÌ

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY THÁI SẮN

LÊ XUÂN HOÀNG

Số TT: 7
Tp. HCM, 05/2020
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO CUỐI KÌ

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY THÁI SẮN

Sinh viên : Lê Xuân Hoàng


MSSV : 18090031
GVHD : GVC. ThS. Trương Văn Chính
Số TT :7

Tp. HCM, 05/2020


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Hoàn cảnh hình thành đề tài......................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................2
1.4. Phạm vi giới hạn của đề tài........................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................4
2.1. Khái niệm, các vấn đề lý thuyết có liên quan............................................4
2.1.1. Tình hình sản xuất máy thái sắn trên thế giới................................4
2.1.2. Tình hình trong nước........................................................................7
2.2. Mô hình hoá vấn đề nghiên cứu...............................................................10
2.3. Phương pháp giải quyết............................................................................10
2.3.1. Những phương pháp cắt thái.........................................................10
2.3.2. Những cơ cấu cắt thái – một số máy thái hiện nay.......................11
2.3.3. Chọn phương pháp thực hiện........................................................16
2.4. Tình hình sản xuất sắn ở địa phương......................................................19
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG...........................................................22
3.1. Tổng quan về máy thái sắn........................................................................22
3.2. Mô tả chi tiết về vấn đề cần giải quyết.......................................................23
3.2.1. Thiết kế chế tạo.....................................................................................23
3.2.2. Tính toán một số thông số kỹ thuật chính..........................................23
3.2.3. Tốc độ của dao thái...............................................................................27
3.3. Nhận dạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.........................................28
CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................35
4.1. Quy trình lắp ráp.........................................................................................35
4.2. Nguyên lý hoạt động của máy thái sắn......................................................36
4.3. Kiểm nghiệm máy........................................................................................36

i
4.3.1. Kiểm nghiệm lần 1................................................................................36
4.3.2. Kiểm nghiệm lần 2................................................................................37
4.4. Vận hành máy..............................................................................................37
4.4.1. An toàn lao động...................................................................................37
4.4.2. Quy trình vận hành..............................................................................37
4.4.3. Quy trình chăm sóc bảo quản máy......................................................38
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................39
5.1. Bình luận kết quả........................................................................................39
5.2 Kết luận.........................................................................................................40
5.3. Kiến nghị......................................................................................................41

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Bản đồ phân bố các khu vực canh tác sắn trên thế giới [1].................4
Hình 2. 2: Mô hình công nghệ máy thái sắn dao quay hai lưỡi..........................10
Hình 2. 3: Sơ đồ thể hiện các cơ cấu cắt thái trong nông nghiệp hiện nay.........11
Hình 2. 4: Máy thái bộ medium_xrm1299305094................................................13
Hình 2. 5: Máy thái đa năng của Ông Phạm Quốc Hoan (Diễn Châu – Nghệ An)
................................................................................................................................. 13
Hình 2. 6: Máy thái cỏ cải tiến...............................................................................14
Hình 2. 7: Máy thái lát sợi, củ, quả KS – 1500.....................................................14
Hình 2. 8: Máy thái lát khoai Tây EC - 502.........................................................15
Hình 2. 9: Máy thái sắn quay tay L1.....................................................................16
Hình 2. 10: Máy thái sắn của ông Nghiêm Đức Thỏi (Sụng Hinh – Phỳ Yờn). .18
Hình 2. 11: Máy tróc vỏ và thái sắn của ụng Lõm Văn Liêm (Lục Ngạn, Bắc
Giang)...................................................................................................................... 18

Y
Hình 3. 1: Độ sắc S của lưỡi dao............................................................................24
Hình 3. 2: Góc cắt thái...........................................................................................25
Hình 3. 3: Đồ thị phụ thuộc của lực cắt p với độ thỏi sau γ.................................26
Hình 3. 4: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của.........................................................26
Hình 3. 5: Đồ thị biểu hiện sự phụ thuộc của q, Act, Pt với v.............................27
Hình 3. 6: Đĩa dao...................................................................................................28
Hình 3. 7: Mảng cấp liệu........................................................................................29
Hình 3. 8: Lưỡi dao................................................................................................30
Hình 3. 9: Trục chính.............................................................................................31
Hình 3. 10: Trục trung hian và puli kép...............................................................32
Hình 3. 11: Puli kép................................................................................................33
Hình 3. 12: Khung máy..........................................................................................33
Hình 3. 13: Động cơ................................................................................................34
Hình 4. 1: Máy thái sắn dao quay hai lưỡi...........................................................35

DANH MỤC BẢNG BIỂU

iii
Bảng 2. 1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 –
2008 [1]......................................................................................................................5
Bảng 2. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 –
2008 [2]......................................................................................................................8
Bảng 2. 3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của cỏc vựng sinh thái Việt
Nam năm 2008 [2]....................................................................................................9
Bảng 2. 4: Đặc tính kỹ thuật của một số máy thái, băm rau củ..........................15
Bảng 2. 5: Diện tích và sản lượng sắn qua các năm.............................................20

iv
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa cơ khí trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM và thầy Chương Văn Chính dạy bộ môn Kỹ năng chuyên nghiệp dành cho
kỹ sư đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Nhờ có các thầy cô mà em có cơ
hội học hỏi nhiều hơn từ kinh nghiệm về chuyên môn và kinh nghiệm sống để làm
hành trang trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Tiếp đó em xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian qua
để em có thể hoàn thành tốt dự án ấp ủ bao lâu này.
Bên cạnh đó e cũng xin cảm ơn các tài giả đã viết các tài liệu rất hay để em có thể
tham khảo và học hỏi để có thể hoàn thành bài báo cáo.

v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Hoàn cảnh hình thành đề tài


Hiện nay, nền nông nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn giữ một vai trò hết sức
quan trọng trong cơ cấu xã hội cũng như kinh tế của cả nước. Hàng năm lĩnh vực
nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu một số mặt
hàng quan trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn chiếm tỉ lệ cao trong xã hội và cơ cấu kinh tế của cả nước, vì vậy để phát triển
đất nước thì phát triển nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề rất cần thiết cần đặt ra
hiện nay. Tuy nhiên mức đầu tư của ngân sách vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
lại còn nhiều hạn chế, khoa học kỹ thuật còn chậm phát triển, trình độ cơ giới hóa
cũng thấp và phát triển chậm. Việt Nam đang bước vào giai đoạn công ngiệp hóa,
hiện đại hóa và tiến tới một nước công nghiệp vào năm 2020 thì những vấn đề về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là hết sức cần thiết.
Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, quá trình cơ giới hóa còn nhiều bất
cập, sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa chưa cao, tính công nghệ còn yếu
kém, trình độ cơ giới hóa còn nhỏ lẻ, không đồng bộ. Những yếu tố trên là một lực
cản cho nền nông nghiệp nước ta hiện nay. Các quy trình sản xuất ở một số loại
nông sản đó cú tiến bộ nhưng mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của một
nền nông nghiệp hàng hóa đơn giản, nông sản vẫn chỉ được bán ở các dạng thô chưa
qua chế biến hoặc chế biến thô. Hiện trạng này không chỉ gây mất mát lãng phí mà
còn làm giảm thu nhập của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp đó là lý do trực
tiếp làm chậm sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.
Trong các lĩnh vực của công tác sản xuất của nền nông nghiệp chế biến sau
thu hoạch được xem là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản
phẩm và giai đoạn này quết định lớn đến chi phí cho sản xuất. Muốn có sản phẩm
hàng hóa có chất lượng đồng thời giảm chi phí lao động thì cần phải có những bước
tiến trong công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Trên địa bàn các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nơi mà nền nông nghiệp
vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, trình độ sản xuất nói chung và chế biến nói riêng
còn nhiều yếu kém. Sản phẩm hàng hoá nông nghiệp là mặt hàng chớnh tuy nhiên
do kỹ thuật sản xuất cũn yếu kém nên chất lượng hàng hoá cũn rất thấp, ở một số
nơi nông sản được bán ở dạng thô với giá thành rất thấp. Xã Yờn Lãng huyện Đại
Từ tỉnh Thái Nguyên là một xã nông nghiệp chuyên canh và chế biến sắn. Xã cũng

1
là nơi tiếp giáp với cỏc vựng canh tác sắn truyền thống như các vùng ven chân núi
Tam Đảo, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Ở các khu vực này cây sắn chiếm
một tỷ trọng cao trong cơ cấu cây trồng, sắn thường được trồng và chế biến làm thức
ăn chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngay tại khu vực và một phần trở thành hàng hóa. Với
sản phẩm chớnh là sắn củ và các sản phẩm chế biến từ củ sắn đã chở thành một hàng
hoá đặc trưng của vùng, mang lại giá trị kinh tế cho người dõn trồng sắn. [3]
Trong dây truyền chế biến sắn củ thái sắn được xem là quan trọng và chi phí
cao về nhân công. Sắn nếu được thái bằng thủ công thì khối lượng công việc sẽ rất
lớn và sắn sau khi thái không đều sẽ gây khó khăn cho các giai đoạn chế biến về sau.
Nâng cao chất lượng sắn thành phẩm đồng thời giảm chớ phớ nhân công là một vấn
đề hết sức bức thiết và đòi hỏi cao của người nông dân trồng sắn. Xuất phát từ yêu
cầu trên của sản xuất sắn tôi thực hiện đề tài “thiết kế chế tạo máy thái sắn” với
mục đích nâng cao năng xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng sắn.

1.2. Mục tiêu của đề tài


Tìm hiểu các vấn đề thực trạng của nền nông nghiệp nói chung và nền sản xuất sắn
nói riêng và các vấn đề tồn tại của nó tại địa phương.
Tìm hiểu các quy trình sản xuất sắn tại địa phương, nêu ra các yếu kém còn tồn tại.
Tìm các giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả và mang lại hiệu quả cho sản xuất. Đặc
biệt là khâu chế biến sắn và đánh giá khả năng áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất.
Mục tiêu chung: Nâng cao năng xuất, giảm công sức lao động và chi phí và thời
gian cho công đoạn thái lát sắn. Góp phần tăng thu nhập cho người dân trồng sắn.
Mục tiêu cụ thể: Thiết kế, lắp ráp thành công máy thái sắn củ và đưa vào sản xuất
thử. Nâng cao chất lượng sắn sau khi thái. Giảm chi phí lao động.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Củng cố lý thuyết đã học, vận dụng lý thuyết đuợc học trên lớp trong giáo trình áp
dụng vào nghiên cứu chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp.
Nâng cao kiến thức thiết kế, lắp ráp, chế tạo máy cho sản xuất nông nghiệp. Trực
tiếp tham gia chế tạo nắm vững và nâng cao hiểu biết tay nghề trong thiết kế, lắp ráp
và chế tạo máy.

2
Hiểu biết các phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nắm vững quy
trình chế biến các sản phẩm nông nghiệp, khả năng cách thức áp dụng khoa học kỹ
thuật trong từng lĩnh vực cụ thể.
Khả năng tìm hiểu, nhìn nhận và đúc rút từ các yêu cầu thực tế sản xuất để có các
phát kiến mới nhằm nâng cao hiểu quả.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao năng xuất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong khâu thái lát sắn
nói riêng. Sản lượng sắn thái trong một đơn vị thời gian sẽ tăng gấp nhiều lần, vừa
thuận lợi cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo được chất lượng.
Nâng cao chất lượng sắn sau khi thái, sắn thái ra sẽ đồng đều về kích thước và chất
lượng thuận tiện cho nhưng giai đoạn chế biến về sau.
Khi áp dụng máy móc sẽ giảm thời gian và chi phí cho một đơn vị công việc trực
tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và chế biến sắn.
Máy móc được áp dụng đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá trong sản
xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đây là điều quan trọng để hình thành cỏc
vựng chuyên canh với quy mô lớn tập chung.
Nâng cao trình độ cơ giới hoá tiến dần đến hiện đại hoá công tác sản xuất trong lĩnh
vực nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình cơ giới hoá nông nghiệp nói chung.

1.4. Phạm vi giới hạn của đề tài


Do ý tưởng này đưa ra chưa có dủ nhiều kiến thức chuyên môn, kinh phí và điều
kiện thực hiện nên e chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tính toán,…
Nghiên cứu hiệu quả trên thị trường – địa phương khi áp dụng máy thái sắn vào sử
dụng cũng như hiệu quả kinh tế mà nó tạo ra.
Động cơ hoạt động của máy thái sắn hiện tại chỉ là các động cơ máy móc cũ nên
cugx chưa thể khai thác hết khả năng của máy.

3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái niệm, các vấn đề lý thuyết có liên quan.


2.1.1. Tình hình sản xuất máy thái sắn trên thế giới.
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung
nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người.

Hình 2. 1: Bản đồ phân bố các khu vực canh tác sắn trên thế giới [1]
Sản lượng sắn thế giới năm 2006/07 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là
211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế
giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia
(19,92 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế giới về sản lượng sắn (7,71 triệu
tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là
Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha
(FAO, 2008) [1].
Trên thế giới, sẵn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để làm lương
thực – thực phẩm thức ăn gia súc để bán. Sắn chủ yếu trồng trên đất nghèo và dùng
kỹ thuật canh tác truyền thống.
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từ năm
1995 đến nay (Bảng 1 dưới đây). Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu

4
tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu tấn. Nước
sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu
tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43
tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế
giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên
thế giới (9,38 triệu tấn).

Bảng 2. 1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008 [1]

Diện tích Năng suất Sản lượng


Năm
(triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)

1995 16,43 9,84 161,79

1996 16,25 9,75 158,51

1997 16,05 10,06 161,60

1998 16,56 9,90 164,10

1999 16,56 10,31 170,92

2000 16,86 10,70 177,89

2001 17,17 10,73 184,36

2002 17,31 10,61 183,82

2003 17,59 10,79 189,99

2004 18,51 10,94 202,64

2005 18,69 10,87 203,34

2006 20,50 10,90 224,00

5
Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản lượng sắn
của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức ăn gia
súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11 %), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn)
được xuất khẩu dưới dạng sắn lỏt khụ, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Nhu cầu
sắn làm thức ăn gia súc trên toàn cầu đang giữ mức độ ổn định trong năm 2006
(FAO, 2007).

Sắn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu Phi, bình quân khoảng 96
kg/người/năm. Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất với 391 kg/người/năm (hoặc
1123 calori/ngày). Nhu cầu sắn làm lương thực chủ yếu tại vùng Saharan châu Phi
cả hai dạng củ tươi và sản phẩm chế biến ước tính khoảng 115 triệu tấn, tăng hơn
năm 2005 khoảng 1 triệu tấn.

Buôn bán sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so
với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). Trong
đó tinh bột sắn (starch) và bột sắn (flour) chiếm 3,5 triệu tấn, sắn lát (chips) và sắn
viên (pellets) 3,4 triệu tấn.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh
học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng
trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Địa điểm chính tại tỉnh Quảng Tây.
Năm 2005, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,03
triệu tấn sắn lát, sắn viên. Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn
tinh bột, bột sắn và 3,40 triệu tấn sắn lát và sắn viên.Thái Lan chiếm trên 85%
lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường
xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và
cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn,
25% là sắn lát và sắn viên (TTTA, 2006; FAO, 2007).Năm 2006 được coi là
năm có giá sắn cao đối với cả bột, tinh bột và sắn lát.
Việc xuất khẩu sắn làm thức ăn gia súc sang các nước cộng đồng châu Âu hiện
đã giảm sút nhưng giá sắn năm 2006 vẫn được duy trì ở mức cao do có thị
trường lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản (FAO, 2007).Viện Nghiên cứu Chính
sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình
sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản
lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở
các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40

6
triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu
tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn
toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn
và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng
sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là
1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với
dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản
phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là
4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn
tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%.
Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các
nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và
ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn
phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng.
Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện
pháp kỹ thuật tiến bộ.

2.1.2. Tình hình trong nước.

Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô.
Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha,
sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7.326 ha, năng suất 4,88 tấn/ha,
sản lượng 35,8 triệu tấn, cây ngô có diện tích 995 ha, năng suất 3,51 tấn/ha, sản
lượng gần một triệu tấn (FAO, 2007). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của
các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ớt kộn đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái
và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm
thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ
tươi.

Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc
và lương thực thực phẩm. Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lỏt khụ, bột sắn nghiền
hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo thành
hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco,
xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bao bì, bún, miến, mì

7
ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), màng phủ sinh học và
chất giữ ẩm cho đất, phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm. Củ sắn cũng là nguồn
nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng để làm giống, nguyên
liệu cho công nghiệp, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non dùng làm rau xanh giàu
đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn hoặc lá sắn ủ chua
dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dờ,…

Hiện tại, sản phẩm sắn ngày càng thông dụng trong buôn bán, trao đổi thương mại
quốc tế. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công
suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ công rói rỏc
tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 –
1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong
nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn.
Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư
nhà máy chế biến bio- etanol là một hướng lớn triển vọng.

Củ sắn nước ta được trồng nhiều trong các vùng sinh thái tuy nhiên sự phõn bố
diện tích canh tác sắn lại không đồng đều. Tập chung chủ yếu ở các khu vực có địa
hình đồi núi nơi nền canh tác chủ yếu là cõy trồng cạn. Năng suất sắn không đồng
đều trong các vùng, điều đó thể hiện trình độ và sự đầu tư vào quá trình canh tác là
khác nhau. Sự trênh lệch về diện tích và sản lượng của từng vùng cho thấy cõy sắn
là cõy nếu được đầu tư đúng sẽ đem lại sản lượng cao gấp nhiều lần sản lượng hiện
nay. Qua đó để có những hoạch định những đầu tư hợp lý cho từng vùng để cõy
sắn Việt Nam phát triển tốt nhất.

Bảng 2. 2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 –
2008 [2]

Diện tích Năng suất Sản lượng


Năm
(nghìn ha) (tấn/ha) ( triệu tấn)

1995 164,30 9,84 1,62


1996 275,60 7,50 2,06
1997 254,40 9,45 2,40
1998 235,50 7,55 1,77

8
1999 226,80 7,96 1,80
2000 234,90 8,66 2,03
2001 250,00 8,30 2,07
2002 329,90 12,6 4,15
2003 371,70 14,06 5,23
2004 370,00 14,49 5,36
2005 425,50 15,78 6,72
2006 474,80 16,25 7,77
2007 496,80 16,07 7,98

Bảng 2 đã thể hiện đầy đủ quá trình phát triển của nền sản xuất sắn của Việt Nam
cả về diện tích và sản lượng trong những năm 1995 đến 2008. Chỉ trong vòng 13
năm diện tích sắn đã tăng tới hơn 3 lần, sản lượng tăng tới gần 6 lần. Sản lượng
tăng nhanh gấp 2 lần diện tích điều đó ta thấy rằng sản xuất sắn đã được đầu tư và
áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ. Các yếu tố kỹ thuật trong đầu vào như
giống, phânn bón… cùng với các phương thức thâm canh, các kỹ thuật chăm sóc
không ngừng được cải thiện. Đó là một tiền đề cho sự phát triển bền vững của cây
sắn Việt Nam.

Bảng 2. 3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của cỏc vựng sinh thái Việt
Nam năm 2008 [2]
Diện tích Năng suất Sản lượng
TT Vùng sinh thái
(1000 ha) (tấn/ha) (1000 tấn)
1 Đồng bằng sông Hồng 7,90 12,92 102,10

2 Trung du và miền núi phía Bắc 110,00 12,07 1.328,00

Bắc Trung bộ và
3 168,80 16,64 2.808,30
Duyên hải miền Trung
4 Tõy Nguyên 150,10 15,70 2.356,10
5 Đông Nam Bộ 113,50 23,74 2.694,50

9
6 Đồng bằng sông Cửu Long 7,40 14,43 106,80
Cả nước 557,40 16,87 9.395,80

Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm
nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam hiện nay có nhiều những chủ trương đẩy
mạnh sản xuất sắn ở những vùng, những vụ có điều kiện phát triển và đặc biệt là
sự quan tõm đến sự phát triển lâu dài của cây sắn. Diện tích sắn của Việt Nam dự
kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn. Nâng
cao kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra các giống có khả
năng cho năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy
trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái. Đi đôi với quá
trỡnh đó là phát triển quy hoạch các cơ sở chế biến, đầu tư nghiên cứu chế tạo các
phương thức máy móc phục vụ chế biến, Tỡm kiếm thị trường để đảm bảo sự phát
triển bền vững của cây sắn.

2.2. Mô hình hoá vấn đề nghiên cứu

Mô tơ điện 0,75KW Dây đai

Trục trung gian


Dây đai

Mâm dao

Máng cấp liệu Củ sắn

Sắn lát

Hình 2. 2: Mô hình công nghệ máy thái sắn dao quay hai lưỡi
2.3. Phương pháp giải quyết
2.3.1. Những phương pháp cắt thái
Các phương pháp cắt thái trong nông nghiệp hiện nay có ba loại chính sau:

10
Phương pháp chặt bổ: Đó là loại cắt thái mà lưỡi dao tác động vào vật thái theo
phương vuông góc, cạnh sắc của lưỡi dao đi vào và chia vật thái ra làm các phần
khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp nguyên liệu thường là mềm tớnh đàn hồi
không cao nên thường áp dụng phương thức này. Phương pháp này áp dụng nhiều
cho nhiều loại nông sản như cắt thái cỏ, rơm, các loại củ quả… Với phương pháp
này quan trọng là thiết kế cho lưỡi dao và tấm kê.
 Lưỡi dao: thường là bản mỏng, mài một cạnh được gắn trên đĩa dao hoặc
trống dao khi chuyển động sẽ tịnh tiến theo phương vuông góc với cạnh lưỡi
dao. Hiện nay với nhiều loại máy thái băm như máy thái rau, cỏ, rơm… thì
máy hoạt động theo nguyên lý chặt bổ trực tiếp tạo ra các khúc có kích cỡ
khác nhau. Cũn với các máy thái củ quả thì hoạt động theo nguyên lý bào gỗ
lưỡi dao tiếp súc và cắt đi một phần của củ quả tạo thành lát, miếng mỏng.
 Tấm kê: Với phương pháp chặt bổ thì tấm kê là một bộ phận rất quan trọng
nó ảnh hưởng lớn đến quá trình cắt và chất lượng sản phẩm, tấm kê là nơi vật
thái được cố định định vị để cắt, tấm kê cần có độ chớnh sác cao khoảng cách
với lưỡi dao hợp lý với từng vật thái thì quá trình thái mới dễ dàng sản phẩm
mới đạt yêu cầu. Với nguyên liệu là rau cỏ thì khoảng cách hợp lý là 0,5 mm
cũn với củ quả là 1 đến 3 mm.
Phương pháp cắt trượt: Là phương pháp mà khi cắt lưỡi dao truợt trên vật thái một
góc trượt ξ, Phương pháp này lưỡi dao sẽ di chuyển một khoảng nhiều hơn so với
phương pháp chặt bổ. Tuy nhiên với phương pháp cắt này lại giảm đáng kể công cắt
thái và cho phí cho năng lượng cắt thái rất có lợi cho quá trình cắt. Loại này dùng
phổ biến trong cả cắt thái thủ công và cơ giới, mang lại hiểu quả lớn trong công tác
cắt thái. Đặc biệt với nguyên liệu là nông sản có cấu trúc sợi nên khi cắt cần phải có
sự trượt để quá trình cắt dễ dàng hơn.
2.3.2. Những cơ cấu cắt thái – một số máy thái hiện nay.
 Cơ cấu cắt tái
Các cơ cấu cắt thái hiện nay rất nhiều loại sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực.
Trong lĩnh vực cắt thái nông sản hiện nay với nhiều loại máy chuyên dụng với
nhiều cơ cấu cắt khác nhau. Tuy nhiên các cơ cấu cắt cơ bản thường dùng là bốn
loại cơ cấu cắt sau đây.
Cơ cấu cắt thái

Quay Tịnh tiến qua lại Dao động Tịnh tiến

11
Hình 2. quay:
Cơ cấu 3: Sơ Dạng
đồ thểnày
hiệnlà các
daocơ cấunắp
được cắt trên
tháiđĩa
trong
daonông
(dạngnghiệp
phẳng)hiện
hoặcnay.
trên
trống dao (dạng trống, trụ) chuyển động quay trũn tạo lực cắt và cắt vật thái thành
các lát hay khúc tuỳ vào cơ cấu cấp liệu và yêu cầu sản xuất. Hiện nay dạng cắt thái
này rất phổ biến do kết cấu nhỏ gọn mà năng xuất tương đối cao có thể áp dụng cho
nhiều loại nông sản như rau, rơm, củ, quả… Với dạng căt thái quay dễ chế tạo cho
nhiều nguồn động lực (quay tay, đạp chõn, động cơ…). Có thể tăng năng xuất nhờ
vào việc tăng số dao trên đĩa (trống) hay tăng tốc độ vòng quay.
Cơ cấu tinh tiến qua lại: Cơ cấu cắt này là dao chuyển động qua lại của hai
lưỡi dao hoặc bàn dao, khi chuyển động qua lại vật thái được đưa vào giữa và với
lực tác động sẽ cắt đứt vật thái. Cơ cấu cắt thái kiểu này thường sử dụng hai bàn dao
thiết kế kiểu răng lược chuyển động tịnh tiến qua lại bề mặt nhau nên lực cắt được
chia đều nên hiệu quả hơn đối với các vật thái mảnh dạng thanh (lúa, ngô, cỏ, rau…)
Loại cắt thái này hiện nay chủ yếu được sử dụng trong công tác thu hoạch (gặt lúa,
cắt cỏ…). Trong công tác chế biến nông sản ít được sử dụng vì khó chế tạo và năng
xuất không cao.
Dạng dao động: Là dạng cắt thái mà dao thái dao động qua lại theo phương
nhất định (thông thường là quay với một cung nhất định), vật thái đưa vào và với với
lực nghiến của lưỡi dao vật thái sẽ được cắt đứt. Loại này thiết kế hai lưỡi dao (dạng
chiếc kéo) hay một một lưỡi dao và một tấm kê, vật thái đưa vào giữa được nghiến
đứt bởi lực cắt của cạnh sắc của lưỡi dao. Loại cắt thái kiểu này ít được sử dụng vì
nếu sử dụng thì chủ yếu là thủ công (dao cắt thuốc, kéo cắt, …) năng xuất rất thấp
chủ yếu dùng trong nhưng công việc có khối lượng ít. Nếu áp dụng cơ giới sẽ tăng
được năng xuất nhưng vì đõy là phương pháp thái chặt bổ nên tốn năng lượng cho
quá trình cắt gây lãng phí năng lượng mà năng suất không cao.
Dạng tịnh tiến: Dạng này dao phẳng tịnh tiến theo phương nhất định hay dao
cong xoay vòng dạng cưa. Vật thái đưa vào theo phương vuông góc với lưỡi dao,
Lưỡi dao chuyển động qua lại và đi vào vật thái cắt vật thái làm nhiều phần tuỳ
thuộc vào số lưỡi dao của máy. Với dạng này dao thường là dạng lưỡi cưa thiết kế
phức tạp, dùng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp (cưa, xẻ…). Trong nông nghiệp
thường không được sử dụng vì yêu cầu của vật liệu là không cần thiết.
 Một số máy thái hiện nay:
Hiện nay máy thái được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: máy thái
trong chăn nuôi (máy thái chuối, thái rau,thái cỏ…..), máy thái trong chế biến thực
phẩm (máy thái hành, thái củ quả, máy thái thịt….), máy thái trong công nghiệp. Nói
chung các máy thái có chức năng chính là thái vật cần thái thành các phần nhỏ ở
dạng lát mỏng hoặc từng khúc tuỳ theo yêu cầu của công việc. Các máy thái này

12
hiện nay chủ yếu là dùng trong gia đình, kết cấu gọn nhẹ, và một số máy chuyên
dụng chỉ dùng cho những công việc hay những sản phẩm đặc trưng. Hiện nay máy
thái rất đa dạng về cấu tạo và công nghệ. từ những máy thái có thể thiết kế đơn sử
dụng bằng thủ công hay bán tự động cho đến những máy thái sử dụng các yếu tố
công nghệ cao như tích hợp điện tử, tự động hoá… Từ những máy thái chuyên dùng

đến những máy đa năng năng suất và chất lượng không ngừng tăng.

Máy thái bèo theo nguyên lý “dao cầu” 3 lưỡi dao lắp thứ tự trên trục dao và đựơc
lắp trên trục của động cơ, khi quay bèo được bỏ vào và sẽ được thái thành các mảnh
vụn và rơi xuống dưới. Với loại máy này có thể thái nhiều loại nông sản như thái
bèo, rau, cỏ…Năng suất 4 đến 5 tạ/h. Đáp ứng được nhiều yêu cầu trong chế biến
thức ăn chăn nuôi của người nông dân.

Hình 2. 5: Máy thái đa năng của Ông Phạm Quốc Hoan (Diễn Châu – Nghệ An)
Cấu máy thái đa năng rất đơn giản, chỉ cần một chiếc mutơ điện, 3 lưỡi dao hàn gắn
lại theo hình cánh quạt và được gắn trực tiếp với trục động cơ. Có thể thái nhiều loại
nông sản trong chăn nuôi như chuối, cỏ,… Năng xuất của máy khoảng 2 tạ/h. Phù
hợp với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình.

13
Hình 2. 6: Máy thái cỏ cải tiến

Quá trình cắt là do hai lưỡi dao cong lắp trên đĩa dao. Chiều dài của cỏ sau khi cắt
có thể thay đổi nhờ điều chỉnh khoảng cách giữa đĩa dao và lưỡi dao. Đĩa dao gắn
cánh quạt khi quay tạo luồng gió thổi cỏ đã được cắt ra cửa thoát. Máy sử dụng động
cơ xăng 4 kỳ năng xuất khoảng 1,5 tấn/h.

Hình 2. 7: Máy thái lát sợi, củ, quả KS – 1500

14
Hình 2. 8: Máy thái lát khoai Tây EC - 502
Máy cỏ khả năng cắt củ quả thành 2 dạng lát mỏng và sợi. Máy sử dụng đĩa dao
quay 3 lưỡi, lưỡi dao gồm có 2 loại sử dụng cho từng yêu cầu của quá trình thái (dao
thái lát và dao thái sợi). Động cơ sử dụng là động cơ điện 370 kW. Ngoài ra máy
cũn có bộ phận ép củ quả vào đĩa dao để quá trình cắt củ quả không bị văng trượt.
Máy có kết cấu gọn nhẹ nặng chỉ khoảng 40 kg, năng xuất 120 kg/h. Máy thái này
thường sử dụng trong chế biến củ quả làm thực phẩm và có thể sử dụng cho công tác
chế biến thức ăn chăn nuôi và các nhà máy chê biến thực phẩm.
Thông số kỹ thuật:
Cơ cấu cắt thái: Đĩa dao Động cơ điện: 750 kW
Năng xuất lượng: 800Kg/h Trọng lượng: 125Kg
Đặc tính: máy có thể sử dụng để thái hình vuông hoặc hình sợi đối với khoai tây,
hành tây... thích hợp sử dụng trong tiệm ăn nhanh, nhà máy sản xuất khoai tây chiên,
nhà máy chế biến thực phẩm...

Bảng 2. 4: Đặc tính kỹ thuật của một số máy thái, băm rau củ
Mỏy thái
Máy thái Máy băm Máy băm
Đơn vị củ quả
Đặc tính kỹ thuật rau cỏ trộn thái
đo PKP –
PPC-6 TT – 0,3 Vụng ar- 5
2,0
Thái cỏ t/h 5ữ6 - 0,3 4ữ5
Năng
Thái rơm t/h 1,5 ữ 2,5 - - -
xuất
Thái củ quả t/h - 1ữ3 0,2 3ữ4
Công suất động cơ kW 7 1 2,8 22
Mức tiêu thụ điện
kWh/t 1.5ữ5 0,3 5ữ10 4ữ46
năng riêng
Độ dài đoạn (lát) mm 6; 15; 25; 5ữ10 3ữ4 5
15
thái 27; 40; 104 2ữ10
Tốc độ của trục máy vg/ph 450 200 720 1000
4 dao 12 dao 6 dao xoắn
Số và kiểu dao thái 2 dao cong thẳng phay 9 dao băm
Qua một số hình ảnh và thông số kỹ thuật của một số máy thái ở trên ta thấy rằng
hiện nay máy thái đang rất phổ biến và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên về cấu tạo
chung thì hầu hết các máy thái đều có nguyên lý hoạt động giống nhau. Đặc biệt là
bộ phận thái bộ phận chớnh của máy đều có cơ cấu thái là sử dụng đĩa dao với nhiều
loại dao sử dụng cho nhiều hình thức thái khác nhau. Nguồn động chính vẫn chủ yếu
là sử dụng động cơ điện rất thuận lợi trong sản suất hiện nay.
2.3.3. Chọn phương pháp thực hiện
Hiện nay trên thị trường và trong sản xuất đã phổ biến rất nhiều loại mô hình máy
thái sắn sử dụng trong nhiều mô hình và công việc khác nhau. Nhỡn chung các máy
thái sắn hiện nay phục vụ cho chăn nuôi và chế biến sắn lát tính công nghệ cũ, thậm
chí là chưa có. Các máy thái sắn gần đây chủ yếu do người nông dân chế tạo nhằm
tự phục vụ sản xất cho gia đình. Các máy cũ năng xuất từ vài tạ đến vài tấn/h, không
có giá thành nhất định. Nguồn động lực cho máy hoạt động không có tính toán về
hiểu quả gây lãng phí lớn năng lượng, máy chủ yếu được chế tạo trên cơ sở thực
nghiệm.
 Công cụ thái sắn thủ công:
Các loại công cụ thái sắn thủ công hiện nay chủ yếu là các loại máy nhỏ chạy bằng
sức người đơn giản dễ chế tạo nhưng năng xuất rất thấp chỉ khoảng 1,5 đến 2 tạ/h và
cũng gây lãng phí lớn. Các loại công cụ này thông dụng trong các hộ gia đình sản
xuất nhỏ chủ yếu được cải tiến từ các máy thái đơn giản. các công cụ thái kiểu này
tính cơ giới hầu như chưa có chất lượng sắn thái lát và thái củ chưa cao phụ thuộc
nhiều vào trình độ sử dụng. các loại công cụ này phổ biến sử dụng trong các hộ sản
xuất tự cung tự cấp trong chăn nuôi nhỏ lẻ.Quá trình sử dụng động cơ để làm nguồn
động lực là một hình thức cải tiến tuy nhiên do thiết kế tổng thể lại không đảm bảo
cho máy hoạt động lâu bền.

16
Hình 2. 9: Máy thái sắn quay tay L1
Máy thái L1 Chạy thủ công bằng 2 tay một tay quay đĩa và một tay cho sắn vào.
Nhỏ gọn dễ chế tạo, không tốn kém nhưng năng xuất rất thõp chỉ khoảng 2 ữ 3 tạ/h.
Hiện nay các loại công cụ này không còn phù hợp với sản xuất với nhiều các lý do
sau đây:
 Tốn nhân công: Một người sử dụng một máy thái và thái từng củ một nên
năng suất thấp. Đây là một yếu tố quan trọng trong xu hướng sản xuất hiện
nay. Tốn nhân công gây ra sự lóng phí về thời gian đồng nghĩa với việc hiệu
quả sản xuất kém.
 Lãng phí: công cụ sắn thủ công kiểu này không thể cắt thái những củ sắn có
kích thước quá nhỏ, hoặc khi cắt đến cuối củ sắn thì phải bỏ đi vì lý do an
toàn hoặc nếu cắt được thì cũng gây lãng phí vê thời gian, củ sắn không được
cắt hết phần sắn này thường bỏ đi mây lãng phí hoặc sử dụng như sắn đã thái
làm cho chất lượng sắn lát không đồng đều.
 Năng xuất, chất lượng thấp: Đó là một lý do quan trọng trong hoạt động thái
sắn, với những công cụ thủ công kiểu này thì năng xuất thái chỉ khoảng 2 đến
4 tạ/h. Giữa năng xuất và chất lượng không thể cùng đảm bảo thậm chí không
đạt cả hai yêu cầu trên vì nhiều lý do phụ thuộc vào người lao động.

 Một số máy thái sắn cơ giới:


Một số máy thái sắn cơ giới hiện nay hầu hết đều là các máy tự chế do người nông
dân trực tiếp chế tạo phục vụ sản xuất tại địa phương hoặc ngay trong gia đình. Các
máy thái sắn kiểu này sử dụng động cơ điện hoặc máy nổ để chạy. Với các máy như
vậy năng xuất là rất cao có thể nâng năng suất so với chặt bằng tay lên hàng chục
lần.
Tuy nhiên các máy này lại có nhược điểm là phải có một vùng chuyên canh trồng
sắn lớn, các máy này chủ yếu là hoạt động theo nhu cầu dịch vụ chứ không thể áp
dụng cho từng hộ gia đình vì giá thành và quy mô sản xuất chưa thực sự cần thiết.
Hiện nay các máy thái sắn của nông dân tự chế tạo là tương đối nhiều nhưng sự tính
toán cho nhu cầu của khu vực và ngay cả quy mô sản xuất trong nông hộ là không
sát thực, chủ yếu cỏc mỏy được chế tạo theo nhu cầu của người chế tạo, không có
mặt bằng chung về giá thành, chất lượng cũng như quy mô sản xuất. Ngoài ra với
những loại mỏy thỏi này thì chủ yếu là phục vụ trong công tác chế biến sắn rất lớn
hàng chục đến hàng trăm tấn một vụ, chủ yếu là sản xuất hàng hoá lớn phục vụ các
nhà máy hay để xuất khẩu.

17
Hình 2. 10: Máy thái sắn của ông Nghiêm Đức Thỏi (Sụng Hinh – Phỳ Yờn)
Máy có 3 phần, máy nổ D8, thân máy và giàn đế có bánh xe để kệ máy di chuyển.
Phần thân mây, gồm 2 bộ phận chính là cối chứa sắn và vòng dao. Sắn củ được đổ
vào cối chứa qua cửa lùa rộng khoảng 10cm, gặp ngay vòng dao và cuối cùng thành
phẩm là những lát sắn.
Nguyên lí hoạt động của máy: Máy nổ dây đai làm quay vòng dao, trờn vũng dao
gắn 2 lưỡi dao đối xứng, ngược chiều nhau qua tâm. Điểm mấu chốt là độ vát giữa
lưỡi dao và vòng dao, độ vát càng rộng thì lát sắn càng dày và ngược lại.
Mỗi giờ máy có thể cắt được 3 tấn sắn củ thành lát mỏng. So với cách xắt lát thủ
công bằng tay, dựng mỏy có thể rút ngắn được 48 lần về thời gian. Năm người chặt
một ngày chỉ được 2,5 tấn sắn với số tiền công lên đến 150.000đồng, trong khi dựng
máy với khối lượng sắn ấy làm chưa đến 1 giờ, mà giá thành chỉ 35.000đồng/1 giờ.

Hình 2. 11: Máy tróc vỏ và thái sắn của ụng Lõm Văn
Liêm (Lục Ngạn, Bắc Giang)
Máy gồm 2 phần: Phần lồng tróc vỏ cấu tạo từ các thanh gỗ hình chữ V ghép lại,
phần trong nhọn khi lồng quay tiếp súc với vỏ sắn làm vở sắn tự bật ra. Trên lồng có
cửa để đổ sắn sang máy thái. Máy thái gồm có 1 đĩa dao có 2 dao khi quay sẽ thái
sắn thành lát mỏng. Máy có năng xuất rất cao một ngày có thể tróc vỏ và thái 14 tấn
sắn tươi.

18
Hình ảnh máy thái sắn ở trên là hai loại máy thái sắn tiêu biểu do người nông dõn tự
chế tạo để tự phục vụ sản xuất. Các máy này đáp ứng tương đối đầy đủ về yêu cầu
thái lát sắn tuy nhiên vẫn cũn nhiều những hạn chế sau:
Chỉ có thể áp dụng cho các vùng sản xuất quy mô lớn với sản lượng từ hàng trăm
tấn chở lên. Không áp dụng sản suất cho các hộ gia đình trồng sắn nhỏ lẻ chỉ vài tấn
đến chục tấn vì chi phí cho một chiếc máy là rất cao.
Không có sự tớnh toán cho nhu cầu chung của nền sản xuất, máy chủ yếu là tự chế
để phục vụ nhu cầu sản xuất ngay tại nông hộ nên khó áp dụng cho nền sản xuất đại
trà.
Xuất phát từ quá trình tỡm hiểu về một số loại máy thái trên cũng như tỡm hiểu từ
thực tế sản xuất đặc biệt là khõu thái lát nông sản trong sản xuất nông nghiệp, ta có
thể đưa ra những yêu cầu chớnh về máy thái là:
 Máy phải có tớnh vạn năng: thái được nhiều nông sản.
 Điều chỉnh được độ dài ngắn của lát thái.
 Tỉ lệ dập nát thấp (5 ữ 7 %).
 Có năng xuất cao (1 ữ 3 tấn/h).
 Chi phí năng lượng riêng thấp (khoảng 1 kWh/tấn).
 Cấu tạo nhỏ gọn dễ tháo lắp sửu chữa.
 Có các thiết bị che chắn bảo vệ, bảo đảm an toàn lao động.
Hiện nay cũng có một số công cụ và máy móc cải tiến áp dụng cho sản xuất nhỏ
trong nông hộ tuy nhiên về cơ bản cỏc mỏy mày có tính ứng dụng không cao, không
thể phổ biến trong nhiều hình thức canh tác sắn khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra hiện
nay là phải có được một chiếc mỏy thỏi sắn không những đáp ứng được các đòi hỏi
về quy trình thái sắn mà cả khả năng đáp ứng cho mọi quy mô sản xuất sắn. Với
những yêu cầu của một nền sản xuất sắn còn tương đối nhỏ như một số vùng của
Việt Nam hiện nay thì cần thiết phải có máy móc phù hợp với quy mô đó, một chiếc
mỏy thỏi sắn áp dụng trong quy mô hộ gia đình và các xưởng sản xuất nhỏ phục vụ
ở nông thôn sẽ làm một điều hết sức quan trọng và ý nghĩa trong sản xuất sắn của
Việt Nam hiện nay.
2.4. Tình hình sản xuất sắn ở địa phương
 Tình hình sản xuất
Một trong những loại nông sản chủ yếu chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người
dõn nông nghiệp ở các vùng này là cây sắn. Cây sắn được canh tác từ lõu và đã chở
thành một vùng chuyên canh truyền thống. Tớnh riêng diện tích canh tác sắn của xã
chiếm tới 12% diện tích đất tự nhiên và hơn 30% diện tích đất nông nghiệp. Hàng
năm diện tích canh tác sắn không ngừng tăng nhanh và cung cấp một lượng sắn lớn

19
cho chăn nuôi tại địa phương và không những thế sắn cũn chở thành một hàng hoá
trọng điểm mang lại thu nhập cho người dõn trồng sắn. Với diện tích trên 325 ha
canh tác sắn với sản lượng trên 4000 tấn hàng năm cung cấp cho chăn nuôi tại địa
phương (30%) còn lại được làm lương thực ăn tươi và trở thành hàng hoá (60%).
Hàng năm sắn được chế biến dưới dạng sắn khô để thuận tiện cho bảo quản và bán
trên thị trường. Tuy nhiên theo đánh giá nhận định hiện nay thì quá trình canh tác
sắn ở đây vẫn cũn lạc hậu, quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũn
chậm và chưa đồng bộ. Đặc biệt là khâu chế biến sắn, chủ yếu là làm thủ công tuy
đã có những cải tiến nhưng năng xuất cũn rất thấp, lãng phí lớn.
 Nhu cầu thực tế về máy thái sắn
Diện tích và sản lượng sắn hàng năm của xã không ngừng tăn. Vấn đế đặt ra không
chỉ phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường
mà đi đôi với nó là phải đẩy mạnh công tác chế biến sau thu hoạch. Có như vậy mới
đảm bảo một nguồn sắn ổn định và chất lượng đáp ứng được yêu cầu.
Bảng 2. 5: Diện tích và sản lượng sắn qua các năm
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1997 122 982
2003 134 1366
2005 207 2336
2004 203 1800
2005 256 3884
2010 325 4650

Sắn canh tác trên một diện tích lớn riêng xã Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước là
325 ha chiếm tới 30% diện tích đất nông nghiệp của cả xã với hơn 100 hộ canh tác
và coi cõy sắn là cõy chủ đạo trong sản xuất. Hiện nay năng xuất sắn là khoảng 14
tấn/ha, với quy mô và sản lượng như vậy xã Yên Lóng đã sớm hình thành một khu
vực sản xuất hàng hoá lớn và một trong những sản phẩm chính đó là sắn lát khô. Sắn
lát khô không những chở thành hàng hoá (60%) mà cũn nhằm phục vụ sản xuất chăn
nuôi (30%) ngay tại khu vực.
Hiện nay công tác chế biến sắn của xã có hai phương thức chủ yếu đó là:
- Sắn được thái lát hoặc thái rồi đem phơi khô dưới nắng, và sau đó đem vào
bảo quản trong bao hoặc đem nghiền thành bột sắn để phục vụ chăn nuôi

20
ngay trong nông hộ. Với cách chế biến sắn kiểu này thông thường năng xuất
không cao, sắn thành phẩm chất lượng không đồng đều và gây lãng phí lớn.

Các yếu tố chính trong quá trình chế biến là:


- Sắn đem thái lát bằng tay hoặc ở một số nơi sử dụng công cụ thái quay tay
với cách thức này năng xuất rất thấp chỉ khoảng 2 đến 3 tạ/h với quy mô sản
xuất hiện nay thì không còn phù hợp (20 đến 25 tấn/vụ/hộ) sắn là loại nông
sản khó bảo quản tươi nên cần phải rút ngắn thời gian cho chế biến để đảm
bảo chất lượng của sắn thương phẩm.
- Sắn thái lát bằng tay chất lượng không đồng đều về kích thước điều đó có sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng đều về độ ẩm khi phơi. Sự ảnh hưởng do
không đồng đều về độ ẩm của các lát sắn là các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng bảo quản cũng như sắn khi sử dụng.
- Công tác chế biến thủ công trong thái lát sắn gây lãng phí lớn, dù là thái tay
hay sử dụng các công cụ thủ công thì thái sắn cũng không thể triệt để, thông
thường sắn thái đến cuối sẽ bị bỏ đi một khoảng 2 đến 3 cm do quá trình thái
cần có sự an toàn cho người lao đông.
- Sắn được cắt khúc khoảng 10 đến 15 cm rồi đem sấy khô, đây chỉ là cách chế
biến sắn mang tính thị trường do sắn khi sấy sẽ không đưa hết độ ẩm ra ngoài
nên củ khối lượng lớn hơn sắn lát mỏng sẽ có lợi hơn cho người chế biến
sắn. Không nhưng không về chất lượng, không thực sự đảm bảo yêu cầu của
sản xuất về sau mà còn gây mất mát lớn cho thu nhập của người dân trồng
sắn.
Xét trong tình hình hiện nay để phát triển xã trở thành một vùng sản xuất sắn hàng
hoá đảm bảo cả về chất lượng và số lượng thì vấn đề cốt lõi là phải nâng cao năng
xuất và chất lượng cho khâu chế biến sắn. Để làm được như vậy thì cần phải áp
dụng các công cụ cải tiến các máy móc cơ giới cho từng khâu từng giai đoạn trong
công tác chế biến sắn. Ở đây vần đề chính là phải có một máy thái sắn có năng xuất
khoảng 1 đến 3 tấn/h sử dụng cho từng hộ gia đình sản xuất sắn.

21
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG

3.1. Tổng quan về máy thái sắn.


Đối tượng nghiên cứu:
 Các phương thức cắt thái hiện nay.
 Các loại máy thái thông dụng trong nông nghiệp.
 Dựa trên điều tra, tìm hiểu lựa chọn và thiết kế máy thái.
Nội dung nghiên cứu
 Điều tra
 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
 Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp và sản xuất sắn tại địa phương.
 Điều tra các loại máy thái và máy thái sắn hiện có.
 Điều tra tổng thể về nhu cầu sử dụng mỏy thỏi sắn.
 Thiết kế tổng thể, chi tiết trên bản vẽ
 Nghiên cứu, tham khảo một số máy thái có tính năng tương tự để chọn
phượng án thiết kế hợp lý.
 Tính toán chi tiết, vẽ trờn mỏy.
 Sản phẩm là các bản vẽ chi tiết về máy.
 Gia công chế tạo thử
 Liên hệ chế tạo tại xưởng cơ khí.
 Tính toán chi phí và hiệu quả mang lại.
 Vận hành thử, hiệu chỉnh hoàn thiện sản phẩm.
 Kiểm nghiệm, hiệu chỉnh.
 Lấy số liệu thực tế.
 Hiệu chỉnh hoàn thiện.
 Hướng dẫn sử dụng
 Xây dựng quy trình vận hành.
 Xây dựng nội quy sử dụng.
Địa điểm và thời gian tiến hành
 Địa điểm
 Thôn 12 xã Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước

22
 Phương pháp nghiên cứu:
 Điều tra phỏng vấn.
 Xử lý số liệu.
 Tham khảo tài liệu.
 Tư vấn chuyên gia.
 Phương pháp tớnh toán thiết kế.
 Phương pháp chế tạo máy.
 Phương pháp khảo nghiệm máy
3.2. Mô tả chi tiết về vấn đề cần giải quyết
3.2.1. Thiết kế chế tạo
 Lựa chọn mô hình công nghệ:
Từ thực tế điều tra quy mô sản xuất và quy trình thái lát sắn tại địa phương tôi thấy
rằng cần phải có một chiếc máy thái sắn phù hợp với quy mô cho từng hộ gia đình.
Năng xuất khoảng 1 đến 3 tấn/h, với giá thành từ 0,8 đến 1,4 triệu đồng một chiếc.
Đồng thời tận dụng được động cơ bơm nước 750 kW rất phổ biến trong các nông hộ
làm động cơ của máy.
Từ điều tra tham khảo một số các loại máy thái, máy thái sắn hiện đang sử dụng, các
phương pháp và công cụ thái hiện nay tôi quyết định thực hiện thiết kế và lắp ráp
máy thái sắn dao quay 2 lưỡi.

Mô tơ điện 0,75KW Dây đai

Trục trung gian


Dây đai

Mâm dao

Máng cấp liệu Củ sắn

Sắn lát

3.2.2. Tính toán một số thông số kỹ thuật chính


 Kích thước và hình dạng thái dao

23
Để cắt vật thái thành lát bảo đảm chất lượng, giảm được năng lượng cắt thái, ta cần
tớnh toán các yếu tố thuộc phạm vi dao thái và vật thái ảnh hưởng đến quá trình cắt
thái và quyết định đến vận tốc của dao là:
a, Áp suất riêng q (N/cm) : Của cạnh sắc lưỡi dao trên vật thái: Đõy là yếu tố trực
tiếp đảm bảo quá trình cắt đứt vật thái và liên quan đến các yếu tố khác thuộc phạm
vi dao thái và vật thái. Nếu gọi lực cắt thái cần thiết là Q (N) và độ dài của lưỡi dao
là ∆S thì: q = Q/∆S (N/cm)
Đối với củ quả ta chọn: q = 20 ữ 40 (N/cm)
Khi cắt thái sắn có độ đàn (chủ yếu là sơ ở giữa củ sắn) áp suất riêng gây ra hai giai
đoạn: đầu tiên lưỡi dao ép vật thái rồi đến cắt đứt vật thái. Trong quá trình dao đi
vào vật thỏi cũn phải khắc phục lực ma sát T1 do áp lực của vật thái tác động vào bề
mặt dao và T2 do trọng lượng của sắn củ đè lên dao. nên chủ yếu khi thái lực cắt bao
gồm có lực cắt ban đầu và lực ma sát so 2 bề mặt củ sắn gây ra.
Nếu gọi Pt là lực cản cắt thì
Q = Pt + Tms + T2.cos ψ (1)
ψ là góc mài của lưỡi dao.
b, Các thông số chính của dao thái
Độ sắc s (mm): của cạnh sắc lưỡi dao chính là chiều dày s của nó (hình vẽ).

Hình 3. 1: Độ sắc S của lưỡi dao

Thông thường độ sắc cực tiểu đạt tới 20 đến 40 mm đối với máy trong chăn nuôi và
thái tành phẩm thì s không được vượt quá 100 mm. nếu vượt quá 100 mm thì dao đã
bị cùn và chất lượng thái kém. Tuy nhiên s càng nhỏ thì càng khó chế tạo, đòi hỏi kỹ
thuật cao trong khâu chế tạo đặc biệt là khâu mài.
Độ sắc s càng lớn thì áp suất riêng q càng lớn.
Nếu gọi ứng suất của vật thái là σc thì:
q = s. σ c

24
Vậy cần phải tính toán sao cho độ sắc s phù hợp cho quá trình chế tạo không quá
phức tạp và tốn kém đồng thời phải đảm bảo để khi thực hiện cắt thỏi thì lực cản cắt
thái q là nhỏ nhất.
Góc cắt thái α: là góc tạo bởi góc đặt dao β và góc mài ψ

Hình 3. 2: Góc cắt thái


Góc cắt thái: α=β+ψ
Góc đặt dao β phải đủ lớn để cho sắn sau khi được trôi vào mà không tác động nhiều
vào lưỡi dao, thậm chí là không tác động đến lưỡi dao tránh ma sát vô ích. Ở đây
góc đặt dao phụ thuộc vào tấm kê dao thong thường là tấm phẳng nên để có góc đặt
dao ta chỉ cần thiết kế lưỡi dao cong đều ra mặt ngoài của đĩa dao.
Góc mài dao σ được Reznik N.E nhiên cứu và đề xuất (1975) công thức thể hiện đến
lực cắt thái: Qth = Pt + c.tgσ (N) (2)
c: là hệ số thứ nguyên
Qth: lực cắt thái tới hạn cần thiết
Pt: lực cắt thái
Công thức trên ta thấy rõ rằng không chỉ lực cản căt thái quyết định đến lực cắt cần
thiết mà góc mài dao cũng quyết định đến lực cắt để cắt được vật thái. Khi góc mài
dao càng nhỏ thì hệ số c.tgψ càng nhỏ lực cắt cần thiết sẽ nhỏ.
Góc mài dao ψ nói chung là nhỏ, nhưng độ bền của vật liệu làm dao có hạn nên với
dao thái củ quả ta thường chọn.
ψ=18ữ25º

25
Với dao thái sắn tươi một nguyên liệu mềm tính đàn hồi và lực cản căt nhỏ nên ta có
thể chọn góc mài dao là: ψ = 20º
 Độ bền của vật liệu làm dao:
Nếu là vật liệu tốt thì lâu bị cùn, thái tốt như vậy vật thái khi cắt sẽ tốn ít công hơn
và công cắt thái sẽ nhỏ hơn do khi đi vào vật thái nếu dao thái có độ bền kém sẽ dễ
bị cùn tăng góc mài dao, tăng tiết của lưỡi dao, tăng lực cản cắt và sẽ gây tốn công
trong quá trình cắt. Các lực và công này thể hiện bằng đồ thị phụ thuộc vào độ thỏi
sõu γ của lưỡi dao vào vật thái. (hình vẽ).

Công cản cắt


p
(N)

Công suất
Công cản nén
nén ban đầu

Hình 3. 3: Đồ thị phụ thuộc của lực cắt p với độ thỏi sau γ

- Quan hệ giữa dao thái và tấm kờ thỏi

+ Khe hở θ giữa cạnh sắc của dao với tấm kờ thỏi (hình vẽ)

N (kW)

0 min max θ
Hình 3. 4: Đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của

26
Thực nghiệm đã cho thấy ảnh hưởng thể hiện bằng sự phụ thuộc của công suất cắt N
với khe hở θ. θ có một giới hạn nhất định để đảm bảo N tương đối nhỏ.
Vật thái càng mảnh thì khe hở θ càng nhỏ, lưỡi dao có thể bẻ gập thân vật thái qua
khe hở, hoặc với củ quả khe hở lớn có thể làm dập vỡ củ quả khi đang cắt. Nhưng θ
không thể nhỏ quá được vì đĩa dao hay trống dao khi quay có độ dịch chuyển dọc
trục cho phép và gối đỡ trục cũng có độ dịch chuyển cho phép. Thực tế trong quá
trình cắt thái chứng minh và kết luận rằng: với mỏy thỏi rau cỏ thì θ không quá 0.5
mm còn với mỏy thỏi củ quả thì θ từ 1 ữ 4 mm.
3.2.3. Tốc độ của dao thái
Ở các phần trên tính toán và chọn lựa về kiểu và hình dạng dao thái, tuy nhiên một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thái là vận tốc thái. Vận tốc của dao
quyết định đến năng xuất và chất lượng của sản phẩm, đồng thời là yếu tố cần cho
sự tính toán về công cắt thái. Nếu vận tốc dao thái quá lớn lự cắt thài cũng tăng lên
do quá trình cắt đột ngột gây hỏng dao, đồng thời khi vận tốc thái lớn có thể gây
hiện tượng truợt do dao chuyển động nhanh vật thái không có thời gian di chuyển
vào vùng cắt quy định. Nếu vận tốc dao thái quá nhỏ quá trình cắt sẽ nặng gây tổn
hao năng lượng cắt đồng thời làm giảm năng xuất do số lần cắt giảm đi.

Pt (kN)
Q (N/cm)
Act (j) Act

Pt

0 V, (m/s) 0 V , (m /s )

Hình 3. 5: Đồ thị biểu hiện sự phụ thuộc của q, Act, Pt với v


Vận tốc dao thái v (m/s): vận tốc dao thái ảnh hưởng đến quá trình cắt thái, thể hiện
cụ thể bằng những đồ thị thực nghiệm biễu diễn sự biến thiên của áp suất riêng q và
lực cắt thái Pt và công cắt thái Act với vận tốc của dao thái.
Đồ thị bên trái cho ta thấy khi vận tốc tăng đến một vận tốc của lưỡi dao thì áp suất
riêng q là nhỏ nhất nhưng nếu tiếp tục tăng vận tốc thái v thì áp suất riêng q sẽ tăng
lên đáng kể, vậy ở đây ta phải chọn vận tốc hợp lý để áp suất riêng nhỏ nhất có lợi
về lực nhất trong quá trình cắt.
Đồ thị bên phải là sự phụ thuộc của công cắt thái và lực cắt thái với vận tốc thỏi.
Cụng cắt thái Act, lực cắt thái Pt nhỏ dần khi vận tốc thái tăng lên.
27
Tính toán theo công thức thực nghiệm của Renik:
Pt = 7.10 0,0019.q.v2,6 40 (3)
Với máy thái nông sắn ta chọn vận tốc thái tối ưu là: v = 2,2 (m/s) 4.2.2.3. Tốc độ
quay của đĩa dao.
2πR = 2 . π . 0.1 = 0.628 (m)
2.2/0.628 ≈ 3,5 vũng/s = 210 vũng/phỳt
i = 2900/210 = 13,8
Vậy để đảm bảo tỉ số truyền như trên ta lựa chọn kích thước Puli và dây đai như sau:
- Đường kính Puli động cơ: Dcơ = 45 mm
- Đường kính Puli 1: D1 = 150 mm
- Đường kính Puli 2: D2 = 94 mm
- Đường kính đĩa dao:Ddao = 390 mm
- Chọn dây đai A35 cho trục cơ và trục trung gian.
- Chọn dây đai A68 từ puli kép đến trục chính.
- Khoảng cách của các trục phụ thuộc vào chiều dài và độ căng có thể thay đổi
của dây đai nên ở đây ta không cần tính khoảng cách cho các trục.
3.3. Nhận dạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Lựa chọn và thiết kế chế tạo
 Đĩa dao:
Nhiệm vụ: Là bộ phận làm việc chính, là nơi để gá lưỡi dao. Khi làm việc đĩa dao
nhận mô men quay từ trục trung gian và quay tạo lực cắt trên lưỡi dao. Đồng thời
đĩa dao cũng là một điểm tì cho đầu củ sắn tiếp súc định hình trước khi cắt.
Yêu cầu kĩ thuật: Chế tạo phải đồng tâm, không bị lệch, đảo khi quay. Có khối
lượng đủ lớn (6 ữ 8 kg để tích trữ năng lượng khi cắt thái).

Hình 3. 6: Đĩa dao


28
 Cấu tạo:
Đĩa dao được đúc bằng gang, có đường kớnh 410 mm dầy 10 mm, phớa ngoài dầy
20 mm để tiện rónh lắp dõy đai. Ngoài cùng của đĩa dao có tiện rónh puli để gắn dõy
đai nhận mômen từ trục trung gian. Tõm của đĩa dao được tiện lỗ để gắn với trục
chớnh, được giữ liên kết với trục chính nhờ lực siết của đai ốc. Trên đĩa dao có phay
2 lỗ rộng đối xứng qua tõm quay của đĩa đõy là nơi sắn sau khi được thái rơi ra
ngoài. 2 lỗ này cũng là nơi gá dao nên mỗi bên lỗ có khoan các lỗ (mỗi bên 4 lỗ đối
xứng) để liên kết với dao nhờ các bu lông đai ốc. (Bản vẽ kỹ thuật số 2).
Đĩa dao một mặt gia công nhẵn mặt phẳng là điểm tì cho sắn khi chờ dao thái đến
cắt, đảm bảo miếng sắn nhẵn không chụi lực và đập do có độ nhám lớn gõy ra giúp
miếng sắn không bị vỡ, dập trước khi cắt.
Đĩa dao là bộ phận làm việc chớnh, chụi lực chủ yếu là lực cắt khi làm việc gõy ra
nên đĩa dao cần có độ cứng cao, đĩa dao có khối lượng lớn để lực tác động lên dao là
lớn quá trình cắt sẽ dễ dàng hơn.
 Máng cấp liệu:
Nhiệm vụ: Là nơi đầu vào để cho sắn vào để thực hiện quá trình cắt thái, đông thời
Và là một tấm kê giúp cho quá trình cắt thái. Máng cấp liệu là bộ phận tương đối
quan trọng trong cấu tạo của mỏy, vỡ máng cấp liệu sẽ điều chỉnh hướng sắn và giữ
cho sắn được cắt ngọt khi máy làm việc.
Yêu cầu kỹ thuật: Có độ dốc nhất định để khi cấp liệu sắn tự động trôi không cần
phải đẩy.
Cứng vững có thiết kế bộ phận an toàn không cho củ sắn bị văng hay bật ra ngoài.
Cấu tạo: Phiễu cấp liệu có độ nghiêng 60º so với phương ngang, với góc nghiêng
như vậy củ sắn sẽ được trôi tự do vào đĩa thái không cần phải đẩy mà củ sắn vẫn tự
điều chỉnh sao cho lát sắn có độ dầy và kích thước đã định.

Hình 3. 7: Mảng cấp liệu

29
Phễu cấp liệu làm bằng thép tấm cứng vững không bị xô lệch khi cắt, phễu phải là
điểm tì chắc chắn khi củ sắn được cắt. Phễu trở thành một tấm kê cho quá trình cắt
và dẫn hướng cho sắn được cắt đều và liên tục. Phễu được chắn bên trên không làm
cho củ sắn có thể bật ra ngoài.
Khi chuẩn bị máy làm việc phải điều chỉnh khoảng cách giữa phễu và lưỡi dao hợp
lý càng nhỏ càng tốt, không quá lớn có thể làm sắn bị vỡ góy khi cắt, không quá gần
khi làm việc máy rung có thể lưỡi dao cắt vào phễu làm hỏng dao thái. khoảng cách
hợp lý khoảng 0,5 ữ 2 mm.
 Dao thái:
Nhiệm vụ: Là phần chớnh tham gia quá trình cắt thái sắn.
Yêu cầu kỹ thuật: Có độ sắc hợp lý, bề mặt lưỡi dao phải nhẵn để quá trình cắt thuận
lợi nhất (chỉ số ψ, β), miếng sắn sau khi cắt đẹp, nhẵn không dập nát.
Có độ cứng và độ bền cao, làm việc lõu dài.
Cấu tạo: Dao thái được chế tạo từ thép tấm có bề dày 1 mm mài vát một cạnh với
góc vát là ψ = 20º. Dao thái có thiết kế đặc biệt phần lưỡi dao hơi cong so với mặt
phẳng dao về phớa đĩa dao 5 ữ 10º với góc nghiêng này cũng thay thế cho góc đặt
dao β đảm bảo củ sắn được thái ra những miếng sắn không bị vỡ hoặc bị lát vụn
thành nhiều miếng nhỏ.
Dao thái phải phẳng không có gờ, cạnh sắc của lưỡi dao thẳng không cùn. Quá trình
làm việc sẽ tác động lực rất lớn lên dao được làm từ loại thép cứng được tôi rồi mới
đem mài, có thể tận dụng các loại lưỡi cưa gỗ có kích thước tương ứng đem cắt
chuẩn kích thước rồi mài một mặt.

Hình 3. 8: Lưỡi dao

30
Chiều dài dao thái là 16 cm tuy nhiên phần cắt chớnh lại phụ thuộc vào khe hở trên
lỗ dao dài 12 cm nờn phần sắc của lưỡi dao cũng chỉ dài 12 cm. Liên kết với đĩa dao
nhờ các đai ốc nên trên dao có khoan các lỗ tương ứng với các lỗ ở trên đĩa dao.

Để điều chỉnh độ dày mỏng của miếng sắn sau khi thái thì ta điều chỉnh khoảng cách
giữa lưỡi dao vào đĩa dao những miếng đệm dày bằng nhau và bằng độ dày của lát
sắn yêu cầu cần thái. Miếng đệm làm bằng gỗ với nhiều độ dày mỏng khác nhau để
sử dụng khi cần thay đổi độ dày của lát cắt.
 Trục chính:
Nhiệm vụ: Là trục lắp và quay cùng đĩa dao
Cấu tạo: Trục làm bằng thép có đường kớnh 30mm đõy là trục mang đĩa dao, một
đầu có tiện ren để lắp đĩa dao một đầu liên kết với khung nhờ 2 vòng bi nằm trong
các gối đỡ ổ bi.
Đầu trục có tiện ren M20 để gắn đĩa dao bằng đai ốc, có thể phay rónh then để sử
dụng then khi liên kết trục với đĩa dao. Ở đây là liên kết bằng đai ốc phải vẫnđảm
bảo độ chắc chắn. Phần gắn với đĩa dao được thiết kế phần nhỏ hơn lỗ trên đĩa dao
để thuận tiện lắp ghép, trục có khoan lỗ và tiện ren trong để sử dụng chốt là các ốc
vẫn đảm bảo mà quá trình tháo lắp vẫn nhanh gọn.

Hình 3. 9: Trục chính


Khi nắp ráp trục với đĩa dao là nắp ráp lỏng có độ hở, độ hở này cần phải căn chỉnh
bằng các bạc nót bán nguyệt để căn chỉnh độ đồng tâm của đĩa dao khi quay. (Bản
vẽ kỹ thuật số 3).
Trục chính chỉ chụi lực uốn do dây đai sinh ra khi chạy tuy nhiên lực uốn này là rất
nhỏ do dây đai thường trùng để máy dễ chạy.Ngoài ra trục chính còn chịu lực xoắn
do trong quá trình cắt, tuy nhiên do đặc thù của cắt thái sắn không có tớnh đàn hồi

31
nên khả năng sinh ra phản lực gần như rất nhỏ, ổ trục là các vòng bi loại 6205 có
khả năng chịu lực tốt do trọng lượng của đĩa dao và lực cắt đột ngột của dao gây ra.
 Trục trung gian:
Nhiệm vụ: Nhận momen quay từ động cơ và truyền momen quay đến đĩa dao.
Cấu tạo: Vì tính chất của quá trình làm việc là chịu lực uốn do 2 dây đai tạo nên nên
trục làm bằng thép có độ cứng cao. Trục trung gian liên kết với khung thông qua 2
tấm thép, 2 tấm thép này khoan lỗ tương ứng với lỗ trên khung. Với thiết kế này ta
có thể tăng giảm khoảng cách giữa trục trung gian và trục của động cơ khi cần căn
chỉnh độ trùng của dõy đai. Với loại trục trung gian có thể liên kết với khung qua 2
gối đỡ bi tuy nhiên loại này đòi hỏi phải thiết kế thêm 2 gối đỡ, quá trình căng chỉnh
dõy đai cũng không thuận lợi. Trục trung gian có một đầu liên kết với Puli kép qua 2
vòng bi được lắp 2 mặt của Puli kép. Đầu trục tiện ren M14 để lắp đai ốc cố định
puli kép thông qua một tấm bạc. (bản vẽ kỹ thuật số 4).

Hình 3. 10: Trục trung hian và puli kép

Trục trung gian khi hoạt động chủ yếu chụi lực uốn do 2 dây đai gây ra. (tuy nhiên
vì là dây đai truyền chuyển động giữa động cơ và puli nên cần phải trùng để động cơ
dễ khởi động và không gây nặng máy khi làm việc).
Ngoài ra các lực xoắn hầu như rất nhỏ do lực ma sát của các vòng bi là không đáng
kể. Trục trung gian có đường kính 22 mm dài 205 mm (bản vẽ kỹ thuật số 3).
 Puli kép:
Đây là bộ phận gắn trên trục trung gian có tác dụng quay tròn truyền momen từ
động cơ sang đĩa dao. (bản vẽ kỹ thuật số 5)
Puli kép có cấu tạo gồm 2 puli có đường kính khác nhau. Vành đai nhận momen từ
trục động cơ có đường kớnh 150 mm, vành đai truyền momen sang đĩa dao có

32
đường kính 94 mm. (bản vẽ số 5). Puli kép chế tạo đặc biệt 2 vòng bi 6204 được ép
vào hai bên, giữa 2 vòng bi có bạc đệm đảm bảo trục có thể quay được khi nắp vào
trục trung gian mà không cần đến sai số khi gia công có thể làm 2 vòng bi không
đồng tâm.
Nhiệm vụ: Làm giá đỡ các bộ phận của máy. Có khả năng căn chỉnh khoảng cách
giữa các bộ phận
Cấu tạo:Khung máy được chế tạo từ thộp hỡnh (chữ V). Kích thước của khung: 350
x 650 x 450

Hình 3. 12: Khung máy


Tại các vị trí gắn động cơ và gối bi đỡ trục được gia công lỗ để bắt ốc và cỏc rónh
này có chiều dài nên có thể giúp điều chỉnh khoảng cách giữa động cơ với trục trung
gian, giữa trục trung gian và trục chính, sự điều chỉnh này rất cần thiết khi cần tăng
hay giảm độ căng của dây đai. Trên khung trục trung gian có thể được gắn cứng
(hàn) với khung hoặc khung có thể đỡ trục bằng 2 gối bi (bi cầu 6204). Trục chính
gắn với khung bằng 2 gối bi cầu (6205).

33
Khung thiết kế đảm bảo độ vững vàng, tuy nhiên khi máy chạy phải có độ rung hợp
lý để củ sắn có thể rơi đều. độ cững vàng của máy phụ thuộc nhiều vào độ chớnh sỏc
và cân đối của mặt chân đế của khung, khung dựng thộp hình có khối lượng 22 kg
hầu như ảnh hưởng của các chi tiết mỏy khỏc đến độ vững vàng của máy là không
đáng kể (trọng lượng của động cơ, đĩa dao…). Có thể thay thế bằng khung gỗ nên có
thể tiết kiệm về chi phí chế tạo, mà vẫn hiệu quả khi máy làm việc.
Việc thiết kế khung là rất quan trọng, nó quyết định đến toàn bộ cấu tạo hoạt động
của máy. Ví dụ như khoảng cách trục, đường kớnh các puli dẫn đến tốc độ quay của
các trục và của đĩa dao, quết định đến khả năng làm việc và năng xuất của máy.
Đảm bảo tính chính xác dễ dàng trong lắp ghép, các cơ cỏu không bị bó kẹt hay dơ
ảnh hưởng đến quá trình làm việc của máy.
 Động cơ:
Sử dụng động cơ bơm nước phổ biến trong các hộ gia đình, công suất 0,75 KW. số
vòng quay là 2900 (vũng/phỳt) trờn trục của động cơ gắn buli có đường kính 45
mm. Động cơ liên kết với khung máy nhờ các đai ốc vào vị trí nhất định.

Hình 3. 13: Động cơ

34
CHƯƠNG 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4.1. Quy trình lắp ráp


Về cơ bản các bộ phận của máy là độc lập nên quá trình lắp ráp có thể không tuõn
theo thứ tự. Tuy nhiên quá trình lắp ráp ta phải tuõn theo một vài giai đoạn và
nguyên tắc sau đây:
 Lắp trục và đĩa dao: sau khi ép 2 ổ bi vào gối đỡ lắp 1 ổ vào vị trí lắp ổ ở
phớa đầu trục có lắp đĩa dao, lắp ổ bi cũn lại vào đầu cuối của trục.
 Lắp đĩa dao vào vị trí và siết chặt ốc hoặc then hay chốt tuỳ vào cấu tạo khi
gia công. Lắp trục chớnh vào khung máy qua các gối đỡ ổ bi. Quá trình này
vừa nắp vừa căn chỉnh sao cho mặt phẳng đĩa dao song song với khung máy,
và vuông góc với mặt phẳng chõn máy. Nếu lắp chính xác không cao khi máy
chạy sẽ cắt ra các miếng sắn bị vát, méo mó, trục quay cũng không cân.
 Lắp trục trung gian: Trục trung gian khi đã nắp puli kép được lắp vào khung
máy, sử dụng dây đai lắp giữa đĩa dao và trục trung gian, điều chỉnh độ căng
đai cho thích hợp rồi mới siết chặt ốc định vị.
 Lắp động cơ: Khi chuyển từ động cơ bơm nước sang sử dụng cho máy thái
sắn cần thào bộ phận bơm (phớt) thay vào đó là một puli của máy thái sắn rồi
lắp lên khung máy. Lắp động cơ vào thõn máy cũng dùng dây đai nối puli
động cơ với trục trung gian để điều chỉnh độ căng đai rồi mới siết chặt các ốc
định vị.
 Lắp dao vào đĩa dao: lắp dao tấm kê vào đĩa dao theo đúng chiều quay của
đĩa, dùng tay quay đĩa để kiểm tra độ chính xác và khoảng cách giữa các lưỡi
dao. Lắp máng cấp liệu: máng cấp liệu lắp vào thân máy và điều chỉnh khe hở
giữa lưỡi dao và máng, khe hở nên điều chỉnh ở khoảng cách 2 mm sẽ đảm
bảo máy chạy tụt nhất. (Bản vẽ kỹ thuật số 1).

Hình 4. 1: Máy thái sắn dao quay hai lưỡi


35
4.2. Nguyên lý hoạt động của máy thái sắn
Khi động cơ chạy truyền momen quay từ trục cơ đến puli kép nằm trên trục trung
gian, từ puli kép này momen được truyền qua dây đai 2 đến trục chính làm đĩa dao
quay lưỡi dao chuyển động quay tròn. Củ sắn được đưa vào phễu cấp liệu đồng thời
2 đến 3 củ cùng một lúc, các củ sắn tự động tụt xuống đĩa dao và được dao thái cắt
thành lát, củ sắn sau khi cắt do có độ nghiêng nên vừa bị cắt vừa bị kéo xuống nên
củ sẽ tự động rơi xuống và quá trình cắt diễn ra liên tục.
4.3. Kiểm nghiệm máy
Tiêu chí kiểm nghiệm:
Khả năng khởi động của máy.
Năng xuất.
Tốc độ quay thực tế.
Mức tiêu thụ điện năng riêng.
Tỉ lệ dập vỡ.
4.3.1. Kiểm nghiệm lần 1
Khi khởi động máy phải được lấy đà. Khi vừa cắm điện cho động cơ dùng tay lấy đà
quay cho đĩa dao. Lý do là lực căng của dây đai tác động vào puli động cơ nên động
cơ không quay được. Quá trình này là một bước trong quá trình khởi động máy vì
không thể làm trùng dõy đai vì như vậy sẽ gõy ra hiện tượng trượt làm giảm tốc độ
quay của đĩa dao và làm dõy đai bị nóng sau một thời gian chạy.
Máy dung do quá trình gá dao chưa chuẩn có thể bị lệch
Tốc độ quay: 210 vòng/phút
Độ dài lát thái: 4 mm
Năng xuất thực tế 1,0 tấn/h
Mức tiêu thụ điện năng riêng 1 kW
Tỉ lệ dập vỡ 5 %
Lát sắn đồng đều về kích thước: 75%
Hiệu chỉnh
Chỉnh khe hở giữa máng cấp liệu và lưỡi dao để giảm tỉ lệ dập vỡ. Giảm từ 3 mm
xuống 2 mm.
Vệ sinh và kiểm tra lưỡi dao. Mài lại như ban đầu (thay lưỡi dao). Lắp và căn chỉnh
độ đồng tõm của đĩa dao về trọng lượng.
36
Kiểm tra độ trùng dõy đai. Không cần căng chỉnh. Dây đai nóng nhưng không đáng
kể.
4.3.2. Kiểm nghiệm lần 2
- Năng xuất: 1,2 tấn/h.
- Độ dài lỏt thỏi: 4 mm
- Tiêu thụ điện năng riêng: 1 kW
- Tỉ lệ dập vỡ 5 %
- Lát sắn đồng đều về kích thước: 80 %
Hiệu chỉnh:
- Chỉnh lại độ căng của dây đai để hạn chế đai bị nóng do hiện tượng trượt gây
ra.
- Kiểm tra độ vững của máy, mở rộng mặt chõn đế cho khung.
4.4. Vận hành máy
4.4.1. An toàn lao động
Vấn đề an toàn lao động là một điều rất quan trọng trong công tác sản xuất nói
chung và mỏy thỏi sắn nói riêng, vận hành máy móc an toàn không chỉ đảm bảo sức
khoẻ tính mạng cho người lao động mà còn góp phần nâng cao năng xuất
- Khi điều chỉnh các thông số kỹ thuật nhất thiết phải dừng máy tắt điện mới
được điều chỉnh (độ dày mỏng, độ căng đai…)
- Khi tay ướt không được tiếp súc với ổ điện và các thiết bị liên quan tới điện
(ổ cắm, phích cắm, động cơ…).
- Kiểm tra động cơ không bị dò điện với các bộ phận khác.
- Các chi tiết của máy phải chắc chắn, được siết chặt hợp lý.
- Đứng ở tư thế thoải mái nhất không tác động đến bộ phận thái và truyền lực
khi máy đang chạy bằng bất cứ vận dụng nào.
- Vận hành đúng kỹ thuật khi cho sắn vào máng, Thao tác nhanh gọn không
tiếp súc với máy khi đang làm việc. Không đứng trước đĩa dao lát sắn có thể
bay vào người.
4.4.2. Quy trình vận hành
Trong quá trình vận hành máy để máy chạy đạt hiểu quả về năng xuất, nâng cao tuổi
thọ của máy và động cơ, quá trình cắt sắn dễ dàng miếng sắn đạt yêu cầu thì phải
tuõn theo các yêu cầu vận hành sau đây:
Trước khi chạy máy:
- Điều chỉnh độ dày mỏng của miếng sắn bằng cách thay các tấm đệm ở lưỡi
dao, sau đó phải đảm bảo khe hở giữa dao và phễu không quá lớn thông
thường là từ 1 đến 2 mm.
37
- Độ căng của dõy đai: Đảm bảo động cơ chạy được khi cắm điện mà không
phải quay bằng tay lấy đà. Và tránh dây đai quá căng gõy khó khăn khi khởi
động và nặng máy khi chạy.
Khi chạy máy:
- Sắn phải được cho liên tục để phát huy tối đa công xuất của máy, khi cho sắn
vào thái phải đều tay có thể cho nhiều củ một lúc (1 đến 3 củ).
- Khi gặp các sự cố cần phải tắt máy và điểu chỉnh lại (máy dừng lại vì lượng
sắn quá nhiều gây chết máy, sắn thái ra bắn vào puli gây kẹt…). Cần đảm bảo
hệ thống truyền động không gặp cản trở khi chạy máy, và lưỡi dao không bị
cắt vật cứng gây cùn.
4.4.3. Quy trình chăm sóc bảo quản máy.
Trước khi đưa máy vàp sử dụng hay sau khi sử dụng cần phải có công tác bảo quản
máy hợp lý để máy không bị hỏng hóc và kéo dài thời gian và tuổi thọ của máy. Quá
trình bảo quản với máy thái sắn rất đơn giản chỉ cần ít thời gian mà không tốn kém.
Quá trình bảo quản máy như sau:
- Khi đưa máy vào sử dụng cần xem kỹ các chi tiết lắp giáp, chú ý đến các mối
ghép các bu lông đai ốc, các vòng bi phải được bôi trơn làm việc ổn định,
máy không bị rung có tiếng kêu do va đập. Phải tiến hành chạy thử 1 phút rồi
mới cho sắn vào để cắt.
- Sau khi máy nghỉ cần rút điện vệ sinh máy sạch sẽ tháo rời các chi tiết nếu
cần. Tháo động cơ ra khỏi máy, tháo puli động cơ. Dõy đai tháo ra hoàn toàn
cất đi, lưỡi dao cần được rửa sạch có thể mài lại nếu bị cùn. Toàn bộ các chi
tiết máy cần lau chựi sạch sẽ tránh để han gỉ các chi tiết.
Bảo dưỡng:
- Máy sau một thời gian sử dụng phải được bảo dưỡng để máy chạy tốt và có
tuổi thọ lâu dài. Quá trình bảo dưỡng phải thực hiện với từng chi tiết.
- Với dao phải được mài sắc bôi dầu để tránh hen gỉ.
- Với các chi tiết như khung máy, đĩa dao, máng và các trục cần phải chú ý đến
hình dạng độ cân đối. Nếu cần có thể gia công nắn lại cho đúng với bạn đầu.
- Các ổ bi phải được tháo ra kiểm tra nếu khó quay, bị kẹt, vỡ bi nên thay vòng
bi mới. Sơn lại các bộ phận để chống gỉ.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN


NGHỊ
38
5.1. Bình luận kết quả
 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương
 Điều kiện tự nhiên
Thôn 12 xã Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước là một xã thuộc vùng trung du và
miền núi phía nam, là xã cuối cùng trên quốc lộ 3 từ Tây Ninh đi Bình Phước. Với
địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Đất tự nhiên của xã là
3802 ha trong đó diện tích đất lõm nghiệp chiếm phần lớn với trên 1500 ha, cũn lại
là đất nông nghiệp và nhà ở. Đất nông nghiệp của cả xã phân bố không đều trên toàn
xã, chủ yếu là một vài khu vực bằng phẳng nhỏ hẹp quanh các chân núi và vùng
trũng phía nam của xã, ngoài ra các vùng ven chân núi và các vùng biệt lập sâu
trong núi lại có diện tích đất trồng trọt rất lớn. Là vùng chân núi nên Thôn 12 xã
Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước là nơi bắt đầu của nhiều các dòng suối cung cấp
nước cho canh tác nông nghiệp các xã trong khu vực.
Thôn 12 xã Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước là một xã giàu tài nguyên khoáng sản
như sắt, thiếc… trong đó nhiều nhất là than, xí nghiệp than núi Hồng hình thành và
phát triển từ sớm đã có những đóng góp đáng kể và sự phát triển cả xã.
 Điều kiện kinh tế xã hội:
Thôn 12 xã Long Hà , Phú Riềng , Bình Phước là một xã hình thành từ lâu với nền
kinh tế ban đầu chủ yếu là nông nghiệp. Hiện nay với dân số khoảng 1200 người với
gần 3000 hộ dân, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó dõn số nông
nghiệp chiếm tới 80% dân số cả xã, cũn lại là công nhân viên chức và các hoạt động
dịch vụ.
Diện tích trải rộng với nhiều địa hình khác nhau nên dân cư phân bố không đồng đều
tập chung chủ yếu ở các vùng trũng thấp tạo nên một khu trung tâm đông đúc với
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dich vụ.
Hiện nay nền kinh tế của xã đa dạng với nhiều hình thức và quy mô khác nhau từ
sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác khoáng sản đến các hoạt động dịch vụ đã hình
thành nên một trung tâm thông thương trên con đường từ các tỉnh Bình Dương về
thành phố Bình Phước. Tuy nhiên hiện nay dõn số hoạt động trong lĩnh vực nông
lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm đóng
góp tới 60% tổng thu nhập của cả xã.

5.2 Kết luận


Đề tài thiết kế chế tạo mỏy thỏi sắn được thực hiện trên nhu cầu thực tế của địa
phương, Quá trình chế tạo hoàn thành với sản phẩm là 01 chiếc máy thái sắn. Với
chi phí là 1.100.000 đồng (mua động cơ cũ).
39
Máy đã chạy kiểm nghiệm thái 8.5 tạ sắn tươi thành sắn lát trong thời gian 40 phút
(tớnh cả thời gian hiệu chỉnh máy) cho kết quả như sau:
Năng suất: 1.2 tấn/h
Tỉ lệ dập vỡ: 5%
Điện năng tiêu thụ: 1 kW
Giá thành: 650.000 đồng/chiếc
Ưu điểm:
Hiệu quả kinh tế:
Máy thái sắn sử dụng động cơ bơm nước 0,75 kW rất phổ biến trong các hộ
gia đình sản xuất nông nghiệp hiện nay làm động cơ để chạy máy. Vì vậy chi phí
cho một chiếc máy chỉ vào khoảng 650.000 đồng/chiếc. Mỗi chiếc máy chỉ nặng
khoảng 40 kg nên rất cơ động trong sản xuất. Có thể phục vụ cho các quy mô sản
xuất sắn từ một đến vài ha (độ dầy miếng sắn lát là 1,5 cm), trong khi đó một
người thái bằng tay chỉ được khoảng 50 kg/h. như vậy khi sử dụng máy có thể rút
ngắn được 34 lần về thời gian.

Nếu thuê 03 nhân công thái sắn trong một ngày cũng chỉ được 1,2 tấn sắn
củ với tiền công lên đến 180.000 đồng, trong khi nếu sự dụng mỏy thỏi cũng với
khối lượng trên cũng chỉ mất chưa đến 1 giờ mà giá thành chỉ khoảng 10.000
đồng/h (tiền điện). Vậy nếu dung máy có thể rút ngắn tới 10 lần về tiền công.

Vậy đầu tư một chiếc máy và sử dụng động cơ bơm nước (0,75 KW) sẵn có
sẽ tốn khoảng 650.000 đồng (nếu mua động cơ khoảng 700.000 đồng) nhưng có
thể sử dụng cho nhiều vụ sắn thì hiệu quả kinh tế là rất lớn. Với trung bình sản
xuất hiện nay thì khi mua một chiếc máy chạy trong một vụ ta đã thấy hiệu quả
ngay.

Bộ phận thái của máy thái sắn thiết kế theo kiểu đĩa dao nên khi thay đổi
khoảng cách giữa lưỡi dao và đĩa dao máy cắt thái được nhiều loại nông sản nhưái
chuối, cõy cỏ, phõn xanh… Rất tiện dụng với người nông dân.

Hiệu quả xã hội:

40
Đề tài thành công góp phần vào sự phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông
nghiệp, thúc đẩy sự say mê tìm tòi ngiờn cứu về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp của cá
nhân và các tổ chức.
Thay thế sức lao động tiến tới nền sản xuất tập chung, chuyên canh quy mô
lớn làm thay đổi bộ mặt của cỏc vựng trồng sắn.
5.3. Kiến nghị
Máy thái sắn là một chiếc máy có nhiều tính năng trong sản xuất nông nghiệp nông
thôn, có thể thái sắn sử dụng thái rau củ cho chăn nuôi và nhiều lĩnh vực khác, rất
phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện nay vậy tôi xin đề nghị:
Đề nghị các đơn vị trong các lĩnh vực nông nghiệp, cụng thôn, khuyến nông, khuyến
công tham gia để đưa máy và tiến hành sản xuất trong nông thôn nhằm nâng cao
năng xuất và chất lượng cho sản xuất đồng thời nâng cao trình độ cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp.
Đề nghị các đơn vị tổ chức phát huy và tích cực cú cực cải tiến về kỹ thuật của máy
thái sắn, cũng như đưa các kỹ thuật đó vào thực tế sản xuất.
Đề nghị sự giúp đỡ từ các đơn vị tổ chức có quyền hạn tiếp tục giúp đỡ tôi nhiều
hơn nữa trong quá trình tìm hiểu và sáng chế các sản phẩm hữu ích cho sản xuất đặc
biệt là sản xuất nông nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


41
[1] Tài liệu cây sắn. Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI).
[2] Tài liệu thống kê hàng năm. Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam.
[3] Báo cáo nông nghiệp Yờn Lóng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên năm 2008
[4] Máy phục vụ chăn nuôi. NXB giáo dục năm 1999
[5] Máy canh tác nông nghiệp. NXB giáo dục năm 1999
[6] Cấu tạo máy nông nghiệp, Tập I. NXB đại học và THCN. Hà nội 1995
[7] Giáo trình bảo quản nông sản. NXB nông nghiệp, Hà Nội 1996
[8] Cơ khí nông nghiệp, quyển 2. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1992
[9] Giáo trình cơ khí hoá chăn nuôi. Trường đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội
1994

42

You might also like